You are on page 1of 7

Chuỗi cung ứng lúa gạo Ấn Độ

1.Thị trường lúa gạo

 Lúa gạo là một trong những cây lương thực chính ,cung cấp lương thực cho
hơn 65%dân số trên thế giới ,sản lượng gạo tiêu thụ cao nhất. Hiện nay hơn
100nước  trên thế giới sản xuất lúa. Tổ chức Lương thực và nong nghiệp
Liên hợp quốc (FAO) ước tính dân số thế giới sẽ tăng thêm 2 tỷ người vào
năm 2050 và nhu cầu lương thực sẽ tăng thêm 1/3. Vì vậy vấn đề sản xuất
lúa gạo là vô cùng quan trọng. Và một trong những nước sản xuất và xuất
khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới k thể không kể đến chính là Ân Độ  Ấn Độ,
nước đóng góp khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu lúa gạo của thế
giới. .Lúa là một trong những cây lương thực chủ yếu của Ấn Độ, phục vụ
trên một nửa dân số sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

 Chính phủ ẤN ĐỘ cho thấy lượng gạo xuất khẩu của nước này trong năm
2019 chỉ đạt 9,87 triệu tấn, giảm mạnh 18,1% so với mức 12,05 triệu tấn
trong năm 2018.  Nguyên nhân chủ yếu do giá gạo của Ấn Độ tăng cao trong
năm 2019 khiến các nước đối tác nhập khẩu gạo lớn của Ấn Độ chuyển sang
các nguồn cung khác. Tuy nhiên đến năm 2020, lượng gạo xuất khẩu của Ấn
Độ đã tăng lên gấp đôi và đạt mức hơn 21 triệu tấn vào năm 2021.  Năm
2021, Ấn Độ xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo, nhiều hơn tổng số gạo của bốn
nước xuất khẩu lớn gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại.Xuất
khẩu gạo của Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2022 đã tăng lên 15,25 triệu tấn, từ
14,5 triệu tấn vào một năm tước đó

 Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo xuất khẩu khác
vào ngày 8/9/2022.Chỉ riêng gạo Basmati là không chịu ảnh hưởng gì. Nguyên nhân
chính là do Ấn Độ đang lo ngại về nguồn cung bị suy giảm và lạm phát gia tăng.

 5 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới:

 5 quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới:


►Sản xuất lúa gạo của Ấn Độ đã đạt được những thành công lớn trong nhiều năm
qua về diện tích, sản lương và năng suất. Nhưng ngành này vẫn phải đối mặt với
những thách thức không nhỏ. Đó là tình trạng phụ thuộc nặng vào thời tiết, mưa thất
thường gây lụt và hạn hán tại nhiều địa phương, nhất là phía Đông và Tây
2. Chuỗi cung ứng
2.1 Chuỗi cung ứng đầu vào
o Giống: Hiện gạo tại Ấn Độ được chia ra làm 3 nhóm: tấm, Basmati và các loại
khác 

o Vùng trồng:

+ Lúa được gieo trồng tại nhiều vùng của Ấn Độ với diện tích canh tác
vào khoảng 45,6 triệu ha, sản lượng 99,37 triệu tấn và năng suất trung
bình 2,17 tấn/ha.
+ Các bang chính trồng lúa là Tây Bengal, Uttar Pradesh, Andhra Pradesh,
Punjab, Tamil Nadu, Odisha, Bihar và Chattisgarh
+ . Theo Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, lúa được gieo trồng từ 1 – 3 vụ trong một
năm tùy theo điều kiện thời tiết. Vụ Thu (Autumn Rice/Pre – Kharif Rice) từ
tháng 6 đến tháng 10; vụ Hè (Summer Rice/Rabi Rice) từ tháng 7 đến tháng
11 và vụ Đông (Winter Rice/Kharif Rice) từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.
Vùng Đông và Nam Ấn Độ do có thời tiết thuận lợi, lúa được gieo trồng 2 – 3
vụ/năm trong khi vùng Bắc và Tây Ấn Độ chỉ có thể gieo trồng 1 vụ từ tháng
6 đến tháng 11 vì mưa và rét nhiều vào mùa đông.

2.2 Chuỗi sản xuất:

Việc thu hoạch được lên kế hoạch chặt chẽ trước 15 ngày theo nguyên tắc gặt xong sau 3h phải
chuyển về công ty để sấy theo từng vùng nguyên liệu.

Áp dụng toàn bộ cơ giới hóa với những máy gặt đập liên hoàn thế hệ mới nhất. Việc thu hoạch
phải gắn liền với việc xác định mã nguồn gốc sản phẩm ngay tại ruộng để đưa về bể sấy.

PHÂN TÍCH QUY TRÌNH

SẤY KHÔ►TÁCH VỎ TRẤU, CÁM►XÁT TRẮNG GẠO►ĐÁNH BÓNG►BẢO QUẢN

 Sấy khô

Sau khi thu hoạch lúa tại cánh đồng mẫu lớn, chúng tôi vận chuyển lúa về nhà máy sấy khô đạt
độ ẩm theo quy cách kỹ thuật của nhà máy.
Với loại máy này người sản xuất sẽ tiết kiệm được thời gian phơi phóng lúa. Máy được cấu tạo
như một tòa tháp với nhiều tầng khác nhau, nhằm tăng sức chứa hạt, tăng khả năng tiếp xúc với
không khí sấy. Sau khi sấy xong, lúa gạo sẽ khô, dễ bảo quản, tỷ lệ sai lệch độ ẩm là 0,5%. Khi
chấm dứt quá trình cung cấp nhiệt, máy sẽ chuyển sang chế độ làm mát để làm nguội thóc.

 Tách vỏ, trấu, cám Hạt thóc trước tiên được xay để tách lớp vỏ ngoài, đây là gạo xay còn
lẫn trấu. Quá trình này có thể được tiếp tục, nhằm loại bỏ hạt mầm và phần còn sót lại
của vỏ, gọi là cám, để tạo ra gạo.

Sau khi tách vỏ hỗn hợp trấu và cám còn sót lại sẽ được đưa ra bãi chứa trấu và nhà cám.

 Xát trắng gạo

Gạo nguyên liệu sẽ được trải qua quá trình xát trắng để bóc lớp cám nhằm làm trắng hạt gạo.
Tùy vào yêu cầu của khách hàng hoặc tùy từng nhà máy, hạt gạo có thể trải qua 2 - 3 lần xát
trắng khác nhau. Nếu bạn thử lớp cám được tách ra từ gạo sẽ cảm nhận vị thơm và ngọt.

 Đánh bóng

Hạt gạo cần phải trải qua một bước nữa gọi là đánh bóng. Công đoạn này sẽ khiến cho hạt gạo
trở nên bóng loáng và đẹp mắt hơn. Lau bóng gạo đơn giản là quá trình cho hạt gạo còn cám đi
qua máy phun nước. Nước sẽ được phun lên gạo với một lượng vừa đủ và trong công nghệ hiện
đại. Nếu lượng nước phun vào quá nhiều, lớp cám gạo trên bề mặt sẽ tạo keo kết dính. Còn
lượng nước quá ít, sẽ gây khó khan cho lớp cám giai đoạn tách khỏi hạt. Đồng thời với giai đoạn
phun nước máy sẽ lau khô từng hạt gạo đảm bảo gạo bóng nhưng khô ráo không ẩm mốc.

 Đóng gói

Dùng túi PA/PE :

Túi PA/PE là cấu trúc màng ghép 2 lớp lại với nhau : lớp pa và pe

· Lớp màng PA hay còn gọi là màng nylon : có tính chất dai, dẻo, trong, kháng tốt với hoá chất,
kháng mài mòn tốt , bảo quản sản phẩm tốt ở nhiệt độ lạnh lên đến -150 độ C .

· Lớp PE còn gọi là Polyetylen : mềm , dẽo dai , rất tốt trong việc hàn dán đóng gói sản phẩm, có
khả năng chịu va đập tốt nhưng khả năng chịu lạnh thì thấp hơn so với màng PA , cũng như khả
năng kháng chất .

· Đóng gói bão quản sản phẩm vô cùng tuyệt vời :

- khả năng chịu va đâp tốt ( sữ dụng cho đóng gói sản phẩm nặng như túi gạo...),

- giử mùi hương sản phẩm được lâu ( bao bì túi trà hút chân không ..) ,

- chịu được nhiệt độ lạnh -150 độ C ( dùng trong bao bì đông lạnh như : túi thuỷ sản , cá viên ..),
- bảo quản sản phẩm tốt ( dùng tao bì thực phẩm ...)

· Có cái loại khối lượng như túi đựng 2kg, 5kg, 10kg…

· Gạo sạch trước khi đóng gói đều phải chạy qua hệ thống kiểm soát chất lượng hạt, từng hạt gạo
chạy qua hàng triệu mắt điện tử của máy tách màu để đảm bảo rằng tất cả những hạt có lỗi sẽ bị
loại bỏ, chỉ còn những hạt đủ tiêu chuẩn được lưu trữ và đóng gói đưa tới tay người tiêu dùng

 Bảo quản

Sau khi gạo được chế biến đạt tiêu chuẩn, toàn bộ lô hàng sẽ được chuyển vào các silo chứa để
lưu trữ chờ ngày đưa ra thị trường. Việc sử dụng silo chứa có ưu điểm đảm bảo rõ ràng truy xuất
nguồn gốc, hạn chế tối đa sự xâm nhập của côn trùng, giữ được hương vị tự nhiên của sản phẩm.

2.2 Chuỗi phân phối

 Dự báo nhu cầu:

Lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ vừa qua không bao gồm gạo Basmati và trong
các loại gạo ngoài Basmati cũng miễn trừ cho loại gạo đồ, tên thường dùng trong giao
dịch thương mại là gạo Parboiled. Ước tính, các lệnh hạn chế xuất khẩu gạo vừa qua sẽ
tác động tới khoảng một nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ.Theo tính toán, giá
gạo của không phải Basmati của Ấn Độ, như là gạo trắng 5% tấm sẽ tăng khoảng 20%.

 Định giá gạo:

Theo tính toán của Ấn Độ, ngay cả khi áp 20% lên gạo xuất khẩu của họ cũng không phải
làm giá gạo của Ấn Độ quá mất tính cạnh tranh. Bởi gạo trắng 5% tấm xuất khẩu của Ấn
Độ hiện có giá khoảng 340 USD/tấn, trong khi giá gạo cùng chủng loại của của Việt Nam
cũng ở khoảng 395 USD/tấn. Còn gạo của Thái Lan là 430 USD/tấn.

 Phân phối sản phẩm:

 Xuất khẩu trong nước: thông qua các nhà phân phối, các siêu thị, đại lí, nhà bán lẻ
 Xuất khâu ra nước ngoài: Ấn Độ hiện cũng là một trong những nước xuất khẩu
gạo trên thế giới với sản lượng tăng dần trong những năm gần đây với các thị
trường nhập khẩu chính gạo phi basmati, basmati, white/parboiled (gạo đồ) là
Nam Á (Nepal, Bangladesh), Tây Á (Iran, U.A.E., Iraq, Kuwait, Jordan), châu Phi
(Senegal, Benin), EU, Anh, Trung Quốc và Mỹ…

 Hệ thống vận chuyển:


Ấn Độ là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới với
khách hàng là hơn 150 quốc gia và chiếm hơn 40% lượng gạo xuất khẩu
toàn cầu

 Ưu điểm:

 Lúa là cây trồng ưu việt của Ấn Độ


 Trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới
 Cơ sở sản xuất và chế biến chay Bhagwati Lacto (P) Ltd. có vị trí lý
tưởng tại Ferozepur, Punjab. Vị trí chiến lược của nhà máy đảm bảo vận
chuyển lúa được thu hoạch nhanh chóng từ các trung tâm thu gom.
 Các nhà máy chế biến hiện đại cho sản xuất lúa gạo đã cơ giới hóa đầy
đủ các quy trình chế biến tinh vi cho các giai đoạn khác nhau.

 Nhược điểm:

 Mức thuế mới sẽ khiến các lô hàng gạo của Ấn Độ trở nên khó
cạnh tranh trên thị trường thế giới hơn

 Lúa gạo vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gió mùa. Tình trạng thiếu nước tưới cùng
với thực hành nông nghiệp kém đã dẫn đến năng suất thấp đáng báo động.

 Kết luận

Để duy trì tính cạnh tranh, đơn vị chế biến gạo cần áp dụng các chiến lược
chuỗi cung ứng mới nhất. Họ cần tập trung vào sự phối hợp, hợp tác với nông
dân và khách hàng để có được quá trình xử lý trơn tru. Tạo sự thống nhất sẽ
giúp giảm hàng tồn kho. Tập trung vào phân phối.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ

VTV.vn

Báo Công thương

Bộ Nông nghiệp Ân Độ

You might also like