You are on page 1of 11

Chương 3

Phép biến đổi tuyến tính và Đại số ma trận


(§1 − §2)

Phạm Văn Tuấn

Ngày 3 tháng 11 năm 2022

1
1 Phép biến đổi ma trận

Tóm tắt lý thuyết

Ta đã định nghĩa một ma trận cỡ m × n là một bảng hình chữ nhật bao gồm m hàng n cột của
các con số. Trong mục này, ta sẽ thấy rằng mỗi ma trận sinh ra một cỗ máy (phép biến hình),
biến mỗi véc tơ của Rn thành một véc tơ của Rm .

Definition 1.1 (Phép biến đổi ma trận). Cho A là một ma trận cỡ m × n. Với mỗi véc tơ
x ∈ Rn , phép nhân ma trận A với véc tơ x cho ta một véc tơ Ax ∈ Rm . Ta có một ánh xạ,
gọi là phép biến đổi ma trận liên kết với ma trận A,

T
Rn −→
A
Rm
x 7→ Ax.

 
1 −1 2
Example 1.2. Ma trận A =   sinh ra một phép biến hình TA : R3 → R2 cho bởi công
0 2 5
thức    
x1  x1 
   
  1 −1 2   x1 − x2 + 2x3 
x  7→  x2  =  .

 2 
  0 2 5   2x2 + 5x3
x3 x3
Các ví dụ trong giáo trình cho ta thấy phép biến đổi ma trận đã làm thay đổi các hình như thế
nào.

Definition 1.3 (Phép biến đổi). Ta sẽ gọi một ánh xạ bất kỳ từ Rn đến Rm là một phép
biến đổi , hoặc một phép biến hình nếu ta muốn nhấn mạnh đến tính hình học của không
gian Rn .

 Một phép biến đổi ma trận hiển nhiên là một phép biến đổi.

 Phép biến đổi R2 → R3 cho bởi công thức


 
  x1
x
 
1  
  7→ 
2x1 − 3x2 
  
x2  
5x1 + x2

 
1 0 
 
2 −3 .
là một phép biến đổi ma trận, với ma trận liên kết là  
 
5 1

 Phép biến đổi từ R2 → R2 cho bởi công thức


   
x1  x1 + x2 
  7→  
x2 sin x1

không phải là một phép biến đổi ma trận.


Bài tập

Exercise 1.4. Trong các phép biến đổi từ R3 đến R3 sau đây, phép biến đổi nào là phép biến đổi
ma trận ? Nếu ta có phép biến đổi ma trận, cho biết ma trận liên kết của nó.
   
x1   2x1 − x2 
   
(a) x  7→ x + x + 3x 
 2  1 2 3
   
x3 x3
   
x1   x1 
   
(b) x  7→ x x + x 
 2  1 2 3 
   
x3 x2 − x3
   
x1  x3 − x1 
   
x2  7→  x2 
(c)    
   
x3 x1

Exercise 1.5. Cho T : R2 → R3 là biến đổi ma trận thỏa mãn


   
1 3
   
1   0  
T =
 2 ,
 T =
−7 .

0   1  
−5 0

Tìm ma trận liên kết với phép biến đổi T .

Exercise 1.6. Mô tả hình học phép biến đổi từ R2 vào chính nó liên kết với ma trận
 
0 −1 
.


−1 0

Exercise 1.7. Trong R3 , xác định ma trận liên kết với phép chiếu vuông góc lên mặt phẳng tọa
độ xz.

Exercise 1.8. Trong R3 , xác định ma trận liên kết với phép đối xứng qua mặt phẳng tọa độ xz.
Exercise 1.9. Trong R3 , xác định ma trận liên kết với phép đối xứng qua trục y.

Exercise 1.10. Trong R2 , xác định ma trận liên kết với phép quay góc 90◦ ngược chiều kim đồng
hồ tâm tại gốc tọa độ.

Exercise 1.11. Gọi T : R3 → R3 là phép biến đổi liên kết với ma trận
 
 1 −1 4 
 
A=
 1 .
5 2 
 
2 −2 8

 
1
 
(a) Tính T (u) với u = 
 2 .

 
−3
 
2
  3
28 . Tìm các véc tơ x ∈ R sao cho T (x) = b.
(b) Cho véc tơ b =  
 
4

(c) Tìm một véc tơ w ∈ R3 không thuộc tập giá trị của T .
2 Phép biến đổi một-một và lên

Definition 2.1 (Phép biến đổi một-một). Một phép biến đổi T : Rn → Rm được gọi là
một-một, hoặc đơn ánh, nếu với hai véc tơ v1 , v2 ∈ Rn ta luôn có

v1 ̸= v2 ⇒ T (v1 ) ̸= T (v2 ) .

Với một phép biến đổi T : Rn → Rm , các khẳng định sau tương đương với nhau:

 T là biến đổi một-một.

 Nếu T (v1 ) = T (v2 ) thì v1 = v2 .

 Với mọi b ∈ Rm , phương trình


T (x) = b

có không quá 1 nghiệm.

Như vậy, bài toán xác định xem một biến đổi có phải là một biến đổi một-một hay không, ta cần
phải xác định số lượng nghiệm của các phương trình T (x) = b.
Định lý sau cho các điều kiện tương đương của một biến đổi ma trận một-một. Nó liên quan đến
rất nhiều khái niệm đã học.

Theorem 2.2. Cho A là một ma trận cỡ m × n và T : Rn → Rm là biến đổi ma trận liên


kết với A. Các khẳng định sau tương đương với nhau:

(a) T là một biến đổi một-một.

(b) Với mọi b ∈ Rm phương trình T (x) = b có không quá 1 nghiệm.

(c) Với mọi b ∈ Rm phương trình ma trận Ax = b có không quá 1 nghiệm.

(d) Phương trình thuần nhất Ax = 0 chỉ có nghiệm tầm thường.

(e) Hệ véc tơ cột của A là một hệ độc lập tuyến tính.

(f) Tất cả các cột của A đều là cột chốt.

(g) Hạng của ma trận A bằng n (số cột của ma trận).

(h) Miền giá trị của T , tức là không gian cột Col (A), là một không gian n chiều.
Definition 2.3 (Phép biến đổi lên). Một phép biến đổi T : Rn → Rm được gọi là lên, hoặc
toàn ánh, nếu với mọi véc tơ b ∈ Rn , tồn tại véc tơ x ∈ Rn sao cho T (x) = b.

Với một phép biến đổi T : Rn → Rm , các khẳng định sau tương đương với nhau:

 T là biến đổi lên.

 Miền giá trị của T là toàn bộ đối miền Rm .

 Với mọi b ∈ Rm , phương trình


T (x) = b

có nghiệm.

Như vậy, bài toán xác định xem một biến đổi có phải là một biến đổi lên hay không, ta cần phải
xác định số lượng nghiệm của các phương trình T (x) = b.
Định lý sau cho các điều kiện tương đương của một biến đổi ma trận lên. Nó liên quan đến rất
nhiều khái niệm đã học.

Theorem 2.4. Cho A là một ma trận cỡ m × n và T : Rn → Rm là biến đổi ma trận liên


kết với A. Các khẳng định sau tương đương với nhau:

(a) T là một biến đổi lên.

(b) Với mọi b ∈ Rm phương trình T (x) = b có nghiệm.

(c) Với mọi b ∈ Rm phương trình ma trận Ax = b có nghiệm.

(d) Hệ véc tơ cột của A là một hệ sinh của Rm .

(e) Hạng của ma trận A bằng m (số hàng của ma trận).

(f) Miền giá trị của T , tức là không gian cột Col (A), là Rm .
Bài tập

Exercise 2.5. Trong các biến đổi từ R2 vào R2 dưới đây, xác định các biến đổi lên, biến đổi
một-một.

(a) Phép chiếu vuông góc lên đường thẳng y = x.

(b) Phép đối xứng trục qua trục y.

(c) Phép chiếu lên trục x.

Exercise 2.6. Trong các biến đổi từ R3 vào R3 dưới đây, xác định các biến đổi lên, biến đổi
một-một.

(a) Phép đối xứng qua trục z.

(b) Phép chiếu vuông góc lên mặt phẳng xy.

(c) Phép đối xứng qua mặt phẳng xz.

Exercise 2.7. Trong các phép biến đổi ma trận liên kết với ma trận sau đây, phép biến đổi nào
là lên, phép biến đổi nào là một-một?
 
 1 2 
 
(a) 
 3 4 

 
5 6
 
 1 4 0 
 
(b) 
 −3 −1 1 

 
−1 7 1
Exercise 2.8. Trong các phép biến đổi sau đây, phép biến đổi nào là lên, phép biến đổi nào là
một-một?

(a) T : R3 → R3 cho bởi    


 x1   x1 − x2 − 2x3 
   
T
 x 2
 =  2x − 4x − 4x
  1 2 3


   
x3 2x1 + 2x3
(b) T : R3 → R2 cho bởi  
 x1 
 
   x1 − x2 − 2x3 
T
 x2  = 
 
  2x1 + 2x3
x3

Exercise 2.9. Cho A là một ma trận vuông cỡ n × n và T : Rn → Rn là phép biến đổi ma trận
liên kết với A. Chứng minh rằng các khẳng định sau đây tương đương với nhau.

(a) T là một phép biến đổi một-một.

(b) T là một phép biến đổi lên.

(c) Với mọi véc tơ b ∈ Rn , phương trình T (x) = b có đúng 1 nghiệm.

Exercise 2.10. Cho ví dụ một biến đổi ma trận là một-một nhưng không lên.

Exercise 2.11. Cho ví dụ một biến đổi ma trận là lên nhưng không một-một.

You might also like