You are on page 1of 31

Chương 1:

TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA


DOANH NGHIỆP
4. Các cấp độ của VHDN
Một số cách thức phân tích yếu tố cấu thành của VHDN
=> Thảo luận: Những ý nghĩa/ giá trị cảm nhận được từ Amazon logo.
=> Gợi ý:
 Những cảm nhận khi quan sát Logo (biểu tượng, kết cấu,
màu sắc của logo,…)
 Phân tích các ý nghĩa ẩn chứa bên trong
 Cấp độ văn hóa: mức độ cảm nhận các giá trị văn hoá trong
DN.
 VHDN được chia thành Ba cấp độ (Edgar H. Schein, 2004).

Þ Cách tiếp cận này đi từ hiện tượng (những biểu hiện hữu
hình) đến bản chất bên trong của VHDN (các giá trị ngầm
định/ niềm tin căn bản). Lớp ở giữa là những niềm tin, giá
trị, chuẩn mực và quy tắc hành xử chung được các thành
viên của DN đồng thuận.
Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình

a) Kiến trúc đặc trưng (Kiến trúc ngoại thất, cách bài trí thiết kế nội
thất công sở);
b) Các biểu tượng, logo, trang phục, mẫu mã sản phẩm,...;
c) Ngôn ngữ, khẩu hiệu;
d) Mẩu chuyện, tấm gương điển hình;
e) Các ấn phẩm điển hình (Bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo
thường niên, tài liệu giới thiệu về DN, sổ vàng, tài liệu quảng
cáo,...);
f) Các nghi lễ, các hoạt động sinh hoạt văn hóa;
a) Kiến trúc đặc trưng: thể hiện tính cách đặc trưng của DN &
tạo ấn tượng.
Þ Có thể có ảnh hưởng đến hành vi con người về cách thức
giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc;
Þ Có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược
của DN;
Þ Chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và
trưởng thành của tổ chức, các thế hệ nhân viên.
 Kiến trúc đường cong
mềm mại lấy cảm hứng từ
logo Viettel;
 Toàn bộ mái tòa nhà được
phủ xanh, vuốt cong từ
dưới chân lên thể hiện
khát vọng vươn cao,
vươn xa;

Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)
- Lô D26 khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội
 Mỗi tầng được thiết kế với
chức năng riêng;
 Không gian cây xanh bên
trong tòa nhà tạo không gian
mở, hiện đại mang tính kết
nối, linh hoạt vừa mang lại
hiệu quả tăng sức khỏe và
năng suất lao động.
 Cấu trúc, thiết kế và trang trí nội thất riêng
biệt, sáng táo, trẻ trung, kết hợp giữa các chức
năng => tính chuyên nghiệp, phong cách khác
biệt, độc đáo; kết hợp giữa hiện đại và mộc
mạc, gần gũi.
b) Biểu tượng, logo
 Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu,… đều chứa
đựng những đặc trưng của biểu tượng => truyền tải giá trị, ý nghĩa
tiềm ẩn cho người tiếp nhận;
 Biểu tượng khác: Logo; Đồng phục; Màu sắc chủ đạo của nhãn
hiệu;Mẫu mã sản phẩm,…;
Þ Diễn đạt giá trị chủ đạo mà DN muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay
truyền đạt;
Þ Giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ hình ảnh của
thương hiệu.
Biểu tượng chim hạc thể hiện ước mơ, niềm
khao khát bay cao, bay xa, làm chủ bầu trời; Màu
xanh của bầu trời là nơi mà các bạn sinh viên
luôn luôn ao ước hướng đến.

Thể hiện ý thức/ tinh thần tập thể, tình yêu nghề
và niềm tự hào về nghề nghiệp, sự chuyên
nghiệp; dễ nhận diện và đồng thời tạo thương
hiệu cho HVHK; giúp xây dựng một môi trường
giáo dục công bằng, bình đẳng.
c) Ngôn ngữ-khẩu hiệu:
 Câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, từ ngữ ví von ẩn dụ, ngôn ngữ ứng xử
hàng ngày, ngôn ngữ trong văn bản in ấn truyền bá văn hóa,…
Þ Truyền tải ý nghĩa cụ thể đến nhân viên và các bên hữu quan.

 British Airways - Hãng hàng không cả thế giới yêu thích => nhấn mạnh chất
lượng;
 Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt => đánh mạnh vào lòng tự hào dân tộc;
 Trung Nguyên – Khơi nguồn sáng tạo;
d) Mẩu chuyện, tấm gương điển hình
 Mẩu chuyện, giai thoại; Tấm gương điển hình, huyền thoại, hình
mẫu lý tưởng,..
Þ Thể hiện giá trị, chuẩn mực mà DN theo đuổi, phấn đấu, tôn trọng;
Þ Duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của DN và giúp thống nhất
về nhận thức của tất cả mọi thành viên.
e) Ấn phẩm điển hình: Bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường
niên, tài liệu giới thiệu về DN, tài liệu quảng cáo, sổ hướng dẫn sử
dụng, sổ bảo hành,...
Þ Làm rõ mục tiêu của DN, phương châm hành động, niềm tin và
giá trị chủ đạo, triết lý quản lý, thái độ của DN đối với người lao
động, người tiêu dùng, xã hội;
Þ Là căn cứ nhận biết và thực thi VHDN cho mọi thành viên; căn
cứ xác định tính khả thi và hiệu lực của VHDN đối với những
người hữu quan bên ngoài DN.
Giấy báo trúng tuyển với chủ
đề Bản đồ kho báu của Khoa
các khoa học liên ngành, ĐH
Quốc gia Hà Nội gồm một tấm
"Bản đồ kho báu" và giấy
báo trúng tuyển để trong ống
giấy có in hình ảnh của trường
và thắt dây trang trí.
=> Mong muốn các SV có thể
vượt qua mọi khó khăn thử
thách, tìm được đam mê của
chính bản thân mình và đi đến
thành công khi bước chân vào
giảng đường đại học“.
f) Lễ nghi, lễ kỷ niệm và các hoạt động sinh hoạt văn hóa: Được
dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động,
sự kiện VH-XH chính thức, trang nghiêm, tình cảm, được thực hiện
định kỳ hay bất thường (Lễ khai mạc, lễ tuyên dương, họp thường
niên, sinh hoạt chuyên môn, lễ hội, liên hoan,...)
Þ Được tổ chức vì lợi ích của những người tham dự;
Þ Thắt chặt/ củng cố các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của
DN;
Þ Truyền bá VHDN, tôn vinh, nhắc nhở và cải thiện giá trị nào đó mà
DN muốn hướng đến;
Þ Thể hiện những giá trị và triết lý của DN; thể hiện quan điểm và
cách tiếp cận của những nhà lãnh đạo, quản lý.
=> Thảo luận: Đặc điểm của cấp độ văn hóa này
=> Gợi ý:
 Phản ánh các giả định sâu sắc về VH; Dễ quan sát, đôi khi khó lý
giải;
Ví dụ:

 Chịu ảnh hưởng nhiều bởi tính chất của ngành nghề KD và quan
điểm của người lãnh đạo;
 Dễ thay đổi và chưa thể hiện hết những giá trị VH thực sự của
VHDN.
Cấp độ 2: Các giá trị được tuyên bố, đồng thuận và chia sẻ

 Được thể hiện dưới nhiều hình thức: Khẩu hiệu, Lời tuyên bố về
tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý KD, mục tiêu chiến lược, các chuẩn
mực hành vi,…
=> Được công bố công khai và rộng rãi.
 Là Kim chỉ nam cho hoạt động của mọi thành viên trong DN:
hướng dẫn cho nhân viên cách thức xử lý trong các tình huống
cụ thể, đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng
xử cho các thành viên mới trong môi trường DN.
VD: Triết lý KD của một DN “Khách hàng là thượng đế”
=> DN cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sao cho khách
hàng thấy mình được trân trọng và được phục vụ tốt nhất nhu cầu/
mong muốn của mình.
=> Để triết lý KD này được phổ biến, chia sẻ và đồng thuận trong
DN thì việc tuyên truyền cho toàn bộ nhân viên và quản lý là cần
thiết => DN sẽ xây dựng các bộ văn bản về nội quy/ quy định, quy
trình làm việc, quy chế,... trong DN để đảm bảo mọi việc được thực
hiện theo triết lý KD đã công bố.
=> Thảo luận: Đặc điểm của cấp độ văn hóa này

=> Gợi ý:
 Vẫn có thể nhìn, nghe thấy và cảm thấy;
 Thể hiện phần nào giá trị bên trong của VHDN và mang tính ổn
định tương đối (vẫn có khả năng thay đổi cao);
 Vẫn chịu ảnh hưởng của nhà quản trị nhưng ở mức độ thấp hơn
so với cấp độ 1.
Cấp độ 3: Niềm tin căn bản – Giá trị ngầm định

 Là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu trong tiềm
thức mỗi thành viên trong DN, trở thành điều mặc nhiên được
công nhận, thói quen, chân lý và chi phối mọi hoạt động của DN.
Þ Mức độ đồng thuận này là kết quả của những thành công lập đi
lập lại;
Þ Thể hiện qua các mối quan hệ giữa con người với môi trường,
giữa con người với con người, bản chất con người, bản chất hành
vi con người, bản chất sự thật và lẽ phải;
 Trong nền VHXH/ VH dân tộc cũng có các quan niệm chung ăn
sâu vào tâm trí của mọi người và trở thành điều mặc nhiên được
công nhận (hệ tư tưởng, phong tục, tập quán, nếp sống,...).
=> Thảo luận: Đặc trưng riêng của cấp độ VH này
=> Gợi ý:
 Vô hình, rất khó nhận ra vì ẩn sâu bên trong và cần thời gian để
tìm hiểu, phân tích;
 Rất khó thay đổi (vô thức, mang xu hướng hiển nhiên, chân lý,
không thể đối đầu);
 Thể hiện giá trị VH cao nhất của DN, giữ vai trò cực kỳ quan
trọng và là tài sản của DN.
Kết luận:
 3 cấp độ của VHDN tạo thành các lớp cấu thành VH khác nhau.
Lớp ngoài khá dễ thích nghi, dễ thay đổi. Lớp càng sâu, càng khó
điều chỉnh. Tuy nhiên các cấp độ trong VHDN lại tương thích, hòa
quyện với nhau cùng tạo nên các nét đặc trưng VH của từng DN;
 Việc nắm chắc 3 cấp độ của VHDN giúp cho DN bóc tách được
các thành phần quan trọng trong VHDN => đưa ra các chiến lược
trong quá trình tạo lập, xây dựng hay thay đổi VHDN.
XIN CẢM ƠN!

You might also like