You are on page 1of 9

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ: MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG


I. Mục tiêu:
1.1. Phẩm chất chủ yếu:
[TT]: Trung thực trong quá trình thu thập và xử lí số liệu đo vận tốc.
[CC]: Chăm chỉ trong việc học tập, nhiệt tình trong làm việc nhóm.
[NA]: Sẵn sàng học tập, giúp đỡ mọi người trong làm việc nhóm.
1.2. Năng lực chung:
[TC-TH]: Tự tham khảo học liệu thông qua việc đọc trước, trả lời các câu hỏi định
hướng, hoàn thành các biểu mẫu thực hành.
[GT-HT]: Phối hợp nhịp nhàng với các thành viên trong nhóm khi thảo luận, thực hành
đo vận tốc.
[GQVĐ-ST]:Thiết kế phương án, lựa chọn phương án và thực hiện phương án thí nghiệm
đo vận tốc.
1.3. Năng lực đặc thù:
[NT1]: Nêu được khái niệm tốc độ, độ dịch chuyển.
[NT2]: Vẽ được đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng (hoặc vẽ theo
số liệu cho trước); tính được tốc độ từ độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian.
[NT3]: Tìm được từ khóa, sử dụng các thuật ngữ khoa học (độ dịch chuyển, tốc độ theo
một phương, tốc độ trung bình, vận tốc, vận tốc tổng hợp) thông qua đọc tài liệu học liệu của
giáo viên cung cấp; dựa vào định nghĩa tốc độ theo một phương và độ dịch chuyển, rút ra được
công thức tính và định nghĩa được vận tốc.
[NT4]: So sánh được quãng đường đi được và độ dịch chuyển.
[NT5]: Giải thích được sự phụ thuộc tuyến tính giữa độ dịch chuyển và thời gian chuyển
động trong chuyển động thẳng đều; xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp.
[NT6]: Nhận ra được điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức về: quãng đường và độ dịch
chuyển, vận tốc và tốc độ.
[NT7]: Nhận ra được ngành nghề: tài xế.
[TH1]:Nhận ra được nguyên nhân của các kết quả thí nghiệm khác nhau trong các lần đo
khác nhau và đề xuất được phương án khắc phục trong quá trình đo vận tốc.
[TH2]: Đưa ra được giả thuyết độ dịch chuyển là hàm bậc nhất với thời gian chuyển động
trong chuyển động thẳng.
[TH3]: Xây dựng được phương án thí nghiệm đo vận tốc chi tiết và hợp lí.
[TH4]: Thực hiện thí nghiệm thu thập số liệu từ thí nghiệm đo vận tốc, vẽ được đồ thị và
nêu được nhận xét về kết quả đo vận tốc.
[TH5]: Trình bày báo cáo và thảo luận: bài báo cáo đo vận tốc được thể hiện rõ ràng, vẽ
được đồ thị phù hợp.
[TH6]: Đề xuất phương án khắc phục sai số trong quá trình đo đạc.
[VD1]: Giải thích được vì sao hai xe đua trên cùng quãng đường xe nào chạy với vận tốc
lớn hơn sẽ về đích trước.
[VD2]: Phản biện được vấn đề xe đua: nếu đi trên đoạn đường cong thì chưa chắc xe nào
đi với vận tốc lớn hơn sẽ về đích trước.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
2.1. Giáo viên:
- Học liệu: nội dung định hướng và câu hỏi định hướng của phần mô tả chuyển động.
- Phiếu học tập: phiếu ghi chép cá nhân trong quá trình thực hành và xử lí số liệu.
- Dụng cụ thí nghiệm phục vụ đo vận tốc, đo độ dịch chuyển và thời gian.
- Giáo án điện tử.
2.2. Học sinh:
- Đọc tài liệu và soạn bài theo câu hỏi định hướng.
- Dụng cụ học tập cá nhân.
III. Các hoạt động:
3.1. Ma trận khái quát:
Các Phẩm Năng Năng Nội dung Cách Phương
hoạt chất lực lực thức pháp và kĩ
động chủ chung đặc đánh giá thuật
học yếu thù
(thời
gian dự
kiến)

Hoạt [TT] [TC- [NT1] Σs Khăn trải Khăn trải


- Tốc độ trung bình v tb=
động 1 : [CC] TH] [NT3] Σt bàn. bàn và kỹ
: Xây [NA] [NT4] - Chọn trục Ox trùng phương Phiếu thuật phòng
dựng [NT6] chuyển động thì tốc độ chuyển đánh giá tranh
các khái động của vật được gọi là tốc độ nhóm.
niệm: theo 1 phương.
tốc độ - Trong hệ quy chiếu mà ta đã
trung chọn, so sánh vị trí mới với vị trí
bình, trước đó của vật được gọi là độ
tốc độ dịch chuyển (độ dời).
theo - Quãng đường là tổng độ dài mà
một vật chuyển động đi qua.
phương, - Phân biệt độ dịch chuyển và
quãng quãng đường: độ dịch chuyển là
đường, một đại lượng vectơ.
độ dịch - Vận tốc là đại lượng vectơ đặc
chuyển, trưng cho sự nhanh hay chậm và
vận tốc. hướng của chuyển động.
(90 - Công thức vận tốc trong chuyển
phút) s
động thẳng đều v=
t

Hoạt [TT] [TC- [NT2] - Đồ thị độ dịch chuyển theo thời Bảng Dạy học
động 2 : [CC] TH] [NT5] gian trong chuyển động thẳng có Rubric, thông qua
Thực [NA] [GT- [TH2] dạng là đường thẳng. phiếu thực hoạt động
hiện thí HT] [TH4] - Đối với chuyển động thẳng đều, hành. thực hành
nghiệm [TH5] phương trình tọa độ theo thời gian thí nghiệm.
vẽ được [TH6] có dạng x = x0 + v(t – t0).
đồ thị
độ dịch
chuyển
– thời
gian
trong
chuyển
động
thẳng.T
ính
được
tốc độ
từ độ
dốc của
đồ thị
độ dịch
chuyển
– thời
gian.

(90
phút)
Hoạt [TT] [TC- [NT2] - Vận tốc và quãng đường trong Bài tập. Hoạt động
động 3: [CC] TH] [NT3] chuyển động đều có tính tương đối. Sơ đồ tư nhóm.
Xác [NA] duy Dạy học
định thông qua hệ
được độ thống bài tập
dịch định hướng
chuyển
tổng
hợp,
vận tốc
tổng
hợp.Vậ
n dụng
được
công
thức
tính tốc
độ, vận
tốc.
(90
phút)
Hoạt [TT] [TC- [NT7] Thảo luận để thiết kế phương án Bảng Dạy học
động 4: [CC] TH] [TH1] hoặc lựa chọn phương án và thực Rubric thông qua
Vận [NA] [GT- [TH3] hiện phương án, đo được tốc độ hoạt động
dụng HT] [TH4] bằng dụng cụ thực hành. thực hành
(90 [GQV [TH5] Mô tả được một vài phương pháp thí nghiệm.
phút) Đ-ST] [TH6] đo tốc độ thông dụng và đánh giá
[VD1] được ưu, nhược điểm của chúng.
[VD2]

3.2. Các hoạt động dạy học cụ thể:


Hoạt động 1: Xây dựng các khái niệm: tốc độ trung bình, tốc độ theo một phương, quãng đường,
độ dịch chuyển, vận tốc.
Hoạt động (của HS) Dự kiến sản phẩm học tập Dự kiến tiêu chí
đánh giá mức độ đạt
được mục tiêu
* Học sinh dùng kỹ thuật khăn trải * Khăn trải bàn - Học sinh phát biểu
bànđể hoàn thành các yêu cầu của Σs đầy đủ và súc tích các
- Tốc độ trung bình v tb=
giáo viên thông qua đọc tài liệu học Σt khái niệm.
liệu cho trước. (thời gian 30 phút) - Chọn trục Ox trùng phương chuyển - Học sinh viết được
động thì tốc độ chuyển động của vật chính xác các công
* Học sinh dùng kỹ thuật phòng được gọi là tốc độ theo 1 phương. thức và có chú thích
tranh, lấy ý kiến phản hồi tích cực - Trong hệ quy chiếu mà ta đã chọn, so đơn vị.
từ các nhóm, thảo luận phản biện sánh vị trí mới với vị trí trước đó của - Nhận ra được điểm
giữa các nhóm với nhau. (30 phút). vật được gọi là độ dịch chuyển. sai và chỉnh sửa được
- Quãng đường là tổng độ dài mà vật nhận thức về: quãng
* Đại diện nhóm học sinh trình bày chuyển động đi qua. đường và độ dịch
nội dung được trình bày trong hoạt - Phân biệt độ dịch chuyển và quãng chuyển, vận tốc và
động nhóm; giáo viên chỉnh sửa các đường: độ dịch chuyển là một đại tốc độ.
nội dung sai; học sinh ghi chép các lượng vectơ.
nội dung kiến thức vào tập. (30 - Vận tốc là đại lượng vectơ đặc trưng
phút) cho sự nhanh hay chậm và hướng của
chuyển động.
- Công thức vận tốc trong chuyển động
s
thẳng đều v=
t
* Phiếu phản hồi tích cực của các
nhóm.

Hoạt động 2: Thực hiện thí nghiệm vẽ được đồ thị độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động
thẳng.Tính được tốc độ từ độ dốc của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian.

Hoạt động (của HS) Dự kiến sản phẩm Dự kiến tiêu chí
học tập đánh giá mức độ đạt
được mục tiêu
* Học sinh được nhận dụng cụ cần thiết (máng, cổng - Bản thiết kế thí - Học sinh xây dựng
quang, đồng hồ đo thời gian, thước, khối gỗ nhỏ có khối nghiệm chi tiết. được thí nghiệm.
lượng phù hợp). Học sinh thiết kế ý tưởng để đo độ dịch - Bài báo cáo thí - Phiếu thực hành
chuyển và thời gian chuyển động của khối gỗ. (có thể nghiệm (hoặc bản trình bày rõ ràng, đồ
sử dụng cổng quang hoặc không). (hoạt động dự kiến vẽ trên excel) thị được vẽ đúng, thể
15 phút) hiện được sai số.
* Học sinh tiến hành thí nghiệm, lấy số liệu, viết báo - Học sinh tính toán
cáo, vẽ đồ thị (hoạt động dự kiến 45 phút). được vận tốc dựa theo
* Học sinh dựa vào độ dốc của đồ thị để tìm vận tốc đồ thị.
trong chuyển động thẳng. (hoạt động dự kiến 15 phút). - Học sinh đề xuất
* Học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm của nhóm mình, được phương án khắc
trình bày nhận xét rút ra được giữa mối liên hệ giữa độ phục sai số trong quá
dịch chuyển và tốc độ. Giáo viên lắng nghe kết quả của trình làm thí nghiệm.
từng nhóm, chỉnh sửa phù hợp. (hoạt động dự kiến 15
phút)

Hoạt động 3: Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp.Vận dụng được công
thức tính tốc độ, vận tốc.

Hoạt động (của HS) Dự kiến sản phẩm Dự kiến tiêu chí
học tập đánh giá mức độ đạt
được mục tiêu
* Học sinh nghiên cứu học liệu cho trước để tìm hiểu về - Sơ đồ tư duy. - Học sinh biết nghiên
tính tương đối của quỹ đạo, tính tương đối của vận tốc - Bài tập trắc cứu tài liệu để tìm
để suy ra kết luận về độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc nghiệm và tự luận kiến thức.
tổng hợp, vận tốc tương đối, vận tốc tuyệt đối, công - Học sinh vận dụng
thức cộng vận tốc. (hoạt động dự kiến 20 phút). được công thức đã
* Học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày ý kiến về học để giải một số bài
các vấn đề đọc được trong học liệu (hoạt động nhóm 15 toán liên quan đến
phút). vận tốc.
* Học sinh thay mặt nhóm trình bày ý kiến của nhóm
mình, giáo viên giúp đỡ chỉnh sửa kiến thức sai.
* Học sinh ứng dụng các công thức đã học để giải một
số bài tập trắc nghiệm và tự luận (học liệu cho trước,
hoạt động dự kiến 45 phút).

Hoạt động 4: Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương
án, đo được tốc độ bằng dụng cụ thực hành. Mô tả được một vài phương pháp đo tốc độ thông
dụng và đánh giá được ưu, nhược điểm của chúng.

Hoạt động (của HS) Dự kiến sản phẩm Dự kiến tiêu chí
học tập đánh giá mức độ đạt
được mục tiêu
* Học sinh nhận được dụng cụ thí nghiệm (cảm biến đo - Bản thiết kế thí - Học sinh xây dựng
tốc độ), thiết kế thí nghiệm đo tốc độ của một số chuyển nghiệm chi tiết. được thí nghiệm.
động. Thông qua đồ thị hiển thị trên máy tính, phân tích - Bài báo cáo thí - Phiếu thực hành
chuyển động dựa theo tốc độ(hoạt động dự kiến 30 nghiệm (hoặc bản trình bày rõ ràng, đồ
phút). vẽ trên excel) thị được vẽ đúng, thể
* Học sinh tiến hành viết báo cáo và phân tích sai số, đề hiện được sai số.
xuất nguyên nhân giảm sai số (hoạt động dự kiến 15 - Học sinh đề xuất
phút). được phương án khắc
* Học sinh đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm phục sai số trong quá
(hoạt động dự kiến 15 phút). trình làm thí nghiệm.
* Học sinh dựa vào hình ảnh phân tích một số thiết bị - Học sinh phân tích
đo vận tốc trong thực tế (học liệu cho trước, hoạt động được các tình huống
dự kiến 30 phút). thực tiễn.

CÁC PHỤ LỤC ĐI KÈM


PHỤ LỤC 1: Câu hỏi định hướng cho hoạt động 1:
1. Em hiểu như thế nào là tốc độ trung bình? Tốc độ theo
một phương?
2. Theo lộ trình của xe dọc theo con đường màu xanh trên
bản đồ. Vị trí bắt đầu ở Thùy Vân. Em hãy đặt tên cho vị trí
điểm cuối và chỉ ra độ dịch chuyển (độ dời) của xe.
Từ đó em hãy nêu định nghĩa độ dịch chuyển và quãng
đường đi được.

3. Quan sát lộ trình xe hơi di chuyển từ số 1 Thùy Vân đến


số 50 Thùy Vân (trên đường thẳng màu xanh). Em hãy so
sánh quãng đường và độ dịch chuyển

4. Vậy em tìm điểm khác nhau giữa độ dịch chuyển và quãng đường?
Trong trường hợp độ dài của chúng bằng nhau thì quãng đường có
phải là độ dịch chuyển hay không? Vì sao?
5. Em hãy nêu ý nghĩa của tốc độ (tức là tốc độ đặc trưng cho vấn đề
nào của chuyển động?)
6. Xét chuyển động của vật trên một phương Ox cho trước, vật chuyển
động đều (với tốc độ không đổi), em hãy dựa vào bảng biểu sau đây so
sánh sự nhanh chậm của các xe
Vật CĐ Quãng Thời gian So sánh sự
đường nhanh
chậm
Xe đạp 500 m 4 phút
Xe xe ô tô 7,2 km 12 phút
Xe lửa 36 km 1 giờ
Xe bus 45 km 70 phút
6.1. Em dựa vào yếu tố nào để biết được xe nào nhanh hơn?
6.2. Em hãy viết công thức vận tốc dựa vào bảng biểu trên.
7. Em hãy dựa vào các kiến thức đã tìm hiểu nêu định nghĩa vận tốc.

PHỤ LỤC 2: Phiếu hướng dẫn báo cáo thực hành: Tìm mối liên hệ giữa tọa độ của vật
chuyển động thẳng và thời gian chuyển động
I. Mục đích thực hành:
Em hãy xác định mục tiêu của thí nghiệm. Từ đó đưa ra phương châm làm việc của bản thân
trong khi thực hành.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
II. Dụng cụ thí nghiệm:
Để đạt được mục tiêu đề ra, em hãy cho biết em cần có dụng cụ gì?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Dụng cụ của phòng thí nghiệm chuẩn bị có phù hợp với dự kiến của em hay không? Nếu không
thì em sẽ làm thế nào để tiến hành thí nghiệm?
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
III. Phương án thí nghiệm:
Em hãy mô tả chi tiết phương án thí nghiệm mà nhóm em xây dựng nên.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
IV. Thu thập số liệu:
Em hãy tự kẻ bảng để thu thập số liệu dựa theo thiết kế thí nghiệm của nhóm vào chỗ trống dưới
đây.

V. Vẽ đồ thị:
Em hãy dựa vào số liệu của nhóm đã thu thập được, hãy điền vào bảng kẻ ô và nối các điểm lại
thành đồ thị. Gọi x là tọa độ của chuyển động (là trục tung), t là thời gian (là trục hoành).
VI. Nhận xét:
Dựa vào đồ thị, em hãy nhận xét kết quả mà nhóm em đo đạc được.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Nếu đồ thị có dạng là đường thẳng, em hãy dựa vào độ dốc của đồ thị tính vận tốc chuyển động.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Nếu đồ thị không có dạng đường thẳng, em hãy cho phân tích nguyên nhân vì sao có sự sai lệch.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Giáo viên thực hiện

Nguyễn Văn Cư

You might also like