You are on page 1of 6

CHUYÊN ĐỀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH TIN HỌC 10

PHẦN CỨNG MÁY TÍNH


1. Mục tiêu

 Giới thiệu cho học sinh biết được cấu trúc chung của các loại máy tính thông qua máy
vi tính và sơ lược về hoạt động của máy tính.

 Kiến thức cơ bản: CPU, bộ nhớ trong, thiết bị vào, thiết bị ra, bộ nhớ ngoài.

 Kỹ năng: Gõ lệnh, chạy một vài chương trình.


Thái độ: Học sinh ý thức được việc muốn sử dụng tốt máy tính cần có hiểu biết về nó và phải
rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
NỘI DUNG
I. Cấu trúc máy tính
1. Khái niệm về hệ thống tin học
Hệ thống tin học dùng để nhập, xử lí, xuất, truyền và lưu trữ thông tin.
Hệ thống tin học gồm ba phần:

 Phần cứng (Hardware) gồm máy tính và một số thiết bị liên quan.

 Phần mềm (Software) gồm các chương trình.

 Sự quản lý và điều khiển của con người.


2. Sơ đồ cấu trúc của một máy tính (Computer):Xem sơ đồ trong sách trang 19.
3. Bộ xử lý trung tâm: (CPU - Central Processing Unit)
CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đó là thiết bị chính để thực hiện và điều khiển
việc thực hiện chương trình.
CPU gồm hai bộ phận chính:

 Bộ điều khiển (CU - Control Unit).

 Bộ số học / logic (ALU - Arithmetic / Logic Unit).


Ngoài ra còn có thanh ghi (Register), Cache.
4. Bộ nhớ trong (Main memory)

Trang 1
CHUYÊN ĐỀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH TIN HỌC 10
Bộ nhớ trong là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được
xử lí.
Bộ nhớ trong gồm hai phần:

 ROM: chứa một số chương trình hệ thống. Thông tin trong ROM chỉ được đọc. Khi tắt
máy các chương trình trong ROM không bị xoá đi.

 RAM: là bộ nhớ, là nơi có thể ghi, xóa thông tin trong lúc làm việc. Khi tắt máy các
thông tin trong RAM sẽ bị xóa
5. Bộ nhớ ngoài (Secondary memory)
Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài dữ liệu và hỗ trợ cho bộ nhớ trong.
Bộ nhớ ngoài của máy tính thường là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash.
6. Thiết bị vào (Input device)
Thiết bị vào dùng để đưa thông tin vào máy tính.
Một số thiết bị vào thông dụng:

 Bàn phím: (Keyboard).

 Chuột: (Mouse).

 Máy quét: (Scanner) là thiết bị dùng để đưa hình ảnh vào máy tính.

 Webcam, màn hình cảm ứng


7. Thiết bị ra (Output device)
Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.
Một số thiết bị ra thông dụng:

 Màn hình.

 Máy in.

 Máy chiếu.

 Loa và tai nghe.

 Modem.
8. Hoạt động của máy tính

Trang 2
CHUYÊN ĐỀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH TIN HỌC 10
Nguyên lí điều khiển bằng chương trình: Máy tính hoạt động theo chương trình.
Nguyên lý lưu trữ chương trình: lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu
trữ, xử lý như những dữ liệu khác.
Nguyên lí truy cập theo địa chỉ: Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông
qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
Nguyên lý Von Neumann: Mã hóa nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương
trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lí chung gọi là nguyên lí Von Neumann.
II. Cấu hình máy tính
Hướng dẫn học sinh cách chọn cấu hình cho máy, cách hiểu các thông số kỹ thuật.
Giới thiệu các siêu máy tính trên thế giới.
III. Lắp ráp máy tính ảo
Sử dụng phần mềm ảo IT Essentials Virtual Desktop để lắp ráp máy tính.

Chú ý: học sinh có thể tìm hiểu trước phần mềm này và cài vào máy để thực
hành trước.

Trang 3
CHUYÊN ĐỀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH TIN HỌC 10

PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1. Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau
A.Các thiết bị ra gồm : bàn phím . chuột. loa .
B.Các thiết bị ra gồm : bàn phím . màn hình . máy in .
C.Các thiết bị vào gồm : bàn phím . chuột . máy quét hình ( máy Scan )
D.Các thiết bị vào gồm : bàn phím . chuột . màn hình .

Câu 2. Bộ nhớ trong là


A. Nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lí.
B. Đưa dữ liệu ra khỏi máy tính.
C. Lưu trữ dữ liệu lâu dài.
D. Thực hiện và điều khiển chương trình.

Câu 3. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau :


A.Bộ nhớ ngoài là các đĩa cứng . đĩa mềm. Ram. ROM.
B.Bộ nhớ ngoài là các đĩa cứng . đĩa mềm . đĩa CD. thiết bị Flash.
C.Bộ nhớ trong là các đĩa cứng . đĩa mềm .
D.Bộ nhớ ngoài có ROM và RAM .

Câu 4. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau


A.Hệ nhị phân sử dụng các chữ số 1 và 2 .
B.Hệ thập phân sử dụng các chữ số từ 0 đến 9 và A. B. C. D. E. F .
C.RAM là bộ nhớ trong . là nơi có thể ghi . xoá thông tin trong lúc làm việc
D.ROM là bộ nhớ ngoài . là nơi có thể ghi . xoá thông tin trong lúc làm việc

Câu 5. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau :


A.Bộ nhớ trong bao gồm : các loại đĩa cứng . đĩa mềm . …

Trang 4
CHUYÊN ĐỀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH TIN HỌC 10
B.Bộ nhớ ngoài bao gồm : RAM và ROM . …
C.RAM là bộ nhớ ngoài . tồn tại tạm thời trong quá trình máy hoạt động .
D.ROM là bộ nhớ trong có thể đọc .không thể xoá thông tin trong lúc đang làm việc.

Câu 6. Hãy chọn phương án đúng nhất : Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy
tính gồm:
A.CPU .bộ nhớ trong/ngoài. thiết bị vào/ra
B.Bàn phím và con chuột
C.Máy quét và ổ cứng
D.Màn hình và máy in

Câu 7. Thành phần nào không thuộc thành phần chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính:
A.Bộ điều khiển
B.Thiết bị vào và ra
C.Bộ số học
D.Bộ nhớ (trong/ngoài)

Câu 8. Hãy chọn phương án đúng nhất : Bộ nhớ chính (Bộ nhớ trong) bao gồm
A.Thanh ghi và ROM
B.Thanh ghi và RAM
C.ROM và RAM
D.Cache và ROM

Câu 9. Thiết bị nào là thiết bị vào :


A.Màn hình.
B.Webcam.
C.Máy chiếu
D.Máy in

Trang 5
CHUYÊN ĐỀ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH TIN HỌC 10
Câu 50. Thiết bị nào là thiết bị ra :
A.Máy quét (máy Scan)
B.Máy in (printer).
C.Bàn phím
D.Webcam

Trang 6

You might also like