You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN THI MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

DL: 23H59 10/11

Tham khảo được gì hay đó :> tham khảo này phải check lại r hãy chôm nha mn

Lưu ý:
- Lỗi cẩu thả và dơ, k nghiêm túc => trừ điểm nặng, trừ trừ trừ đến kiếp sau
- Dùng thước để gạch bỏ
- Dùng bút viết rõ để dễ đọc
- K sử dụng tài liệu, 75p, 3 câu với 7749 ý nhỏ
- Nêu 1 vài vd nhỏ là đủ

Câu 1. Hãy giải thích và cho ví dụ minh họa cho mỗi khái niệm sau:
a. Giá trị được chia sẻ = espoused value (shared values)
- Giá trị: là cái đúng, cái hay, cái đẹp, cái phù hợp được một cộng đồng người tán
thành và chi phối hành vi của họ. Giá trị mang tính tương đối về không gian và thời
gian.
- Chia sẻ: cùng, chung, giống nhau, đồng thuận.
=> Vậy giá trị được chia sẻ là việc một cộng đồng có cùng/đồng thuận các giá trị.
Vd: Tập quán, niềm tin của 1 cộng đồng; những người cùng tôn giáo thì có những giá
trị chia sẻ chung.
Mỗi một thành viên của tôn giáo có cùng chung giá trị, con rồng cháu tiên. Nho giáo
thì “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”.
b. Lập trình tâm thức (mind programming)
Là quá trình thủ đắc, tiếp thu giá trị trong quá trình con người lớn lên, các giá trị
được cài đặt vào tâm trí con người, quy định và điều chỉnh hành vi ứng xử của con
người từ lúc nhỏ để lúc trưởng thành thông qua nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Từ Tấm Cám, ta đã được lập trình “ở hiền gặp lành”.
c. Quan niệm ẩn (giả định ngầm) (Underlying assumptions) ( phân biệt quan niệm
ẩn và lập trình tâm thức)
Là các giá trị khi được lập trình tâm thức sẽ đi vào vô thức và nó mặc định điều
chỉnh hành xử của con người nhưng họ có thể biết hoặc không biết.
Ví dụ: Truyền thống “tôn sự trọng đạo”: khi thầy bước vào lớp cả lớp sẽ đồng loạt
đứng lên.
 Phân biệt lập trình tâm thức và giả định ngầm
Lập trình tâm thức là sự thủ đắc, tiếp thu, học hỏi trong quá trình lớn lên, phát triển.
Giả định ngầm: các giá trị đi vào vô thức, mặc định điều chỉnh hành xử của con người

d. Sức ì văn hóa (inertia)


Là thứ tạo ra rào cản, sự miễn nhiễm, ngăn chặn, kháng cự với sự tiếp thu cái mới, với
sự thay đổi vì đã thành quán tính.
Ví dụ: các nhà quản trị có nhiều kinh nghiệm thường không thay đổi suy nghĩ của
mình với vấn đề hiện đại phần vì cái tôi, phần vì địa vị dẫn đến lỗi thời.

Câu 2. Hãy trình bày thật ngắn gọn bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt 3 lớp
( levels) của văn hóa doanh nghiệp theo Edgar H.Schein.
Cho biết tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi thuộc tầng nào trong 3 tầng nói
trên? Giải thích?

Nếu yêu cầu vẽ hình thì vẽ hình tam giác ngược, chữ tiếng Anh, ngoài hình kế bên
viết tiếng Việt

• Lớp 1:  Cấu trúc, quy trình hữu


hình (Artifacts): Biểu hiện bề nổi,
quá trình hay cấu trúc hữu hình hay
còn được gọi là các tạo tác của
doanh nghiệp (thiết kế văn phòng,
logo, đồng phục, cách thức chào hỏi,
các quy định về hành vi ứng xử,…. )
• Lớp 2: Giá trị được chia sẻ
(espoused values) bao gồm sứ mạng,
tầm nhìn, các giá trị cốt lõi, mục tiêu
chiến lược và triết lý của tổ chức.
• Lớp 3: Các quan niệm ẩn, giả định
ngầm (Basic Underflying
assumptions): là những niềm tin,
giá trị mà người lãnh đạo lập trình cho doanh nghiệp. Đây là cội rễ của 2 lớp bên
trên.

Kết luận rút ra của sự phân tích cấu trúc 3 lớp của Văn hóa doanh nghiệp:
- Không đồng nhất lớp 1 vs VHDN: đó chỉ là những biểu hiện của VHDN, muốn
hiểu VHDN phải đi vào thực chất, những biểu hiện chiều sâu, cái lõi của
doanh nghiệp
- Lớp 2 (Espoused Value): Nói lên tính nhân văn (đạo kinh doanh của doanh
nghiệp): liên quan đến triết lý, lý tưởng, sứ mệnh.
- VHDN gắn liền vs lãnh đạo: VHDN với lãnh đạo giống như hai mặt của đồng
tiền, không bao giờ có VHDN mạnh nếu lãnh đạo yếu, không gương mẫu;
ngược lại muốn có VHDN mạnh thì lãnh đạo phải mạnh, nói phải đi đôi với
làm.
- Cần phân biệt VH danh nghĩa (nominal culture) và VH thực chất (real
culture).
- Quan niệm ẩn của doanh nghiệp bắt nguồn từ lãnh đạo (lãnh đạo là người lập
trình cho doanh nghiệp), nếu muốn thay đổi VHDN cần phải “tẩy não”, thay
đổi (unlearned) người lãnh đạo.
Cho biết tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi thuộc tầng nào trong 3 tầng nói trên?
Giải thích?
Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi có thể thuộc vào 3 lớp tùy vào mức độ
xem xét. 
- Nếu chúng là những đối tượng hữu hình sẽ thuộc vào lớp thứ 1
(Artifacts). 
- Nếu chúng có yếu tố nói đến đạo kinh doanh của doanh nghiệp thì thuộc
lớp thứ 2 (Espoused values).
- Còn nếu xem xét tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi đến từ lãnh đạo, có vai
trò chi phối lớp 1 thì thuộc lớp 3 (Basic Underlying Assumptions).

Câu 3.
- Thế nào là văn hóa danh nghĩa (nominal culture) và văn hóa thực chất (real
culture):
Ở lớp thứ hai này chúng ta cần phân biệt văn hóa danh nghĩa (nominal culture) và văn
hóa thực tế (real culture) của cả lãnh đạo lẫn nhân viên.
- Văn hóa danh nghĩa (nominal culture): Những gì doanh nghiệp nói thể hiện ở
tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, câu khẩu hiệu,...
- Văn hóa thực tế (real culture) là những gì doanh nghiệp làm: cư xử của doanh
nghiệp đối với khách hàng và nội bộ.
 Đòi hỏi phải có sự nhất quán giữa nói và làm, nếu nói hay thì chỉ là khoe mẽ
- Giải thích tại sao nói văn hóa doanh nghiệp chính là “nhân cách” của doanh
nghiệp?
“Nhân cách” thì ổn định, lâu dài, nội tại, bền vững, không hào nhoáng và đặc
biệt là có sự thống nhất giữa tuyên bố và hành động. 
VHDN thì rất ổn định và khó thay đổi vì nó tiêu biểu cho các giá trị đã lập trình
sâu trong tâm thức. Bên cạnh đó VHDN cần có sự nhất quán giữa VH danh
nghĩa và VH thực tế, tức là DN phải thể hiện ra bên ngoài rằng DN thực hiện
các tuyên bố đó như thế nào. Vì vậy, ta nói VHDN chính là “nhân cách” của
DN.

Câu 4. Hãy cho biết khái niệm và tính chất của sứ mạng và giá trị cốt lõi? Điểm
khác nhau cơ bản giữa sứ mạng và tầm nhìn theo Jim Collins?

Giá trị cốt lõi: là những nguyên lý cơ bản và bất biến của một tổ chức. Giá trị cốt lõi
là một nhóm nhỏ những nguyên tắc mang tính dẫn đường, bất biến và không cần giải
thích: Chúng có những giá trị và tầm quan trọng nội tại đối với những thành viên tổ
chức.
Tính chất:
+ Không có một bộ giá trị cốt lõi đúng đắn cho tất cả mọi công ty
+ Không nên thay đổi giá trị cốt lõi để phù hợp với yêu cầu thị trường, ngược lại, công
ty nên thay đổi thị trường (nếu thấy cần thiết) để giữ vững những giá trị cốt lõi của nó.
Sứ mạng: Lý do tồn tại, lẽ sống, hoài bão, ta đem lại cho ai cái gì
 Tính chất của sứ mạng:
+ Sứ mạng là bất biến, (timeless guiding principles) tồn tại đến hàng trăm
năm không thay đổi.
+ Công ty không bao giờ đạt được sứ mạng, nó như những ngôi sao trên
trời, cứ theo đuổi hoài mà không bao giờ đạt được.
+ Nó chỉ có vai trò truyền cảm hứng (inspiring) cho công ty mà thôi.

Tầm nhìn : Ta cần đạt được gì cho mình trong tương lai. Là các mục tiêu có thể định
lượng hoặc định tính nhưng thường là định tính (Objectives) mà công ty cần đạt được
trong khoảng thời gian nhất định.
Đặc điểm: Tầm nhìn chỉ ra mục tiêu hay sứ mạng của công ty.
Điểm khác biệt cơ bản với sứ mạng là tầm nhìn trả lời câu hỏi: Đạt
được gì cho ta trong tương lai? (20,30 năm, ...)

Câu 5.
a. Hãy giải thích tại sao lại đề cập văn hóa dân tộc trong môn học này
b. Hãy cho biết những điều lưu ý khi nghiên cứu văn hóa dân tộc trong môn học
này?
b.
(1) Môn học này không nghiên cứu ở góc độ văn hóa mà chỉ nghiên cứu ở cấp độ kinh
doanh.
(2) Không nên máy móc cho rằng mỗi nền văn hóa đều chỉ bao gồm các quan niệm ẩn
có tính một chiều mà lại không có chiều ngược lại. Vấn đề là quan niệm ẩn nào mang
tính chất chủ đạo, để diễn đạt tính chất chủ đạo ấy các nhà văn hóa sử dụng khái niệm
“trọng”.
(3) Tuy bị lập trình bởi văn hóa dân tộc nhưng người lãnh đạo có mang hay không và
mức độ nào các giá trị văn hóa dân tộc vào doanh nghiệp của mình để lập trình doanh
nghiệp tùy thuộc vào cái tài và phong cách của họ.
(4) Khi đối diện với đối tác từ 1 nền văn hóa xa lạ hoặc đối lập mình, chúng ta không
nên nặng về đúng/sai mà chúng ta nên áp dụng quy tắc 3R: recognize, respect,
reconcile.

a. Quan niệm ẩn của DN xuất phát từ quan niệm ẩn của lãnh đạo. Lãnh đạo học được
những giá trị, kiến thức từ trường lớp, DN trong và ngoài nước và từ văn hóa dân tộc–
cái mà người lãnh đạo đã tiếp nhận trong quá trình lớn lên. Vì vậy, để hiểu được
VHDN thì phải hiểu được văn hóa lãnh đạo của người lãnh đạo, mà trước hết là phải
hiểu được văn hóa dân tộc – cái đóng góp một phần nên sự hình thành quan niệm ẩn
của người lãnh đạo.
Câu 6. Hãy viết ra đầy đủ bằng tiếng Anh và tiếng Việt các quan niệm ẩn thuộc
dimension 4 mà bạn đã được học
1. Power distance: khoảng cách quyền lực
2. Individualism – Collectivism: Trọng cá nhân – Trọng tập thể
3. Universalistic – particularistic: Bình đẳng trước pháp luật – Thiên vị (trọng giá trị
chung – trọng giá trị riêng)
4. Specific – Diffuse: Tách bạch – Nhập nhằng
5. Affective – Neutral: Lộ cảm – Kìm nén cảm xúc
6. Achievement – Ascription: Quyền thế tự tạo – quyền thế do ban tặng
7. Masculinity – Femininity: Dương tính – Âm tính
8. Low context – High context: Giao tiếp trong bối cảnh thấp – Giao tiếp trong bối
cảnh cao.
9. Deal focus - Relationship focus: Trọng đàm phán – Trọng quan hệ

Câu 7. Hãy nêu các đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam? Hãy trình bày một số
bệnh hoặc thói hư tật xấu của người Việt có nguồn gốc từ tính cộng đồng tình cảm
theo kiểu làng xã (theo GS Trần Ngọc Thêm)
5 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM:
- Tính cộng đồng
- Tính ưa hài hòa
- Tính trọng âm
- Tính tổng hợp
- Tính linh hoạt
11 THÓI HƯ TẬT XẤU
- Thói dựa dẫm ỷ lại
- Thói cào bằng, đố kỵ
- Bệnh hẹp hòi, ích kỷ, bè phái
- Bệnh sĩ diện, háo danh
- Bệnh thành tích
- Bệnh phong trào
- Bệnh hình thức
- Bệnh nói xấu sau lưng
- Bệnh vô cảm, chặt chém
- Tật ham vui, thích “tám”
- Bệnh triệt tiêu cá nhân

Câu 8. Hãy trình bày các tiêu chí cơ bản phân biệt giữa văn hóa trọng âm
( femininity) và trọng dương (masculinity)? Hãy cuho biết các hệ quả của nền
văn hóa trọng âm của Việt Nam?

Masculinity Femininity

- Trọng vật chất - Trọng tinh thần

- Trọng lợi (profit based) - Trọng danh (name based)

- Trọng thế tục - Trọng tâm linh

- Trọng sức mạnh - Trọng sự hòa hợp

- Trọng cạnh tranh - Trọng quan hệ

- Trọng tài (talent based) - Trọng đức (virtue based)

- Khẳng định (assertiveness) - Khiêm tốn

Tính trọng âm, cũng như tính cộng đồng, những phi giá trị nảy
sinh từ tính trọng âm cũng khá nhiều. Trong đó tiêu biểu là 7 thói hư tật
xấu:
1. Bệnh thụ động, khép kín, bảo thủ
2. Bệnh chậm chạp lề mề
3. Bệnh tủn mủn, thiếu tầm nhìn
4. Bệnh đối phó
5. Bệnh thiếu bản lĩnh, tự ti, nhu nhược, yếu đuối:
6. Bệnh sùng ngoại
7. Bệnh hám lợi
Kết luận, văn hóa “âm tính” có thể kéo những người giỏi muốn nổi trội
lên. Vì vậy, chúng ta cần phải biết phát huy .những điểm mạnh như
khiêm tốn đúng lúc nhưng lại không khiến nó trở thành cách sống, biết
cảm thông cho người khác và bài trừ, loại bỏ các điểm tiêu cực trong
nền văn hóa trọng âm.

Câu 9. Thế nào là văn hóa trọng deal và trọng quan hệ ?


Cho vài ví dụ minh họa về văn hóa trọng quan hệ ở VN?
Trọng deal Trọng quan hệ

quen nhau nhanh chóng, hời hợt trên bề mức độ quan trọng mà các xã hội quan
mặt. Người ta có thể dễ dàng quen nhau, niệm về các mối quan hệ rộng rãi và sự
ngoài mặt tỏ vẻ rất xởi lởi thân tình tin cậy lẫn nhau cần thiết phải có như là
nhưng thật ra họ rất kín đáo một điều kiện tiên quyết để làm ăn với
các đối tác

Giao tiếp trực tiếp (Cold call) Giao tiếp gián tiếp (cần trung gian giới
thiệu, trung gian có thể là doanh nghiệp
bạn, hiệp hội thương mại…)

Đừng hi vọng các mối quan hệ là cần Hãy bền chí thiết lập mối quan hệ tin cậy
thiết cho kinh doanh và các thỏa thuận làm chìa khóa cho sự thành công trong
kinh doanh không lâu dài kinh doanh.
Quyết định có làm ăn hay không phụ Cần mời đối tác các hoạt động chiêu đãi,
thuộc vào các vấn đề tài chính và môi xã giao, quà tặng…
trường

Tập trung vào công việc, ít bàn về những Nếu đi thẳng vào bàn luận về kinh doanh
chuyện bên lề khác vì xem đó là vô ích bị xem là nông cạn. Nên bàn về những
vấn đề như lịch sử, văn hóa, gia đình

Ví dụ về văn hóa trọng quan hệ ở VN:

- Ví dụ: Có rất nhiều quốc gia trọng quan hệ nhưng ở Việt Nam có sự câu kết
của doanh nghiệp với quan chức (Ví dụ như vụ việc tập đoàn Tân Hoàng Minh
đã hủy cọc lô đất tại Thủ Thiêm sau khi đã đẩy giá lên 2,5 tỷ đồng/1m2 và phát
hành trái phiếu trái quy định của pháp luật).

You might also like