You are on page 1of 8

ĐỀ 1.

PHÂN TÍCH BÀI THƠ “ CÂU CÁ MÙA THU” ( NGUYỄN KHUYẾN)

DÀN Ý
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: Nhà thơ của nông thôn, của quê
hương Việt Nam. Trong các thi phẩm, ông dành phần nhiều cho sắc màu mùa thu,
một nét đặc trưng mang đậm phong cách của ông....
- Bài thơ “Câu cá mùa thu”: Câu cá mùa thu được biết là một trong những tác
phẩm của chùm thơ Thu. Bài thơ là sự kết tinh của một tâm hồn đẹp, ấm áp, chất
chứa nhiều tâm tư đã chuyển tải một cách tinh tế trong bài thơ. Thi phẩm mang đến
một khung cảnh mùa thu hữu tình, chan hòa nhưng sâu trong đó là nỗi lòng u uất,
trầm tư của tác giả.
2. Thân bài
 LĐ 1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh, xuất xứ:
+ Bài thơ được trích trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến gồm ba bài thơ là
“Thu ẩm”. “Thu điếu”, “Thu vịnh”. Câu cá mùa thu hay còn có tên gọi là “thu
điếu”.
+ Bài thơ được ra đời trong thời gian nhà thơ về ở ẩn, từ bỏ những danh vọng, chán
với cuộc sống rối ren, ganh đua ở xã hội thời bấy giờ nên ông chọn chốn quê thanh
bình, làm bạn với thiên nhiên, cỏ cây.
- Bài thơ viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Văn tự: chữ Nôm
 LĐ 2. Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc
thuyền câu” bé tẻo teo;
+ Ao thu:
+/ “ lạnh lẽo”: cái lạnh của ao thu, của khí trời, của lòng người
+/ “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ ( phân tích số từ, danh từ chỉ
đơn vị, phân tích từ cùng trường)
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của
vùng đồng bằng Bắc Bộ.
⇒ bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa
thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường.
 LĐ 3. Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh
dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh
tế
⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình
dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
 LĐ 4. Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh
lặng.
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng,
nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện
rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại
hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng.
 LĐ 5. Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế
“Tựa gối buông cần”:
+ “ Buông”: Thả ra (thả lỏng), không để ý đến việc câu cá
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động.
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ
trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh
vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”, nhà thơ như mất phương hướng,
ngơ ngác kiếm tìm
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh
vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự
đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương.
 LĐ 6. Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu
hoạ của bức tranh phong cảnh
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
- Cách gieo vẫn “eo” và sử dụng từ láy tài tình
3. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước
thầm kín mà thiết tha
MỘT SỐ BÀI PHÂN TÍCH MẪU
Hướng dẫn viết mở bài:
TB; LĐ1 Khái quát chung
Tác giả Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909. Nguyễn Khuyến
hiệu là Quế Sơn, sinh tại Nam Định nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở xã Yên Đổ,
huyện Lục Bình, tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.
Tên gọi Tam Nguyên Yên Đổ xuất phát từ việc ông đỗ đầu cả ba kỳ thi từ năm
1864 đến năm 1871. 

Tuy đỗ đạt cao, nặng lòng với đất nước nhưng ông chỉ làm quan 10 năm.
Sau đó, ông cáo quan về quê dạy học và sống thanh bạch. Việc ông cáo quan
không có nghĩa là ông không yêu nước. Trong hoàn cảnh xã hội loạn lạc và không
muốn hợp tác với chính quyền thực dân Pháp nên cách duy nhất ông có thể làm là
cáo quan để giữ gìn tâm hồn thanh cao. 

Nhắc về Nguyễn Khuyến người ta nhớ đến những sáng tác thơ Nôm của
ông. Không chỉ châm biếm đả kích thực trạng xã hội, ông còn viết rất nhiều về
khung cảnh làng quê thanh bình…

Về bài thơ:
Bài thơ được viết bằng chữ Nôm thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn
ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt
Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của
Nguyễn Khuyến. “Thu điếu” - Câu cá mùa thu là tiếng thơ trong trẻo, đậm đà cảnh
sắc thiên nhiên của làng quê Bắc Bộ khi thu sang. Phân tích bài thơ Thu điếu chính
là tìm hiểu bức tranh thiên nhiên cùng nỗi lòng thi nhân. 
Hai câu đề: Sự rung động của tâm hồn thi sĩ trước mùa thu
Mở đầu bài thơ là khung cảnh quen thuộc với ao thu nước thu:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Điểm nhìn của thi nhân không ở khung cảnh rộng lớn bao la mà tầm mắt chỉ
thu hẹp lại trong  không gian “ao thu” đến điểm đứng “thuyền câu”. Sự thu hẹp của
không gian của tầm nhìn cũng dường như chính là sự thu mình của tác giả. 
- Đi vào thơ văn ta thường bắt gặp hình ảnh quen thuộc của sông, của biển
lớn. Nhưng Nguyễn Khuyến lại lựa chọn một hình ảnh đặc trưng của đồng bằng
Bắc Bộ – ao. Tính chất của ao ấy được gợi tả thông qua từ láy “lạnh lẽo”. Cái khí
trời mùa thu se se lạnh ấy thấm xuyên vào vạn vật tạo ra một sự lạnh giá không chỉ
ở cảnh vật mà còn là lòng người. 
-Nhà thơ sử dụng từ “trong veo” vừa gợi được sắc nước, lại vừa gợi được
sắc trời khi vào thu. Nước thu và trời thu thật khó tách bạch. Mặt nước lúc này như
tấm gương soi chiếu cả trời thu vào ấy.
-Nếu ở câu thơ đầu Nguyễn Khuyến đã mở ra không gian mùa thu thì ở câu
thơ tiếp theo mùa thu ấy lại hiện ra với sự nhỏ bé đơn côi của con người. “Một
chiếc thuyền câu” có lẽ chính là điểm tựa của nhà thơ. Từ không gian ao đã thu hẹp
lại thành “thuyền câu”. Và hình ảnh chiếc thuyền ngày càng nhỏ bé hơn bởi sự kết
hợp “bé tẻo teo”. 
Ao thu đã nhỏ nhưng chiếc thuyền câu ấy so với ao thu thì càng nhỏ hơn
chỉ như một chấm nhỏ mà thôi. Chính sự thu mình ấy khiến ta có một cảm giác cô
đơn đến rợn ngợp. Không gian như thấm đẫm nỗi buồn. Trong cái lạnh giá ấy
người ta cần tìm một hơi ấm nhưng ở đây chẳng có ai một sự vắng vẻ đến nao
lòng. Đó không chỉ là cảnh thiên nhiên bình thường mà là cảnh thiên nhiên được
nhìn qua đôi mắt của một người mang nặng tâm tư.
Hai câu thực: Những hình ảnh dân dã và bình dị của mùa thu làng quê
Đến hai câu luận, khung cảnh mùa thu càng hiện lên rõ nét hơn
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
-Màu xanh của nước cũng là màu xanh của mây trời. Sự chuyển động của
sóng nước chỉ dừng lại “theo làn hơi gợn tí”. Từng con sóng nhỏ lăn tăn nối đuôi
nhau. Không chỉ là sóng nước mà qua đó ta còn cảm nhận được sự chuyển động
của gió. Từng cơn gió thoảng qua làm mặt nước xao động. Có sự chuyển động
nhưng không gian không tươi vui rộn ràng mà lại càng chìm sâu vào lặng
im. Trong sự lặng im ấy, ta tưởng như có thể nghe thấy hơi thở của đất trời. 
-Nguyễn Khuyến trong sự thanh vắng ấy đã nghe được một thanh âm vô
cùng tinh tế của tiếng lá “khẽ đưa vèo”. Lá vàng vốn là một dấu hiệu nhận biết đặc
trưng của mùa thu “ngô đồng nhất diệp lạc thiên hạ cộng tri thu”. Vì vậy nhắc đến
mùa thu thi nhân thường luôn viết về lá vàng.
-“Đưa vèo” chính là một chuyển động nhanh và đầy dứt khoát. Từ “vèo”
không chỉ gợi được sự chuyển động mà còn gợi được hình dáng của vật thể chuyển
động – mỏng, dẹt, nhẹ. Âm thanh ấy gợi được cái sự yên tĩnh tuyệt đối. 
-Thế nhưng, để có thể lắng nghe được âm thanh ấy hẳn Nguyễn Khuyến phải
là một người tinh tế. Nhưng không dừng ở đó, chiếc lá “đưa vèo” còn gợi ra sự
thay đổi của thời thế cục diện đất nước. Tất cả diễn ra quá nhanh.  Trước sự chảy
trôi, Nguyễn Khuyến chỉ có thể ngậm ngùi bất lực mà chấp nhận. Từ cái nhìn toàn
diện chuyển sang cái nhìn cận cảnh. Ở hai câu thực đó, Nguyễn Khuyến chuyển
sang nhìn điểm, chi tiết.
Ở hai câu thực là một bức tranh thu với sắc xanh hài hòa cùng sắc vàng.
Màu xanh của sóng nước là phông nền để nổi bật cho màu vàng của lá thu. Gió
đưa, sóng gợn, lá bay những chuyển động ấy dường như cũng khẽ hơn để không
phá vỡ sự yên tĩnh của thiên nhiên.
Hai câu luận: Không gian tĩnh lặng mùa thu hướng vào chiều sâu 
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Không gian từ rộng đến hẹp, tầm nhìn cũng thay đổi từ khái quát đến cận
cảnh và giờ đây tầm nhìn ấy hướng lên trời xanh ngắt với những tầng mây "lơ
lửng". Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là "xanh ngắt":

"Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao


(Thu vịnh)
"Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt".
(Thu ẩm)
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt".
(Thu điếu)
-“Trời xanh ngắt” bầu trời đặc trưng của mùa thu. Màu xanh ấy như đã đạt
đến cực độ. Cái vắng lạnh của mùa thu đã lan tỏa khắp đất trời. Từ láy “lơ lửng” đã
diễn tả thành công cái trạng thái nửa như muốn trôi nửa như còn đang luyến tiếc
điều gì đó của những đám mây. Điều ấy khiến ta có cảm tưởng đám mây như đang
đứng yên. Sự kết hợp ấy đã khiến cho bầu trời như cao hơn rộng hơn. Không gian
cũng vì thế mà được mở rộng ra đến vô cùng. 
-Từ cái nhìn hướng lên trên, thi nhân nhanh chóng chuyển xuống mặt đất để
thấy “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Đường làng Bắc Bộ với những bụi tre
bụi trúc nối tiếp nhau hiện lên.
Khi phân tích bài thơ Thu điếu sẽ thấy con người được nhắc đến thông
qua hình ảnh “khách vắng teo”. Không gian chìm vào sự im vắng. Chờ người
nhưng người nào đến. Nguyễn Khuyến đang chờ đợi điều gì chăng?
Hai câu kết: Sự hòa hợp của con người với thiên nhiên trời thu 
Đến hai câu kết nhân vật trữ tình mới hiện ra rõ nét
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
-Tư thế của nhân vật trữ tình là tư thế dáng vẻ của một ông câu “tựa gối
buông cần”. HÌnh ảnh một ông già ngồi câu cá gợi ra một sự thanh cao, thoát tục,
nhàn nhã. Thế nhưng sự nhàn nhã ấy chợt bị khuấy động. Mọi thứ diễn ra “lâu
chẳng được”, chỉ trong một thời gian ngắn. Tấm lòng ấy dường như chỉ yên tĩnh
trong vài phút ngắn ngủi. Thời gian này tương xứng với cái “khẽ đưa vèo” của lá
vàng ở câu thơ trên. 
-Dường như thoáng một chút hờn dỗi bởi sự yên tĩnh bị cắt ngang. Nguyên
nhân dẫn đến sự xao động ấy chính âm thanh “đớp động”. “Đâu” có thể được hiểu
là từ phủ định cũng có thể là đại từ phiếm chỉ. Trong dòng thơ này, ta nên hiểu
“đâu” là đại từ phiếm chỉ. Tiếng cá vang lên từ nơi nào không xác định được. Một
thanh âm mơ hồ từ nơi xa vắng nào vang lên lại khuấy động cả một mặt hồ tĩnh
lặng và khuấy động tâm hồn thi nhân. 
Bài thơ nói về việc đi câu nhưng dường như đi câu đối với Nguyễn
Khuyến chỉ là cái cớ. Một cái cớ để ông thu vào tầm mắt cảnh thiên nhiên đất trời
vào thu. Một cái cớ để ông có những giây phút tĩnh tại suy nghĩ về thời cuộc. Đó là
lí do mà đi câu nhưng tâm hồn của ông không dành cho việc câu cá.
Hai câu kết tác giả lại một lần nữa sử dụng thành công nghệ thuật lấy
động tả tĩnh. Lấy cái động của sự vật để diễn tả cái tĩnh của không gian đồng thời
cũng thấy được cái động của tâm hồn. Xa lánh chốn lao xao quyền quý nhưng vẫn
nặng lòng với đất nước.
Đánh giá về nghệ thuật
Thành công của bài thơ đến từ sự đóng góp rất lớn của nghệ thuật. Nguyễn
Khuyến đã vận dụng tinh tế phép đối cũng như các bút pháp nghệ thuật trung đại
như lấy động tả tĩnh. Những hình ảnh quen thuộc của đồng quê Bắc Bộ cứ thế mà
đi vào trong thơ một cách thật đẹp, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế. Ngoài
ra, Nguyễn Khuyến còn tài tình trong việc sử dụng vần “eo”. Tuy đây là một tử
vận nhưng qua cách dùng của Nguyễn Khuyến lại mang đến những hiệu quả nghệ
thuật bất ngờ cho bài thơ.

You might also like