You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC UEH

Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing


— -- –

BÀI TẬP TÌM HIỂU VỀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ


HỢP ĐỒNG HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT

MÔN: VẬN TẢI BẢO HIỂM


-------------------------------------
Mã lớp học phần : 22C1BUS50312301
Giảng viên : TS. Trần Thị Anh Tâm
Sinh viên thực hiện : Nhóm 4

-------------------------------------

Thành viên : MSSV


Trương Diệu bảo Hoà : 31201026910
Nguyễn Ngọc Thiên Hương : 31201021693
Bùi Trần Hoàng Lan : 31201024542
Ngô Minh Quân : 31201026048
Huỳnh Thị Tú Quyên : 31201026194
Nguyễn Duy Sil : 31201026443

1
MỤC LỤC
A. CÔNG ƯỚC CMR ........................................................................................................................ 4
I. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG ƯỚC CMR ......................................................................................... 4
II. NỘI DUNG TÓM TẮT .......................................................................................................... 4
1. Hợp đồng vận tải................................................................................................................. 4
2. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong hợp đồng vận chuyển, quy định theo Công
ước CMR ................................................................................................................................ 5
a) Đối với đơn vị vận chuyển: .......................................................................................... 5
b) Đối với các bên còn lại: ............................................................................................... 7
3. Bồi thường, khiếu nại và các hành động liên quan ............................................................. 7
a) Cơ sở khiếu nại ............................................................................................................ 7
b) Giới hạn bồi thường ..................................................................................................... 8
4. Các điều khoản liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa khi đơn hàng vận chuyển thành
công......................................................................................................................................... 9
5. Những quy định khác của Công ước .................................................................................. 9
B. CÁC QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ VẬN TẢI VỀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI BẰNG
ĐƯỜNG SẮT .................................................................................................................................... 10
I. SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI HÀNG
HÓA BẰNG ĐƯỜNG SẮT ...................................................................................................... 10
II. NỘI DUNG TÓM TẮT ........................................................................................................ 11
1. Quy định về giao kết hợp đồng vận chuyển đường sắt (điều 11) ..................................... 11
2. Các mặt hàng được phép và không được phép vận chuyển (điều 4, 5) ............................ 11
3. Các quy tắc và lưu ý về consignment note (điều 12, 13) .................................................. 12
4. Lưu ý liên quan đến phí, phương thức thanh toán và lãi suất trong hợp đồng (điều 15, 16,
17, 24, 29) ............................................................................................................................. 13
5. Thời gian vận chuyển (điều 27) ........................................................................................ 13
6. Sửa đổi hợp đồng vận chuyển (điều 30 đến 34) ............................................................... 14
7. Mức độ trách nhiệm pháp lý của bên vận hành đường sắt (điều 36) ................................ 14
8. Bồi thường hàng mất, hư hỏng và vượt quá thời gian vận chuyển (điều 40,42,43) ......... 15
a) Hàng hóa vượt quá thời gian vận chuyển .................................................................. 15
b) Hàng hoá hư hỏng ...................................................................................................... 15
c) Hàng bị mất ................................................................................................................ 15
9. Giới hạn hành động (điều 58) ........................................................................................... 16
C. NGUỒN THAM KHẢO ............................................................................................................. 16

2
3
A. CÔNG ƯỚC CMR

I. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG ƯỚC CMR

- Công ước CMR với tên gọi đầy đủ là Convention on the Contract for the International
Carriage of Goods by Road.
- Mục đích của công ước nhằm thống nhất và chuẩn hoá các qui tắc, điều kiện điều chỉnh
các hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ quốc tế, đặc biệt về chứng từ và
trách nhiệm của người chuyên chở đường bộ, các nước Tây Âu đã kí kết Công ước về
hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường bộ quốc tế hay còn gọi là công ước CMR
ngày 19/5/1956 tại Geneve, có hiệu lực ngày 02/07/1961. Đến nay, công ước CMR đã
có 30 nước châu Âu tham gia.
- Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam có viết vào 24/02/2017, Việt Nam đã
nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng vận tải hàng
hóa quốc tế bằng đường bộ (CMR).
- Phạm vi áp dụng: Công ước CMR áp dụng cho mọi hợp đồng chuyên chở hàng hóa
bằng đường bộ khi nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng ghi trong hợp đồng vận tải
nằm ở hai nước khác nhau, trong đó có ít nhất một nước là thành viên của Công ước
CMR. Không áp dụng cho: vận chuyển được thực hiện theo các điều khoản của bất kỳ
công ước quốc tế nào khác về bưu chính; với các lô hàng tang lễ và các loại hình thức
vận chuyển nội thất.

II. NỘI DUNG TÓM TẮT

1. Hợp đồng vận tải

- Theo Điều 4, 5,6: Hợp đồng vận chuyển sẽ được xác nhận bằng việc hoàn thành và xác
nhận phiếu gửi hàng của đơn hàng.
- Phiếu gửi hàng phải được lập thành ba bản chính có chữ ký của người gửi và người vận
chuyển. (có thể thay thế bằng in hoặc con dấu chứng nhận từ người gửi và người bán
nếu luật quốc gia tại đó cho phép):
+ Bản thứ nhất được giao cho người gửi.
+ Bản thứ hai kèm theo hàng hóa.
+ Bản thứ ba do người vận chuyển giữ lại.

4
- Phiếu gửi hàng phải bao gồm các nội dung sau:
(a) Ngày của lô hàng và nơi bắt đầu vận chuyển hàng;
(b) Tên và địa chỉ của người gửi;
(c) Tên và địa chỉ của người vận chuyển;
d) Địa điểm và ngày tiếp nhận hàng hóa và địa điểm được chỉ định để giao hàng;
(e) Tên và địa chỉ của người nhận hàng;
(f) Mô tả sử dụng chung về bản chất của hàng hóa và phương pháp đóng gói, và
trường hợp hàng hóa nguy hiểm, mô tả chung được thừa nhận của chúng;
(g) Số lượng các gói, các dấu và số đặc biệt của chúng;
(h) Tổng trọng lượng của hàng hóa hoặc số lượng của chúng được thể hiện theo cách
khác;
(i) Các khoản phí liên quan đến việc vận chuyển (phí vận chuyển, phụ phí, thuế hải
quan và các chi phí khác phát sinh từ khi thực hiện hợp đồng đến thời điểm giao
hàng);
(j) Các hướng dẫn cần thiết cho Hải quan và các thủ tục khác;
(k) Một dòng văn bản cho rằng việc vận chuyển là đối tượng, bất kể các điều khoản
nào ngược lại với các điều khoản của Công ước này. (có thể điền thêm thông tin tùy
theo nhu cầu các bên).

2. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong hợp đồng vận chuyển, quy định

theo Công ước CMR

a) Đối với đơn vị vận chuyển:

- Bên vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm với tất cả hành vi và thiếu sót của cơ quan đại diện,
người của dịch vụ hay bất kì người nào khác sử dụng dịch vụ của bên vận chuyển (chiếu
theo Công ước). Ngoài ra, còn phải chịu trách nhiệm về sự cố phương tiện và kiểm tra
tính chính xác của các chi tiết trong đơn hàng như số lượng, nhãn hiệu, số hiệu và tình
trạng bên ngoài của chúng. Trường hợp không thể kiểm tra hàng hóa chính xác thì phải
ghi chú vào đơn hàng. Nếu không còn sai sót gì thì người vận chuyển phải có trách
nhiệm xác nhận hàng hóa đầy đủ và trong tình trạng tốt. (điều 8, điều 9)
- Bên vận chuyển có quyền thu thêm phụ phí phát sinh khi vận chuyển hàng theo yêu cầu
chỉ dẫn của bên có quyền định đoạt hàng hóa và sẽ có quyền bán nếu bên có quyền định

5
đoạt hàng hóa không nhận hoặc không có phản hồi thông tin về hàng hóa (điều 16).
Ngoài ra tại điều 7, bên vận chuyển sẽ phải chịu mọi trách nhiệm về tổn thất hư hại hoặc
các trách nhiệm khác nếu phiếu gửi hàng hóa không có nội dung được quy định tại điều
6 khoản 1.
- Sẽ chịu trách nhiệm tổn thất toàn bộ hoặc một phần vào thời điểm xảy ra giữa lúc nhận
hàng và giao hàng. Trường hợp những mất mát hư hỏng đã xuất hiện từ trước bởi bên
gửi hoặc bên có liên quan tới hàng hóa thì bên vận chuyển sẽ được miễn trách nhiệm.
(điều 17, 28)
- Tuy nhiên, bên vận chuyển cần có trách nhiệm chứng minh được rằng rủi ro tổn thất
trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng hay chậm trễ không thuộc về hành động
của bên vận chuyển. Nếu như không chứng minh được, bên nhận hàng có quyền định
đoạt sẽ được quyền buộc tội bên vận chuyển và đòi bồi thường được tính toán dựa trên
các điều khoản của Công ước hoặc theo luật pháp của của nước sở tại. (điều 18, 20, 21,
23, 25, 26, 27)
- Bên vận chuyển cũng không được quyền sử dụng các quy định của các điều mục trong
hoặc ngoài Công ước để đổ lỗi, chối bỏ nghĩa vụ và chuyển giao trách nhiệm của bản
thân, nếu đó là hành vi sai trái xuất phát từ bên vận chuyển. Nếu không tuân theo, sẽ
được xem là hành vi sai trái cố ý theo luật pháp. (điều 29)
- Nếu việc vận chuyển được thực hiện có một hợp đồng duy nhất, được thực hiện bởi
những người vận chuyển đường bộ liên tiếp, thì mỗi người trong số họ phải chịu trách
nhiệm về việc thực hiện toàn bộ hoạt động. Người vận chuyển thứ hai và mỗi người vận
chuyển kế tiếp trở thành một đối tác vận chuyển khác của hợp đồng vận chuyển, theo
các điều khoản của lô hàng. (điều 34, 35)
- Khi bên vận chuyển sau nhận hàng của bên vận chuyển trước thì phải giao cho người
vận chuyển sau một biên lai ghi ngày tháng và có chữ ký. Người vận chuyển sau sẽ điền
tên và địa chỉ của mình vào bản sao thứ hai của phiếu gửi hàng. Nếu có thể, người vận
chuyển sau sẽ ghi vào bản sao thứ hai của vận đơn và trên biên lai đặt trước được quy
định tại Điều 8, khoản 2. Các điều khoản của điều 9 sẽ được áp dụng cho những người
vận chuyển kế tiếp hoặc các bên vận chuyển sẽ được tự do thỏa thuận với nhau về các
điều khoản khác, căn cứ theo những điều khoản quy định tại điều 37 và 38.

6
b) Đối với các bên còn lại:

- Người gửi và người nhận đều có những nghĩa vụ hoặc các yêu cầu, được giới hạn trong
phạm vi cho phép của hợp đồng vận chuyển, căn cứ theo Công ước CMR.
- Người gửi có quyền định đoạt và yêu cầu bên vận chuyển hàng hóa, bao gồm việc thay
đổi thời gian vận chuyển, chuyển giao quyền định đoạt... (điều 8, điều 12). Ngoài ra,
người gửi cũng sẽ phải chịu mọi chi phi về tổn thất thiệt hại về người, thiết bị và các
loại hàng hóa thay cho người vận chuyển bởi các nguyên do không chính xác và không
đầy đủ theo các quy định tại hợp đồng (điều 7, điều 10) và có nghĩa vụ phải đính kèm
các tài liệu cần thiết cho bên vận chuyển theo yêu cầu của thủ tục Hải quan. (điều 11)
- Người nhận hàng sẽ có quyền định đoạt hàng hóa kể từ khi ký vào đơn gửi hàng hóa,
nếu người gửi ghi vào phiếu hàng (điều 12,13).
- Công ước CMR còn quy định thêm, khi nhận hàng mà không có thông báo tổn thất từ
người nhận hàng, thì coi như hàng hóa được giao đúng với các điều khoản của đơn hàng
đường bộ. (điều 30)

3. Bồi thường, khiếu nại và các hành động liên quan

a) Cơ sở khiếu nại

- Trường hợp xác định được tổn thất:


+ Trường hợp mất mát và hư hỏng rõ ràng: người nhận phải thông báo ngay cho
bên vận chuyển, chậm nhất là vào thời điểm bắt đầu giao hàng.
+ Trường hợp mất và hư hỏng không rõ ràng: người nhận phải thông báo cho bên
vận chuyển trong 7 ngày kể từ ngày giao hàng, không kể ngày chủ nhật và nghỉ
lễ.
- Khi tình trạng của hàng hóa đã được xác nhận bởi người nhận hàng và người vận
chuyển, báo cáo ngược lại về đơn hàng của việc xác nhận này chỉ được chấp nhận trong
trường hợp mất mát hoặc hư hỏng không rõ ràng và với điều kiện là người nhận hàng đã
phản hồi đến bên vận chuyển trong vòng bảy ngày kể từ ngày kiểm tra, trừ các ngày chủ
nhật và ngày lễ.
- Nếu bên vận chuyển có sự chậm trễ trong thời hạn 30 ngày của hợp đồng hoặc 60 ngày
trên quy định Công ước nếu không có thời hạn cụ thể trong hợp đồng, được xem là hàng

7
hóa bị mất, sẽ phải chấp nhận yêu cầu bồi thường cho bên có quyền định đoạt theo
Công ước. (điều 20, điều 23 khoản 5)
- Nguyên đơn (người nhận hàng) có thể khởi kiện tại bất kỳ tòa án hoặc trọng tài của một
quốc gia ký kết công ước được chỉ định theo thỏa thuận giữa các bên, địa điểm kinh
doanh đã ký kết, khu vực bị cáo thường xuyên cư trú hoặc địa điểm bên vận chuyển
nhận hàng, miễn là chấp hành theo quy trình xử án và các điều kiện yêu cầu trong phạm
vi lãnh thổ của quốc gia đó. (điều 31, 32)
- Hợp đồng vận chuyển có thể có điều khoản quy định thẩm quyền cho hội đồng trọng tài,
nếu điều khoản quy định trao thẩm quyền cho hội đồng trọng tài quy định rằng hội đồng
trọng tài phải áp dụng Công ước này. (điều 33)
- Trường hợp xảy ra khởi kiện phát sinh từ việc chuyên chở hàng hóa đường bộ, thời hạn
khiếu nại là 1 năm. Nếu bên vận chuyển có hành vi sai phạm cố ý thì thời hạn khiếu nại
sẽ là 3 năm kể từ ngày giao hàng nếu tổn thất, hư hỏng và chậm; ngày thứ 30 sau khi hết
hợp đồng hoặc từ ngày 60 kể từ ngày bên vận chuyển bắt đầu nhận hàng chuyên chở,
nếu không có điều kiện trong hợp đồng; ngày hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày ký kết hợp
đồng. (điều 32)

b) Giới hạn bồi thường

Điều 23 nói rằng:


- Trong trường hợp trị giá hàng hóa đã được kê khai vào lúc giao hàng thì giới hạn bồi
thường chính là trị giá hàng hóa đã kê khai.
- Trong trường hợp hàng bị tổn thất toàn bộ hay bộ phận thì giới hạn bồi thường của
người chuyên chở là giá trị của hàng hóa tại nơi gửi hàng và vào thời điểm nhận hàng để
chở.
- Giá trị của hàng hóa được xác định theo giá của Sở giao dịch hoặc nếu không có giá này
thì theo giá hàng hóa trong ngày trên thị trường hoặc nếu không có hai giá trên thì theo
giá bình thường của những hàng hóa cùng loại và cùng chất lượng. Tuy nhiên, số tiền
bồi thường không lớn hơn 25 Fr/1kg trọng lượng cả bì. Đồng Franc ở đây là đồng Franc
vàng có hàm lượng vàng bằng 10/31 gram với độ tinh khiết bằng 900/1000.
- Ngoài ra, trong toàn bộ cước phí, phí hải quan và các chi phí khác trong quá trình vận
chuyển sẽ được bồi thường đầy đủ, và bồi thường theo tỷ lệ, nếu là tổn thất bộ phận.

8
- Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, số tiền bồi thường của người chuyên chở không
lớn hơn trường hợp bồi thường tổn thất toàn bộ nếu hàng hóa bị hư hỏng toàn bộ và
không lớn hơn trong trường hợp bồi thường tổn thất bộ phận nếu hư hỏng một phần.
- Trong trường hợp giao hàng chậm trễ, giới hạn bồi thường của người chuyên chở là tiền
cước vận chuyển.

4. Các điều khoản liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa khi đơn hàng vận

chuyển thành công

- Nếu việc vận chuyển được được kiểm soát bởi một hợp đồng duy nhất, được thực hiện
bởi những người vận chuyển đường bộ liên tiếp, thì mỗi người trong số họ phải chịu
trách nhiệm về việc thực hiện toàn bộ hoạt động, người vận chuyển thứ hai và mỗi
người vận chuyển kế tiếp trở thành một đối tác vận chuyển khác của hợp đồng vận
chuyển, theo các điều khoản của lô hàng. (điều 34, 35)
- Ngoại trừ trường hợp có yêu cầu phản đối hoặc một tình huống đặt ra trong một vụ kiện
liên quan đến yêu cầu bồi thường dựa trên cùng một hợp đồng vận chuyển, các thủ tục
pháp lý liên quan đến trách nhiệm pháp lý đối với mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ chỉ
có thể được đưa ra đối với người vận chuyển đầu tiên, người vận chuyển cuối cùng hoặc
người vận chuyển đang thực hiện phần việc chuyên chở đó trong thời gian xảy ra vụ
việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ; một hành động có thể được thực hiện cùng một
lúc chống lại một số nhà cung cấp dịch vụ này. Những yêu cầu hoặc quy định về bồi
thường của bên vận chuyển cho bên yêu cầu bồi thường hoặc thu hồi lại tiền bồi thường,
chi phí phát sinh sau khi giao hàng thành công được căn cứ theo quy định tại điều 37, 38
và 39.
- Các bên vận chuyển sẽ được tự do thỏa thuận với nhau về các điều khoản khác, căn cứ
theo những điều khoản quy định tại điều 37 và 38.

5. Những quy định khác của Công ước

- Bất kỳ quy định khác nào trong hợp trực tiếp hay gián tiếp vi phạm các điều khoản
trong Công ước sẽ bị vô hiệu hóa nhưng sẽ không ảnh hưởng đến những điều khoản
khác của hợp đồng. (điều 41, điều 42)

9
- Công ước này được các quốc gia thành viên của Ủy ban Kinh tế Châu u và các quốc gia
được nhận vào Ủy ban với tư cách tham gia vấn để ký kết hoặc gia nhập Công ước này
phù hợp với điều 8 của điều khoản tham chiếu của Ủy ban.
- Các quốc gia có thể tham gia vào một số hoạt động nhất định của Ủy ban Kinh tế Châu
u theo đoạn 11 của điều khoản tham chiếu của Ủy ban có thể trở thành các bên ký kết
của Công ước này bằng cách gia nhập sau khi Công ước có hiệu lực.
- Khi xác nhận tham gia hoặc ký kết chấp hành theo Công ước, phải tuân thủ nghiêm ngặt
những quy định của công ước về giải quyết tranh chấp, điều kiện mở rộng quan hệ quốc
tế và các ràng buộc liên quan.
- Sau ngày 31 tháng 8 năm 1956, bản gốc của Công ước này được lưu và chuyển cho
Tổng thư ký Liên hợp quốc, sau đó sẽ chuyển các bản sao có chứng thực của Công ước
đến từng quốc gia nêu tại Điều 42, khoản 1 và 2.

B. CÁC QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ VẬN TẢI VỀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI BẰNG

ĐƯỜNG SẮT

I. SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG QUY TẮC THỐNG NHẤT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI
HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG SẮT

- “Những quy tắc thống nhất về hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường sắt” là phụ lục B
của “Công ước về vận tải quốc tế bằng đường sắt” do Tổ chức liên chính phủ về vận
chuyển quốc tế bằng đường sắt (OTIF) ban hành. Các quy tắc CIM có hiệu lực từ ngày
1/7/2006.
- Bộ quy tắc này gồm có 7 chương và 66 điều quy định về các vấn đề liên quan đến quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia vận tải hàng hóa, các điều khoản cần thiết khi lập hợp
đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường sắt.
- Phạm vi áp dụng: Các Quy tắc ‘CIM’ áp dụng cho vận tải hàng hóa bằng đường sắt, nếu
nơi nhận hàng và nơi giao hàng ở hai nước khác nhau, trong đó ít nhất một bên là thành
viên của Công ước ‘CIM’ và các bên đồng ý chọn ‘CIM’ làm luật điều chỉnh hợp đồng.
Bộ quy tắc này được áp dụng trên 49 quốc gia thành viên của OTIF và hiện nay Việt
Nam vẫn chưa là thành viên của tổ chức này. (Vì 2 lý do sau: Trung Quốc vẫn chưa là
thành viên của tổ chức này dẫn đến việc Việt Nam khi tham gia vào tổ chức và vận

10
chuyển hàng hóa qua quốc gia này sẽ gặp nhiều vướng mắc về mặt pháp lý, hệ thống
đường sắt của Việt Nam không tương thích với quốc tế.)
- Những quy tắc này chỉ quy định trách nhiệm và mức độ chịu trách nhiệm với các trường
hợp có thể xảy trong quá trình vận chuyển của bên vận hành đường sắt, không đề cập
đến bên gửi hàng và nhận hàng.

II. NỘI DUNG TÓM TẮT

1. Quy định về giao kết hợp đồng vận chuyển đường sắt (điều 11)

- Hợp đồng vận chuyển sẽ có hiệu lực ngay sau khi bên vận hành đường sắt nhận hàng để
vận chuyển cùng với phiếu vận đơn.
- Thủ tục sẽ được thực hiện ngay sau khi hàng hoá được bàn gia để vận chuyển và trạm
giao nhận sẽ yêu cầu một khoản phí từ người gửi hàng.
- Sau khi đóng dấu giáp lai hoặc nhập vào máy kế toán thì sẽ nhận được phiếu xuất kho.
- Khi có những vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển thì bên vận hành đường sắt sẽ
rà soát lại số lượng và khối lượng kiện hàng phục vụ cho công tác giải quyết vấn đề sau
này.
- Bên vận hành đường sắt xác nhận đã nhận hàng và ngày vận chuyển bằng cách đóng
dấu ngày tháng hoặc ghi sổ kế toán.

2. Các mặt hàng được phép và không được phép vận chuyển (điều 4, 5)

- Các mặt hàng được phép và không được phép vận chuyển bằng loại hình này được nêu
trong điều 4 và điều 5 của bộ quy tắc.
- Cụ thể các mặt hàng không được phép vận chuyển bao gồm: vật phẩm bị cấm tại lãnh
thổ của quốc gia; là độc quyền của các cơ quan bưu chính tại quốc gia được vận chuyển;
các vật phẩm có kích thước, khối lượng hoặc cách đóng gói không phù hợp với quy tắc;
các chất và vật phẩm không được phép vận chuyển theo Quy định liên quan đến việc
vận chuyển quốc tế hàng nguy hiểm bằng đường sắt (RID).
- Những mặt hàng được vận chuyển bao gồm: các chất và vật phẩm được chấp nhận vận
chuyển theo các điều kiện quy định trong RID hoặc trong các thỏa thuận được quy định
trong khoản 2, điều 5 của bộ quy tắc. Ngoài ra, hai hoặc nhiều quốc gia có thể cùng xác
định các điều kiện mà một số chất hoặc vật phẩm không được chấp nhận vận chuyển

11
theo RID phải tuân thủ nếu chúng được cho phép vận chuyển. Theo cách tương tự, các
quốc gia hoặc bên vận tải đường sắt có thể làm cho các điều kiện chấp nhận được quy
định trong RID bớt khắt khe hơn.

3. Các quy tắc và lưu ý về consignment note (điều 12, 13)

- Một phiếu vận đơn phải có đầy đủ các thành phần:


+ Tên và địa chỉ của người gửi hàng.
+ Tên điểm đến.
+ Tên và địa chỉ của người nhận hàng.
+ Mô tả về hàng hoá.
+ Khối lượng hàng hoá.
+ Số lượng kiện hàng.
+ Mô tả cách đóng gói.
+ Số lượng toa xe.
+ Danh sách chi tiết các tài liệu được yêu cầu bởi hải quan hoặc cơ quan hành
chính khác
- Một phiếu vận đơn phải chứa tất cả các chi tiết được quy định trong bộ quy tắc thống
nhất, Nó sẽ không chứa các chi tiết khác trừ khi chúng được yêu cầu hoặc cho phép bởi
luật pháp và quy định của một Quốc gia, các điều khoản bổ sung hoặc thuế quan, và
không trái với Quy tắc thống nhất.
- Không được thay thế phiếu vận đơn bằng các giấy tờ khác hoặc thêm vào những giấy tờ
không phù hợp với bộ quy tắc thống nhất.
Chú ý: Những lưu ý về phiếu vận đơn:
- Người gửi hàng phải xuất trình một phiếu vận đơn hợp lệ khi gửi hàng. Mỗi phiếu vận
đơn sẽ được lập riêng cho mỗi chuyến hàng và không được liên quan đến nhiều hơn tải
trọng của một toa xe.
- Bên vận hành đường sắt sẽ quy định mẫu phiếu vận đơn và phải có một bản sau cho
người gửi hàng.
- Phiếu vận đơn phải được in bằng hai hoặc ba ngôn ngữ nếu cần và một trong số đó là
một trong các ngôn ngữ hiện hành của tổ OTIF.

12
4. Lưu ý liên quan đến phí, phương thức thanh toán và lãi suất trong hợp đồng

(điều 15, 16, 17, 24, 29)

- Các khoản phí (phí vận chuyển, phụ phí, thuế hải quan và các khoản phí khác phát sinh
từ thời điểm chấp nhận vận chuyển đến thời điểm giao hàng) sẽ do người gửi hàng hoặc
người nhận hàng thanh toán theo các quy định của bộ quy tắc và sẽ được xem là cước
vận chuyển.
- Người gửi hàng cam kết thanh toán một phần hoặc toàn bộ phí và sẽ ghi rõ điều này trên
vận đơn đường sắt bằng cách sử dụng một trong các cụm từ sau: "carriage charges paid",
"carriage charges paid including... ", "carriage charges paid to X", "carriage charges
paid to X including...", "all charges paid", "charges paid not exceeding... ".
- Các khoản phí mà người gửi hàng không thanh toán sẽ được coi là nghĩa vụ thanh toán
của người nhận hàng. Tuy nhiên, người gửi hàng sẽ phải trả những khoản phí đó nếu
người nhận hàng không sở hữu phiếu gửi hàng cũng như không khẳng định quyền của
mình theo điều 28 và điều 31 của quy tắc.
- Các khoản phí bổ sung, chẳng hạn như phí lưu kho, phí cân lưu kho hàng hóa và phí xếp
hàng, phát sinh từ một hành động được quy cho người nhận hàng hoặc từ một yêu cầu
mà người đó đã đưa ra và sẽ luôn được thanh toán cho người đó.
- Thanh toán bằng tiền mặt khi giao nhận hàng, số tiền thanh toán sẽ được thể hiện bằng
đơn vị tiền tệ của quốc gia khởi hành.
- Các khoản phụ phí sẽ được tính đối với hàng hóa và không phân biệt nơi mà các sự kiện
làm phát sinh gây ra các khoản phụ phí. Số tiền phụ phí và nguyên nhân phát sinh phải
được ghi trong vận đơn.
- Trong trường hợp áp dụng sai biểu giá hoặc có sai sót trong việc tính toán hoặc thu phí,
các khoản phụ phí sẽ được thanh toán hoặc các khoản phí vượt quá sẽ được hoàn trả.

5. Thời gian vận chuyển (điều 27)

- Thời gian vận chuyển sẽ được quy định theo thoả thuận giữa các tuyến đường sắt tham
gia vào quá trình vận chuyển hoặc theo biểu giá quốc tế được áp dụng từ ga chuyển tiếp
đến ga đích.
- Thời gian vận chuyển tối đa đối với hàng hoá được quy định như sau:

13
+ Đối với các lô hàng có tải trọng lấp đầy toa xe thì thời gian gửi hàng tối đa 12
giờ, thời gian vận chuyển cho mỗi 400 km không quá 24 giờ.
+ Đối với các lô hàng có tải trọng không lấp đầy toa xe thì thời gian gửi hàng tối
đa 24 giờ, thời gian vận chuyển cho mỗi 200km không quá 24 giờ.
- Thời gian vận chuyển sẽ được tính bắt bầu từ nửa đêm tiếp theo sau khi hàng hoá được
chấp nhận vận chuyển. Vào Chủ nhật và các ngày lễ theo quy định, việc vận chuyển sẽ
bị tạm dừng.

6. Sửa đổi hợp đồng vận chuyển (điều 30 đến 34)

- Người gửi hàng có thể sửa đổi hợp đồng vận chuyển bằng cách đưa ra các yêu cầu khi:
a) Khi hàng hóa được rút tại trạm chuyển tiếp;
b) Khi hàng hóa bị dừng lại trong quá cảnh;
c) Khi việc giao hàng hóa bị trì hoãn;
d) Hàng hóa được giao cho một người khác ngoài người nhận hàng được hiển
thị trong ghi chú ký gửi;
e) Hàng hóa được giao tại một trạm không phải là trạm đích được hiển thị
trong ghi chú ký gửi;
f) Hàng hóa được đưa trở lại trạm chuyển tiếp;
g) Lô hàng được thực hiện theo tiền mặt khi thanh toán giao hàng;.....
- Người nhận hàng có thể sửa đổi hợp đồng vận chuyển bằng cách đưa ra các yêu cầu khi:
a) Hàng hóa bị dừng lại khi quá cảnh;
b) Khi giao hàng bị trì hoãn;
c) Khi hàng hóa được giao tại quốc gia đến cho một người khác ngoài người
nhận hàng được hiển thị trong ghi chú ký gửi;
d) Khi hàng hóa được giao tại một trạm không phải là trạm đích được hiển thị
trong lưu ý ký gửi, tuân theo các điều khoản trái ngược trong thuế quan quốc
tế;.…

7. Mức độ trách nhiệm pháp lý của bên vận hành đường sắt (điều 36)

- Bên vận hành đường sắt chịu trách nhiệm về tổn thất, hư hỏng, mất mát nếu trong thời
gian vận chuyển và quá cảnh còn hiệu lực hoặc chịu trách nhiệm trong trường hợp mất
mát, hư hỏng do quá cảnh quá lâu.
14
- Bên vận hành đường sắt không chịu trách nhiệm nếu hàng hoá bị hư do người tác động,
hư hỏng do bản chất hàng hoá hoặc trường hợp không thể tránh được. Các rủi ro phát
sinh thêm được miễn trách nhiệm khi: không được đóng gói hoặc khi không được đóng
gói đúng cách; sai sót trong việc tải hàng lên và xuống; vận chuyển động vật sống.
- Đối với hàng hoá bị lãng phí tại nơi quá cảnh, bên vận hành đường sắt sẽ chịu trách
nhiệm theo phân loại hàng hoá như sau: 2% khối lượng hàng hoá hoặc hàng hóa ký gửi
trong tình trạng ẩm ướt; 1% khối lượng cho hàng khô.

8. Bồi thường hàng mất, hư hỏng và vượt quá thời gian vận chuyển (điều 40,42,43)

a) Hàng hóa vượt quá thời gian vận chuyển

- Nếu tổn thất hoặc thiệt hại do vượt quá thời gian vận chuyển, đường sắt sẽ được bồi
thường không quá gấp bốn lần phí vận chuyển.
- Trong trường hợp mất một phần hàng hóa, khoản bồi thường được quy định trong § 1 sẽ
không vượt quá ba lần phí vận chuyển đối với phần đó của lô hàng chưa bị mất.

b) Hàng hoá hư hỏng

- Khoản bồi thường không được vượt quá:


+ Nếu toàn bộ lô hàng bị mất giá trị thông qua thiệt hại, số tiền phải trả trong
trường hợp mất toàn bộ;
+ Nếu chỉ một phần của lô hàng đã mất giá trị thông qua thiệt hại, thì số tiền phải
trả nếu phần đó bị mất.

c) Hàng bị mất

- Phải bồi thường trong trường hợp mất toàn bộ hoặc một phần hàng hóa, đường sắt phải
trả, khoản bồi thường được tính theo báo giá trao đổi hàng hóa hoặc, nếu không có báo
giá như vậy, theo giá thị trường hiện tại, theo giá trị bình thường của hàng hóa cùng loại
và chất lượng tại thời điểm và địa điểm mà hàng hóa được chấp nhận để vận chuyển.
- Bồi thường sẽ không vượt quá 17 đơn vị tài khoản cho mỗi kg tổng khối lượng.
- Tuyến đường sắt sẽ hoàn lại phí vận chuyển, thuế hải quan và các số tiền khác phát sinh
liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bị mất.

15
9. Giới hạn hành động (điều 58)

- Thời gian giới hạn cho một hành động phát sinh từ hợp đồng vận chuyển sẽ là một năm.
Tuy nhiên, thời gian giới hạn sẽ là hai năm trong trường hợp hành động:
a) Để thu hồi tiền mặt khi thanh toán giao hàng được thu thập bởi đường sắt từ
người nhận hàng;
b) Để thu hồi số tiền thu được của việc bán hàng được thực hiện bởi đường sắt;
c) Đối với tổn thất hoặc thiệt hại do hành động hoặc thiếu sót được thực hiện
với ý định gây ra tổn thất hoặc thiệt hại đó, hoặc một cách liều lĩnh và với kiến
thức rằng sự mất mát hoặc thiệt hại đó có thể sẽ dẫn đến;
d) Phát sinh từ một trong các hợp đồng vận chuyển trước khi xem xét lại trong
trường hợp được quy định tại Điều 38, khoản 1.

C. NGUỒN THAM KHẢO

1. Uniform Rules Concerning the Contract for International Carriage of Goods by Rail -
CIM. Retrieved 28/10/2022 from:
https://otif.org/fileadmin/user_upload/otif_verlinkte_files/07_veroeff/01_COTIF_80/cotif-
cim-1980-e.PDF
2. Convention 1956 on the Contract for the International Carriage of Goods by Road - CMR.
Retrieved 28/10/2022 from: https://unece.org/DAM/trans/conventn/cmr_e.pdf

16

You might also like