You are on page 1of 20

Ý nghĩa phương pháp luận

Bài mối quan hệ vật chất – ý thức


- Vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vật chất, cho nên trong
hoạt động của con người đòi hỏi phải luôn quán triệt quan điểm khách quan. Yêu
cầu của quan điểm khách quan là:

+ Trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn bao giờ cũng phải xuất phát
từ những điều kiện, hoàn cảnh thực tế, đặc biệt là từ điều kiện vật chất để xác định
mục tiêu và phương hướng hành động, tránh chủ quan duy ý chí, nóng vội, định
kiến, không trung thực.

V.I.Lênin chỉ ra rằng, không được lấy ý muốn chủ quan của mình để định ra
chính sách, không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược cách mạng.
Nếu xuất phát từ ý muốn chủ quan, lấy ý chí áp đặt cho thực tế thì sẽ rơi vào bệnh duy
ý chí và nhất định sẽ thất bại trong hoạt động thực tiễn.

+ Quan điểm khách quan đặc biệt yêu cầu phải luôn luôn tôn trọng các quy
luật khách quan.

Thực tế lịch sử cho thấy, mỗi khi làm trái quy luật, con người đều phải trả giá.
Con người, mặc dù luôn tồn tại với tư cách là chủ thể của thế giới vật chất, là chủ
nhân của xã hội, nhưng con người không thể hoạt động tuỳ tiện theo ý muốn chủ
quan của mình. Bài học của thời kỳ bao cấp trước đây đã cho thấy, không thể lấy
nguyện vọng tốt đẹp làm thành mục tiêu mà phải xuất phát từ hiện thực và phải
làm theo qui luật. Từ kinh nghiệm thành công và thất bại trong hoạt động thực tiễn
cách mạng, Cương lĩnh của Đảng đã rút ra bài học là: “Mọi đường lối chủ trương
của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng qui luật khách quan”(ĐCSVN:
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự
thật, Hà Nội, 1991, tr.5).

+ Quan điểm khách quan còn yêu cầu muốn nhận thức và cải tạo sự vật, hiện
tượng thì phải xuất phát từ chính bản thân nó. Chúng ta không thể áp đặt cho sự vật
những cái mà vốn nó không có hoặc nó chưa thể có. Chúng ta chỉ có thể phân tích
chính bản thân sự vật, nhận thức bản chất của nó để từ đó có thể tìm ra phương
thức cải tạo nó. Nếu không như vậy sẽ thất bại.

- Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý thức
đối với vật chất bằng cách bồi dưỡng tinh thần phấn đấu, xây dựng ý thức lành
mạnh, không ngừng nâng cao năng lực nhận thức các qui luật khách quan và vận
dụng chúng vào trong hoạt động thực tiễn của con người. Từ đó, làm cho con
người luôn chủ động, sáng tạo trong cuộc sống.

Trong hoạt động thực tiễn phải giáo dục và nâng cao trình độ nhận thức khoa
học cho nhân dân nói chung, đồng thời phải nâng cao trình độ cho cán bộ đảng
viên. Mặc khác, phải củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho nhân dân,
rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, đảm bảo sự thống nhất giữa
nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.

- Cần phải chống bệnh chủ quan, duy ý chí cũng như thái độ thụ động, chờ
đợi vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan.

Chủ quan, duy ý chí là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, gây tác hại nghiêm
trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Ý thức là sự
phản ánh hiện thực khách quan một cách sáng tạo, sáng tạo trên cơ sở của sự phản
ánh. Vì vậy, nếu cường điệu tính sáng tạo của ý thức sẽ rơi vào bệnh chủ quan, duy
ý chí. Bệnh chủ quan, duy ý chí là khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò của nhân tố
chủ quan, của ý chí, xa rời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy
nhiệt tình thay cho sự yếu kém về tri thức khoa học. Sai lầm của bệnh chủ quan
duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng
chủ quan. Nó biểu hiện rõ trong khi định ra chủ trương và chính sách xa rời hiện
thực khách quan. Bệnh chủ quan, duy ý chí có nguồn gốc từ nhận thức, sự yếu kém
về tri thức khoa học, tri thức lý luận, không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.
Bệnh chủ quan, duy ý chí còn do nguồn gốc lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của
người sản xuất nhỏ chi phối. Cơ chế quan liêu bao cấp cũng tạo điều kiện cho sự ra
đời của bệnh chủ quan, duy ý chí. Để khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí phải sử
dụng đồng bộ nhiều biện pháp: Trong hoạt động thực tiễn phải luôn tôn trọng và
hành động theo các qui luật khách quan; phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao
năng lực trí tuệ, trình độ lý luận của Đảng; phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi
mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, chống bảo thủ, trì
trệ, quan liêu.

Do nhận thức rõ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức nên Đảng Cộng sản Việt
Nam bao giờ cũng coi trọng cả yếu tố vật chất và tinh thần. Cùng với việc khai thác
những sức mạnh vật chất tiềm tàng của đất nước, của dân tộc, Đảng luôn chú trọng bồi
dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, giáo dục tinh thần cách mạng cho mọi
tầng lớp nhân dân. Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, bao giờ Đảng cũng chú
trọng đến việc xây dựng đời sống văn hoá tinh thần.

Chính với tinh thần đó, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã
khẳng định: “Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi
phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm”(1) và chủ trương “giải phóng mạnh mẽ và
không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân”(2). Cùng với
phát triển kinh tế, Đảng luôn coi trọng phát triển văn hoá, giáo dục. Văn kiện Đại
hội X khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước”(3). Đảng cũng đặt nhiệm vụ phải “tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao
chất lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng
bộ hơn với phát triển kinh tế- xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội”(4). Những tư tưởng đó là sự vận dụng mối quan hệ vật chất
và ý thức vào điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay.

Bài mối liên hệ phổ biến


Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có rất nhiều ý nghĩa đối với
chúng ta trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Cụ thể là: Nếu
các sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và
nhiều vẻ, thì muốn nhận thức và tác động vào chúng, chúng ta phải có quan điểm
toàn diện.

* Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức,
quan điểm toàn diện đòi hỏi:

+ Để nhận thức đúng đắn về sự vật thì cần phải đặt nó trong mối liên hệ qua
lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác
động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối
liên hệ gián tiếp.

Lênin chỉ dẫn: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp”của sự vật
đó” (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Matxcơva,1979, t.42,tr.364).

+ Quan điểm toàn diện không có nghĩa là cách xem xét cào bằng, tràn lan, mà
phải thấy được vị trí, vai trò của từng mối liên hệ, từng mặt, từng yếu tố trong tổng
thể của chúng, từ đó tiếp tục đi đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự
tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.

+ Quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, chúng ta cần
xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi
con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người cũng
chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt
được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ và trọn vẹn. Ý thức được điều
đó, sẽ giúp chúng ta tránh được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có về sự vật,
tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung và phát triển.
V.I.Lênin chỉ dẫn: “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta
khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc”(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ,
Matxcơva,1979, t.42,tr.364).

* Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn,
quan điểm toàn diện đỏi hỏi: để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động
thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như những
mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Muốn vậy, phải sử dụng
đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi
những liên hệ tương ứng.

* Quan điểm toàn diện còn đòi hỏi phải chống lại cách xem xét phiến diện
một chiều, phải chống lại chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện.

+ Phiến diện một chiều: Xem xét sự vật, hiện tượng theo kiểu “Thầy bói xem
voi”, mới chỉ thấy một mặt, một khía cạnh, một góc độ, một chiều nào đó mà đã
dừng lại để đưa ra kết luận. Do đó, kết luận không chính xác.

+ Chủ nghĩa chiết trung: Tỏ ra xem xét nhiều mối liên hệ của sự vật, hiện
tượng, nhưng lại xem xét một cách vô nguyên tắc, không biết rút ra mặt bản chất,
mối liên hệ căn bản của sự vật. Từ đó, đi tới chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một
cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, do đó hoàn toàn bất lực khi phải có
quyết sách đúng đắn.

+ Thuật ngụy biện: Dùng tài ăn nói để biến không thành có, đưa cái không cơ
bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất, biến cái thứ yếu thành
cái chủ yếu và ngược lại…

Trong thực tế, lối tư duy chiết trung thường biểu hiện hoặc ở những người có
nhận thức mơ hồ về sự vật, những người thiếu chính kiến hoặc những kẻ cơ hội
chủ nghĩa. Còn thuật nguỵ biện là thủ thuật của những người có chủ đích, nhằm
biện hộ cho những quan điểm, hành vi sai lầm, hoặc để xuyên tạc một sự thật nào
đó.

Cả chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện đều là những biểu hiện khác của
phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng. Nó đối lập với
quan điểm toàn diện.

* Vì các sự vật, hiện tượng khác nhau, tồn tại trong không gian, thời gian
khác nhau, các mối liên hệ biểu hiện khác nhau…nên trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn chúng ta cần có quan điểm lịch sử- cụ thể.

Quan điểm lịch sử- cụ thể đòi hỏi: chúng ta khi nhận thức về sự vật và cải tạo
sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong
đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy, một luận điểm nào đó là
luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học
trong điều kiện khác.
Bài nguyên lí phát triển
Nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có rất nhiều ý nghĩa đối với
chúng ta trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Cụ thể là: Nếu
các sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và
nhiều vẻ, thì muốn nhận thức và tác động vào chúng, chúng ta phải có quan điểm
toàn diện.

* Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong việc nhận thức,
quan điểm toàn diện đòi hỏi:

+ Để nhận thức đúng đắn về sự vật thì cần phải đặt nó trong mối liên hệ qua
lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác
động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối
liên hệ gián tiếp.

Lênin chỉ dẫn: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp”của sự vật
đó” (V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, Matxcơva,1979, t.42,tr.364).

+ Quan điểm toàn diện không có nghĩa là cách xem xét cào bằng, tràn lan, mà
phải thấy được vị trí, vai trò của từng mối liên hệ, từng mặt, từng yếu tố trong tổng
thể của chúng, từ đó tiếp tục đi đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự
tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.

+ Quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, chúng ta cần
xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người. Ứng với mỗi
con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người cũng
chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn những mối liên hệ. Bởi vậy, tri thức đạt
được về sự vật cũng chỉ là tương đối, không đầy đủ và trọn vẹn. Ý thức được điều
đó, sẽ giúp chúng ta tránh được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có về sự vật,
tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung và phát triển.
V.I.Lênin chỉ dẫn: “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta
khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc”(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ,
Matxcơva,1979, t.42,tr.364).

* Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn,
quan điểm toàn diện đỏi hỏi: để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động
thực tiễn của mình biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như những
mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Muốn vậy, phải sử dụng
đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi
những liên hệ tương ứng.

* Quan điểm toàn diện còn đòi hỏi phải chống lại cách xem xét phiến diện
một chiều, phải chống lại chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện.

+ Phiến diện một chiều: Xem xét sự vật, hiện tượng theo kiểu “Thầy bói xem
voi”, mới chỉ thấy một mặt, một khía cạnh, một góc độ, một chiều nào đó mà đã
dừng lại để đưa ra kết luận. Do đó, kết luận không chính xác.

+ Chủ nghĩa chiết trung: Tỏ ra xem xét nhiều mối liên hệ của sự vật, hiện
tượng, nhưng lại xem xét một cách vô nguyên tắc, không biết rút ra mặt bản chất,
mối liên hệ căn bản của sự vật. Từ đó, đi tới chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một
cách vô nguyên tắc các mối liên hệ khác nhau, do đó hoàn toàn bất lực khi phải có
quyết sách đúng đắn.

+ Thuật ngụy biện: Dùng tài ăn nói để biến không thành có, đưa cái không cơ
bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất, biến cái thứ yếu thành
cái chủ yếu và ngược lại…

Trong thực tế, lối tư duy chiết trung thường biểu hiện hoặc ở những người có
nhận thức mơ hồ về sự vật, những người thiếu chính kiến hoặc những kẻ cơ hội
chủ nghĩa. Còn thuật nguỵ biện là thủ thuật của những người có chủ đích, nhằm
biện hộ cho những quan điểm, hành vi sai lầm, hoặc để xuyên tạc một sự thật nào
đó.

Cả chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện đều là những biểu hiện khác của
phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng. Nó đối lập với
quan điểm toàn diện.

* Vì các sự vật, hiện tượng khác nhau, tồn tại trong không gian, thời gian
khác nhau, các mối liên hệ biểu hiện khác nhau…nên trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn chúng ta cần có quan điểm lịch sử- cụ thể.

Quan điểm lịch sử- cụ thể đòi hỏi: chúng ta khi nhận thức về sự vật và cải tạo
sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong
đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy, một luận điểm nào đó là
luận điểm khoa học trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học
trong điều kiện khác.

Cái chung – cái riêng


- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự
tồn tại của mình. Do đó, chúng ta chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất
phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng cụ thể chứ không được xuất phát từ ý
muốn chủ quan của con người. Không được tìm cái chung bên ngoài mỗi cái riêng.

- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng như một bộ phận của cái riêng, bộ
phận đó tác động qua lại với những bộ phận, những yếu tố còn lại của cái riêng-
những cái không gia nhập vào cái chung- nên bất cứ cái chung nào cũng tồn tại
trong cái riêng dưới dạng đã bị cải biến. Từ đó, một kết luận được rút ra là bất cứ
cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá.
Nếu không chú ý tới sự cá biệt hoá đó, đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối
hoá cái chung, thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, dập khuôn, giáo
điều. Ngược lại, nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất, tuyệt đối
hoá cái đơn nhất thì sẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại, cục bộ
địa phương. Những thành công của cách mạng Việt Nam đều là sự vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và kinh nghiệm của các nước khác vào điều kiện cụ thể
của Việt Nam.

Hải Thượng Lãn Ông đã có lý, khi ông khẳng định rằng: không có bệnh nói
chung, chỉ có những người mang bệnh. Mặc dù chỉ là tư tưởng biện chứng tự phát,
nhưng tư tưởng đó đã nêu ra hai khía cạnh quan trọng: bệnh không tồn tại ở đâu
khác bên ngoài những con người cụ thể và, cùng một loại bệnh như nhau về căn
bản, nhưng tồn tại trong những người khác nhau, chúng cũng có một loạt những
nhân tố không hoàn toàn như nhau. Điều đó, dẫn đến một vấn đề hết sức quan
trọng là tuy cùng một loại bệnh như nhau, nhưng đối với những người khác nhau
phải có cách chữa khác nhau (có thể là sự khác nhau về loại thuốc hay tỷ lệ giữa
các vị thuốc). Tiếp cận với người bệnh một cách lịch sử- cụ thể là một thái độ
khách quan, khoa học của nhà y học chân chính.

- Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung, không tồn tại ở bên ngoài mối
liên hệ dẫn tới cái chung, cho nên để giải quyết những vấn đề riêng một cách có
hiệu quả thì không thể lảng tránh được việc giải quyết những vấn đề chung- những
vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó. Nếu không giải quyết những vấn
đề lý luận chung thì sẽ không tránh khỏi sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, kinh
nghiệm chủ nghĩa. Lênin viết: “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước
khi giải quyết những vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh
khỏi “vấp phải” những vấn đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp
phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách
của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc”
(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1979, t.15, tr.437).

- Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái
đơn nhất có thể biến thành cái chung, và ngược lại cái chung có thể biến thành cái
đơn nhất, nên trong hoạt động thực tiễn cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cái đơn
nhất có lợi cho con người trở thành cái chung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn
nhất.

Nhân – quả
- Vì mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu
vong nên không có vấn đề có hay không có nguyên nhân của một hiện tượng
nào đó, mà chỉ có vấn đề các nguyên nhân ấy đã được phát hiện hay chưa được
phát hiện. Nhiệm vụ của khoa học chính là đi tìm nguyên nhân chưa được phát
hiện để hiểu đúng hiện tượng. Quá trình đi tìm nguyên nhân cần lưu ý là chỉ có
thể tìm trong chính thế giới các hiện tượng chứ không thể ở ngoài nó. Chống tư
tưởng chủ quan muốn tìm nguyên nhân trong trí tưởng tượng của con người.

- Một sự vật, hiện tượng có thể có nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên
nhân đó có thể có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả. Do vậy, trong
hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải phân loại các nguyên nhân một cách khoa
học, cụ thể.

- Muốn nhận thức nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần phân tích
những hiện tượng, quá trình có quan hệ với hiện tượng đó và xẩy ra trước hiện
tượng đó.
- Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng nó không tồn tại thụ động mà có thể tác
động trở lại nguyên nhân, vì vậy chúng ta phải biết khai thác và vận dụng các kết quả
đã đạt được để nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự vật phát triển.

- Vì mối liên hệ nhân- quả mang tính tất yếu, nên ta có thể dựa vào mối liên hệ
nhân- quả để hành động. Trong quá trình hành động ấy, chúng ta cần lưu ý:

+ Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân làm nảy sinh ra
nó.

+ Muốn cho hiện tượng ấy xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều
kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng.

+ Vì các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong giữ vai trò quyết định
trong sự xuất hiện, vận động và tiêu vong của hiện tượng, nên trong hoạt động thực
tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.

+ Để đẩy nhanh hay kìm hãm hoặc loại trừ sự biến đổi của một hiện tượng xã
hội nào đó cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều hay lệch
hoặc ngược chiều với chiều vận động của mối quan hệ nhân- quả khách quan.

Tất nhiên – Ngẫu nhiên


- Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, là cái nhất định xảy ra theo qui
luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự
vật, nó có thể xảy ra hoặc không xảy ra. Do đó, trong hoạt động thực tiễn chúng ta
phải dựa vào cái tất nhiên, không thể dựa vào cái ngẫu nhiên.

- Vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có
ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu đậm.
Do vậy, trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, đòi hỏi người ta phải có
các phương án dự phòng nhằm chủ động đáp ứng những sự biến ngẫu nhiên có thể
xảy ra. (Lưu ý là: Khoa học phải cố gắng lắm lấy cái tất nhiên, loại trừ cái ngẫu
nhiên do “dốt nát”, vô trách nhiệm. Nhưng khoa học không bao giờ có thể làm cho
thế giới này, nhân loại này chỉ còn toàn là cái tất nhiên. Câu hỏi và bài tập triết
học, Nxb. Khoa học xã hội, HN.2005, t.3, tr.118-119).

- Vì cái tất nhiên thể hiện sự tồn tại của mình qua cái ngẫu nhiên. Do đó,
muốn nhận thức được cái tất nhiên phải thông qua việc nghiên cứu, phân tích, so
sánh rất nhiều cái ngẫu nhiên.

- Cái ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hoá thành cái tất
nhiên và ngược lại, cho nên, cần chú ý tạo những điều kiện cần thiết hoặc để ngăn
trở, hoặc để sự chuyển hoá đó diễn ra tuỳ theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.

Nội dung – hình thức


- Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn phải chú ý đến sự
thống nhất giữa nội dung và hình thức, không được tách rời hình thức khỏi nội
dung, hoặc tuyệt đối hoá một trong hai mặt đó. Đặc biệt cần chống chủ nghĩa hình
thức.

Việc nhấn mạnh quá mức một mặt nào đó sẽ dẫn đến sự phiến diện trong suy
nghĩ và trong hành động. Chẳng hạn, việc tuyệt đối hoá nội dung, xem nhẹ hình
thức sẽ làm cho sự phát triển trở nên thô thiển, cẩu thả. Trong xã hội, trong một cơ
quan, việc xem nhẹ hình thức như xem nhẹ cách sắp xếp tổ chức, nền nếp công
việc, coi nhẹ nội qui, qui chế, trật tự kỷ cương sẽ dẫn tới sự luộm thuộm, hỗn độn
trong công việc, làm giảm hiệu quả chất lượng công tác. Đối với xã hội nếu mất kỷ
cương sẽ gây ra những ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Tuy
nhiên, nếu chỉ chú ý đến hình thức sẽ rơi vào bệnh hình thức chủ nghĩa. Chẳng
hạn, trong một bản báo cáo, nếu chỉ chú ý thuần tuý tới lời hay ý đẹp có tính chất
bay bướm, khuôn sáo mà không chú ý đến những nội dung thực tế thì báo cáo trở
nên sáo rỗng, mất tác dụng, không đề ra được phương hướng phấn đấu cụ thể, thiết
thực. Trong một cơ quan nếu chỉ chú ý tới hình thức giao tiếp, tới việc trang trí
lộng lẫy mà không xác định rõ cơ chế hoạt động có hiệu quả, không xác định trách
nhiệm rõ ràng thì trở nên quan liêu, giấy tờ. Trong xã hội các tệ ma chay, cưới xin
quá tốn kém, mang tính phô trương đều là bệnh hình thức.

- Cùng một nội dung trong quá trình phát triển của sự vật có thể có nhiều hình
thức, ngược lại một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung. Vì vậy, trong hoạt
động thực tiễn cải tạo xã hội cần phải chủ động sử dụng nhiều hình thức khác
nhau, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của hoạt động cách mạng trong giai đoạn khác
nhau.

- Nội dung quyết định hình thức, do vậy để nhận thức và cải tạo sự vật, trước
hết phải căn cứ vào nội dung, song hình thức có tính độc lập tương đối và tác động
trở lại nội dung, nên trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên đối chiếu giữa
nội dung và hình thức, làm cho hình thức phù hợp với nội dung để thúc đẩy nội
dung phát triển.

Khi hình thức đã lạc hậu, mâu thuẫn với nội dung thì phải kiên quyết thay đổi
hình thức để tạo điều kiện thuận lợi cho nội dung phát triển.

Bản chất – hiện tượng


- Bản chất không tồn tại thuần tuý mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện qua
hiện tượng, do đó, muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ
những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế.
- Bản chất của sự vật không được biểu hiện đầy đủ trong một hiện tượng nhất
định và cũng biến đổi trong quá trình phát triển của sự vật. Do đó, cần phải phân
tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển
hình thì mới hiểu rõ được bản chất của sự vật, và từ bản chất ít sâu sắc mới tiến tới
nhận thức bản chất sâu sắc hơn.

Lênin nhận định: “Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện
tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp
hai, v.v., cứ như thế mãi”(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1981, t.29, tr.268).

Ví dụ: Nếu chỉ căn cứ vào những lời tuyên bố của các nước đế quốc về “tự do
dân chủ”, “bảo vệ nhân quyền” để mà rút ra bản chất của chúng thì sẽ mắc sai lầm,
bởi vì bản chất của chúng là hiếu chiến, xâm lược, phản động, phản dân chủ.

- Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, qui định sự
vận động phát triển của sự vật; còn hiện tượng là cái không ổn định, không quyết
định sự vận động phát triển của sự vật. Do vậy, trong nhận thức không được chỉ
dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến nhận thức được bản chất của sự vật. Còn trong
hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt
động cải tạo sự vật chứ không được dựa vào hiện tượng.

Khả năng – hiện thực


- Vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên
trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực, không được dựa vào khả năng để
định ra chủ trương, phương hướng hành động của mình.

Trong hoạt động thực tiễn, nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi
vào ảo tưởng. Theo Lênin: “Người mácxít chỉ có thể sử dụng, để làm căn cứ cho
chính sách của mình những sự thật được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi
được.”(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1981, t.29, tr.432).

- Khả năng là cái chưa tồn tại thật sự nhưng nó cũng biểu hiện khuynh hướng
phát triển của sự vật trong tương lai. Do đó, tuy không dựa vào khả năng nhưng
chúng ta cũng phải tính đến các khả năng để việc đề ra chủ trương, kế hoạch hành
động sát hợp hơn. Khi tính đến khả năng phải phân biệt được các loại khả năng
gần, khả năng xa, khả năng tất nhiên và ngẫu nhiên v.v.. từ đó mới tạo được các
điều kiện thích hợp để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển.

- Khả năng biến thành hiện thực trong điều kiện nhất định. Tuy nhiên, việc
chuyển khả năng thành hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một cách tự
động, nhưng trong xã hội, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoạt động của con người.
Do đó, trong hoạt động thực tiễn, con người cần chủ động tạo ra điều kiện để biến
khả năng có lợi thành hiện thực, hoặc ngăn cản khả năng không có lợi trở thành
hiện thực.

Quy luật lượng – chất


- Để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất
của nó. Những nhận thức ban đầu về chất (thấy sự khác nhau) của các sự vật chỉ
trở nên đúng đắn và được làm sâu sắc thêm, khi đạt tới tri thức về sự thống nhất
giữa chất và lượng của các sự vật đó.

- Muốn cho sự vật, hiện tượng phát triển thì cần có một quá trình tích luỹ về
lượng. Nhưng khi sự tích luỹ về lượng đã đạt đến điểm nút thì việc thực hiện bước
nhảy có sự thay đổi về chất là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và
phát triển của sự vật. Từ đó, trong cuộc sống chúng ta cần chống hai khuynh
hướng:
+ Khuynh hướng tả khuynh: là những tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn
nóng, chưa có sự tích luỹ về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy vọt về chất. Hoặc
coi nhẹ sự tích luỹ dần về lượng, chỉ nhấn mạnh đến các bước nhảy từ đó dẫn đến
các hành động phưu lưu, mạo hiểm.

+ Khuynh hướng hữu khuynh: là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại khó, không
dám thực hiện bước nhảy về chất. Hoặc chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần về
lượng, từ đó rơi vào chủ nghĩa cải lương.

- Trong hoạt động thực tiễn cần phải xác định được qui mô, tốc độ những
bước nhảy một cách khách quan, khoa học. Chống giáo điều, dập khuôn, chống
bảo thủ, ngại khó khi điều kiện thực hiện bước nhảy đã chín muồi.

- Trong thực tế muốn duy trì sự vật ở một trạng thái nào đó phải nắm được
giới hạn độ, không để cho lượng thay đổi vượt quá giới hạn của độ.

Việc nắm vững nội dung của qui luật lượng- chất cũng như ý nghĩa phương
pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề
do công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta đặt ra.
Thật vậy, theo tính chất, ý nghĩa và phạm vi bao quát của nó, đổi mới có ý nghĩa
như là một quá trình mang tính cách mạng. Việc thực hiện thành công quá trình đổi
mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất ở đó, và tạo
điều kiện để thực hiện thành công quá trình đổi mới toàn diện tất cả các mặt của
đời sống xã hội nhằm tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nói chung. Như
bất kỳ một sự thay đổi về chất nào khác, những bước nhảy trong quá trình đổi mới
hiện nay cũng chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng thích hợp. Ở
đây, bất kỳ một sự nôn nóng, chủ quan, ảo tưởng nào cũng có thể gây ra tổn thất
cho cách mạng, cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước.
Quy luật mâu thuẫn
- Để nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp
đúng cho hoạt động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự
vật. Muốn vậy, phải tìm trong thể thống nhất của những mặt, những khuynh hướng
trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác
động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. Lênin khẳng định: “sự phân đôi của
cái thống nhất và sự nhận thức của các bộ phận của nó…, đó là thực chất…của
phép biện chứng”.(V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1981, t.29, tr.378).

- Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của
từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn.
Đồng thời, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối
lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hoá lẫn nhau giữa
chúng. Chỉ có như thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, xu hướng vận
động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.

- Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn
bằng con đường đấu tranh, không được điều hoà mâu thuẫn. Việc giải quyết mâu
thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức,
phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn.

+ Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Vì vậy, một mặt,
phải chống thái độ chủ quan, nóng vội; mặt khác, phải tích cực thúc đẩy các điều
kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi.

+ Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải tìm
ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng
loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.

+ Phải biết lợi dụng mâu thuẫn trong những điều kiện cụ thể.
Quy luật phủ định của phủ định
- Qui luật phủ định của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng
chung, là tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Song, quá
trình phát triển không diễn ra theo con đường thẳng mà quanh co, phức tạp, trải
qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian. Điều đó giúp chúng ta tránh được
cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc
biệt là các hiện tượng xã hội.

- Qui luật phủ định của phủ định cũng khẳng định tính tất thắng của cái mới,
vì cái mới, là cái ra đời phù hợp với qui luật phát triển của sự vật. Mặc dù khi mới
ra đời, cái mới có thể còn non yếu, song nó là cái tiến bộ hơn, là giai đoạn phát
triển cao hơn về chất so với cái cũ. Vì vậy, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
cần có ý thức phát hiện ra cái mới, tạo điều kiện cho cái mới phát triển.

- Qui luật này còn vạch rõ cái mới ra đời trên cơ sở của cái cũ. Giữa cái mới
và cái cũ không có sự tách rời tuyệt đối. Do đó, trong khi phê phán cái cũ, cần phải
biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ hư vô chủ
nghĩa, phủ định sạch trơn hoặc kế thừa nguyên xi.

Những tư tưởng phủ định sạch trơn hay hư vô chủ nghĩa là những tư tưởng
phản khoa học. Nó chỉ có thể mang lại những mất mát, những tổn thất rất nặng nề.

Ví dụ: trước tình trạng tạm thời khủng hoảng thoái trào của chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên xô cũ và Đông Âu, không chỉ những kẻ chống cộng, có cả một số
người vốn là mácxít cũng ra sức phủ nhận những thành quả to lớn mà chủ nghĩa xã
hội đã tạo dựng được ở những nước đó. Họ không thấy được rằng, trong hơn 70
năm tồn tại, chủ nghĩa xã hội ở Liên xô đã để lại những giá trị tích cực có ảnh
hưởng lâu dài đối với lịch sử toàn thế giới.
Quan điểm biện chứng đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ, phải biết kế
thừa có phê phán, có chọn lọc những cái vốn là tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng
như là tiền đề cho sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn. Ví dụ: đối với chủ nghĩa tư
bản, phải đấu tranh chống lại tư tưởng đế quốc chủ nghĩa, tư tưởng bá chủ toàn
cầu, phê phán những mặt trái của chủ nghĩa tư bản nhưng đồng thời lại phải biết
chắt lọc, tiếp thu những thành tựu mà loài người đã đạt được trong giai đoạn phát
triển của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là các thành tựu về khoa học công nghệ, những
thành tựu trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Loài người không thể dừng lại ở
chủ nghĩa tư bản vì còn chủ nghĩa tư bản thì không thể xoá bỏ được áp bức giai
cấp, áp bức dân tộc. Nhưng muốn đi lên chủ nghĩa xã hội thì không thể thiếu nền
văn minh mà loài người đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản. Đó là điều trước đây
Lênin đã chỉ ra mà ngày nay cũng phải nhận thức thực sự sâu sắc và rõ ràng. Tất
nhiên, trong quá trình kế thừa cũng phải tránh tư tưởng kế thừa nguyên xi, không
chọn lọc, không đổi mới, không phát triển bổ sung. Trong thực tế, có người đã
đồng nhất sự kế thừa với việc đem nguyên vẹn cái cũ, cái lỗi thời vào trong cuộc
sống mới. Họ khôi phục những hủ tục nặng nề, đem cả những cái tiêu cực của chủ
nghĩa tư bản vào trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về thực chất, điều đó
đã làm cho lịch sử đi lùi lại chứ không phải thúc đẩy lịch sử tiến lên. “Kế thừa” tự
bản thân nó đã bao hàm sự đổi mới kể cả những truyền thống tốt đẹp cũng phải mang
thêm nội dung mới. Đó là ý nghĩa cơ bản của qui luật phủ định của phủ định.

You might also like