You are on page 1of 5

NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I- MÔN LỊCH SỬ 12 ( ĐT HSGQG)

I/ TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi?
A 1994, Nexon Madela trở thành tổng thống da màu đầu tiên
B 1975, thắng lợi của Modambic và Angola đánh bại thực dân Bồ Đào Nha
C 1975, Nước cộng hòa Angola ra đời
D 1960, Năm của châu phi
Câu 2: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ.
C Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
D Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Câu 3: Nội dung nào sau đây là chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1945-1950?
A Trở thành đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề
B Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa.
C Liên minh chặt chẽ với Mĩ, tìm cách trở lại thuộc địa cũ.
D Thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô và Đông Âu.
Câu 4: Sau chiến tranh lạnh, dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật các nước đều ra sức điều chỉnh
chiến lược phát triển với việc:
A Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm để hợp tác phát triển
B Lấy quân sự làm trọng điểm, phát triển vũ khí để làm giàu
C Tập trung vào việc phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia
D Lấy chính trị làm trọng điểm để gây ảnh hưởng rộng lớn
Câu 5: Nguyên nhân nào không dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
B Con nguời năng động,sáng tạo.
C Tận dụng tối đa viện trợ bên ngoài.
D Chi phí quốc phòng thấp.
Câu 6: Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1973-2000 là:
A Mở rộng quan hệ với Liên minh châu Âu.
B Coi trọng quan hệ hợp tác với Ấn Độ và Nga.
C Liên minh chặt chẽ với Mỹ và coi trọng quan hệ với Nga.
D Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước ở châu Á.
Câu 7: Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau chiến
tranh thế giới thứ hai là:
A Chống lại chế độ độc tài Batixta. B Chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha.
C Chống lại chế độ độc tài thân Mỹ. D Chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha.
Câu 8: Điểm cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại từ giữa những năm 70 đến nay là gì?
A Cách mạng công nghiệp. B Cách mạng kỹ thuật.
C Cách mạng công nghệ. D Cách mạng phần mềm.
Câu 9: Cuối thập kỷ 90 (thế kỷ XX), tổ chức nào sau đây là liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh?
A Liên hợp quốc. B Liên minh vì sự tiến bộ.
C Liên minh châu Âu. D Đại hội dân tộc châu Phi.
Câu 10: Để thực hiện chiến lược toàn cầu, Mỹ đã thi hành các biện pháp:
A Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang với tất cả các nước trên thế giới; tiến hành các
cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, đảo chính, lật đổ
B Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang với Liên Xô, can thiệp và xâm nhập vào các
nước Đông Âu.
C Khởi xướng cuộc chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang; tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, bạo
loạn, đảo chính, lật đổ; thông qua viện trợ về k/tế, dùng đồng đô la, viện trợ quân sự...can thiệp và xâm nhập
vào các nước
D Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, đảo chính, lật đổ; thông qua viện trợ về k/tế, dùng
đồng đô la, viện trợ quân sự...can thiệp và xâm nhập vào các nước
Câu 11: Trong những năm 1952-1973, Nhật Bản mua bằng phát minh sáng chế vì lý doo nào sau đây?
A Nhằm hạn chế sự ảnh hưởng cửa Mỹ. B Nhật Bản thiếu nguyên liệu phục vụ nghiên cứu.
C Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển. D Nhật Bản không thể tổ chức nghiên cứu khoa học.
Câu 12: Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Mỹ dựa vào lợi thế nào sau đây để thực hiện tham vọng thiết lập trật
tự thế giới “đơn cực”?
A Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh.
B Là quốc gia duy nhất có vũ khí nguyên tử.
C Sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật.
D Đứng đầu thế giới về sở hữu vàng và ngoại tệ.
Câu 13: Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ sau chiến tranh lạnh:
A Đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng
B Cả hai nước đều trở thành trụ cột trong trật tự thế giới " hai cực"
C Là người bạn lớn của EU, Trung Quốc và ASEAN
D Trở thành đồng minh, là nước lớn trong Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
Câu 14: Ý nào sau đây không nằm trong mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ?
A Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
B Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.
C Liên minh chặt chẽ với các khối quân sự NATO, SEV, SENTO..
D Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế
Câu 15: Nhân tố khách quan nào giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.
B Áp dụng thành tựu cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất.
C Viện trợ của Mỹ trong khuôn khổ “ Kế hoạch Macsan”.
D Bán vũ khí cho các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam.
Câu 16: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
B sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu.
C sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.
D sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
Câu 17: Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỷ XX?
A Các quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hóa, các quốc gia cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh
vừa hợp tác.
B Quy mô toàn cầu của các hoạt động kinh tế, tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc
tế.
C Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học –kỹ thuật hiện đại đã tác động mạnh đến quan hệ
giữa các nước.
D Sự tham gia của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chính trị quốc
tế.
Câu 18: Nội dung nào sau đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học–kỹ thuật hiện đại (nửa sau thế kỷ
XX)?
A Đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất.
B Các nhà khoa học tập trung đông tại Mỹ.
C Sự hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.
D Tác động của xu thế toàn cầu hóa.
Câu 20: Nội dung nào sau đây là một trong những tác động của việc chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A Trực tiếp làm sụp đổ trật tự hai cực Ianta, hình thành trật tự thế giới mới
B Mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột.
C Mở ra thời kỳ nền hòa bình thế giới hoàn toàn được củng cố.
D Chấm dứt mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia.
Câu 21: Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2 là gì?
A Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng
B Thay đổi 1 cách cơ bản các nhân tố sản xuất
C Đưa loài người chuyển qua nền văn minh trí tuệ
D Tạo ra khối lượng hàng hóa khổng lồ
Câu 22: Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?
A Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
B Sự xung đột và giao thoa giữa các nền kinh tế
C Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực
D Các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật - công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài
Câu 23: Sự kiện nào là mốc mở đầu đánh dấu sự “ trở về” châu Á của Nhật Bản?
A Học thuyết Phucuda (1977). B Học thuyết Hasi môtô (1997).
C Học thuyết Kaiphu (1991). D Học thuyết Miya daoa (1993).
Câu 24: Để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác Mỹ đã sử dụng khẩu hiệu gì?
A " Thúc đẩy dân chủ"
B Mỹ là siêu cường duy nhất đóng vai trò lãnh đạo thế giới
C Thế giới phải luôn công bằng
D " Cam kết và mở rộng"
Câu 25: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế
giới II?
A Tập trung sản xuất và tư bản cao đủ sức cạnh tranh
B Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào
C Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến
D Áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, để nâng cao năng suất lao động hạ giá thành sản
phẩm
Câu 26: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa
A Sự bùng nổ dân số thế giới
B Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
C Sự sát nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
D Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
Câu 27: Bước vào thế kỷ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là gì?
A Hòa nhập nhưng không hòa tan
B Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển
C Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế
D Cùng tồn tại hòa bình và các bên cùng có lợi
Câu 28: Trong khoa học kỹ thuật, Nhật Bản chủ yếu tập trung đi sâu vào:
A Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
B Công nghiệp quân sự
C Công nghiệp chinh phục vũ trụ
D Lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng (tivi, tủ lạnh, ô tô..)
Câu 29: Nước được mệnh danh là " lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh" là
A Mê hi cô B Cu ba C Braxin D Achentina
Câu 30: Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô gây nên chiến tranh lạnh là
A Thông điệp của Tổng thống Truman tại quốc hội Mỹ ngày 12/3/1947, khẳng định sự tồn tại của Liên
Xô là nguy cơ lớn đối với Mỹ.
B Thành lập hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác giúp đỡ lẫn nhau
C Thực hiện kế hoạch Masan, viện trợ 17 tỷ USD cho các nước Tây Âu
D Thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Câu 31: Sự phát triển " thần kỳ" của Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất ở điểm nào?
A Từ 1950-1973, GDP tăng 20 lần
B Từ 1 nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật bản vươn lên thành siêu cường kinh tế - tài
chính thế giới (Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế tài chính thế giới)
C Từ 1968, GDP đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ
D Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới
Câu 32: Trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển" thần kỳ" của kinh tế, Nhật Bản xác định nhân tố
quyết định hàng đầu là
A Chi phí cho quốc phòng thấp, có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế
B Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài như nguồn viện trợ từ mỹ
C Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa
D Con người được coi là vốn quý nhất
Câu 33: Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?
A Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh đứng thứ hai trên thế giới
B Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
C Kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá
D Kinh tế Mĩ phát triển chậm do chính sách chạy đua vũ trang
Câu 34: Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật để đạt hiệu quả cao nhất?
A Hợp tác với các nước khác. B Mua bằng phát minh sang chế.
C Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học. D Đánh cắp bằng phát minh sáng chế.
Câu 35: Lí do cơ bản để Mỹ và Liên Xô từng bước hòa dịu, sau đó đi tới kết thúc chiến tranh lạnh là:
A Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, buộc phải hòa.
B Cả hai nước đang gặp khó khăn, thách thức cần phải tập trung giải quyết.
C Nhật Bản và Tây Âu vươn lên mạnh mẽ, làm suy giảm vị thế của hai cường quốc
D Việc chạy đua vũ trang làm hai nước tốn kém và suy giảm thế mạnh về nhiều mặt.
Câu 36: Đâu là mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học – công nghệ?
A Chế tạo những loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại có tính chất hủy diệt, sức công phá lớn
gây ra ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật
B Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực
C Làm thay đổi cơ cấu dân cư
D Sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa
Câu 37: Ý nghĩa bao quát và tích cực nhất của khối EU là gì?
A Phát hành và sử dụng đồng EURO
B Có điều kiện cạnh tranh kinh tế, tài chính, thương mai với Mỹ và Nhật Bản
C Thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại giữa các thành viên
D Tạo ra 1 cộng đồng kinh tế và 1 thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng những
thành tựu khoa học -kỹ thuật
Câu 38: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quan hệ Liên Xô-Mỹ chuyển sang thế đối đầu do
nguyên nhân nào sau đây?
A Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược phát triển giữa hai cường quốc.
B Hệ thống tư bản chủ nghĩa đứng trước nguy cơ bị tấn công.
C Liên Xô có nhiều hành động chống phá Mỹ và Đông minh.
D Mỹ muốn bá chủ thế giới.
Câu 39: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi giành thắng lợi sớm nhất ở
khu vực nào sau đây?
A Nam Phi. B Bắc Phi. C Tây Phi. D Đông Phi.
Câu 40: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mỹ là gì?
A Thực hiện " chủ nghĩa lấp chỗ trống"
B Chuẩn bị tiến hành chiến tranh tổng lực
C Xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho Mỹ
D Chiến lược toàn cầu hóa
Câu 41: Nội dung nào sau đây là một trong những lý do Mỹ thực hiện “Kế hoạch Macsan”(6/1947)?
A Đối phó với Hội đồng tương trợ kinh tế.
B Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
C Đối phó với sự vươn lên của Nhật Bản.
D Biến các nước Tây Âu thành thuộc địa của Mỹ.
Câu 42: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của:
A Sự phát triển của quan hệ thương mại thế giới.
B Cách mạng khoa học- công nghệ.
C Sự ra đời của các công ti xuyên quốc gia.
D Sự sát nhập các công ti thành những tập đoàn lớn.
Câu 43: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) là
A Liên minh quân sự, chính trị và kinh tế lớn nhất của các nước tư bản do Mỹ cầm đầu nhằm chống Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
B Liên minh kinh tế lớn nhất của các nước tư bản do Mỹ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa
C Liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản do Mỹ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước tư
bản chủ nghĩa
D Liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản do Mỹ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa
Câu 44: Hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển vừa là:
A Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỷ XXI
B Trách nhiệm của các nước đang phát triển
C Trách nhiệm của các nước đang phát triển hiện nay
D Vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI
Câu 45: Năm 1960, lịch sử ghi nhận là năm châu phi vì sao?
A Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi
B Tất cả các nước châu Phi giành độc lập
C Hệ thống thuộc địa của thực dân tan rã
D Có 17 nước được trao trả độc lập
II/ TỰ LUẬN
Câu 1: So sánh phong trào 1930 – 1931 và phong trào 1936 – 1939 theo các tiêu chí sau ?
Nội dung 1930 – 1931 1936 – 1939
Chủ trương, - Xác định kẻ thù là đế quốc, phong - Kẻ thù trước mắt là bọn thực dân phản
sách lược kiến  có tính chất chiến lược động ở thuộc địa và tay sai; chống phát xít
và chống chiến tranh  có tính chất sách
lược.
Nhiệm vụ-Mục - Đánh đổ Đế quốc và phong kiến; - Chống chế độ phản động thuộc địa,
tiêu đấu tranh Giành độc lập dân tộc và người cày có chống phát xít và chống chiến tranh -Đòi
ruộng  có tính chất lâu dài tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình
 yêu cầu trước mắt
Hình thức tập - Bước đầu thực hiện liên minh công - Thành lập mặt trận Dân chủ Đông
hợp lực lượng nông. Dương, tập hợp mọi tầng lớp yêu nước,
tiến bộ.
Hình thức đấu - Bất hợp pháp : Bãi công, biểu tình có - Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và
tranh vũ trang  có tính chất quyết liệt. bán công khai, đtranh chính trị, hòa bình.
Lực lượng tham - Công nhân, nông dân - Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản
gia dân tộc..  không phân biệt giai cấp.

Câu 2: Tại sao nói: Chiến dịch Việt Bắc ta đã đánh bại chiến lược “ Đánh nhanh thắng nhanh” của
Pháp?
- Từ đầu chiến tranh Pháp thực hiện âm mưu đánh nhanh thắng nhanh. Khi tấn công lên Việt Bắc Pháp
cũng thực hiện âm mưu đó. Vì vậy thất bại của Pháp ở Việt Bắc chính là thất bại của chiến lược “ Đánh
nhanh thắng nhanh” – Vì không tiêu diệt được đầu não kháng chiến và chủ lực ta.
- Phía ta : Cơ quan đầu não và chủ lực chẳng những không bị tiêu diệt mà còn trưởng thành trong chiến
đấu, bộ đội ta càng mạnh thêm về lực lượng, trang bị vũ khí và kinh nghiệm chiến đấu – Từ đây ta buộc
địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

You might also like