You are on page 1of 35

Khoa Luật Hình sự

Lớp Luật Hình sự 44A1

THẢO LUẬN CHƯƠNG 3


CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI
THẾ GIỚI - WTO
Môn học : Luật Thương Mại Quốc Tế
Giảng viên : Nguyễn Xuân Mỹ Huyền
Nhóm : 05
Danh sách thành viên :

STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ


01 Nguyễn Hữu Hồng Ân 195.380101.3003

02 Hoàng Thị Hồng Anh 195.380101.3005


03 Huỳnh Minh Anh 195.380101.3006

04 Phạm Vân Anh 195.380101.3012


05 Nguyễn Đăng Kim Cương 195.380101.3026

06 Huỳnh Tấn A Dũng  195.380101.3035


07 Nguyễn Thị Thuỳ Dương 195.380101.3039

08 Trương Trung Hào 195.380101.3055


09 Hoàng Thúy Hiền 195.380101.3059

10 Nguyễn Hiếu Hiền 195.380101.3061


11 Lê Quách Minh Hiếu 195.380101.3064 Nhóm trưởng

12 Nguyễn Thị Mỹ Huyền 195.380101.3079

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2022.


MỤC LỤC
A. LÝ THUYẾT........................................................................................................................... 2
Câu 2. Phân biệt giữa chế độ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.......................................2
Câu 3. Lợi ích của việc hưởng chế độ MFN ngay lập tức và vô điều kiện khi trở thành thành viên
WTO là gì?............................................................................................................................ 6
Câu 6. Phân tích sự khác nhau giữa liên minh hải quan và khu vực thương mại tự do. Chứng
minh thông qua ví dụ cụ thể..................................................................................................8
B. NHẬN ĐỊNH........................................................................................................................ 10
Nhận định 1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các
mức thuế nhập khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO
khác................................................................................................................................... 10
Nhận định 2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức trần đã cam
kết..................................................................................................................................... 10
Nhận định 3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối
huệ quốc............................................................................................................................ 11
Nhận định 4. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu
và hàng hóa được sản xuất trong nước................................................................................11
Nhận định 5. Theo quy định của Hiệp định GATT, nguyên tắc NT nhằm đảm bảo sự đối xử bình
đẳng và công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước....................................12
Nhận định 6. Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX GATT 1994, các thành viên chỉ cần
chứng minh biện pháp của mình thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm (a) đến
điểm (j) Điều XX..................................................................................................................12
Nhận định 7. Khi thiết lập Khu vực Thương mại Tự do (FTA) hoặc một Liên minh Hải quan
(Custom Union) theo Điều XXIV GATT 1994, các thành viên của các liên kết này sẽ được hưởng
ngoại lệ của nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT.....................................................................13
Nhận định 8. Điều XIV Hiệp định GATT ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc MFN...................14
C. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG.........................................................................................................15
Tình huống 1: Khi gia nhập WTO, Úc đã cam kết về mức thuế trần đối với mặt hàng A là 10%.
Tuy nhiên, trên thực tế, vào tháng 4 năm 2015, nước này áp mức thuế 5% đối với mặt hàng A có
xuất xứ từ Trung Quốc và mức 8% đối với hàng này có xuất xứ từ Hoa Kỳ. Anh, chị hãy cho biết:
......................................................................................................................................... 15
Câu 1.1: Biểu thuế trên của Úc có vi phạm quy định về mức thuế trần trong WTO không?....15
Câu 1.2: Việc quy định hai mức thuế khác nhau cho hai thành viên của WTO có vi phạm quy
chế MFN không?.............................................................................................................16
Câu 1.3: Giả sử, sau đó, Úc và Hoa Kỳ tiến hành đàm phán ký kết thỏa thuận thúc đẩy thương
mại tự do giữa hai nước. Trong thời gian này, nhằm tránh sự phân biệt đối xử đối với mặt
hàng A từ Hoa Kỳ và Trung Quốc, Úc áp dụng mức thuế 8% đối với mặt hàng A có xuất xứ từ
Trung Quốc. Với tư cách chuyên gia về Luật thương mại quốc tế, Anh, chị hãy bình luận về
vấn đề này...................................................................................................................... 17
Tình huống 4:..................................................................................................................... 18
Câu 4.1: Richland mong muốn không có sự phân biệt đối xử giữa rượu Soke và rượu vang vì
cho rằng chúng có cùng nồng độ cồn nên là các sản phẩm tương tự, vậy Richland có thể khởi
kiện Vitian vi phạm những quy định nào của WTO, nêu cơ sở pháp lý?...............................18
Câu 4.2: Vitian có thể căn cứ vào những quy định nào của WTO để bảo vệ lập luận của mình?
...................................................................................................................................... 18
Tình huống 8:..................................................................................................................... 19
 Tóm tắt:..................................................................................................................... 19
Câu 8.1: Việc quốc gia A hạn chế nhập khẩu lốp xe tái chế có đi ngược lại các cam kết về tự do
hóa thương mại của WTO hay không?..............................................................................20
Câu 8.2: Việc A hạn chế nhập khẩu đối với các quốc gia khác mà vẫn cho phép nhập khẩu lốp
xe tái chế từ các thành viên trong nhóm MERCOSUR có phù hợp với quy định của WTO
không?........................................................................................................................... 21
Câu 8.3: Việc quốc gia A vẫn cho phép nhập khẩu lốp xe cũ để dùng làm nguyên liệu sản xuất
lốp xe tái chế ở thị trường trong nước trong khi không cho phép nhập khẩu lốp xe tái chế có
tạo ra một sự phân biệt đối xử (theo quy định tại phần mở đầu của Điều XX Hiệp định GATT
1994) với các quốc gia sản xuất và kinh doanh lốp xe tái chế với A không?..........................22
Tình huống 9:..................................................................................................................... 23
Câu 9.1: Quốc gia D nhờ các anh, chị tư vấn cho họ, anh, chị hãy đánh giá cơ hội thành công
của D trong vụ việc này....................................................................................................23
Câu 9.2: Quốc gia A cho rằng mình có một thỏa thuận thành lập khu vực thương mại tự do
(FTA) với B và C nên phải dành mức thuế suất ưu đãi như vậy theo đúng lộ trình thành lập
FTA. Được biết, trước khi gia nhập FTA với B và C, quốc gia A áp dụng mức thuế suất 7% đối
với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia D. Ngoài ra, quốc gia D cũng phát hiện rằng FTA của
quốc A, B, C chưa được đăng ký với WTO.........................................................................26
 Tóm tắt:........................................................................................................................ 26
Câu 9.3: Giả sử A, B, C thành lập một Liên minh hải quan với biểu thuế quan chung cho các
nước ngoài khu vực, ví dụ như D. Liên minh hải quan của A, B, C áp dụng mức thuế nhập khẩu
đối với rượu vang đỏ xuất xứ từ các nước ngoài khu vực là 15%. E tham gia vào liên minh
thuế quan này nên cũng phải dành mức thuế nhập khẩu đối với D là 15%. Biết liên minh hải
quan này được WTO công nhận và mức thuế trước đây của E là 10%. Như vậy, trong trường
hợp này D có thể khởi kiện E không?................................................................................28
 Tóm tắt:.................................................................................................................... 28
A. LÝ THUYẾT

Câu 2. Phân biệt giữa chế độ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.

Trả lời: Các tiêu chí


1. Khái niệm
2. CSPL
3. Quy tắc chung
4. Phạm vi điều chỉnh
5. Đối tượng chi phối: những tiêu chí để xác định tính tương tự
6. Mục đích
7. Ngoại lệ
Là 2 ngtac khong phân biệt đối xử

Tiêu chí Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) Chế độ đối xử quốc gia (NT)

- Là chế độ pháp lý mà một quốc gia


sẽ dành cho đối tác thương mại của
mình sự đối xử thuận lợi nhất.

- Tồn tại dưới dạng điều kiện và vô


điều kiện. - Là so sánh sự đối xử giữa hàng hóa,
- Trong khuôn khổ hệ thống GATT/ dịch vụ tương tự trong nước và nước
Khái niệm ngoài.
WTO quốc gia thành viên phải thực
hiện MFN vô điều kiện.

So sánh sự đối xử của các quốc gia


thành viên đối với các sản phẩm
tương tự.

Điều III Hiệp định GATT, Đi3ều XVII


Điều I Hiệp định GATT, Điều II Hiệp
CSPL Hiệp định GATS, Điều III Hiệp định
định GATS và Điều 4 Hiệp định TRIPS.
TRIPS.
Quy Nếu một thành viên WTO đã dành sự Hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và
tắc áp ưu đãi cho bất kỳ quốc gia nào thì quyền SHTT nước ngoài phải được
dụng cũng phải dành sự đối xử không kém đối xử không kém thuận lợi hơn so
thuận lợi hơn cho sản phẩm tương với các đối tượng tương tự trong
tự từ tất cả thành viên của WTO một nước.
cách ngay lập tức và vô điều kiện.
→ Nhằm đảm bảo điều kiện cạnh
→ Mục đích là nhằm đảm bảo sự tranh tương đương giữa các đối tác
bình đẳng giữa các đối tác khi nhập trên thị trường nội địa.
khẩu từ, cũng như xuất khẩu vào các
thành viên của WTO. - Đối với lĩnh vực thương mại hàng
Áp hóa (GATT) và thương mại liên quan
dụng Biện pháp thuế quan và phi thuế đến SHTT (TRIPS). Nghĩa vụ chung
quy quan đối với sản phẩm tương tự khi mang tính bắt buộc cho mọi thành
chế nhập khẩu vào vào thị trường viên WTO.

- Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ


(GATS): Nghĩa vụ riêng cho từng lĩnh
vực ngành nghề trên cơ sở cam kết
WTO của từng nước thành viên.

Điều chỉnh hành vi của 1 quốc gia


trong WTO khi họ ban hành 1 biện
pháp trong nước

- Đối tượng: sản phẩm tương tự - Đối tượng: sản phẩm tương tự, cạnh
tranh trực tiếp, có khả năng thay thế

- Đối tượng chi phối NT:


- Đối tượng chi phối MFN: Quy chế
MFN chi phối tất cả các biện pháp ● Điều III GATT:
ảnh hưởng đến thương mại hàng
hóa, dịch vụ và bảo hộ quyền SHTT: Điều III.2,4,5 (đề cập chi tiết)

● Theo Điều I Hiệp định GATT → Các biện pháp nội địa.
bao gồm các biện pháp: ● Điều XVII GATS: Áp dụng trong
+ Thuế quan các lĩnh vực mà các Thành viên
đã cam kết (được nêu trong
+ Phi thuế quan
Danh mục cam kết).
→ Chỉ áp dụng đối với hàng hóa
nhập khẩu. - Sản phẩm “tương tự”, “cạnh tranh
trực tiếp hay có thể thay thế” được
● Theo Điều II Hiệp định GATS hiểu là:
và Điều 4 Hiệp định TRIPS: chỉ
đề cập ngắn gọn + Sản phẩm tương tự: giống hệt hoặc
có nhiều đặc điểm gần giống (quy
+ “Bất kì biện pháp nào định ở Điều 2.6 Hiệp định chống phá
thuộc phạm vi điều giá, Điều 15.6-Ghi chú 46 Hiệp định
chỉnh của Hiệp định” trợ cấp và các biện pháp đối kháng).
(GATS). Sản phẩm tương tự không dễ xác
Phạm định mà tùy thuộc vào mỗi quốc gia
+ Các biện pháp “đối với tự xác định sản phẩm tương tự.
vi áp
việc bảo hộ SHTT”
dụng
(TRIPS). + Tiêu chí xác định hàng hóa tương
tự: Vị trí trên biểu thuế căn cứ vào
- Hàng hóa, dịch vụ, nhà cung cấp mã HS ; thành phần tính chất vật lý ;
dịch vụ tương tự: tính năng sử dụng cuối cùng ; thị hiếu
+ Sản phẩm tương tự: giống hệt và thói quen người tiêu dùng.
hoặc có nhiều đặc điểm gần giống + Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp
(quy định ở Điều 2.6 Hiệp định chống hay có thể thay thế: Tiêu chí như
phá giá, Điều 15.6-Ghi chú 46 Hiệp MFN, yếu tố thị trường, sự cạnh tranh
định trợ cấp và các biện pháp đối trên thị trường, khả năng thay thế,
kháng). Sản phẩm tương tự không dễ nhu cầu của người tiêu dùng.
xác định mà tùy thuộc vào mỗi quốc
gia tự xác định sản phẩm tương tự. ● Điều III.2 GATT

→Không được chính thức công nhận - Vế 1: Sản phẩm tương tự, khoản
theo Điều I GATT. thuế... không được vượt quá mức sản
phẩm nội tương tự.
+ Tiêu chí xác định hàng hóa tương
tự: Vị trí trên biểu thuế căn cứ vào - Vế 2: Áp dụng cạnh tranh trực tiếp,
mã HS ; thành phần tính chất vật lý ; khả năng trực tiếp có thể vượt quá
tính năng sử dụng cuối cùng ; thị mức nhưng không được vi phạm kết
hiếu và thói quen người tiêu dùng. cục bảo hộ nội địa.
Cách - Ngay lập tức và vô điều kiện - Hình thức vi phạm:
thức
áp - Hình thức vi phạm:  + Vi phạm De jure: Văn bản pháp lý ;
dụng Chính sách của Nhà nước.
 + Vi phạm De jure: Văn bản pháp lý ;
Chính sách của Nhà nước.  + Vi phạm De facto: Thực tế áp dụng.

 + Vi phạm De facto: Thực tế áp


dụng.

Ngoại lệ - Trong khuôn khổ GATT đó là các - Trong khuôn khổ GATT, các thành
ngoại lệ mang tính lịch sử (Điều I (2), viên cũng chấp nhận một số ngoại lệ
(3), (4); ngoại lệ liên quan đến vận tương đương như ngoại lệ đối với
chuyển biên giới dành cho các quốc MFN. Cụ thể là: các ngoại lệ chung
gia có chung đường biên giới (Điều nhằm bảo vệ những lợi ích không
XXIV.3), ngoại lệ liên quan đến việc mang tính thương mại (Điều XX),
ưu tiên khi phân bổ hạn ngạch cho hoặc bảo vệ an ninh quốc gia (Điều
các gia có quyền lợi đáng kể trong XXI). Bên cạnh đó còn dự trù một số
việc cung cấp sản phẩm (Điều XIII.2); ngoại lệ đặc trưng với quy chế NT tại
ngoại lệ chung (áp dụng cho tất cả Điều III.Ngoại lệ liên quan tới mua
các quy định của GATT) bao gồm các sắm chính phủ (Điều III.8.a). Điều III.8
ngoại lệ nhằm bảo vệ những lợi ích đề cập ngoại lệ liên quan đến các
không mang tính thương mại, liên khoản trợ cấp chỉ dành cho các nhà
quan đến đạo đức công cộng, cuộc sản xuất nội địa. Điều III.10 đề cập
sống và sức khỏe của con người, đến ngoại lệ liên quan tới phim trình
động vật, thực vật, di sản quốc gia, chiếu.
nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt
(điều XX) và liên quan tới an ninh
quốc gia (Điều XXI).

-Trong khuôn khổ luật WTO, trong


số các ngoại lệ đối với nguyên tắc đối
xử MFN, đáng chú ý nhất là ngoại tệ
liên quan tới các thiết chế thương
mại khu vực và ngoại lệ liên quan
đến quy chế đối xử đặc biệt và khác
biệt dành cho các quốc gia đang phát
triển.

- Muốn áp dụng ngoại lệ này cần


phải chứng minh các điều kiện về
hình thức về nội dung:

 + Hình thức: Phải thực hiện thủ tục


thông báo (Điều XXIV.7 GATT).

 + Đồng thời phải thỏa mãn các điều


kiện nội dung, trong điều kiện nội
dung bao gồm điều kiện về:

  → Nội biên: Thúc đẩy tự do hóa


thương mại khu vực.

  → Ngoại biên: Không làm ảnh


hưởng đến các nước ngoại khối.

CSPL: khoản 4, 5, 8 Điều XXIV GATT.

Quy chế MFN giúp đảm bảo các đối Quy chế này giúp hạn chế các biện
tượng có xuất xứ từ các nguồn khác pháp, luật lệ đặt ra đằng sau biên giới
nhau đều được đối xử như nhau khi của các thành viên có mục tiêu bảo hộ
Mục tiêu nhập khẩu vào thị trường một quốc cho các chủ thể trong nước gây ra hạn
gia. Nguyên tắc này cũng giúp nhân chế thương mại đối với các đối tượng
và rộng các nhân nhượng thuế quan đã nhập khẩu.
đạt được thông qua các vòng đàm
Ý nghĩa phán và các nhân nhượng đạt được Đảm bảo 1 tv của Wto sẽ áp dụng
trong vòng đàm phán về mở cửa thị biện pháp cho hh nhập khẩu và hh
trường cho tất cả các thành viên trong nước mà không dẫn đến kết cục
WTO. bảo hộ hàng nội địa

A, B, C đều là thành viên WTO. A là Việt Nam áp dụng thuế 10% VAT với
quốc gia nhập khẩu. Việc A áp dụng sản phẩm bút mực của nước mình,
Ví dụ mức thuế suất đối với sản phẩm gạo một quốc gia khác là Mỹ là thành viên
mà B xuất khẩu vào quốc gia A là 5% của WTO thì khi Mỹ xuất khẩu bút
thì mức thuế suất đó cũng phải được mực vào Việt Nam thì sản phẩm bút
áp dụng cho việc C xuất khẩu gạo mực của Mỹ cũng phải được áp thuế
vào A. Nếu việc A áp dụng thuế cho B VAT ngang bằng với sản phẩm bút
là 5% nhưng áp dụng cho C là 7% thì mực (hàng nội địa) của Việt Nam.
sẽ vi phạm nguyên tắc MFN.

Câu 3. Lợi ích của việc hưởng chế độ MFN ngay lập tức và vô điều kiện khi trở
thành thành viên WTO là gì?

Trả lời:
Vụ kiện: Bỉ bị kiện vì đã ban hành biện pháp dành ưu đãi về thuế cho tất cả hàng hóa
từ các quốc gia có hệ thống tiền trợ cấp gia đình giống Bỉ -> cho hưởng nhưng có
điều kiện -> vi phạm.
 Khi 1 quốc gia tv trong WTO ban hành biệp pháp dành ưu đãi cho 1 nước
thành viên khác thì có nghĩa là quốc gia đó cho phép tất các quốc gia tv được
hưởng ưu đãi như nhau một cách ngay lập tức và không điều kiện
 Tiết kiệm các chi phí giao dịch giữa các quốc gia, bớt thời gian và chi phí
đàm phán (thay vì kí kết các hiệp định song phương thì chỉ cần 1 hiệp định đa
phương, 1 nước hưởng thì các Tv còn lại cũng được hưởng, không cần đàm
phán vẫn được hưởng lợi), khuyến khích các quốc gia các gia nhập WTO, thúc
đẩy tự do hóa thương mại.
 Bất lợi của việc cho hưởng MFN ngay lập tức và vô điều kiện là gì?
Trong WTO không phải tất cả các nước đều có trình độ phát triển như nhau,
khi 1 quốc gia cho 1 quốc gia khác kém phát triển hơn hưởng MFN thì tất cả
các quốc gia còn lại đều được hưởng 1 cách ngay lập tức và vô điều kiện trong
đó có cả các quốc gia phát triển.
FREE – RIDER: các chủ thể ngồi không hưởng lợi (quốc gia không đàm
phán trong WTO nhưng vẫn được hưởng lợi do hưởng ưu đãi ngay lập tức và
vô điều kiện)
MFN thu hút các quốc gia khác tham gia để mở rộng ra thị trường quốc
tế.
Nhưng bất cập ở chỗ ngay lập tức và vô điều kiện: quốc gia nào đi đàm
phán sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn để đàm phán thành, còn các quốc
gia khác không đàm phán nhưng vẫn hưởng lợi -> Các quốc gia phải cân nhắc
đến lợi ích của quốc gia khi cho các quốc gia khác hưởng MFN, khi các quốc
gia cạnh tranh với nhau thì sẽ không muốn cho nhau hưởng ưu đãi -> Làm trì
trệ quá trình tự do hóa thương mại
 Lí do tại sao có ngoại lệ - thành lập thiết chế thương mại khu vực –
nghĩa là ưu đãi đó chỉ giành cho các quốc gia đàm phán mà không phải là tất
cả các thành viên.

 Cơ sở pháp lý:

Điều I Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)

Điều II Hiệp định chung về Thương mại và dịch vụ (GATS)

Điều IV Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

 Mục đích:
 Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia, cấm sự
phân biệt đối xử giữa các quốc gia thành viên. MFN được hiểu là quốc
gia phải dành cho các đối tượng thương mại của mình sự đối xử ưu đãi
nhất. Việc áp dụng quy chế này nhằm mục đích không phân biệt đối xử
trong quan hệ thương mại.
 Quốc gia phải cho tất cả các quốc gia khác hưởng ưu đãi như nhau. Tức
là bất kỳ quốc gia nào được bất kỳ quốc gia thành viên nào dành cho
sản phẩm có xuất xứ từ các nguồn khác nhau đều được đối xử như
nhau khi nhập khẩu vào thị trường một quốc gia khác. Nguyên tắc này
cũng giúp nhân rộng các nhân nhượng thuế quan đã đạt được qua các
vòng đàm phán và các nhân nhượng đạt được trong đàm phán về mở
cửa thị trường cho tất cả các thành viên WTO.
 Lợi ích:
 Giảm thiểu chi phí giao dịch: các quy tắc liên quan đến việc cấp giấy
chứng nhận xuất xứ trực tiếp yêu cầu các nhà vận chuyển và sản xuất
liên quan có thể áp đặt lên cả các doanh nghiệp và Chính phủ. Khi là
thành viên WTO, các nước MFN áp dụng các quy tắc nhập khẩu tương
tự từ tất cả các nước nên giảm thiểu những chi phí này.
 Giảm thiểu chi phí đàm phán thương mại: chỉ cần đàm phán một hiệp
định đa phương thay vì một vài hiệp định song phương. Việc lập thành
và duy trì hiệp định MFN cho phép các thành viên WTO giản chi phí
giám sát, đàm phán khi mà xem xét và so sánh các biện pháp đối xử
được trao cho các nước thứ ba và đàm phán các biện pháp các biện
pháp khắc phục để đối xử bất lợi.
 Thúc đẩy việc tự do hoá thương mại, tức là các nước sẽ có nhiều cơ hội
thúc đẩy, giao lưu thị trường thương mại với nhiều nước trên thế giới
với sự cạnh tranh cao, điều này có lợi cho các nước đang phát triển
được hưởng lợi từ việc nhận được ưu đãi như các thành viên khác.
 Tăng hiệu quả trong nền kinh tế thới giới đối xử tối huệ quốc giúp các
nước nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá từ các nước khác với sự cung
cấp hiệu quả nhất, phù hợp với nguyên tắc lợi thế so sánh.
 Ổn định hệ thống thương mại tự do: nguyên tắc MFN yêu cầu phải
được ngay lập tức và vô điều kiện đối xử với các quốc gia khác trong khi
các hạn chế thương mại cũng được áp dụng như nhau đối với tất cả các
quốc gia, tăng nguy cơ đưa các hạn chế thương mại trở thành một vấn
đề chính trị làm tăng chi phí và do đó có xu hướng ủng hộ nguyên trạng
tự do hoá. Ổn định hệ thống thương mại tự do còn làm tăng khả năng
dự đoán, tăng thương mại đầu tư.
 Thuận lợi đối với các quốc gia nhỏ hơn, các quốc gia đang phát triển:
MFN cho phép các quốc gia nhỏ hơn tham gia vào các lợi thế mà các
nước lớn thường dành cho nhau.

Câu 6. Phân tích sự khác nhau giữa liên minh hải quan và khu vực thương mại tự
do. Chứng minh thông qua ví dụ cụ thể.

Trả lời:
 Liên minh hải quan: là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia nhằm xóa
bỏ các rào cản thương mại và hạ thấp hoặc xóa bỏ thuế quan. Các thành viên
của một liên minh hải quan thường áp dụng một mức thuế quan chung từ bên
ngoài đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên.
 Khu vực thương mại tự do: được xem là khu vực mà trong đó một nhóm các
quốc gia khi tham gia vào khu vực này đã ký hiệp định thương mại tự do và
duy trì ít hoặc không có rào cản thuế quan hoặc hạn ngạch với nhau. Việc
tham gia vào khu vực thương mại tự do đã giúp các quốc gia phát triển trao
đổi thương mại với nhau không những thế đó còn là sự du nhập văn hóa và
kiến thức của nhân loại.

 Xóa bỏ hàng rào thương mại giữa Liên minh hải quan và Khu vực thương
mại tự do.

 TRONG WTO, các TV của EU, EVFTA cần phải xóa bỏ, giảm thiểu những
hàng rào thương mại giữa họ.
 Trong thiết chế thương mại khu vực như EU, EVFTA thì:
 Điểm khác biệt là từng TV của FTA được duy trì chính sách ngoại
thương riêng (nghĩa là được ký hiệp định với các quốc gia khác mà
không cần các quốc gia còn lại trong thiết chế thương mại cùng ký)
 Còn EU duy trì chính sách ngoại thương chung.
 ĐIỀU KIỆN Thành lập thiết chế tương mại khu vực – nghĩa là cho phép các
quốc gia trong thiết chế hưởng ưu đãi
+ Hình thức: phải thông báo cho ủy ban về việc thành laahp thiết chế.

+ Nội biên: các TV của các thiết chế thương mại khu vực được hưởng ưu đãi
cho nhau hưởng những ưu đãi thuận lợi hơn các quốc gia là TV WTO còn lại ->
giảm thiểu, xóa bỏ hàng rào thương mại, thúc đẩy tự do hóa thương mại.

+ Điều kiện ngoại biên: Không được phép tạo ra những nguyên tắc chặt chẽ
hơn đối với các quốc gia không là TV của thiết chế thương mại khu vực.

 Giúp khắc phục được điểm yếu của việc hưởng MFN 1 cách lập tức và vô điều
kiện, tránh việc các quốc gia gia nhập WTO nhưng không tham gia đàm phán mà chỉ
chờ hưởng lợi từ cuộc đàm phán của cách quốc gia khác trong WTO.

 Hướng đến việc thức đẩy quá trình tự do hóa thương mại, giảm thiểu, xóa bỏ
hàng rào thương mại (vì phải đáp ứng được điều kiện Nội biên)

 Bản chất Liên minh hải quan là một hình thức hội nhập kinh tế cung cấp một
bước trung gian giữa khu vực thương mại tự do (cho phép thương mại tự do
lẫn nhau nhưng thiếu một hệ thống thuế quan chung) và thị trường chung
(ngoài thuế quan chung, còn cho phép di chuyển tự do các nguồn lực như vốn
và lao động giữa các quốc gia thành viên). Một khu vực thương mại tự do
(FTA) với thuế quan chung tạo thành một liên minh thuế quan.

 Trên thực tế, các chính phủ có chính sách thương mại tự do nói chung vẫn áp đặt
một số biện pháp để kiểm soát xuất nhập khẩu. Giống như Hoa Kỳ, hầu hết các quốc
gia công nghiệp phát triển đàm phán “ các hiệp định thương mại tự do ” hoặc các
FTA với các quốc gia khác để xác định mức thuế quan, thuế quan và trợ cấp mà các
quốc gia có thể áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của họ.

Ví dụ: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), giữa Hoa Kỳ, Canada và
Mexico là một trong những FTA nổi tiếng nhất. Hiện nay đã phổ biến trong
thương mại quốc tế, FTA hiếm khi dẫn đến thương mại tự do thuần túy, không
hạn chế.
Chủ nghĩa trọng thương là lý thuyết về tối đa hóa doanh thu thông qua xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ. Mục tiêu của chủ nghĩa trọng thương là sự cân bằng
thương mại thuận lợi , trong đó giá trị hàng hóa mà một quốc gia xuất khẩu vượt quá
giá trị hàng hóa mà quốc gia đó nhập khẩu. Thuế quan cao đối với hàng hóa sản xuất
nhập khẩu là đặc điểm chung của chính sách trọng thương. Những người ủng hộ cho
rằng chính sách trọng thương giúp các chính phủ tránh thâm hụt thương mại, trong
đó chi tiêu cho nhập khẩu vượt quá thu nhập từ xuất khẩu.

Ví dụ: Hoa Kỳ, do xóa bỏ các chính sách trọng thương trong thời gian qua, nên
đã bị thâm hụt thương mại kể từ năm 1975. Thống trị ở châu Âu từ thế kỷ 16
đến thế kỷ 18, chủ nghĩa trọng thương thường dẫn đến việc mở rộng thuộc
địa và chiến tranh. Kết quả là, nó nhanh chóng giảm phổ biến. Ngày nay, khi
các tổ chức đa quốc gia như WTO nỗ lực giảm thuế quan trên toàn cầu, các
hiệp định thương mại tự do và các hạn chế thương mại phi thuế quan đang
thay thế lý thuyết trọng thương.

 Trong một liên minh thuế quan, công nghiệp trong nước được bảo hộ bởi
hàng rào thuế quan đối ngoại chung. Do vậy, buôn bán giữa các nước thành
viên trong liên minh có thể được xem như là buôn bán trong nước với điều
kiện là các sản phẩm đã được thông quan một cách phù hợp để lưu thông tự
do. Chính vì vậy, không cần sử dụng các quy tắc riêng về xuất xứ đối với hoạt
động buôn bán trong phạm vi một liên minh thuế quan.
 Về quy tắc xuất xứ: Ưu đãi về quy tắc xuất xứ là một phần của một khu vực
thương mại tự do hoặc một thỏa thuận thương mại ưu đãi bao gồm các
nhượng bộ về thuế quan. Những thỏa thuận thương mại này có thể là các
hiệp định thương mại đơn phương, song phương hoặc khu vực (đôi khi còn
gọi là đa phương). Các quy tắc xuất xứ xác định những sản phẩm nào có thể
hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan hoặc ưu đãi, nhằm tránh chuyển tải hàng hóa
(Transshipment). Các quy tắc xuất xứ không ưu đãi được sử dụng để xác định
nước xuất xứ cho một số mục đích nhất định. Những mục đích này có thể là
hạn ngạch, chống bán phá giá, chống gian lận, thống kê hoặc ghi nhãn nguồn
gốc. Cơ sở cho các quy tắc không ưu đãi bắt nguồn từ Công ước Kyoto quy
định rằng: nếu một sản phẩm được thu hoạch toàn bộ hoặc sản xuất hoàn
toàn trong phạm vi một quốc gia, sản phẩm sẽ được coi là có nguồn gốc ở
nước đó. Đối với sản phẩm đã được sản xuất ở nhiều nước, sản phẩm sẽ được
xác định có nguồn gốc ở nước mà đã có sự chuyển đổi cơ bản cuối cùng.
Tuy nhiên, trong một khu vực thương mại tự do thường không có một
biểu thuế quan chung đối ngoại. Các nước tham gia khu vực thương mại tự do
này đã nhất trí cho nhau hưởng quy chế ưu đãi về thuế, đồng thời vẫn duy trì
chính sách thương mại và thuế quan của mình đối với các nước ngoài khu vực.
Để thực hiện được một khu vực thương mại tự do, thì ưu đãi thương mại phải
đạt hai điều kiện chủ yếu sau:
 Chỉ có các sản phẩm được xem là có xuất xứ trong khu vực mới có thể
hưởng lợi từ quy chế ưu đãi đã được thỏa thuận giữa các Bên Ký Kết.

Ví dụ: Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu (EFTA) là một ví dụ điển


hình về khu vực mậu dịch tự do. Các ví dụ khác là các khu vực mậu dịch
tự do được thành lập giữa một bên là các nước thành viên EFTA và một
bên là Bulgaria, CH Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Balan,
Rumani, Slovakia và Slovenia. Những ví dụ khác thì tương ứng với
những “Hiệp định Châu Âu” giữa EU và các nước nói trên.

 Các quy tắc xuất xứ được áp dụng trong một khu vực mậu dịch tự do là
cần thiết để ngăn chặn mọi sai lệch buôn bán bên trong khu vực có thể
xảy ra. Vì thuế nhập khẩu đối với một mặt hàng cụ thể ở một nước
thành viên có thể khác với thuế nhập khẩu đối với cùng mặt hàng đó tại
nước thành viên khác.

Ví dụ: Một sản phẩm nhập vào một trong các Bên Ký Kết (nước A) từ
ngoài một khu vực thương mại tự do có thể phải chịu mức thuế nhập
khẩu là 5% theo giá trị, trong khi thuế nhập khẩu cùng sản phẩm này ở
Bên Ký Kết khác (nước B) là 15% theo giá trị. Bảo hộ công nghiệp ở
nước B sẽ yếu đi nếu sản phẩm đó không có gia công thêm từ nước A
sang nước B theo hiệp định thương mại tự do ký giữa hai bên.

B. NHẬN ĐỊNH

Nhận định 1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp
dụng các mức thuế nhập khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ
từ các thành viên WTO khác.

Trả lời:

 NHẬN ĐỊNH SAI


 Vì các quốc gia thành viên được phép áp dụng các mức thuế nhập khẩu khác
nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khi
thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT để lập ra một liên
minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên.
 CSPL: khoản 5 Điều XXIV Hiệp định GATT 1994.
Thiết chế thương mại khu vực...

Nhận định 2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mức
trần đã cam kết.
Trả lời: Sau khi học xong chương 4
Mức thuế trần là gì? Trong biểu cam kết thuế quan, mức thuế trần là mức thuế cao
nhất của 1 quốc gia khi nhập khẩu hh vào 1 quốc gia khác.
Biện Pháp Tự Vệ Thương Mại: cho phép các tv được quyền áp dụng mức thuế vượt
quá mức thuế trần.
 NHẬN ĐỊNH SAI
 Vì về nguyên tắc thì các quốc gia thành viên không được áp dụng mức thuế
cao hơn mức trần đã cam kết tuy nhiên nếu rơi vào trường hợp được quy
định tại Khoản 2 Điều II GATT 1994 thì được quyền áp mức thuế cao hơn mức
thuế trần.
 CSPL: Điều II.2 GATT

Nhận định 3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc
đối xử tối huệ quốc.
Trả lời:
 NHẬN ĐỊNH SAI
 Vì Điều XX GATT quy định về ngoại lệ chung nhưng ngoại lệ chung được hiểu
là ngoại lệ áp dụng chung cho tất cả các nguyên tắc của hiệp định GATT này vì
vậy bước đầu có thể khẳng định Điều XX Hiệp định GATT 1994 không chỉ ghi
nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc mà các nguyên tắc khác
cũng áp dụng được đối với ngoại lệ chung này.
Theo Điều XX GATT 1994 đây được xem là một ngoại lệ chung bao gồm
ngoại lệ nhằm bảo vệ những lợi ích không mang tính thương mại, liên quan tới
đạo đức công cộng, cuộc sống và sức khỏe con người, động vật, thực vật, di
sản quốc gia, nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt.... Theo đó, trong khuôn khổ
GATT, đối với quy chế đãi đãi ngộ quốc gia (NT) , các thành viên cũng phải
chấp nhận một số ngoại lệ tương đương như ngoại lệ đối với nguyên tắc đối
xử tối huệ quốc cụ thể là ngoại lệ chung nhằm bảo vệ những lợi ích không
mang tính thương mại. [x]
Như vậy vì đây là một ngoại lệ chung và được áp dụng cho tất cả quy
định của GATT nên vì thế Điều XX Hiệp định GATT 1994 không chỉ ghi nhận
ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc mà ngoài ra còn có các nguyên
tắc khác như: Đãi ngộ quốc gia (NT)- cụ thể là ngoại lệ chung nhằm bảo vệ
những lợi ích không mang tính thương mại, Nguyên tắc cân bằng hợp- hợp lý
trong WTO - [Điều XX(b,d)].
 Cơ sở pháp lý: Điều XX Hiệp định GATT 1994.

[x] Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần I Trang 135.

Nhận định 4. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng
hoá nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước.
Trả lời:
 NHẬN ĐỊNH SAI
 Vì nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hoá
nhập khẩu giữa các quốc gia với nhau. Theo đó, nguyên tắc NT là nguyên tắc
tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hóa được
sản xuất trong nước.
Vì vậy ta thấy nguyên tắc nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa
hàng hoá nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước là nguyên tắc NT
không phải nguyên tắc MFN
 CSPL: khoản 1 Điều I, khoản 2 Điều III Hiệp định GATT 1994.
 Ngtac MFN nhằm tạo sự đối xử bình đẳng và công bằng giữa các hàng hóa
nhập khẩu tương tự từ các quốc gia là TV của WTO.

Nhận định 5. Theo quy định của Hiệp định GATT, nguyên tắc NT nhằm đảm bảo sự
đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa trong nước.
Trả lời:
Ngtac NT đảm bảo 1 tv của Wto sẽ áp dụng biện pháp cho hh nhập khẩu và hh trong
nước mà không dẫn đến kết cục bảo hộ hàng nội địa (có thể áp dụng thuận lợi hơn cho
hh nhập khẩu)
 NHẬN ĐỊNH SAI
 Vì nguyên tắc NT là nguyên tắc đãi ngộ quốc gia theo quy định tại Điều III Hiệp
định GATT. Mục đích của nguyên tắc này nhằm tạo cơ hội cạnh tranh giữa các
nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài với nhà sản xuất kinh doanh trong nước.
Việc hàng hóa quốc gia nhập khẩu vào phải được đối xử không kém thuận lợi
hơn với hàng hóa tương tự trong nước. Nhưng mấu chốt cuối cùng là không
dẫn đến kết cục là bảo hộ hàng nội địa.

Có nghĩa là, nguyên tắc NT nhằm đảm bảo cơ hội cạnh tranh giữa hàng
hóa nước nhập khẩu và hàng hóa nội địa sự đãi ngộ là không kém thuận lợi
hơn. Chứ không phải cam kết là đãi ngộ như nhau, hoặc phải giống nhau.
Trường hợp thuế nội địa áp lên hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn thuế áp lên
hàng hóa trong nước mà không dẫn đến bảo hộ thương mại thì cũng không vi
phạm, lúc này ta sẽ thấy nguyên tắc này không có đòi hỏi sự bình đẳng, công
bằng ngang nhau giữa hai chủ thể trên.

Như vậy, theo quy định Hiệp định GATT, nguyên tắc NT không nhằm
đảm bảo đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa
trong nước.

 Cơ sở pháp lý: Điều III GATT 1994.

Nhận định 6. Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều XX GATT 1994, các thành
viên chỉ cần chứng minh biện pháp của mình thuộc một trong các trường hợp quy
định từ điểm (a) đến điểm (j) Điều XX.
Trả lời:
 NHẬN ĐỊNH SAI.
 Vì căn cứ Điều XX GATT 1994 thì ngoài chứng minh mình thuộc một trong các
trường hợp quy định tại điểm (a) đến điểm (j) Điều XX, các quốc gia thành viên
muốn được hưởng các ngoại lệ chung cần phải chứng minh các biện pháp của
mình không tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước
có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trả hình với thương
mại quốc tế.
 CSPL: Điều XX GATT 1994.
 Là ngoại lệ của tất cả trong HĐ GATT

Nhận định 7. Khi thiết lập Khu vực Thương mại Tự do (FTA) hoặc một Liên minh Hải
quan (Custom Union) theo Điều XXIV GATT 1994, các thành viên của các liên kết
này sẽ được hưởng ngoại lệ của nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT.
Trả lời:
Chỉ được hưởng ngoại lệ của MFN
 NHẬN ĐỊNH SAI
 Vì khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan (Custom
Union) được thành lập phải tuân thủ các điều kiện về nội dung (nội biên, ngoại
biên) và điều kiện về hình thức quy định Điều XXIV Hiệp định GATT 1994 thì
thành viên của các liên kết này mới được hưởng ngoại lệ chứ không được
hưởng ngay.
 Điều kiện về hình thức: các thành viên của liên minh hải quan hay khu
vực thương mại tự do phải thông báo và báo cáo thường xuyên về sự
thành lập, các thay đổi cũng như chấm dứt hiệp định. Sau đó, hiệp định
thương mại khu vực sẽ được xem xét, theo dõi bởi các cơ quan có
thẩm quyền của WTO.
 Điều kiện về nội dung: các hiệp định này phải thỏa mãn hai điều kiện:
 Điều kiện nội biên: điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các thành viên
của thiết chế thương mại khu vực. Điều kiện nội biên cần sự nghiêm túc
của các thành viên hiệp định thương mại khu vực, các rào cản trong
quan hệ thương mại giữa các thành viên này phải được triệt tiêu, ít
nhất là về cơ bản.
 Điều kiện ngoại biên: điều chỉnh quan hệ thương mại giữa thành viên
trong thiết chế thương mại khu vực với các bên thứ ba (là thành viên
WTO nhưng không là thành viên của liên minh hải quan hay khu vực
thương mại tự do). Điều kiện ngoại biên nhằm giảm thiểu thiệt hại gây
ra do việc thành lập các hiệp định này: khi thành lập hiệp định thương
mại khu vực, các thành viên không được tạo thêm rào cản trong quan
hệ thương mại với bên thứ ba.
 CSPL: Điều XXIV Hiệp định GATT 1994.

Ngoài ra Điều XXIV GATT ghi nhận ngoại lệ cho phép các quốc gia thành
viên WTO không áp dụng nguyên tắc MFN nên điều đó đồng nghĩa, các
quốc gia thành viên WTO trong các thiết chế thương mại khu vực RTA
bao gồm khu vực thương mại tự do và liên minh hải quan nên chỉ có
thể áp dụng ngoại lệ MFN mà không được phép áp dụng nguyên tắc
NT.

Nhận định 8. Điều XIV Hiệp định GATT ghi nhận ngoại lệ đối với nguyên tắc MFN.
Trả lời:
ĐÚNG
 NHẬN ĐỊNH SAI
 Vì căn cứ Điều XIV Hiệp định GATT có thể thấy tên điều luật quy định là“Ngoại
lệ của quy tắc không phân biệt đối xử”. Theo đó, quy tắc không phân biệt đối
xử trong Luật TMQT, cụ thể tại Hiệp định GATT gồm 02 nhóm:
 Một là, chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN).
 Hai là, chế độ đãi ngộ quốc gia (NT).
Trong đó, MFN được hiểu là một chế độ pháp lý mà một quốc gia sẽ
dành cho đối tác thương mại của mình sự đối xử thuận lợi nhất/ ưu đãi
nhất không thua kém gì với một Quốc gia thứ ba (được hiểu là nếu một
thành viên WTO đã dành sự ưu đãi cho bất kỳ quốc gia nào thì cũng sẽ
dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn cho sản phẩm tương tự từ tất cả
các thành viên WTO 1 cách ngay lập tức và vô điều kiện).
Còn đối với NT, đây cũng là một chế độ pháp lý mà dựa trên cam kết
thương mại, một Quốc gia sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp
của một Quốc gia khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà
Quốc gia đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của
Quốc gia mình (*Đối tượng áp dụng: hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ, quyền
SHTT).
Như vậy, có thể thấy Điều XIV Hiệp định GATT đã cho phép trong từng trường
hợp nhất định mà các Quốc gia có thể áp dụng các hạn chế được quy định tại
Điều luật này nhằm đảm bảo lợi ích, khả năng sinh lợi của các bên. Việc áp
dụng các hạn chế này được xem là ngoại lệ của quy tắc không phân biệt đối xử
mà nội hàm bao gồm nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT. Do đó, đây là câu
nhận định Sai.
 CSPL: Điều XIV Hiệp định GATT.
*Trích luật (vì trong sách hướng dẫn phần này đã bị lượt):

Điều XIV*

Ngoại lệ của quy tắc không phân biệt đối xử

1. Một bên ký kết đang áp dụng các hạn chế theo điều XII hoặc theo điểm B của điều
XVIII, khi vận dụng các hạn chế này có thể làm trái các quy định tại điều XIII trong
chừng mực làm trái có tác động tương ứng với các hạn chế về thanh toán và chuyển
tiền liên quan tới các giao dịch quốc tế vãng lai mà bên ký kết đó được phép vận
dụng cùng với hay theo quy định của điều XIV Điều lệ Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF),
hoặc theo các quy định tương ứng của một Hiệp định đặc biệt được ký kết chiểu theo
khoản 6 của điều XV*.

2. Một bên ký kết đang áp dụng các hạn chế nhập khẩu theo điều XII hoặc theo điểm
B của điều XVIII khi được sự thỏa thuận của Các Bên Ký Kết có thể tạm thời làm trái
với các quy định của điều XIII với một phần nhỏ trong tổng lượng ngoại thương của
mình nếu mặt lợi đem lại cho bên ký kết đó hay các bên ký kết liên quan vượt một
cách đáng kể trên mức độ thiệt hại do việc làm trái có thể gây ra cho các bên ký kết
khác*.

3. Các quy định của điều XIII không ngăn cản một nhóm lãnh thổ trong khuôn khổ
của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (IMF), sử dụng chung một hạn ngạch tại IMF, áp dụng các
hạn chế nhập khẩu với các nước ngoài nhóm mà không hạn chế các trao đổi giữa họ
với nhau, phù hợp với các quy định của điều XII hoặc của điểm B) điều XII, với điều
kiện và xét về các mặt khác phải phù hợp với các quy định của điều XIII.

4. Các quy định của điều XI và XV hoặc của điểm B) điều XIII của Hiệp định này không
ngăn cản một bên ký kết đang áp dụng các hạn chế nhập khẩu phù hợp với các quy
định của điều XII hoặc của mục B điều XIII, áp dụng các biện pháp nhằm định hướng
xuất khẩu nhằm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cần có mà không trái với quy định
của điều XIII.

5. Các quy định của điều XI và XV hoặc của điểm B điều XIII của Hiệp định này không
ngăn cản một một bên ký kết áp dụng:

a) các hạn chế số lượng có tác dụng tương ứng với các hạn chế ngoại hối
được phép áp dụng theo tinh thần của điểm 3b) điều VII của Điều lệ Quỹ Tiền Tệ
Quốc tế (IMF);

b) hoặc các hạn chế số lượng phù hợp với các thỏa thuận ưu đãi đã dự kiến
tại Phụ lục A của Hiệp định này, trong khi chờ đợi kết quả của chính sách cuộc
thương lượng nêu tại phụ lục đó.

C. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


Hàng hóa gì? Biệp pháp gì?

Tình huống 1: Khi gia nhập WTO, Úc đã cam kết về mức thuế trần đối với mặt hàng
A là 10%. Tuy nhiên, trên thực tế, vào tháng 4 năm 2015, nước này áp mức thuế 5%
đối với mặt hàng A có xuất xứ từ Trung Quốc và mức 8% đối với hàng này có xuất
xứ từ Hoa Kỳ. Anh, chị hãy cho biết:

Câu 1.1: Biểu thuế trên của Úc có vi phạm quy định về mức thuế trần trong WTO
không?
Trả lời:
 Không vi phạm.
 Giải thích:
 Đối với mức thuế "trần", các danh mục mở cửa thị trường không chỉ
đơn giản là những barem về thuế quan. Chúng chính là cam kết không
tăng thuế vượt quá mức đã được xác định trong biểu nhân nhượng
được gọi là mức thuế "trần'", thường là mức thuế đang được áp dụng
trên thực tế. Có nhiều mức thuế "trần" khác nhau. Đa số các nước đang
phát triển thường có mức thuế "trần" cao hơn một chút so với các
nước mức thuế đang áp dụng.
 Luật thương mại quốc tế có quy định ngoại lệ đối với quy tắc nói trên
tức có thể chấp nhận cho phép một nước có thể phá bỏ mức thuế trần.
Nhưng để làm được điều này, nước đó phải đàm phán với các nước
liên quan và có thể bị buộc phải bồi thường thiệt hại thương mại cho
các đối tác liên quan.

 Theo đó, khi các bên sửa biểu nhân nhượng sẽ phát sinh thuế trần mới,
với điều kiện: Thuế có thể > thuế trần cũ < thuế trần mới.

 CSPL: Điều II.1a,b; Điều XXVIII hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(GATT)

Câu 1.2: Việc quy định hai mức thuế khác nhau cho hai thành viên của WTO có vi
phạm quy chế MFN không?
Trả lời:
Việc quy định hai mức thuế khác nhau cho hai thành viên WTO là có vi phạm quy chế
MFN:
 Căn cứ vào Điều 1.1 GATT ta thấy đối với các thành viên WTO thì đối với các
sản phẩm tương tự thì các thành viên WTO phải được hưởng ưu đãi ngang
nhau hay nói cách khác nếu một thành viên của WTO đã dành ưu đãi cho bất
kỳ quốc gia nào thì cũng phải dành sự đối xử không kém thuận lợi hơn đối với
các sản phẩm tương tự từ tất cả các thành viên của WTO một cách ngay lập
lực và vô điều kiện.
 Từ đó ta có thể rút ra kết luận, đối Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là thành viên
của WTO nhưng Úc lại có sự ưu đãi khác nhau đối với mỗi quốc gia đối với sản
phẩm tương tự cụ thể là cùng một sản phẩm A nhưng Úc lại áp mức thuế 5%
đối với sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc và 8% đối với sản phẩm xuất xứ từ
với Hoa Kỳ.

Như vậy Úc đã vi phạm quy chế MFN.

 Cơ sở pháp lý: Điều 1.1 GATT.


Câu 1.3: Giả sử, sau đó, Úc và Hoa Kỳ tiến hành đàm phán ký kết thỏa thuận thúc
đẩy thương mại tự do giữa hai nước. Trong thời gian này, nhằm tránh sự phân biệt
đối xử đối với mặt hàng A từ Hoa Kỳ và Trung Quốc, Úc áp dụng mức thuế 8% đối
với mặt hàng A có xuất xứ từ Trung Quốc. Với tư cách chuyên gia về Luật thương
mại quốc tế, Anh, chị hãy bình luận về vấn đề này.
Trả lời:
Vi phạm ĐII GATT -> WTO không cho phép tăng thuế
Không phù hợp với tinh thần của MFN: chỉ nhân lên ưu đãi chứ không phải bất lợi.
Cách khắc phục: giảm thuế cho Hoa Kỳ
Theo quan điểm của nhóm, nhóm không đồng tình với hành động sau khi
tiến hành đàm phán với Hoa Kỳ thì Úc áp dụng mức thuế 8% đối với mặt hàng A có
xuất xứ Trung Quốc (Tăng từ 5% lên 8%). Theo tinh thần của MFN thì các bên phải
có lợi và không gây bất lợi cho bất cứ bên nào. Tuy nhiên, hành động trên của Úc đã
tăng thuế đối với sản phẩm A có xuất xứ từ Trung Quốc như vậy thì nhìn chung lại
gây bất lợi cho phía Trung Quốc. Cụ thể đối với việc tăng thuế như vậy sẽ dẫn đến các
hậu quả như: giá cả hàng hóa sẽ tăng lên dẫn đến việc nhu cầu “Cầu” sẽ giảm xuống

=> Điều này sẽ quay lại tác động trực tiếp tới doanh nghiệp, bởi nhu cầu tiêu
thụ giảm sẽ khiến doanh nghiệp giảm doanh thu, lợi nhuận, dẫn tới tăng
trưởng kinh tế chậm lại và nguồn thu thuế sẽ giảm theo.

Có thể thấy hành động trên của Úc đã phần nào tác động xấu, gây hại đến
Trung Quốc nói riêng và có thể người dân Úc muốn mua sản phẩm đến từ Trung
Quốc nói chung đều phải chịu những ảnh hưởng nhất định. Như vậy nó đã đi ngược
với tinh thần của MFN là: “Các bên phải có lợi, không gây bất hại cho bất cứ bên
nào”.

Trong tình huống này phía Trung Quốc có thể thỏa thuận, đàm phán với Úc
hoặc có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để yêu cầu Úc rút bỏ
phương pháp vi phạm. Tuy nhiên cần phải xem đến việc khi khởi kiện ra cơ quan giải
quyết tranh chấp WTO thì việc kiện như vậy so với lợi ích sau khi đạt được là có lợi
cho mình hay không vì chi phí để giải quyết tranh chấp WTO là không hề nhỏ.

Xét đến khía cạnh của Úc, nếu Thỏa thuận, đàm phán với Trung Quốc về việc
giảm thuế đối với sản phẩm A thành công thì dẫn đến hệ quả ÚC nhân nhượng với
Trung Quốc thì Úc cũng phải nhận nhượng với tất cả các thành viên WTO => Bị ảnh
hưởng bởi sự cạnh tranh thị trường (Úc sẽ bị cạnh tranh hơn).
Qua đó, ta có thể thấy việc đi trái với MFN, đi trái với tinh thần MFN thì sẽ dẫn
đến hậu quả khôn lương, khó có thể xử lý vì nó không chỉ liên quan đến hai bên Úc và
Trung Quốc bên mà nó còn liên quan đến rất bên. Vì vậy hãy đảm bảo rằng các hoạt
động tự do hóa thương mại phải được thực hiện đúng theo MFN để tránh những hậu
quả như trên.

Tình huống 4:
Vitian là một quốc gia chuyên sản xuất rượu Soke, đây là rượu thuốc truyền thống
của quốc gia này có nồng độ cồn vào khoảng 10 - 15 độ, rượu được nấu từ gạo và
được ngâm thêm một số loại thảo dược chỉ có tại Vitian. Richland là quốc gia nhập
khẩu rượu vang lớn thứ hai tại thị trường Vitian. Một thời gian sau khi gia nhập
WTO, Vitian bắt đầu áp thuế nội địa lên các đồ uống chứa cồn và không chứa cồn.
Theo đó, thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng như sau:
2% đối với đồ uống không có cồn và đồ uống có chứa thành phần thảo dược như
metholscinnamon.
7% đối với các mặt hàng đồ uống có cồn còn lại.
Đầu năm 2008, Chính phủ Vitian điều tra thấy rằng tỉ lệ bia rượu trong giới
trẻ ngày càng tăng lên, điều này đe dọa đến thế hệ trẻ và tương lai đất nước, do đó
Vitian ban hành quy định không cho phép bán bia rượu trong hoặc gần các khu vực
trường học cũng như không cho phép bán bia rượu cho trẻ vị thành niên dưới 18
tuổi. Quy định này không áp dụng đối với rượu thuốc Soke vì lý do rượu này tốt
cho sức khỏe, giúp phục hồi tinh thần và là mặt hàng mang tính truyền thống của
nước này. Sau khi tham khảo quy định pháp luật tại Vitian, Công ty Superbrew đã
yêu cầu quốc gia của mình là Richland khởi kiện quy định này của Vitian lên WTO
do vi phạm quy định của tổ chức này.
Biện pháp:

- Thuế tiêu thụ đặc biệt:

+ 2%: không cồn/ có cồn + thảo dược

+ 7%: có cồn khác

- Bày bán sản phẩm

+ Không bày bán rượu có cồn gần trường

+ ______________________ < 18t (trừ soke)


Richland: Nguyên đơn

Câu 4.1: Richland mong muốn không có sự phân biệt đối xử giữa rượu Soke và
rượu vang vì cho rằng chúng có cùng nồng độ cồn nên là các sản phẩm tương tự,
vậy Richland có thể khởi kiện Vitian vi phạm những quy định nào của WTO, nêu cơ
sở pháp lý?
Trả lời:
Richland có thể khởi kiện Vitian vi phạm Điều III GATT 1994 quy định về đối xử
quốc gia về thuế và các quy tắc trong nước khi Vitian áp dụng thuế suất với các sản
phẩm nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.

CSPL: khoản 1 Điều III, GATT 1994. Điều III.2 vế 1. Điều III.4

Câu 4.2: Vitian có thể căn cứ vào những quy định nào của WTO để bảo vệ lập luận
của mình?
Trả lời:
- Rượu có cồn, soke và vang nhập khẩu có cùng nồng độ cồn không là sp tương tự,
không là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp có khả năng thay thế -> Nhưng sự chênh lệch
5% về thuế không dẫn đến kết cục bảo hộ hàng nội địa.
- Không là sp tương tự thì sẽ được đối xử khác biệt
- Bp của vitian: Giả sử như bị xem là vi phạm thì việc vi phạm này phù hợp điều 20b
của GATT (biện pháp bày bán):
+ Bp này có bảo vệ ức khỏe ng tiêu dùng không, cần thiết ra sao?
+ Có phải là bp duy nhất ít gây hạn chế thương mại ? không thể áp dụng được
bp nào nữa?
+ BP này sẽ không tạo ra biệp pháp trá hình thương mại ra sao?

Vitian có thể căn cứ vào điểm b Điều XX GATT 1944 để bảo vệ lập luận của
mình. Cụ thể:

 Thứ nhất: Vitian đã ban hành quy định không cho phép bán bia rượu trong
hoặc gần trường học cũng như không cho phép bán bia rượu cho trẻ vị thành
nên dưới 18 tuổi. Căn cứ vào khoản b điều XX Hiệp định GATT 1944. Lập luận
này là hoàn toàn hợp lý vì:
Qua cuộc điều tra đầu năm 2008 chính phủ Vitian nhận thấy tỷ lệ bia
rượu trong giới trẻ ngày càng tăng lên điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh
thần đe dọa đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước nên việc ban hành quy
định không cho phép bán bia rượu trong hoặc gần trường học cũng như
không cho phép bán bia rượu cho trẻ vị thành nên dưới 18 tuổi là điều cần
thiết và hoàn toàn hợp lý để bảo vệ đối tượng mục tiêu là trẻ vị thành niên
dưới 18 tuổi.
 Thứ hai: Vitian cũng áp dụng tương tự quy định này đối với các loại đồ uống
có cồn được sản xuất trong nước. Đối với rượu Soke đây là loại đồ uống có
chứa các loại thảo dược và có công dụng tốt cho sức khỏe, giúp phục hồi tinh
thần thường được sử dụng để nâng cao tinh thần và sức khỏe. Mặt khác, khi
Vitian áp dụng 2% thuế VAT cho thức uống thức uống không có cồn và đồ
uống có chứa thành phần thảo dược như Metholscinnamon và 7% thuế VAT
các mặt hàng đồ uống có cồn còn lại đã không xảy ra phản đối nên việc Vitian
ban hành quy định nêu trên không tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán
hay xảy ra kết cục bảo hộ hàng nội địa.
 CSPL: Điểm b Điều XX GATT 1944.

Tình huống 8:
Quốc gia A (thành viên WTO) nằm ở khu vực Nam Mỹ và hiện phải đối đầu với vấn
đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh do muỗi gây ra. Quốc gia này cho rằng các lốp
xe phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường và cũng tạo thành nguồn trữ nước
mưa là môi trường cho muỗi sinh sản. Do đó, A ban hành lệnh cấm nhập khẩu lốp
xe tái chế (1). Cùng lúc đó, nước này cũng ban hành lệnh cấm nhập khẩu lốp xe cũ
vì mục đích tái chế (2) cũng cùng lý do trên là để tránh tạo ra thêm lốp xe tái chế có
vòng đời sử dụng ngắn. Tuy nhiên, lệnh cấm nhập khẩu lốp xe tái chế (1) vấp phải
sự phản đối của các quốc gia trong nhóm MERCOSUR và sau đó, quốc gia A dỡ bỏ
lệnh cấm nhập khẩu này đối với các quốc gia trong nhóm MERCOSUR trong khi vẫn
duy trì lệnh cấm này với các quốc gia khác. Điều này gây ra sự không đồng tình
trong các đối tác thương mại của quốc gia A. Về lệnh cấm thứ (2), chính các nhà
sản xuất trong nước kiện chính phủ quốc gia A đã vi phạm Hiến pháp và kết quả là,
quốc gia A buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm thứ (2).

 Tóm tắt:
 Lệnh 1: Cấm nhập khẩu lốp xe tái chế.
 Lệnh 2: Cấm nhập khẩu lốp xe cũ vì mục đích tái chế.

Cùng lý do nguồn gây ô nhiễm, dịch bệnh, tránh tạo ra thêm lốp xe tái chế có vòng
đời ngắn.
 Lệnh 1 bị nhóm MECOSUR phản đối, sau đó A dỡ bỏ cho nhóm này mà vẫn
duy trì với các nước khác.
 Lệnh 2 các nhà sản xuất trong nước kiện A đã vi hiến và A dỡ bỏ lệnh 2.

Xét chung cho cả 3 câu

 Lốp xe tái chế và lốp xe cũ vì mục đích tái chế là sản phẩm tương tư: cùng là
lốt xe trên biểu đồ SH, có cùng tính chất vật lý, chất liệu cao su, tính đàn hồi,
dùng tái chế…
 Có khả năng thay thế trên thị trường.

Câu 8.1: Việc quốc gia A hạn chế nhập khẩu lốp xe tái chế có đi ngược lại các cam
kết về tự do hóa thương mại của WTO hay không?
Trả lời:
Quốc gia A hạn chế nhập khẩu lốp xe tái chế có đi ngược lại các cam kết về tự
do hóa thương mại của WTO bởi những lý do sau:

Đầu tiên, tự do hóa thương mại là một trong những nguyên tắc quan trọng
của WTO với mục đích để cho các thành viên WTO hướng tới các hoạt động tự do
hóa thương mại xuyên biên giới mà không bị hạn chế bởi các hàng rào thương mại.

Từ khái niệm đó, ta thấy việc quốc gia A dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu này đối
với các quốc gia trong nhóm MERCOSUR trong khi vẫn duy trì lệnh cấm này với các
quốc gia khác hạn chế nhập khẩu lốp xe tái chế của các quốc gia khác, đồng nghĩa A
đang sử dụng hàng rào phi thuế quan để hạn chế tự do hóa thương mại. Điều này là
đi ngược lại với cam kết về tự do hóa thương mại của WTO (về việc hạn chế hàng rào
phi thuế quan).

Lý do mà quốc gia A đưa ra: lốp xe tái chế là nguồn gây ô nhiễm, nguồn trữ
nước mưa sản sinh muỗi… Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều biện pháp khác để
thay thế quyết định hạn chế nhập khẩu. Ví dụ như: ban hành các quy định về phòng
chống vật chứa nước không cần thiết gây nơi sinh sản của muỗi, rà soát và phun khử
đuổi muỗi, diệt lăng quăng…Ngoài ra, việc chỉ cấm nhập khẩu lốp xe ngoài nước mà
không cấm các lốp xe tái chế trong nước là không hợp lý và không có tính công bằng.

 Như vậy, từ phân tích trên có thể thấy quốc gia A đã đi ngược lại tinh thần tự do
hóa thương mại của WTO theo khoản 1 Điều XI Hiệp định GATT.

Vi phạm Điều 11.1


Câu 8.2: Việc A hạn chế nhập khẩu đối với các quốc gia khác mà vẫn cho phép nhập
khẩu lốp xe tái chế từ các thành viên trong nhóm MERCOSUR có phù hợp với quy
định của WTO không?
Trả lời:
VP Điều 11.1 và 1.1 của HHĐ GATT
Vì những lốp xe M bị đối xử kém thuận lợi hơn so với....
Quốc gia A cho phép nhập khẩu lốp xe tái chế từ các thành viên trong nhóm
MERCOSUR nhưng lại hạn chế nhập khẩu đối với các quốc gia khác theo quy định của
WTO là không phù hợp, bởi:

 Đầu tiên xét về Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN): Theo quy định tại khoản 1
điều 1 Hiệp Định GATT quy định “mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền… dành cho
bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào
khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi
bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.”. Có thể hiểu đơn
giản, việc quốc gia A hạn chế nhập khẩu đối với đối tác của các quốc gia khác
là thành viên của WTO là kém thuận lợi hơn các quốc gia thành viên của nhóm
MERCOSUR trong cùng một sản phẩm tương tự (phân tích sản phẩm tương tự
ở đầu câu). Như vậy, hành vi của A trong trường hợp này đã vi phạm nguyên
tắc MFN.
 Thứ hai, xét đến Nguyên tắc tự do hóa thương mại:
 Tương tự như phân tích của câu a), việc quốc gia hạn chế các quốc gia
khác nhập khẩu lốp xe tái chế là không phù hợp với nguyên tắc tự do
hóa thương mại trong WTO.
 Ngoài ra, khi xét căn cứ vào đoạn đầu của Điều XX Hiệp định GATT -
điều khoản về ngoại lệ chung của WTO thì biện pháp cấm nhập khẩu
của quốc gia A đã tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý
giữa các quốc gia có cùng điều kiện như nhau.
 Lý do mà quốc gia A đưa ra vì vấn đề ô nhiễm môi trường có thể tạo ra
sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế do vẫn tạo sự ưu đãi hơn
cho các quốc gia trong nhóm MERCOSUR (có nghĩa vẫn cho phép nhập
khẩu lốp xe tái chế của các quốc gia này mà cấm nhập khẩu đối với
quốc gia ngoài nhóm). Trong khi việc làm này cũng là nguyên nhân gây
nên ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.

 Như vậy, ngoại lệ mà quốc gia A viện dẫn là không có căn cứ theo Điều XX của
GATT. Cũng trong nguyên tắc này việc quốc gia A hạn chế nhập khẩu lốp xe đối với
các quốc gia khác cũng đã làm hạn chế hàng rào phi thuế quan.
Câu 8.3: Việc quốc gia A vẫn cho phép nhập khẩu lốp xe cũ để dùng làm nguyên liệu
sản xuất lốp xe tái chế ở thị trường trong nước trong khi không cho phép nhập
khẩu lốp xe tái chế có tạo ra một sự phân biệt đối xử (theo quy định tại phần mở
đầu của Điều XX Hiệp định GATT 1994) với các quốc gia sản xuất và kinh doanh lốp
xe tái chế với A không?
Trả lời:
Điều khoản chung của Điều 20? -> có tạo ra công cụ phân biệt đối xử giữa các nước
có cùng ĐK như nhau hay không?
Công cụ phân biệt đối xử:
Sự độc đoán, phi lý: lốp xe tái chế nào cũng gay mũi như nhau nhưng lại lấy
nó làm lí do ban hành biện pháp
 Đầu tiên xác định, việc quốc gia A cho phép nhập khẩu lốp xe cũ để dùng làm
nguyên liệu sản xuất lốp xe tái chế ở thị trường trong nước trong khi không
cho phép nhập khẩu lốp xe tái chế đã tạo ra một sự phân biệt đối xử và vi
phạm nguyên tắc đối xử quốc gia NT theo Điều III.1 Hiệp định GATT.
=> Với kết cục bảo hộ thương mại.
Từ đó làm cơ sở để dẫn đến việc có khả năng có ngoại lệ ở Điều XX hiệp
định này. Vì câu hỏi là vào phần mở đầu của điều này, nên nhóm không xét
đến tính “cần thiết” để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người ở khoản b
Điều XX. Nhóm xét đến hành vi này đã tạo ra một sự phân biệt đối xử, tạo ra
một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế giữa nguyên liệu sản xuất lốp
xe tái chế nhập khẩu và nguyên liệu sản xuất lốp xe tái chế trong nước. Ta cần
chứng minh có hay không sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia nhập xuất
khẩu lốp xe cũ dùng làm nguyên liệu sản xuất lốp xe tái chế với lốp xe đã tái
chế. Do đối tượng là sản phẩm của 2 nước xuất khẩu nên xét xem nó có vi
phạm MFN hay không.
 Theo nguyên tắc MFN thì để biết có sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia
khác nhau thường dựa vào 2 điều kiện: hàng hóa xem xét là “tương tự”; quốc
gia có áp dụng biện pháp thương mại.
 Thứ nhất, hàng hóa đang nói đến có phải là “tương tự” hay không. Do
WTO chưa có một định nghĩa cụ thể và bao quát về khái niệm “tương
tự” trong việc áp dụng quy chế MFN. Do đó, việc xác định tính tương
tự, đưa ra các tiêu chí để xác định tính tương tự cũng như tầm quan
trọng của tiêu chí này phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của cơ quan nhà
nước và cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp rút ra một số tiêu chí thường
được sử dụng nhằm xác định tính tương tự của sản phẩm. Từ những
tiêu chí đó, ta có thể áp dụng vào bài tập này.

 Vị trí trên biểu thuế căn cứ vào mã HS: Cùng nằm tại 1 vị trí trên
biểu thuế.
 Thành phần, tính chất vật lý sản phẩm: lốp xe cũ và lốp xe đã tái
chế đều có thành phần là cao su (tự nhiên, tổng hợp), than đen,
thép, các loại phụ gia… có tính đàn hồi.
 Tính năng sử dụng cuối cùng: dùng để lắp vô bánh xe.
 Thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng: người tiêu dùng
trong nước không có thói quen sử dụng thay thế khi không có
lốp xe tái chế được sản xuất trong nước với lốp xe tái chế nhập
khẩu từ nước ngoài.
Tuy không thỏa mãn hết tất cả các tiêu chí, nhưng vẫn thỏa mãn
2 tiêu chí quan trọng cần thiết để xem là sản phẩm tương tự. Nên
theo quan điểm của nhóm thì đây là sản phẩm tương tự nhau.
 Thứ hai, quốc gia A đã áp dụng biện pháp thương mại: cấm nhập khẩu
đối với lốp xe tái chế từ quốc gia khác nhưng không cấm hoặc hạn chế
nhập khẩu nguyên liệu là các lốp xe để sản xuất lốp xe tái chế trong
nước.

 Việc cấm như vậy, kết cục cuối cùng dẫn đến việc bảo hộ sản xuất lốp xe tái chế
trong nước.

Tình huống 9:
A áp dụng mức thuế hải quan 0% đối với rượu vang trắng nhập khẩu từ B và C
nhưng lại áp dụng mức thuế 10% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ D. Điều này
làm cho các nhà sản xuất và xuất khẩu rượu vang đỏ của D không hài lòng vì ảnh
hưởng đến sức cạnh tranh các mặt hàng của họ so với B và C, đối thủ cạnh tranh
khốc liệt của họ trên thị trường A, điều đó dẫn đến sự sụt giảm thị phần và doanh
thu của họ trên thị trường A. Họ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia D có
biện pháp bảo vệ quyền lợi cho họ. D đang cân nhắc khởi kiện A theo cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO. Biết A, B, C, D đều là thành viên của WTO.
Câu 9.1: Quốc gia D nhờ các anh, chị tư vấn cho họ, anh, chị hãy đánh giá cơ hội
thành công của D trong vụ việc này.
Trả lời:
Dựa theo yêu cầu của quốc gia D đang cân nhắc khởi kiện A bằng cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO. Biết rằng các quốc gia A, B, C, D đều là thành viên của
WTO. Như vậy, nhóm cho rằng cơ hội thành công của D là có thể đạt được, tuy nhiên
cũng cần lưu ý rằng quốc gia D nên xem xét thêm một số hệ quả từ việc khởi kiện
quốc gia A ra DSB nhằm đảm bảo và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa D và đối tác
thương mại của mình.

Đầu tiên, căn cứ theo Điều 1.1 Hiệp định GATT 1994 quy định rằng nếu một
thành viên WTO đã dành ưu đãi cho bất kỳ quốc gia nào thì cũng sẽ dành sự đối xử
không kém thuận lợi hơn cho sản phẩm tương tự từ tất cả các thành viên của WTO
ngay lập tức và một cách không điều kiện. Do đó, để chứng minh hành vi vi phạm của
quốc gia A, cụ thể việc quốc gia A đã áp mức thuế nhập khẩu đối với rượu vang đỏ là
10% cho quốc gia D, là cao hơn mức thuế nhập khẩu đối với rượu vang trắng của
quốc gia B và C là 0% thì mấu chốt ta cần phải xác định rằng rượu vang trắng từ quốc
gia B và C và rượu vang đỏ của quốc gia D có phải hàng hóa tương tự hay không.

Theo đó, để xác định hàng hóa tương tự thì cần phải đáp ứng một trong
những tiêu chí sau đây:

- Tiêu chí 1: Vị trí trên biểu thuế căn cứ vào mã HS;

- Tiêu chí 2: Thành phần, tính chất vật lý;

- Tiêu chí 3: Tính năng sử dụng cuối cùng;

- Tiêu chí 4: Thị hiếu và thói quen người tiêu dùng.


Để xác định sản phẩm rượu vang trắng và rượu vang đỏ có phải là hàng hóa
tương tự thì ta sẽ chia thành 2 trường hợp: Không cần chia 2 trường hợp thì đã la
hàng hóa tương tự

● Trường hợp 1: Rượu vang trắng và rượu vang đỏ là hàng hóa tương tự vì
thỏa mãn 2 tiêu chí sau đây: (không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí
theo khuyến nghị của Ban thư ký WTO)

+ Tiêu chí 1: Giả sử trong trường này sản phẩm rượu vang trắng và rượu
vang đỏ có cùng mã HS (cùng thuộc chung mô tả sản phẩm là rượu
vang).

+ Tiêu chí 2: Tính năng sử dụng cuối cùng là dùng làm đồ uống.

 Việc A áp dụng mức thuế 0% đối với rượu vang trắng cho B và C, nhưng lại áp
dụng mức thuế 10% đối với rượu vang đỏ cho D là vi phạm MFN theo Điều 1.1 Hiệp
định GATT. Bởi lẽ, cả 4 quốc gia A, B, C, D đều là thành viên của WTO, vì vậy có thể
nói A đã có hành vi phân biệt đối xử đối với D. Do đó, theo yêu cầu của các nhà sản
xuất và xuất khẩu rượu vang đỏ, quốc gia D có thể cân nhắc khởi kiện A theo cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO (DSB).

Giả sử sau khi có phán quyết cuối cùng thì DSB chỉ có thể yêu cầu A rút khỏi
biện pháp vi phạm chứ không thể yêu cầu quốc gia A bồi thường tiền cho D. Hơn
nữa, nếu A vẫn duy trì biện pháp vi phạm thì WTO cũng không có cơ quan cưỡng chế
để buộc A phải từ bỏ biện pháp vi phạm này.

Như vậy, nếu A thật sự có sự thiện chí thì các bên có thể tự thỏa thuận với
nhau bằng cách A sẽ nhân nhượng cho quốc gia D ở những lĩnh vực khác. Song, trên
thực tế thì việc nhân nhượng bằng cách đưa ra những ưu đãi về mức thuế quan cho
quốc gia D có thể khiến A cũng phải dành ưu đãi này cho các quốc gia khác cũng là
đối tác thương mại của mình và đều cùng là thành viên của WTO. Do đó, tính khả thi
của giải pháp này là không cao.

Mặt khác, nếu sau tất cả những biện pháp trên mà A vẫn không rút bỏ biện
pháp vi phạm thì WTO cho phép quốc gia D áp dụng biện pháp trả đũa A. Những biện
pháp trả đũa này phải đáp ứng các điều kiện như (phần mở rộng):

● Khi bên thua kiện không thực hiện khuyến nghị.

● Trong vòng 20 ngày sau khi kết thúc hạn hợp lý mà các bên không thỏa thuận
được mức bồi thường.
● Được DSB (Dispute Settlement Body – Cơ quan giải quyết tranh chấp của
WTO) cho phép, các biện pháp trả đũa không bị cấm trong các hiệp định có
liên quan. khuyến nghị và phán quyết, hoặc cân bằng lợi ích trong thương mại.

● Trong quá trình thực hiện sẽ được DSB giám sát và phải buộc dừng khi bên vi
phạm đã thực hiện đầy đủ khuyến nghị của DSB.

Kết luận cho trường hợp 1:

Vậy quốc gia D có cơ hội thành công thông qua việc áp dụng những biện pháp kể trên
nhưng sẽ phải mất khá nhiều thời gian và tiền của. Song nhóm em cho rằng quốc gia
D có thể theo đuổi vụ kiện nếu có đủ tiềm lực về tài chính bởi chi phí để DSB có thể
giải quyết tranh chấp là khá lớn và việc trả tiền cho chi phí này sẽ được lấy từ ngân
sách của quốc gia D. Tuy nhiên, đây chỉ là một lĩnh vực liên quan đến sản xuất rượu
vang, giả sử trong trường hợp quốc gia D có nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau
thì việc tiêu tốn một khoản ngân sách để theo đuổi vụ kiện này có thể gây ra sự thiếu
công bằng cho các ngành sản xuất khác.

● Trường hợp 2: Rượu vang trắng và rượu vang đỏ không là hàng hóa tương
tự vì không thỏa mãn tiêu chí về mã HS. Giả sử trong trường này sản phẩm
rượu vang trắng và rượu vang đỏ không cùng mã HS (có nghĩa là không cùng
thuộc chung mô tả sản phẩm là rượu vang với nhau).

Kết luận cho trường hợp 2:

Như vậy, trong trường hợp này vì không phải là hàng hóa tương tự nên việc A áp
dụng mức thuế nhập khẩu với rượu vang đỏ đối với quốc D là có cơ sở, không vi
phạm MFN. Do đó, quốc gia D không thể thành công trong vụ kiện này.

Câu 9.2: Quốc gia A cho rằng mình có một thỏa thuận thành lập khu vực thương
mại tự do (FTA) với B và C nên phải dành mức thuế suất ưu đãi như vậy theo đúng
lộ trình thành lập FTA. Được biết, trước khi gia nhập FTA với B và C, quốc gia A áp
dụng mức thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia D. Ngoài ra,
quốc gia D cũng phát hiện rằng FTA của quốc A, B, C chưa được đăng ký với WTO.
- Anh, chị hãy đánh giá lập luận của quốc gia A và đưa ra phản biện của mình.

Chưa đăng ký: không đáp ứng ĐK về mặt hình thức -> không thành lập được
thiết chế TMKV nên không ap dụng ngoại lệ của MFN.

Cho dù là đã đáp ứng thì vẫn vi phạm quy chế MFN.


 Tóm tắt:
- Trước khi thành lập FTA: A áp dụng mức thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ từ D.

- Sau khi thành lập FTA: A áp dụng mức thuế suất 10% đối với rượu vang đỏ từ D.

Theo quan điểm của nhóm, tùy từng trường hợp mà lập luận của A có thể hợp
lý hoặc chưa thật sự hợp lý. Bởi lẽ, những nội dung chính của FTA bao gồm:

Thứ nhất, những quy định về việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế
quan;

Thứ hai, là quy định danh mục những mặt hàng được đưa vào cắt giảm thuế
quan;

Thứ ba, quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu;

Thứ tư, quy định về quy tắc xuất xứ → đây là quy định quan trọng và không
thể thiếu trong FTA bởi mỗi loại hàng hóa dịch vụ khác nhau sẽ có những quy định về
mức cắt giảm thuế khác nhau, vì vậy những mặt hàng được sản xuất ở các nước
tham gia vào thỏa thuận FTA sẽ được nhận ưu đãi lớn hơn những mặt hàng sản xuất
ở các nước khác.

 Trường hợp 1: Lập luận của A chưa thật sự hợp lý.

Vì việc quốc gia A áp đặt mức thuế suất là 10% đối với mặt hàng rượu vang đỏ
cho quốc gia D và viện dẫn với lý do rằng mình có một thỏa thuận thành lập khu vực
thương mại tự do (FTA) với B và C nên phải dành mức thuế suất ưu đãi như vậy theo
đúng lộ trình thành lập FTA là không hợp lý. Bởi đúng về mặt bản chất, khi A tham gia
ký thỏa thuận FTA với B và C đều phải cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế
quan, cũng như cho phép các hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia thành viên có thể
được xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, vì đây là thỏa thuận giữa liên minh khu vực nên không phải bất kỳ
hàng hóa dịch vụ nào cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan, cụ thể phải thuộc danh
mục những mặt hàng được cắt giảm thuế quan. Như vậy, lập luận của A sẽ có cơ sở
nếu rượu vang trắng thuộc vào danh mục được các thành viên FTA cam kết với nhau.
Hơn nữa, việc các thành viên của FTA thỏa thuận về cắt giảm thuế, có nghĩa dành cho
nhau những ưu đãi đặc biệt hơn so với các quốc gia không là thành viên của tổ chức
đó → việc A áp dụng mức thuế nhập khẩu là 0% đối với rượu vang trắng cho B và C là
hoàn toàn hợp lý, đúng như cam kết và lộ trình thành lập như A trình bày (có thể
trước đây khi chưa thành lập FTA, thì A áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với mặt
hàng rượu vang trắng cho B và C là 7% chẳng hạn). Tuy nhiên, điều này không đồng
nghĩa với việc A được quyền nâng mức thuế suất rượu vang đỏ thêm 3%, tức từ 7%
thành 10% cho quốc gia D, bởi trong trường hợp các quốc gia thành viên FTA không
thỏa thuận về vấn đề này thì hành động của A đã vi phạm nguyên tắc MFN, cụ thể A
tạo thêm trở ngại thương mại cho D, vi phạm điều kiện ngoại biên được quy định tại
khoản 4 Điều XXIV GATT. Như vậy, quốc gia A không thể viện dẫn FTA làm ngoại lệ
cho trường hợp này.

 Trường hợp 2: Lập luận của A hợp lý khi thỏa mãn các nội dung chính trong một
FTA, cụ thể là các quốc gia thành viên A, B, C có thỏa thuận về việc cắt giảm thuế
quan, hàng rào phi thuế quan.

Tiếp theo, trong danh mục cam kết giữa các quốc gia có sản phẩm rượu vang
trắng sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu là 0%. Ngoài ra, việc thực hiện mức thuế
suất ưu đãi dành cho B và C nhằm đảm bảo đúng cam kết về lộ trình cắt giảm thuế.
Và cuối cùng là quy tắc xuất xứ hàng hóa, theo đó hàng hóa của quốc gia không là
thành viên của FTA sẽ không được nhận những ưu đãi như so với thành viên của tổ
chức

Từ đó, việc A áp dụng mức thuế suất 10% đối với rượu vang đỏ cho D là có cơ sở
chấp nhận, không vi phạm nguyên tắc MFN. Bởi quy chế pháp lý cho phép các thành
viên WTO được phép không áp dụng MFN trong khuôn khổ các thiết chế thương mại
khu vực (RTA) trong đó có khu vực thương mại tự do FTA (tức được quyền áp dụng
ngoại lệ), và hơn nữa một vấn đề được đặt ra có thể rượu vang trắng và rượu vang
đỏ chưa chắc là hàng hóa tương tự.

 Điều kiện nào sẽ phải đáp ứng để FTA giữa quốc gia A, B, C được WTO công
nhận?

Để bảo đảm cho hoạt động của FTA giữa quốc gia A, B, C sao cho không ảnh
hưởng tới quá trình phát triển chung của hệ thống thương mại thế giới, WTO cũng
đặt ra một số yêu cầu cơ bản đối với các quốc gia thành viên WTO muốn thành lập
một khu vực thương mại tự do (FTA) sẽ có 3 điều kiện cơ bản:

1. Điều kiện về hình thức: Việc thiết lập thiết chế khu vực phải đảm bảo tính
minh bạch.

2. Điều kiện về nội dung:


+ Điều kiện nội biên: Phải đảm bảo việc tự do hóa triệt để thương mại
giữa các quốc gia thành viên của liên minh → yêu cầu về chính sách
thương mại nội biên được quy định tại khoản 4, 8 Điều XXIV GATT.

+ Điều kiện ngoại biên: Phải đảm đảm việc thiết lập các khu vực tự do
mậu dịch không làm tăng mức thuế nhập khẩu đã cam kết hoặc dẫn tới
việc giới thiệu thêm những quy định hạn chế mậu dịch đối với các quốc
gia thành viên WTO khác nằm ngoài khu vực mậu dịch tự do liên quan
→ yêu cầu về chính sách thương mại ngoại biên dựa theo khoản 4, 5
Điều XXIV GATT.

Câu 9.3: Giả sử A, B, C thành lập một Liên minh hải quan với biểu thuế quan chung
cho các nước ngoài khu vực, ví dụ như D. Liên minh hải quan của A, B, C áp dụng
mức thuế nhập khẩu đối với rượu vang đỏ xuất xứ từ các nước ngoài khu vực là
15%. E tham gia vào liên minh thuế quan này nên cũng phải dành mức thuế nhập
khẩu đối với D là 15%. Biết liên minh hải quan này được WTO công nhận và mức
thuế trước đây của E là 10%. Như vậy, trong trường hợp này D có thể khởi kiện E
không?
Không đáp ứng ĐK ngoại biên

 Tóm tắt:
- Liên minh hải quan của A, B, C áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với rượu vang đỏ
xuất xứ từ các nước ngoài khu vực là 15%.

- Trước khi gia nhập: mức thuế nhập khẩu của E đối với D là 10%.

- Sau khi gia nhập: mức thuế nhập khẩu của E đối với D là 15%.

● Quan điểm của nhóm: Trong trường hợp này D có thể khởi kiện E vì:

Trước khi gia nhập thì mức thuế suất của E áp dụng cho D là 10% nhưng khi
gia nhập Liên minh thuế quan thì lại tăng mức thuế suất lên thành 15% là vi phạm
điều kiện ngoại biên, việc tăng thuế mức này đã tạo nên rào cản thương mại đối với
D

Cơ sở pháp lý: Điều XXIV GATT 1994.

You might also like