You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Xử lý nước thải trong CN sản xuất bia và


trong khu dân cư

Nhóm 06:
Nguyễn Quang Minh 20174068
Nguyễn Thế Anh 20173653
Trần Thành Đạt 20173731
Tạ Hữu Quang Duy 20173802
Phạm Đức Cường 20173701

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đinh Thị Lan Anh

HÀ NỘI, 1/2022
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CN SẢN XUẤT BIA ............... 1


1.1 Giới thiệu về ngành công nghiệp sản xuất bia ........................................... 1
1.2 Quy trình sản xuất bia ................................................................................ 2
Thành phần, nguyên liệu sử dụng ............................................... 2
Các công đoạn sản xuất chính ..................................................... 4
1.3 Xử lý nước thải trong công nghiệp sản xuất bia ........................................ 9
Các nguồn thải phát sinh ............................................................. 9
Các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý nước thải ......... 11
Quy trình xử lý nước thải .......................................................... 13
Ưu, nhược điểm công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia ......... 20
CHƯƠNG 2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG KHU DÂN CƯ ....................... 21
2.1 Đặc tính nước thải khu dân cư ................................................................. 21
Nhu cầu sử dụng nước khu dân cư ............................................ 21
Đặc tính nước thải khu dân cư .................................................. 22
Tác động của nước thải đến môi trường ................................... 25
2.2 Quy trình xử lý nước thải ......................................................................... 26
Hệ thống thoát nước đô thị........................................................ 26
Quy trình xử lý nước thải .......................................................... 26
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam........................................................ 2
Hình 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất malt ......................................................... 3
Hình 1.3 Nồi đường hóa ......................................................................................... 5
Hình 1.4 Sơ đồ quá trình nấu hoa........................................................................... 6
Hình 1.5 Nhân giống nấm men trong sản xuất ...................................................... 7
Hình 1.6 Đóng chai thành phẩm ............................................................................ 9
Hình 1.7 Đặc tính nước thải từ sản xuất bia tại Việt Nam ................................... 10
Hình 1.8 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia ...................... 13
Hình 1.9 Song chắn rác ........................................................................................ 14
Hình 1.10 Bể điều hòa .......................................................................................... 14
Hình 1.11 Bể lắng đứng ....................................................................................... 15
Hình 1.12 Bể UASB ............................................................................................. 16
Hình 1.13 Bể Aerotank ........................................................................................ 17
Hình 1.14 Bể lắng tròn ......................................................................................... 18
Hình 1.15 Bể khử trùng ........................................................................................ 19
Hình 1.16 Bể ép bùn và máy ép bùn .................................................................... 20
Hình 2.1 Sông Hòa Bình (Hưng Yên) bị ô nhiễm nặng ....................................... 25
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống thoát nước hộ gia đình ................................................. 26
Hình 2.3 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.............................................. 27
Hình 2.4 Thanh chắn rác thô và trung bình.......................................................... 27
Hình 2.5 Bể khử cát có sục khí ............................................................................ 28
Hình 2.6 Bể tách mỡ ............................................................................................ 29
Hình 2.7 Vi sinh ăn mỡ EcoClean........................................................................ 29
Hình 2.8 Bể lắng ngang ........................................................................................ 30
Hình 2.9 Bể lắng đứng ......................................................................................... 31
Hình 2.10 Bể lắng Lamellar ................................................................................. 31
Hình 2.11 Quá trình phân hủy kị khí ................................................................... 32
Hình 2.12 Bể UASB ............................................................................................. 33
Hình 2.13 Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải ................................ 34
Hình 2.14 Nén bùn và tách nước.......................................................................... 34
DANH MỤC HÌNH VẼ
Bảng 1.1 Các đặc điểm nhóm nấm men nổi và nấm men chìm ............................. 3
Bảng 1.2 Đặc tính nước thải của một số nhà máy bia.......................................... 11
Bảng 2.1 Nhu cầu dùng nước dùng tại nhà (//ngày/người) .................................. 21
Bảng 2.2 Nhu cầu nước dùng trong xã hội .......................................................... 21
Bảng 2.3 Các tổ chức vi sinh vật trong nước thải ................................................ 24
Bảng 2.4 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải khu dân cư ...................... 24
Bảng 2.5 Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa ............. 25
CHƯƠNG 1. XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG CN SẢN XUẤT BIA

1.1 Giới thiệu về ngành công nghiệp sản xuất bia


a) Trên thế giới
Bia là một trong những đồ uống lâu đời nhất thế giới, lịch sử bia có niên đại đến
6000 năm TCN.
Vào năm 1765, ngành công nghiệp bia đã hình thành. Các cải tiến mới trong quá
trình sản xuất bia đã diễn ra với sự ra đời của nhiệt kế vào năm 1760 và phù kế vào
năm 1770, cho phép các nhà sản xuất tăng hiệu quả và giảm tổn hao trong quá trình
sản xuất.
Ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất bia là một nền kinh doanh toàn cầu, bao
gồm một số công ty đa quốc gia chiếm ưu thế trên thị trường và hàng ngàn các nhà
sản xuất từ các cơ sở nhỏ tới các cơ sở lớn của vùng. Tổng sản lượng sản xuất bia
toàn cầu năm 2018 đạt khoảng 191,1 tỉ lít, tăng 4,8% so với 10 năm trước đó
(2008).
b) Tại Việt Nam
Ngành công nghiệp sản xuất bia Việt Nam có lịch sử hơn 100 năm.
Xưởng sản xuất bia đầu tiên được đặt tên là xưởng sản xuất bia Chợ Lớn do người
Pháp tên là Victor Larue mở vào năm 1875, là tiền thân của nhà máy bia Sài Gòn,
nay là Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn.
Ở miền Bắc vào năm 1889, người Pháp tên là Hommel đã mở xưởng bia ở Làng
Đại Yên, Ngọc Hà, sau trở thành nhà máy bia Hà Nội, nay là Tổng công ty Bia
Rượu Nước giải khát Hà Nội.
Ngành bia Việt Nam có sự phát triển rất nhanh:
• Năm 2008, sản lượng bia sản xuất tại Việt Nam là hơn 2,8 tỉ lít (hạng 25
thế giới), trong khi năm 2018 là 4,3 tỉ lít, tăng tới 195,9%; sản lượng tăng
của Việt Nam trong thời gian này cũng đứng hạng 2 thế giới, chỉ sau Brazil
• Năm 2017 Việt Nam đứng top 8 về sản xuất bia trên thế giới, và tiếp tục
giữ vị trí này năm 2018
• Sản lượng tiêu thụ cũng ấn tượng không kém khi năm 2015 đạt 3,8 tỉ lít,
xếp hạng tiêu thụ bia đứng thứ 11 thế giới và nằm trong top 3 của châu Á,
chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản
• Đến nay cả nước đã có hơn 129 cơ sở sản xuất bia trên khắp 43 tỉnh thành
trên cả nước.

1
Hình 1.1 Sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam

1.2 Quy trình sản xuất bia


Thành phần, nguyên liệu sử dụng
Bia được sản xuất từ các nguyên liệu chính là malt đại mạch, nước, hoa hublon và
nấm men. Nhiều loại nguyên liệu thay thế malt trong quá trình nấu là gạo, đường
và các loại dẫn xuất từ ngũ cốc.
Nước
Nước tham gia trực tiếp vào quy trình công nghệ (như ngâm đại mạch, nấu malt,
lọc dịch nha, lên men, trong công đoạn chiết rót…), tạo nên sản phẩm cuối cùng.
Có thể nói nước là nguyên liệu chính để sản xuất bia do trong bia hàm lượng nước
chiếm đến 90÷92% trọng lượng bia. Thành phần và hàm lượng của chúng ảnh
hưởng rất lớn đến quy trình công nghệ và chất lượng bia thành phẩm.
Nước phi công nghệ: Không trực tiếp có mặt trong thành phần của sản phẩm nhưng
rất cần thiết trong quy trình sản xuất và cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sản
phẩm cuối cùng. Nước này sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: nước nồi
hơi, nước vệ sinh thiết bị, nước vệ sinh nhà xưởng, nước thanh trùng. Mỗi mục
đích đòi hỏi chất lượng riêng, nước được xử lý theo yêu cầu sử dụng.
Đại mạch
Đại mạch là nguyên liệu có tính chất truyền thống để sản xuất bia (có thể thay thế
một phần nguyên liệu khác nhưng nguyên liệu chủ yếu vẫn chính là đại mạch nảy
mầm). Đại mạch cũng giống như những ngũ cốc khác bao gồm hai thành phần
chính là glucid và protein nhưng đại mạch có hàm lượng cao hơn so với các loại
ngũ cốc khác và quan trọng nhất là tỷ lệ glucid/protein cân đối thích hợp cho việc
sản xuất bia.
Malt
Malt là tên gọi của ngũ cốc nảy mầm (đại mạch, tiểu mạch, hạt gạo, thóc gạo, thóc
mếm).
Tuy nhiên ở Việt Nam chưa trồng được đại mạch, do đó phải nhập malt từ nước
ngoài nên chi phí sản xuất tăng lên. Do vậy giá thành của từng loại bia tương ứng
với hàm lượng malt nguyên chất, từ đó cũng một phần quyết định xem bia có ngon
hay không.

2
Hình 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất malt

Houblon
Hoa houblon là nguyên liệu cơ bản đứng thứ 2 (sau đại mạch) của công nghệ sản
xuất bia. Hoa houblon làm cho bia có vị đắng dịu, hương thơm rất đặc trưng làm
tăng khả năng tạo và giữ bền bọt, làm tăng độ bền keo và độ ổn định thành phần
sinh học của sản phẩm. Do những đặc tính cực kì đặc biệt như vậy nên hoa houblon
vẫn giữ một vai trò độc tôn và là nguyên liệu không thể thay thế trong ngành sản
xuất bia.
Hoa houblon có hoa đực và hoa cái riêng biệt cho từng cây, trong sản xuất bia chỉ
sử dụng hoa cái chưa thụ phấn. Hoa đực không được sử dụng vì nó rất nhỏ, chứa
ít lượng phấn hoa (lupulin), chất đắng cũng rất kém.
Men bia
Trong ngành sản xuất bia, các giống nấm men đựơc chia thành 2 nhóm: nhóm nấm
men nổi và nhóm nấm men chìm.
Bảng 1.1 Các đặc điểm nhóm nấm men nổi và nấm men chìm

Chỉ số Nhóm nấm men nổi Nhóm nấm men chìm


Nhiệt độ lên 10÷25oC 0÷10oC
men
Các đặc Lên men mạnh, xảy ra trên Lên men xảy ra trong lòng môi
điểm khi lên bề mặt của môi trường trường
men Khi quá trình lên men kết Khi lên men xong, các tế bào kết
thúc, các tế bào kết chùm tạo thành chùm kết lắng xuống đáy
thành lớp dày trên bề mặt thùng, nhờ vậy bia tự trong nhanh
cùng với bọt bia, bia tự trong
chậm

3
Khả năng lên Kém, chỉ đạt 33% Có thể lên men hoàn toàn
men đường
raffinose
Chủng nấm men chìm có nhiều ưu điểm vượt trội nên được ứng dụng nhiều hơn
trong công nghiệp sản xuất bia hiện nay.
Thế liệu
Trong sản xuất bia việc dùng thế liệu thay cho malt tùy thuộc vào điều kiện chủ
quan và khách quan, có thể nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm tạo ra các sản
phẩm bia có mức chất lượng khác nhau, hoặc theo đơn đặt hàng của người tiêu
dùng. Thế liệu phải dồi dào nguồn glucid, vì vậy các loại ngũ cốc được chọn làm
thế liệu trong sản xuất bia.
Khi sử dụng thế liệu chất lượng của thế liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp dến chất lượng
bia (màu sắc, mùi vị). Vì vậy phải quan tâm đến thành phần hóa học của thế liệu.
Một số loại nguyên liệu hay được sử dụng làm thế liệu là: gạo, bắp (các nước châu
Phi hoặc Mỹ La Tinh), gạo mì, đường saccharose v.v.
Nguyên liệu phụ
Các nguyên liệu phụ khác được sử dụng trong quá trình lọc và hoàn thiện sản phẩm
như bột trợ lọc, các chất ổn định; nhiều loại hóa chất được sử dụng trong quá trình
sản xuất như các chất tẩy rửa, các loại dầu nhờn, chất bôi trơn, chất hoạt động bề
mặt. Tỷ lệ các thành phần nguyên liệu phụ thuộc vào chủng loại bia sẽ được sản
xuất.
Các công đoạn sản xuất chính
1.2.2.1. Chuẩn bị
• Làm sạch: nguyên liệu được sàng và tách đá để làm sạch sơ bộ trước khi
được mang đi nghiền.
• Nghiền: nhằm phá vỡ cấu trúc tinh bột của hạt, nghiền hạt thành nhiều mảnh
nhỏ để tăng bề mặt tiếp xúc với nước, giúp cho sự xâm nhập của nước vào
các thành phần nội nhũ nhanh hơn, thúc đẩy quá trình hồ hóa và các quá
trình thủy phân khác nhanh và triệt để hơn.
Nguyên tắc chung cho chế độ nghiền :
• Đối với gạo: do gạo chưa qua nảy mầm nên cấu trúc tinh bột còn nguyên
vẹn, do đó chúng khó bị thủy phân. Vì vậy gạo phải được nghiền càng mịn
càng tốt, khả năng tiếp xúc giữa cơ chất và enzyme càng cao, hiệu quả thủy
phân càng triệt để.
• Đối với malt: để đảm bảo quá trình đường hóa đạt hiệu quả cao thì phần nội
nhũ malt phải được nghiền càng nhỏ càng tốt. Nhưng lớp vỏ trấu không
mang thành phần chất chiết cần thiết của dịch đường nếu nghiền nhỏ sẽ làm
dịch đường đắng chát, hơn nữa lớp vỏ trấu lại đóng vai trò tạo lớp màng lọc
tích cực trong quá trình lọc dịch đường do đó chỉ nên nghiền thô vỏ malt.
Các phương pháp nghiền: nghiền khô, nghiền ẩm, nghiền ướt.

4
1.2.2.2. Nấu
a) Hồ hóa
Gạo sau khi được nghiền nhỏ sẽ được xử lý hồ hóa trước khi mang đi đường hóa,
Mục đích của quá trình hồ hóa là dùng nhiệt dộ cao để nấu chín tinh bột gạo và
nhờ sự hoạt động của enzim thủy phân trong 10% malt lót để phân cắt các hợp chất
cao phân tử có trong gạo, phá vỡ màng tế bào của tinh bột và làm đứt các liên kết
giữa chúng để tạo ra các cấu tử thấp phân tử dễ hòa tan vào nước và trở thành chất
chiết của dịch đường. Các loại gạo khác nhau có độ bền của màng tế bào không
giống nhau do đó đối với mỗi mẻ nguyên liệu phải có chế độ hồ hóa thích hợp.
b) Đường hóa
Mục đích: tạo điều kiện thích hợp thông qua điều chỉnh nhiệt độ, pH môi trường
để hệ enzyme của malt hoạt động, đặc biệt là hệ enzyme thuỷ phân phân cắt các
hợp chất cao phân tử trong dịch cháo thành các hợp chất thấp phân tử dễ hoà tan
tạo thành chất chiết của dịch đường.
Yêu cầu của quá trình đường hóa là dịch đường thu được chứa hàm lượng chất
chiết tối đa và tỉ lệ giữa các thành phần là 80% đường có khả năng lên men.
Kết thúc quá trình đường hóa tinh bột được thủy phân thành maltoza, dextrin…các
hợp chất hòa tan có thể lên men được.

Hình 1.3 Nồi đường hóa

c) Lọc dịch đường


Lọc là quá trình tách dịch đường ra khỏi bã. Để thu kiệt chất hòa tan từ bã sang
dịch đường, quá trình lọc sẽ tiến hành theo hai bước: lọc để tách dịch đường ra
khỏi bã và rửa bã.
d) Nấu hoa

5
Hình 1.4 Sơ đồ quá trình nấu hoa

Mục đích của quá trình nấu dịch đường với hoa Houblon là trích ly chất đắng, tinh
dầu thơm polyphenol, các hợp chất chứa nitơ và các thành phần khác của hoa
houblon vào trong dịch đường.
Sau quá trình nấu dịch đường với hoa Houblon thành phần hóa học của Bia sẽ ổn
định hơn, có mùi thơm và vị đắng đặc trưng, gia tăng nồng độ, cường độ màu, tạo
thành các chất khử và làm giảm độ nhớt của dịch đường.
Lượng hoa Houblon cho vào trong quá trình nấu đối với các loại bia khác nhau
không giống nhau và phụ thuộc vào mức độ đắng của loại bia cần sản xuất, chất
lượng của hoa, thành phần hóa học của nước nấu.
e) Lắng nóng
Dịch sau khi nấu được đưa qua bồn lắng xoáy nhằm tách bã hoa houblon và cặn
tạo thành trong quá trình đun sôi trước khi chuyển vào lên men.
1.2.2.3. Lên men
a) Làm lạnh và bổ sung oxy
Mục đích: đưa nhiệt độ về nhiệt độ thích hợp cho quá trình lên men theo yêu cầu
kỹ thuật đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bão hòa O2.
Dịch đường sau lắng có nhiệt độ khoảng 90-95oC được hạ nhiệt độ nhanh đến 8-
10oC và bổ sung oxy với nồng độ 6-8 mg O2/lít. Quá trình làm lạnh nhanh được
thực hiện trong các thiết bị trao đổi nhiệt với môi chất lạnh là nước lạnh 1-2oC.
b) Nhân men giống
Nấm men đóng vai trò quyết định trong sản xuất bia vì nó là nhân tố để thực hiện
quá trình chuyển hóa đường thành cồn và tạo hương vị đặc trưng cho từng loại bia.
Mục đích của quá trình nhân men giống là cung cấp đầy đủ lượng giống cần thiết
và chất lượng cho quá trình lên men.

6
Thiết bị nuôi cấy men giống là các bình được đặt ở khu vực lên men, cấu tạo các
bình có áo cấp lạnh ở bên ngoài, cánh khuấy, hệ thống van chuyển dịch và xả dịch,
mô tơ để cánh khuấy hoạt động, nhiệt kế, cửa quan sát thuận tiên cho quá trình
thao tác vận hành. Tiến hành nhân men giống trong phòng thí nghiệm trước sau đó
nhân giống sản xuất.

Hình 1.5 Nhân giống nấm men trong sản xuất

c) Lên men chính


Mục đích của quá trình lên men chính là: Tạo điều kiện thích hợp cho nấm men
hoạt động chuyển hóa dịch đường hoa houblon thành rượu etylic (C2H5OH), CO2
và một số sản phẩm nhằm định hình hương và vị cho sản phẩm Bia.
C6H12O6 → C2H5OH + CO2 + Q
Đặc điểm của quá trình lên men chính là tiêu hao cơ chất diễn ra mạnh mẽ, thải ra
lượng nhiệt lớn.
Công nghệ: ngày nay việc lên men chủ yếu được tiến hành trong các tank liên hoàn
được thiết kế phù hợp cho công nghệ lên men của các nhà sản xuất khác nhau với
hệ thống kiểm soát nhiệt độ và dễ dàng tự động hóa. Khí CO2 sinh ra trong quá
trình lên men được thu hồi. Thời gian lên men chính thường là 5-7 ngày. Trong
trường hợp lên men chìm, sau khi kết thúc lên men chính nấm men kết lắng xuống
đáy các tank lên men và được lấy ra ngoài gọi là men sữa. Nấm men sẽ được lấy
một phần để tái sử dụng cho lên men các tank tiếp theo hoặc được thải bỏ. Trong
trường hợp lên men nổi, nấm men tập trung lên bề mặt và cũng được tách một phần
khỏi dịch lên men.
d) Lên men phụ
Mục đích: quá trình lên men phụ được tiến hành sau khi lên men chính nhằm
chuyển hoá phần đường còn sót lại sau quá trình lên men chính để tạo thành CO2
và các sản phẩm khác. Đặc trưng của quá trình lên men phụ là lên men rất chậm
với một lượng đường không đáng kể. Quá trình lên men phụ là quá trình quan trọng
để ổn định thành phần chất lượng của bia (tạo hương vị, tạo bọt, giữ bọt cho bia,
khử diaxetyl, rượu bậc cao, andehyd tới mức độ cho phép).
Những biến đổi trong quá trình lên men phụ cũng giống như biến đổi trong quá
trình lên men chính. Trong đó, có những biến đổi rất quan trọng ảnh hưởng đến
những biến đổi bia thành phẩm. Đó là sự chín của bia non kèm theo sự điều chỉnh

7
các tính chất cảm quan của bia thành phẩm như: độ trong, độ bền, đặc trưng keo,
màu sắc và hương vị bia.
1.2.2.4. Hoàn thiện
a) Lọc bia
Sau lên men, bia được đem lọc để đạt được độ trong theo yêu cầu. Việc lọc trong
bia luôn thực hiện với sự duy trì nhiệt độ lạnh cho bia trước và sau khi lọc khoảng
-1oC đến 1oC.Với sự trợ giúp của bột trợ lọc polyclat, bencogus, eribasi, ở 3 dạng
là ủ, thô, mịn sẽ làm cho bia có độ trong đạt yêu cầu tăng giá trị cảm quan cho sản
phẩm, tăng độ bên keo, sinh học của bia.
b) Hoàn hiện sản phẩm
Bia có thể được lọc hoặc xử lý qua một số công đoạn như qua hệ thống lọc trao
đổi chứa PVPP hoặc silicagel để loại bớt polyphenol và protein trong bia, tăng tính
ổn định của bia trong quá trình bảo quản. Nhằm mục đích tăng tính ổn định của
bia người ta có thể sử dụng thêm các enzyme hoặc chất bảo quản được phép sử
dụng trong sản xuất bia.
c) Pha bia
Trong công nghệ sản xuất bia gần đây các nhà sản xuất tiến hành lên men bia nồng
độ cao (phổ biến trong khoảng 12,5 – 16 độ plato) để tăng hiệu suất thiết bị và tiết
kiệm năng lượng. Trong quá trình lọc và hoàn thiện sản phẩm họ sẽ pha loãng bia
về nồng độ mong muốn theo tiêu chuẩn sản phẩm trên những thiết bị chuyên dùng.
Quá trình pha loãng bia luôn yêu cầu nước tiêu chuẩn cao trong đó hàm lượng ô
xy hòa tan dưới 0,05 ppm.
d) Bão hòa CO2
Khí CO2 có trong bia là nhờ quá trình lên men rượu, nấm men chuyển hóa đường
thành rượu và CO2. Trong quá trình lên men chính một lượng lớn bị thải vào môi
trường không khí, nhưng trong quá trình lên men phụ một lượng lớn CO2 được hòa
tan vào trong bia. Tuy nhiên do các công đoạn sau quá trình lên men đặc biệt là
công đoạn lọc bia lượng CO2 bị thất thoát khá lớn vì vậy ta phải tiến hành bão hòa
CO2 để đảm bảo lượng yêu cầu trong bia thành phẩm.
e) Lọc bia vô trùng
Có nhiều nhà máy bia trang bị hệ thống lọc màng để sản xuất bia tươi đóng chai/lon
không thanh trùng.
1.2.2.5. Đóng chai, lon, keg và thanh trùng
a) Đóng bao và chiết rót
Để đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng và đảm bảo việc vận chuyển
bia đến nơi tiêu thụ, các nhà sản xuất bia phải tiến hành khâu bao gói. Các bao bì
phải được rửa sạch sẽ tiệt trùng trước khi chiết rót. Khâu rửa bao bì tốn nhiều hóa
chất và năng lượng kèm theo nước thải với tải lượng BOD cao.
Bia được chiết vào chai, lon keg bằng các thiết bị chiết rót. Quá trình đóng chai/lon
cần độ chính xác cao về hàm lượng oxy/không khí, mức bia trong chai. Nếu thiết

8
bị làm việc không chính xác sẽ dẫn đến nhiều sản phẩm hỏng, mức hao hụt bia
cao, gây tải lượng hữu cơ cao trong nước thải.

Hình 1.6 Đóng chai thành phẩm

b) Thanh trùng
Trong bia thành phẩm thường còn chứa một số tế bào còn sống bao gồm nấm men
thuần chủng, vi khuẩn lactic và các vi sinh vật lạ khác có khả năng phát triển trong
bia. Xử lý nhiệt nhằm mục đích tiêu diệt vi sinh vật có trong sản phẩm bia tăng
thời gian bảo quản bia và đảm bảo chất lượng của bia.
Có 2 phương pháp thanh trùng sản phẩm bia là: Thanh trùng toàn khối bia và thanh
trùng trong bao bì. Trong thực tế sản xuất thường sử dụng phương pháp thanh
trùng trong bao bì trong các thiết bị khác nhau.
1.3 Xử lý nước thải trong công nghiệp sản xuất bia
Các nguồn thải phát sinh
Nước thải của công nghệ sản xuất bia bao gồm:
• Nước làm lạnh, nước ngưng, đây là nguồn nước thải ít hoặc gần như không
bị ô nhiễm, có khả năng tuần hoàn sử dụng lại.
• Nước thải từ bộ phận nấu - đường hóa, chủ yếu là nước vệ sinh thùng nấu,
bể chứa, sàn nhà nên chứa bã malt, tinh bột, bã hoa, các chất hữu cơ v.v.
• Nước thải từ hầm lên men là nước vệ sinh các thiết bị lên men, thùng chứa,
đường ống, sàn nhà, xưởng v.v. có chứa bã men và chất hữu cơ.
• Nước thải rửa chai, đây cũng là một trong những dòng thải có ô nhiễm lớn
trong công nghệ sản xuất bia. Về nguyên lý chai để đóng bia được rửa qua
các bước: rửa với nước nóng, rửa bằng dung dịch kiềm loãng nóng (13%
NaOH), tiếp đó là rửa sạch bẩn và nhãn bên ngoài chai và cuối cùng là phun
kiềm nóng rửa bên trong và bên ngoài chai, sau đó rửa sạch bằng nước nóng
và nước lạnh. Do đó dòng thải của quá trình rửa chai có độ pH cao và làm
cho dòng thải chung có giá trị pH kiềm tính.

9
Trong sản xuất bia, công nghệ ít thay đổi từ nhà máy này sang nhà máy khác, sự
khác nhau có thể chỉ là sử dụng phương pháp lên men nổi hay chìm. Nhưng sự
khác nhau cơ bản là vấn đề sử dụng nước cho quá trình rửa chai, lon, máy móc
thiết bị, sàn nhà v.v. Điều đó dẫn đến tải lượng nước thải và hàm lượng các chất ô
nhiễm của các nhà máy bia rất khác nhau. Ở các nhà máy bia có biện pháp tuần
hoàn nước và công nghệ rửa tiết kiệm nước thì lượng nước thấp, như ở CHLB Đức
nước sử dụng và nước thải trong các nhà máy bia như sau:
• Định mức nước cấp: 48 m3/1000 lít bia; tải lượng nước thải: 2,56
m3/1000 lít bia
• Tải trọng BOD5: 36 kg/1000 lít bia; tỷ lệ BOD5: COD = 0,550,7
• Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải như sau: BOD5 = 1100 đến
1500 mg/1; COD = 1800 đến 3000 mg/l
• Tổng nitơ: 30 đến 100 mg/1; tổng photpho: 10 đến 30 mg/1.
Với các biện pháp sử dụng nước hiệu quả nhất thì định mức nước thải của nhà máy
bia không thể thấp hơn 2 đến 3 m3 cho 1000 lít bia sản phẩm. Trung bình lượng
nước thải ở nhiều nhà máy bia lớn gấp 10 đến 20 lần lượng bia sản phẩm.
Hình 1.4 là các thành phần và mức trung bình các chất ô nhiễm có trong nước thải
CN sản xuất bia tại Việt Nam:

Hình 1.7 Đặc tính nước thải từ sản xuất bia tại Việt Nam

Rosenwinkel đã đưa ra kết quả phân tích đặc tính nước thải của một số nhà máy
bia như ở bảng 1.2.

10
Bảng 1.2 Đặc tính nước thải của một số nhà máy bia

Thông số Đơn vị Nhà máy I Nhà Nhà


từ... đến... trung bình máy II máy III
pH - 5,711,7 - -
BOD5 mg/l 1852400 1220 775 1622
COD mg/l 3103500 1909 1220 2944
Nito tổng mg/l 48348 79,2 19,2 -
Photpho mg/l 1,49,09 4,3 7,6 -
tổng
Chất không mg/l 1581530 634 - -
tan
Tải lượng m3/1000 lít - 3,2 - -
nước thải bia
Tải trọng ô kgBOD5/1000 - 3,5
nhiễm lít bia
Lưu lượng dòng thải và đặc tính dòng thải ttong công nghệ sản xuất bia, còn biến
đổi theo chu kỳ và mùa sản xuất.
Các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý nước thải
Để giảm lượng nước thải và các chất gây ô nhiễm nước thải trong công nghê sản
xuất bia, cần nghiên cứu thăm dò các khả năng sau :
• Phân luồng các dòng thải để có thể tuần hoàn sử dụng các dòng ít chất ô
nhiễm như nước làm lạnh, nước ngưng cho quấ ttình rửa thiết bị, sàn, chai.
• Sử dụng các thiết bị rửa cao áp như súng phun tia hoặc rửa khô để giảm
lượng nước rửa.
• Hạn chế rơi vãi nguyên liệu, men, hoa houblon và thu gom kịp thời bã men,
bã malt, bã hoa và bã lọc để hạn chế ô nhiễm trong dòng nước rửa sàn.
Do đặc tính nước thài của công nghệ sản xuất bia có chứa hàm lượng các chất hữu
cơ cao ở trạng thái hòa tan và trạng thái lơ lửng, trong đó chủ yếu là hydratcacbon,
protein và các axit hữu cơ, là các chất có khả năng phân hủy sinh học. Tỷ lệ giữa
BOD5 và COD nằm trong khoảng từ 0,50 đến 0,7, thích hợp với phương pháp xử
lý sinh học. Tuy nhiên, trong những trường hợp thiếu các chất dinh dưỡng như nitơ
và photpho cho quá trình phát triển của vi sinh vật, cần phải có bổ sung kịp thời.
Nước thải trước khi đưa vào xử lý sinh học cần qua sàng, lọc, để tách các tạp chất
thô như giấy nhãn, nút bấc và các loại hạt rắn khác. Đối với dòng thải rửa chai có
giá trị pH cao cần được trung hòa bàng khí CO2 của quá trình lên men hay bằng
khí thải nồi hơi.
Phương pháp sinh học
Việc lựa chọn phương pháp xử lý hiếu khí, yếm khí hay kết hợp và thiết bị sinh
học để xử lý nước thải công nghiệp bia phụ thuộc vào đặc tính nước thải, lưu lượng
nước thải, điều kiện kinh tế - kỹ thuật và diên tích xây dựng cho phép.

11
Trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bia thường dùng các phương pháp
sinh học sau:
• Phương pháp bùn hoạt tính (aeroten) với tải lượng bùn (hay tỷ lệ thức ăn/vi
sinh vật F/M) F/M = 0,05 đến 0,1 kg BODs/kg bùn/ngày và chỉ số bùn tới
270 ml/g. Do hàm lượng hữu cơ dạng hydratcacbon cao, nếu thiếu chất dinh
dưỡng như nitơ và photpho thì quá trình sinh khối bùn dễ tạo ra bùn dạng
sợi, khó lắng. Kinh nghiệm chỉ ra ràng, càng hạn chế bã men trong nước
thải, vận hành thiết bị với tải trọng bùn không cao sẽ hạn chế được quá trình
tạo bùn dạng sợi.
• Phương pháp màng sinh học hiếu khí với thiết bị dạng tháp, trong có lớp
đệm bằng các hạt nhân tạo, gỗ v.v), loại này thường có tải trọng thể tích (kg
BOD5 trong 1 đơn vị thể tích làm việc của thiết bị trong 1 ngày) từ 1,0 đến
1,6 kg BOD5/m3.ngày và tải lượng bùn F/M = 0,4 đến 0,64 kg/m3.ngày.
• Hồ sinh học hiếu khí, có thể gồm một hoặc nhiều hồ nối tiếp hay song song
được sục khí, vận hành với tải lượng thể tích tối đa từ 0,025 đến 0,03 kg
BOD5/m3.ngày và sau đó có bể lắng với thời gian lưu là 1 ngày. Đáy hồ
phải được chống thấm và đòi hỏi diện tích lớn (100m2 cho 1000 lít bia sàn
phẩm trong 1 ngày).
• Phương pháp yếm khí sử dụng để xử lý nước thải có lượng chất hữu cơ ô
nhiễm cao (COD > 2000 mg/1), càng lớn càng tốt. Do phương pháp yếm
khí có ưu điểm lượng bùn sinh ra ít, tiêu tốn ít năng lượng (không cần sục
khí) và tạo ra khí metan có giá trị năng lượng nên nhiều nhà máy bia ở nước
ngoài đã sử dụng phương pháp này để xử lý nước thải. Hoặc là do yêu cầu
của dòng thải ra, nước thải bia cần được xử lý yếm khí trước để giảm tải
trọng ô nhiễm trước khi đưa vào xử lý hiếu khí, kết hợp giữa phương pháp
yếm khí và hiếu khí. Thiết bị sinh học yếm khí UASB được sử dụng nhiều
trong các nhà máy bia ngày nay. COD ban đầu của dòng thải đưa vào thiết
bị UASB có giá trị từ 1500 đến 4000 mg/1. Thời gian phản ứng từ 2 đến
10h. Hiệu suất khử COD của thiết bị UASB nhìn chung đạt 75%.

12
Quy trình xử lý nước thải
Nước thải

Song chắn rác

Hố thu gom
Hóa chất điều
chỉnh pH

Sục khí Bể điều hòa

Lắng

Bể UASB Biogas

Sục khí Bể aerotank


Bùn
tuần
hoàn
Lắng bậc II Bể chứa bùn

Bể khử trùng Bể nén bùn

Chú thích : Nước sau xử lý Máy ép bùn


Đường nước thải
Đường bùn
Làm phân bón
Đường khí hoặc chôn lấp

Hình 1.8 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia

Song chắn rác, hố thu gom


Song chắn rác: thường làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn sẽ giữ lại
các tạp chất vật thô như giẻ, rác, bao nilon, và các vật thải khác được giữ lại, để
bảo vệ các thiết bị xử lý như bơm, đường ống, mương dẫn… Dựa vào khoảng cách
giữa các thanh, người ta chia song chắn rác thành hai loại:
• Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 đến 100 mm.
• Song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 đến 25 mm.
Bể gom: là nơi tiếp nhận nguồn nước thải trước khi đi vào các công trình xử lý
nước thải tiếp theo. Bể gom thường được làm bằng bê tông, xây bằng gạch. Trong
quy trình này bể gom còn có tác dụng điều hòa lưu lượng nước thải.
Lưới lọc: để giữ lại các chất lơ lửng có kích thước nhỏ. Lưới có kích thước lỗ từ
0,5 đến 1 mm. Khi tang trống quay với vận tốc 0,1 đến 0,5 m/s, nước thải được lọc
qua bề mặt trong hay ngoài, tùy thuộc vào sự bố trí đường dẫn nước vào. Trong
nhà máy bia là các mẫu trấu, huyền phù… bị trôi ra trong quá trình rửa thùng lên
men, thùng nấu, nước lọc bã hèm, sẽ được giữ lại nhờ hệ thống lưới lọc có kích
thước lỗ 1mm. Các vật thải được lấy ra khỏi bề mặt lưới bằng hệ thống cào.

13
Hình 1.9 Song chắn rác

Bể điều hòa
Bể điều hòa được dùng để duy trì lưu lượng dòng thải vào gần như không đổi, quan
trọng là điều chỉnh độ pH đến giá trị thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Trong
bể có hệ thống thiết bị khuấy trộn để đảm bảo hòa tan và san đều nồng độ các chất
bẩn trong toàn thể tích bể và không cho cặn lắng trong bể, pha loãng nồng độ các
chất độc hại nếu có. Ngoài ra còn có thiết bị thu gom và xả bọt, váng nổi. Tại bể
điều hòa có máy định lượng lượng acid cần cho vào bể đảm bảo pH từ 6,67,6
trước khi đưa vào bể xử lý UASB.

Hình 1.10 Bể điều hòa

Công nghệ của bể điều hòa:


Nước thải đi vào bể điều hòa có các nồng độ các tạp chất khác nhau, cần xử lý ở
đây để đồng nhất nước thải cung cấp cho các quy trình sau. Thông thường, nước
đến cần xử lý sẽ có độ pH rất cao, DSS, FOG và các chất gây ô nhiễm khác.
Một số phương pháp xử lý của bể điều hòa: khuấy trộn bằng khí nén và khuấy trộn
cơ học.
• Khuấy trộn khí nén : Bể điều hòa gắn đĩa thối khí và máy thổi khí chìm
(aerated slot injection và asprited mixing)
• Khuấy trộn cơ học: sử dụng thiết bị khuấy chìm (mechanical mix).

14
Để kiểm soát độ pH, dòng được hút ra khỏi bể bằng máy bơm tuần hoàn. Dòng
chảy qua thiết bị xử lý pH sau đó quay trở lại bể. Khi nước vào thiết bị, một phần
lưu lượng sẽ chảy qua đầu dò pH để đo liên tục mức pH.
Một bộ điều khiển chuyên dụng sẽ liên tục theo dõi mức độ pH và điều khiển các
máy bơm hóa chất. Nếu giá trị pH giảm xuống dưới phạm vi cài đặt, một máy bơm
hóa chất kiềm sẽ bật để nâng độ pH trở lại mức tối ưu. Ngược lại, máy bơm hóa
chất axit sẽ bật để giảm độ pH trở lại.
Bể lắng I
Nước thải từ bể điều hòa chảy sang bể lắng lần I. Tại đây sẽ diễn ra quá trình lắng
cặn. Quá trình lắng được đặt trưng bởi các hạt lắng rời rạc và tốc độ lắng không
đổi. Các hạt lắng riêng lẻ không có khả năng keo tụ, không dính bám vào nhau
suốt quá trình lắng.
Bể lắng có thể phân chia làm 4 vùng:
• Nước có chứa các hạt cặn đi vào vùng phân phối nước ở đầu bể với mục
đích phân phôi đều trên toàn bộ tiết diện ngang của vùng lắng.
• Việc tách các hạt cặn ra khỏi nước bằng trong lực xảy ra trong vùng lắng.
• Nước đã lắng chảy đều vào vùng thu nước ra để dẫn đi.
• Cặn lắng tích lũy trong vùng chứa và cô đặc cặn nằm ở đáy bể
Bể lắng đứng
Nước thải theo máng chảy vào ống trung tâm. Sau khi ra khỏi ống trung tâm, nước
thải va vào thành bể và chuyển động đi lên, các hạt cặn rơi xuống đáy bể vào hố
thu cặn. Nước sau khi lắng tràn qua máng thu đặt xung quanh thành theo ống dẫn
qua công trình tiếp theo. Bùn lắng được thu gom và đưa sang bể chứa bùn.
Hiệu quả lắng phụ thuộc vào:
• Tính chất cặn
• Diện tích bề mặt
• Chiều cao lắng
• Thời gian nước lưu

Hình 1.11 Bể lắng đứng

15
Bể UASB
Trong bể UASB nước thải phân phối đều trên diện tích đáy bể bởi hệ thống phân
phối có đục lỗ. Dưới tác dụng của vi sinh vật kị khí, chất hữu cơ hòa tan trong
nước được phân hủy chuyển thành khí.
Các hạt bùn cặn bám vào các bọt khí được sinh ra nổi lên bề mặt va phải tấm chắn
và bị vỡ ra, khí thoát ra được thu vào hệ thống thu khí, cặn rơi xuống dưới đáy và
tuần hoàn lại vùng phản ứng kỵ khí
Quá trình chuyển hóa các chất bẩn trong nước thải bằng vi sinh yếm khí xảy ra
theo ba bước:
• Giai đoạn 1: một nhóm các vi sinh vật tự nhiên có trong nước thải thủy phân
các hợp chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có
trọng lượng nhẹ như monosacarit, amino acid để tạo ra nguồn thức ăn và
năng lượng cho vi sinh hoạt động.
• Giai đoạn 2: nhóm vi khuẩn tạo men acid biến đổi các hợp chất hữu cơ đơn
giản thành các acid hữu cơ thường là acid acetic, acid butyric, acid
Propionic. Ở giai đoạn này pH của dung dịch giảm xuống.
• Giai đoạn 3: các vi khuẩn tạo metan chuyển hóa hiđrô và acid acetic thành
khí metan và cacbonic pH của môi trường tăng lên.
Phần bùn dư sẽ được đưa sang bể chứa bùn. Nước trong ra khỏi bể UASB có hàm
lượng chất hữu cơ thấp chảy tràn qua bể Aerotank thông qua máng thu nước.

Hình 1.12 Bể UASB

Trong hệ thống kỵ khí, các chất hữu cơ được chuyển hóa thành metan và CO2.
Quá trình xử lý tại bể kỵ khí có thể phân hủy 80-90% các chất hữu cơ
Phương trình phản ứng hóa học :

16
-O2
(CHO)nNS CO2+H2O+ tế bào vsv + CH4 + NH4 + H2S + H2 + năng lượng
VKKK
Bể Aerotank
Nước thải sau khi qua bể UASB có chứa các chất hữu cơ hòa tan và các chất lơ
lửng đi vào bể phản ứng hiếu khí (Aerotank). Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng
vai trò là các hạt nhân để cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành
các bồng cặn gọi là bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính là các bồng cặn có màu nâu sẫm
chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số
vi khuẩn và vi sinh vật sống khác. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền
(BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hóa chúng thành các chất
trơ không hòa tan và thành các tế bào mới. Quá trình chuyển hóa thực hiện theo
từng bước xen kẽ và nối tiếp nhau. Một vài loại vi khuẩn tấn công vào các hợp
chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp, sau khi chuyển hóa thải ra các hợp chất hữu cơ
có cấu trúc đơn giản hơn, một vài loại vi khuẩn khác dùng các chất này làm thức
ăn và lại thải ra các hợp chất đơn giản hơn nữa, và quá trình cứ tiếp tục cho đến.
Khi chất thải cuối cùng không thể dùng làm thức ăn cho bất cứ loại vi sinh vật nào
nữa.
Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng
nước thải đi vào bể không đủ để làm giảm nhanh các chất hữu cơ, do đó phải sử
dụng lại bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy bể lắng đợt II bằng cách tuần hoàn bùn
ngược trở lại đầu bếAerotank để duy trì nồng độ đủ của vi khuẩn trong bể. Bùn dư
ở đáy bể lắng được xả ra khu xử lý bùn.
Quy trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính lơ lửng trong các bể phản ứng hiếu
khí gồm các công đoạn sau:
1. Khuấy trộn đều nước thải cần xử lý với bùn hoạt tính trong thể tích V của
bể phản ứng.
2. Làm thoáng bằng khí nén hay khuấy trộn bề mặt hỗn hợp nước thải và bùn
hoạt tính có trong bể trong một thời gian đủ dài để lấy oxy cấp cho quá trình
sinh hóa xảy ra trong bể.
3. Làm trong nước và tách bùn hoạt tính ra khỏi hỗn hợp bằng bể lắng đợt II.
4. Tuần hoàn lại một lượng bùn cần thiết từ đáy bể lắng đợt II vào bể Aerotank
để hòa trộn với nước thải đi vào.
5. Xả bùn dư và xử lý bùn.

Hình 1.13 Bể Aerotank


17
Bể hiếu khí sẽ xử lý nốt 10-20% các chất hữu cơ chưa bị phân hủy. Các chất hữu
cơ sẽ chuyển hóa thành CO2 và bùn hoạt tính dưới sự tác dụng của oxy trong không
khí.
Phương trình cơ bản của quá trình hiếu khí:
+O2
(CHO)nNS CO2 + H2O + tế bào vi sinh vật + H2 + năng lượng
VKHK
Bể lắng II
Bể lắng đợt II có nhiệm vụ lắng trong nước ở phần trên để xả ra nguồn tiếp nhận
và cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định ở phần dưới của bể để bơm tuần
hoàn lại bể Aerotank. Như đã biết, nồng độ cặn co (g/m3) trong nước đi từ bể
Aerotank sang bể lắng đợt II thường lớn hơn 1000 mg/1. Ở nồng độ này các bông
cặn tiếp xúc với nhau tạo thành các đám mây cặn, khi đám mây cặn lắng xuống,
nước từ dưới đi lên qua các khe rỗng giữa các bông cặn tiếp xúc với nhau làm hạn
chế tốc độ lắng nên gọi là lắng hạn chế.
Tốc độ lắng của đám mây các bông cặn phụ thuộc vào nồng độ và tính chất của
cặn.
Bể lắng đợt II thường thiết kế dạng tròn (bể lắng đứng, bể radial) và dạng hình chữ
nhật (bể lắng ngang).
• Bể lắng ngang - chữ nhật thường có hiệu quả lắng thấp hơn bể lắng tròn bởi
vì cặn lắng tích lũy ỡ các góc bể thường bị máy gạt cặn khuấy động trôi
theo dòng nước đi vào máng thu nước ra của bể.
• Bể lắng tròn có thể phân phối nước vào theo ống đứng đặt ở tâm bể và thu
nước ra bằng máng thu đặt vòng quanh chu vi bể, hoặc có thể phân phối
nước vào bằng máng quanh chu vi bể và thu nước ra bằng máng quanh ống
đứng đặt ở tâm bể.
• Trong bể phải có thiết bị gạt cặn quay quanh trục đặt ở tâm bể để gạt cặn
lắng ở đáy bể về hố thu cặn. Từ hố thu, cặn được xả bằng áp lực thủy tĩnh
hoặc bằng bơm hút bùn đưa ra ngoài.

Hình 1.14 Bể lắng tròn

18
Bể khử trùng
Nước thải sẽ được tiếp tục xử lý theo nguyên lý hoạt động của các phản ứng tác
dụng hóa chất khử trùng. Chúng ta sẽ châm Clo theo lượng tính toán thích hợp.
Đây là loại hóa chất phổ biến vì sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:
• Khả năng đạt được hiệu quả khử trùng với chi phí thấp hơn tia cực tím hay
ozone
• Có khả năng ngăn ngừa sự tái nhiễm vi sinh vật trong nước thải
• Phát huy hiệu quả trên hầu hết các loại vi sinh vật
• Có thể kiểm soát liều lượng một cách linh hoạt.

Hình 1.15 Bể khử trùng

Bể chứa, nén bùn và máy ép bùn


Bùn cặn của nước thải trong nhà máy xử lý là hỗn hợp của nước và cặn lắng có
chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng phân hủy, dễ bị thối rữa và có các vi khuẩn có
thể gây độc hại cho môi trường vì thế cần có biện pháp xử lý trước khi thải ra
nguồn tiếp nhận.
Mục đích của quá trình xử lý bùn cặn là:
• Giảm khối lượng của hỗn hợp bùn cặn bằng cách gạn một phần hay phần
lớn lượng nước có trong hỗn hợp để giảm kích thước thiết bị xử lý và giảm
trọng lượng phải vận chuyển đến nơi tiếp nhận.
• Phân hủy các chất hữu cơ dễ bị thối rữa, chuyển chúng thành các hợp chất
hữu cơ ổn định và các hợp chất vô cơ để dễ dàng tách nước ra khỏi bùn cặn
và không gây tác động xấu đến môi trường của nơi tiếp nhận.
Quá trình xử lý bùn cặn:
Bùn từ các bể lắng sẽ được bơm về bể chứa bùn, sau đó bơm lên bể nén bùn. Bùn
sau khi nén sẽ được đưa sang máy ép bùn nhằm giảm độ ẩm và thể tích bùn. Sau
đó, tiến hành thu gom để chôn lấp hoặc làm phân bón. Nước sinh ra từ bể nén bùn
sẽ được dẫn về hố thu gom để tiếp tục làm sạch.

19
Hình 1.16 Bể ép bùn và máy ép bùn

Ưu, nhược điểm công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia
Ưu điểm:
• Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải
• Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành
• Diện tích đất sử dụng tối thiểu
• Công trình thiết kế dạng module, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.
Nhược điểm:
• Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những
công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ
thuật
• Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.

20
CHƯƠNG 2. XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRONG KHU DÂN CƯ

2.1 Đặc tính nước thải khu dân cư


Nhu cầu sử dụng nước khu dân cư
Nước thải do con người thải ra từ các mục đích sử dụng khác nhau. Trong số đó,
người ta có thể kể ra: nấu ăn, giặt giũ và vệ sinh cá nhân...
Bảng 2.1 cho các giá trị về số lượng. Người ta nhận ra rằng việc sử dụng nước phụ
thuộc vào sự sẵn có của nước và mức sống của người sử dụng: các máy giặt hoặc
máy rửa bát đĩa tiêu thụ nhiều nước hơn là giặt hoặc rửa bằng tay. Việc thay thế
các nhà tiêu, hố xí bằng nhà vệ sinh tự hoại có xối nước thì kéo theo việc tiêu thụ
nhiều nước.
Bảng 2.2 trình bày vài giá trị tiêu thụ nước trung bình trong xã hội. Sự tiêu thụ này
có thể thay đổi rất nhiều tuỳ theo mức độ đô thị hóa và các thói quen địa phương.
Việc đánh giá nhu cầu nước cũng phải chú ý đến nhu cầu nước của các ngành công
nghiệp khác.
Bảng 2.1 Nhu cầu dùng nước dùng tại nhà (//ngày/người)

Địa điểm Nguồn Sử dụng Tổng


nước Đồ Bát Vải Vệ WC Khác
uống đĩa sinh
và bếp
Mali giếng 5 3 3 5 16
Kvav mạng 5 10 12 10 37
(Campuchia)
Tudela (Tây mạng 5 10 20 25 45 10 115
Ban Nha)
Barcelona mạng 5 10 40 50 50 100 255
Stockholm mạng 10 20 20 50 50 10 160
Genève mạng 10 35 40 70 50 70 275
New York mạng 10 20 35 50 50 200 365

Bảng 2.2 Nhu cầu nước dùng trong xã hội

Sử dụng Đơn vị l/ngày Nguồn


Trường học (không bể bơi) học sinh 100 URSS
Bệnh viện giường 250 URSS
Cơ quan hành chính nhân viên 50 URSS
Rửa đường m2 1 Canaries
Lò mổ (súc vật lớn) con 400 URSS
Bể bơi người 160 URSS
Khách sạn giường 500 URSS
Thợ cắt tóc nhân viên 250 URSS

21
Cửa hàng ăn khách 20 URSS
Rửa xe m2 180 USA
Thương mại m2 2 USA
Đặc tính nước thải khu dân cư
Nước thải sinh hoạt được chia thành 2 loại:
• Nước nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người
• Nước nhiễm bẩn từ những sinh hoạt hàng ngày như giặt giũ, tắm rửa, nấu
nướng,...
Khối lượng nước thải sinh hoạt của một cộng đồng dân cư phụ thuộc vào:
• Quy mô dân số
• Tiêu chuẩn cấp nước
• Khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước
• Loại hình sinh hoạt
Các chất ô nhiễm xuất hiện trong nước thải khu dân cư:
Các chất lơ lửng
Các chất lơ lửng bao gồm các chất lắng được, các chất nổi và các chất không lắng
được còn gọi là "chài keo".
Các chất keo là các chất rắn có kích thước bé đến mức không thế lắng được, gần
giống như các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí mà ta quan sát được trong các
tia nắng.
Các chất rắn trong nước thải khu dân cư bao gồm:
• Các chất lơ lửng có thể lắng được
• Các chất lơ lửng không lắng được
• Chất keo
• Các chất khoáng lơ lửng có thể lắng được
• Các chất khoáng lơ lửng không lắng được
• Các chất hữu cơ lơ lửng
• Chất sấy
• Các chất hòa tan
Nhu cầu oxy
Khi thải nước sinh hoạt ra môi trường tự nhiên, các vi sinh vật hiện có sẽ sử dụng
các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt như là thức ăn cho nhu cầu tăng trưởng
và sinh sản. Vì điểu đó chúng sử dụng oxy hoà tan trong nước. Sự giảm oxy này
hoặc đôi khi hết oxy làm chết các cây thuỷ sinh và các loại cá. Như vậy: nước thải
có thể huỷ hoại toàn bộ môi trường tự nhiên.
Người ta có thể đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nước thải và nguồn nước bằng
cách đo "nhu cầu oxy". Phương pháp đại diện nhất của hiện tượng tự nhiên tự làm
sạch là nhu cầu oxy sinh hóa.
Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày

22
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) (tính bằng mg/1 của nước thải) là lượng oxy tiêu thụ
bời vi sinh vật để oxy hóa các chất hữu cơ ở nhiệt độ 20oC và trong bóng tối. Để
hết hoàn toàn, nhu cầu oxy này cần từ 21 đến 28 ngày. Đó là BOD cuối cùng được
ký hiệu là BODult.
Rõ ràng việc đo rất lâu, do đó người ta đã thỏa thuận dừng sau 5 ngày (120 giờ) để
định nghĩa nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày ký hiệu là BOD5.
Nhu cầu oxy hóa học
Đo BOD5 cần 5 ngày. Thậm chí nếu thông số này là tiêu biểu cho một loại nước
thải - cần phải đo thường xuyên thông số này - vẫn cần các phép đo khác nhanh
hơn để đánh giá độ ô nhiễm.
Một trong những phép đo này là làm sôi tuần hoàn trong vòng 2 giờ một mẫu nước
có thể tích đã biết mà người ta cho thêm dicromat kali và axit sunfuric. Tất cả các
chất hữu cơ của mẫu khi đó bị oxy hoá hóa học nhờ oxy do dicromat cung cấp.
Bằng cách đo dicromat kali cần dùng, người ta biết lượng oxy dùng cho việc oxy
hoá này. Lượng oxy tính toán được trong một lít nước thải là nhu cầu oxy hóa học,
gọi là COD.
Bằng cách thực hiện đủ các phép đo COD v
à BOD5 người ta có thể xác định được quan hệ giữa hai giá trị này. Đối với nước
thải có nguồn gốc từ nước sinh hoạt (trừ nước thải công nghiệp) tỉ số này gần bằng
COD/BOD5 = 1,6.
Các yếu tố ô nhiễm khác
Các yếu tố này bao gồm nitơ và photpho. Hai nguyên tố này là chủ yếu cho sự phát
triển của vi sinh vật khi ăn các chất hữu cơ. Ví dụ: Thả một lượng phân bón quá
lớn trong hồ hoặc sông, sẽ làm phát triển các cây thuỷ sinh phá hủy môi trường tự
nhiên.
Nitơ
Nitơ hiện diện trong nước thải dưới hai dạng:
• Anoni có nguồn gốc từ sự phân huỷ urê trong nước tiểu.
• Các protêin thành phần chủ yếu của thịt và mỡ có nguồn gốc động vật và
thực vật.
Photphat
Người ta tìm thấy photphat trong các lexitin nhưng trước hết là dưới dạng photphat
trong nước tiểu và các chất tẩy rửa.
Định lượng được thực hiện sau khi nung/sấy/phản ứng và chuyển thành photphat,
rồi nhờ phép so màu bằng bộ chỉ thị vanadomolibdenni.
Độ pH
Độ pH đo nhờ pH mét điện tử có cực bằng thuỷ tinh.
Điện thế oxy hóa khử EH
Đó là phép đo điện thế oxy hóa khử - nó đo độ tươi của chất thải. Người ta dùng
một pH mét điện tử nhưng với một điện cực bằng platin.

23
Các vi sinh vật
Bảng 2.3 cho biết một vài số liệu vể sự hiện diện của các vi sinh vật gặp trong
nước thải.
Bảng 2.3 Các tổ chức vi sinh vật trong nước thải

Tác nhân Khối Tiềm Thời Khả năng Liều


lượng tàng gian tồn phát triển lượng
chiết tại trong môi nhiễm
xuất trường khuẩn DI
tính 50
theo
g/phân
Virus
Enterovirus 107 0 3 tháng không <100
6
Viêm gan A 10 0 ? không ?
Rotavirus 106 0 ? không ?
Vi khuẩn
Colibacilles 108 0 3 tháng có 109
Salmonella typhi. 108 0 2 tháng có 107
8
Autres Salmonelles 10 0 2-3 tháng có 106
7
Shigella 10 0 1 tháng có 104
Ký sinh trùng
Amibe dysent. 107 0 25 ngày không 10 đến 100
Giardia lambia 10 5
0 25 ngày không 10 đến 100
Ascaris 104 10 ngày >1 năm không vài đơn vị
4
Taenia 10 2 tháng 9 tháng không 1
Tổng hợp
Bảng 2.4 bên dưới nêu ra tải lượng các chất chính có trong nước thải khu dân cư,
tính trong 1 ngày/người.
Bảng 2.4 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải khu dân cư

Yếu tố Đơn vị Hệ thống hỗn hợp Hệ thống riêng biệt


BOD5 g/ngày/người 6080 5060
COD g/ngày/người 100130 80100
MES g/ngày/người 90100 7080
N (Kjeldahl) g/ngày/người 1315 1315
P (PO4) g/ngày/người 34 34
pH 77,5 6,57,5
EH mV 100 100
Chỉ tiêu ô nhiễm nước thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT:

24
Bảng 2.5 Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa
cho phép trong nước thải sinh hoạt

TT Thông số Đơn vị Giá trị C


A B
1 pH - 5-9 5-9
2 BOD5 (200C) mg/l 30 50
3 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 50 10
4 Tổng chất rắn hòa tan mg/l 500 1000
5 Sunfua (tính theo H2S) mg/l 1 4
6 Amoni (tính theo N) mg/l 5 10
-
7 Nitrat (NO3 ) (tính theo N) mg/l 30 50
8 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 10 20
9 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l 5 10
3-
10 Photphat (PO4 ) (tính theo P) mg/l 6 10
11 Tổng Coliforms MPN/100ml 3 5
Tác động của nước thải đến môi trường
• Các chất hữu cơ hòa tan (BOD, COD): nếu thiếu hụt trầm trọng sẽ xảy ra
hiện tượng phân hủy yếm khí, gây mùi hôi.
• Các chất dinh dưỡng (N,P): hàm lượng cao sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng
hóa nguồn nước, kích thích sự phát triển của tảo, rong rêu trong nước.
• Chất rắn lơ lửng: làm đục nước, mất mỹ quan.
• Coliform và vi sinh vật gây hại: lan truyền các bệnh trong môi trường nước
như: thương hàn, tả lị,… có thể thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người.

Hình 2.1 Sông Hòa Bình (Hưng Yên) bị ô nhiễm nặng

25
2.2 Quy trình xử lý nước thải
Hệ thống thoát nước đô thị
Hệ thống thoát nước đô thị là hệ thống có tác dụng loại bỏ nước thải sinh hoạt từ
trong nhà ra ngoài , xử lý nước thải sinh hoạt, bao gồm các thiết bị môi trường như
đường ống nước truyền dẫn nước thải từ trong nhà ra đến hố thoát nước thành phố.
Thành phần của hệ thống:
• Thiết bị thu và dẫn bên trong nhà: bao gồm các thiết bị trong nhà vệ sinh,
các mạng lưới đường ống nước.
• Mạng lưới đường ống thoát nước bên ngoài: là hệ thống ống cống được đặt
ngầm hay lộ thiên có tác dụng dẫn nước thải bằng cách tự truyền dẫn ra các
trạm xử lý nước thải hay sông hồ.
• Trạm bơm và ống dẫn áp lực: có tác dụng truyền dẫn nước thải nếu nước
thải không thể tự di chuyển.
• Các công trình xử lý nước thải và cặn lắng.
• Cống và miệng xả nước thải vào nguồn nước: dùng để truyền dẫn nước thải
từ các công trình xử lý xả vào nguồn nước.

Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống thoát nước hộ gia đình

Ống dẫn nước thải có một số yêu cầu kĩ thuật:


• Độ dốc lý tưởng là 2%
• Đường kính của các loại ống ứng với từng mục đích sẽ khác nhau:
- Ống thoát chính > 102mm
- Thoát ngang sàn > 78mm
- Nhà tắm, chậu rửa, máy giặt > 38mm
- Bồn vệ sinh > 78mm
Quy trình xử lý nước thải
Quy trình tiêu chuẩn sẽ gồm 4 giai đoạn:

26
• Xử lý sơ bộ
• Lắng sơ bộ
• Xử lý nước bằng phương pháp vi sinh
• Xử lý bùn

Hình 2.3 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Xử lý sơ bộ
a) Chắn rác
Chắn rác nhằm giữ lại các vật thể lớn do dòng nước thải vận chuyển đến, dựa theo
khoảng cách giữa các thanh chắn có thể chia thành 3 loại: thô, trung bình và tinh.
Việc lựa chọn thanh chắn rác phụ thuộc vào:
• Lưu lượng nước thải
• Mức nước
• Mức độ tự động hóa mong muốn cho sự hoạt động của lưới

Hình 2.4 Thanh chắn rác thô và trung bình

27
b) Khử cát
Đặc tính của cát lắng từ nước thải dạo động rất lớn, tuy vậy đây là loại cặn làm ráo
nước tương đối dễ, sau khi làm khô thường có độ ẩm từ 13-65%, cặn hữu cơ bay
hơi chiếm từ 1-56%, tỷ trọng cát trơ đã làm sạch 2,7; khi cát trơ bị các chất hữu cơ
dính bám, tỷ trọng còn khoảng 1,3. Tỷ trọng khi đổ thành đông khoảng 1600 kg/m3.
Cỡ hạt cát >0,2mm thường gây trở ngại cho các công đoạn xử lý tiếp theo, thành
phần phân bố các cỡ hạt cát trong nước thải phụ thuộc vào mạng lưới công thu
gom, phần lớn cát lắng trong các hố thăm và trong bể lắng cát, có kích thước không
lọt qua sàng kích cỡ 0,15 mm.
Số lượng cát trong nước thải dao động tùy thuộc vào điều kiện địa phương, tình
trạng vệ sinh mặt phố, cơ cấu thu gom và vận chuyển nước thải. Hàm lượng cát
trong nước thải thu gom và vận chuyển bằng hệ thống cống chung lớn hơn trong
hệ thống cống riêng biệt, số lượng cát thường dao động từ 0,0037 đến 0,22 m3 cát
trong 1000m3 nước thải.
Cát lắng trong các hố thăm và bể lắng cát khi chưa rửa có thể chứa >50% cặn hữu
cơ có khả năng thối rữa, nếu để lâu không được xử lý sẽ gây mùi hôi thối, là nơi
sinh sản của ruồi muỗi và côn trùng, do đó ở các nhà máy lớn thường lắp hệ thống
rửa và phân loại cát, còn ở các nhà máy nhỏ, ở vùng xa thành phố thường được rắc
vôi bột hoặc chế phẩm chống mùi EM (effective microoganis) trước khi đem chôn
cùng với rác lấy từ song chắn và lưới chắn.
Bể khử cát có sục khí
Một dàn thiết bị phun khí đặt sát thành bên trong bể tạo thành một dòng hình xoắn
ốc quét đáy bể để tránh hiện tượng lắng các chất hữu cơ. Chỉ cát và các phần tử
nặng có thể lắng.

Hình 2.5 Bể khử cát có sục khí

c) Loại bỏ dầu mỡ
Trên mạng lưới thu gom của đô thị có thể có các nhà máy công nghiệp xả nước
thải có lẫn dầu mỡ vào mạng. Để tách lượng dầu mỡ này, phải đặt thiết bị thu dầu
trước cửa xả vào cổng chung hoặc trước bể điều hòa ở nhà máy.
Có 2 phương pháp chủ yếu: dùng bể tách mỡ hoặc vi sinh.
Phương pháp 1: Xử lý dầu mỡ bằng phương pháp cơ học

28
Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến để tách dầu mỡ, phương pháp này
khá hiệu quả trong việc tách lớp mỡ ra khỏi nước thải.
Nguyên lý hoạt động: Nước thải nhiễm dầu mỡ sẽ chảy vào bể tách mỡ, theo
nguyên lý mỡ nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên, thức ăn thừa và cặn bẩn sẽ lắng xuống
dưới đáy bể, phần nước sạch sẽ theo ống thoát trong bể tách mỡ chảy ra bể gom.

Hình 2.6 Bể tách mỡ

Phương pháp 2: Xử lý dầu mỡ trong nước thải bằng phương pháp vi sinh
Vi sinh ăn mỡ thường được sử dụng là vi sinh EcoClean Clog Away, sản phẩm
này có dạng bột, có chứa hàng tỷ vi sinh ăn mỡ, lượng vi khuẩn này sẽ hoạt hóa
nhanh khi hòa tan vào nước, sản phẩm có thể hòa tan trong nước máy và thời gian
bảo quản khoảng 60 ngày.
Cách sử dụng vi sinh ăn mỡ EcoClean Clog Away: vi sinh này có thể sử dụng để
thông cống hoặc xử lý mỡ trong bể tách mỡ.
Xử lý mỡ trong đường cống dẫn: lấy 1 pound (0,454kg) hòa tan thành 05 lít dung
dịch vi sinh xử lý đường cống dẫn. Chỉ cần hòa tan bằng nước máy.
Xử lý mỡ trong bể tách mỡ: lấy 2 pound hòa tan thành 05 lít dung dịch vi sinh đổ
vào bể tách mỡ, vi sinh ăn mỡ sẽ ăn hoàn toàn lượng mỡ có trong bề, bạn không
mất công sức phải vớt mỡ và cũng không lo ngại vấn đề thải bỏ lượng mỡ thừa từ
quá trình vớt mỡ như phương pháp tách mỡ cơ học.

Hình 2.7 Vi sinh ăn mỡ EcoClean

Phương pháp này có các ưu điểm như:


• Giảm được lượng mỡ trong nước thải khoảng 50-70%

29
• Hạn chế đáng kể lượng mỡ đóng khối.
• Hạn chế tối đa mùi hôi
• Không mất chi phí xử lý mỡ thừa, kinh tế an toàn và dễ sử dụng
• Giảm được chi phí bảo trì hệ thống
• Giảm hình thành bùn từ đáy bể.
Lắng sơ bộ
Bể lắng cho phép lưu nước thải trong thời gian nhất định nhằm giữ lại các tạp chất
lắng và tạp chất nổi có trong nước thải. Quá trình này chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố:
• Lưu lượng nước thải
• Thời gian lắng
• Vận tốc dòng chảy
• Nhiệt độ nước thải
• Kích thước bể
• Khối lượng riêng và tải lượng của chất rắn lơ lửng.
Theo công dụng có thể chia thành 2 loại:
• Bể lắng đợt 1: đặt trước công trình sinh học
• Bể lắng đợt 2: đặt sau công trình sinh học
Theo chế độ dòng chảy có thể chia thành 3 loại:
a) Bể lắng ngang:
Nước thải đi vào vùng phân phối nước đặt ở đầu bể lắng, qua vách phân phối,
nước chuyển động đều nước vào vùng lắng, thường cấu tạo dạng máng có lỗ.
Bể lắng ngang thường chia làm nhiều ngăn, chiều rộng mỗi ngăn từ 3 -6m. Chiều
dài không quy định. Khi bể có chiều dài quá lớn có thể cho nước chảy xoay chiều.
Để giảm bớt diện tích bề mặt xây dựng có thể xây dựng bể lắng nhiều tầng.
- Ưu điểm: Gọn, có thể làm hố thu cặn ở đầu bể hoặc dọc thwo chiều dài của
bể. Hiệu quả xử lý cao.
- Nhược điểm: Giá thành cao, có nhiều hố thu cặn tạo nên những vùng xoáy
làm giảm khả năng lắng của các hạt cặn, chiếm nhiều diện tích xây dựng.

Hình 2.8 Bể lắng ngang

b) Bể lắng đứng

30
Nguyên tắc hoạt động: Nước chảy vào ống trung tâm giữa bể, đi xuống dưới vào
bể lắng. Nước chuyển động theo chiều từ dưới lên trên, cặn rơi từ trên xuống đáy
bể. Nước đã lắng trong được thu vào máng vòng bố trí xung quanh thành bể và
đưa sang bể lọc.
- Ưu điểm: thiết kế gọn, diện tích đất xây dựng không nhiều, thuận tiện trong
việc xả bùn hoặc tuần hoàn bùn.
- Nhược điểm: hiệu quả xử lý không cao bằng bể lắng ngang, chi phí xây
dựng tốn kém, hiệu suất xử lý không cao.

Hình 2.9 Bể lắng đứng

c) Bể lắng Lamellar
Cấu tạo giống bể lắng ngang thông thường nhưng khác với bể lắng ngang là trong
vùng lắng của bể lắng Lamellar được đặt thêm các bản vách ngăn bằng thép không
rỉ hoặc bằng nhựa. Các bản vách ngăn này nghiêng 45-600 so với mặt phẳng nằm
ngang và song song với nhau.

Hình 2.10 Bể lắng Lamellar

- Ưu điểm: do cấu tạo thêm các bản vách ngăn nghiêng nên bể lắng loại này
hiệu quả xử lý cao hơn bể lắng ngang.
- Nhược điểm: Chi phí lắp ráp cao, phức tạp. Việc vệ sinh bể định kỳ khó
khăn. Theo thời gian thì các tấm lamellar sẽ cũ, xiêu vẹo.

31
Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh
Phương pháp vi sinh thực chất là phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ hòa tan hoặc
vô cơ nhờ vi sinh vật. Tùy vào bản chất cung cấp không khí, các phương pháp
phân hủy sinh học có thể chi thành hiếu khí hoặc kị khí. Đây là phương pháp có
chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp nên được áp dụng phổ biến.
1) Công nghệ sinh học kị khí
Công nghệ này sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện không
có oxy.
Phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí:
Chất hữu cơ CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2O + tế bào mới
Cần duy trì sinh khối vi sinh vật càng nhiều càng tốt và tạo tiếp xúc đủ giữa nước
thải và vi sinh vật.
Quá trình phân huỷ kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
• Thủy phân
• Axit hóa
• Axetat hóa
• Metan hóa

Hình 2.11 Quá trình phân hủy kị khí

Các loại công trình nhằm áp dụng phương pháp kị khí hiện nay có thể kể đến như
hầm biogas, bể tự hoại, bể UASB v.v. trong đó phổ biến nhất là bể UASB.
Bể UASB (bể bùn kỵ khí dòng chảy ngược) được sử dụng để xử lý nước thải có
hàm lượng chất hữu cơ cao.
Ưu điểm:
• Chi phí đầu tư và vận hành thấp

32
• Lượng hóa chất cần bổ sung ít
• Ít tiêu hao năng lượng, có thể thu hồi và tái sử dụng năng lượng từ biogas
• Lượng bùn phát sinh ít, giảm diện tích công trình
Nhược điểm:
• Xây dựng lâu
• Bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại
• Khó hồi phục sau thời gian ngừng hoạt động

Hình 2.12 Bể UASB

2) Công nghệ sinh học hiếu khí


Công nghệ này sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ thích
hợp có trong nước thải trong điều kiện được cung cấp oxy liên tục.
Công nghệ gồm có 3 giai đoạn:
• Oxi hóa toàn bộ chất hữu cơ có trong nước thải
• Tổng hợp để xây dựng tế bào mới
• Hô hấp nội bào
Các quá trình trên có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công
trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều hiện tối ưu cho quá trình oxy hoá sinh hoá
nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều.
Các công trình thường được sử dụng là: bể hiếu khí gián đoạn SBR, bể Biofor, bể
Aerotank v.v.
Bể Aerotank (Bể bùn hoạt tính) là bể phản ứng sinh học được làm hiếu khí bằng
cách thổi khí nén và khuấy đảo cơ học làm cho các vi sinh vật tạo thành các hạt
bùn hoạt tính lơ lửng trong khắp pha lỏng
Ưu điểm: dễ xây dựng và vận hành
Nhược điểm: tốn năng lượng do dùng bơm tuần hoàn để ổn định nồng độ bùn.
33
Xử lý bùn
Các chất rắn sau khi khử nước (làm đậm đặc) được gọi chung là bùn, chứa nhiều
thành phần khác nhau và phải được thải bỏ hợp lý. Các thiết bị xử lý bùn chiếm từ
40-60% tổng chi phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải và chi phí xử lý chiếm
khoảng 50% chi phí vận hành toàn bộ hệ thống.
Xử lý bùn gồm 2 loại: sơ cấp và thứ cấp phụ thuộc vào thứ tự trước hay sau xử lý
sinh học.

Hình 2.13 Xử lý bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải

Các phương pháp xử lý cơ học


• Nén bùn: tăng nồng độ chất rắn của bùn và đồng thời làm giảm đi độ ẩm
của bùn.
• Tách nước: bằng cách lọc ép cơ giới hoặc có thể sử dụng sân phơi bùn.

Hình 2.14 Nén bùn và tách nước

Các phương pháp xử lý hóa học


• Ổn định bùn: nhằm phân hủy phần các chất hữu cơ có thể phân hủy bằng
con đường sinh học thành CO2, CH4, H2O, giảm vấn đề mùi hoặc loại trừ

34
sự thối rữa của bùn cặn, giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh và giảm thể tích
bùn cặn.
• Điều hòa bùn: xử lý bằng các tác nhân đông tụ như các muối sắt, nhôm và
vôi.
Nhược điểm của các phương pháp hóa học là chi phí cao, khả năng ăn mòn vật liệu
tăng, thiết bị vận hành phức tạp, thêm phần lưu giữ và thiết bị định lượng.
Cuối cùng, bùn được chế biến thành phân bón NPK, thiêu đốt để lấy nhiệt hoặc
chon lấp các vùng trũng tạo mặt bằng xây dựng các công trình mới.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Hà Nội:
NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2002.
[2] A. Lamouche, Công nghệ xử lý nước thải đô thị, Hà Nội: NXB Xây Dựng,
2010.
[3] T. X. Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Hà Nội: NXB Xây
Dựng, 2009.
[4] M. Nes, JIMEI Việt Nam, [Online]. Available:
https://congnghevotrung.com/thuyet-minh-quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-
bia/.
[5] Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn
ngành sản xuất bia, Hà Nội, 2009.
[6] Valve Men Team, Valve Men, [Online]. Available: https://valve.vn/goc-
chuyen-gia/bia.html.

36

You might also like