You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC


**  **

MÔN HỌC: THỰC HÀNH THAM VẤN CHO THANH NIÊN


VÀ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

TÊN ĐỀ TÀI: BÀI GIỮA KỲ

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hằng Phương

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Khánh Linh

Lớp : 19CTLC

Khoa : Tâm lý – Giáo dục

MSSV : 3200419011

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2023


MỤC LỤC
I. Nội dung lý thuyết ................................................................................................... 3
1. Học thuyết ............................................................................................................ 3
a. Thuyết tổn thương tâm lý................................................................................... 3
b. Thuyết nhu cầu – Maslow .................................................................................. 3
c. Thuyết phát triển tâm lý xã hội – Erik Erikson.................................................. 3
d. Thân chủ trọng tâm – Carl Rogers ..................................................................... 4
e. Thuyết phân tâm ................................................................................................ 5
f. Quy trình tham vấn ............................................................................................ 5
2. Kỹ năng tham vấn ............................................................................................... 5
a. KN đặt câu hỏi là ............................................................................................... 5
b. Kỹ năng lắng nghe ............................................................................................. 6
c. Kỹ năng thấu cảm .............................................................................................. 6
d. Kỹ năng xử lý tình huống im lặng ..................................................................... 7
e. Một số câu khác có thể sử dụng trong tham vấn ............................................... 7
f. Một số vấn đề có thể xảy ra trong quá trình tham vấn....................................... 7
II. Nội dung thực hành ............................................................................................. 8
1. TC - 19CTXH ........................................................................................................ 8
2. TC – 21CTXH ..................................................................................................... 11
3. TC – Đại học Bách Khoa .................................................................................... 13
4. TC – Đại học Kiến trúc ....................................................................................... 17
I. Nội dung lý thuyết
1. Học thuyết
a. Thuyết tổn thương tâm lý
- Dường như, câu chuyện về…khiến cho em/anh/chị có cảm xúc (gọi tên cảm
xúc). Thường thì ai đó có những băn khoăn/ nỗi đau thì nó sẽ biểu hiện ở hai mặt: Thể
chất và tinh thần cụ thể là cơ thể sẽ báo tín hiệu về mặt cảm xúc, nhận thức và hành vi.
b. Thuyết nhu cầu – Maslow
- 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
 Tầng thứ nhất: Các nhu cầu căn bản nhất thuộc về "thể lý" - thức ăn, nước uống,
nơi trú ngụ, tính dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
 Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc
làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
 Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc - muốn được
trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
 Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến - cần có cảm giác được tôn trọng,
kính mến, được tin tưởng.
 Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao - muốn sáng tạo,
được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận
là thành đạt.
c. Thuyết phát triển tâm lý xã hội – Erik Erikson
- Ông cho rằng, cuộc đời chúng ta chính là con của chúng ta vì thế nên ông mới
lấy tên mình là Erik Erikson
- Ông nhấn mạnh đến các vấn đề trẻ thích nghi đến môi trường xã hội đặt ra cho
cá nhân qua 8 giai đoạn khủng hoảng lớn của cuộc đời
 Giai đoạn khủng hoảng 1 – giai đoạn 0 – 12 tháng tuổi: Sự tin tưởng >< sự không
tin tưởng. Nếu trẻ không được thỏa mãn, sau này trẻ sẽ có các hành vi như: cắn móng
tay, hút thuốc lá…
 Giai đoạn khủng hoảng 2 – giai đoạn 12 tháng – 3 tuổi: Sự tự chủ >< sự hoài nghi.
Trẻ luôn hành động theo kiểu khăng khăng “tự con”
 Giai đoạn khủng hoảng 3 – giai đoạn 3 – 6 tuổi: Óc sáng kiến >< mặc cảm tội lỗi.
Đây là lúc trẻ muốn khẳng định mình, trẻ cần được ủng hộ hộ và giúp đỡ những việc
trẻ muốn làm, nếu trẻ bị cản trở và gặp thấp bại liên tục điều này dẫn đến nguy cơ trẻ
cam chịu và mặc cảm tội lỗi
 Giai đoạn khủng hoảng 4 – giai đoạn 6 – 12 tuổi: Có năng lực >< sự tự ti. Trẻ cần
chuẩn bị tốt các nhiệm vụ liên quan đến trường học, giúp trẻ hình thành sự hứng thú.
Ngược lại, nếu không được học hỏi và khám phá trẻ sẽ cảm thấy kém cỏi và nhút nhát.
 Giai đoạn khủng hoảng 5 – giai đoạn 12 – 18 tuổi: Bản sắc >< lẫn lộn vai trò. Còn
gọi khủng hoảng tuổi dậy thì. Nếu trẻ không hoặc khó tìm ra bản sắc của mình, sẽ dẫn
đến sự lẫn lộn vai trò mà trẻ phải đóng trên bình diện cảm xúc
 Giai đoạn khủng hoảng 6 – giai đoạn 18 – 40 tuổi: Sự thân thiết >< sự cô lập.
Người trẻ tìm kiếm tình yêu đôi lứa để được chia sẻ về các vấn đề trong cuộc sống và
nhu cầu tình dục và sinh sản con cái, nếu thanh niên không được trải nghiệm sẽ dẫn
đến tự cách ly và co mình.
 Giai đoạn khủng hoảng 7 – giai đoạn 40 – 60 tuổi: Sự phát triển >< sự trì truệ. Con
người giai đoạn này quan tâm đến giáo dục con cái, phát triển đạo lý hơn vật chất,
quan hệ tình dục mờ nhạt, họ giữ cho mình sự mềm dẻo về tâm trí thông qua việc đi
tìm giải pháp mới hơn là duy trì những thói quen, kinh nghiệm cứng nhắc.
 Giai đoạn khủng hoảng 8 – giai đoạn 60 tuổi trở lên: Hoàn thành >< sự thất vọng.
Tổng kết lại toàn bộ các việc đã làm trong quá khứ, chấp nhận nó như một sự toàn vẹn
của bản thân, khi họ không chấp nhận tuổi già và quá khứ sẽ khiến họ thất vọng về
những gì mình không đạt được.
d. Thân chủ trọng tâm – Carl Rogers
- Ông cho rằng:
 TC luôn đúng
 TC tự giải quyết vấn đề của mình
 Tập trung vào bây giờ và hiện tại
 TC là chính họ khi NTV là chính mình
e. Thuyết phân tâm
- Hiểu rõ và phân biệt: Cái nó, cái tôi, cái siêu tôi
 Cái nó: Đời thường, cơ bản và điều mà mình muốn
 Cái tôi: Muốn hành động để đáp ứng bản năng
 Cái siêu tôi: Thuộc về giá trị cao vời, cuộc đời tôi có ý nghĩa và bản thân tôi có giá
trị. Phải dùng câu khẳng định khi nói về siêu tôi.
f. Quy trình tham vấn
- Thiết lập mối quan hệ ( quan trọng nhất )/ Dành nhiều thời gian cho vc …./
Điểm mạnh của TC/ Sở thích của TC
- Thập thông tin
- Xác định vấn đề
 Tìm các giải pháp ( những giải pháp do TC nghĩ ra và NTV gợi ý (ít nhất 3 giải
pháp )
 Phân tích giải pháp ( Khó khăn và thuận lợi của từng giải pháp )
 TC lựa chọn giải pháp
 Làm mẫu ( Cùng TC làm mẫu – thực tiễn )
- Tư vấn can thiệp
- Lượng giá, kết thúc
- Theo dõi sau kết thúc
2. Kỹ năng tham vấn
a. KN đặt câu hỏi là
- Lưu ý khi đặt câu hỏi :
 Tránh các câu hỏi nhiều ý/ đóng/ chất vấn
 Nên hỏi câu hỏi ngắn gọn/ 1 ý rõ ràng
 Không đặt câu hỏi theo quan điểm cá nhân
- Để có thể khai thác thông tin khi thân chủ chia sẻ với bạn một câu chuyện thì
chúng ta cần phải có công cụ để sử dụng và dưới đây là những gì bạn có thể hỏi để tạo
ra các câu hỏi có tính liên kết và mạch lạc với nhau
 Sự kiện : Theo em thì chuyện ….. nó nghĩa là …?
 Cảm xúc : (Sau)…..TC cảm thấy như thế nào (về )…… ?
 Suy nghĩ : (Sau)…..TC suy nghĩ gì/như thế nào (về )…… ?
 Hành vi : (Sau)…..TC đã làm gì/ có hành vi gì ?
 Lối thoát : Nếu TC là …. TC sẽ giải quyết như thế nào
b. Kỹ năng lắng nghe
- Lắng nghe trong tham vấn là
- Lắng nghe gồm 3 mức độ
 Nghe thông tin
 Nghe cảm xúc
 Nghe động cơ
- NTV cần rèn luyện nhiều và lắng nghe sâu vào cảm xúc và động cơ của TC
Khi lắng nghe thì NTV lắng nghe các vấn đề dưới đây của TC
 Sự kiện
 Suy nghĩ
 Hành vi
 Cảm xúc
 Lối thoát/ mong muốn
- Lắng nghe và đặt câu hỏi là hai kỹ năng đi song song với nhau trong tham vấn
c. Kỹ năng thấu cảm
- Có 4 mức độ thấu cảm và NTV tập trung vào mức độ 3 và 4
 M1 : Không thấu cảm
 M2 : Đưa ra lời khuyên
 M3 : Thấu cảm : Nhắc lại thông tin TC vừa nói, 1 số người trong hoàn cảnh như
TC thì cũng có cảm xúc giống TC
 M4 : Thấu cảm nhiều : Nhắc lại thông tin TC vừa nói + Điểm tốt
- VD : Bạn vừa nói là……+ điểm tốt mới có những băn khoăn/ trăn trở như bạn
d. Kỹ năng xử lý tình huống im lặng
- Mẫu câu :
 Có thể bạn im lặng là vì ( 1 lý do phỏng đoán ). Nhưng nếu bạn không nói ra thì
nỗi buồn vẫn ở đó và hành hạ bạn.
 Việc mình ở đây là để lắng nghe, đồng hành, chia sẻ ( chọn 2 trong 3 từ ) cùng với
câu chuyện của bạn.
 Những điều bạn chia sẻ với mình đều được giữ bí mật. Mình đã sẵn sàng, bạn có
thể bắt đầu từ đâu cũng được
e. Một số câu khác có thể sử dụng trong tham vấn
 Sự thật phải là một cái gì đó khó nói hơn cơ
 Em không chắc là điều này đúng với mọi người, ( + im lặng, ngôn ngữ cơ thể như
gật đầu )
NTV : Anh chị cảm thấy như thế nào về cuộc sống này ?
Chồng : OK, bình thường
Vợ : Giống anh ấy
 Không tin tưởng NTV
 Hẳn là phải có lý do gì đó mới khiến bạn lựa chọn ngoại tình ?
 Có lý do gì đó khiến anh chị trăn trở ? Và trong lời nói của anh chị cọ 1 ít gì đó
căng thẳng/ đau khổ
 Không phải ai cũng có tinh thần trách nhiệm như em ? Nhưng sống trách nhiệm
như vậy đôi khi cũng rất mệt.
f. Một số vấn đề có thể xảy ra trong quá trình tham vấn
TC có tình cảm với NTV trong quá trình tham vấn và ngược lại
- TH1 : TC có tình cảm vs NTV
 Mẫu câu : Cảm ơn tình cảm của họ, họ tốt do sự cố gắng của chính họ,mình là một
phần, đạo đức nghề ( Anh/ chị nghĩ như thế nào khi em làm việc với ai họ cũng có tình
cảm với mình ? ) ( Em không biết tình cảm diễn biến như thế nào? Nhưng em biết có 1
số TC và NTV/ CTXH sau giúp đỡ, yêu nhau và có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng điều
này phải sau 3 năm.
- TH2 : NTV có tình cảm với TC
 Mẫu câu : Cảm ơn …… đến đây trong suốt thời gian qua nhưng trong suốt thời
gian làm việc với họ,………………………………….họ có quyền hưởng dịch vụ tốt
hơn ( đạo đức của mình ),…… Không muốn làm điều đó
- TH3: TC có thể tặng quà hoặc muốn giúp đỡ NTV
 Mẫu câu : …………………..Bỗng dưng, mình nghĩ đến nếu đạt được sự giúp đỡ
của …. thì quá tuyết vời…………….Để đạt được tới như vậy cần 1 quá trình, 1 chút
thời gian, trong các bước thời gian, mình cần gặp gỡ, trao đổi về gia đình,
II. Nội dung thực hành
1. TC - 19CTXH
1.1. Thông tin TC
a. Họ và tên: A
b. Sinh năm: 2001
c. Trường: Đại học Sư phạm Đà Nẵng
1.2. Thông tin ca tham vấn
1.2.1. Nội dung tham vấn:
a. Vấn đề của TC:
 Áp lực học tiếng anh, thi B1 để ra trường
b. Mong muốn của TC:
 Tìm ra cách thức để học tốt các kỹ năng trong tiếng anh, đạt được B1 trước khi đi
thực tập
1.2.2. NTV đã làm được
a. Theo đúng quy trình trong tham vấn
- Xây dựng mối quan hệ:
 Làm quen và giới thiệu về các quy tắc trong tham vấn: Bảo mật, chấp nhận, tôn
trọng
- Thu thập thông tin:
Thời gian dành cho việc học tiếng anh
 Trưa (11 giờ - 12 giờ) – làm các bài tập về nhà và học từ vựng
 Tối (sau giờ làm thêm): Quay video tiếng anh
 Dùng app Doulingo khi rảnh
Cách TC học
 Ôn chủ đề chính để dễ lấy điểm
 Tập trung vào viết và nghe vì TC cho rằng hai kỹ năng này dễ lấy điểm
 Nghe nhạc tiếng anh
TC muốn cải thiện
 Cải thiện tất cả kỹ năng, đặc biệt kỹ năng đọc – không hiểu, không có từ vựng,
không tự tin và nói – nói không đúng trật tự
 Chưa dành nhiều thời gian cho việc học (dành 2 – 3 tiếng/ tuần cho việc học tiếng
anh)
 Xác định mục tiêu
 Cải thiện việc học tiếng anh
 Tìm cách giải quyết
Giải pháp của TC
 Tìm bạn học nói cùng
 Dành thời gian 1 tiếng/ 1 ngày để học tiếng anh
Giải pháp của NTV
 Cải thiện kỹ năng nghe – chép tiếng anh
 Đọc tin tức với những chủ đề đơn giản hợp với khả năng
 Phân tích của TC về ưu điểm và nhược điểm của từng giải pháp
Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm
1. Tìm bạn học nói  Có bạn học cùng nên  Nói chuyện lạc chủ đề
cùng vui ví dụ: mua sắm, ăn uống…
 Tăng phản xạ nói
2. Dành thời gian 1  Cải thiện việc học và  Lười, xem điện thoại
tiếng/ 1 ngày để học tăng vốn từ trong quá trình học
tiếng anh  Tạo thành thạo quen và  Không có thời gian
duy trì kiến thức
3. Cải thiện kỹ năng  Hiều được họ nói gì  Tốn thời gian, không
nghe – chép tiếng anh nên chọn được đáp án phù hợp với học cho việc
đúng thi
 Bắt chước cách nói của
người bản xứ, tăng điểm
nói
4. Đọc tin tức với  Tăng vốn từ  Tập trung vào thông báo
những chủ đề đơn  Tăng khả năng viết hơn là học tiếng anh
giản hợp với khả năng  Phải tra từ điển liên tục
nên chán

 TC lựa chọn
 Dành thời gian 1 tiếng/ 1 ngày để học tiếng anh và hạn chế thời gian sử dụng mạng
xã hội
b. Sử dụng các kỹ năng
 Kỹ năng đặt câu hỏi mở
 Kỹ năng thấu cảm
1.2.3. NTV chưa làm được
 Sử dụng câu hỏi đóng và câu hỏi kép
 Đi theo mạch của bản thân NTV
 Việc sử dụng kỹ năng phản hồi còn hạn chế
2. TC – 21CTXH
2.1. Thông tin TC
a. Họ và tên: T
b. Sinh năm: 2001
c. Trường: Đại học Sư phạm Đà Nẵng
2.2. Thông tin ca tham vấn
2.2.1. Nội dung tham vấn
a. Vấn đề của TC
 Thích đi làm bánh hơn là thích đi học
 Bạn nam trong lớp thích TC và có bạn nữ trong lớp thích bạn nam này, nên các
bạn nữ trong lớp ghét TC, nói xấu TC
 Bố muốn TC theo học ngành tính toán nhưng TC không muốn.
b. Mong muốn của TC:
 TC muốn giải quyết vấn đề học tập, bạn muốn đi học nhưng không có động lực
đến lớp
2.2.2. NTV đã làm được
a. Theo đúng quy trình trong tham vấn
- Xây dựng mối quan hệ:
 Làm quen và giới thiệu về các quy tắc trong tham vấn: Bảo mật, chấp nhận, tôn
trọng
- Thu thập thông tin:
 Việc học chỉ ngồi trên lớp nghe lý thuyết gây sự nhàm chán
 Cố gắng làm bài tập nhóm, đóng góp vào các hoạt động tập thể nhưng không được
đánh giá cao và điểm thấp hơn các bạn không làm gì
 Tối đi học làm bánh về trễ nên sáng TC không dậy nổi để đi học
 Các bạn trong lớp ghét TC nhưng gặp khó khăn vẫn nhờ TC giúp, sau khi giúp thì
các bạn nhận công về mình và nói TC không làm gì hết.
Cảm xúc của TC
 Thấy ấm ức vì không được công nhận
 Chán nản khi nghĩ đến việc học
Suy nghĩ của TC
 Muốn đi học nhưng không biết làm thế nào để điểm xứng với những điều mình bỏ
ra
Hành vi của TC
 Vẫn đi học, nhưng không tập trung vào việc học
 Dành nhiều thời gian làm bánh hơn cho việc học
Điều khiến TC muốn tiếp tục đi học
 TC muốn được lắng nghe câu chuyện của người khác
 Muốn được nghe giảng viên mà mình yêu thích giảng bài
 Muốn có bằng đại học
 Xác định mục tiêu
 Tiếp tục đi học và đi làm
 Tìm cách giải quyết
Giải pháp của TC
 Giảm bớt sự kỳ vọng của mình về điểm số
 Nói lên vấn đề mình gặp phải với các bạn trong lớp
 Sắp xếp lại thời gian cho việc học và việc làm bánh
 Phân tích của TC về ưu điểm và nhược điểm của từng giải pháp
Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm
1. Giảm bớt sự kỳ vọng  Không thất vọng khi  Không còn đặt tâm
của mình về điểm số thấy điểm số huyết vào bài làm
2. Nói lên vấn đề mình  Nói ra được nỗi lòng  Không phải ai cũng có
gặp phải với các bạn của mình giúp các bạn nhu cầu muốn nghe
trong lớp đánh giá lại những việc  Khiến các bạn nghĩ sai
mình đã làm và cống hiến về mình, khi nói bạn nào
đó làm như vậy là chưa
được
3. Sắp xếp lại thời gian  Cân bằng việc học và  Không có thời gian
cho việc học và việc việc làm, không dành quá nghỉ ngơi nên sẽ đuối sức
làm bánh nhiều thời gian cho việc

 Tiếp tục theo đuổi ước
muốn của bản thân

 TC lựa chọn
 Sắp xếp lại thời gian cho việc học và việc làm bánh và hạn chế sự kỳ vọng của bản
thân nhưng vẫn cố hết sức trong việc hoàn thành bài tập.

b. Sử dụng các kỹ năng


 Kỹ năng đặt câu hỏi mở
 Kỹ năng thấu cảm
 Kỹ năng đương đầu
 Kỹ năng xác định nguồn lực tích cực
a. Kỹ năng xử lý im lặng
2.3. NTV chưa làm được
 Cách nói chuyện còn lủng củng, dông dài
 Đặt câu hỏi đóng, kép, đôi khi kèm theo phán xét
 Cho TC lời khuyên
 Cung cấp giải pháp trước khi TC tự đưa ra giải pháp cho chính mình
3. TC – Đại học Bách Khoa
3.1. Thông tin TC
a. Họ và tên: NDTN
b. Sinh năm: 2001
c. Trường: Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
3.2. Thông tin ca tham vấn
3.2.1. Nội dung tham vấn:
a. Vấn đề của TC
 Mâu thuẫn ba mẹ về việc đi làm xa sau khi tốt nghiệp đại học
 Có bằng toiec để kịp ra trường
b. Mong muốn của TC
 Giải quyết vấn đề ba mẹ chấp nhận việc để TC đi làm xa sau khi tốt nghiệp đại
học, nhưng hạn chế được việc cãi nhau trong quá trình nói chuyện
3.2.2. NTV đã làm được
a. Theo đúng quy trình trong tham vấn
- Xây dựng mối quan hệ:
 Làm quen và giới thiệu về các quy tắc trong tham vấn: Bảo mật, chấp nhận, tôn
trọng
- Thu thập thông tin:
 Từ bé đến hiện tại bạn đều sống cùng gia đình
 Đi về đúng giờ như đã yêu cầu
 Ngành của TC không phổ biến tại Đà Nẵng, trung tâm việc làm của TC ở Bình
Dương và Đồng Nai.
 Vâng theo lời bố mẹ, bạn phải làm trái ngành và từ bỏ ước mơ của bản thân
 TC hiểu ba mẹ lo cho mình
Điều khiến TC muốn đi làm xa
 Thoát khỏi sự kiểm soát, bảo bọc của ba mẹ
 Chứng minh thực lực của bản thân
 Con đã lớn, con muốn tự quyết định cuộc đời mình
Cảm xúc của TC
 Buồn khi ba mẹ không hiểu vấn đề của mình
 Lo lắng đi xa không ai lo gia đình
 Hoang mang khi nghĩ về tương lai
 Sợ khi đến một nơi lạ sống
 Lo lắng vấn đề công ty không nhận người mới ra trường
Suy nghĩ của TC
 Dù thế nào cũng phải đi để được sống là chính mình
Hành vi của TC
 Tìm kiếm thông tin về các công ty TC mong muốn làm
 Tìm những người đi trước để được tư vấn
 Trao dồi những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu
Cách TC giải quyết vấn đề
 Nói chuyện nghiêm túc với ba mẹ, nhưng trong quá trình nói chuyện đều có xích
mích và cãi vã
 Xác định mục tiêu
 Cùng TC tìm ra cách để ba mẹ chấp nhận việc TC quyết định đi làm xa
 Tìm cách giải quyết
Giải pháp của TC
 Nói liên tục về vấn đề chấp nhận cho con đi làm xa
 Có được việc làm nơi tc muốn, sau đó tự đến đó rồi mới báo cho gia đình
 Tìm hiểu kỹ môi trường nơi làm sống mới.
 Phân tích của TC về ưu điểm và nhược điểm của từng giải pháp
Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm
1. Nói liên tục về vấn  Mỗi lần ba mẹ đặt câu  Chưa nói chuyện đã cãi
đề chấp nhận cho hỏi khó bản thân TC nhau, dẫn đến mâu
con đi làm xa chưa trả lời được ngay thuẫn thêm gay gắt
thì TC sẽ tìm câu trả  Bầu không khi gia đình
lời để lần sau có thể căng thẳng
nói cho ba mẹ hiểu
 Trong quá trình nói
chuyện TC hiểu được
những khó khăn khi
rời xa gia đình
2. Có được việc làm  Có được công việc tại  Khiến ba mẹ buồn vì tự
nơi TC muốn, sau nơi xa, điều đó chứng ý đi và trong gia đình
đó tự đến đó rồi tỏ cho ba mẹ thấy không còn ai (em TC đi
mới báo cho gia mình có khả năng. Tự học xa)
đình đi đến đó, ba mẹ  Sợ sống không được rồi
không còn có thể bắt lại quay về nhà. Điều
về được nữa này khiền TC cảm thất
mất đi giá trị bản thân
3. Tìm hiểu kỹ môi  Trong quá trình trò  Thấy được sự khó khăn
trường nơi làm chuyện bạn có thể trả nên sợ bản thân chùn
sống mới. lời rõ ràng những vấn bước.
đề ba mẹ đang lo lắng
về điều khiện sống của
nơi ở mới
 Tìm hiểu về điểm
mạnh và điểm yếu của
các công ty dự định
xin, để tìm được công
ty phù hợp
 Tính toán mức thu
nhập và các khoảng
phải chi

 TC lựa chọn
 Tìm hiểu kỹ môi trường nơi làm sống mới, tự đặt câu hỏi cho bản thân và tự trả
lời. Trong quá trình trò chuyện cố gắng bình tĩnh lắng nghe ba mẹ nói
 Làm mẫu
 TC và NTV đóng vai. TC – con, NTV – ba mẹ
 Đặt ra những câu hỏi giải định, để cùng TC tìm ra giải pháp và hướng đi
 Giới thiệu cho TC kỹ thuật hít thở sâu, giúp TC điều hòa hơi thở, giảm căng thẳng
trong quá trình trò chuyện cùng ba mẹ
b. Sử dụng các kỹ năng
 Kỹ năng đặt câu hỏi mở
 Kỹ năng thấu cảm
 Kỹ năng phản hồi soi sáng
 Kỹ năng khen ngợi
3.2.3. NTV chưa làm được
 Khả năng đặt câu hỏi chậm, khiến mạch câu chuyện bị đứt quảng
 Trong quá trình làm mẫu, NTV đặt câu hỏi khiến cả TC và NTV không tìm ra
được câu trả lời điều này làm TC lo lắng
 Chưa giải quyết triệt để vấn đề
4. TC – Đại học Kiến trúc
4.1. Thông tin TC
a. Họ và tên: TMD
b. Sinh năm: 2001
c. Trường: Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
4.2. Thông tin ca tham vấn
4.2.1. Nội dung tham vấn:
a. Vấn đề của TC
 Chia tay với bạn trai
b. Mong muốn của TC
 Muốn người yêu mở lời quay lại
4.2.2. NTV đã làm được
a. Theo đúng quy trình trong tham vấn
- Xây dựng mối quan hệ:
 Làm quen và giới thiệu về các quy tắc trong tham vấn: Bảo mật, chấp nhận, tôn
trọng
- Thu thập thông tin:
Điều khiến cả hai chia tay
 Cãi nhau vì vấn đề cũ
 TC nói cộc trong lúc cãi nhau
 Bạn trai TC không níu kéo, không xin lỗi trong lúc cãi nhau
Cảm xúc hiện tại của TC
 Buồn mất động lực làm việc
 Thất vọng vì cãi nhau về vấn đề cũ
Suy nghĩ của TC
 Cho rằng bản thân bị điên khi vẫn muốn quay lại với bạn nam
 Bạn trai vẫn còn yêu mình vì sau khi chia tay vẫn để ảnh đại diện của bạn nữ trên
mạng xã hội
Cách TC làm giảm nỗi buồn trong lúc chia tay
 Đi chơi cùng bạn
 Đăng ảnh bản thân vui vẻ ngay cả khi không có người yêu ở bên
 Hủy kết bạn trên các nền tảng xã hội
Điều khiến TC muốn quay lại
 Ngoài cãi nhau vì vấn đề cũ thì TC cho rằng bạn nam tốt về mọi mặt
 Có người yêu ở bên cạnh như một thói quen
 Không quên được người yêu cũ vì bạn học chung ngành thường xuyên gặp nhau.
 Xác định mục tiêu
 Muốn quay lại
 Tìm cách giải quyết
Giải pháp của TC
 Mở lời trước
 Mang đồ ăn đến cho bạn nam nhưng không mở lời quay lại
 Mặc kệ tới đâu hay đó
 Phân tích của TC về ưu điểm và nhược điểm của từng giải pháp
Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm
4. Mở lời trước  Nói ra được nỗi lòng  Hạ thấp cái tôi, mất
mình. Dù cho không quay phẩm giá trước bạn nam
lại vẫn giảm được nỗi
buồn.
5. Mang đồ ăn đến cho  Cho bạn nam biết mình  Sợ bạn nam đuổi về
bạn nam nhưng không vẫn còn chờ  Sợ bạn không ăn đồ
mở lời quay lại TC mua
 Nếu quay lại thì không
trân trọng
6. Mặc kệ tới đâu hay đó  Không cần làm gì,  Bản thân không kiên
quay lại được thì vui, nhẫn, luôn tìm cách quay
không quay lại được thì lại.
cố gắng quên đi

 TC lựa chọn
 Mang đồ ăn đến cho bạn nam và nói muốn quay lại vì TC cần bạn nam và vẫn còn
yêu bạn nam
b. Sử dụng các kỹ năng
 Kỹ năng đặt câu hỏi mở
 Kỹ năng thấu cảm
 Kỹ năng đương đầu
 Kỹ năng xác định nguồn lực tích cực
4.2.3. NTV chưa làm được
 Đặt mình vào câu chuyện
 Không cùng TC tìm ra giải pháp mà đưa ra lời khuyên
 Trong quá trình trò chuyện, NTV cố gắng tách mình ra khỏi câu chuyện nên không
tập trung vào câu chuyện của TC

You might also like