You are on page 1of 14

MỤC LỤC

Đặt vấn đề:.........................................................................................1


Giải quyết vấn đề:..............................................................................1
I. Lý luận về động cơ phạm tội:.................................................1
1. Khái niệm động cơ:................................................................1
2. Khái niệm động cơ phạm tội:................................................2
3. Phân loại động cơ phạm tội:.................................................4
4. Yếu tố tác động làm phát sinh động cơ phạm tội:................4
II. Động cơ phạm tội trong thực tiễn:.........................................7
Kết luận:..........................................................................................10
Danh mục tài liệu tham khảo:..........................................................11
Phụ lục:............................................................................................12

------------------------------
Đặt vấn đề:
Theo Maslow – nhà tâm lý học người Mỹ, con người tồn tại và phát
triển ai cũng có những nhu cầu của riêng mình tùy theo trình độ nhận thức,
môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý,... Chúng ảnh hưởng, chi phối,
là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn mình, và dần dần hình
thành động cơ cho con người. Dù vô thức hay có ý thức, động cơ luôn luôn
hình thành, không tách rời với ý thức, trở thành một hiện tượng tâm lý phức
tạp, đa dạng, nhất là khi động cơ đó thuộc về những tên tội phạm, thúc đẩy
chúng gây án. Và để tìm hiểu, làm rõ vấn đề động cơ trong thực hiện hành vi
phạm tội, em xin được phép chọn đề tài: “Động cơ phạm tội: lý luận và thực
tiễn” làm đề tài bài tập học kỳ.
------------------------------

Giải quyết vấn đề:


I. Lý luận về động cơ phạm tội:
1. Khái niệm động cơ:
Như đã nói ở trên, Maslow tiếp cận với động cơ với việc ông đưa ra
một hệ thống những nhu cầu được sắp xếp từ các nhu cầu sinh tồn cơ bản nhất
đến các nhu cầu mang tính người lớn hơn như các nhu cầu mang tính nhận
thức, xã hội, thẩm mỹ... Những động cơ đặc biệt của con người đã được nhận
diện bằng các kỹ thuật phóng chiếu trong đó các đối tượng phóng chiếu
những nhu cầu của mình lên các bức tranh. Như vậy theo Maslow thì động cơ
được hiểu như là nhu cầu, động cơ cũng mang tính thứ bậc, có cả động cơ
thuần túy sinh học và các động cơ mang tính văn hóa – xã hội – tính người,...
Lại theo Leonchive (Nhà tâm lý học Liên Xô) khi bàn tới cấu trúc của
hoạt động ông cho rằng: Cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố, 3
thành tố là hoạt động – hành động – thao tác thuộc về phía chủ thể, chúng tạo
nên nội dung đối tượng của hoạt động. Điều này có nghĩa rằng động cơ chỉ
xuất hiện trong hoạt động và nó chỉ nằm trong bản thân của khách thể hoạt

1
động. Cũng theo ông, hoạt động luôn hướng vào động cơ (nằm trong đối
tượng), đó là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Mục đích
chung là động cơ được cụ thể bằng những mục đích cụ thể, mục đích bộ phận
mà từng hoạt động hướng vào.
Từ đó có thể thấy, có rất nhiều các quan niệm khác nhau về động cơ
thông qua các lý thuyết của các tác giả khác nhau, song điểm chung thống
nhất trong cách nhịn nhận về hiện tượng tâm lý này là xem động cơ là sự định
hướng, kích thích, thúc đẩy và duy trì hành vi, hoạt động của con người. Trên
cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về động cơ, ta có thể rút ra được
khái niệm chung đó là: “Động cơ là yếu tố tâm lí phản ánh đối tượng có khả
năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt
động của chủ thể nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó.”
2. Khái niệm động cơ phạm tội:
Như đã phân tích ở trên, chúng ta đều hiểu rằng động cơ là yếu tố thúc
đẩy, đóng vai trò là đích cuối cùng của hoạt động, giúp duy trì hoạt động
trong suốt quá trình mà nó diễn ra. Động cơ được hình thành trên cơ sở nhu
cầu của con người, khi nhu cầu của con người đã được nhận thức đầy đủ và
có khả năng thực hiện thì nó trở thành động cơ.
Khi nói đến động cơ và hoạt động thì không thể bỏ qua hành vi của con
người. Hành vi là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách
quan dưới hình thức cụ thể hóa nhằm đạt được mục đích có chủ định và mong
muốn. Quá trình thực hiện tội phạm cũng là một hoạt động của kẻ phạm tội
mà ở đó động cơ thúc đẩy được gọi là động cơ phạm tội. Động cơ phạm tội
theo tâm lý học pháp lý là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp cố ý phạm tội thì bao giờ hành vi
của người phạm tội cũng được thúc đẩy bởi động cơ phạm tội, chỉ những
trường hợp phạm tội do vô ý, cẩu thả hay do quá tự tin mới không có động cơ
phạm tội thúc đẩy.

2
Hành vi phạm tội ở đây được hiểu là mặt khách quan và mặt chủ quan
thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Trong mặt khách quan của tội
phạm hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản. Không thể nói đến hậu quả của
tội phạm cũng nư những biểu hiện khách quan khác như công cụ, phương tiện
phạm tội, địa điểm, thời gian... khi không có hành vi khách quan, những biểu
hiện về mặt chủ quan là lỗi, mục đích, động cơ phạm tội luôn gắn với hành vi
khách quan. Hành vi phạm tội được biểu hiện là hành vi có lỗi, là thể thống
nhất giữa hành vi khách quan (gây hại) và mặt chủ quan (có lỗi). Việc thực
hiền hành vi phạm tội này trở thành tội phạm. Như vậy, động cơ phạm tội
thuộc mặt chủ quan của hành vi, thúc đẩy hoạt động phạm tội đạt mục đích.
Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội diễn ra đa dạng và phức tạp. Hành
vi phạm tội là hoạt động tâm lý của người phạm tội, thể hiện trong thực tiễn
khách quan. Và khi thực hiện hành vi phạm tội thì bao giờ cũng có sự tham
gia của nhận thức, cảm xúc, ý chí và nhu cầu của người phạm tội. Nhận thức
giúp con người xác định được mục tiêu cần hướng tới, cảm xúc làm ho họ gắn
với mục tiêu hơn, ý chí giúp họ vượt qua khó khăn trong quá trình thực hiện
hành vi phạm tội, còn nhu cầu là nguồn gốc bên trong tạo thành động cơ thúc
đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội là kết quả
của tác động cá nhân người phạm tội với môi trường, hay nói cách khác khi
nói đến nguyên nhân dẫn người phạm tội thực hiện tội phạm là nói đến
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Động cơ là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu
hoặc đạt tới một mục đích nào đó. Cá nhân thực hiện hành vi phạm tội bao
giờ cũng có động cơ nhất định thúc đẩy. Không có động cơ tâm lý thúc đẩy
thì không thể có hành vi phạm tội.
3. Phân loại động cơ phạm tội:
Xuất phát từ khuynh hướng chống xã hội, cá nhân biểu hiện ra những
hành vi thể hiện tính ích kỷ, vụ lợi, lười biếng, tham lam,... Bởi thế có những
động cơ phạm tội khác nhau, có thể đơn thuần về mặt vật chất hoặc tinh thần
3
hoặc cả hai... Cũng có một số quan điểm khác nhau về phân loại động cơ. Cụ
thể, trong “Tâm lý học pháp lý” Theo PGS.TS Nguyễn Hồi Loan và tác giả
Đặng Thanh Nga, động cơ phạm tội được chia làm 4 loại:
- Động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hòi như
muốn làm giàu nhanh chóng, tích lũy lớn, muốn có đồ vật quý...
- Động cơ vụ lợi gắn liền với những suy tính nhằm nâng cao thể diện cá
nhân (muốn hơn người, có địa vị cao hơn),...
- Động cơ mang tính hiếu chiến, kết hợp với ý thức coi thường lợi ích
của người khác, của xã hội, không tôn trọng nhân phẩm con người.
- Động cơ đi ngược lại với lợ ích xã hội gắn liền với tình trạng vô trách
nhiệm và không hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.
Và còn rất nhiều cách phân loại khác do vấn đề phân loại động cơ cũng
có nhiều phức tạp, có sự đa dạng bởi nhìn trên sự khái quát có các loại động
cơ phạm tội khác nhau. Xét ở tưng tổ chức tội phạm cũng có nhiều động cơ
khác nhau hay chính trong cá nhân kẻ phạm tội động cơ phạm tội cũng muôn
màu muôn vẻ..
4. Yếu tố tác động làm phát sinh động cơ phạm tội:
Như trong phần trình bày khái niệm về động cơ phạm tội ta đã thấy có
rất nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau, song quan điểm có lẽ chứa nhiều
yếu tố tiến bộ nhất là quan điểm cho rằng động cơ là yếu tố bên trong thúc
đẩy hành vi phạm tội. Yếu tố bên trong ấy có thể hiểu chính là nguyên nhân
của hành vi phạm tội hay là khuynh hướng chống xã hội. Khuynh hướng ở
đây là một quản điểm, một xu hướng hoạt động, xu hướng chống xã hội. Bởi
vì chỉ có động cơ mới nảy sinh tội phạm, mới có những kẻ phạm tội nên ta
cần xem xét lại sự hình thành khuynh hướng ấy như thế nào, bắt nguồn từ
đâu.
Có quan điểm giải thích theo hướng sinh vật học cho rằng động cơ
phạm tội nằm trong cấu tạo thể chất của cá nhân. Theo đó những giải thích
của họ đã đặt một sự liên hệ giữa hành vi tội phạm với khuynh hướng chống
4
xã hội của cá nhân với kiểu hình thù thể xác. Họ dùng những đặc điểm cơ thể
để báo hiệu cho những hành vi phạm tội đã, đang và sẽ xảy ra. Theo quan
điểm của các nhà tâm lý học, sinh học cho rằng nguyên nhân (hay động cơ tội
phạm) nằm ngay trong sự xã hội hoá đầu tiên bị khiếm khuyết của đứa trẻ.
Bởi vậy mà động cơ chống đối xã hội mang tính bẩm sinh không được kiểm
soát của chủ thể hành vi.
Trong cuốn Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, tác giả
Nguyễn Xuân Yêm cho rằng: Việc kết hợp những quan điểm chống xã hội
của một người với ảnh hưởng của tình huống cuộc sống được tiếp nhận một
cách chủ quan dẫn đến chỗ hình thành động cơ và mục đích tội phạm cụ thể.
Trong ý thức của con người tình huống được xem như là một lý do, nghĩa là
một nguyên nhân bên ngoài, còn động cơ là kích thích bên trong... Động cơ
có thể đi trước lý do, đóng vai trò thúc đẩy trực tiếp để gây ra tội phạm. Có
nghĩa rằng lý do là tình huống cụ thể của cuộc sống, là nguyên nhân bên
ngoài, còn động cơ là nguyên nhân bên trong hay được hiểu chính là quan
điểm chống xã hội. Ta cần thấy rằng, quan điểm chống xã hội (động cơ – lý
do – nguyên nhân bên trong) được hình thành trong suốt quá trình hình thành
và phát triển của cá nhân, chịu sự ảnh hưởng và tác động trực tiếp từ môi
trường, mà môi trường này là môi trường không thuận lợi như gia đình, nhà
trường, những người xung quanh...
Như vậy, ta thấy rằng động cơ phạm tội hay khuynh hướng chống xã
hội không phải là bẩm sinh như một số quan niệm đã nêu, nó không phải sinh
ra đã có ở con người. Khuynh hướng ấy là xu hướng, là quan điểm – và nó là
một vấn đề của nhân cách con người, là nhân cách con người. Song quan
điểm ấy là quan điểm sai lệch, chống lại xã hội, không tuân thủ các quy định
của nhà nước, pháp luật, vi phạm hệ thống giá trị, đạo đức nghiêm trọng của
xã hội. Sự hình thành nhân cách sai lệch này không đơn thuần do yếu tố sinh
học chi phối mà là sự tổng hợp của nhiều yéu tố ảnh hưởng như nhận thức,
giáo dục, hệ thống giá trị xã hội, văn hoá, điều kiện về kinh tế xã hội và đặc
5
biệt là sự nỗ lực trong các mối quan hệ của chính cá nhân ấy. Mỗi con người
sinh ra (trừ những người khuyết tật) đều bình đẳng và thừa hưởng những giá
trị, tiền đề về mặt sinh học như nhau. Song nhân cách mỗi người khác nhau
chính là do yếu tố chủ chốt là sự giáo dục tới cá nhân ấy.
Xét ở góc độ vi mô, ai cũng sống trong xã hội, cùng chịu sự tác động
của xã hội nhất định thể nhưng tại sao lại có người tốt, người xấu. Sự hình
thành nhân cách xấu có gốc cũng chính từ môi trường. Nhân cách chống xã
hội được sinh thành từ một xã hội không thuận lợi, đó là môi trường giáo dục
gia đình, trong đó các thành viên trong gia đình không làm tròn trách nhiệm,
nghĩa vụ, không làm gương, không quan tâm chăm sóc, yêu thương nuôi dạy
đầy đủ, thiếu vắng đi vai trò của người này người kia… Hay ở nhà trường
việc giáo dục không đến nơi, tổ chức cũng như quản lý lỏng lẻo, giáo dục đạo
đức nhân cách không đến nơi. Rồi trong tập thể xóm làng người xung quanh
có những tấm gương xấu, không quan tâm đến nhau, tư tưởng “đèn nhà ai nhà
nấy rạng”… Cũng như vậy điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng không nhỏ
đến sự hình thành nhân cách con người. Một xã hội có sự chênh lệch giàu
nghèo lớn, nền kinh tế không ổn định, trẻ sinh ra và lớn lên trong sự thiếu
thốn sẽ không thể có được một nhân cách phát triển toàn diện và tích cực
đựơc.
Mặt khác như C.Mác nói: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã
hội”, có nghĩa rằng con người ấy chỉ thực sự là con người khi sống và hoạt
động trong các mối quan hệ xã hội. Bản chất con người cũng nằm trong đó,
được thể hiện ra thông qua hoạt động. Những cá nhân sống ỷ lại, không tích
cực, chủ động tham gia các hoạt động lao động, học tập, rèn luyện sẽ không
trở thành một cá nhân tốt, một nhân cách tốt và như thế sẽ có xu hướng lệch
chuẩn, chống đối xã hội.
Như vậy sự kết hợp yếu tố sinh học giáo dục trong các môi trường và
sự tích cực chủ động của các cá nhân tạo nên nhân cách, quan điểm sống của
cá nhân. Với một cá nhân không được giáo dục đầy đủ, sống trong môi trường
6
có nhiều khiếm khuyết, cũng như chủ nghĩa cá nhân phát triển cao, ỷ lại, lười
biếng sẽ làm nảy sinh, hình thành ở họ những tư tưởng không phù hợp với
chuẩn mực, giá trị xã hội, đi ngược lại, chống lại xã hội.
II. Động cơ phạm tội trong thực tiễn:
Trong bối cảnh tình tội phạm những năm gần đây diễn biến phức tạp,
động cơ phạm tội xuất hiện nhiều vấn đề, mỗi một nhóm tội phạm xuất hiện
hàng ngàn động cơ khác nhau. Từ thực tiễn có thể kể đến một số nhóm tội
phạm đang diễn biến phức tạp như:
- Nhóm tội phạm về ma túy: Phần lớn người phạm tội mua bán trái phép
chất ma túy trong số khách thể nghiên cứu họ đều mua bán trái phép
chất ma túy với mục đích vật chất, tiền bạc. Không ai phủ nhận được
đặc điểm siêu lợi nhuận của thứ hàng cấm này. Riêng mục đích đó đã
xuất hiện vô vàn động cơ như: Có tiền tiêu xài hàng ngày, hỗ trợ gia
đình, có tiền để sử dụng ma túy, tích lũy vốn làm ăn, muốn giàu nhanh
không phải lao động, muốn thoát khỏi cảnh túng quẫn,... chung quy lại
động cơ phạm tội cũng như ý thức của phạm nhân trước khi thực hiện
hành vi phạm tội cho thấy đông cơ tâm lý của phạm nhân phạm tôi mua
bán trái phép chất ma túy biểu hiện dưới dạng “túng thiếu phải làm
liều”
- Hay như nhóm tội phạm về kinh tế, cụ thể là những tội buôn lậu, tham
nhũng, kinh doanh trái phép, trốn thuế,... Thành phần và cơ cấu tham
gia phạm tội rất đa dạng nhưng đa số ở độ tuổi 30-40 tuổi. Trong đó có
khoảng 30% số tội phạm được đào tạo qua trường lớp về kinh tế nhưng
lại có tới khoangt 60% là công chức viên chức. Động cơ chủ đạo trong
nhóm tội phạm này được nảy sinh từ tài sản như muốn chiếm đoạt tiền
thuế, lợi dụng tài sản quốc gia làm giàu bản thân, nhận tiền hối lộ,...
Chỉ qua hai nhóm tội phạm trên, chúng ta có thể thấy động cơ phạm tội
của tội phạm ngày một phức tạp, đa dạng và khó lường. Để thêm phần rõ

7
ràng, sau đây em xin phân tích vụ việc cứa cổ tài xế hãng taxi Linh Anh đêm
ngày 29/01/2019:
Đối tượng Nguyễn Cảnh An (sinh năm 1999, quê ở xã Tràng Sơn,
huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), là con trai thứ 2 trong gia đình có 4 anh chị
em, tính tình nhút nhát, ít giao tiếp với mọi người. Ở địa phương, An chưa
tiền án, tiền sự gì. Tuy nhiên, được đưa vào diện giáo dục tại cộng đồng vì
hay trộm cắp vặt tiền của bố mẹ.
Tại cơ quan công an, Nguyễn Cảnh An khai nhận, "nghiện game" từ
nhỏ, bị gia đình nhiều lần nhắc nhở nhưng không thay đổi. Trong một lần bị
bố mắng, An lấy trộm 2,5 triệu đồng rồi bỏ lên Hà Nội thuê một nhà trọ ở
quận Nam Từ Liêm.
Tại đây, đối tượng không làm ăn gì mà tiếp tục vùi mặt vào game. Đến
khi tiêu hết tiền, An liền nghĩ cách đi cướp để tiếp tục có tiền tiêu xài. Sau khi
xem một video cảnh báo về nạn cướp tài sản của xe ôm, thanh niên này nảy
sinh ý định gây án nên chiều 29/1 đã cầm một con dao inox đi ở khu vực bến
xe Mỹ Đình tìm con mồi. Đến khi tình cờ được tài xế D. mời đi xe, An yêu
cầu nạn nhân đưa tới tới khu vực SVĐ Mỹ Đình với giá 50.000 đồng.
Khi đến khu vực cổng số 2 của sân vận động, An đã dùng dao cứa vào
cổ anh D. Tài xế này mở cửa ô tô bỏ chạy về hướng cổng số 2 khoảng 10m thì
bị ngã và tử vong.
Sau khi ra tay giết người, An hoảng sợ không cướp gì mà vứt dao bỏ
chạy quanh khu vực Mỹ Đình rồi trộm một chiếc xe đạp để đạp thẳng lên Hòa
Bình hòng lẩn trốn.
Tại Hòa Bình, An bán chiếc xe được 53.000 đồng rồi tiếp tục ngồi chơi
game đến 3/2 thì bị công an bắt ngay trong tiệm internet thuộc phường Đồng
Tiến, TP. Hòa Bình.
Từ đó có thể xác định, Trong vụ án này, bị can Nguyễn Cảnh An ngoài
hành vi phạm tội giết người được quy định tại Điều 123 BLHS thì còn có dấu
hiệu phạm tội Cướp tài sản theo Điều 168 BLHS
8
Tội cướp tài sản là loại tội phạm có cấu thành hình thức. Tội phạm
được hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã dùng hành vi bạo lực hoặc
đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích chiếm đoạt
tài sản, bất kể là người phạm tội có chiếm được tài sản hay không.
Xét hành vi của bị can Nguyễn Cảnh An thấy động cơ giết người lái xe
taxi là nhằm mục đích để chiếm đoạt tài sản. Bị can đã chuẩn bị hung khí
nguy hiểm là con dao mang theo sử dụng để sát hại nạn nhân khi chống cự
hoặc bị phát hiện. Thực tế, bị can đã dùng dao cứa cổ lái xe gây tử vong.
Do sinh ra trong một gia đình gồm 4 người con, lại là người nhút nhát
hay bị bắt nạt nên tìm tới con đường chơi game, dẫn tới nghiện game. Để có
tiền chơi game, không ít lần An đã ăn trộm tiền của bố mẹ, đỉnh điểm là sau
khi xích mích với bố đã ăn cắp 2,5 triệu đồng trốn lên Hà Nội, có thể thấy vấn
đề về tiền bạc phát sinh trong An. Lại thêm một xúc tác khác, sau khi xem
một video cảnh báo về nạn cướp tài sản của xe ôm An quyết định mua dao và
thực hiện hành vi giêt người cướp của. → Động cơ của An được hình thành từ
nhu cầu vật chất của bản thân cũng như qua sự tác động của yếu tố môi
trường, tâm lý.
Qua tình huống trên chúng ta có thể nhận định rõ về mức độ đa dạng,
phức tạp của động cơ phạm tội cũng như các nhân tố tác động hình thành
động cơ đó, mối quan hệ mật thiết giữa động cơ và nhu cầu trong một con
người.
Cho thấy, cần xác định rõ ràng nhu cầu của con người, khả năng phát
sinh những động cơ phạm tội để có những biện pháp thích hợp để phòng
ngừa, ngăn chặn, giải quyết những vụ việc có thể phát sinh, cũng như tìm ra
hướng đi đúng trong điều tra các vụ án hình sự. Giúp xã hội ngày một trong
sạch.
------------------------------

9
Kết luận:
Qua phân tích lí luận và thực tiễn ở trên, một lần nữa chúng ta có thể
khẳng định động cơ phạm tội thuộc mặt chủ quan của hành vi, là động lực bên
trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Mục đích phạm tội
là cái mốc mà người phạm tội mong muốn đạt đến khi thực hiện tội phạm. Để
giải thích đúng được động cơ phạm tội của tội phạm, chúng ta cần phải xem
xét đến nhiều khía cạnh khác nhau, nó liên quan đến sự hình thành và phát
triển của nhân cách cá nhân, tâm lý của con người. Việc làm rõ được động cơ
phạm tội có ý nghĩa thiết thực đối với vấn đề ngăn chặn cũng như cải tạo
người phạm tội. Cần nhận định chính xác động cơ phạm tội, có những biện
pháp thích hợp để giải quyết hiện tượng này của xã hội.. Từ đó hướng tới xây
dựng một xã hội văn minh, an toàn.

------------------------------

10
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng tâm lý học tội phạm,
NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2015
2. Tâm lý học pháp lý – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Bài viết: http://luanvan.net.vn/luan-van/nien-luan-dong-co-pham-
toi-cua-ke-pham-toi-35480/
4. Bài viết: https://news.zing.vn/120-gio-lan-dau-ke-cua-co-tai-xe-taxi-
canh-san-van-dong-my-dinh-post914494.html
5. Bài viết: https://tuoitre.vn/hung-thu-cat-co-tai-xe-taxi-o-ha-noi-do-
thieu-tien-choi-game-20190204125828842.htm

------------------------------

11
Phụ lục:

Mô hình cơ chế hành vi tội phạm cụ thể

12
Một số hình ảnh về vụ án cứa cổ tài xế xe Taxi Linh Anh

13

You might also like