You are on page 1of 83

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG

KHOA DỆT - MAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP


THIẾT KẾ LỒNG RẬP QUẦN JEANS
TỪ BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM
TẠI CÔNG TY VIỆT THẮNG JEAN

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. TRẦN VĂN HOẠT

Sinh viên thực hiện:

VÕ THỊ KIM THỦY MSSV: 2110130334

CHÂU THỊ TRÚC PHƯƠNG MSSV: 2110130159

ĐẶNG THỊ THANH MSSV: 2110130327

ĐINH TRỌNG HIỀN MSSV: 2110130305

Tháng 06 năm 2013


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CĐ CÔNG THƯƠNG TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KHOA: DỆT - MAY

PHIẾU GIAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1. Họ và tên sinh viên được giao đề tài:

1) VÕ THỊ KIM THỦY …………MSSV: 2110130334 Lớp: CĐ CNM-TKTT 10B


2) CHÂU THỊ TRÚC PHƯƠNG...MSSV: 2110130159 Lớp: CĐ CNM-TKTT 10B
3) ĐẶNG THỊ THANH………….MSSV: 2110130327 Lớp: CĐ CNM-TKTT 10B
4) ĐINH TRỌNG HIỀN…………MSSV: 2110130305 Lớp:CĐ CNM-TKTT 10B
Chuyên ngành : Công Nghệ May - Thiết Thời Trang

2. Tên đề tài :

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ LỒNG RẬP QUẦN JEANS TỪ BẢNG
THÔNG SỐ THÀNH PHẨM TẠI CÔNG TY VIỆT THẮNG JEAN

3. Các dữ liệu ban đầu: .....................................................................................................

…………………………………………………………………………………………...

4. Các yêu cầu khác:……………………………………………………………………..


...........................................................................................................................................

5. Kết quả tối thiểu đạt được:

1.......................................................................................................................................

2.......................................................................................................................................

Ngày giao đề tài:……../………/…… Ngày nộp báo cáo:………/…………/………

Họ tên cán bộ hướng dẫn: Th.S TRẦN VĂN HOẠT Chữ .ký:...…………………

Đánh giá của hội đồng duyệt/ BV đề cương:....……Chủ tịch hội đồng ký:……………

Ngày……..tháng……năm……

Trưởng Khoa Trưởng Bộ môn


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh

Ngày......Tháng.....Năm 2013

Giáo viên hướng dẫn

( Ký và ghi rõ họ tên )

ThS. TRẦN VĂN HOẠT


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh

Ngày......Tháng......Năm 2013

Giáo viên phản biện

( Ký và ghi rõ họ tên )

..............................................................
Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám Hiệu Trường Cao Đẳng Công Thương - Các thầy cô khoa Dệt – May

Các thầy cô thư viện trường Cao Đẳng Công Thương TP Hồ Chí Minh

Ban Giám Đốc và toàn thể anh chị trong công ty Việt Thắng Jean

Gia đình và bạn bè

Và đặc biệt làThầy Trần Văn Hoạt đã hướng dẫn chuyên môn trong suốt quá
trình thực hiện đề tài

Để chúng tôi hoàn thành đề tài này đúng thời gian qui định. Một lần nữa chúng tôi xin
chân thành gửi lời cảm ơnvà chúc sức khỏe đến toàn thể thầy cô, ban giám đốc công
ty, gia đình và bạn bè.

Sinh viên thực hiện

VÕ THỊ KIM THỦY

CHÂU THỊ TRÚC PHƯƠNG

ĐẶNG THỊ THANH

ĐINH TRỌNG HIỀN


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, ngành may
mặc Việt Nam hiện nay được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát
triển khá mạnh. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu
hồi vốn nhanh, thu hút được nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường
trong nước và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Càng ngày càng có nhiều công ty xí nghiệp may được thành lập trên cả nước và sản
phẩm may mặc của Việt Nam – tuy chỉ là sản phẩm gia công –đã tạo được tiến vang
rất lớn về chất lượng cũng như tay nghề người lao động trên thị trường may mặc thế
giới.

Tuy vậy, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, ngành may đang phải đối
mặt với nhiều thách thức, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu
lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,...

Trước tình hình đó, ngành may liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết
bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặc hàng như dây chuyền may áo sơ
mi, may quần âu, quần jeans, complet, hệ thống giặt là,... nhưng vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao.

Với mong muốn được góp một phần kiến thức nhỏ của mình vào sự phát triển
chung của ngành may. Chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên Cứu Phương Pháp Thiết
Kế Lồng Rập Quần Jeans Từ Bảng Thông Số Thành Phẩm Tại Công Ty Việt Thắng
Jean ”. Nhằm mục đích trang bị thêm những kiến thức về thiết kế rập, đồng thời mong
muốn đây sẽ là tài liệu tham khảo đối với những ai quan tâm đến lĩnh vực thiết kế lồng
rập trong công nghiệp.

Đề tài được thực hiện trong điều kiện khó khăn về thời gian, tài liệu tham khảo,
nhất là vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô và các
bạn.
Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 :................................................................................................................ 1
1.1 Khái quát về ngành may Việt Nam...................................................................2
1.2 Vai trò của quần jeans trong sản xuất công nghiệp.........................................2
1.2.1 Lịch sử phát triển của quần jeans :.............................................................2
1.2.2Vai trò của quần jean trong sản xuất công nghiệp.....................................4
1.3 Cơ sở hình thành đề tài:.....................................................................................4
1.3.1 Mục tiêu đề tài:.............................................................................................5
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn:.........................................................................................5
1.4 Phạm vi giới hạn:................................................................................................5
CHƯƠNG 2 :................................................................................................................ 6
2.1 Các vấn đề liên quan khi thiết kế rập quần jeans:...........................................7
2.1.1 Khái niệm:....................................................................................................7
2.1.2 Phương pháp thiết kế quần âu:...................................................................7
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng:...............................................................................11
2.2Hệ thống hoá các vấn đề cần nghiên cứu.........................................................27
2.2.1 Thân trước, thân sau, túi, lưng, decoupe..................................................27
2.2.2 Baghet đơn, baghet đôi, lót túi, passant....................................................28
2.3 Phương pháp giải quyết...................................................................................29
2.3.1 Phân tích kiến thức cơ sở...........................................................................29
2.3.2 Phương pháp thực nghiệm........................................................................29
2.3.3 Phương pháp thống kê...............................................................................29
CHƯƠNG 3:............................................................................................................... 30
3.1 Đặc điểm hình dáng và cấu trúc quần jeans...................................................31
3.2 Mô tả chi tiết.....................................................................................................32
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng.......................................................................................34
3.4 Phương pháp thiết kế lồng rập........................................................................35
3.4.1 Bảng thông số thành phẩm trước, sau wash và thông số rập..................35
3.4.2 Xây dựng thông số rập...............................................................................38
3.4.3 Công thức chia cắt và phương pháp dựng hình.......................................48
Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

3.4.4 Kiểm tra rập...............................................................................................47


3.4.5 Phân tích quy cách may và gia đường may cho các chi tiết:...................49
3.4.6 Cắt may và xử lý hoàn tất.........................................................................60
3.4.7 Kiểm tra mẫu thử nghiệm.........................................................................61
CHƯƠNG 4 :.............................................................................................................. 64
4.1 Bảng so sánh sự khác nhau giữa quần âu và quần jeans về kiểu dáng.........65
4.2 Bảng so sánh sự khác nhau giữa quần âu và quần jeans về nguyên phụ liệu
.................................................................................................................................. 66
4.3 Bảng so sánh sự khác nhau giữa quần âu và quần jeans về phương pháp
thiết kế..................................................................................................................... 66
4.4 Bảng so sánh sự khác nhau giữa quần âu và quần jeans về qui cách may...69

Phụ Lục

Tài Liệu Tham Khảo


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

LIỆT KÊ CÁC BẢNG VÀ HÌNH

LIỆT KÊ CÁC BẢNG VÀ HÌNH TRANG


Hình1 Levi Strauss 4
Hình 2 Cấu Trúc Cơ Thể Người 11
Hình 3 Các Loại Hông 12
Hình 4 Các Loại Chân 13
Hình 5 Phần Cong Của Mông 14
Hình 6Mối liên Hệ Giữa Cơ Thể Và Quần 14
Hình 7 Ảnh Hưởng Của Bụng Trong Thiết Kế 15
Hình 8Ảnh Hưởng Của Mông Trong Thiết Kế 16
Hình 9Ảnh Hưởng Của Hông Trong Thiết Kế 18
Hình 10Ảnh Hưởng Của Chân Trong Thiết Kế 20
Hình 11 Mô Tả Các Kiểu Dệt 21
Hình 12 Mô Tả Các Kiểu Wash Bạc 23
Hình 13 Mô Tả Độ Ôm Giữa Vòng Đáy Với Quần Âu 24
Hình14Mô Tả Độ Ôm Giữa Vòng Đáy Với Jeans 24
Hình15 Hình thiết Kế Lồng Rập Quần Jeans 27
Hình16Mô Tả Mẫu 32
Hình 17 Sự Ăn Khớp Các Chi Tiết 50
Hình 18 Các Loại Máy Cắt 61
Hình 19 Xưởng may Và Các Loại Máy Trong Khâu Hoàn Thành 62
Bảng 1 Bảng thông số thành phẩm trước wash 35
Bảng 2Bảng thông số thành phẩm trước wash 36
Bảng 3Bảng thông số rập 37
Bảng 4 Sự khác nhau Giữa Quần Âu và Quần Jeans Về Kiểu Dáng 50
Bảng 5 Sự khác nhau Giữa Quần Âu và Quần Jeans Về Nguyên Phụ Liệu 61
Bảng 6 Sự khác nhau Giữa Quần Âu và Quần Jeans Về Phương pháp Thiết Kế 62
Bảng 7Sự khác nhau Giữa Quần Âu và Quần Jeans Về Qui cách May 62
Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

CHƯƠNG 1 :
MỞ ĐẦU

CĐ MAY 10B Trang 1


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

1.1 Khái quát về ngành may Việt Nam


Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn và đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước
nói riêng và ngoài nước nói chung. Ngoài ra nó còn góp phần thu về nhiều ngoại tệ
cho nền kinh tế trong nước, đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Vì
vậy, ngành dệt may Việt Nam đã đáp ứng được một số lượng lớn nhu cầu việc làm cho
cả nước hàng năm.
Trong năm 2007, ngành dệt may Việt Nam đã vượt qua ngành dầu khí, dẫn đầu
về kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng 30% và đạt khoảng 7.5 tỷUSD. Con số
này tăng lên 9.5 tỷ USD vào năm 2008 và chạm ngưỡng 10 tỷ USD vào năm 2010.
Đến cuối tháng 10/2011, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 11.7 tỷ USD và
chiếm tới 17% tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Vào năm 2012,mặc dù nền
kinh tế có nhiều biến động nhưng ngành dệt may vẫn đạt 15 tỷ USD, tăng 10-12% so
với năm 2011. Và mới nhất, theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (vitas) cho biết, kim
ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam dự kiến sẽ đạt khoảng 19,3 tỷUSD. Để
đạt được mục tiêu này trong thời gian tới, thông qua việc gia tăng đàm phán, thúc đẩy
ký kết, xúc tiến thương mại ... ngành dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục củng cố và khai
thác các thị trường chính như ASEAN, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc ...thông qua các
hiệp định thương mại tự do đồng thời mở rộng thị trường sang Singapore, các nước ở
Châu Phi và Nam Mỹ.

1.2 Vai trò của quần jeans trong sản xuất công nghiệp

1.2.1 Lịch sử phát triển của quần jeans :


Jeans là một loại quần xuất xứ từ các nước phương Tây, và là một trong những
biểu tượng của xã hội phương tây vào thế kỷ 20. Cụ thể, nó đã từng là biểu tượng cho
tuổi trẻ, sự phản kháng, tự do và cho chủ nghĩa cá nhân của mọi tầng lớp nhân dân ở
Phương Tây. Đây là phần y phục được bán nhiều nhất trên thế giới. Cả hai giới tính và
mọi tầng lớp xã hội, thuộc nhiều nền văn hóa đều có thể mặc jeans.
Và ông tổ của quần jeans là Levi Strauss. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo
khó ở Buttenheim, Đức. Hai năm sau khi người cha của Levi là Hirsch Strauss qua
đời, bà góa phụ Rebecca đã cùng Levi lúc đó vừa đúng 18 tuổi và hai cô con gái là
Fanny và Mathilde quyết định di dân sang Mỹ vào năm 1847. Trạm định cư đầu tiên
của gia đình Strauss là thành phố New York. Ba năm sau, 1850, Levi đã đời đến
SanFrancisco, California theo cao trào tìm vàng. Califonia nằm trung tâm mỏ vàng nên
hàng ngàn người đàn ông đến đó để đào vàng và Strauss đến để bán canvas cho những

CĐ MAY 10B Trang 2


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

người thợ đào vàng. Canvas là loại vải dày nên Strauss nghĩ rằng những người thợ đào
vàng cần nó để che lều trại.
Vào một ngày, Strauss nghe một người thợ mỏ than phiền rằng anh ta không thể
tìm được loại vải nào đủ bền cho công việc mà anh đang làm. Từ đó, Strauss chợt nảy
ra một ý tưởng. Ông nhanh chóng lấy một ít vải để may quần và những chiếc quần này
đúng là những gì mà người thợ mỏ cần. Chỉ trong một ngày, Strauss đã bán hết toàn bộ
những chiếc quần mà ông làm ra. Khi có tiền, ông muốn cải tiến chiếc quần tốt hơn.
Ông mua một loại vải chéo mềm hơn nhưng có độ bền tương tự. Loại vải này
có nguồn gốc từ Nimes, một thành phố ở Pháp, còn được gọi là “Serge de Nimes”.
Những người thợ mỏ thích loại vải này hơn và họ gọi nó là “denim”. Tuy nhiên,
vải denim không có màu, nhìn không hấp dẫn và dễ dàng bám bẩn. Để giải quyết vấn
đề này, Strauss nhuộm vải chéo denim thành màu xanh và quần Jeans xanh ra đời từ
đó.
Dù mang tiếng là đi tìm vàng nhưng Levi Strauss không tìm ra được gì hết. Ông
ta chỉ có nhận xét là các người đồng hành đi đào vàng với áo quần thật rách rưới trong
khi chung quanh nơi sinh sống cắm trại thì lại có nhiều vải thô để dựng lều che mưa
nắng. Từ nhận xét đó, Levi Strauss liền bắt tay vào việc. Từ những mảnh vải may lều,
ông ta cắt may thành quần cho người đi đào mỏ vàng. Để cho quần được bảo đảm hơn
nữa ở những mối chỉ may, qua sáng kiến của Jacob Davis, ông cho đóng những đinh
tán vào đó.
Ngày 20 tháng 05 năm 1873, Jacob và Levi nhận bằng sáng chế số #139,121,
cho quần với các đinh tán của họ từ Phòng Bằng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ,
đây là ngày ra đời chính thức của quần jeans. Chiếc quần của Levi dần dần được các
thợ mỏ vàng yêu chuộng vì không sờn rách như trước đây. Levi đặt tên cho chiếc quần
của ông là "Waist overall".
Những chiếc quần jeans bắt đầu còn là màu vàng nâu, sau qua màu xanh đậm.
Từ loại vải thô dùng để căng lều, Levi đổi qua dùng loại vải dệt theo phương pháp
"Serge de Nimes" của Pháp. Cũng chỉ vài năm sau, Levi Strauss đã trở thành người
giàu có. 1890 là năm ra đời Công ty "Levi Strauss & Company". Cơ sở đầu tiên của
công ty được đặt tại San Francisco. Chiếc quần "Waist overall" của Levi được đặt tên
hiệu sản xuất là "501®". Quần dần dần được thêm thắt nho nhỏ nhưng mang đầy tính
lịch sử như là hai đường chỉ chạy cong vòng sau túi quần (arcuate). Tấm nhãn hiệu da
với hình hai con ngựa (Two Horse Patch) cộng thêm nhãn hiệu màu đỏ của công ty
(Red Tab). Cho đến năm 1920, "Waist overall" mới được đổi thành “blue jeans”. 
Quần vải thô màu xanh này xuất hiện tại châu Âu rất trễ so với thời gian lúc ra
đời tại California. Sau thế chiến thứ hai, lính Mỹ đã du nhập loại quần này vào châu
Âu. Châu Âu dần dần bị Mỹ hóa đầu tiên qua áo quần. Vào thập niên 1960, thời gian
của hippies và phản kháng, chiếc quần jean trở thành bộ đồng phục cho những người
muốn sống tự do không ràng buộc. Thời gian này khi nói đến tự do, nói đến phản
kháng, đến chối từ thì phải nói đến quần jean. Chỉ với quần jean, tuổi trẻ cảm nhận

CĐ MAY 10B Trang 3


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

mình đã hơn người, mình "đã sống, đang sống và biết sống" hơn người.Sau khi cách
mạng đời sống chấm dứt thì triết lý "quần jean" cũng tàn lụi theo. Jean trở thành loại
quần áo cho tầng nhóm xã hội bình thường. Từ biểu tượng cho "tự do", nay Jeans trở
thành chiếc quần của thời gian rảnh rỗi, qua đó biểu tượng của Jeans trở nên buồn
chán. Jeans không còn "sôi nổi" nữa.Để chặn đứng tình trạng xuống dốc của quần
Jeans, các nhà tạo mode đã thay đổi nhiều kiểu mẫu: lúc quần ống rộng, khi thì bó
mông. Nhờ vào hóa chất acid và đá bọt, chiếc quần Jeans mới được bỏ vào trong máy
giặt để trở thành loại "stone-washed", "double-stone-washed" cho đến "destroyed". Ai
mà thích quần rách rưới thì có loại "Shotgun Denim" - vải quần được bắn nát với đạn
Schrotflinte. Một số trong giới thanh niên thiếu nữ cho rằng quần càng hư hỏng rách
rưới người mặc mới được xem là "ngầu".
Và chiếc quần jeans ngày nay dù đã thay đổi rất nhiều với kiểu dáng da dạng,
chất liệu thay đồi phù hợp với từng thới điểm, mùa, xu hướng thời trang... nhưng vẫn
giữ được độ bền của chất liệu, những nét cơ bản như các nút đinh tán, đường chỉ chạy
cong vòng sau túi quần đặc trưng.

Hình 1:Levi Strauss

CĐ MAY 10B Trang 4


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

1.2.2 Vai trò của quần jeans trong sản xuất công nghiệp
Với nhu cầu của thị trường thời trang, quần jeans ngày càng được ưa chuộng và
nhiều người sử dụng do ít bị lỗi thời và không kén người mặc. Vì thế, hiện nay có rất
nhiều doanh nghiệp tập trung sản xuất quần hoặc nhận gia công quần jeans cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này góp phần thu về nhiều lợi nhuận cho
doanh nghiệp và cho đất nước.
Phương thức gia công quần jeans rất phức tạp do kiểu dáng đa dạng, cấu trúc
phức tạp, quy trình sản xuất trải qua rất nhiều công đoạn đòi hỏi những thiết bị chuyên
dụng như máy wash, máy đóng nút đinh tán, gấp 3D...và những phụ liệu tạo nên nét
đặc trưng như chỉ may, da, nút ... Vì vậy rất khó và hao phí khi sản xuất nhỏ lẻ khiến
cho quần jeans buộc phải đưa vào sản xuất trong công nghiệp.

1.3 Cơ sở hình thành đề tài:


Việt Nam đang trên đường gia nhập WTO. Cơ hội và thử thách rất lớn đang đặt
ra đối với các doanh nghiệp may. Bắt buộc các nhà sản xuất phải vạch ra hướng đi mới
hoàn toàn độc lập, thoát khỏi tình trạng phụ thuộc, bị động vào khách hàng.
Trong thiết kế trang phục gồm có thiết kế mỹ thuật và thiết kế kỹ thuật. Phần
lớn các công ty may trong nước chưa thực sự có đội ngũ thiết kế mỹ thuật. Nhưng đối
với thiết kế kỹ thuật thì nhất thiết công ty may nào cũng cần phải có. Các công ty may
nước ta gần như là gia công cho nước ngoài, họ nhận tài liệu kỹ thuật từ khách hàng,
sau đó nghiên cứu, ra rập, may mẫu,… Đặt biệt là việc ra mẫu rập đóng vai trò rất
quan trọng trong công ty. Để có những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, thì
người kỹ thuật phải ra bộ mẫu rập thật chính xác, bộ rập này được dùng để may mẫu
đối, để đàm phán với khách hàng, cũng để tính thời gian, sự hao phí,… cũng mẫu rập
này đưa vào giác sơ đồ, nhảy size và tính định mức, cắt,… Do đó mẫu rập không thể
thiếu trong phòng kỹ thuật.
Ở các trường đào tạo chuyên ngành may hiện nay môn học thiết kế rập trong
công nghiệp ngày càng được chú trọng trong hơn điều đó cho thấy ngành may công
nghiệp nước ta đang từng bước khẳng định mình với những bước tiến và định hướng
riêng trong việc tự thiết kế và sản xuất để có thể vừa nhận hàng gia công vừa có thể
khẳng định thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình.
Bởi kiểu dáng chất liệu, kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là quy trình công nghệ đặc
thù của nó nên không thể sản xuất bằng máy may gia đình.
Vì chưa có phương pháp thiết kế mà chỉ gia công hay can rập, sao chép, chỉnh
sửa từ mẫu gia công.
Vì những lý do trên mà nhóm chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu về lồng rập
quần jeans.

CĐ MAY 10B Trang 5


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

1.3.1 Mục tiêu đề tài:


Nhằm giúp cho cách doanh nghiệp giảm bớt thời gian sản xuất.
Tìm ra hướng phát triển công thức để đưa vào chương trình giảng dạy.
Là cơ sở để viết giáo trình đưa vào giảng dạy.

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn:


Giúp cho sinh viên áp dụng được kiến thức vào thực tiễn.

1.4 Phạm vi giới hạn:


Đề tài nghiên cứu phương pháp thiết kế lồng rập quần jeans từ bảng thông số
kích thước thành phẩn của công ty Việt Thắng Jean bắt đầu từ bước ra rập, may mẫu…
dành cho giới nữ tuổi từ 18 tới 25.

CĐ MAY 10B Trang 6


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

CHƯƠNG 2 :
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CĐ MAY 10B Trang 7


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Các vấn đề liên quan khi thiết kế rập quần jeans:

2.1.1 Khái niệm:


Rập là một bộ mẫu bằng giấy thể hiện tất cả các chi tiết của một sản phẩm.
Gồm có: rập để cắt nguyên phụ liệu ở dạng bán thành phẩn ( rập bán thành phẩm để
cắt các chi tiết của một sản phẩm); rập lấy dấu để lấy dấu vị trí mổ túi, tra cổ,
ben...;rập hỗ trợ quá trình may mí miệng túi; rập ủi;…

2.1.2 Phương pháp thiết kế quần âu:


B9
Thân trước:
C4 B12
X4 B13

B8
A5
B11 A6
X5 C5 B10
A4
K2
K1 K
X6 K3
C6 B7

A7
B2
B4
C2 B1
X2 A1
B5 B3 A2

X1 C1 B6
T2 T
X3
C3 A3
T1

X C B H A

1) Xác định các đường ngang:


- AX = Dài quần = Số đo – lưng (4)
- AB = Hạ đáy = ¼ VM + CĐhạ đáy (nữ >= 3)
- BC = Hạ đùi = 8 ÷ 10
- Gấp lai = 3cm
Từ các điểm A, B, C, X kẻ các đoạn ngang vuông góc với AX.

CĐ MAY 10B Trang 8


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

2) Vòng đáy:
- BB1 = Rộng ngang đáy = ¼(VM + CĐmông )
- B1B2 = Ra đáy = 1/10 BB1 + 1
Lấy AA1 = BB1 - Chếch của quần (0 ÷ 2.5)cm
Nối A1B1 và lấy: B1B3 = 6cm
Nối B3B2 và lấy: B3B4 = B4B2
Nối B4B1 và lấy: B4B5 = 1/3 B4B1
Vẽ vòng đáy qua các điểm: A1  B3  B5  B2 theo làn cong trơn đều.
3) Lưng quần, đường chính trung:
Lấy: BB6 = B6B2 = ½ BB2 và vẽ đường chính trung qua B6 và song song AX.
Giảm đầu lưng quần: A1A2 = 0.5cm ( Trung bình)
Lượng giảm đầu lưng quần nhiều hay ít phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa vòng mông
và vòng eo cơ thể.
- A2A3 = Rộng ngang eo = ¼ VE + Xếp ly ( Quần âu không xếp ly có: Xếp ly =0)
Vẽ đường lưng quần: A3 A2 hơi cong.
4) Dọc, dàng, lai:
-C1C2 = C1C3 = Rộng ngang đùi = ½ BB2 – 1; [ Hoặc C1C2 = ¼ ( V.đùi + CĐđùi ) – 1]
- X1X2 = X1X3 = ¼ VỐ - 1
Lấy H trên AX, ngang với điểm B3
Vẽ đường dàng quần qua các điểm: B 2 C2 X2 theo làn cong trơn đều và vẽ đối xứng
ra hết lai.
Vẽ đường dọc quần qua các điểm: A3 H  Trong B≈ 0.3cm  C3  X3 theo làn cong trơn
đều và vẽ đối xứng ra hết lai.
Vẽ đường gấp lai quần: X2  X3
5) Vị trí túi xéo:
- A3T = Độ xéo miệng túi = 3.5 ( 3 ÷ 4.5cm)
-Lấy : TT1 = 20 (T1 nằm trên đường dọc quần, là điểm mở miệng túi dưới và chặn
miệng túi dưới ).
- Chặn miệng túi trên: TT2 = 4 cm
- Dài miệng túi: T1T2 = 16 cm

CĐ MAY 10B Trang 9


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Thân sau:

Sang dấu các đương ngang A, B, C, X ( ngang eo, ngang đáy, ngang đùi, ngang
lai) , đường ngang đáy (B) thấp hơn thân trước 1,3cm.
1) Đường chính trung:
-B7B8 = Rộng ngang đáy = ¼ ( VM + CĐquần ) ( = BB1 thân trước)
-B8B9 = Ra đáy = 1/10VM
-B7B10 = Đường chính trung = ½ BB2 + 2; [ Hoặc lấy B7B10 = ½ B7B9 - 0.5 ]
Qua B10 kẻ đường chính trung thân sau vuông góc với các đường ngang sang dấu từ
thân trước cắt đường ngang eo tại A4.
2) Vòng đáy:
- Trên đường ngang eo lấy : A4A5 = ½ B10B8
[ Hoặc lấy: A4A5 = 3 ÷ 4.5 tuỳ thuộc độ chênh lệch giữa vòng mông, vòng eo ]
-Nối A5B8 là đường đựng mông thân sau và lấy:
B8B11 = BH + 1.5 (B11 ngang với B3 thân trước)
-Nối B11B9 và lấy: B11B12 = B12B9 ; Nối B12B8 và lấy: B12B13 = ½ B12B8
Vẽ vòng đáy thân sau qua các điểm: A5 B11 B13  B9 theo làn cong trơn đều.
3) Lưng quần:
- A5A6 = Dông đáy = 1 cm { có thể tính theo công thức: A5A6 = 1/10(VM –VE )- 0.5}
- A6A7 = ¼ VE + Ben (3)
4) Dọc, dàng, lai:
-C4C5 = C5C6 = Rộng ngang đùi = ½ C2C3 + 2 { Hoặc = ¼ (V.đùi + CĐđùi)+ 1 }
-X4X5 = X5X6 = Rộng ngang lai = ½ X2X3 + 2 = ¼ VỐ + 1
Vẽ đường dọc quần qua các điểm: A7 B7  C6 X6 theo làn cong trơn đều và vẽ đối
xứng ra hết lai.
Vẽ đừng dàng quần: B9  C4  X4 theo làn cong trơn đều và vẽ đối xứng ra hết lai.
Vẽ đường gấp lai quần: X4  X6 .
5) Ben:
- Lấy: A6K = KA7
- Trục ben: KK1 vuông góc với A6A7
- Dài ben: KK1 = 12
- Rộng đầu ben: KK2 = KK3 = ½ Rộng ben = 1.5
Vẽ cạnh ben K1K2 , K1K3

CĐ MAY 10B Trang 10


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

6) Vị trí túi mổ:


Cạnh trên miệng túi song song và cách đường ráp lưng 6÷ 7cm.
- Dài x rộng miệng túi = 12 x 1
- Dài miệng túi vuông góc và nằm cân đối 2 bên trục ben KK1 .
 Lưng quần:

4cm
Lưng trái x 2 Lưng phải x 2
≥ 1cm

Lưng trái x 2 Lưng phải x 2

½VE + 3 ½VE + 5

CĐ MAY 10B Trang 11


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng:


1) Sự liên quan của cấu trúc cơ thể người đến việc dựng hình thiết kế quần
jeans.
A. Phân tích sự ảnh hưởng cấu trúc cơ thể người:

1.5

1. Đầu Hình 2 4. Vùng chậu


2. Bán thân 5 + 6. Chân trên
3. Thân 7 + 8. Chân dưới
Lấy kích thước là tiêu chuẩn so sánh để dễ dàng cho các vùng cơ thể khác.
Trong kỹ thuật thiết kế trang phục, người ta thường hay sử dụng chiều cao cơ thể
tương đương bằng 7.5 hay 8 đầu người, nghĩa là: chia cơ thể người thành 7.5 hay 8
phần bằng nhau, và có cùng kích thước với đầu.
Giải thích: những tỉ lệ này dùng trong nhảy size
1.5 : Áo từ đốt sống cổ 7 đến eo thì mỗi size hơn kém nhau 1.5cm về chiều dài.
2 : Áo từ đốt sống cổ 7 đến mông thì mỗi size hơn kém nhau 2cm về chiều dài.
4 : Áo từ đốt sống cổ 7 đến gối thì mỗi size hơn kém nhau 4cm về chiều dài.
5 : Áo từ đốt sống cổ 7 đến gót chân thì mỗi size hơn kém nhau 5cm về chiều dài.

CĐ MAY 10B Trang 12


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

3 : Quần từ mông đến gót chân thì mỗi size hơn kém nhau 3cm về chiều dài.
Các số đo trên cơ thể người là cơ sở thiết kế các dạng quần áo cho mọi lứa tuổi và giới
tính. Trong may mặc, các bộ phận trên cơ thể người được quan tâm nhiều nhất là đầu,
cổ, thân ( phần thân có ngực và bụng) và tứ chi. Mỗi bộ phận cơ thể người có một
sốđo đặc trưng được sử dụng trong thiết kế may mặc gọi là vòng kết cấu.
Trong đó:
 Vòng bụng, vòng mông là cơ sở thiết kế thân quần.
 Vòng đùi, vòng bắp chân, vòng cổ chân là cơ sở thiết kế ống quần.
B. Phân tích dáng người về các bộ phận mông, chân, bụng, và đùi:
Nhận thức được sự khác nhau của con người về cấu tạo cơ thể đã giúp cho việc giải
thích tại sao các trang phục may sẵn không thể vừa vặn với tất cả các dáng người một
cách hoàn hảo được. Công ty may đã tốn nhiều công sức khi họ cố gắng làm thoả mản
nhu cầu của tất cả dáng người mà không nằm trong loạt chuẩn các số đo do họ đưa ra.
Mục đích việc phân tích dáng người về bộ phận mông, chân, bụng và đùi là xác định
được các kiểu dáng người lệch so với số đo chuẩn trung bình.

 Các loại hông cơ thể người:

Hình 3

CĐ MAY 10B Trang 13


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

 Các loại chân:

Hô ng chuẩ n Hô ng hình Hô ng hình Hông hình


thoi trá i tim vuông

Châ n chữ bá t Châ n chuẩ n Chân vòng kiềng

Hình 4

 Quan hệ giữa bụng và đùi:


- Dáng chữ I: Mông bằng phẳng, bụng bằng phẳng.
- Dáng chữ R: Mông xệ và thấp xuống, bụng lớn và đùi lớn.
- Bụng nhô ra, mông nhỏ.
- Dáng chữ O: Bụng và mông nhô ra như nhau.

CĐ MAY 10B Trang 14


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

C. Nguyên tắc khi thiết kế thân quần:


Việc phân tích mông dựa vào dựa vào độ cong của vòng đáy. Càng đánh cong đáy
nhiều phần mông càng rộng, càng ít đánh cong đáy thì quần càng ôm. Mông của quần
phủ diện tích từ eo đến đáy, trong khi kiểu thì dựa vào ống quần. Mông được tách khỏi
kiểu quần từ ngang đáy.

Hình 5

1) Mối liên hệ giữa cơ thể và quần:

Hạ Thâ n trướ c Thâ n sau Hạ


đáy đáy

Ngang đáy Ngang đáy


Đường Đường
sườn sườn
ngoài trong

Hình 6

CĐ MAY 10B Trang 15


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

-Bụng ảnh hưởng đến thiết kế thân trước.


-Mông ảnh hưởng tới việc thiết kế thân sau.
- Chân ảnh hưởng đến việc thiết kế ống quần cả hai thân.

2) Ảnh hưởng của bụng đối với thiết kế thân trước:


Độ đánh cong
bụng trung
bình

Độ đánh cong
bụng to

Bụ ng chuẩ n Bụ ng to
Độ đánh cong
bụng nhỏ

Độ đánh cong
bụng trung bình

Bụ ng nhỏ

Hình 7

CĐ MAY 10B Trang 16


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

3) Ảnh hưởng của mông đối với việc thiết kế thân trước:

Độ đánh cong
mông to

Độ đánh cong
mông chuẩn

Mô ng chuẩ n Mô ng to

Độ đánh cong
mông nhỏ

Độ đánh cong
mông chuẩn

Mô ng nhỏ

Hình 8

CĐ MAY 10B Trang 17


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

4) Ảnh hưởng của hông đối với việc thiết kế quần:

Quần hông chuẩn

Độ đánh cong

Quần hông hình thoi

CĐ MAY 10B Trang 18


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Độ đánh cong

Quần hông hình vuông

Độ
đánh
cong

Quần hông hình trái tim

Hình 9

CĐ MAY 10B Trang 19


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

5) Ảnh hưởng của chân trong việc thiết kế ống quần:

Quần chân chuẩn

Quầ n châ n chuẩ n

Độ đánh cong

Quần chân vòng kiềng

CĐ MAY 10B Trang 20


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Độ đánh cong

Quầ n châ n chữ bá t

Hình 10
2) Sự liên quan của nguyên phụ liệu:
- Tính chất của vải: Trong thành phần của vải jeans hay gọi là vải “ Denim “ chứa 98%
cotton và pha 2% spandex (thun) và được dệt theo kiểu vân chéo. Tạo cảm giác thoải
mái, năng động ở người mặc.
- Độ uốn của vải càng dày độ hao hụt của vải càng cao
Ví dụ:Ta có: AB :Độ dài khúc vải
A1B1: Độ uốn một lớp
CC1 : Độ uốn hai lớp

 Trường hợp có độ uốn một lớp thì AB = AA1 + A1B1 + B1B


A1
A

B
B1
 Trường hợp có uốn hai lớp thì AB = AC + CC1 +C1B1+B1A1+A1B
C
A A1 B
B1 C1
 Độ uốn càng nhiều thì độ hao hụt vải càng lớn.

CĐ MAY 10B Trang 21


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

- Độ dày: vải càng dày thì độ uốn càng nhiều, do đó ta phải cộng thêm độ uốn vào
đường may trong quá trình thiết kế.

- Kiểu dệt: vải jeans được dệt theo kiểu vân chéo, mặt vải được cấu tạo bằng các xen
kẽ các sợi dọc và sợi ngang tạo hiệu ứng chéo trên mặt có những rãnh song song ở mặt
phải của quần.
Vì vậy khi thiết kế thân sau quần jeans ta không cần thiết kế ben như quần âu mà chia
độ rộng của ben ra làm hai phần một nửa bên sườn và một nữa bên đáy. Vì vậy, đường
ngã mông của đáy sau quần jeans ( có hình cong ) không thẳng như quần âu.

Hình 11Mô tả các kiểu dệt

Denim là một loại vải dệt chéo sợi, trong đó sợi ngang được dệt dưới hai hay
nhiều sợi dọc, trong đó chỉ sợi dọc mới được nhuộm, còn các sợi ngang vẫn giữ màu
nguyên thủy là trắng. Do đó, màu xanh của denim khá đặc biệt, và sự ra đời của nó
cũng tạo nên mới trong thế giới thời trang – “xanh denim”, hay còn gọi là xanh chàm
(do được nhuộm từ bột chàm). 
Hầu hết denim ngày nay nhuộm màu tổng hợp do chúng rẻ và chứa ít tạp chất
hơn, trong khi đó denim cao cấp lại thường dùng màu tự nhiên. Do đó, những tín đồ
denim thực thụ sẽ mặc jeans hàng tháng, thậm chí cả năm trước khi giặt chúng lần đầu
vì sau lần giặt đầu tiên, chúng sẽ tạo ra những vệt phai và nếp gấp đặc biệt tạo nên cá
tính riêng cho mỗi người dùng. 

CĐ MAY 10B Trang 22


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

- Wash bạc
Sau khi may xong sản phẩm, quần jeans sẽ được đưa đi giặt và wash bạc.
Thông thường các sản phẩm wash là quần tây, sơ mi, jeans,... được may trên các loại
sản phẩm dày, khô,... sản phẩm sau khi may có thể cho qua quá trình wash bạc và tẩy
trắng áo theo yêu cầu của khách hàng về màu sắc khác nhau.
Quá trình wash bạc là quá trình làm cọ sát sợi nguyên liệu, làm cho nguyên liệu
bị mỏng đi và màu sắc thay đổi. Khi wash sản phẩm thường đi qua hệ thống máy
wash, dưới tác dụng của đá bộc nhỏ li ti làm biến đổi bề mặt của sản phẩm.
Hiện nay trong công nghiệp may, người ta đã phát minh và sử dụng quy trình wash với
enzim. Với quy trình này nó vừa tạo được hoa văn trên bề mặt sản phẩm.

CĐ MAY 10B Trang 23


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Hình 12 Mô tả các kiểu wash bạc

3) Sự liên quan của quy cách may tới việc thiết kế rập trong quần jeans:
Quy cách may quần jeans có nhiều đặc điểm khác so với các loại quần âu, quần
kaki là do vòng đáy quần jeans được may cuốn:

 Khi ta may cuốn thì đường may không bị dãn do đó khi mặc thì quần ôm sát cơ
thểđặc biệt là vòng đáy và phần mông của cơ thể đẩy phần mông của quần ra.

CĐ MAY 10B Trang 24


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Để làm được điều đó thì chỉ có vải jeans và được quyết định bởi sự thiết kế
vòng đáy.

 Độ đánh cong vòng đáy quần jeans cạn hơn quần âu, quần kaki:

Quần âu Quần jeans

Cơ thể
Cơ thể
Hình13 Mô tả độ ôm giữa Hình14 Mô tả độ ôm giữa
vòng đáy với quần âu khi vòng đáy với quần jeans
mặc

Quần jeans đáy cạn đã tạo độ ôm, độ ôm này đã thay cho thân sau có ben như quần âu,
quần kaki.

4) Ảnh hưởng của thông số thành phẩm trước wash và sau wash
Để có được mẫu sizeset ( mẫu khách hàng kí duyệt trước khi đưa vào sản xuất
đại trà) thì phải qua nhiều mẫu trong đó có mẫu FPP là mẫu may và wash.
Wash chiếm một phần quan trọng trong quá trình tạo mẫu. Khi ta thiết kế chỉ
dựa trên thông số thành phẩm mà không xử lý, tính toán độ co rút của vải sau khi wash
( để thử vải và tính được % co rút ) thì nhất định khi wash về thông số không đủ nhưng
thông số ban đầu. Thông số có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với thông số thành phẩm.
Mẫu counter( mẫu may lần đầu tiên trên tài liệu kỹ thuật và mẫu gốc của khách
hàng) thì phải có một trong hai thông số trước wash và sau wash.Nếu không có thông
số trước washvà thông số sau wash hoặc một trong hai thông số cho bị sai thì khi thiết
kế sai và kéo thêm nhiều công đoạn sau bị sai làm tổn thất rất nhiều chi phí của công
ty.
Thông số trước wash là thông số sau khi may xong ra khỏi chuyền.
Thông số sau wash là thông số sau khi xử lý hoàn tất wash.
Muốn có được mẫu counter ( mẫu lấy thông số từ tài liệu kỹ thuật ) hay nói cách
khác thông số rập muốn có phải có thông số trước wash hoặc thông số sau wash mới
có thể thiết kế được:
Thông số rập= thông số trước wash + độ co kỹ thuật (đã có thông số trước wash)

CĐ MAY 10B Trang 25


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Nếu tài liệu chỉ cho thông số sau wash thì ta phải tìm ra thông số trước wash từ
đó suy ra thông số rập. Khi may xong đo thông số trước wash và chuyển cho bộ phận
wash. Nếu wash về thông số chưa chưa đạt yêu cầu ta phải điều chỉnh thông số trước
wash.
Như vậy một người cán bộ kĩ thuật bằng mọi cách phải tìm ra thông số rập từ đó dựa
vào thông số này để thiết kế rập.

5) Sự liên quan của kích thước thành phẩm tới phương pháp dựng hình.
Từ trong sách thiết kế mà ta đã học, ở quần âu khi ta thiết kế từ thông số đo trên
cơ thể người do đó ta phải thiết kế trình tự từ lưng đến đáy đến đùi và cuối cùng là lai.
Nhưng ở quần jeans ta thiết kế dựa trên thông số thành phẩm thì quá trình thiết kế
ngược lại từ lai trở lên: lai → giàng → trong → đáy → đùi → gối. Vậy phương pháp
dựng hình từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên hay từ giữa ra hoàn toàn phụ thuộc vào
bản thông số kích thước thành phẩm. Do đó, khi thiết kế rập theo tài liệu ta phải bám
sát vào thông số trong tài liệu để ta thiết kế thì đọ chính xác của rập đạt hiệu quả cao
nhất.
Nếu thông số cho không phù hợp thì tạo ra dáng quần xấu. Ảnh hưởng tới chất
lượng của sản phẩm và uy tín của thương hiệu. Vì vậy, việc cộng lượng cử động vào
số đo cơ thể để cho ra thông số thành phẩm đòi hỏi phải phù hợp.

6)Yếu tố thẩm mỹ có liên quan đến thiết kế rập quần jeans.


Với yêu cầu của khách hàng theo từng sản phẩm, từng yêu cầu mà ta có cách
điều chỉnh thiết kế sao cho đúng thông số và dáng quần. Điều đó phụ thuộc vào các
yếu tố như sau:
- Cấp chất lượng của sản phẩm

Ví dụ: Khi ta thiết kế sản phẩm quần cho hàng chợ, hàng đại trà thì mức độ chất lượng
không bằng hàng có thương hiệu.

Khi khách hàng đòi hỏi cao thì khi đó thiết kế là khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm
đúng chất lượng của thương hiệu, đúng với chi phí mà khách hàng chi trả để được sản
phẩm.

CĐ MAY 10B Trang 26


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

- Đối tượng sử dụng

Ví dụ: Sản phẩm dành cho người lao động tay chân và người biết nhìn nhận và nắm
bắt xu hướng thời trang sẽ hoàn toàn khác nhau.

+ Người lao động tay chân: sản phẩm đòi hỏi phải bền chắc và bảo vệ cơ thể

+ Người am hiểu về thời trang: sản phẩm phải có đường cắt, đường may đẹp và phải
theo mùa, theo mốt.

- Thời gian gia công: hàng đẹp may lâu, hàng xấu may nhanh

Ví dụ: Để vòng đáy sau ôm vào mông thì vòng đáy sau phải cong hơn bình thường,
nhưng khi vòng đáy cong công nhân phải may kĩ thì phải tốn nhiều thời gian hơn để
lên được sản phẩm. ( Xanh : quần âu, Đen : quần jeans )

Quần âu ( màu xanh ) lợi vải nhưng bị đá ống, quần jeans ( màu đen ) tốn nhiều vải
nhưng mặt đẹp hơn.

CĐ MAY 10B Trang 27


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

7) Sự liên quan của độ co kỹ thuật trong khâu sản xuất và hoàn thành.
Độ co kỹ thuật là yếu tố quan trọng trong việc thiết kế.
Thông số rập = thông số trước wash + độ co kỹ thuật.
Người trưởng phòng kỹ thuật có nhiệm vụ khi xem tài liệu kỹ thuật và biết sản
phẩm cần dùng những máy chuyên dùng nào.Sau đó ta thử độ co trên từng đường may
cụ thể để biết cách gia đường may dể đảm bảo thông số sau khi may hoàn tất sản phẩm
phải đúng với yêu cầu của khách hàng.

2.2 Hệ thống hoá các vấn đề cần nghiên cứu


Phương pháp thiết kế dựng hình trên cùng bản vẽ ta gọi đây là phương pháp
thiết kế lồng. Nhưng phải đảm bảo yêu cầu đưa ra thông qua tiêu chuẩn kĩ thuật.
Kết quả cần thực hiện: thân trước, thân sau, túi, decoupe, lưng, baghet đơn, baghet đôi,
passant, lót túi.
Những chi tiết phụ thiết kế riêng như: lót túi, baghet đôi, baghet đơn, passant.

2.2.1 Thân trước, thân sau, túi, lưng, decoupe

Hình 15

CĐ MAY 10B Trang 28


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

2.2.2 Baghet đơn, baghet đôi, lót túi, passant

Baghet đơn x 1 Baghet đôi x 1

Passant x 6 Lót túi x 2

CĐ MAY 10B Trang 29


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

2.3 Phương pháp giải quyết

2.3.1 Phân tích kiến thức cơ sở


- Những kiến thức từ các môn học đại cương
- Từ những môn học là nền cơ bản như: THIẾT KẾ TRANG PHUC 1, NGUYÊN
PHỤ LIỆU….

2.3.2 Phương pháp thực nghiệm


Qua thử nghiệm dựng hình và phương pháp thiết kế quần âu không ly, sau đó ta
kiểm tra thông số rồi so sánh thông số này với thông số thành phẩm của quần jeans, ta
điều chỉnh lại những thông số không phù hợp từ đó dẫn đến điều chỉnh phương pháp
thiết kế mới cho phù hợp. Để chứng minh được phương pháp tối ưu hay không ta phải
so sánh
- Thời gian thiết kế
- Độ chính xác thông số
- Độ ăn khớp khi lắp ráp
- Dáng quần
 Ta phải may mẫu thử để đánh giá phương pháp thiết kế mới có phù hợp với tài
liệu kĩ thuật hay không.

2.3.3 Phương pháp thống kê


Sang mẫu và chỉnh sửa rập ở mã hàng cũ gần giống với mã hàng mới phù hợp
với yêu cầu của mã hàng mới.
Muốn áp dụng phương pháp thống kê phải may loại hàng đó nhiều lần, các mã
hàng phải có kiêu dáng gần giống nhau, chất liệu gần giống như mẫu mới, và thiết kế
gần giống mẫu mới.
Tóm lại, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, các mẫu mã luôn thay đổi
để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, vì vậy rất khó để lấy mẫu của mã hàng trước
để cho mã hàng sau áp dụng vì độ chính xác không cao.
Qua đây cho thấy nhược điểm của phương pháp thống kê khó vận dụng trong
việc tạo ra sản phẩm nên chúng tôi quyết định chọn phương pháp thực nghiệm cho quá
trình thực hiện đề tài.

CĐ MAY 10B Trang 30


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
LỒNG RẬP QUẦN JEANS
TỪ BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM

CĐ MAY 10B Trang 31


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ LỒNG RẬP QUẦN JEANS TỪ


BẢNG THÔNG SỐ THÀNH PHẨM

3.1 Đặc điểm hình dáng và cấu trúc quần jeans


Xuất hiện từ khá lâu, ngày nay quần jeans không còn độc tôn 1 màu xanh, nó
chuyển sang tôn đen, nâu, trắng ... rồi wash bạc ở đùi, mông để tạo điểm nhấn, thêm
hình, xé tua hoặc gắn thêm các phụ kiện bằng kim loại. Chất liệu vải cũng phong phú
hơn, mềm hơn, mỏng hơn. So với các dạng quần tây, quần short; quần jeans có những
đặc điểm sau :quần jeans lưng cao, ống thẳng là dạng quần cơ bản. Theo xu hướng
thời trang lưng quần ngày càng thấp hơn, đáy quần ngắn lại, xuất hiện thêm ống rộng
và ống loe tuỳ theo xu hướng thời trang ở mỗi thời kỳ. Điều này làm cho quần jeans có
nhiều kiểu dáng đa dạng hơn .

So với các dạng quần khác, quần jeans có nhiều dạng túi như túi hàm ếch, túi
hộp, túi đắp sau, và có thêm túi đồng hồ. Ở thân trước quần jeans đặc trưng nhất là túi
hàm ếch vì quần jeans là dạng quần không ly nên các dạng túi xéo và túi thẳng khi
thiết kế lên quần jeans sẽ làm cho túi bị hở khi mặc. Ngoài ra quần jeans có thêm
nhiều hoạ tiết trang trí như : thêu, đính hạt, wash ... làm cho quần jeans mang phong
cách mạnh mẽ và mới lạ hơn.

Một chiếc quần jeans đẹp phải đáp ứng các yêu cầu sau :

- Kiểu dáng phải vừa vặn , ôm sát cơ thể, tôn dáng người mặc

- Đường may thắng và khéo léo, lắp ráp các chi tiết không bịđùn, dún

- Dây kéo và đường viền may ngoài phải nằm phẳng, nếu có dợn sóng, phồng lên hoặc
lõm xuống là chiếc quần được ráp nối không khéo.

- Ngồi gập gối thật sát nhún lên nhún xuống vài lần xem có bị vướng ở đầu gối, đùi,
hoặc cổ chân không. Một chiếc quần jeans vừa vặn phải ôm gọn phần thân và không bị
vướng, hở lưng khi ngồi xổm.

- Phải có sự kết hợp hài hoà về màu sắc khi wash quần .

CĐ MAY 10B Trang 32


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

3.2 Mô tả chi tiết


Mặt trước sản phẩm

Túi sau + decoupe sau Dây kéo + baghet

CĐ MAY 10B Trang 33


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Mặt sau sản phẩm

Lưng + passant

CĐ MAY 10B Trang 34


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Túi đồng hồ Lai

Hình 16

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng


Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm :

- Cấu trúc cơ thể người

- Nguyên phụ liệu

- Quy cách may

- Bảng thông số thành phẩm

- Tính thẩm mỹ

- Độ co kỹ thuật trong quá trình sản xuất

CĐ MAY 10B Trang 35


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

3.4 Phương pháp thiết kế lồng rập


3.4.1 Bảng thông số thành phẩm trước, sau wash và thông số rập
 Bảng thông số thành phẩm trước wash
MS
COD
E MÔ TẢ SPC 26 SPC 27 SPC 28 SPC 29

1 VÒNG EO 27 3/4 28 3/4 30 3/4 31 3/4  


VÒNG MÔNG
(đo trên đáy 2
2 3/4") 34 1/2 35 1/2 37 1/2 38 1/2  
VÒNG ĐÙI
3 (đáy xuống 1") 20 3/4 21 1/4 22 1/4 22 3/4  
VÒNG GỐI
(đáy xuống 12
4 1/2") 13 3/4 14 1/4 15 1/4 15 3/4  

5 VÒNG LAI 10 7/8 11 3/8 12 3/8 12 7/8  


ĐÁY TRƯỚC
6 +LƯNG 7 1/8 7 1/8 7 3/8 7 3/8  
ĐÁY SAU +
7 LƯNG 12 12 12 1/4 12 1/4  

8 GIÀNG TRONG 30 5/8 30 5/8 30 5/8 30 5/8  


NGANG MIỆNG
9 TÚI TRƯỚC 4 3/8 4 3/8 4 3/8 4 3/8  
CAO MIỆNG TÚI
10 TRƯỚC 2 3/4 2 3/4 2 3/4 2 3/4  
RỘNG MIỆNG
11 TÚI SAU 5 3/4 5 3/4 5 3/4 5 3/4  
CAO MIỆNG TÚI
12 SAU 6 6 6 6  

13 DÀI DÂY KÉO 2 3/8 2 3/8 2 3/8 2 3/8  

14 TO BẢN LƯNG 2 1/4 2 1/4 2 1/4 2 1/4  

15 RỘNG PASSANT 1/2 1/2 1/2 1/2  

CĐ MAY 10B Trang 36


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

 Bảng thông số thành phẩm sau wash

MS
CODE MÔ TẢ SPC 26 SPC 27 SPC 28 SPC 29

1 VÒNG EO 27 1/2 27 3/4 28 281/8


VÒNG MÔNG
2 (đo trên đáy 2 3/4") 34 1/4 34 1/2 343/4 35
VÒNG ĐÙI
3 (đáy xuống 1") 20 1/2 203/4 21 211/4
VÒNG GỐI
4 (đáy xuống 12 1/2") 13 1/2 133/4 14 141/4

5 VÒNG LAI 10 5/8 107/8 111/8 113/8


ĐÁY TRƯỚC
6 +LƯNG 6 3/8 7 1/8 7 3/4 81/8
ĐÁY SAU +
7 LƯNG 11 5/8 12 12 3/8 12 3/4

8 GIÀNG TRONG 30 30 5/8 30 7/8 311/4


NGANG MIỆNG
9 TÚI TRƯỚC 4 1/8 4 3/8 4 5/8 4 7/8
CAO MIỆNG TÚI
10 TRƯỚC 2 3/4 2 3/4 31/8 31/2
RỘNG MIỆNG
11 TÚI SAU 5 3/8 5 7/8 61/8 6 3/8
CAO MIỆNG TÚI
12 SAU 5 5/8 6 6 3/8 6 3/4

13 DÀI DÂY KÉO 2 3/8 31/8 2 3/8 2 7/8

14 TO BẢN LƯNG 2 2 1/4 2 1/2 2 3/4

15 RỘNG PASSANT 1/2 1/2 1/2 1/2

CĐ MAY 10B Trang 37


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

 Bảng thông số rập

MS
CODE MÔ TẢ SPC 26 SPC 27 SPC 28 SPC 29
28 28
1 VÒNG EO 27 7/8 28 1/8 1/4
VÒNG MÔNG 34 34
2 (đo trên đáy 2 3/4") 34 5/8 3/4 7/8 35
VÒNG ĐÙI
3 (đáy xuống 1") 20 7/8 21 21 1/8 211/4
VÒNG GỐI
4 (đáy xuống 12 1/2") 13 7/8 14 14 1/8 141/4
11 11
5 VÒNG LAI 11 11 1/8 1/4 3/8
ĐÁY TRƯỚC
6 +LƯNG 6 1/4 7 3/8 7 5/8 7 7/8
ĐÁY SAU + 12
7 LƯNG 121/8 3/8 12 5/8 12 7/8
31 31
8 GIÀNG TRONG 30 3/4 32 1/4 1/2
NGANG MIỆNG
9 TÚI TRƯỚC 4 1/2 4 5/8 4 3/4 4 7/8
CAO MIỆNG TÚI
10 TRƯỚC 2 7/8 3 1/8 3 3/8 3 5/8
RỘNG MIỆNG
11 TÚI SAU 57/8 6 6 1/8 6 1/4
CAO MIỆNG TÚI
12 SAU 61/8 6 3/8 6 5/8 6 7/8

13 DÀI DÂY KÉO 2 1/2 2 3/4 3 3 1/4

14 TO BẢN LƯNG 2 3/8 2 1/2 2 5/8 2 3/4

15 RỘNG PASSANT 1/2 1/2 1/2 1/2

CĐ MAY 10B Trang 38


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

3.4.2Xây dựng thông số rập


Khi ta nhận tài liệu kỹ thuật do khách hàng cung cấp như cấu trúc sản phẩm,
bảng mô tả chi tiết, bảng thông số,...
Dựa vào tài liệu đó quan trọng là bảng thông số qua bảng thông số ta mới có thể
thiết kế được rập.
Khi khách hàng cho bảng thông số sẽ có hai trường hợp:
Cho thông số thành phẩm trước wash kèm theo mẫu gốc để ta lấy thông số sau wash
để kiểm tra thông số thành phẩm sau khi wash về.
Nếu cho thông số sau wash thì ta phải thử độ co của vải để tìm thông số trước wash.
Có thông số trước wash ta tìm được thông số rập, sau đó dùng thông số rập để dựng
hình thiết kế
Thông số rập = thông số trước wash + độ co kỹ thuật

3.4.3 Công thức chia cắt và phương pháp dựng hình


1) Thân trước, thân sau
 XÁC ĐỊNH TRỤC CHÍNH

Dựng đường // với khổ giấy

Từ mép giấy đo vào 27 cm kẻ đường chính trung OO1


Xác định đáy, điểm đùi, điểm ống:
Từ điểm O ta theo đường chính trung và lấy điểm ngang đáy O2 :
OO2 = số đo giàng trong

Xác định điểm đùi:


Giữ thước tại điểm điểm đáy lấy xuống 1” O2O3

Xác định hạ gối: O2O4= Số đo hạ gối


Lần lượt dựng các đường vuông góc với đường chính trung

CĐ MAY 10B Trang 39


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

 THIẾT KẾ NGANG LAI

Ngang lai:OA= OA1= Vòng lai/ 4

Từđiểm A ta lấy vào 1.5 cm là điểm sườn trong thân trước AA2= 1.5 cm
Tươngtự A3lấy ra 1.5 cm là điểm sườn ngoài thân sau AA3= 1.5 cm

 THIẾT KẾ NGANG GỐI

Ngang gối: O4B = O4B1 = Vòng gối/4

Tươngtự ta cũnglấyđiểmsườntrongvàsườnngoàitạigối:BB2= BB3


Ta nối A2B2, A1B1,A3B3 là đườngthẳngđi qua 2 điểm
Ngangđùi : O3C= (Vòngđùi/ 4)+ 0.5
O3C1= Vòng đùi / 4

CĐ MAY 10B Trang 40


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

 THIẾT KẾ NGANG ĐÙI

Tạingangđùi ta cũnglấy: điểmsườnngoàithântrước C1C4= 0.5÷ 0.7

Điểmsườnngoàithân sau C1C5= 0.5÷ 0.7


Tạivịtrí C ta lấy :
Điểmđùisườntrongthântrước CC2 = 2.5 cm
Điểmđùisườntrongthânsau CC3 = 2.5 cm

Nối B2 C2 ; B3,C3 là đườngcongđi qua 2 điểmvàkéodàivềphía đáy


Nối sườn B1C4; B1C5 là đường cong đi qua 2 điểm
B1C4; B1C5 tiếp xúc nhau tại một điểm cách gối 7÷ 8 cm

 XÁC ĐỊNH GIÀNG QUẦN

Trên đường sườn trong thân trước ta đo lại theo số đo giàng trong 30 5/8= 76.5 cm và
ta được điểm đáy mới A2D= 30 5/8= 76.5 cm
Từ D ta lấy xuống DC2’= 1”= 2.5 cm ta cũng được điểm đùi mới

CĐ MAY 10B Trang 41


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Xác định giàng trong thân sau :


A3D2= Giàng trong thân trước- 0.5 cm
Xác định điểm đùi sườn trong thân sau
Ta đo C2’C4= rộng ngang đùi thân trước
Tiếp tục đo cho ngang đùi thân sau sao cho: C2’C4+ C5C’4= rộng ngang đùi thân sau
Ta được điểm đùi mới

 XÁC ĐỊNH NGANG LƯNG THÂN TRƯỚC

Moi quần: DD4= 2.5


Kẻ đường gióng O5D5= O2D4
Từ ngang đáy tại D4 kẻ thẳng lên D5= đáy trước – 1”
Từ D5 lấy D 6 lùi về= 1.5÷ 2’Độ nghiêng của cửa quần
Nối D4D6
Lấy D4D4’= 5 cm
Nối D4D4”, D4”D4’’’= D4D4’’/ 2- 0.2 cm
Đánh cong đáy trước DD6 và đo lại vòngđáy
Ta được điểm D’6
Từ D6’dựng đường vuông góc với đường chính trung
D’6D7 = vòng eo /4
Lấy D7D8 =2.5÷3 cm (độ xéo của lưng xệ)
Nối lưng thân trướcD6’D8
Đánh cong lưng thân trước cong xuống 0.5÷0.7 cm

CĐ MAY 10B Trang 42


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

 XÁC ĐỊNH NGANG MÔNG THÂN TRƯỚC:

Xác định vị trí mông : từ O’2 đo lên O6hạ mông và dựng đường vuông góc với đường
chính trung
Xác định ngang mông :
O6E = O3C4+ 0.5÷0.7cm
Nối C4,E , D8, đường cong đi qua 3 điểm

 XÁC ĐỊNH NGANG LƯNG THÂN SAU

Từ điểm sườn ngoài thân trước tại lưng ( D8)


Ta lấy ra độ phưỡn D8D9= 4÷ 4.5 cm
Đánh cong C5D9 là đường cong đi qua 2 điểm.
Đánh cong theo đường sườn thân trước sao cho B1D8= B1D9
Sau đó , ta đo lưng thân trước được bao nhiêu đo tiếp thân sau :

CĐ MAY 10B Trang 43


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Lưng thân trước (D6’ D8)+ lưng thân sau = ½ vòng lưng

Lấy một cung tròn tâm là D9 sao cho bán kính = ¼ vòng lưng
Ta tìm được D10:Nối D9D10 và đánh cong lưng thân sau xuống 0.5÷ 0.7 cm

 XÁC ĐỊNH NGANG MÔNG THÂN SAU

Đo mông thân trước // với lưng thân trước D’ 6D8 được bao nhiêu đo tiếp mông thân
sau E2D11.
Sao cho : ngang mông thân trước + E2D11= ngang mông
Nối các điểm lại với nhau
Đánh cong đáy thân sau là một đường cong hình dấu ngã D 2 đến D11đến D10( Đường
đáy thân sau là một hình dấu ngã không giống như quần tây vì quần jeans không có
ben thân sau)
Và đo khoảng cách D2D10 tương đương đáy sau + lưng

Góc tạo bởi đường đáy và lưng là một góc vuông

CĐ MAY 10B Trang 44


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

2) Decoupe sau và lưng


 THIẾT KẾ LƯNG QUẦN:

D’6D6’’= D8D8’= D10D10’= D9D9’= 1 ¾= 4.5 cm

Đánh cong D’’6D’8 theo đường cong thân trước


D’10D’9 theo đường cong thân sau

 THIẾT KẾ DECOUPE THÂN SAU:

D’9D’’9 = cao decoupe phía sườn


D’10D’’10 = cao decoupe phía đáy
Nối D’’10D’’9 , lưu ý phần thân quần thân sau đánh cong lên 0,5cm để tạo độ phưỡn

CĐ MAY 10B Trang 45


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

3) Túi, baghet, passant


 THIẾT KẾ TÚI TRƯỚC:

Ngang miệngtúi: D8’F= rộng miệng túi trước

Cao miệng túi: D8’F1= cao miệng túi trước


Đánh cong FF1

CĐ MAY 10B Trang 46


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

 THIẾT KẾ TÚI ĐẮP SAU: A F B

AB = rộng túi đắp sau- đo cạnh trên

EC = rộng túi đắp sau - đo cạnh dưới


BC = cao túi đắp sau đo cạnh túi
DF = cao đắp túi sau đo giữa túi
E
C
 THIẾT KẾ TÚI ĐỒNG HỒ: D
A B
AB = ngang túi đồng hồ

 THIẾT KẾ BAGHET:
AB = rộng baghet
A B
AC = dài baghet

 THIẾT KẾ PASSANT:

AD = BC = rộngpassant
AB = DC = dàipassant C

A B

D C

CĐ MAY 10B Trang 47


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

 THIẾT KẾ BAGHET ĐÔI


A B
Ngang baghet = AB = (ngang baghet đơn+1)× 2
Dài baghet= AD= dài baghet đơn + 1 cm

D C

LÓT TÚI TRƯỚC

Túi thiết kế theo hình dạng miệng


túi trước, phần còn lại theo hình dáng
lưng và sườn ngoài.

CĐ MAY 10B Trang 48


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

3.4.4 Kiểm tra rập


1) Kiểm tra thông số rập và hình dáng các chi tiết
a) Thân trước
D

B2 D”6
A2

A1
B1 F1

Dài giàng trong đo từ A2 → D theo đường sườn trong qua B2


Dài giàng ngoài đo từ A1 → F1 theo đường sườn ngoài qua B1
Ngang lai đo từ A1 → A2
Ngang gối đo từ B1 → B2
Vòng đáy đo từ D → D6” theo đường cong của vòng đáy trước
Hạ gối sườn trong đo từ D→ B2
Hạ gối sườn ngoài đo từ F1 → B1
D”6F= 1/4 Lưng- rộng miệng túi

D’6
b) Lưng trước D8

D”6
D’8
Ngang eo đo từ D6’ → D8
Dài lưng D6” D8’ = 1/2 Vòng lưng
To bản lưng D6’D6” = D8D8’ = Số đo cao lưng

c) Túi trước D’8


F

Rộng miệng túi = FD8’


Cao miệng túi= F1D8’ F1

CĐ MAY 10B Trang 49


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

D2
d) Thân sau

A3 B3
D”10

A1
B1 D”9

Dài giàng trong đo từ D2 → A3 theo đường sườn trong qua B3


Dài giàng ngoài đo từ D9’’→ A1 theo đường sườn ngoài qua B1
Ngang lai đo từ A1 → A3
Ngang gối đo từ B1 → B3
Vòng đáy đo từ D2 → D10” theo đường cong của vòng đáy sau
Hạ gối sườn trong đo từ D2 → B3
Hạ gối sườn ngoài đo từ D9’’ → B1

e) Decoup sau
D’10

D’9

D”10 D”9

D9’D9” = Cao decoupe sau đo cạnh sườn


D10’D10” = Cao decoupe sau đo cạnh đáy

f) Lưng sau
D10
D9

D’10
D’9

Ngang eo= D9 D10


Cao lưng= D9’ D10’
To bản lưng D9’D10’ = D9D10

CĐ MAY 10B Trang 50


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

2) Sự ăn khớp khi lắp ráp


Điều kiện khi ráp các chi tiết với nhau là phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm
bảo tính mỹ quan cho sản phẩm.

Hình 17
Đường may đều, không nhăn, không bị giãn miệng túi, miệng túi phải che qua phần
đáp vì nếu không che hết phần đáp sẽ bị lộ đường vắt sổ ra ngoài sẽ không đạt chất
lượng khách hàng đưa ra.
 Ráp thân sau với decoupe sau
Khi ráp thân sau với decoupe cần đảm bảo hai cạnh chi tiết phải thiết kế bằng nhau, có
sự đối xứng giữa hai thân sau với nhau.
 Ráp thân trước với thân sau
Khi thiết kế cần chú ý các góc ở đầu lưng, muốn quần khi mặc ôm sát cơ thể ở vị trí eo
thì các góc này phải là những góc vuông
 Ráp lưng vào thân quần
Khi ráp lưng vào thân theo đường cong vì thế sẽ rất dễ xảy ra tình trạng bị nhăn, vẹo.
Mặt khác chi tiết lưng có canh sợi ngang nếu trong quá trình lắp ráp mà người công
nhân kéo lưng thì sẽ xảy ra trường hợp các chi tiết không khớp, sai yêu cầu.

3.4.5 Phân tích quy cách may và gia đường may cho các chi tiết:
 Phân tích đường may:

Mô tả chung:

CĐ MAY 10B Trang 51


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

1) Sườn trong:

1/4” + 1/16” + 0.1 (độ uốn)+ 1/8”


= 0.635 + 0.16 + 0.1+ 0.32

2) Sườn ngoài và baghet đôi:

Thân
Dây kéo

Baghet đôi

1/4” + 1/8
= 0.635+0.32
TT = TS = 1/2” + 0.1 (độ uốn)
= 1.27 + 0.1
= 1.37 cm 1.4 cm

CĐ MAY 10B Trang 52


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

3) Đáy trước:

Thân

Baghet đơn

Dây kéo

1/4”+1/8”+1/16”+0.1(độ uốn)
= 0.635+ 0.32 +0.16+0.1

1/4” +1/8”+ 1/16” + 0.1


(độ uốn)
= 0.635 +0.32+ 0.16 + 0.1
= 1.21≈ 1.2 cm

CĐ MAY 10B Trang 53


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

4) Đáy sau:

TS1 = TS2 = 1/4” + 1/16” + 0.1 (độ uốn)+1/8”


= 0.635 + 0.16 + 0.1 + 0.32

5) Lai:

1/4” + 0.1 (độ uốn) + 1/16” + 1/2”+ 1/16”


+ 1/2” + 0.1 (độ uốn)
= 0.635 + 0.1 + 0.16 + 1.27 + 0.1+1.27+0.1
= 3.63≈ 3.6 cm

CĐ MAY 10B Trang 54


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

6) Túi:
a) Túi đồng hồ:
1/4” + 0.1(độ uốn) + 1/4” + 0.1 (độ uốn)
= 0.635 + 0.1 + 0.635 + 0.1

1/4”+1/16”+0.1(độ uốn)+1/8”
= 0.635+0.16+0.1+0.32
= 1.21 ≈ 1.2 cm

b) Miệng túi trước:

1/4”+1/16”+0.1(độ uốn)+1/8”
= 0.635+0.16+0.1+0.32
= 1.21 ≈ 1.2 cm

CĐ MAY 10B Trang 55


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

c) Túi sau:

1/4” + 0.1(độ uốn) + 1/4” + 0.1 (độ uốn)


= 0.635 + 0.1 + 0.635 + 0.1

1/4” + 1/6” + 0.1 (độ uốn)+1/8”

= 0.635 + 0.16 + 0.1 + 0.32

= 1.21≈ 1.2 cm

7) Lưng: 1/8” Đường may = 1/8” + 1/4” + 0.1 (độ uốn)

= 0.32+0.635+0.1

= 1.05≈ 1.1 cm

1/8” Đường may = 1/8” + 1/4” + 0.1 (độ uốn)

= 0.32+0.635+0.1

= 1.05≈ 1.1 cm

CĐ MAY 10B Trang 56


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

8) Decoupe :
Đường may decoupe = đường may lưng

=1/8” + 1/4” + 0.1 (độ uốn)

= 0.32+0.635+0.1= 1.05≈ 1.1 cm

D1= D2= 1/4” + 1/16” +


0.1 (độ uốn)+1/8”
= 0.635 + 0.16 + 0.1 + 0.32
= 1.21≈ 1.2 cm
Decoupe = 1/16”+1/4”+1/16”+0.1 (độ uốn)

+ 1/16”+1/4”+1/16”
Decoup
= 0.16+0.635+0.16+0.1+0.16+0.635+0.16

= 2≈ 2 cm 1/4”
Thân sau = 1/4” + 1/6” +1/16”+ 0.1( độ uốn) Thân sau

= 0.635 + 0.16+0.16 + 0.1

= 1.05≈ 1.1 cm

9) Dây passant:
1/4” Đường may = 1/4”+ 0.1 (độ uốn)

= 0.635 + 0.1

= 0.735 ≈ 0.7 cm

CĐ MAY 10B Trang 57


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Gia đường may cho các chi tiết:

a)Thân trước: b) Thân


1.1 cm 1.1 cm
1.2 cm

1.2 cm 1.2 cm

1.2 cm 1.4 cm 1.4 cm 1.2 cm

3.6 cm
3.6 cm

CĐ MAY 10B Trang 58


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

c) Lưng:

Xung quanh chừa 1.1 cm

d) Decoupe :
1.1 cm

1.2 cm
1.4 cm

2 cm
e) Túi đồng hồ:
1.5 cm

1.2 cm 1.2 cm

1.2 cm
f) Túi sau:
1.5 cm

1.2 cm 1.2 cm

1.2cm

CĐ MAY 10B Trang 59


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

g) Đáp túi trước:


1.1 cm

1.4 cm
1cm

h) Lót túi trước:


1.1 cm

1.2 cm

1.4 cm
1.4 cm

1 cm

CĐ MAY 10B Trang 60


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

i) Baghet đơn:
1.1 cm

1 cm 1 cm

j) Baghet đôi:
1.1 cm

1 cm
1 cm

0.5 cm

CĐ MAY 10B Trang 61


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

3.4.6 Cắt may và xử lý hoàn tất


Công đoạn cắt là một khâu quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm,
cũng như tình hình kinh tế. Chính vì thế, bán thành phẩm cắt phải luôn được theo dõi
một cách chặt chẽ. Thường sử dụng các máy móc như máy cắt nhãn, máy cắt vòng,
máy cắt gòn, máy cắt đầu bàn, máy cắt đĩa, máy cắt đứng…

Hình 18
May là công đoạn ảnh hưởng nhiều nhất và quyết định đến chất lượng sản
phẩm. Quá trình may được thực hiện qua nhiều bước công việc xuyên suốt chuyền
may.
Quy trình may sản phẩm :
1. Lấy dấu hai đáy túi trước
2. May miệng túi đồng hồ
3. Đóng túi đồng hồ
4. Vắt sổ đáp túi trước
5. May đáp vào lót túi
6. May lược miệng túi
7. Diễu miệng túi trước
8. Gắn đáp vào túi trước
9. Vắt sổ paget chiếc
10. Vắt sổ paget đôi
11. Vắt sổ đáy túi trước
12. Vắt sổ lót túi
13. Gắn nhãn may nhãn vào lót túi
14. Tra dây kéo
15. Cuốn decoupe sau
16. Lấy dấu túi thân sau
17. May miệng túi sau
18. Ủi túi sau
CĐ MAY 10B Trang 62
Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

19. Vẽ trang trí túi sau


20. Diễu trang trí túi sau
21. Đóng túi sau
22. Cuốn đáy sau
23. Chạy dây passant, cắt dây
24. Đính sườn, gắn một đầu dây passant
25. May cuốn sườn quần
26. Vắt sổ giang trong
27. Chần mí 16 cm
28. Tra lưng
29. Gọt đầu lưng, lấy dấu khóa đầu lưng, định hình đầu dây
30. May lai
31. Đánh bọ
32. Thùa khuy
33. Kiểm hóa
34. Ủi thành phẩm
35. Đính nút đồng, nút trang trí
36. May nhãn thương hiệu
37. Gấp xếp, tra nhãn, vô bao

Hình 19

Xử lý hoàn tất là quá trình vệ sinh và hoàn tất sản phẩm

3.4.7 Kiểm tra mẫu thử nghiệm


Sau khi may xong sản phẩm cần kiểm tra và đối chiếu với thông số ban đầu khi
thiết kế, kiểm tra tính thẩm mỹ của sản phẩm, kiểm tra các đường may, lắp ráp các chi
tiết…

CĐ MAY 10B Trang 63


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

CHƯƠNG 4 :
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CĐ MAY 10B Trang 64


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Bảng so sánh sự khác nhau giữa quần âu và quần jeans về kiểu dáng
STT NỘI DUNG QUẦN ÂU QUẦN JEANS
1 Dáng Quần Dùng nhiều chất liệu Ôm sát cơ thể vẫn thoải
khác nhau và đa số co mái khi sử dụng.
giãn ít nên phải có Thiết kế nhiều kiểu trên
lượng cử động nhiều để một chất liệu,
thoải mái khi sử dụng. Đa dạng về phong cách.
Không biến đổi nhiều
kiểu.
2 Thân Trước Có đường ủi ly tại Không có đường ủi ly
đường chính trung, cử Có wash bạc
động nhiều hơn so với Tạo kiểu
quầnjeans.
3 Thân Sau Không có decoupe Có decoupe
Có chiết ben, có lượng
cử động nhiều hơn
quần jeans do tính chất
nguyên liệu.
4 Decoupe Khôngcó decoupe,dùng Là chi tiết chính giúp
ben để tạo độ phồng quần có nhiều đường cắt
cho mông. ở thân sau
Tạo độ phồng cho mông.

5 Lưng Bảng lưng thấp hơn Bảng lưng cao hơn


quần jeans Hầu như lưng là hai
Đa số lưng bốn miếng. miếng
6 Túi Đồng Hồ Không có túi đồng hồ Có túi đồng hồ
Quần có nhiều chi tiết hơn
giúp quần cứng hơn, năng
động hơn cho quần jeans.

7 Túi sau Túi sau đa số dùng túi Sử dụng túi đắp tùy theo ý
mổ, một bên hoặc hai khách hang lớn nhỏ đa
nhưng theo kích cỡ dạng.
nhất định.
8 Túi Trước Sử dụng túi thẳng và Có túi đồng hồ may trong
túi xéo. túi hàm ếch,
Không có túi hàm ếch. Có túi dọc
Bảng 1

CĐ MAY 10B Trang 65


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

4.2 Bảng so sánh sự khác nhau giữa quần âu và quần jeans về nguyên phụ
liệu

STT NỘI DUNG QUẦN ÂU QUẦN JEANS


1 Vải chính Hầu hết dùng Denim
2 Chỉ Sợi xe 60/3 Sợi xe 40/2

3 Keo Keo vải Keo mùng

4 Dây kéo Dây kéo nhựa ( dây kéo Dây kéo đồng
giọt nước )
5 Nút Nút nhựa, móc khóa Nút kim loại có chân, nút
rivet
6 Nhãn thương hiệu Không Có
7 Kiểu dệt Vân điểm Vân chéo

Bảng 2

4.3 Bảng so sánh sự khác nhau giữa quần âu và quần jeans về phương pháp
thiết kế
STT NỘI DUNG QUẦN ÂU QUẦN JEANS
1 Hình Thức Thiết Kế Dựa trên thông số cơ thể Dùng thông số thành
để thiết kế là chính. phẩm là chính.
Nhược điểm: Ưu điểm:
Phải thuộc nhiều công Khôngphải cộng cử
thức, các bước vẽ, tính động,không có nhiều bước
toán nhiều trong quá trình tính toán.
thiết kế. Thực hiện các bước thiết
Có nhiều loại chất liệu nên kế một cách logic, mức độ
công thức biến đổi nhiều. chính xác cao.

2 Phương Pháp Thiết Thiết kế từng thân, từng Thiết kế lồng cho tất cả
Kế chi tiết của sản phẩm. các chi tiết vào nhau.
Ưu điểm: Ưu điểm:
Thông số chính xác Thông số chính xác cao,
Nhược điểm: kiểm tra các chi tiết ăn
Mất nhiều thời gian, sự ăn khớp với nhau rất dễ dàng,
khớp các chi tiết không không mất nhiều thời gian.
cao.
3 Form dáng Có ủi ly đường chính Có độ chòm từ thân sau

CĐ MAY 10B Trang 66


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

trung. qua thân trước ở ống quần.


Lượng cử động nhiều. Lượng cử động ít
4 Nội Dung Thiết Kế

4.1 Xác định các Xác định dài quần→hạ Ngang lai→ giàng trong
đường ngang đáy → đùi→ gấp lai → đùi → gối →
đáy→lưng.

4.2 Đường chính Hình thành đường chính Hình thành đầu tiên trước
trung trung sau khi xác định khi thực hiện các việc thiết
ngang đáy. kế tiếp theo.
Nhược điểm: Mất nhiều Ưu điểm: Dễ, không mất
thời gian để xác định các nhiều thời gian mà độ
đường ngang để dựng chính xác lại cao.
đường chính trung.

4.3 Moi quần Ở quần âu lấy 3cm Quần jeans lấy 2 ÷ 2,5cm
(Quần âu đáy dài hơn) (Quần jeans mặc ôm nên
Chỉ đánh cong ½ trung đáy hẹp hơn)
tuyến để tạo nên đường Đánh cong ½ trung tuyến-
cong nên đáy sâu hơn 0,2cm. Đáy cạn ngắn hơn
quần jeans. quần tây

4.4 Đường đáy sau Đáy sau là một đường Đáy sau của quần jeans là
cong sau đó dựng thẳng một hình dấu ngã vì quần
lên tới lưng. jeans không có ben ở thân
sau.

4.5 Vẽ từ gối lên Đa số dang quần rộng Ở quần jeans bắt buột phải
không có tính ngang gối, có điểm gối nên khi vẽ từ
xác định điểm gối nên khi lai lên gối cũng là đường
dựng đường từ lai thẳng nhưng khi từ gối lên
lênngang đùi dưới là đùi lại là đường cong đi
mộtđường thẳng. qua 2 điểm để tạo độ ôm
và dáng quần đẹpcho
quần.

4.6 Dài sườn trong Đáy sau thấp hơn đáy Đáy sau thấp hơn đáy
của thân sau và thân trước 1,2cm. trước 0,5cm.Vì khi may từ
trước gối lên ống bằng nhau
nhưng khi may từ gối lên

CĐ MAY 10B Trang 67


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

thì đáy nó bị giãn ra nên ta


giảm đi.

4.7 Độ phưỡn Quần âu mặc rộng không Quần jeans mặc ôm nên
tạo độ phưỡn mà ta chiết cần phải tạo độ phưỡn cho
ben vào thì tạo được độ mông.
phồng cho mông.

4.8 Tính đối xứng Đối xứng 100% Ta không cần tính đối
Quần âu ủi ly ở đường xứng cho quần jeans vì
chính trung nên tâm phải quần jean mặc ôm sát.
ở giữa. Quần ôm hơn nên ta cần
đấy về phía giàngnhiều
hơn là sườn.

4.9 Lưng Bảng lưng nhỏ hơn quần Bảng lưng lớn hơn.
jeans.
Quần âu có quai nhễ. Quần jeans không có quai
nhễ.

5 Cách chỉnh sửa khi Quần âu nếu thiết kế Quần jeans nếu ta phát
không đúng thông không đúng rất khó để hiện điểm sai do không
số và hình dáng của chỉnh sửa.Vì cách thiết kế đúng thông số hoặc dáng
quần từng chi tiết rời nhau. quần thì ta có thể sửa được
ta sẽ xê dịch về thân trước
hoặc thân sau( vòng ống),
hoặc kép dài( đối với
đường đáy) để đảm bảo
thông số và phù hợp với
dáng quần.

Bảng 3

CĐ MAY 10B Trang 68


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

4.4 Bảng so sánh sự khác nhau giữa quần âu và quần jeans về qui cách may

STT NỘI DUNG QUẦN ÂU QUẦN JEANS


1 Giàng trong Vắt sổ, may một kim, ủi rẽ Vắt sổ 5 chỉ, mí 1 ly hoặc
may cuốn
2 Sườn ngoài Vắt sổ 3 chỉ, may 1 kim, ủi Vắt sổ 5 chỉ
rẽ
3 Đáy trước May 1 kim vòng đáy, ủi rẽ May cuốn, may vắt sổ
5chỉ
May + mí 1 kim
4 Đáy sau May 1 kim vòng đáy, ủi rẽ May cuốn hoặc vắt sổ 5
chỉ
5 Lai Vắt sổ 3 chỉ, may gấp lai May cuốnkín
6 Lưng May lộn và diễu May kẹp

Bảng 4

Tóm lại : Với kiến thức nền tảng của những môn đã được học như thiết kế trang phục
1, nguyên phụ liệu,..., và quá trình sản xuất quần jeans tại công ty Việt Thắng Jean cho
thấy những điểm khác giữa quần âu và quần jeans gồm có cấu trúc, phương pháp thiết
kế và qui cách may,...

Có thể dùng công thức quần âu để thiết kế quần jeans nhưng phải may thử chỉnh rập
nhiều lần mất nhiều thời gian.

Với nhu cầu ưu chuộng và tính tiện lợi của quần jeans thì quần jeans có nhiều phương
pháp khác nhau tùy theo kiểu dáng và nguyên phụ liệu.

Kiểu dáng và chất liệu của quần jeans làm cho qui cách may phong phú hơn ( như may
cuốn, may cuốn kín,... ).

CĐ MAY 10B Trang 69


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 Kết luận
Thời trang quần jeans đang chiếm lĩnh thị trường thời trang trong nước và thế
giới. Vì vậy đề tài: “Nghiên cứu phương pháp thiết kế lồng rập quần jeans từ bảng
thông số thành phẩm tại công ty Việt Thắng Jean ” đã được đặt ra. Qua bốn tuần
nghiên cứu và khảo sát thực tế cùng với việc thu thập tài liệu, chúng em đã đưa ra
phương pháp thiết kế rập công nghiệp cơ bản cho quần jeans nữ trong công nghiệp làm
cơ sở cho việc thiết kế rập quần jeans công nghiệp.
Trong đề tài chúng em đã đưa ra phương pháp thiết kế rập công nghiệp cho quần jeans
nữa cơ bản, cách ra rập cứng, cách chừa đường may, qui cách may.
Lần đầu tiên thực hiện một đề tài thực sự, chúng em không khỏi gặp khó khăn. Nhưng
nhờ sự cố gắng hết khả năng của mình và sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
chúng em đã hoàn thành luận án tốt nghiệp đúng thời gian quy định.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế
chúng em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.

 Kiến nghị
Đề tài này cần phải có nhiều thời gian để nghiên cứu và thâm nhập thực tế hơn.
Cần phải điều chỉnh sao cho thời gian đi thực tập trước khi làm luận văn tốt nghiệp.
Mong muốn chương trình đào tạo tại trường sát với thực tế nhiều hơn để sinh viên sau
khi ra trường có thể nắm vững được những kỹ năng cần thiết nhất để áp dụng cho công
việc của họ tại công ty.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị thì vẫn còn thiếu các loại máy móc chuyên dùng so với
thực tế trong công ty. Dù không được học những máy móc tiên tiến nhất nhưng phải
cho sinh viên được tiếp xúc với những thiết bị đó, đặc biệt là các loại cữ gá lắp vì
trong sản xuất may công nghiệp dường như bước công việc nào cũng sử dụng các loại
cữ gá lắp.
Lượng kiến thức của học kỳ cuối quá nhiều, quá nặng nề khiến nhiều sinh viên không
thể đạt chất lượng tốt được.
Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

Cần tổ chức các môn học liên quan đến công việc của sinh viên sau khi ra trường như :
quản lý đơn hàng, tổ chức sản xuất, lập kế hoạch sản xuất,...
Thiết kế rập cho sản phẩm may mặc là một công việc rất sâu và rộng đòi hỏi phải có
thời gian, cũng như kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình làm việc. Trong vòng
hai tháng để tiến hành thực hiện đề tài chúng em không thể nghiên cứu được hết cách
thức ra rập của tất cả các sản phẩm nên đề tài chỉ dừng lại ở phần thiết kế rập cơ bản
cho quần jeans nữ. Chúng em mong rằng sẽ có những đề tài tiếp theo nghiên cứu về
phương pháp thiết kế rập công nghiệp cho quần jeans nam để bổ sung cho việc thiết kế
rập công nghiệp cho quần jeans hoàn chỉnh hơn. Và nghiên cứu định mức nguyên phụ
liệu cho quần jeans, về phương pháp tính thời gian,… Để hoàn thành quy trình công
nghệ sản xuất quần jeans trong công nghiệp.
Đồ án này được hoàn thành dưới sự cho phép của nhà trường, khoa dệt may và sự
hướng dẫn của thầy Trần Văn Hoạt cùng với sự giúp đỡ tận tình của Ban Giám Đốc và
các anh chị trong công ty Việt Thắng Jeans. Chúng tôi đã thực hiện đề tài từ tuần 3 đến
tuần 18 trong đó đã trải qua 4 tuần thực tế tại công ty Việt Thắng Jeans. Nhờ vào
những kiến thức lý thuyết mà thầy cô đã truyền đạt cho chúng tôi trong thời gian qua
là nền tảng, cở sở để vận dụng vào thực tế cùng với sự chia sẻ những kinh nghiệm thực
tế. Chúng tôi đã hoàn thành tốt đồ án này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!


Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

PHỤ LỤC
Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật
Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp
Trườ ng Cao đẳ ng Cô ng Thương TP.HCM Khó a luậ n tố t nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu:

[1] Thạc Sĩ Đinh Hồng Khang, biên soạn giáo trình Thiết Kế Trang Phục 1

[2] Thạc Sĩ Đinh Hồng Khang, biên soạn giáo trình Phụ Liệu May Quần Áo

Website:

[2] Congnghemay.com
[3] Congnghemay.net
[4] Thuviendientu.info
[5] Trang web:Http://www.wikipedia.org.

You might also like