You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
------------------oOo----------------

Bài tiểu luận môn Kinh tế vi mô

CHỦ ĐỀ 3: MÓN HUẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG


F&B - GÓC NHÌN KINH TẾ HỌC VI MÔ

Mã lớp học phần: 21C1ECO50100124


Giảng viên: THS. Nguyễn Hữu Lộc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Phương – Lớp KQ004
Mã số sinh viên: 31211025596
Khóa/ Hệ: K47/ Đại học chính quy

1
Mục Lục
PHẦN I: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG F&B.......................................3
I. THỊ TRƯỜNG F&B.................................................................................................................3
II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM................................................................3
PHẦN II: MÓN HUẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG F&B...........................................................................3
I. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI NHÀ HÀNG “MÓN HUẾ”...............................................................3
II. SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý VỀ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA MÓN HUẾ..........4
III. NGUYÊN NHÂN RỜI THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2019...................5
1. Chi phí sản xuất........................................................................................................................5
2. Hành vi doanh nghiệp – tổ chức ngành..................................................................................6
PHẦN III: GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP TÁI GIA NHẬP.................................................7
I. KHUYẾN NGHỊ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT...........................................................................7
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN....................................................................8
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................8
References..............................................................................................................................................8

2
PHẦN I: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG F&B
I. THỊ TRƯỜNG F&B
F&B được viết tắt của cụm từ “Food and Beverage Service” dùng để chỉ ngành thực phẩm
và đồ uống. Đây là loại hình kinh doanh chuyên phục vụ và cung cấp đồ ăn, thức uống
cho khách hàng. Đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngành là nhà hàng, khách sạn, cửa
hàng thức ăn nhanh, quầy bar.....
Khảo sát chỉ số ngành F&B trên thế giới: Hoa Kỳ ( khoảng 1,7 ngàn tỷ dola), Trung
Quốc( 700 tỷ dola), Nhật Bản( 600 tỷ dola), Ấn độ( 400 tỷ dola),....
II. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
Hiện nay Việt Nam có hơn 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có 430.000 cửa hàng
nhỏ, 80.000 nhà hàng phát triển bài bản, 22.000 nhà hàng cafe, bar và hơn 7000 nhà hàng
thức ăn nhanh. Ngành F&B ở Việt Nam được đánh giá có triển vọng phát triển rất mạnh
trong những năm gần đây.
Theo BMI, Việt Nam là một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu( xếp
thứ 10 châu Á) vào năm 2019.

Hình 1
PHẦN II: MÓN HUẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG F&B
I. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI NHÀ HÀNG “MÓN HUẾ”

3
Tên đầy đủ: Công ty TNHH nhà hàng Món Huế
Thuộc sở hữu của công ty TNHH chế biến thực phẩm Huy Việt Nam, doanh nghiệp có
100% vốn đầu tư nước ngoài.
Món Huế được mở vào tháng 1/2007 đặt tại TP.Hồ Chí Minh. Đến năm 2019, có tất cả
hơn 200 chi nhánh hoạt động tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Món Huế lấy ẩm thực miền Trung làm thương hiệu cho mình. Những món ăn được đánh
giá mang đậm hương vị thuần Việt gây ấn tượng rất lớn và thu hút đông đảo khách nước
ngoài. Nhà hàng Món Huế đã có chiến lược lựa chọn địa điểm ngay từ khi thành lập ở các
quận trung tâm của thành phố: Quận 1, Quận 10,..Thời điểm mới thành lập Món Huế có
chiến lược Marketing khá thành công, đẩy mạnh truyền thông trên các tạp chí, tờ báo uy
tín VNExpress, VietNamnet, Thanh niên,...thu hút người tiêu dùng biết đến thương hiệu
mang bản sắc dân tộc Món Huế.
II. SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý VỀ DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA MÓN HUẾ
Món Huế thành lập năm 2007, giai đoạn đầu khởi nghiệp năm 2007-2013 Món Huế có 9
cửa hàng. Tuy nhiên trong 4 năm 2013-2017 Món Huế có bước phát triển vượt bậc khi mở
thêm 51 cửa hàng tức tức tổng 60 cửa hàng. Nguyên nhân cho bước đột phá này chính là
vòng gọi vốn Serie B và C ở liên tiếp 2 năm 2014-2015 thu về 30 triệu USD. Đến năm
2019, trên website của Huy Việt Nam đăng tải Món Huế tính đến thời điểm đó có 200 cửa
hàng, nhưng con số này không hoàn toàn chính xác. 200 cửa hàng gồm những mô hình
tích hợp và thậm chí có những cửa hàng đã đóng cửa.
Món Huế mở rộng quy mô rất nhanh trong 4 năm 2013-2017 với những địa điểm đắt giá ở
những thành phố lớn trên cả nước. Thậm chí, trong khu vực bán kính 1km có đến 2 cửa
hàng.
Với việc mở rộng quy mô nhanh chóng cũng là lúc nhà hàng bắt đầu thua lỗ. Theo báo
cáo tài chính được công bố bởi Công ty TNHH Huy Việt Nam:
- Doanh thu của Món Huế 3 năm gần nhất là: 200 tỷ đồng/ mỗi năm
- Lợi nhuận: từ lãi 300 triệu đồng năm 2016 chuyển sang lỗ 54 tỷ đồng/ 2017 và 50 tỷ
đồng/ 2018.
- Cuối năm 2018, Món Huế có tổng tài sản 750 tỷ đồng trong đó lỗ lũy kế hơn 100 tỷ
đồng.

4
Hình 2: Nguồn (Cafef.vn)
III.NGUYÊN NHÂN RỜI THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP NĂM 2019
1. Chi phí sản xuất
Đầu tiên, doanh nghiệp rời thị trường nếu: TR<TC
Ta có: TC=FC+VC
FC: chi phí cố định gồm tiền thuê mặt bằng, tiền máy móc thiết bị, tiền lãi, tiền lương
nhân viên.
VC: chi phí biến đổi gồm nguyên liệu đầu vào, bao bì, những yếu tố quảng cáo,...
Với tổng số vốn lên tới 65 triệu USD trong 3 lần gọi vốn. Công Ty Huy Việt Nam nhanh
chóng mở rộng quy mô để tận dụng tối đa dòng vốn quá lớn. Đi đầu chính là nhà hàng
Món Huế với việc tăng quy mô hơn 200 chi nhánh. Tuy nhiên Món Huế lại gặp thiếu sót
trong bài toán lợi nhuận khi cạnh tranh trong lĩnh vực F&B với giá mặt bằng tăng quá cao
trong những năm gần đây. Món Huế đã thiếu sót trong việc quản trị dòng tiền và chi phí.
Món Huế với tham vọng mở rộng quy mô để giảm chi phí bình quân nhưng điều này chưa
thực sự hợp lý trên thị trường F&B với giá thuê mặt bằng quá cao. Theo số liệu thống kê
chi phí mặt bằng cho một cơ sở của Món Huế dao động từ 5000USD-6500USD ( 120 triệu
VND-150 triệu VND). Riêng tiền thuê mặt bằng cho gần 200 cơ sở dao động 2tỷ4 VND –
3 tỷ.

5
Hình 3: Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn
TC theo ước tính hiện tại của Món Huế khoảng 3 tỷ VNĐ chưa tính các khoản chi phí
khác như chi phí lao động, chi phí nguyên liệu,..
Chi phí quá lớn, chi nhánh Món Huế quá nhiều, tìm thấy trong 1km có khoảng 2 nhà
hàng, việc quản lý quá nhiều cơ sở gặp nhiều thiếu sót, giá thành nâng cao để bù vào
tiền mặt bằng, Món Huế khó cạnh tranh với các đối thủ khác trong thị trường F&B,
khiến cho số lượng khách hàng giảm nghiêm trọng dẫn đến doanh thu giảm sút.
- Doanh thu 2017 và 2018: lỗ 54 tỷ và 50 tỷ  TR-TC<0
 TR<TC  TR/Q < TC/Q  P<ATC => Doanh nghiệp rời khỏi thị trường
2. Hành vi doanh nghiệp – tổ chức ngành
Món Huế là doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong thị trường F&B nên doanh
nghiệp là người định giá và Món Huế đã định giá cao hơn mức sẵn lòng trả của người
tiêu dùng. Chẳng hạn giá bán 1 tô bún bò thời điểm đó của Món Huế là 65k trong khi
mức giá trung bình của thị trường dao động 35k-40k, giá quá cao người tiêu dùng sẽ
có lựa chọn khác phù hợp với mức sẵn lòng trả của họ.
P>MC, P>WTP khiến cho lượng cầu Q giảm và tổng doanh thu giảm
TR<TC => Doanh nghiệp thua lỗ và rời khỏi thị trường

6
Hình 4: Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong dài hạn
PHẦN III: GIẢI PHÁP GIÚP DOANH NGHIỆP TÁI GIA NHẬP
I. KHUYẾN NGHỊ VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
Thông thường có 2 cách cắt giảm chi phí sản xuất: Một số doanh nghiệp lựa chọn cắt
giảm đều các chi phí như lao động, nguyên liệu, thu hẹp danh mục sản phẩm,...Một số lại
nhắm vào khu vực tiêu hao nhất.
Đối với Món Huế, ta có thể áp dụng cách cắt giảm chi phí đối với khu vực tiêu hao nhất
đó làm chi phí mặt bằng. Cắt giảm chi phí mặt bằng đồng nghĩa với giảm thiểu chi phí lao
động, chi phí quản lý doanh nghiệp,..Tuy nhiên đây chỉ là khuyến nghị trong ngắn hạn.
Đối với dài hạn, Món Huế cần đưa ra các biện pháp giảm chi phí hiệu quả nhất:
- Thứ nhất: Xác định rõ đâu là những chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia
tăng. Chẳng hạn, chi phí mặt bằng,...
- Thứ hai: Có thể tiết kiệm những chi phí hoạt động cơ bản nhưng vẫn dành ra một
khoản lớn để đầu tư tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới sự phát triển bền
vững.
- Thứ ba: Món Huế cần nghiên cứu thị trường, so sánh mức chi phí với đối thủ cạnh
tranh. Phân tích toàn diện về hoạt động tài chính và quản lý doanh nghiệp. Lập kế

7
hoạch và dự báo thị trường, hoạch định rõ chỉ tiêu của doanh nghiệp sp với mục tiêu
kế hoạch ban đầu để có chiến lược cụ thể.
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Thất bại của chuỗi nhà hàng Món Huế giúp các start-up chuẩn bị bước vào thị trường F&B rút
ra bài học đáng giá:
Cần xem xét kỹ lưỡng rủi ro tài chính, tính toán hiệu quả tài chính chi tiết. Sai lầm to lớn khi
Món Huế cố gắng mở rộng quy mô để giảm chi phí bình quân trong thị trường F&B đầy rủi ro
và cạnh tranh khốc liệt. Điều này đã đốt tiền của các nhà đầu tư, tạo sức ép tài chính và gây ra
sự suy giảm chất lượng nghiêm trọng sau này. Tốc độ phát triển chuỗi quá nhanh tạo khó khăn
cho việc quản trị doanh nghiệp, bổ sung nhân sự,..
Từ đây các start-up cần hiểu muốn thành công phải nắm rõ thị trường. Đặt mục tiêu hàng đầu
cho việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, kiểm soát tối thiểu hóa chi phí đầu vào, có chiến
lược cạnh tranh hiệu quả.
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO

References
1.(CIEM), Bộ Kế Hoạch và Đầu tư (2017). Hội thảo “Cắt giảm chi phí cho DN: Thực trạng và
giải pháp”;.

2. Minovermetal: https://mindovermetal.org/f-b-la-gi-1638120567/

3.Cafebiz: https://cafebiz.vn/hanh-trinh-13-nam-tu-zero-den-mot-dong-no-cua-tap-doan-huy-
viet-nam-chu-so-huu-thuong-hieu-mon-hue-20191022233916514.chn

4. . VNExpress.: Chuỗi nhà hàng Món Huế lỗ hơn 100 tỷ đồng

5.CafeF: https://cafef.vn/mon-hue-dong-cua.html

6.Tài Chính Doanh Nghiệp. (2009). In TS Bùi Hữu Phước

7. Tổng Cục Thống Kê. (2021, 12 1). Retrieved from https://www.gso.gov.vn/

8.Con số sự kiện: http://consosukien.vn/canh-tranh-tren-thi-truong-nganh-thuc-pham-va-dich-


vu-an-uong.htm

9. N.Gregory Mankiw (12/2010), Kinh Tế Học Vi Mô bản dịch tiếng việt, Đại học Kinh Tế
thành phố Hồ Chí Minh.

10. Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ThS. Đinh Thu Hiền

11. VOV : https://vov.vn/kinh-te/chuoi-nha-hang-mon-hue-sup-do-vi-tang-truong-qua-nong-


972435.vov

8
12. Diễn đàn doanh nghiệp: https://diendandoanhnghiep.vn/mon-hue-va-nhung-tro-luc-cua-
kinh-doanh-chuoi-160134.html

Lời cảm ơn
Bước vào năm nhất đại học với nhiều bỡ ngỡ và kiến thức hạn hẹp. Em luôn mang trong mình
sự tìm tòi và khám phá những kiến thức mới mẻ đặc biệt là kiến thức về Kinh tế vi mô vì môn
học này chính là hành trang, là tiền đề cho quá trình tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của em
sau này.Trên con đường hoàn thiện kiến thức của bản thân mình, em luôn biết ơn công lao
giảng dạy tận tình thầy- thầy Nguyễn Hữu Lộc, em vẫn thầm cảm thấy may mắn vì đã được
học thầy, được nghe những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu của thầy.

Dù dịch bệnh Covid khiến thầy trò mình không thể gặp nhau được trên giảng đường nhưng
em vẫn luôn nhận được sự giảng dạy tận tâm, tận tình của thầy qua từng buổi học
online.Thông qua bài tiểu luận, em muốn gửi một lời cảm ơn sâu sắc đến thầy. Em cảm ơn
thầy vì đã luôn tận tình giảng dạy cho em nói riêng và cho toàn bộ lớp KQ003 và KQ004 nói
chung, cảm ơn thầy vì đã luôn lắng nghe ý kiến của tụi em cuối buổi học và luôn trả lời mail
của tụi em một cách nhanh chóng ạ. Và thật may mắn khi chúng em được học thầy trong môn
Kinh Tế Vi Mô. Em chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc bên gia đình và thành công trong sự
nghiệp ạ. Em mong rằng thầy trò mình sẽ gặp lại nhau vào một dịp sớm nhất tại UEH.

You might also like