You are on page 1of 2

BT2- Môn Lập Kế Hoạch KD

1.Định nghĩa khkd ( 1đ ) : Tân


- Kế hoạch kinh doanh (Business Plan) là những nội dung, một dạng tài liệu phác thảo chi tiết quá
trình kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bản kế hoạch
này có thể bao gồm những định hướng, mục tiêu, kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing…Kế hoạch
kinh doanh do các chủ doanh nghiệp hoặc các vị trí giám đốc điều hành, giám đốc Marketing hay
những người có vị trí liên quan thiết lập nên. Nội dung của kế hoạch càng chi tiết, cụ thể thì khả năng
hiện thực hóa sẽ càng cao.
- Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu mô tả một doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh
nghiệp, cách doanh nghiệp kiếm tiền, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên, tài chính, mô hình hoạt động và
nhiều chi tiết khác cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp
- Có nhiều loại kế hoạch kinh doanh khác nhau, tuy nhiên nội dung vẫn tập trung vào 1 mục tiêu duy
nhất đó là đưa ra đường đi, nước bước các hoạt động trong lương lai của công ty.
- Các vấn đề thường có trong bản kế hoạch kinh doanh bao gồm: Nguồn lực, tài chính cần thiết, các
chiến lược bán hàng, chiến lược marketing và các phương hướng giải quyết rủi ro nếu xảy ra.
- Vậy có thể hiểu đơn giản nhiệm vụ và mục tiêu của việc lập kế hoạch kinh doanh chính là giúp các
chiến lược kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.Mục đích của lập khkd ( 1đ )
- Làm cho Doanh Nghiệp có được cái ý tưởng và đánh giá khách quan của các cơ hội triển khai dự án.
- Quá trình lập Kế hoạch Kinh Doanh để kiểm tra tính thực tế của các mục tiêu được đưa ra trong các
hoạt động của dự án.
- Giúp Doanh nghiệp xác định mục tiêu, chiến lược, thị trường khách hàng... và cách thức đạt được
mục tiêu cũng như phương hướng kinh doanh trong tương lai.
- Giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường.
- Thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện trong công tác kiểm tra.
- Lập Kế hoạch Kinh Doanh có tác động làm giảm tính bất ổn định của Doanh nghiệp vì khi lập Kế
hoạch buộc những nhà quản trị phải nhìn về phía trước và dự đoán những thay đổi trong tương lai để
đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.
- Tránh được sự lãng phí và dư thừa của nguồn lực. Vì khi đó để đạt được mục tiêu tiêu Doanh nghiệp
sẽ lựa chọn nguồn lực và phân bổ hiệu quả -> Cực tiểu chi phí vì chủ yếu đầu tư cho những hoạt động
hiệu quả và phù hợp.
3.Trình bày sơ bộ các nội dung của 1 bản khkd ( 2.5đ ) : Hồng + Nhi + Tuấn
4.Ai chịu trách nhiệm viết khkd ( 1đ )
Người lập nên những bản kế hoạch kinh doanh đó là các giám đốc điều hành, giám đốc phòng
Marketing, chính chủ doanh nghiệp hay những người có vị trí liên quan thiết lập nên. Nội dung của kế
hoạch càng chi tiết, cụ thể thì khả năng hiện thực hóa sẽ càng cao.
5.Ai đọc khkd ( 1đ )
Một bản kế hoạch kinh doanh có thể gửi tới nhiều người: sếp, nhân viên, đối tác, nhà đầu tư, khách
hàng,... Không phải ai trong số đó cũng hiểu hết về những thuật ngữ, danh từ riêng hay từ viết tắt,...
mà bạn đã đề cập. Vì thế, trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh hãy dự tính trước nó sẽ được gửi
đến ai và sử dụng ngôn ngữ cho phù hợp, dễ hiểu nhất đối với họ, đồng thời giải thích rõ ràng đối với
các danh từ riêng hay từ viết tắt.
Thông thường, người lập nên những bản kế hoạch đó là các giám đốc điều hành, giám đốc phòng
Marketing hoặc chính chủ doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh được lập ra các chi tiết thì việc
thực hiện càng đơn giản và khả năng hiện thực hóa sẽ cao hơn.
6.Thuyết trình ( 1.5đ )
7.Trả lời câu hỏi của GV và sv ( 2đ ) + PowerPoint

You might also like