You are on page 1of 30

CHƯƠNG 3: LẬP KẾ HOẠCH KHỞI SỰ

KINH DOANH

Giảng viên: TS. Lê Huyền Trang


0982459188
Email:tranglh@thanglong.edu.vn
Mục tiêu chương 3

- Mô tả về kế hoạch kinh doanh.


- Giải thích tại sao cần phải lập bản kế hoạch kinh
doanh.
- Xác định được các loại bản kế hoạch kinh
doanh.
- Giải thích các kỹ năng cần
Nội dung chương 3

v Những vấn đề cơ bản về kế hoạch kinh doanh

v Nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh

vMột số kỹ năng soạn thảo kế hoạch kinh doanh


3.1. Những vấn đề cơ bản
3.1.1 Khái niêm, vai trò và phân loại

Khái niệm:
Kế hoạch kinh doanh là một văn bản
trình bày về ý tưởng kinh doanh và
cách thức hiện thực hoá ý tưởng đó.

• Thời điểm lập: Chuẩn bị khởi sự 1


DN mới.
• Thông qua bản KHKD:
- Trình bày chi tiết mô hình kinh doanh
có khả năng khai thác cơ hội tốt nhất.
- Trình bày triển vọng của DN.
3.1. Những vấn đề cơ bản
3.1.1 Khái niêm, vai trò và phân loại
v Vai trò của việc lập kế hoạch kinh doanh: Lập kế hoạch là
một bước quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần
tiến hành dù quy mô của DN ở mức độ nào, được thể hiện qua
các mục tiêu cơ bản:
- Trình bày về cơ hội kinh doanh tiềm năng một cách hiệu quả
nhất.
- Trình bày công việc kinh doanh dự tính khởi sự.
- Định hình tầm nhìn ban đầu cho doanh nghiệp.
3.1. Những vấn đề cơ bản
3.1.1 Khái niêm, vai trò và phân loại

Phân loại:
- Kế hoạch hoàn chỉnh
- Kế hoạch tác nghiệp
- Kế hoạch tóm tắt
3.1. Những vấn đề cơ bản
3.1.1 Khái niêm, vai trò và phân loại

KH Hoàn chỉnh KH tác nghiệp KH tóm tắt

Độ dài 25-40 trang Khoảng 80 trang Khoảng < 10


trang
Mục đích Huy động vốn từ Hướng dẫn quá Gửi đến các
những người góp trình chuẩn bị nhà đầu tư
vốn cổ phàn hoặc khai trường tiềm năng
những người cho Trình bày triển
vay vọng về doanh
nghiệp mới thành
lập
3.1. Những vấn đề cơ bản
3.1.2. Kết cẩu của bản KHKD

v Cấu trúc thứ nhất v Cấu trúc thứ hai


1. Trang bìa ngoài 1. Trang bìa ngoài
2. Mục lục 2. Mục lục
3. Tóm tắt 3. Tóm tắt
4. Kế hoạch về tổ chức DN 4. Phân tích ngành, KH và ĐTCT
5. Kế hoạch marketing 5. Mô tả DN và SP
6. Kế hoạch tài chính 6. Kế hoạch marketing
7. Các phụ lục (nếu có) 7. Kế hoạch SX
8. Kế hoạch phát triển DN
9. Nhóm đồng sáng lập
10. Những rủi ro cơ bản
11. Kế hoạch tài chính
12. Các phụ lục (nếu có)
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.1 Trang bìa ngoài
v Trang bìa ngoài của bản kế hoạch kinh doanh nhằm mục đich
chỉ cho người đọc thấy họ sắp đọc gì và làm sao để liên lạc
được với người viết.
v Nội dung trang bìa ngoài:
- Tên công ty
- Câu khẩu hiệu hoặc logo (nếu có)
- Tên người và địa chỉ liên lạc
- Ngày/ tháng gửi
- Số điện thoại, fax, địa chỉ email
- Thông điệp cảnh báo.
- Số copy của bản kế hoạch
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.1 Trang bìa ngoài
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.2. Mục lục
v Cung cấp cho người đọc cách tìm nhanh và dễ dàng các phần
cụ thể của kế hoạch
v Giúp người đọc tiếp cận nhanh với các mục, phần mà họ quan
tâm

v Lưu ý:
- Mục lục phải có số trang
- Lựa chọn mức độ chi tiết (khi có nhiều mục, tiểu mục)
- Nên chọn chế độ lập mục lục tự động từ MicroWord (Insert/
Reference/ Index and table) và lập mục lục sau cùng.
- Liệt kê đầy đủ tựa đề các phần lớn cũng như các phần nhỏ
quan trọng khác
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.3. Tóm tắt

Trình bày những nội dung có sức thuyết phục cao nhất về cơ
hội KD, bao gồm những nội dung:
- Mô tả cơ hội KD
- Ý tưởng KD xuyên suốt của DN
- Phác họa bối cảnh ngành
- Thị trường mục tiêu
- Lợi thế cạnh tranh
- Mô hình KD và các khía cạnh kinh tế
- Nhóm sáng lập, nguồn huy động vốn và sử dụng vốn
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.4. Mô tả sản phẩm và công ty

v Mô tả Công ty
- Tên công ty
- Công ty thuộc loại kinh doanh nào?
- Công ty được thành lập khi nào?
- Cơ cấu pháp lý của doanh nghiệp là gì?
- Những người đứng đầu công ty là ai và họ có kinh nghiệm
phù hợp nào? Ai?
- Thị trường hướng đến?

CN,SP Nhu
DV? cầu
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.4. Mô tả sản phẩm và công ty
v Mô tả sản phẩm
- Sản phẩm có những đặc tính gì?
- Sản phẩm sẽ đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng
nào?
- Nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng sẽ được thoả mãn
bởi sản phẩm cung cấp như thế nào?
- Doanh nghiệp có chính sách bảo hành hay không? Cách thức
như nào?
- Sản phẩm sẽ được nâng cấp
như thế nào? Thời gian
tiến hành nâng cấp?
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.5. Phân tích tình hình thị trường
v Phân tích ngành
- Phân tích làm nổi bật khoảng trống/ngách thị trường chưa
được lấp đầy: phân đoạn hiện tại và tương lai. Khi phân tích
có thể sử dụng mô hình 3M (quy mô thị trường, cầu thị trường
và phân tích lợi nhuận biên).
- Xác định đoạn thị trường mà SP của bạn nhắm vào, xu
hướng trong tương lai.
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.5. Phân tích tình hình thị trường

v Phân tích KH
- KH của bạn là ai? Cá nhân hay tổ chức?
- Tại sao họ mua hang? Những nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình mua hang?
- Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu KH hiện tại?
- Xu hướng biến động nhu cầu của KH trong tương lại?
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.5. Phân tích tình hình thị trường
v Phân tích ĐTCT
- Ai là những đối thủ cạnh tranh chính trên đoạn thị trường được
lựa chọn?
- ĐTCT hoạt động trên thị trường được bao lâu?
- Quy mô của ĐTCT (doanh số bán và các nguồn lực)
- Tình trạng hoạt động?
- Tỷ phần thị trường của mỗi ĐTCT chiếm bao nhiêu?
- Ai là đối thủ mạnh nhất?
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.6. Kế hoạch Marketing
v Đánh giá thị trường
- Xác định thị trường mục tiêu
- Xác định nhu cầu của khách hàng hoặc xác định lợi ích mang lại cho
khách hàng sử dung sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
v Kế hoạch xúc tiến hỗn hợp
- Xúc tiến hỗn hợp là tất cả các hoạt động nhằm truyền bá những thông tin
về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ
mua:
+ Hoạt động quảng cáo, khuyến mại
+ Bán hàng trực tiếp
+ Thiết lập mối quan hệ với công chúng
- Cần làm rõ:
+ Phương tiện quảng cáo doanh nghiệp sẽ sử dung
+ Mô tả các chương trình quảng bá sản phẩm
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.6. Kế hoạch Marketing
v Kế hoạch giá
- Xác định phương thức định giá
- Xác định mục tiêu định giá
- Xác định lượng cầu trên thị trường mục tiêu
- Phân tích giá của đối thủ cạnh tranh và khả năng dao động giá
của họ.
- Lựa chọn các mô hình định giá
- Xác định mức giá cuối cùng và mức dao động giá mà doanh
nghiệp có thể chấp nhận được.
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.6. Kế hoạch Marketing
v Kế hoạch phân phối
- Thị trường và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
- Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ
- Đặc điểm của các trung gian phân phối.
- Đặc điểm kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh.
- Đặc điểm của công ty
- Đặc điểm môi trường chung mà công ty đang hoạt động
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.6. Kế hoạch Marketing
v Kế hoạch ngân quĩ Marketing
- Xác định ngân quỹ cho hoạt động marketing theo tỷ lệ % trên
doanh số bán
- Phương pháp cân bằng cạnh tranh.
- Phương pháp dựa vào mục tiêu KD và tình trạng thị trường.
- Phương pháp theo khả năng.
v Dự tính doanh thu
TR = ∑PDKi × Qi
TR bằng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
PDKi là giá bán dự kiến loại sản phẩm thứ i.
Qi là sản lượng loại sản phẩm thứ i có thể bán trong một thời kỳ.
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.7. Kế hoạch sản xuất

v Mô tả sản phẩm và số lượng


v Phương pháp sản xuất
v Máy móc thiết bị và nhà xưởng
v Nguyên vật lieu và các nguồn lực khác.
v Dự báo chi phí hoạt động
v So sánh DN với ĐTCT (Chi phí, SP, chất lượng)
v Một số sai sót khi lập KHSX:
- Xác định không đúng và đầy đủ các loại chi phí phát sinh trong
quá trình sản xuất.
- Bố trí mặt bang nhà máy không hợp lý
- Không có kế hoạch đảm bảo nhu cầu vật tư, kế hoạch dự trữ…
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.8. Mô tả bộ máy quản trị và điều hành
v Vai trò và mô tả cá nhân của mỗi thành viên nhóm điều hành:
- Sơ yếu lý lịch tóm tắt đội ngũ quản lý chủ chốt.
- Sơ đồ tổ chức (hiện nay và tương lai).
- Ban tư vấn
- Ban giám đốc
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
v Vấn đề thù lao và quyền sở hữu
- Vai trò và chế độ đãi ngộ
- Phần vốn sở hữu các thành viên chính của nhóm điều hành.
- Mức thù lao sẽ nhận được khi DN đi vào hoạt động
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.9. Kế hoạch tài chính
v Chỉ ra nhu cầu cụ thể về lượng vốn và cơ cấu vốn cần thiết để
tiến hành hoạt động đầu tư.
v Phản ánh tiềm lực tài chính của DN để có thể tiến hành các
hoạt động đầu tư.
v Lập các báo cáo tài chính dự kiến của dự án đầu tư
v Tính toán các chỉ tiêu tài chính của hoạt động đầu tư để quyết
định lựa chọn hay bác bỏ dự án kinh doanh (thuê hay mua)
v Phân tích điểm hoà vốn của hoạt động đầu tư
v Tính toán và xây dựng phương án thu chi
v Phân tích hiệu quả tài chính (hiệu quả tổng hợp) của sản xuất
kinh doanh phục vụ quá trình ra quyết định và lựa chọn
phương án hoạt động của doanh nghiệp.
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.9. Kế hoạch tài chính
v Các thành phần của kế hoạch tài chính
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.10. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp

v Đưa ra các điểm mốc chính.


v Được kiểm soát trong quá trình phát triển.
v Một vài lời khuyên
- Nên viết tên người cụ thể gắn với những công việc phải
làm, người chịu trách nhiệm chính đảm bảo các điểm mốc
quan trọng đó sẽ đạt được.
- Đối với những sản phẩm đang trong quá trình phát triển,
cần tích cực để có được kết quả đúng như trong thời hạn
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.11. Rủi ro cơ bản và biện pháp đối phó
• Đối thủ cạnh tranh hạ giá
• Một khách hàng chủ chốt cắt hợp đồng
• Tăng trưởng của ngành giảm
• Chi phí sản xuất và thiết kế cao hơn mức dự đoán.
• Kế hoạch doanh thu không thực hiện được.
• Một kế hoạch quảng cáo quan trọng thất bại
• Một nhà thầu phụ không thể giao hàng đúng thời hạn
• Các đối thủ cạnh tranh vượt trội bằng việc tung ra sản phẩm,
dịch vụ mới.
• Ý kiến công chúng đối với sản phẩm dịch vụ của bạn thay đổi.
• Không thuê được lao động có tay nghề….
3.2. Nội dung cơ bản của KHKD
3.2.12. Phụ lục
v Bản sơ yếu lý lịch
v Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp
v Hợp đồng thuê địa điểm
v Hợp đồng thuê thiết bị
3.3. Một số kỹ năng soạn thảo KHKD

v Lưu ý về ND KHKD

v Lưu ý về hình thức trình bày văn bản KHKD


Câu hỏi ôn tập chương 3

1. Khái niệm và vai trò của soạn thảo kế hoạch kinh doanh trong
quá trình khởi sự doanh nghiệp?
2. Theo bạn đâu là nguyên nhân thất bại trong quá trình soạn thảo
kế hoạch kinh doanh?
3. Trong giai đoạn chuẩn bị khởi sự một công việc kinh doanh,
những kỹ năng quan trọng của doanh nhân là gì?
4. Hãy nêu cách phân loại kế hoạch kinh doanh, theo bạn mỗi
cách phân loại đó nhằm mục đích gì?
5. Hãy nêu một số kỹ năng cần thiết để soạn thảo kế hoạch kinh
doanh?
6. Mức độ chi tiết của bản kế hoạch kinh doanh phụ thuộc vào
yếu tố nào?

You might also like