You are on page 1of 3

20:50, 29/06/2022 LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3

Trang chủ (/) Danh mục khoá học (/tat-ca-khoa-hoc) BUH EBOOK LUẬT KINH DOANH (/khoa-hoc-4652933601820672) CHƯƠNG 3: HỢP

ĐỒNG (/bai-hoc/chuong-3-hop-dong-4773789283909632) LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3 (/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-3-6125232553197568)

CHƯƠNG 3: HỢP ĐỒNG


3.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng

  3.1.1 Khái niệm


Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều

385 BLDS 2015)


Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc

xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại.

  3.1.2 Đặc điểm


- Có sự biểu lộ ý chí và thống nhất ý chí của ít nhất 2 bên chủ thể, không trái PL, đạo đức xã hội

- Được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào mà PL không cấm, trừ trường hợp các quy định về hình thức là điều

kiện có hiệu lực của hợp đồng


- Sự thống nhất ý chí của các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự

3.1.3 Phân loại

- Căn cứ trên nội dung: Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng vận chuyển hàng hóa, Hợp đồng trong xây

dựng cơ bản, Hợp đồng li-xăng, Hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật, Hợp đồng hợp tác kinh

doanh, Hợp đồng sản xuất, dịch vụ, Hợp đồng đại lý thương mại,…

- Căn cứ vào chủ thể có nghĩa vụ: Hợp đồng đơn vụ và Hợp đồng song vụ (HĐ song vụ là HĐ mà mỗi bên đều có

nghĩa vụ đối với nhau; HĐ đơn vụ là HĐ mà chỉ một bên có nghĩa vụ)

- Căn cứ vào tính chất của Hợp đồng: Hợp đồng chính và Hợp đồng phụ (HĐ chính là HĐ mà hiệu lực không phụ

thuộc vào HĐ phụ; HĐ phụ là HĐ mà hiệu lực phụ thuộc vào HĐ chính)

- Căn cứ khác (Điều 402 BLDS 2015): Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ 3, Hợp đồng có điều kiện.

3.2 Hình thức của hợp đồng


Gồm 3 hình thức (căn cứ Điều 119):


- Bằng lời nói

- Bằng hành vi

- Bằng văn bản:

Bằng VB có công chứng

Bằng VB có chứng thực

Bằng VB và đăng ký

Bằng VB và phải xin phép

Tương đương VB: điện báo, telex, fax… (thông điệp dữ liệu). Hợp đồng bắt buộc bằng văn bản như: HĐ mua

bán hàng hoá quốc tế, HĐ dịch vụ khuyến mại, HĐ dịch vụ quảng cáo thương mại, HĐ dịch vụ trưng bày, giới

thiệu hàng hóa, dịch vụ,  HĐ dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, HĐ đại diện cho thương

nhân, HĐ ủy thác mua bán hàng hóa, HĐ đại lý, HĐ gia công,...

3.3 Nội dung của hợp đồng


Nội dung của hợp đồng cơ bản gồm: quyền của các bên tham gia HĐ và nghĩa vụ của các bên tham gia HĐCăn

cứ theo Điều 398 BLDS 2015, các bên trong hợp đồng có thể “thỏa thuận” về nội dung (tuy nhiên thỏa thuận giao

kết HĐ về những nội dung không trái PL, đạo đức XH) hoặc các bên có thể có một số điều khoản cơ bản trong

hợp đồng được quy định tại Khoản 2 Điều 398 BLDS 2015.

Trong điều khoản hợp đồng gồm có 3 loại điều khoản: điều khoản cơ bản, điều khoản tùy nghi và điều khoản

thông thường.

3.4 Giao kết hợp đồng


Giao kết hợp đồng là việc các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách bàn bạc, trao đổi, thương lượng với

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-3-6125232553197568 1/4
20:50, 29/06/2022 LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3

nhau theo các nguyên tắc và trình tự nhất định nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự

Giao kết hợp đồng là bước đầu tiên xác lập quan hệ pháp luật dân sự theo hợp đồng

Hợp đồng đã giao kết hay chưa? nội dung HĐ là gì? có vi phạm HĐ hay không? …

* Chú ý:

Nguyên tắc giao kết hợp đồng

Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực & ngay thẳng

Tự do giao kết HĐ nhưng ko trái PL, ĐĐXH

Trình tự giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng --> Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

      i. Đề nghị giao kết hợp đồng:


Đề nghị giao kết HĐ là việc thể hiện rõ ý định giao kết HĐ và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị

đối với bên đã được xác định cụ thể


Là hành vi đơn phương của một bên nhằm biểu lộ ý chí của mình về việc muốn cùng bên kia tạo lập một hợp

đồng với những nội dung và điều kiện xác định


Đặc điểm: Đề nghị phải xác thực và thể hiện rõ ý định giao kết HĐ, bên đề nghị phải chịu sự ràng buộc về đề

nghị.

Hiệu lực: ▪ Thông báo về đề nghị được gửi dưới mọi hình thức (thư tín, điện tín, fax, telex, điện thoại…) ▪ Đề nghị
chỉ có hiệu lực khi được truyền đạt đến người nhận theo các nguyên tắc truyền tin ▪ Nếu đề nghị có xác định thời

hạn trả lời thì trong thời hạn đó, bên đề nghị ko được đưa ra cùng lời đề nghị đó cho bên thứ 3.

Đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại (Điều 389 BLDS 2015); hủy bỏ (Điều 390 BLDS 2015); chấm

dứt đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 391 BLDS 2015)

     ii. Chấp nhận giao kết hợp đồng

Theo quy định BLDS 2015, khi chấp nhận giao kết hợp đồng cần đảm bảo đủ 3 điều kiện sau:

Tuyên bố chấp nhận đề nghị

Vô điều kiện, toàn bộ, trong hạn, hình thức hợp lệ

Không thay đổi, đưa thêm yêu cầu khác

Thời điểm giao kết hợp đồng (Điều 400 BLDS 2015)

Địa điểm giao kết hợp đồng (Điều 399 BLDS 2015)

Địa điểm GKHĐ có ý nghĩa khi:

HĐ có điều khoản, ngôn từ khó hiểu ® giải thích theo tập quán tại địa điểm GKHĐ

Ko thể xác định giá dịch vụ của HĐ ® giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết

hợp đồng

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng (Điều 401 BLDS 2015)

Thời điểm giao kết HĐ

Thời điểm do các bên thoả thuận

Sau khi được công chứng, chứng thực

Sau khi đăng ký giao dịch bảo đảm

Từ khi giao tài sản

Sau khi hết một thời hạn (HĐ bảo hiểm)

3.5 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Chủ thể tham gia giao kết có NL chủ thể, thẩm quyền

Mục đích & nội dung ko vi phạm điều cấm của PL/trái đạo đức XH

Chủ thể tham gia giao kết hoàn toàn tự nguyện

Hình thức phù hợp với quy định của PL

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-3-6125232553197568 2/4
20:50, 29/06/2022 LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3

3.6 Hợp đồng vô hiệu

Vô hiệu tuyệt đối

Vô hiệu tương đối

Vô hiệu toàn phần

Vô hiệu một phần

3.7 Vi phạm hợp đồng và chế tài

Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng

nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của PL.

Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia

không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm khi chứng minh được các trường hợp miễn trách nhiệm.

Các loại chế tài:


1. Buộc thực hiện đúng HĐ.


2. Phạt vi phạm .

3. Buộc bồi thường thiệt hại


4. Tạm ngừng thực hiện HĐ.


5. Đình chỉ thực hiện HĐ.

6. Hủy bỏ HĐ.

7. Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của PL VN, điều ước QT mà

CHXHCN Việt Nam là thành viên & tập quán TM QT.


Phạt vi phạm

+ Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu  bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm HĐ nếu trong HĐ

có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại  Điều 294 của luật này. (Đ300 LTM 2005)

+ Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ HĐ hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong

HĐ, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ HĐ bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của luật này.

(Đ301 LTM 2005)


Bình luận  

LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3

BÀi TẬP CHƯƠNG 3

at
lytm211010hs@phuocvinh.sgdbinhduong.edu.vn

Điểm kinh nghiệm: 255

Bài học gần đây: LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3 (/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-3-6125232553197568)

TIỆN ÍCH

Tài liệu 0
(/tai-lieu-4652933601820672)

Thành viên 31 (/thanh-vien-4652933601820672)

 Lịch học 0
(/lich-hoc-4652933601820672)

􏌨
 Ghi chú
(/ghi-chu-4652933601820672)

THÔNG TIN

https://onthisinhvien.com/bai-hoc/ly-thuyet-chuong-3-6125232553197568 3/4

You might also like