You are on page 1of 6

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA KHÁNG CHIẾN

MC Lời dẫn
Nam Kính thưa các thầy cô giáo
Thưa các bạn học sinh thân mến!
Chiến tranh đã qua đi, những gian lao vất vả, những hy sinh mất mát mà
cả dân tộc phải gồng mình gánh vác đã trở thành quá khứ, nhưng những kỷ
niệm về những năm tháng chiến tranh thì mãi mãi không thể nào quên.
Mỗi người Việt Nam chúng ta đều biết, có được điều kỳ diệu trong
những trận đánh lớn nhỏ, có được những chiến công oanh liệt trong các chặng
đường lịch sử, có được những chiến thắng vĩ đại khiến dân tộc Việt Nam nhỏ
bé có thể kiêu hãnh trước thế giới… công lao đầu tiên và vô cùng to lớn phải
kể đến những người lính, người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ.
Hôm nay, trong không khí hào hùng của cả dân tộc chào mừng Ngày
thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12, còn gì ý nghĩa hơn khi
chúng ta dành những lời biết ơn chân thành nhất gửi đến những người lính đã
chiến đấu, hi sinh, đem lại độc lập tự do, đem lại một diện mạo vẻ vang cho
dân tộc. Cảm ơn vì những người lính đã làm nên một Quân đội nhân dân Việt
Nam anh hùng. Và cảm ơn vì tất cả những gì tốt đẹp nhất mà người lính đã
giành cho nhân dân! Các anh đã hoàn thành xuất sắc lời Bác Hồ kính yêu từng
căn dặn: “Quân đội ta, trung với đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng”
Nữ Có thể sẽ là dài dòng, nếu lại thêm một lần nữa ngợi ca phẩm chất tốt
đẹp của người lính, nhưng quả thật, trong chiến tranh, cũng như trong cuộc
sống đời thường, người lính bao giờ cũng hiện diện với những phẩm chất vô
cùng đáng quý. Vì lẽ đó, thơ ca những năm chống Pháp và chống Mĩ với biết
bao vấn đề, khía cạnh của đời sống kháng chiến, vẫn dành một dung lượng lớn
để khắc họa hình tượng người lính. Họ không chỉ là nhân vật chiếm số lượng
ưu trội, mà quan trọng hơn là ở chỗ họ đã làm nên được vẻ đẹp của riêng
mình. Những tên gọi khác nhau như: anh lính vệ quốc quân, vệ quốc Đoàn,
anh lính cách mạng, anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp hay anh

1
bộ đội giải phóng quân trong kháng chiến chống Mĩ... vừa là những tên gọi
gắn với mỗi nhiệm vụ qua các chặng đường cách mạng, vừa là những tên gọi
thân thương, trìu mến mà nhân dân dành tặng các anh, để tôn vinh phẩm chất
của những người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Để rồi với những danh
hiệu ấy, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, người chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã
ghi biết bao chiến công lẫy lừng trên các trận tuyến, giành được thắng lợi cuối
cùng như lòng dân mong đợi. Và với tất cả những gì có được, người lính trở
thành một trong những hình tượng đẹp nhất, in đậm trong các trang thơ.
Nam Vẻ đẹp đầu tiên được nhiều người nhận thấy nơi người lính chính là
phong cách giản dị, đơn sơ của họ. Chúng ta đã quá quen với những hình ảnh
như:
Lột sắt đường tàu
Rèn thêm dao kiếm
Áo vải chân không
Đi lùng giặc đánh
trong bài Nhớ của Hồng Nguyên hoặc:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
trong bài Đồng chí của Chính Hữu. Và từ những hình ảnh bình dị nhưng
rất đỗi lạc quan ấy, chúng ta hiểu rằng, sự thiếu thốn về vật chất, sự kham khổ
về hoàn cảnh từ lâu đã không còn là thử thách đối với người lính nữa. Càng
khó khăn, thiếu thốn các anh càng thêm bền lòng vững chí. Sau lưng các anh
đã có Tổ quốc, có những người thân yêu, có gia đình, quê hương, làng xóm…
Nữ Các anh đã vượt lên hoàn cảnh sống, sẵn sàng đối mặt với những thử
thách lớn lao hơn, đó là những sự hy sinh, mất mát, miễn là giữ được Tổ quốc,
giữa được niềm tin:
Anh nhớ ngày ra đi ...

2
... Tiếng em thì thầm đêm ngày vẫn nhắc
Khi Tổ quốc cần
Chúng mình biết hy sinh!
- Giữ lấy cầu ao
Giữ lấy gốc chanh,
Giữ lấy giàn trầu
Giữ xanh mái tóc!
Hôm nay trở về một chân anh mất
Nhưng quê hương tất cả vẫn còn...
Nam Không thể đong đếm được những gian lao mà các anh từng nếm trải,
không thể kể hết những nhọc nhằn năm tháng các anh đã đi qua, cũng không
thể nhận thấy hết những hy sinh âm thầm mà các anh đã dâng hiến. Tuổi thanh
xuân, tình yêu lứa đôi, khát khao hạnh phúc... các anh đành tạm gác lại:
Đằng nớ vợ chưa?
Đằng nớ?
Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu
Tinh thần, tâm hồn các anh hướng cả về chiến trường nơi chan chứa
niềm lạc quan chiến thắng:
Họ vẫn gầy vẫn ốm
Mắt vẫn lõm da vàng
Áo chăn chưa đủ ấm
Ăn uống vẫn tồi tàn
Nhưng vẫn vui vẫn nhộn
Pháo cười luôn nổ ran
Nữ Và niềm tin ấy sở dĩ biến thành niềm lạc quan của cả một thế hệ, vì mỗi
người lính ra đi, trước hết không phải vì bản thân mình, mà cao quý hơn còn
vì đại diện cho danh dự của một gia đình, dòng tộc:
Mấy anh em xa nhà vẫn thương anh nhất

3
Cũng tự hào trước nhất vì anh
Khi đất nước đang sục sôi đánh giặc
Anh ở tiền phương thay mặt cả gia đình
Tất nhiên, không phải vì nhân danh Tổ quốc, nhân danh tình yêu quê
hương, nhân danh đội quân xung kích, bảo vệ thành quả của nhân dân, mà ở
đâu và lúc nào người lính cũng tìm thấy hơi ấm và niềm tin trong lòng dân.
Cái chính là vì họ đã dành cho dân những tình cảm chân thành nhất, trọn vẹn
nhất, sẵn sàng hy sinh xương máu của mình vì nhân dân, nên họ đã được đền
đáp xứng đáng:
Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười,
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về
Tưng bừng trước ngõ
Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về
Nam Không hiểu sao, thơ về người lính ít miêu tả tỷ mỉ những trận đánh,
những chiến công mà thường thiên về thể hiện đời sống tinh thần, tâm tư tình
cảm của họ. Điểm lại những bài thơ viết về người lính trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mĩ nhận thấy hầu hết các bài thơ đều hướng tới
miêu tả tâm tư tình cảm của người lính trước và sau trận đánh.
Những người lính luôn biết hy sinh hạnh phúc cá nhân khi Tổ quốc cần
cũng là những người luôn biết chắt chiu từng giây phút quý giá được gần
những người thân:
Tôi nhớ vợ tôi lắm
Xin anh về hai ngày
Nhà tôi ở Mường Lay
Có con sông Nậm Rốm
Ngày kia tôi sẽ đến

4
Lại cầm súng được ngay
... Cho tôi đi đừng sợ
Tôi không chết được đâu
Vì vợ tôi lúc nào
Cũng mong chồng mạnh khoẻ
Cho tôi đi anh nhé
Về ôm vợ hai đêm
Vợ tôi nó sẽ khen
Chồng em nên người giỏi
Nữ Đúng là trong tình trạng mà công nghệ thông tin, công nghệ bưu chính
viễn thông còn là một mơ ước xa vời thì thư từ hậu phương được coi là niềm
hạnh phúc, sự an ủi cho tiền tuyến. Chính vì vậy để có được niềm hạnh phúc
nhỏ bé ấy, rất nhiều chiến sĩ quân bưu đã phải bất chấp hiểm nguy, có khi phải
đổi cả tính mạng của mình để có được:
Có chuyến đi bom nổ quanh mình
Tai bật máu đất tung vùi lấp
Túi thư vẫn ôm ghì trước ngực
Ngoi lên rũ áo lại lao nhanh!...
Nam Kính thưa các thầy cô giáo
Thưa các bạn học sinh thân mến!
Thơ viết về người lính giống như chính cuộc đời họ nên luôn gây được
cảm xúc mạnh mẽ cho người đọc. Nó chắc chắn sẽ giúp cho những thế hệ
thanh niên hôm nay hiểu hơn về cha ông mình. Mỗi chúng ta hãy biết tri ân,
hãy phấn đấu hết mình, hãy cống hiến và làm cả những phần việc mà những
người lính năm xưa gửi gắm để xứng đáng với công lao to lớn mà họ dành cho
Tổ quốc hôm nay.
Chúng tôi những người lính đã chết
Không thể yêu như các bạn đang yêu
Không thể mong dẫu một lần cuối nữa
Nhìn mây bay lang bạt trong chiều

5
Chúng tôi những người lính đã chết
Không thể bước qua ngưỡng cửa nhà mình
Và mẹ tôi nhìn buồng cau mới trổ
Không dám nghĩ về cô gái nhà bên
Chúng tôi những người lính đã chết
Không thể đèo xe đưa vợ tới nhà hộ sinh
Không xót xa khi tóc mình chớm bạc
Vì tóc tôi mãi mãi còn xanh!

Chúng tôi những người lính đã chết


Ngưng mọi điều có thể xảy ra
Chỉ mong sao không ai còn cầm súng
Chạy dọc chiến hào chúng tôi đã từng qua
Nữ Xin được mượn câu thơ của nhà thơ Lê Anh Xuân vừa để thay cho lời
kết vừa để một lần nữa dựng nên tượng đài bất tử về người chiến sĩ:
Anh giải phóng quân ơi
Tên anh đã thành tên đất nước
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân…

You might also like