You are on page 1of 4

2016-2017

Mã đề thi 452
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................

Câu 1: Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật
nhân sơ?
A. Restrictaza. B. ADN pôlimeraza. C. Ligaza. D. ARN pôlimeraza.
Câu 2: Quan sát sơ đồ mô tả quá trình hình thành thể song nhị bội hữu thụ trong tự nhiên.
Đột biến tự nhiên
Cải bắp Cải củ Con lai Con lai song nhị bội
x
Brassica (2n = 18) Raphanus (2n = 18) (bất thụ) (hữu thụ)

Hãy cho biết số lượng nhiễm sắc thể của thể song nhị bội hữu thụ?
A. 36. B. 18. C. 72. D. 27.
Câu 3: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,25DD : 0,5Dd : 0,25dd. Tần số của
alen D và alen d trong quần thể đó lần lượt là
A.  D = 0,25 và d = 0,75. B.  D = 0,6 và d = 0,4.
C.  D = 0,7 và d = 0,3. D.  D = 0,5 và d = 0,5.
Câu 4: Cho 3 mạch chứa các nuclêôtit chưa hoàn chỉnh, trong đó có 2 mạch của gen, mạch còn lại
của mARN như sau:
Mạch 1 ? A ? ? ? G ? T ? ?
Mạch 2 ? ? X ? T ? A ? ? ?
Mạch 3 ? ? ? X ? G ? ? A ?
Mạch nào của gen, mạch nào của mARN?
A. Mạch 1 và mạch 3 của gen; mạch 2 của mARN.
B. Mạch 1 và mạch 2 của gen; mạch 3 của mARN.
C. Mạch 2 và mạch 3 của gen; mạch 1 của mARN.
D. Hai mạch bất kỳ của gen; mạch còn lại của mARN.
Câu 5: Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. B. 100%Aa.
C. 0,6AA : 0,4aa. D. 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa.
Câu 6: Một quần thể ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối
liên tiếp, tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể bằng 15%. Số thế hệ tự phối của quần thể nói trên là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 7: Giả sử màu da của người do ít nhất 3 cặp gen (A, a; B, b và C, c) quy định theo kiểu tương tác
cộng gộp. Trong kiểu gen, sự có mặt của mỗi alen trội bất kì làm tăng lượng sắc tố mêlanin nên màu
da đậm hơn. Người có da trắng nhất có kiểu gen là
A. AABBCC. B. AaBbCc. C. aaBbCc. D. aabbcc.
Câu 8: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A-B- quy định quả dẹt; kiểu gen
aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen (F1) lai phân tích, đời Fa thu được tổng số
160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở Fa là
A. 105. B.  40. C. 54. D. 75.
Câu 9: Ở ruồi giấm, các tế bào của một cơ thể cái khi giảm phân đã tạo ra loại giao tử Ab với tỉ lệ
41%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen (f) là

A. và f = 18%. B. và f = 9%. C. và f = 9%. D. và f = 18%.

Câu 10: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Biết không có đột biến xảy ra,
tính theo lí thuyết, phép lai AaBb × Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 37,50%. B. 18,75%. C. 6,25%. D. 56,25%.

Trang 1/4 - Mã đề thi 152


Câu 11: Trong trường hợp gen trội có lợi, phép lai nào sau đây có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất?
A.  AABbdd × AAbbdd.
B.  aaBBdd × aabbDD.
C.  aabbdd × AAbbDD.
D.  aabbDD × AABBdd.
Câu 12: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?
A. AAbb. B. AaBB. C. aaBb. D. AaBb.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây là không đúng về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu
hình?
A. Bố mẹ không truyền đạt cho con tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
B. Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào điều kiện
môi trường.
C. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường do ngoại cảnh quyết định.
D. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 14: Giới hạn năng suất của “giống” được quy định bởi
A. kỹ thuật canh tác. B. chế độ dinh dưỡng.
C. kiểu gen. D. điều kiện thời tiết.
Câu 15: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
A. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
C. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1).
Câu 16: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng, các gen
này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong quần thể ruồi giấm, người
ta đã thống kê được các kiểu hình với các kiểu gen tương ứng như bảng sau: 
Các kiểu hình Các kiểu gen
1. Con đực mắt đỏ a.
2. Con cái mắt đỏ b.
3. Con đực mắt trắng c.
4. Con cái mắt trắng d.
e.
Tổ hợp ghép đôi kiểu hình với kiểu gen nào sau đây là đúng?
A.  [1-d]; [2-a,b]; [3-e]; [4-c]. B.  [1-d]; [2-a,c]; [3-e]; [4-b].
C. [1-a,b]; [2-e]; [3-c]; [4-d]. D.  [1-a,b]; [2-d]; [3-c]; [4-e].
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền ngoài nhân?
A. Đời con có kiểu hình giống mẹ.
B. Lai thuận và lai nghịch cho kết quả giống nhau.
C. Lai thuận và lai nghịch đều cho con có kiểu hình giống mẹ.
D. Lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau.
Câu 18: Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực.
B. Có thể dùng tần số hoán vị gen làm thước đo khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm
sắc thể.
C. Tần số hoán vị gen dao động từ 0% đến 50%.
D. Các gen nằm càng xa nhau trên nhiễm sắc thể thì tần số trao đổi chéo xảy ra giữa chúng càng
lớn ( 50%).
Câu 19: Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước:
1. Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp.
2. Sử dụng enzim nối để gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
3. Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt.
4. Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
5. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Thứ tự đúng của các bước trên là

Trang 2/4 - Mã đề thi 152


A. (3) (2) (4) (5) (1). B. (4) (3) (2) (5) (1).
C. (3) (2) (4) (1) (5). D. (1) (4) (3) (5) (2).
Câu 20: Ở người, hội chứng bệnh...(A)... là hậu quả của dạng đột biến ...(B)... nhiễm sắc thể. Vậy (A)
và (B) lần lượt là
A. Tớcnơ; cấu trúc. B.  Ung thư máu; số lượng.
C. Đao; số lượng. D. Claiphentơ; cấu trúc.
Câu 21: Hình 2 minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của
cơ chế này. Phân tích hình này, tên của quá trình (1) và quá trình (2) lần lượt là

A. nhân đôi và phiên mã. B. dịch mã và phiên mã.


C. nhân đôi và dịch mã. D. phiên mã và dịch mã.
Câu 22: Người ta có thể làm biến đổi hệ gen của một sinh vật bằng các cách:
(1). Đưa thêm một gen lạ (thường là gen của một loài khác) vào hệ gen.
(2). Nuôi cấy các mẩu mô, tế bào của thực vật trong ống nghiệm rồi cho chúng tái sinh thành các
cây.
(3). Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
(4). Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng.
(5). Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
Phương án đúng là:
A. (3), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (5). D. (2), (4), (5).
Câu 23: Giả sử ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể
tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể
một nhiễm?
A. AaBbDdd. B. AaBbd.
C. AaaBb. D. AaBb.
Câu 24: Năm 1997, Wilmut - nhà khoa học người Scôtlen lần đầu tiên đã tạo ra con cừu Đôly bằng
phương pháp
A. nhân bản vô tính. B. gây đột biến. C. lai khác loài. D. chuyển gen.
Câu 25: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở
người?
A. Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc hoặc đột biến về số lượng.
B. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
C. Ở người bình thường, mỗi tế bào sinh dưỡng chỉ có 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính và 22 cặp
nhiễm sắc thể thường.
D. Nhiễm sắc thể giới tính có ở cả tế bào sinh dục và tế bào sinh dưỡng.
Câu 26: Ở người, bệnh phêninkêtô niệu do đột biến gen gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Bố
và mẹ bình thường đã sinh được đứa con gái đầu lòng bị bệnh phêninkêtô niệu. Xác suất để họ sinh
đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh trên là
A.   B.   C.   D.

Câu 27: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về nhiễm sắc thể (NST)?
A. Có hai loại NST là NST thường và NST giới tính.
B. Đa số các loài có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính.
C. Số lượng NST là đặc trưng cho loài.
D. Số lượng NST phản ánh mức độ tiến hóa của các loài.
Trang 3/4 - Mã đề thi 152
Câu 28: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có thành phần kiểu gen 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa.
Nếu xảy ra tự thụ phấn thì theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở F2 là
A. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. B. 0,575AA : 0,05Aa : 0,375aa.
C. 0,55AA : 0,1Aa : 0,35aa. D. 0,6AA : 0,1Aa : 0,3aa.
Câu 29: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào không phải là bộ ba kết thúc?
A. 5' UAA 3'. B. 5' UGA 3'. C. 5' AUG 3'. D. 5' UAG 3'.
Câu 30: Trong kĩ thuật chuyển gen, việc sử dụng cùng một loại enzim giới hạn để cắt plasmit và cắt
ADN tế bào cho nhằm mục đích
A. tạo ra cùng một loại “đầu dính” bổ sung. B. tiết kiệm enzim.
C. dễ tiến hành thí nghiệm. D. thao tác kĩ thuật nhanh.

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 152

You might also like