You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG


----------

BÀI THẢO LUẬN NHẬP MÔN TÀI


CHÍNH TIỀN TỆ

Đề tài: Cơ sở lý thuyết về hoạt động của các trung gian tài


chính? Liên hệ tới thực trạng hoạt động của tổ chức trung
gian tài chính – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank).

Nhóm sinh viên thực hiện: nhóm 12


Lớp: 2225EFIN2811
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Xuân Dũng.

Hà Nội, 2022

1
LỜI CẢM ƠN

Trước hết, nhóm em xin gửi tới giảng viên Th.S Vũ Xuân Dũng lời chào trân
trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất. Người ta thường nói: “Không thầy
đố mày làm nên”. Và thật vậy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay
gián tiếp.
Trong suốt thời gian học tập học phần Nhập môn tài chính - tiền tệ chúng em xin
cảm ơn thầy vì những bài giảng của thầy đã truyền cảm hứng cho những sinh viên thêm
yêu thích bộ môn tài tài chính doanh nghiệp nói chung và học phần nhập môn tài chính –
tiền tệ nói riêng.
Từ khi bắt đầu làm đề tài thảo luận đến nay, nhóm chúng em đã nhận được sự
quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy đến nay đến nay nhóm đã có thể hoàn thành
đề tài thảo luận được giao. Trước khi trình bày nội dung chính của bài thảo luận, chúng
em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những sự hỗ trợ tận tâm từ cô.
Bài thảo luận là kết quả của sự tìm tòi và có tham khảo một số bài viết được nêu ở
phần danh mục tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu với khả năng có hạn
cùng với những hạn chế nhất định về quỹ thời gian, đề tài không tránh khỏi những thiếu
sót. Nhóm mong nhận được đóng góp và sửa chữa từ thầy ạ.
Một lần nữa nhóm chúng em xin cảm ơn thầy đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm em để
nhóm có thể hoàn thành đề tài thảo luận này một cách tốt nhất! Xin chân thành cảm ơn
thầy ạ!
Hà Nội, tháng 4 năm 2022

2
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 2


MỤC LỤC......................................................................................................................... 3
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG GIAN TÀI
CHÍNH.............................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm và đặc điểm của trung gian tài chính.................................................5
1.1.1. Khái niệm của trung gian tài chính.................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của trung gian tài chính...................................................................5
1.2. Phân loại trung gian tài chính...............................................................................6
1.2.1. Căn cứ vào phạm vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng6
1.2.2. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động.......................................................................7
1.2.3. Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian......................................8
1.3. Chức năng, vai trò..................................................................................................8
1.3.1. Chức năng.........................................................................................................8
1.3.2. Vai trò................................................................................................................ 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI
CHÍNH – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM (VIETCOMBANK)..............................................................................................14
2.1. Đặc điểm...............................................................................................................14
2.2. Những thành công trong hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương..................15
2.2.1. Hành động của Ngân hàng Ngoại thương năm 2020...................................15
2.2.2. Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương 2021.............................................16
2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân..........................................................................17
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA
CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG.........21
3.1. Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính...............21
3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng...........................................................21
KẾT LUẬN.....................................................................................................................23
DANH MỤC THAM KHẢO.........................................................................................24

3
BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 12..............................................................25

MỞ ĐẦU

Sự hình thành và phát triển các tổ chức tài chính trung gian bắt nguồn từ nhu cầu
giao lưu vốn trong nền kinh tế. Các tổ chức tài chính trung gian được xem là cầu nối giữa
các chủ thể tạm thời thừa vốn và các chủ thể tạm thời thiếu vốn. Kinh tế ngày càng phát
triển cùng với tính thiếu hoàn hảo của thị trường tài chính – kênh dẫn vốn trực tiếp – đã
không đáp ứng được nhu cầu vốn khổng lồ trong nền kinh tế. Trung gian tài chính đã
khắc phục được những hạn chế của kênh dẫn vốn trực tiếp và trở thành kênh dẫn vốn
quan trọng của hệ thống tài chính – kênh dẫn vốn gián tiếp. Một nền kinh tế lành mạnh
và sôi động cần đến một hệ thống tài chính để chuyển vốn từ những người có tiền để
dành tới những người có cơ hội đầu tư sinh lợi.
Trong bối cảnh nền kinh tế diễn ra sôi động, môi trường kinh doanh trở nên khắc
nghiệt hơn, khó khăn hơn thì hoạt động của các trung gian tài chính càng trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết. Việc huy động vốn của các trung gian tài chính trong bối cảnh hiện nay
góp phần rất lớn trong sự thúc đẩy và phát triển nền kinh tế cho đất nước. Với các kênh
huy động vốn linh hoạt của các trung gian tài chính, nền kinh tế đã có được một nguồn
vốn dồi dào từ những người có tiền để dành. Và cũng thông qua đó mà lượng vốn lơn
được đầu tư một cách có hiệu quả nhất giúp ổn định và phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên
bên cạnh đó, các trung gian tài chính vẫn còn có những điểm hạn chế như sự phát triển
quá mức đã có lúc khiến cho thị trường Việt Nam được ví như một “ lờ hơi” hay sự chạy
đua về đầu tư của các trung gian tài chính mà xem ra hiệu quả của các dự án đầu tư được
thấy rõ.
Xuất phát từ nhận thức trên, nhóm chúng em đã tiến hành nghiên cứu “Cơ sở lý
thuyết về hoạt động của các trung gian tài chính. Liên hệ thực trạng hoạt động của tổ
chức trung gian tài chính – Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)”.
Để tìm hiểu kỹ lượng và sâu sắc về tình hình hoạt động của các tổ chức trung gian
tài chính đòi hỏi cần nhiều thời gian và kiến thức. Do trình độ còn hạn chế và thời gian
nghiên cứu không nhiều nên nhóm chúng em chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất
của hoạt động tài chính trung gian và đề xuất một số giải pháp. Vì vậy, đề tài chúng em
không khỏi thiếu những sai sót, nhóm mong nhận được sự góp ý từ thầy để đề tài của
nhóm được hoàn thiện hơn ạ.

4
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG
GIAN TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm và đặc điểm của trung gian tài chính
1.1.1. Khái niệm của trung gian tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, khi mà số lượng và mức độ tiết kiệm của các chủ thể
ngày càng gia tăng, đồng thời quy mô sản xuất không ngừng mở rộng vượt quá khả năng
tài trợ bằng vốn tự có đã dẫn đến một nhu cầu khách quan là phải có sự ra đời và phát
triển các hình thức điều tiết vốn giữa các chủ thể với nhau.
Sự phát triển của các hoạt động kinh tế đã làm gia tăng khả năng tách rời giữa
quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. Khi đó, việc mua bán chuyển nhượng quyền sở hữu
và quyền sử dụng về tài sản, tiền vốn đã đòi hỏi cần phải có các tổ chức tài chính trung
gian.
Như vậy, có thể định nghĩa: “Các tổ chức tài chính trung gian là những tổ chức
thực hiện huy động nguồn tiền của những người có vốn nhàn rỗi để cung cấp cho những
người cần vốn”.
1.1.2. Đặc điểm của trung gian tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều tổ chức tài chính trung gian, tuy nhiên
nhìn chung các tổ chức tài chính trung gian đều có các đặc điểm chung sau đây:
- Các tổ chức tài chính trung gian là các cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá
nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Xét về khía cạnh này, các tổ chức tài chính trung gian có đặc điểm giống như các
đơn vị kinh doanh khác, đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Có thể mô tả hoạt động của
các tổ chức tài chính trung gian theo sơ đồ sau:

- Tiến trình tạo ra các đầu ra của các tổ chức tài chính trung gian gồm 2 giai
đoạn: Huy động nguồn tiền của những người có vốn tạm thời nhàn rỗi; chuyển số vốn tiết
kiệm này cho những người cần vốn.
+ Giai đoạn 1: Phát hành các loại tài sản tài chính

6
Các trung gian tài chính phát hành các loại tài sản tài chính như trái phiếu, kỳ
phiếu, chứng chỉ tiền gởi… để thu hút tiền từ các chủ thể có nguồn vốn nhàn rỗi.
+ Giai đoạn 2: Mua lại các loại tài sản tài chính
Các trung gian tài chính tiến hành mua lại các loại tài sản tài chính do những chủ
thể cần vốn phát hành như thương phiếu, trái phiếu, các hợp đồng vay nợ, hợp đồng bảo
hiểm.
- Các tổ chức tài chính trung gian đảm nhận những hoạt động trung gian như:
+ Trung gian mệnh giá: Các tổ chức tài chính trung gian thực hiện huy động các
khoản tiền tiết kiệm có quy mô nhỏ tập trung thành quỹ cho vay có quy mô lớn để tài trợ
cho những người cần vốn.
+ Trung gian rủi ro ngầm: Các tổ chức tài chính trung gian phát hành những loại
tài sản tài chính tương đối an toàn, có rủi ro thấp như các chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, kỳ
phiếu ngân hàng,… để thu hút tiền tiết kiệm của những người không chấp nhận rủi ro;
còn các tổ chức tài chính trung gian lại chấp nhận những tài sản tài chính có rủi ro cao
hơn như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp,… do những người cần vốn phát hành.
+ Trung gian kỳ hạn: Các tổ chức tài chính trung gian huy động những khoản tiền
tiết kiệm với những thời hạn khác nhau, sau đó chuyển hoá và tài trợ cho những người
cần vốn với những kỳ hạn cũng khác nhau.
+ Trung gian thanh khoản: Các tổ chức và cá nhân nắm giữ các loại tài sản tài
chính có tính thanh khoản cao, khi có nhu cầu chi tiêu tiền mặt có thể đến các tổ chức tài
chính trung gian chuyển đổi thành tiền tệ.
+ Trung gian thông tin: Bằng những kỹ năng của mình, các tổ chức tài chính trung
gian thay thế những người tiết kiệm tiếp cận thông tin và đánh giá khả năng của người
cần vốn để đánh giá và đặt vốn đầu tư một cách có hiệu quả.
1.2. Phân loại trung gian tài chính
1.2.1. Căn cứ vào phạm vi cung ứng các dịch vụ ngân hàng
Các tổ chức tài chính trung gian được chia làm hai nhóm
- Ngân hàng: Là tổ chức tài chính trung gian thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Tổ chức tài chính phi ngân hàng: Là loại hình tổ chức tài chính trung gian không
hội tụ đủ các điều kiện để trở thành ngân hàng.

7
1.2.2. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động
Theo tiêu thức phân loại này, các tổ chức tài chính trung gian được chia thành các
loại hình sau:
- Ngân hàng thương mại: Là tổ chức tài chính trung gian chủ yếu nhất, thực hiện
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng thương mại thu hút
vốn thông qua những khoản tiền gửi có thể phát séc, tiền gửi tiết kiệm và các khoản tiền
gửi ngân hàng. Sau đó ngân hàng sử dụng nguồn vốn này để cho vay hoặc để mua trái
phiếu Chính phủ.
- Các quỹ tiết kiệm: Nguồn vốn chủ yếu được huy động của tổ chức này là các
khoản tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn và các khoản tiền gửi có thể phát
séc. Số vốn huy động được chủ yếu sử dụng để cho vay thế chấp.
- Quỹ tín dụng: Thường hoạt động có tính chất tương trợ như là một hợp tác xã,
được tổ chức xung quanh một nhóm xã hội đặc biệt, các thành viên của quỹ là những
người lao động trong các công ty. Nguồn vốn chủ yếu được huy động bằng cách nhận
tiền gửi để tiến hành cho vay với quy mô nhỏ.
- Công ty bảo hiểm: Thực hiện việc huy động vốn bằng cách bán các hợp đồng bảo
hiểm đồng thời sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư, bù đắp bồi thưởng thiệt hại cho
người mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra.
- Công ty tài chính: Là một trung gian tài chính tín dụng, được thành lập dưới
dạng một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Tổ chức này không được
nhận tiền gửi thường xuyên dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, không thực
hiện các nghiệp vụ trung gian thanh toán.
- Các loại quỹ đầu tư: Là những tổ chức tài chính trung gian thực hiện việc huy
động vốn của các nhà đầu tư thông qua việc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư và dùng số
tiền thu được để đầu tư góp vốn kinh doanh hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán khác
như cổ phiếu, trái phiếu...
- Ngân hàng tiết kiệm hỗ tương: Được tổ chức như những hiệp hội tương trợ, tức
là hoạt động như kiểu hợp tác xã, trong đó những người sở hữu tiền gửi lại là các chủ sở
hữu ngân hàng.
- Quỹ hưu trí: Tổ chức này huy động vốn bằng cách nhận đóng góp từ người lao
động trong các doanh nghiệp hoặc khu vực Nhà nước, sau đó đầu tư tiền vào các loại
chứng khoán để sinh lời. Tiền sẽ được trả lại cho các thành viên của quỹ dưới hình thức
tiền hưu trí.

8
1.2.3. Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian
- Các tổ chức nhận tiền gửi:
Đây là các tổ chức tài chính trung gian hoạt động chủ yếu và thường xuyên là
nhận tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân, sau đó sử dụng nguồn vốn này để cho vay. Thuộc
về các tổ chức nhận tiền gửi gồm có:
+ Các ngân hàng thương mại
+ Các quỹ tín dụng
+ Các quỹ tiết kiệm
+ Các ngân hàng tiết kiệm hỗ tương
- Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng:
Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng thu nhận vốn theo định kì trên cơ sở các hợp
đồng thỏa thuận với khách hàng và đầu tư chúng vào thị trường vốn dưới các loại tài sản
tài chính dài hạn như: chứng khoán vốn, chứng khoán nợ. Do các nguồn vốn huy động có
đặc điểm là ổn định và dự đoán được, nên tính lỏng của các tài sản tài chính không phải
là các tiêu thức ưu tiên hàng đầu trong quản lý tài sản của các định chế tiết kiệm theo hợp
đồng. Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng bao gồm:
+ Các công ty bảo hiểm
+ Các quỹ hưu trí
- Các tổ chức trung gian đầu tư:
Các tổ chức trung gian đầu tư thực hiện huy động vốn trên thị trường rất đa dạng
bằng cách phát hành các loại chứng từ có giá như: tín phiếu, trái phiếu, sau đó mua danh
mục đầu tư trên thị trường tài chính. Đặc trưng của các tổ chức này là huy động vốn trung
và dài hạn để đầu tư vào những lĩnh vực chuyên môn mà họ có lợi thế để giảm áp lực
cạnh tranh từ phía ngân hàng. Các tổ chức trung gian đầu tư bao gồm:
+ Các loại quỹ đầu tư
+ Các công ty chứng khoán
+ Các công ty tài chính
+ Các công ty cho thuê tài chính
1.3. Chức năng, vai trò
1.3.1. Chức năng
1.3.1.1. Chức năng tập trung vốn
9
- Đây là chức năng khách quan theo sự phân công lao động xã hội, theo đó, các tổ
chức tài chính trung gian có thể huy động, tập trung các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội
để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hoặc đầu tư. Các tổ chức tài chính trung gian tiến hành
huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành các quỹ tiền tệ tập trung.
- Phương thức huy động vốn được sử dụng hoặc theo thể thức tự nguyện, hoặc
theo thể thức bắt buộc.
 Theo hình thức tự nguyện, các tổ chức tài chính trung gian đưa ra các mức lãi
suất phù hợp để thu hút vốn nhàn rỗi.
 Theo hình thức bắt buộc, trong một số tình huống thông qua cơ chế điều hành
lãi suất Chính phủ can thiệt lãi suất huy động vốn qua các tổ chức tài chính trung gian
 Với chức năng này, các tổ chức tài chính trung gian đem lại lợi ích cho
mình và những người có khoản tiền tiết kiệm, để dành.
1.3.1.2. Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế
- Đây là chức năng khách quan của các tổ chức tài chính trung gian trong việc
cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Tiền vốn được huy động từ những
người có vốn là để thực hiện mục tiêu cung ứng vốn cho người cần nó.
Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là doanh nghiệp, Chính phủ, các tổ
chức các nhân trong nước và ngoài nước.
 Với chức năng này các tổ chức tài chính trung gian đáp ứng chính xác, đầy
đủ, kịp thời nhu cầu tài trợ vốn cho các tổ chức và cá nhân. Ngoài việc mang lại lợi ích
cho chính các định chế tài chính trung gian, chức năng này còn mang lại lơi ích cho
những người cần vốn trong nền kinh tế
1.3.1.3. Chức năng kiểm soát
- Các tổ chức tài chính trung gian thực hiện chức năng kiểm soát nhằm giảm tới
mức tối thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức do tinh trạng thông tin bất cân
xứng gây ra, yêu cầu của chức năng này là các tổ chức tài chính trung gian phải thường
xuyên hoặc định kì kiểm soát trước, trong và sau khi cung ứng vốn cho khách hàng.
1.3.2. Vai trò
1.3.2.1. Chu chuyển các nguồn vốn trong nền kinh tế
- Vai trò quan trọng nhất của các tổ chức tài chính trung gian là chu chuyển nguồn
lực tài chính từ nơi thừa đến nơi thiếu.
- Trong bối cảnh hội nhập, các tổ chức tài chính trung gian là kênh chuyển tải
nguồn lực tài chính từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể thiếu vốn trong nước.

10
- Các tổ chức tài chính trung gian là kênh chuyển tải nguồn lực tài chính những
nhà đầu tư quốc tế đến những người đi vay quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức tài chính trung gian có thể huy động
các nguồn tiền thông qua các kênh sau đây:
- Kênh huy động vốn đầu tư ở trong nước:
Thông qua các dịch vụ đầu ra : các tổ chức tài chính trung gian khai thác các
nguồn vốn tiết kiệm trong xã hội thông qua việc triển khai các dịch vụ đầu ra mà chủ yếu
là phát hành các sản phẩm tài chính như: kỳ phiếu, các chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, hợp
đồng bảo hiểm,.. với nhiều kỳ hạn khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường, tiết kiệm của khu vực dân cư giữ vị trí rất quan
trọng trong hệ thống tài chính. Các tầng lớp dân cư có thể lựa chọn các kênh đầu tư như
đầu tư qua các tổ chức tài chính trung gian, mua chứng khoán trên thị trường chứng
khoán, trực tiếp đầu tư vào hoạt động kinh doanh,…
 Mỗi kênh đầu tư đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Kênh đầu tư
qua các tổ chức tài chính trung gian có ưu điểm nổi bật là : Chi phí giao dịch thấp, độ an
toan cao, rủi ro ít, các tổ chức tài chính trung gian tỏ ra có ưu thế trong quá trình đánh giá
và chọn lựa đầu tư vốn.
- Huy động vốn đầu tư qua thị trường trong nước:
Thị trường chứng khoán được xem như một cơ sở hạ tầng tài chính để các tổ
chức tài chính trung gian thực hiện chinh sách huy động vốn của các nhà đầu tư thông
qua việc phát hanh các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu,.. trên thị trường chứng
khoán.
- Kênh huy động vốn đầu tư từ nước ngoài:
Huy động vốn đầu tư nước ngoai qua các hình thức: Tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức ( ODA ) đề thực hiện cho vay theo các chương trình tín dụng chỉ
định qua các nhà tài trợ nước ngoài. Nguồn vốn ODA có ưu điểm là chi phí sự dụng thấp
và quy mô vốn lớn nhưng lại có nhược điểm là bên tiếp nhận nguồn vốn này phải chấp
nhận những điều kiện và rằng buộc khắt khe về thủ tục chuyển giao vốn.
 Việc khai thác nguồn vốn này đã mang lại những hệ quả tốt lẫn xấu trong
việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn này.
- Huy động vốn đầu tư qua thị trường vốn quốc tế:
Ưu điểm của kênh này là mở ra cho các tổ chức tài chính trung gian trong nước
một thị trường huy động vốn rộng lớn.Và nhược điêm là việc tìm kiếm vốn trên thị
trường tài chính quốc tế vẫn có nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là các tiêu chuẩn

11
tín nhiệm chặt chẽ đặt ra đối với các chứng khoán để được chấp nhận giao dịch tại các thị
trường tài chính quốc tế.
Kênh huy động vốn này luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, gây bất ổn cho các
tổ chức tài chính trung gian. Cũng chính ở đây, nếu giá cả chứng khoán do những hoạt
động đầu cơ đẩy lên cao thì tạo nên kinh tế ảo hoặc bong bóng rất nguy hiểm và làn sóng
khủng hoảng tài chính – tiền tệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trên cơ sở huy động được các nguồn tài chính từ các tổ chức và các cá nhân
trong nên kinh tế, các tổ chức trung gian tài chính sẽ chuyển nguồn vốn này đến những
nơi cần vốn thông qua các hình thức cho vay, chiết khấu các giấy tờ có giá, bảo lanh, cho
thuê tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính, các hoạt động đầu tư,.. Từ đó, góp phần
nâng cao hiệu quả của các nguồn vốn trong nền kinh tế.
 Như vậy, các tổ chức tài chính trung gian chính là cầu nối trung gian giữa
những người có như cầu sử dụng tạm thời các nguồn tài chính với những người có khả
năng cung ứng chúng.
1.3.2.2. Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài
chính
Trong một tiến trình giao dịch vốn, người cần vốn bao giờ cũng nắm rõ thông tin
về mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tư mà anh ta đang tiến hành hơn là
người cung cấp vốn.
 Gọi là thông tin bất cân xứng. Thông tin bất cân xứng sẽ làm nảy sinh hai
vấn đề làm cho người có vốn không sẵn lòng cung cấp vốn cho người cần vốn, đó là: lựa
chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức.
- Lựa chọn đối nghịch:
 Lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi giao dịch vốn. đối với những người cần
vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về vốn thường có khuynh
hướng đưa ra mức lãi suất huy động vốn hấp dẫn. Nhưng một số sự lựa chọn đối nghịch
xảy ra đối với người cung cấp vố, đó là nếu không biết rõ lịch sử và đặc điểm hoạt động
của người cần vốn thì người cung cấp vốn sẽ không sẵn sàng cung cấp vốn.
- Rủi ro đạo đức:
 Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi thực hiện giao dịch vốn.Những hợp đồng vay
thường có đặc điểm là mức lãi suất cố định. Vì vậy khi vay được vốn các doanh nghiệp
có khuynh hướng sử dụng vốn vay để đầu tư vào các dự án có lãi suất cao hơn nhưng lại
có nhiều rủi ro tiềm năng. Trong khi đó, người cho vay không có đủ khả năng để giám sát
những hoạt động của người đi vay sau khi đã cung cấp vốn nên rất có thể sẽ gặp phải rủi
ro không thu hồi được vốn và lãi do người đi vay sử dụng vốn vay vào những phương án
đầu tư nhiều rủi ro. Vì vậy ,người thừa vốn không sẵn sang cung ứng vốn.

12
 Chính sự tồn tại của các tổ chức tài chính trung gian là để giải quyết mâu
thuẫn về thông tin bất cân xứng và hai vấn đề liên đới là lựa chọn đối nghịch và rủi ro
đạo đức. Các tổ chức tài chính trung gian chuyên môn hóa trong việc đánh giá rủi ro tiềm
năng của người đi vay. Họ có thể tiếp cận các thông tin cá nhân của người đi vay (như
trạng thái tài khoản tiền gửi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả,…) và kiểm soát được những
hoạt động đầu tư của người đi vay.
1.3.2.3. Góp phần giảm chi phí của giao dịch của xã hội
- Chi phí giao dịch là chi phí về tiền bạc và thời gian để thực hiện giao dịch tài
chính:
 Một trong các yếu tố quan trọng của chi phí giao dịch là chi phí nghiên cứu,
thẩm định,đánh giá đưa ra quyết định đầu tư. Nếu như không có các tổ chức tài chính
trung gian,người vay vốn phải bỏ ra nhiều thời gian và chi phí để tìm người cho vay vốn
với mức lãi suất hợp lí. Đối với người tiết kiệm,để quyết định cho vay,họ cần trải qua hai
công đoạn:
+ Tìm người cần vốn đáng tin cậy
+ Thiết lập hợp đồng vay vốn chặt chẽ
 Để thực hiện các hoạt động này ,đòi hỏi người tiết kiệm phải bỏ ra một lượng chi
phí nhất định.
 Sự ra đời của các tổ chức tài chính trung gian đã góp phần giảm chi phí
giao dịch mang lại lợi ích cho cả nguời đi vay và người tiết kiệm. Các tổ chức tài chính
trung gian có ưu thế tạo ra lợi thế kinh tế về quy mô thông qua việc tập trung những quỹ
tiền tệ có quy mô nhỏ của từng tổ chức,cá nhân tổ chức, cá nhân tiết kiệm và đa dạng hóa
các doanh nghiệp sử dụng vốn. Những hoạt động này của các tổ chức tài chính trung gian
được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Với lợi thế kinh tế về quy
mô, các tổ chức tài chính trung gian đã làm cho các giao dịch tài chính riêng lẻ của từng
cá nhân,tổ chức được thực hiện dễ dàng với chi phí thấp. Từ đó làm giảm chi phí giao
dịch xã hội.
1.3.2.4. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống xã
hội
Các tổ chức tài chính trung gian mang lại lợi ích cho người tiết kiệm và người đi
vay. Qua đó , nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống xã hội. Điều này được
thể hiện trên các khía cạnh :
- Lợi ích đối với người tiết kiệm:
 Tập trung nguồn vốn nhàn rỗi của những người tiết kiệm, biến nó thành đồng
vốn sinh lời, sự tồn tại của các tổ chức tài chính trung gian khắc phục những khó khăn mà
vốn dĩ từng người tiết kiệm thường gặp phải khi đầu tư trực tiếp như: thiếu kinh nghiệm,

13
thiếu thông tin, khả năng tiếp cận thị trường bị hạn chế, thiếu những công cụ tài chính có
quy mô nhỏ và chi phí giao dịch tốn kém.
 Các tổ chức tài chính trung gian còn tạo ra kinh tế quy mô và đa dạng hóa các
sản phẩm tài chính từ đó phân tán rủi ro cho những người tiết kiệm.
- Lợi ích đối với người vay vốn:
 Thông qua các nghiệp vụ cụ thể ,các tổ chức tài chính trung gian đã đem lại lợi
ích cho người vay vốn trên các khía cạnh: làm giảm chi phí giao dịch; gắn kết chặt chẽ
nhu cầu của người tiết kiệm và người đi vay; chuyển hóa nguồn vốn ngắn hạn để đáp ứng
nhu cầu vay vốn dài hạn của các doanh nghiệp; đa dạng hóa các sản phẩm tài chính với
nhiều loại quy mô và kì hạn khác nhau; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quy mô
nhỏ tiếp cận để vay vốn.

14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TRUNG
GIAN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK)
2.1. Đặc điểm
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và
chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực
thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được
Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, trải qua hơn 50 năm xây dựng và
trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát
triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục
vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng
đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục
vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt
động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong
lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy
động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh
doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, Vietcombank liên tục
được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có mặt trong Top
500 Ngân hàng hàng đầu Thế giới theo kết quả bình chọn do Tạp chí The Banker công bố
Đặc điểm:
– Là pháp nhân đặc biệt được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp và Luật các tổ
chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ nhằm mục đích lợi nhuận.
– Được tổ chức và hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định.
– Là tổ chức tín dụng được thành lập để thực hiện các hoạt động của ngân hàng.
– Được thành lập trên cơ sở pháp luật ngân hàng và giấy phép hoạt động của ngân
hàng trung ương.
– Là tổ chức tín dụng không được huy động vốn không kỳ hạn dưới một năm.
– Là tổ chức tín dụng không thực hiện chức năng thanh toán (công ty tài chính,
công ty cho thuê tài chính).

15
2.2. Những thành công trong hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương
2.2.1. Hành động của Ngân hàng Ngoại thương năm 2020
- Giữ vững vị trí ngân hàng vượt trội về hiệu quả kinh doanh, lần đầu tiên trở
thành doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, hoạt động kinh doanh của Vietcombank vẫn
đảm bảo an toàn, hiệu quả và trở thành điểm sáng trong toàn ngành ngân hàng. Ngoài
tăng trưởng tín dụng tốt song vẫn bảo đảm được chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu thấp thì
các mặt hoạt động khác vẫn duy trì được đà tăng trưởng:
• Tổng tài sản vượt 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2019.
• Huy động vốn thị trường I đạt 1.053.354 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2019,
đạt 104,6% kế hoạch năm 2020.
• Thu nợ ngoại bảng đạt 2.422 tỷ đồng.
• Doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại đạt 83 tỷ USD, hoàn thành
101% kế hoạch năm 2020, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 15,3% thị phần cả nước.
• Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 53,6 tỷ USD, hoàn thành 102,5% kế hoạch năm
2020.
• Doanh số thanh toán thẻ và sử dụng thẻ lần lượt đạt 100% và 98% kế hoạch năm
2020.
• Phát triển 2,85 triệu khách hàng E-banking mới và 1,67 triệu khách hàng cá nhân
mới, tăng lần lượt là 21,8% và 3,1% so với năm 2019.
• Lợi nhuận hợp nhất đạt trên 23 nghìn tỷ đồng, tương đương mức năm 2019 và
tương đương mức 1 tỷ đô la Mỹ, tiếp tục giữ vị trí quán quân là ngân hàng kinh doanh
hiệu quả nhất.
Với hiệu quả kinh doanh vượt trội, Vietcombank tiếp tục duy trì vị thế là doanh
nghiệp có quy mô nộp ngân sách Nhà nước lớn nhất. Cổ phiếu VCB đã vượt lên trở thành
cổ phiếu có quy mô vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam (~ 370 ngàn
tỷ đồng, tương đương 16 tỷ USD).
- Quy mô tín dụng tăng trưởng lớn nhất ngành Ngân hàng.
Đến cuối năm 2020, dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt 845.1128 tỷ đồng, tăng
14% so với 2019, hoàn thành 103,6% kế hoạch năm, trong đó có các lĩnh vực tăng trưởng
nổi bật như: Tín dụng bán lẻ tăng trưởng cao, đạt mức 20,4%. Tín dụng cho vay tại
phòng giao dịch tăng 25,3% so với cuối năm 2019. Dư nợ cho vay FDI tăng 16,7% so với

16
cuối năm 2019. Với quy mô tăng trưởng hơn 100.000 tỷ đồng dư nợ trong năm 2020,
Vietcombank chính thức được ghi nhận là ngân hàng có quy mô tín dụng tăng trưởng lớn
nhất ngành Ngân hàng.
- Tiên phong giảm lãi suất, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp và người dân với kỷ lục
về số lần và số tiền giảm lớn nhất từ trước đến nay.
Với tinh thần chủ động, tích cực chung tay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị
ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp bởi dịch bệnh COVID-19 và ảnh hưởng của bão lũ tại miền
Trung, Vietcombank đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng như: miễn giảm lãi,
phí; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản
xuất kinh doanh; triển khai các gói tín dụng với lãi suất phù hợp để hỗ trợ khách hàng…
Trong năm 2020, Vietcombank đã thực hiện 5 đợt giảm lãi suất cho vay gồm 4 đợt hỗ trợ
doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 và 1 đợt hỗ trợ doanh
nghiệp và người dân tại 10 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bão lũ để chia sẻ khó khăn với
khách hàng với tổng số tiền lãi hỗ trợ lên đến 3.700 tỷ đồng.
2.2.2. Hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương 2021
Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank vẫn tăng gần 20% lên 27.000 tỷ đồng dù
duy trì quan điểm thận trọng, cách biệt 4.000 tỷ với “á quân” Techcombank.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố báo cáo tài chính
hợp nhất năm 2021 với kết quả kinh doanh có tăng trưởng, nhưng vẫn duy trì quan điểm
“thận trọng”; khi tiếp tục đẩy lỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức kỷ lục 424%.
Riêng trong quý IV, thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng tăng trưởng thấp
khoảng 3% so với cùng kỳ. Lãi từ dịch vụ và ngoại hối ghi nhận mức tăng lần lượt là
17% và 24%.
Trong bối cảnh quý cuối năm ghi nhận sự chững lại từ thu nhập hoạt động,
Vietcombank tiết giảm chi phí hoạt động 11% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng
giảm 5% so với cùng kỳ. Nhờ đó, nhà băng lãi trước thuế hơn 8.000 tỷ trong quý IV, tăng
14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét cả năm, thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng tăng 17% và lãi dịch vụ, lãi
ngoại hối đều tăng trưởng ở mức vừa phải 12%. Hoạt động thu hồi nợ ghi nhận mức tăng
hơn 30% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động của Vietcombank tăng 10%, đồng thời chi
phí dự phòng rủi ro tiếp tục tăng 18% so với năm ngoái.
Sau một năm 2020 lợi nhuận đi ngang vì đẩy dự phòng nợ xấu lên mức kỷ lục,
năm 2021, Vietcombank lãi trước thuế hợp nhất gần 27.400 tỷ, tăng trưởng 19% - tiếp tục
giữ ngôi quán quân ngành.

17
Bảng 2.1: Bảng chi tiêu kết quả kinh doanh giữa năm 2021 và 2020.
Chi tiêu kết quả kinh doanh 2021 2020 Tăng trưởng
(tỷ đồng) (%)
Thu nhập lãi thuần 42.387 36.285 17
Lãi thuần từ dịch vụ 7.400 6.600 12
Lãi thuần từ ngoại hối 4.375 3.900 12
Lãi khác 2.390 1.800 33
Chi phí hoạt động 17.575 16.040 10
Chi phí sự phòng rủi ro tín 11.760 9.975 18
dụng
Lãi trước thuế 27.376 23.050 19

 Có thể thấy ngân hàng Vietcombank là một trung gian tài chính thực hiện
rất tốt vai trò của mình như chu chuyển các nguồn vốn trong nền inh tế, khắc phục thông
tin bất cân xứng trên thị trường tài chính, góp phần giảm chi phí giao dịch của xã hội và
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống xã hội.
2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân
 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giảm toàn bộ phí dịch vụ
trên ứng dụng ngân hàng số như phí duy trì tài khoản, phí chuyển tiền… nhưng đồng thời
tăng phí SMS Banking từ 11.000 đồng/tháng lên 11.000 – 77.000 đồng/tháng tùy số
lượng tin nhắn. Nguyên nhân là do các nhà mạng thu cước tin nhắn SMS quá cao. Cụ thể,
theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), giá cước các nhà mạng đang thu
đối với tin nhắn dịch vụ ngân hàng hiện cao gấp 3 lần so với tin nhắn thông thường.
 Rủi ro tín dụng tại Vietcombank:
 Vẫn tồn tại nợ xấu, mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm, tuy nhiên khi
mà quy mô tín dụng tăng mạnh qua các năm thì số tiền nợ xấu vẫn là một con số lớn. Đại
dịch Covid - 19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, lưu trú, du lịch,
nhà hàng,… Do đó, nguy cơ các ngân hàng thương mại bị tăng tỉ lệ nợ xấu là không thể
tránh khỏi. Theo báo cáo tài chính quý I/2020 tính đến ngày 22/4, Vietcombank có lợi
nhuận giảm âm so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể là -11%.

18
 Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số vốn huy động bình quân là đạt khoảng 75%,
chưa tận dụng được tối đa nguồn lực vốn huy động được để thực hiện cho vay khách
hàng.
 Thu nhập kinh doanh của Vietcombank vẫn chủ yếu đến từ lĩnh vực tín
dụng, do đó điều này tồn tại rủi ro đối với ngân hàng khi có vấn đề rủi ro xảy ra đối với
lĩnh vực tín dụng.
 Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank:
Nguyên nhân khách quan:
- Sự biến động khó lường của kinh tế thế giới.
- Hoạt động kinh tế thiếu quy hoạch, phát triển tự phát: cạnh tranh trong nền kinh
tế làm các ngành nghề phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi vào quy hoạch hợp
lý. Điều này dẫn đến đầu tư số lượng vốn lớn vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng
thừa làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ, ảnh hưởng đến phương án kinh doanh của
doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hoạt động thu hồi nợ vay của ngân hàng.
- Hệ thống pháp lý còn có nhiều khe hở và gặp nhiều bất cập.
Nguyên nhân từ phía người đi vay:
- Khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích: khách hàng vay vốn với mục đích
kinh doanh thông thường để đầu tư chứng khoán, bất động sản, dùng vốn vay ngắn hạn
để đầu tư trung và dài hạn. Điều này hay xảy ra đối với các khoản vay có đặc điểm: ngân
hàng cho vay nhưng không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, để hổng khâu kiểm tra
việc sử dụng vốn vay sau khi giải ngân cho khách hàng, nội dung kiểm tra sơ sài, chung
chung, chưa đầy đủ, chưa kiểm tra cụ thể về sổ sách kế toán, chưa đề cập các thông tin
liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá về dòng tiền giải ngân dẫn đến
ngân hàng không kiểm soát được việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách
hàng; cho khách hàng vay số tiền quá lớn so với nhu cầu vốn lưu động của khách hàng,
khách hàng vay có nhiều chi nhánh, cơ sở công ty ở quá xa chi nhánh ngân hàng cho vay
dẫn đến kiểm soát kém hoặc có thể do ngân hàng cho khách hàng vay thời hạn không
thích hợp với nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng dẫn đến khách hàng sử dụng tiền vay
sai mục đích.
- Khách hàng không có thiện chí trả nợ, cố tình lừa đảo ngân hàng: Thiện chí trả
nợ rất quan trọng trong việc cho vay và thu hồi nợ vay. Nhiều khách hàng cố tình không
trả khi đến hạn, gây khó khăn cho ngân hàng hay làm hóa đơn chứng từ giả để cố tình lừa
đảo ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

19
- Vietcombank xây dựng chính sách huy động vốn chưa phù hợp với tốc độ tăng
trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Quy trình tín dụng, xây dựng quản lý rủi ro tín dụng tập trung, tuy nhiên, việc
này mới chỉ bắt đầu thực hiện nên còn tồn tại nhiều bất cập và khó khăn.
- Đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo thông lệ quốc tế nhưng vẫn
còn một số bất cập: nhiều chỉ tiêu mang tính phụ thuộc vào ý thức chủ quan của cán bộ
tín dụng, hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính chưa gắn được với đặc điểm của từng khu
vực địa lý, vùng miền, từng lĩnh vực đầu tư; đã xây dựng thành công hệ thống cơ sở dữ
liệu đánh giá nội bộ IRB, tuy nhiên vẫn cần nhiều cải tiến và nâng cấp để cơ sở dữ liệu
được hoàn thiện hơn.
- Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng còn tập trung tỷ lệ lớn vào
khách hàng doanh nghiệp, một số ngành trong nền kinh tế nên rủi ro còn tập trung.
- Do cán bộ ngân hàng chưa chấp hành đúng quy trình cho vay, không thực hiện
theo sát tình hình khách hàng, sử dụng vốn của khoản vay, cố tình thực hiện giải ngân sai
mục đích. Quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, cán bộ thiếu kinh nghiệm hoặc cố tình
giải ngân một hồ sơ khi chưa đủ điều kiện theo phê duyệt, chứng từ giải ngân không đầy
đủ, giải ngân cho vay mới khoản vay cũ hoặc trả lãi vay, có trường hợp giải ngân mà
không kiểm tra các hoá đơn chứng từ dẫn đến khách hàng giả mạo, sửa chữa nâng giá trị
hoá đơn lên nhiều lần để rút vốn ngân hàng.
- Việc thẩm định tài sản đảm bảo còn chưa chuyên nghiệp, tài sản đảm bảo chưa
được thực hiện tái thẩm định một cách chuẩn mực, chưa thực hiện định giá lại một cách
đầy đủ. Xếp hạng khách hàng chưa chính xác.
 Dù là một hệ thống giao dịᴄh thông minh, nhưng Intenet banking ᴄủa
Vietᴄombank đôi lúᴄ ᴄũng gặp ѕự ᴄố. Điều nàу khiến ᴄho kháᴄh hàng không thể thựᴄ
hiện ᴄáᴄ giao dịᴄh ᴄần thiết. Trong đó phải kể đến ᴄáᴄ lỗi thường gặp như ѕau:
 Hệ thống tạm thời bị gián đoạn Vietᴄombank: Không ít trường hợp kháᴄh
hàng khi đăng nhập hệ thống Vietᴄombank online gặp phải lỗi nàу. Nguуên nhân dẫn đến
tình trạng này ᴄó thể là do:
- Hệ thống Internet banking Vietᴄombank đang bảo trì ᴠà nâng ᴄấp để phụᴄ ᴠụ tốt
hơn ᴄho kháᴄh hàng.
- Lỗi kết nối mạng ᴄủa người dùng từ bên ngoài ᴠới ứng dụng giao dịᴄh.
- Truу ᴄập ᴠào giờ ᴄao điểm, ѕố lượng người giao dịᴄh quá nhiều, hệ thống
ᴄhưa хử lý kịp.
- Nhập ѕai ᴄáᴄ thông tin giao dịᴄh nên hệ thống báo lỗi.
20
 Vietᴄombank bảo trì hệ thống: Ngân hàng Vietcombank ѕẽ tiến hành bảo trì
hệ thống đột хuất để nâng ᴄấp ᴠà bảo mật khi ᴄó lỗi хảу ra. Trong quá trình bảo trì người
dùng không nên thựᴄ hiện bất kỳ giao dịᴄh nào trên Internet banking Vietᴄombank.
 Vietᴄombank bị lỗi không rút đượᴄ tiền: Câу ATM Vietᴄombank bị lỗi
không rút tiền đượᴄ nhưng ᴠẫn bị trừ tiền. Nguуên nhân của tình trạng này có thể là do:
- Câу ATM bị lỗi hệ thống dẫn đến tiền rút bị kẹt trong ᴄâу ATM không ra đượᴄ
nên kháᴄh hàng ᴠẫn nhận đượᴄ thống báo bị trừ tiền.
- Hệ thống ᴄâу ATM хử lý ᴄhậm, kháᴄh hàng ᴠội ᴠàng rời đi ѕau khi thựᴄ hiện
хong ᴄáᴄ thao táᴄ rút tiền nhưng ᴄhưa nhận đượᴄ tiền, ѕau 30 giâу – 1 phút giao dịᴄh tiền
trong ᴄâу ATM ѕẽ tự động ᴄhuуển ra.
 Bị khóa Vietᴄombank Mobile Banking. Nguуên nhân là do người dùng khi
đăng nhập ᴠào VCB – Mobile Banking ѕai quá 5 lần ѕẽ bị khóa tài khoản.
 App Vietᴄombank Digital bị lỗi. Nguуên nhân là do trong một ѕố trường
hợp, người dùng tải phiên bản App Vietᴄombank phiên bản quá ᴄũ ᴄó nhiều lỗ hỏng dễ
phát ѕinh lỗi khi thựᴄ hiện giao dịᴄh hoặc tải nhầm app Vietᴄombank không tương thíᴄh
ᴠới thiết bị điện thoại ᴠà hệ điều hành đang ѕử dụng ѕẽ gâу ra lỗi khi ᴄài đặt app.
 Chuуển khoản nhưng không nhận đượᴄ tiền Vietᴄombank. Tình trạng nàу
ᴄó thể là do:
- Kháᴄh hàng đã ᴄhuуển ѕai ѕố tài khoản người nhận.
- Đường truуền internet bị ngắt quãng.
- Người dùng giao dịᴄh ᴠào những ngàу lễ, tết, giờ ᴄao điểm nên hệ thống ѕẽ хử lý
thông tin ᴄhậm hơn.
 Không nhận đượᴄ thông báo giao dịᴄh trên Internet banking Vietᴄombank.
Điều này có thể là do giao dịᴄh quá tải, hệ thống ᴄhưa kịp ᴄập nhật.
 Đánh giá về hoạt động của Vietcombank: Theo công bố mới nhất của
Forbes Việt Nam, với giá trị 705 triệu USD, thương hiệu Vietcombank đứng đầu về giá
trị trong danh sách 25 đơn vị tài chính dẫn đầu Việt Nam. Giá trị thương hiệu tăng mạnh
so với năm trước đó. Năm 2021, đơn vị chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp tài
chính phù hợp như: miễn giảm lãi, phí; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; cho vay mới, triển khai
các gói tín dụng với lãi suất phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, khách hàng vượt qua khó
khăn, duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong suốt 4 làn sóng của
Covid 19, ngân hàng hoạt động liên tục, áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống
dịch. Những nỗ lực này mang đến kết quả: an toàn sức khỏe của cán bộ được đảm bảo;
hoạt động hệ thống duy trì liên tục, giữ vị thế dẫn đầu, hỗ trợ khách hàng với quy mô số
tiền lãi hỗ trợ trên 10.000 tỷ đồng trong các năm 2020 và 2021.
21
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THÚC ĐẨY SỰ
THAM GIA CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH VÀ HẠN CHẾ RỦI RO
TÍN DỤNG
3.1. Một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài
chính
- Đẩy mạnh việc thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thông qua
việc thành lập công ty trực thuộc (công ty con).
- Tăng khả năng tham gia của các định chế quỹ đầu tư hiện có (quỹ đầu tư phát
triển) thông qua tái cấu trúc các mô hình quỹ đầu tư hiện có.
- Đẩy mạnh việc tham gia bảo lãnh và đấu thầu phát hành trái phiếu chính phủ trên
thị trường chứng khoán.
- Đẩy mạnh tham gia vào dịch vụ ngân hàng lưu ký, giám sát.
- Tham gia vào các định chế ngân hàng - tài chính vào việc thành lập tổ chức định
mức tín nhiệm ở Việt Nam.
- Đẩy mạnh việc tham gia của các tổ chức kiểm toán vào cung ứng dịch vụ kế toán
- kiểm toán và tư vấn tài chính đối với các công ty niêm yết và công ty chứng khoán.
3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
Một là, thiết kế khâu khởi tạo khoản vay: Đây chính là thực hiện quản trị rủi ro
trước khi giải ngân cho vay, trong bối cảnh này, ngay thời điểm xét khoản vay, ngân hàng
đã cần phải thiết kế một khoản vay (cùng với khách hàng) thật đầy đủ (có tính đến cả quá
trình khách hàng xuống vốn, đến quá trình sản xuất kinh doanh, đến khâu bán hàng và
khâu thu tiền bán hàng của khách hàng).
Hai là, thiết kế sản phẩm tín dụng: Sản phẩm tín dụng có liên quan đến hiệu quả
vay vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trong điều kiện bối cảnh nhiều
biến động, sản xuất – kinh doanh, cần nhiều sản phẩm tín dụng linh hoạt.
Ba là, thiết lập khẩu vị rủi ro: Tín dụng là hoạt động phải chấp nhận một mức rủi
ro nhất định, đôi khi ngân hàng phải thực hiện kinh doanh “lệch” về các trọng số, hay
ngành hàng.
Bốn là, xây dựng khung rủi ro theo ngành: Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức
ngành, trong đó chú trọng cho vay các ngành, lĩnh vực thiết yếu, hạn chế cấp tín dụng
trung, dài hạn, tập trung cho vay các ngành có chu trình luân chuyển vốn nhanh.
Năm là, liên kết các ngân hàng: Do sản phẩm của khách hàng phụ thuộc chuỗi
ngành hàng hoặc bị điều chỉnh bên tiêu dùng do ảnh hưởng COVID-19, bởi vậy, sản
phẩm tín dụng cần liên kết các ngân hàng khi thực hiện cho vay, trong khâu thiết kế sản
phẩm, phải tính đến chu trình khoản vay để linh hoạt liên kết các ngân hàng trong quá
trình kiểm soát khoản vay được đầy đủ.
22
Sáu là, nâng cấp chất lượng thẩm định: Để có thể kiểm soát tốt khách hàng cho
vay trong điều kiện này, ngân hàng cần nâng cao rõ rệt khâu thẩm định, không chỉ dừng
lại ở khâu thẩm định xét duyệt cho vay, mà trong quá trình cấp tín dụng, theo diễn biến
dịch bệnh để có các thẩm định lại, từ đó mới có các ứng phó thích hợp. Song song đó,
ngân hàng cần nâng cấp khâu thẩm định thành dịch vụ tư vấn thẩm định (để đạt 2 mục
tiêu, vừa an toàn vốn vay, vừa hỗ trợ tốt khách hàng thực hiện sản xuất kinh doanh tốt).
Bảy là, giải pháp mở quỹ tích lũy: Cũng đã đến lúc cần nghĩ đến chiến lược dài
hạn, COVID-19 đặt ra những thách thức chưa từng có với chuỗi giá trị toàn cầu khi gây
gián đoạn đối với cả cung và cầu hàng hóa, do vậy, đã đến lúc nghĩ đến việc tích lũy dự
phòng dôi dư cần thiết tùy theo quy mô, theo đánh giá thực trạng tài sản trong danh mục
để có tích lũy hợp lý.
Tám là, thực hiện trích lập dự phòng: Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng kịp
thời các nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như là một quỹ đỡ cho các
ngân hàng, giúp các ngân hàng cân đối và điều hành các chỉ số ngân hàng một cách chủ
động.
Chín là, đẩy nhanh tiến độ số hóa: Trong đại dịch, để vừa tránh được việc giao
dịch trực tiếp, đồng thời giảm chi phí và gia tăng sức mạnh nội lực cho các ngân hàng, thì
nhiệm vụ số hóa các sản phẩm và các giao dịch là cực kỳ cần thiết và quan trọng. 
Cuối cùng là, thực hiện kiện toàn hệ thống quy trình và đào tạo cán bộ: Việc luôn
nâng cao năng lực, cũng như cập nhật, thay đổi các hành vi, thói quen cho hoạt động
trong giai đoạn mới không đơn giản, do vậy, cần thiết kiện toàn lại hệ thống quy định,
quy trình theo hướng số hóa và thực hiện đào tạo nhằm nắm bắt và nâng cao khả năng hội
nhập theo tình hình mới.

23
KẾT LUẬN

Hệ thống tài chính là một tổng thể bao gồm các chủ thể dư thừa và thiếu hụt vốn,
tổ chức tài chính, thị trường tài chính, các tổ chức quản lý giám sát và điều hành để tổ
chức phân bổ nguồn lực tài chính theo thời gian. Thị trường tài chính và các trung gian
tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn
vốn trong nền kinh tế. Khi hoạt động của các chủ thể này chịu sự căng thẳng sẽ ảnh
hưởng đến tính toàn vẹn, khả năng trung gian của hệ thống tài chính, ảnh hưởng đến các
hoạt động của nền kinh tế thực. 
Có thể nói trung gian tài chính là các định chế tài chính chuyên hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các tổ
chức này là tập trung các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử dụng số vốn đó cung
ứng cho những chủ thể có nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính - tiền tệ cho
khách hàng
Từ những phân tích trên cho thấy, các định chế trung gian tài chính đã góp phần
mang lại lợi ích cho chủ thể tiết kiệm và chủ thể vay vốn, từ đó, góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cho nền kinh tế.

24
DANH MỤC THAM KHẢO

Lê Mai Anh (2021). Ngân hàng thương mại cổ phần – khái niệm, đặc điểm và vai
trò trong nền kinh tế, https://luatminhkhue.vn/ngan-hang-thuong-mai-co-phan-
%E2%80%93-khai-niem-dac-diem-va-vai-tro-trong-nen-kinh-te.aspx#2-khai-niem-phan-
loai-va-dac-diem-cua-ngan-hang-thuong-mai-co-phan, truy cập tháng 3/2022.
H. Chung (2021). Ngân hàng và nỗi lo rủi ro gia tăng nợ xấu sau đại dịch, CỔNG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THÁI NGUYÊN,
https://thainguyen.gov.vn/kinh-te/-/asset_publisher/Z79abUzQC1Ql/content/ngan-hang-
va-noi-lo-rui-ro-gia-tang-no-xau-sau-ai-dich/20181, truy cập tháng 3/2022.
Vũ Xuân Dũng (2012). Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ, NXB Thống Kê, Hà
Nội.
Lê Thị Hạnh ( 2020). Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Vietcombank,
https://tailieumau.vn/de-tai-quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-ngan-hang-vietcombank-hot/,
truy cập tháng 3/2022.
Nguyễn Thanh Phong (2021). Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam, TẠP CHÍ TÀI CHÍNH, https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/giai-
phap-han-che-rui-ro-tin-dung-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-331167.html, truy
cập tháng 3/2022.
Huy Thắng (2022). Năm 2021: Vietcombank thực hiện thành công 'đa mục tiêu',
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ, https://baochinhphu.vn/nam-2021-vietcombank-thuc-
hien-thanh-cong-da-muc-tieu-102220111092827937.htm, truy cập tháng 3/ 2022.
Quỳnh Trang (2022). Vietcombank lãi hơn 27.000 tỷ, giữ ngôi đầu bảng lợi nhuận
ngành ngân hàng, VNEXPRESS, https://amp.vnexpress.net/vietcombank-lai-hon-27-000-
ty-giu-ngoi-dau-bang-loi-nhuan-nganh-ngan-hang-4422512.html, truy cập tháng 3/2022.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank),
www.vietcombank.com.vn
Giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các trung gian tài chính trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, https://123docz.net//document/106916-giai-phap-thuc-day-su-tham-gia-
cua-cac-trung-gian-tai-chinh-tren-thi-truong-chung-khoan-viet-nam.htm, truy cập tháng
3/2022.
Đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại Thương VietcomBank VN,
https://khotrithucso.com/doc/p/danh-gia-hoat-dong-kinh-doanh-cua-nhtmcp-ngoai-
thuong-265441, truy cập tháng 3/2022.

25
26
BẢNG ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 12

STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH NHIỆM VỤ ĐÁNH GIÁ ĐIỂM


VIÊN
112 Nguyễn Đức Tú 21D180204 Làm
powerpoint
113 Nguyễn Thanh 21D180151 Làm chương 3
Tùng
114 Nguyễn Thị 21D180150 Thuyết trình
Kim Tuyến
(NT)
115 Nguyễn Minh 21D180152 Làm chương 2
Uyên (TK) phần 2.2
116 Lê Cẩm Vân 20D220196 Làm chương 1
phần 1.2
117 Quản Thị Thanh 21D180205 Làm chương 2
Vân phần 2.3
118 Phan Thị Cẩm 20D100132 Làm word
Vi
119 Tống Trường 20D300068 Làm chương 2
Xuân phần 2.1
120 Đoàn Thị Hải 21D180153 Làm chương 1
Yến phần 1.2
121 Lê Hải Yến 21D180206 Làm chương 1
phần 1.1
122 Nguyễn Minh 21D180010 Làm chương 1
Yến phần 1.3

27

You might also like