You are on page 1of 3

KHÓA VIP SINH 2021 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.

VN – Học để khẳng định mình

PHỤ ĐẠO ÔN KIẾN THỨC NỀN TẢNG


BÀI 17: PHỤ ĐẠO VỀ SINH THÁI
TS. PHAN KHẮC NGHỆ
LIVE CHỮA: 21g30 thứ 3 (08/6/2021)
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

Câu 1: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?


A. Độ ẩm. B. Vật kí sinh. C. Vật ăn thịt. D. Hỗ trợ cùng loài.
Câu 2: "Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát
triển theo thời gian" được gọi là
A. khoảng chống chịu. B. ổ sinh thái.
C. giới hạn sinh thái. D. khoảng thuận lợi.
Câu 3: Khi nói về nhân tố sinh tháo, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng có nhu cầu khác nhau về nhân tố sinh thái ánh sáng.
II. Các loài chim có khả năng định hướng trong không gian, xác định hướng di cư là nhờ nhân tố ánh sáng.
III. Sự phân tầng ở các quần xã chủ yếu là do tác động của nhân tố sinh thái ánh sáng.
IV. Nhân tố vô sinh là những nhân tố thường chỉ tác động lên động vật mà ít tác động lên thực vật.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 4: Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối
quan hệ nào sau đây?
A. Hỗ trợ cùng loài. B. Kí sinh cùng loài.
C. Cạnh tranh cùng loài. D. Vật ăn thịt – con mồi.
Câu 5: Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái về dinh dưỡng trùng nhau.
II. Các loài có ổ sinh thái giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.
III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường hẹp hơn các loài sống ở vùng ôn
đới.
IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố rộng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 15 cá thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Một quần thể của loài này có 90 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 80 cá thể bị chết, chỉ còn lại 10
cá thể. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong.
II. Một quần thể của loài này chỉ có 20 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì tỉ lệ sinh sản tăng,
tỉ lệ tử vong giảm, quần thể sẽ tăng trưởng.
III. Một quần thể của loài này có 50 cá thể. Nếu môi trường dồi dào nguồn sống thì tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ tử
vong giảm và quần thể sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường.
IV. Một quần thể của loài này có 100 cá thể. Nếu môi trường sống của quần thể bị thu hẹp thì có thể sẽ làm
tăng kích thước của quần thể.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh
vật?
II. Trong hệ sinh thái, thực vật luôn là mắt xích mở đầu cho chuỗi thức ăn.
KHÓA VIP SINH 2021 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
III. Ở một số hệ sinh thái, sinh vật ăn cỏ có thể là mắt xích mở đầu cho chuỗi thức ăn.
IV. Ở một số chuỗi thức ăn có thể không có sinh vật sản xuất.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 8: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể được gọi là tuổi sinh thái.
II. Thời gian sống thực tế của một cá thể được gọi là tuổi sinh lí.
III. Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể sinh vật được gọi là tuổi quần thể.
IV. Nếu mật độ cá thể của quần thể quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp thì thường dẫn đến
tuổi sinh thái giảm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Chim sáo bắt rận trên lung trâu để ăn. Quan hệ giữa chim sáo và trâu là quân hệ gì?
A. Hợp tác. B. Cộng sinh. C. Hội sinh. D. Kí sinh.
Câu 10: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
I. Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
II. Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
III. Trồng các loại cây đúng thời vụ.
IV. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 11: Nghiên cứu tổng sinh khối trong 2 quần xã ở các thời điểm khác nhau, người ta thu được bảng sau:
Năm 1940 Năm 1960 Năm 1980 Năm 2000 Năm 2020
Quần xã A 6400 tấn 5200 tấn 4800 tấn 3200 tấn 2800 tấn
Quần xã B 0 tấn 120 tấn 500 tấn 1000 tấn 1500 tấn
Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khả năng 2 quần xã đang diễn ra quá trình diễn thế sinh thái.
II. Nguyên nhân gây ra diễn thế ở 2 quần thể này chỉ do tác động của điều kiện môi trường.
III. Quần xã A thuộc loại diễn thế thứ sinh; Quần xã B thuộc loại diễn thế nguyên sinh.
IV. Theo thời gian, có thể quần thể B có tổng sinh khối lớn hơn quần thể A.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 12: Trong một hệ sinh thái, xét 12 loài sinh vật: 3 loài cỏ, 3 loài côn trùng, 2 loài chim, 2 loài nhái, 1 loài giun
đất, 1 loài rắn. Trong đó, cả 3 loài côn trùng đều sử dụng 3 loài cỏ làm thức ăn; 2 loài chim và 2 loài nhái đều sử
dụng cả 3 loài côn trùng làm thức ăn; Rắn ăn tất cả các loài nhái; Giun đất sử dụng xác chết của các loài làm thức
ăn; Giun đất lại là nguồn thức ăn của 2 loài chim. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 38 chuỗi thức ăn.
II. Chim được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3 ở 18 chuỗi thức ăn.
III. Nếu 2 loài chim bị tiêu diệt thì loài rắn sẽ tăng số lượng.
IV. Giun đất được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 13: Xét một lưới thức ăn được mô tả như hình bên. Theo lí E C
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
H
I. Loài H có thể là một loài động vật không xương sống.
D B
II. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loài A giảm số lượng thì loài B sẽ giảm số lượng.
K G
IV. Nếu loài H giảm số lượng thì sẽ làm cho loài A giảm số lượng.
A

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 14: Khi nói về môi trường sống của sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
KHÓA VIP SINH 2021 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
I. Các loài chim có môi trường sống trên cạn.
II. Môi trường sống của cây phong lan là môi trường sinh vật.
III. Môi trường sống bao gồm các nhân tố sinh thái tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật.
IV. Môi trường sống luốn biến đổi làm cho sinh vật cũng biến đổi để thích nghi với môi trường.
V. Hoạt động của sinh vật có thể làm thay đổi và cải thiện môi trường.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 15: Khi nói về nhân tố sinh thái và ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mối quan hệ giữa các sinh vật không phải là nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật.
II. Một nhân tố sinh thái có thể có tác động khác nhau lên cùng một sinh vật.
III. Ổ sinh thái bao gồm nơi ở và các điều kiện sinh thái khác phù hợp cho loài đó phát triển.
IV. Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm vô cơ và hữu cơ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Khi nói về giới hạn sinh thái, bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài cùng sống trong một môi trường có giới hạn sinh thái về các nhân tố là giống nhau.
II. Trong khoảng chống chịu sinh vật chỉ duy trì kích thước và khối lượng mà không có sự tăng trưởng.
III. Giới hạn sinh thái về các nhân tố của sinh vật càng rộng thì khả năng phân bố của sinh vật đó càng rộng.
IV. Giới hạn sinh thái của một nhân tố là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái đó mà tại đó sinh vật có thể sinh
trưởng tốt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like