You are on page 1of 7

Link: Vie

https://drive.google.com/file/d/0B45TrplSgD9eMG5CRllCQ2FsNWs/view?resourcekey=0-
C15cBhKJS0bD-koUQIahSg

https://binhdinh.dcs.vn/van-hoa-xa-hoi/-/asset_publisher/content/kiem-soat-tin-gia-trong-phong-
chong-dich-covid-19?p_p_auth=LJ5KnSQ0

https://sotttt.thaibinh.gov.vn/tin-tuc/thong-tin-bao-chi-xuat-ban/thuc-trang-va-giai-phap-quan-ly-noi-
dung-thong-tin-tren-mang.html

https://special.vietnamplus.vn/2020/06/19/van_nan_tin_gia/

Trong những năm gần đây, việc gia tăng các sự việc liên quan đến đạo đức
công vụ “gây bão truyền thông” đã buộc các cơ quan, tổ chức phải quan
tâm đến vấn đề quản trị truyền thông. Một trong những yêu cầu được đặt
ra là truyền thông phải góp phần tăng cường giáo dục cán bộ, công chức,
viên chức nhưng đồng thời cũng phải gìn giữ hình ảnh cho các cơ quan, tổ
chức

1 - Vấn đề quản trị khủng hoảng và quản trị truyền thông trong khủng hoảng
cũng như khái niệm truyền thông ở Việt Nam mới được làm quen khoảng hai
mươi năm trở lại đây, khi các cơ quan, tổ chức trong hệ thống ngày càng quan
tâm nhiều hơn đến mối quan hệ với công chúng xã hội, với nhân dân… Đây là
sự tiến bộ góp phần vào quá trình phát triển bền vững.

Báo chí có khả năng, sức mạnh chi phối khuynh hướng xã hội. Vị thế và vai trò
của báo chí Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và
đang có sự thay đổi mạnh mẽ và nhanh chóng bởi nền tảng kỹ thuật - công nghệ
số. Những nền tảng này đã tạo ra một môi trường truyền thông đa dạng, trong đó
hệ sinh thái truyền thông online với mạng xã hội phát triển trở thành “sân chơi”
gây nhiều ảnh hưởng tới công chúng xã hội Việt Nam.

Thời gian qua, một số vụ, việc liên quan đến đạo đức công vụ khiến báo chí,
mạng xã hội “nóng” lên, nhiều sự việc lại không được giải quyết nhanh gọn, kéo
dài nhiều tháng gây nên khủng hoảng truyền thông. Vấn đề đặt ra, đang được
quan tâm ở đây là các sự kiện và khủng hoảng rồi sẽ trôi qua, nhưng cái đọng lại
chủ yếu là được hay mất niềm tin xã hội, uy tín, quyền uy của các cơ quan, tổ
chức và cán bộ, công chức, viên chức trong mắt người dân. Bởi, nó không như
khủng hoảng trong lĩnh vực kinh doanh là mất tiền, mất thị trường - những thứ
có thể kiếm tìm hay phục hồi trong nay mai. Bởi, mất niềm tin là mất tất cả.

Các hoạt động công vụ trong hệ thống chính trị đều cần phải tuân thủ hai hệ quy
chiếu: pháp luật và đạo đức công vụ. Về pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức
chỉ được phép làm những điều pháp luật cho phép. Về đạo đức, cán bộ, công
chức, viên chức cần phải tuân thủ các chuẩn mực giá trị đạo đức công dân, phải
làm gương trước công dân và cộng đồng xã hội, đồng thời phải thực thi đạo đức
công vụ của ngành, nghề mà họ theo đuổi. Cán bộ, công chức là “đội quân
rường cột quốc gia”, “được dân nuôi”, được thực hiện “quyền ủy quyền” do
nhân dân trao cho, phương châm hoạt động được Đảng và Nhà nước xác lập là
“Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và theo nguyên tắc “Dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nên mọi hoạt động công vụ của cán bộ,
công chức, viên chức được nhân dân theo dõi, giám sát. Và trong những năm
qua, phương tiện và phương thức giám sát xã hội mà công dân và cộng đồng sử
dụng chủ yếu và có hiệu quả nhất là báo chí - truyền thông, trong đó có mạng xã
hội.

Trong xã hội, mỗi ngành nghề yêu cầu chủ thể những phẩm chất và cách thức
ứng xử đặc trưng, do xã hội đòi hỏi và tự hình thành cơ chế kiểm soát. Về đạo
đức công vụ, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Các cơ quan nhà
nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ
Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát
của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu
hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”(1). Trên cơ sở quy định của Hiến pháp,
Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đạo đức
công vụ, như Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998, Pháp lệnh sửa đổi Pháp
lệnh Cán bộ, công chức năm 2003, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật
Viên chức năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công
chức và Luật Viên chức năm 2019, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005,
2018, Pháp lệnh Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998, Luật Thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động
của cơ quan (ban hành theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP, ngày 8-9-1998, của
Chính phủ)... Có thể nói, hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến thực thi công
vụ, về cơ bản đã tương đối đầy đủ. Nhưng, những vi phạm pháp luật và đạo đức
công vụ ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là trong bối cảnh môi trường truyền
thông số và mạng xã hội phát triển. Do đó, vấn đề ở đây là khi xảy ra khủng
hoảng do truyền thông hay thực sự có khủng hoảng truyền thông liên quan đến
đạo đức công vụ đều phải quản trị bằng cả “biện pháp cứng” (các quy định pháp
luật) và cả các “biện pháp mềm” (giáo dục ý thức tự giác,…).

Các giá trị đạo đức nói chung và đạo đức công vụ nói riêng vốn do cộng đồng và
dư luận xã hội tạo dựng, nuôi dưỡng và kiểm soát. Trong bối cảnh xã hội Việt
Nam hiện nay, vấn đề đạo đức càng được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Khi
sự kiện xảy ra liên quan đến đạo đức công vụ thì luôn mang sức nóng, sức hấp
dẫn đối với dư luận xã hội, đặc biệt được truyền thông xã hội chú ý, soi chiếu.
Đây là cơ hội tốt để các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị sử dụng truyền
thông xã hội, mạng xã hội và báo chí để kiểm soát các chuẩn mực công vụ đã
được ban hành; sử dụng giám sát xã hội để giám sát quá trình thực thi công vụ
nhằm cải thiện hình ảnh cán bộ, công chức, viên chức, gây dựng niềm tin của
người dân với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bộ máy chính quyền trong
hệ thống chính trị. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức trong việc giữ gìn hình ảnh
đối với các cơ quan, tổ chức. Nếu để truyền thông tập trung quá mức cần thiết,
nhất là theo chiều hướng tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của cơ
quan, tổ chức. Xét cho cùng, quản trị tốt truyền thông, đặc biệt trong bối cảnh có
khủng hoảng không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn là
nhiệm vụ tự thân của chính các cơ quan, tổ chức, của chính từng cán bộ, công
chức. Ngày nay, với xu thế phát triển chung, chúng ta không thể coi nhẹ, không
thể không chăm lo, xử lý tốt mối quan hệ với công chúng xã hội/khách hàng và
nhân dân nói chung. Mối quan hệ hết sức quan trọng và ý nghĩa này đang được
nâng tầm thông qua báo chí - truyền thông.

"ĐẠI DỊCH THÔNG TIN" SONG HÀNH CÙNG DỊCH COVID-19


Giữa tháng 2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố: "Song hành cùng đại
dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra còn có một
đại dịch thông tin" (infodemic)" và bày tỏ quan ngại khi có quá nhiều thông tin
về dịch bệnh được lan truyền, đặc biệt trên truyền thông xã hội. Vào tháng
9/2020, các tổ chức như Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Phát triển của Liên hợp
quốc (UNDP), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
(UNESCO)… đã ra Tuyên bố chung: "Công nghệ mà chúng ta dựa vào để duy
trì kết nối và tiếp nhận thông tin đang kích hoạt và khuếch đại tin giả, làm suy
yếu phản ứng toàn cầu và gây tổn hại đến các biện pháp kiểm soát dịch COVID-
19. Do đó, các nước trên thế giới cần phải có trách nhiệm chung tay hành động
khẩn cấp đối phó với đại dịch thông tin đang nổi lên cùng với dịch COVID-19".
Tin giả về dịch COVID-19 đã, đang và sẽ gây những hệ lụy xã hội nghiêm trọng
trong hoạt động phòng, chống đại dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Các bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy, niềm tin sai lệch do tiếp xúc với
tin giả được lan truyền thông tin giống như cách thức bệnh dịch lây lan. Trong
đó, các tương tác xã hội trên môi trường truyền thông giống như virus lây nhiễm
từ nhận thức, thái độ và hành vi của người này sang nhận thức, thái độ và hành
vi của người khác. Khi các cá nhân chia sẻ tin giả, đồng nghĩa với việc niềm tin
với tin giả "truyền nhiễm" đến các cá nhân, nhóm xã hội thông qua các mối
tương tác xã hội hằng ngày của họ. Các niềm tin lệch lạc trên môi trường truyền
thông có thể mạnh đến mức độ mà việc trưng ra các bằng chứng không có ích
gì, vì không ai bận tâm tìm kiếm chúng.
Ví dụ, biện pháp tiêm chủng vaccine để bảo vệ sức khỏe cho con người trước
đại dịch Covid -19 là hiển nhiên khi xem xét ở góc độ khoa học và thực tiễn.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có những nhóm xã hội, cộng đồng phản đối tiêm chủng
vì dựa trên những thông tin sai lệch. Bởi vì, những người phản đối vaccine
thường tin vào bằng chứng được chia sẻ bởi những người khác trong cộng đồng
của họ, hơn là bằng chứng chính thống, khoa học từ bác sĩ và các cơ sở y tế.
Trong khi đó, tâm lý đám đông là nguyên nhân khiến người ta hành xử giống
những thành viên khác trong cùng một cộng đồng. Các thành viên trong một
cộng đồng sẽ tự bài trừ mọi thông tin mâu thuẫn với niềm tin của cả nhóm, và
điều này có thể khiến một số thông tin chân thật không bao giờ được chia sẻ
trong một cộng đồng. Do đó, việc đề ra và thực hiện các biện pháp để phòng,
chống dịch COVID-19 không thể "dựa trên kết quả bỏ phiếu" của một cộng
đồng không phải là chuyên gia về y tế, nhất là khi họ chịu tác động bởi tin giả.

TIN GIẢ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 Ở VIỆT NAM


Kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam tính đến nay đã trải qua 4 chu
kỳ/làn sóng với cấp độ chu kỳ/làn sóng sau nặng nề hơn chu kỳ/làn sóng trước.
Do đó, tin giả có xu hướng ngày càng bùng phát với nhiều tác hại xã hội. Tin giả
và hệ quả xã hội của tin giả đang gia tăng bởi tình hình dịch COVID-19, nhất là
ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam đang diễn biến phức tạp.
Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian gần đây, tình trạng
phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống
dịch COVID-19 có dấu hiệu gia tăng. Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc kích
động vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; tung tin sai sự thật về hiệu
quả của các loại vaccine COVID-19, xuyên tạc chính sách phân bổ, cung cấp
vắc xin của Chính phủ, việc sử dụng Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19;
diễn biến dịch bệnh tại điểm nóng như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền
Nam; xuyên tạc về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và các
địa phương... Nhiều thông tin có nguồn từ các video clip của những người cách
ly, người dân trong khu vực bị giãn cách, phong tỏa. Việc xuất hiện nhiều thông
tin xấu độc cùng số lượng lớn các video clip "tự phát" được phát tán tràn lan trên
không gian mạng đã làm giảm niềm tin của người dân vào công tác phòng
chống, dịch bệnh; gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội… Nếu không
xử lý tốt sẽ dễ phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa
phương, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước. Điển
hình nhất các tin giả đã lan truyền nhanh chóng tạo ra hệ quả xã hội nghiêm
trọng và đã được các cơ quan chức năng kịp thời xử lý trong thời gian gần đây
như: 1) Tin giả đến từ một tài khoản Trần Khoa được cho là bác sĩ phụ sản chia
sẻ việc rút ống thở của mẹ để nhường cho sản phụ; 2) Hình ảnh xác chết do
COVID tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng thực chất là tại Mianma; 3) Một
người tự thiêu ở thành phố Hồ Chí Minh để phản đối biện pháp phòng, chống
COVID-19…

https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/tin-gia-van-nan-tai-nhieu-quoc-gia-
20191003152608619.htm

http://baolamdong.vn/chinhtri/202108/canh-giac-voi-nan-tin-gia-trong-phong-
chong-dich-benh-covid-19-3072344/

https://nhandan.vn/factcheck/van-nan-tin-gia-va-gia-tri-cot-loi-cua-bao-chi-
624930/

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Link: Eng

https://www.yalemedicine.org/news/covid-19-infodemic

You read about COVID-19. Then, you read some more. Then, you read things
that contradict other things. This has become a daily routine for many
Americans. COVID-19 is worrisome enough, so when you add in the tsunami of
information surrounding it—and whiplash accompanying it—it can wear you
down. If you’re overwhelmed, you’re not alone.  

The World Health Organization (WHO) reported in February that it was not
only fighting SARS CoV-2, the virus that causes COVID-19, but also an
“infodemic," which it defined as “an overabundance of information—some
accurate and some not—that makes it hard for people to find trustworthy sources
and reliable guidance when they need it."

“Information overload is incredibly anxiety-provoking—which is true even


when the information is accurate,” says Jaimie Meyer, MD, MS, a Yale
Medicine infectious diseases specialist. “But here, if people get the wrong
information from unreliable sources, we may have more trouble slowing the
spread of the virus. And we can’t afford to get this wrong.”
https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/fighting-misinformation-
in-the-time-of-covid-19-one-click-at-a-time

Acting on the wrong information can kill. In the first 3 months of 2020, nearly 6
000 people around the globe were hospitalized because of coronavirus
misinformation, recent research suggests. During this period, researchers say at
least 800 people may have died due to misinformation related to COVID-19*.

At its extreme, death can be the tragic outcome of what the World Health
Organization has termed the infodemic, an overabundance of information —
some accurate, some not — that spreads alongside a disease outbreak. False
information runs the gamut, from discrediting the threat of COVID-19 to
conspiracy theories that vaccines could alter human DNA.

Though they aren’t new, in our digital age infodemics spread like wildfire. They
create a breeding ground for uncertainty. Uncertainty in turn fuels skepticism
and distrust, which is the perfect environment for fear, anxiety, finger-pointing,
stigma, violent aggression and dismissal of proven public health measures —
which can lead to loss of life.

https://theconversation.com/coronavirus-misinformation-is-a-global-issue-but-
which-myth-you-fall-for-likely-depends-on-where-you-live-143352

On March 16, the Empirical Studies of Conflict Project, in collaboration with


Microsoft Research, began cataloguing COVID-19 misinformation.

It did this by collating news articles with reporting by a wide range of local fact-
checking networks and global groups such as Agence France-Presse and
NewsGuard.

We analysed this data set to explore the evolution of specific COVID-19


narratives, with “narrative” referring to the type of story a piece of
misinformation pushes.

For instance, one misinformation narrative concerns the “origin of the virus”.
This includes the false claim the virus jumped to humans as a result of someone
eating bat soup.

We found the most common narrative worldwide was related to “emergency


responses”. These stories reported false information about government or
political responses to fighting the virus’s outbreak.
This may be because, unlike narratives surrounding the “nature of the virus”, it
is easy to speculate on (and hard to prove) whether people in power have good
or ill intent.

Notably, this was also the most common narrative in the US, with an early
example being a false rumour the New York Police Department would
immediately lock down New York City.

What’s more, a major motivation for spreading misinformation on social media


is politics. The US is a polarised political environment, so this might help
explain the trend towards political misinformation.

https://www.nature.com/articles/s41598-020-73510-5

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpubh.2021.610623/full

https://asiafoundation.org/2021/07/07/infodemic-for-a-prosperous-future-apec-
must-counter-fake-news/

https://ec.europa.eu/commission/presscorner/detail/es/speech_20_100

https://www.ama-assn.org/system/files/2020-06/a20-mss-infodemics-case-
study.pdf

You might also like