You are on page 1of 158

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ


NỘI
-------------------------------------------

BÙI VĂN KHOẢN

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢM ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG


KHI HÀN DẦM CHỮ I

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


CÔNG NGHỆ HÀN

Hà Nội – Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ
NỘI
-------------------------------------------

BÙI VĂN KHOẢN

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢM ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG


KHI HÀN DẦM CHỮ I

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


CÔNG NGHỆ HÀN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA


HỌC TS. NGUYỄN TIẾN
DƯƠNG

Hà Nội – Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này không sao chép bất cứ tài liệu nào
hiện đang sử dụng và các công trình đã được công bố (ngoại trừ các bảng biểu
số liệu tham khảo và những kiến thức cơ bản trong các tài liệu học tập và
nghiên cứu được phép sử dụng).
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Tác giả

Bùi Văn Khoản

3
LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình tới TS Nguyễn
Tiến Dương, người đã hướng dẫn trực tiếp và giúp đỡ tận tình trong việc định
hướng nghiên cứu, tổ chức thực hiện đến quá trình viết và hoàn chỉnh Luận văn.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban lãnh đạo Viện Cơ Khí và Viện đào
tạo Sau đại học – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi để hoàn thành bản Luận văn này.
Tác giả trân trọng cảm ơn lãnh đạo khoa cơ khí trường ĐH Sư Phạm Kỹ
Thuật Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành phần thực nghiệm của luận
văn này.
Do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi sai
sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy/ Cô giáo, các
nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp.
Hà Nội, tháng 9 năm 2011
Tác giả

Bùi Văn Khoản

4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................4
MỤC LỤC….......................................................................................................5
CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN..............................................7
HỆ THỐNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..........................................................8
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................10
1. Lý do chọn đề tài:............................................................................................10
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............11
2.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................11
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................11
3. Tóm tắt nội dung thực hiện và đóng góp mới của tác giả...............................11
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................12
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................13
1.1. Tổng quan về các loại dầm hàn....................................................................13
1.2 Ứng dụng của dầm hàn chữ I:.......................................................................17
1.3.2 Tính công nghệ...........................................................................................20
Chương 2: KẾT CẤU, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO DẦM CHỮ I 23
2.1 Kết cấu của dầm hàn chữ I:...........................................................................23
2.2. Vật liệu chế tạo dầm chữ I:............................................................................27
2.3. Phương pháp hàn dầm chữ I:........................................................................32
2.4. Các phương án hàn dầm I..............................................................................34
2.5. Chế độ hàn cho kết cấu dầm chữ I...............................................................39
2.5.1. Tổng quan về cách tính toán chế độ hàn TĐ và BTĐ................................39
2.5.2. Chế độ hàn cho các mối hàn của dầm.......................................................46
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG HÀN KẾT CẤU
DẦM CHỮ I........................................................................................................54
3.1. Các thành phần ứng suất và biến dạng trong kết cấu dầm chữ I:.................55
3.1.1. Biến dạng theo truc X:................................................................................55
3.1.2. Biến dạng theo truc Y:................................................................................55
3.1.3. Biến dạng theo truc Z:................................................................................56
3.2. Cơ sở lý thuyết tính toán ứng suất và biến dạng..........................................56
3.2.1. Ứng suất và biến dạng do co dọc đối với mối hàn giáp mối:....................56
3.2.2. Ứng suất và biến dạng ngang do co dọc gây ra trong mối hàn giáp mối. 57

5
3.2.3. Ứng suất và biến dạng do co ngang trong liên kết hàn giáp mối:..............62
3.2.4. Ứng suất và biến dạng trong liên kết hàn góc:...........................................74
3.3.Tính toán ứng suất và biến dạng hàn trong kết cấu dầm chữ I:.....................77
3.3.1. Xác định ứng suất và biến dạng khi hàn nối bản bụng và bản cánh..........77
3.3.2. Xác định ứng suất và biến dạng toàn phần trong kết cấu hàn dầm chữ I: 81
3.3.2. Xác định nội lực và ứng suất phản kháng..................................................84
3.3.3. Xác định ứng suất uốn và độ võng............................................................84
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ANSYS ĐỂ MÔ PHỎNG TRƯỜNG
NHIỆT, ƯS&BD HÀN KẾT CẤU DẦM HỘP..................................................88
4.1. Phương pháp mô phỏng dầm hàn:................................................................88
4.1.1. Ứng dụng của phần mền ANSYS trong hàn:............................................88
4.1.2. Xây dựng sơ đồ tính toán cho kết cấu:......................................................89
4.2. Kết mô phỏng quả dầm hàn.........................................................................91
CHƯƠNG 5: NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆN ĐO BIẾN DẠNG HÀN.............94
5.1. Mẫu hàn thử..............................................................................................94
5.2. Thiết bị và vật liệu hàn.............................................................................94
5.2.1. Thiết bị hàn tự động dưới lớp thuốc:.................................................94
5.2.2. Vật liệu hàn........................................................................................95
5.3. Chế độ hàn các mẫu thử như bảng 1.........................................................97
5.4. Sơ đồ đo biến dạng...................................................................................97
5.4.1. Sơ đồ đo biến dạng của dầm..............................................................98
5.5.Trình tự tiến hành thực nghiệm đo biến dạng............................................99
5.5.1. Hàn các mẫu thử................................................................................99
5.5.2. Chuẩn bị phôi chế tạo dầm...............................................................100
5.5.3. Gá đính, hàn, đo biến dạng..............................................................100
5.6.Kết quả đo biến dạng...............................................................................105
5.6.1.Mẫu dầm D1...................................................................................... 105
5.6.2.Mẫu dầm D2...................................................................................... 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................108
1. Kết luận.....................................................................................................108
2. Kiến nghị...................................................................................................109
TÓM TĂT LUẬN VĂN....................................................................................111
PHỤ LỤC 1:......................................................................................................115
PHỤ LỤC 2:......................................................................................................126

6
CÁC KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
Ký hiệu Đơn vị Nội dung Kích thước các vùng tính toán Chiều dày vật liệ
b [mm] Kích thước các chi tiết Diện tích tiết diện
hFPJ [mm] Lực tác dụng
бτE [mm] Mô men quán tính Ứng suất pháp Ứng suất tiếp
γ µ YA F V [mm2] Mô đun đàn hồi Khối lượng riêng Hệ số Possion Chuyển v
m δ ak M [N] Diện tích Thể tích Khối lượng
k Ih Uh Vh [mm] Độ dãn dài tương đối Độ dai va đập Mômen
qđ [N/m2] Cạnh mối hàn
[N/m2] Cường độ dòng điện hàn
[N/m2] [g/cm3]
Điện áp hàn
Tốc độ/ vận tốc hàn Năng lượng đường

[mm]
[mm2]
[mm3]
[kg]
[%]
[kp.m/cm2] (Nm)
mm (A)
(V)
(mm/p) (cal/s)

7
HỆ THỐNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Các loại dầm có biên dạng không thay đổi.......................................14
Hình 1.2. Một loại dầm có biên dạng thay đổi trong thực tế sản xuất.............15
Hình 1.3-1.5.Ứng dụng của dầm…................................................................17-18
Hình 1.6. Hình ảnh của dầm đúc.....................................................................18
Hình 1.7. Ảnh dầm I chế tạo bằng hàn............................................................19
Hình 1.8. Hình ảnh dầm I trong kết cấu cầu trục............................................19
Hình 1.9. Hình ảnh thiết bị và đồ gá hàn dầm.................................................20
Hình 2.1. Các kích thước của dầm...................................................................24
Hình 2.2. Bản cánh của dầm............................................................................25
Hình 2.3. Bản vách của dầm............................................................................25
Hình 2.4-2.5. Gân tăng cứng...........................................................................26
Hình 2.6. Gân tăng cứng ngang của dầm........................................................27
Hình 2.7. Nguyên lý hàn tự động dưới lớp thuốc.............................................33
Hình 2.8. Thiết bị hàn tự động dưới lớp thuốc.................................................34
Hình 2.9. Phương án thứ nhất hàn dầm chữ I..................................................34
Hình 2.10. Phương án thứ hai khi hàn dầm chữ I............................................37
Hình 2.11. Phương án hàn dầm thứ ba............................................................37
Hình 2.12. Kích thước mối hàn giáp mối không vát mép, không khe hở.........39
Hình 2.13. Sơ đồ tính toán kích thước mối hàn................................................40
Hnh 2.14. Kích thước mối hàn giáp mối vát mép có khe hở............................41
Hình 2.15. Kích thước mối hàn giáp mối vát mép có khe hở...........................43
Hình 2.16 Kích thước mối hàn góc trong không vát mép, hàn một lớp...........44
Hình 2.17. Sơ đồ tính toán chiều cao toàn bộ kim loại đắp khi
hàn nhiều lớp..................................................................................................45
Hình 2.18. Sơ đồ tính toán mối hàn chính.......................................................51
Hình 2.19 Kích thước mối hàn góc trong không vát mép, hàn một lớp...........52
Hình 3.1. Biến dạng theo trục X......................................................................56

8
Hình 3.2. Biến dạng khi hai tấm có chiều rộng bằng nhau..............................57
Hình 3.3. Hiện tượng uốn ngang trong tấm hàn..............................................59
Hình 3.4. Đường cong mỗi tấm sau khi cắt.....................................................59
Hình 3.5. Chuyển vị khi nắn thẳng...................................................................62
Hình 3.6. Biến dạng góc khi hàn......................................................................63
Hình 3.7. Sơ đồ tính toán biến dạng góc bằng lý thuyết..................................65
Hình 3.8. Sự phân bố nguồn nhiệt trong vật dày.............................................69
Hình 3.9. Sự phản kháng quay tự do của các tấm............................................71
Hình 3.10. Sơ đồ tính toán biến dạng góc........................................................71
Hình 3.11. Tạo biến dạng ngược trước khi hàn...............................................74
Hình 3.12. Vùng ứng suất tác động khi hàn góc..............................................74
Hình 3.13. Độ võng dư khi hàn mối hàn góc...................................................77
Hình 3.14: Biểu thị vùng ứng suất biến dạng..................................................83
Hình 3.15. Sơ đồ xác định nội lực và ứng suất................................................85
Hình 4.1.Bản vẽ chi tiết hàn............................................................................90
Hình 4.2.Hình các liên kết hàn........................................................................92
Hình 4.3. Ảnh mô phỏng quá trình chạy ANSYS..............................................93
Hình 5.1: Nguồn điện hàn hồ quang TĐ sử dụng hàn mẫu thử.......................95
Hình 5.2: Nguồn điện hàn hồ quang TĐ sử dụng hàn mẫu thử.......................96
Hình 5..3. Sơ đồ đo co dọc...............................................................................99
Hình 5.5: Gá đính dầm...................................................................................102
Hình 5..4: Các mẫu thử kiểm tra chế độ hàn...................................................101
Hình 5.5. Đo độ võng và co dọc trước khi hàn mối hàn 1&2..........................101
Hình 5.6: Hàn đồng thời hai mối hàn 1&2......................................................103
Hình 5.7: Đo độ võng, co dọc của dầm sau khi hàn mối hàn 3&4..................104

9
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Trong nền sản xuất cơ khí, ngành Hàn đã và đang đóng một vai trò đặc biệt
quan trọng. Tại một số lĩnh vực như: Đóng tàu, sản xuất kết cấu thép, sản xuất ô
tô, …. không thể thiếu hàn vì nó chiếm một khối lượng rất lớn trong tổng công
việc cần hoàn thành. Hiện nay ngành Hàn đang phát triển rất mạnh mẽ với sự ra
đời của các phương pháp hàn mới, các thiết bị ngày càng hiện đại nhằm giải
phóng sức lao động và đem đến cho con người những sản phẩm mới với chất
lượng ngày càng có tính ưu việt.
Trong sản xuất cơ khí nói chung khi thiết bị được cải tiến thì chất lượng sản
phẩm cũng được cải thiện rất nhiều, riêng trong sản xuất hàn thì thiết bị không
quyết định được nhiều về chất lượng sản phẩm. Nhân tố ảnh hưởng nhiều tới
chất lượng sản phẩm hàn là các yếu tố công nghệ hàn, rất đa dạng và phức tạp
nhất là về ứng suất và biến dạng trong quá trình hàn, nó cũng là một dặc trưng
rất riêng của ngành hàn mà các nhà nghiên cứu, các chuyên viên cần quan tâm
tới. Để góp phần chia sẻ sư quan tâm trên mà tác giả chọn đề tài về lĩnh vực ứng
suất biến dạng hàn, đề tài đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nó giúp cho quá
trình gia công đạt chất lượng cao hơn.
Mặt khác khi nghiên cứu đề tài còn cho thấy tác dụng của đồ gá hàn
không chỉ có tác dụng định vị và kẹp chặt chi tiết trong quá trình gia công mà nó
còn có nhiệm vụ giảm ứng suất và biến dạng trong hàn, giúp nâng cao tuổi thọ
cho kết cấu khi sử dụng. Sự phong phú và đa dạng của đồ gá hàn phụ thuộc vào
quy mô sản xuất và việc ứng dụng các phương pháp hàn khác nhau, do đó có thể
sử dụng đồ gá đơn chiếc (dùng cho sản xuất nhỏ lẻ) hay đồ gá chuyên dùng
(dùng trong sản xuất hàng loạt)…
Trong sản xuất cơ khí hàn nói chung và sản xuất kết cấu thép nói riêng
nhu cầu về chế tạo các loại dầm hàn là vô cùng lớn cả về số lượng cũng như
chủng loại. Do dầm cán thường có kích thước nhỏ và độ cứng vững không cao

1
nên nó ít được sử dụng trong công nghiệp mà nhường chỗ cho các loại dầm có
khối lượng và kích thước lớn được tổ hợp hay sản xuất bằng phương pháp hàn.
Chất lượng của các tổ hợp dầm hàn thường phụ thuộc rất lớn vào hệ
thống hàn. Hiện nay, trong sản xuất tại các doanh nghiệp đã xuất hiện rất nhiều
máy hàn hiện đại, nguồn hàn là vấn đề dễ dàng xử lý còn lại vấn đề ứng suất
biến dạng khi hàn là vô cùng phức tạp và khó kiểm soát.
Xuất phát từ tính cấp thiết và yêu cầu nêu trên, tác giả tiến hành chọn đề
tài:
“Nghiên cứu biện Pháp để giảm ứng suất và biến dạng khi hàn dầm chữ I”
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ứng suất biến dạng hàn khi hàn dầm hàn chữ I.
Nghiên cứu thực nghiệm ứng suất và biến dạng trong quá trình sản xuất dầm hàn
chữ I.
Đưa ra biện pháp làm giảm ứng suất viến dạng phù hợp với điều kiện thực tế của
các doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng khi chế tạo dầm hàn chữ I.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
- Ứng suất biến dạng hàn khi hàn dầm hàn chữ I.
- Biện pháp làm giảm ứng suất và biến dạng khi hàn dầm chữ I.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là dựa vào quá trình nghiên cứu ứng suất
và biến dạng hàn dầm chữ I, thực nghiệm nghiên cứu ứng suất biến dạng khi hàn
dầm chữ I, từ đó đưa ra biện pháp phù hợp để làm giảm ứng suất và biến dạng
trong quá trình hàn.
3. Tóm tắt nội dung thực hiện và đóng góp mới của tác giả
Toàn bộ nội dung nghiên cứu được thể hiện trong các phần sau đây:
- Nghiên cứu tổng quan về dầm chữ I.
- Nghiên cứu vật liệu chế tạo dầm hàn.

1
- Kết cấu chung của dầm hàn.
- Xây dựng chế độ hàn dầm.
- Nghiên cứu thực nghiệm đo ứng suất và biến dạng hàn dầm.
- Mô phỏng trường nhiệt, ứng suất và biến dạng trên phần mềm ansyt.
- Các biện pháp giảm ứng suất và biến dạng khi hàn dầm.
Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế của luận văn sau khi hoàn thành
sẽ có những đóng góp đáng kể cho các doanh nghiệp và nhà sản xuất kết cấu
thép.
Ý nghĩa khoa học: Bằng cơ sở lý thuyết kết hợp với quá trình thực
nghiệm tại các cơ sở sản xuất, luận văn đưa ra được ứng suất và biến dạng khi
hàn dầm chữ I.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ đóng góp thêm vào
việc nâng cao chất lượng của sản phẩm dầm hàn chữ I tại các doanh nghiệp, rút
ngắn đáng kể về thời gian và các công đoạn trong quá trình sản xuất.
Làm cơ sở cho việc nghiên cứu, tính toán ứng suất và biến dạng hàn cho
các sản phẩm cơ khí khác.
Đạt được năng suất cao nhất khi sản xuất dầm chữ I nhưng vẫn đảm bảo
chất lượng của sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực
nghiệm:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết;
- Tiến hành thực nghiệm tại xưởng thực tập của trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật
Hưng Yên.
- Mô phỏng ứng suất và biến dạng khi hàn dầm trên phần mềm ansyt.

1
Chương I

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về các loại dầm hàn


Trong nền sản xuất cơ khí, sản lượng sản xuất bằng công nghệ hàn hoặc liên
quan đến hàn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Công nghệ hàn đã và đang đóng một
vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành sản xuất cơ khí. Tại một số ngành, có thể
nói công nghệ hàn là không thể thiếu vì nó chiếm khối lượng rất lớn. Điển hình
là các ngành công nghiệp như: Đóng tàu, Ôtô, Xây dựng…, Dầm là loại cấu
kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng.Về mặt chịu lực thì dầm chủ yếu chịu uốn.
Ưu điểm nổi bật của dầm thép là cấu tạo rất đơn giản,chi phí cho chế tạo dầm
không lớn, do đó dầm được sử dụng rất phổ biến.
Với loại kết cấu nhịp lớn như sân vận động,hănga máy bay,nhà thi đấu thì chỉ có
dầm thép mới đáp ứng được.Bằng chứng là đã có rất nhiều công trình như nhà
thi đấu, hănga máy bay sử dụng dầm thép đã được xây dựng ở nước ta cũng như
nhiều nơi khác trên khắp thế giới.
So với các loại dầm khác như dầm bê tông cốt thép thì để vượt được các nhịp lớn
, dầm thép cũng tốt hơn cả vì nó vừa có khối lượng bản thân nhẹ, vừa có khả
năng chịu lực lớn, Do đó khi vượt nhịp lớn thì chiều cao dầm thép sẽ không quá
lớn,tạo không gian sử dụng lớn, không ảnh hưởng đến công năng của ngôi nhà.
Với cách sử dụng tiết diện dầm thép thì việc thi công sẽ đơn giản hơn,thời gian
thi công nhanh ( vì chủ yếu chỉ là các liên kết bằng mối hàn và bu lông)công
trình nhanh chóng được đưa vào sử dụng.
Ngày nay, với xu hướng phát triển của khoa học kỹ thuật thì kết cấu thép ngày
càng được nghiên cứu,phát triển, hoàn thiện hơn, sử dụng ngày càng rộng rãi
hơn trong nhiều công trình khác nhau từ những công trình nhỏ như nhà ở, nhà
máy, xí nghiệp cho đến các công trình đòi hỏi vượt nhịp lớn như nhà thi đấu, sân
vận động, hănga máy bay,… Dầm thép có rất nhiều loại tiết diện khác nhau như

1
dầm hình ( chữ I, C,hình tròn),dầm tổ hợp, dầm hộp,dầm có sườn lượn sóng,…
Mỗi loại dầm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó tùy thuộc các
điều kiện về loại kết cấu công trình, về giải pháp kiến trúc, thi công, điều kiện về
kinh tế kỹ thuật,…mà sử dụng các loại dàm khác nhau.Chẳng hạn với những
công trình cần vựot nhịp nhỏ ( thường là < 6m) thì có thể sử dụng dầm thép
hình, với những công trình lớn hơn ( < 18 m) thì có thể sử dụng loại dầm tổ hợp,
với những công trình vượt nhịp > 36 m thì người ta có thể sử dụng dầm hộp,…
- Với dầm thép chữ I do có tiết diện đối xứng, lại có mômen chống uốn đối với
trục x-x ( xem hình vẽ 2.4) khá lớn nên rất hợp lý với những dầm chịu uốn
phẳng như dầm sàn nhà,dầm sàn công tác, dầm cầu,…

a) b) c)
Hình 1.1. Các loại dầm có biên dạng không đổi trong thực tế sản xuất

a) Dầm chữ T b) Dầm chữ I c) Dầm chữ H

*Dầm chữ U có tiết diện không đối xứng nên khi chịu uốn phẳng thì có thêm
hiện tượng xoắn do đó không phải là cấu kiện hợp lý khi chịu uốn, nhưng do do
thép hình chữ U có cánh rộng ( chịu uốn xiên tốt) và có mặt ngoài phẳng ( dễ
liên kết với các cấu kiện khác) nên thường được dùng làm xà gồ mái nhà, dầm
tường, dầm sàn khi nhịp và tải trọng bé.
Thiết kế dầm hình bao gồm các vấn đề sau:
+ Chọn tiết diện dầm hình :
+ Kiểm tra tiết diện dầm đã chọn về độ bền
+ Kiểm tra tiết diện dầm về độ cứng
+ Kiểm tra độ ổn định tổng thể.
1
Do giá trị W chỉ có giới hạn xác định do đó với những dầm đòi hỏi vượt nhịp lớn
thì giá trị W rất lớn, nó vượt qua giá trị W lớn nhất trong bảng tra đã cho sẵn nên
không sử dụng được.Sự áp dụng dầm hình còn rất nhiều hạn chế trong kết cấu
nhà nhip lớn, nó chỉ được áp dụng rộng rãi trong kết cấu nhà nhịp nhỏ.
*Dầm tổ hợp: Là dầm được làm từ các bản thép hoặc từ các bản thép và các thép
hình.Nếu dùng liên kết hàn để liên kết các bộ phận của dầm thì dầm được gọi là
dầm tổ hợp hàn, tương tự như vậy nếu dùng liên kết bằng đinh tán hay bu lông
thì dầm gọi là dầm tổ hợp đinh tán hay bu lông
Dầm tổ hợp hàn gồm 3 bản thép, 2 bản đặt nằm ngang gọi là 2 cánh dầm, bản đặt
thẳng đứng gọi là bụng dầm.
Dầm tổ hợp đinh tán hoặc bulông cũng gồm 1 bản thép đặt đứng làm bụng dầm,
còn mỗi cánh dầm còn 2 thép góc( thép chữ L) gọi là 2 thép góc cánh dầm và có
thể có them 1 đến 2 bản thép được đặt nằm ngang gọi là bản phủ cánh dầm.
So với dầm đinh tán , tổ hợp đinh tán thiết kế dầm tổ hợp gồm :Chọn tiết diện
dầm, kiểm tra tiết diện dầm đã chọn về độ bền, độ cứng, độ ổn định tổng thể, cấu
tạo và tính toán chi tiết của dầm như liên kết cánh với bụng,…cụ thể như sau:
+ Chọn tiết diện dầm
+ Thay đổi tiết diện dầm theo chiều dài, dày

Hình 1.2. Một loại dầm có biên dạng thay đổi trong thực tế sản xuất

+ Kiểm tra độ bền, độ võng, độ ổn định của dầm tổ hợp


+ Ổn định tổng thể của dầm thép
Ngoài cách tính cổ điển trên ngày nay người ta còn sử dụng phần mềm tính toán
kết cấu Midas.Kinh nghiệm thiết kế cho thấy khi nhịp và tải trọng lớn ( l > 12m,

1
q > 2000 daN/m) nếu dùng dầm tổ hợp thì hoặc là không đủ bền hoặc là độ cứng
không đảm bảo điều kiện ổn định tổng thể, nếu đủ thì kết cấu sẽ nặng nề và tốn
thép.Trong trường hợp này dung dầm tổ hợp sẽ kinh tế hơn. Do đó phạm vi áp
dụng của dầm tổ hợp sẽ rộng rãi hơn.

Hình 1.3.Ứng dụng của dầm I

*Dầm hộp: Dầm hộp là dầm được tạo từ các thanh thép(bản thép)ghép lại với
nhau bằng liên kết hàn.
So với hai loại dầm trên thì dầm hộp có một số ưu nhược điểm sau:
- Có thể tạo ra những dầm có tiết diện có độ cứng cao, độ ổn định theo các
phương là như nhau.
- Có thể chịu được tải trọng lớn, có thể vượt được nhịp lớn, nhịp của nó có thể
lên tới hàng trăm mét. Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng tiết diện này để vượt
nhịp lớn.
- Việc chế tạo khó khăn.
- Việc bảo dưỡng, sơn… khó khăn.
- Việc chế tạo và gia công bằng đinh tán thường phức tạp.

1
* Dầm có sườn lượn song: là dầm có sườn được chế tạo theo hình lượn sóng

1
nhằm tăng cường độ ổn định cho thanh bụng đồng thời tăng độ ổn định cho dầm.
Do sườn được chế tạo theo hình lượn sóng làm mômen chống uốn của sườn
tăng, làm tăng độ cứng tổng thể của dầm.tuy nhiên do việc chế tạo sườn theo
hình lượn sóng nên việc chế tạo sẽ phức tạp hơn,công tác lien kết sườn với thanh
bụng khó khăn hơn so với dầm hình thông thường.
1.2 Ứng dụng của dầm hàn chữ I:
- Với dầm thép chữ I do có tiết diện đối xứng, lại có mômen chống uốn đối với
trục x-x ( xem hình vẽ 2.4) khá lớn nên rất hợp lý với những dầm chịu uốn
phẳng như dầm sàn nhà, dầm sàn công tác, dầm cầu,…
-Với dầm thép chữ I còn tham gia trong lĩnh vực kết cấu xây dựng, xây dựng nhà
xưởng…….

1
Hình 1.5. Hình ảnh dầm I trong kết cấu xây dựng

Hình 1.6. Hình ảnh của dầm đúc

1
Hình 1.7. Ảnh dầm I chế tạo bằng hàn

Hình 1.8. Hình ảnh dầm I trong kết cấu cầu trục

2
Hình 1.9. Hình ảnh thiết bị và đồ gá hàn dầm

1.3. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu ứng suất và biến dạng khi hàn dầm chữ I:
1.3.1. Tính kinh tế:
Trong quá trình chế tạo dầm hàn chữ I, ứng suất và biến dạng hàn có vai
trò quyết định khả năng làm việc của kết cấu.
Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng của quá trình sản xuất như nguồn hàn,
hàn ….., chúng ta có thể khắc phục được một cách triệt để hơn còn riêng ứng suất
ong quá trình hàn rất khó khống chế được triệt để.
Vì vậy muốn đạt được năng suất và hiệu quả sản xuất cao ta phải hạn chế
tốt được ứng suất và biến dạng hàn.
Từ đó ta thấy được giá trị tiềm ẩn của việc tính toán ứng suất và biến
dạng hàn để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục chúng. Điều này không chỉ xảy ra
tại Việt Nam mà nó còn là tình trạng chung của toàn thế giới.
1.3.2 Tính công nghệ:
2
- Sản xuất bằng công nghệ hàn là một phương pháp gia công có độ biến
dạng rất lớn. Vì vậy trong và sau khi gia công, các chi tiết hoặc kết cấu thường
bị thay đổi về cả hình dáng cũng như kích thước. Vấn đề này sẽ được giải quyết
khi ta tính toán ứng suất và biến dạng hàn để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.
- Bên cạnh đó, trong thực tế sản xuất, có nhiều dạng chi tiết hay kết cấu
có những đường hàn phức tạp, có biên dạng đặc biệt mà nếu đơn thuần người
công nhân dù tay nghề rất cao cũng rất khó hoặc không thực hiện được một cách
tốt nhất. Vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua quá trình tính toán ứng suất và
biến dạng hàn để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục như: tiết kế đồ gá hàn
giải quyết nhiệm vụ: “Luôn đưa chi tiết hàn về vị trí thuận lợi nhất” để thực
hiện công việc hàn, một số biện pháp công nghệ và kết cấu khi hàn…….
Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết tại các Công ty, các doanh nghiệp sản xuất
kết cấu thép vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc tính toán ứng suất và biến dạng
hàn, hầu như vẫn sử dụng mang tính thừa kế, và dập khuôn, vì vậy giá trị của
việc tính toán ứng suất và biến dạng khi hàn là cần thiết. Để giải quyết vấn đề
này chúng ta rất cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa cho việc nghiên cứu ứng suất
và biến dạng khi hàn nói chung và nghiên cứu ứng suất và biến dạng khi hàn
dầm chữ I cho các doanh nghiệp nói riêng.

2
KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương 1, tác giả đã hoàn thành được các nội dung sau:
1. Tổng quan về các loại dầm hàn
2. Ứng dụng của dầm hàn chữ I
3.Tính cấp thiết của đề tài
4. Từ những phân tích đó tác giả đi đến kết luận về tính cấp thiết của công việc
nghiên cứu ứng suất và biến dạng khi hàn dầm chữ I là phù hợp với khuôn khổ
luận văn của mình.

2
Chương 2

KẾT CẤU, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO DẦM CHỮ I

2.1. Kết cấu của dầm chữ I.


2.2.Vật liệu chế tạo dầm chữ I.
2.3. Phương pháp hàn dầm chữ I.
2.4.Các phương án hàn dầm chữ I.
2.5. Chế độ hàn cho kết cấu dầm chữ I.
2.5.1. Tổng quan về cách tính toán chế độ hàn TĐ và BTĐ.
2.5.2. Chế độ hàn cho mối hàn chính của dầm.

2.1 Kết cấu của dầm hàn chữ I:


Trong công nghệ chế tạo kết cấu hàn nói chung, việc thiết kế một kết cấu
hàn cụ thể
được tính toán dựa vào các tiêu chí sau:
- Điều kiện làm việc của các kết cấu đó ( yêu cầu về khả năng chịu lực của
kết cấu, môi trường làm việc của kết cấu. ) tùy vào yêu cầu chịu tải trọng mà ta
thiết kế dầm theo, diện tích tiết diện của dầm thay đổi theo tải trọng mà kết cấu
phải gánh.
- Đảm tính kinh tế, thẩm mỹ.... của kết cấu, để đảm bảo tính kinh tế và tính
thẩm mỹ của kết cấu ta phải tính toán thiết kế vừa đủ bền, chọn phương pháp
chế tạo đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, giá thành cạnh chanh.
Việc đưa ra kết cấu của dầm có sự thừa kế các công trình nghiên cứu của
một số chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước, kết cấu của dầm bao gồm 2
bản biên ( hay còn gọi là bản bụng ) và 1 bản vách ( hay còn gọi là bản cánh ).
Dầm ghép tổ hợp chữ I gồm:
+ Hai bản cánh
+ Một bản bụng

2
Hình 2.1. Các kích thước của dầm

 h: Chiều cao của dầm


 bc: Chiều rộng cánh
 hb: Chiều cao bụng
 δb: Chiều dầy bản bụng
 δc: Chiều dầy bản cánh
Giữa hai bản cánh và bản bụng được liên kết với nhau bằng liên kết hàn góc.
Chiều cao dầm là kích thước cơ bản của dầm tổ hợp, chính nó đánh giá khả năng
chịu lực và giá thành của dầm.
Trong quá trình chế tạo kết cấu việc tính toán và lựa chọn các kích thước
hợp lý sẽ tạo cho kết cấu sự hoàn hảo nhất đảm, bảo được các yêu cầu kỹ thuật
và kinh tế.
Thường trong quá trình chế tạo kết cấu dầm chữ I chúng ta thường phải
tính toán nhiều lần mới đảm bảo được yêu cầu về độ bền.Thông thường giữa các
lần đó thì ta phải thay đổi các kích thước của bản cánh và bụng. Tuy nhiên sự
thay đổi này vẫn phải đảm bảo các kích thứớc tối thiểu đã được quy định.
a. Bản cánh (bản biên):

Bản cánh gồm hai tấm, có thể có chiều dầy giống nhau hoặc khác nhau. Bản

2
cánh thường có chiều dầy mỏng hơn bản bụng (bản vách)

Hình 2.2. Bản cánh của dầm

Bản cánh là một bộ phận cấu thành nên dầm hàn chữ I, có vai trò liên kết
với bản bụng tạo thành khối liên kết cứng có khả năng chịu lực rất tốt.
b. Bản vách (bản bụng)

Bản bụng cũng có cấu tạo giống như bản cánh, được chế tạo từ thép tấm.
Bản chất chịu lực trong kết cấu dần I của bản bụng là tốt hơn bản cánh khi nó
chịu uốn, chính vì vậy bản bụng thường có chiều dầy lớn hơn bản cánh.

Hình 2.3. Bản vách của dầm

2
c. Gân tăng cứng:

Gân tăng cứng được sử dụng khi chế tạo các dầm hàn có kích thước lớn, gân
gồm có gân ngang và gân dọc. Gân có vai trò tạo sự ốn định của dầm khi dầm
chịu tải trọng nhất là tải trọng động.
Tùy thuộc vào chiều dài của dần mà ta bố trí số lượng gân cho phù hợp, gân
được bố trí đối xứng nhau qua bản bụng.

Hình 2.4. Gân tăng cứng của dầm

Hình vẽ mô tả gân tăng cứng dọc

Hình 2.5. Gân tăng cứng dọc dầm

2
Có thể bố trí hai hang gân tăng cứng ngang nếu chiều cao của dầm hàn lớn

Hình 2.6. Gân tăng cứng ngang của dầm

2.2. Vật liệu chế tạo dầm chữ I:

*Chọn vật liệu- Kết cấu hàn là tổ hợp của nhiều chi tiết mà trong đó mỗi chi tiết
có chức năng và điều kiện làm việc không giống nhau. Do đó phải căn cứ vào
yêu cầu kỹ thuật của từng chi tiết để lựa chọn vật liệu chế tạo cơ bản sao cho
hợp lý. Vừa phải đảm bảo chất lượng năng suất và giá thành chế tạo kết cấu. Nói
cách khác là vật liệu phải đảm bảo đồng thời 2 chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật.
- Mặc dù các chi tiết có kích thước và hình dạng khác nhau song đều được chế
tạo từ vật liệu kim loại thanh thép . Qua gia công cơ khí sau đó đem hàn lại
thành “Kết cấu dầm đỡ” . Là kết cấu tấm được chết tạo sao cho đảm bảo chỉ tiêu
về cơ tính , độ tin cậy cao khi làm việc
- Vì vậy để vừa đảm bảo độ bền vừa đảm bảo tính hàn , giá thành lại phù hợp ta
chọn vật liệu là thép CT38 (TCVN 1695-75) tương đương với thép CT3 (TC
Nga ГOG380-71) . Bởi vì loại vật liệu này được sử dụng phổ biến trên thị
trường, nó vừa đảm bảo tính kính tế, tính hàn tốt cũng như đáp ứng được yêu

2
cầu kỹ thuật của kết cấu khi làm việc.
- CT38 có các thành phần và độ bền tương đương với các mác thép trên thế giới
như: SS400 (Jis - Nhật); Q235 (GB – Trung Quốc); A570Gr.A (ASTM - Mỹ);
S235JA (BS – Anh); S235JA (Din – Đức); CT3 (ГОСТ –Nga); S235JA (NF –
Ph áp)….
- Thành phần hóa học của thép CT38
Tiêu Mác Thành phần hóa học Chemical Composition
chuẩn Standard
thép Grade SiMn
C PS
(max)(max) 0.14 - 0.220.12 - 0.300.40 - 0.650.040.045

TCVN (1651-85)
(176 - 85 )

- Thành phần cơ tính của thép CT38


Độ bền cơ lý
Tiêu chuẩn Mác thép (Mechanical Properties)
(Standard) (Grade)
Giới hạn chảy Giới hạnbền Độgiãndài (Elongation)
kéo (%)
(Yeild Point)
(N/mm2)
(Tensile Strength)
(N/mm2)

TCVN
1651-85)
CT 38 250 380 ÷ 490 26
(1765- 85 )

- Thép CT38 là loại thép cacbon chất lượng thường. Là loại thép mềm dẻo, độ
cứng thấp , hiệu quả tôi và ram không cao . Được dùng để chế tạo các chi tiết
trong kết cấu nhưng qua gia công nóng . Do đó nó tình hàn tốt . Khi hàn không

2
cầu phải dùng các công nghệ đặc biệt . Tra bảng 5.1 cơ tính của thép thông
dụng phân nhóm A ( TCVN 1765 – 25) trang 254 sách Vật liệu học cơ sở của
Nghiêm Hùng ta có:
+Giới hạn chảy :
σ = 24 (kG/mm 2 )= 2400 ( kG/ cm 2 )
c

+Mô đun đàn hồi :


E = 2,1.106 ( kG/ cm 2 )
+Khối lượng riêng:
γ = 7,85 ( g/cm 3 ) = 7,85.10 3 ( kG/cm 3 )
-Với vật liệu dẻo: σo = giới hạn chảy
Bảng thống kê của thép CT38:

Giới hạn chảy Mô đun đàn hồi ( kG/ cm 2 )Khối lượng riêng
( kG/ cm 2 ) E = 2,1.106 ( kG/ cm 2 ) ( kG/cm 3 )

σ c =2400 ( kG/ cm 2 ) γ =7,85.10(3kG/cm ) 3


- Thành phần hoá học của thép CT38

Nhãn hiệ Thành phần hoá học


thép C Mn Si P S
CT38 0,140,22 0,4 0,65 0,120,3 <0,04 <0,05
 Dây hàn tự động dưới lớp thuốc.
Dựa vào thành phần hóa học và cơ tính của thép CT38 ta chọn dây hàn HV-
EM12. Tương đương với tiêu chuẩn AWS A5.17 và đăng kiểm Việt Nam:
TCVN 6259-6: 2003 AW53; đồng thời tương đương với tiêu chuẩn của nhật: JIS
W21.
Dây hàn HV-EM12 là loại dây hàn có hàm lượng carbon, sillic thấp, hàm lượng
mangan tương đối cao, tạp chất lưu huỳnh và phốtpho vô cùng nhỏ tạo ra mối

3
hàn với nền kim loại tốt, có thể kết hợp với nhiều loại thuốc hàn khác nhau như
EG F7A0, EG F7A2,… tạo ra những mối hàn có chỉ tiêu cơ lý tương đối cao
theo mong muốn.
- HV-EM12 thích hợp sử dụng cho hàn các kết cấu thép carbon thấp và hợp kim
trung bình như: bồn áp lực, đường ống, kết cấu thép chịu tải trọng nặng, các kết
cấu dân dụng, cầu đường, ôtô, tàu thuyền..,
Dây hàn HV-EM12 do công ty NaHaVi (Nam Hà Việt) sản xuất
+ Cơ tính của mối hàn được xác định như sau:
Loại dâyCác chỉ tiêu về cơ tính
hàn

HV-EM12 Giới hạn bền kéoGiới hạnĐộdãndài Độ dai va


(b) (Mpa) chảy đập (J)
tương đối
410-550 ≥27
(%)
(c) (Mpa)
≥22
≥330

+ Thành phần hoá học:


Loại dây hànThành phần hóa học(%)
HV-EM12 CMnSiCrNiSPCu
≤0,10,8÷1,1≤0,07≤0,2≤0,3≤0,03≤0,0≤0,
32

+ Quy cách, khoảng dòng điện hàn


Quy cáchØ1,6 Ø2,0 Ø2,5 Ø3,2 Ø4,0 Ø5,0
(mm)

Dòng điện hàn180~200~250~350~500 ~700 ~


(A)450400450600800 1000

3
 Thuốc hàn tự động dưới lớp thuốc
Chọn thuốc hàn EG-F7A0 (tương đương với AWS A5.17 F7A0) thuốc hàn EG-
F7A0 phù hợp khi hàn với dây hàn HV-EM12 . thuốc hàn EG-F7A0 do công ty
NaHaVi (Nam Hà Việt ) sản xuất.
EG F7A0 (Tương đương tiêu chuẩn Mỹ AWS A5.17 F7A0) là loại thuốc nền
axit nhôm – rutin thiêu kết, hạt dạng tròn màu đen có kích thước 2.0~0.28mm
(sang 10-60 /inch). Tính năng hàn tuyệt vời với hồ quang ổn định, dễ bong xỉ và
mối hàn đẹp. Kim loại hàn chịu được độ dai va đập cao ở nhiệt độ thấp, có thể
dùng với dòng hàn AC hoặc DC. Khi hàn dòng một chiều, dây hàn nên nối với
điện cực dương.
Thuốc hàn EG F7A0 được sử dụng kết hợp với nhiều loại dây hàn hồ quang
chìm như EL12, EM12K…dùng cho kết cấu thép C và thép hợp kim thấp như
nồi hơi, đường ống chịu áp lực cao, …
+ Thành phần hóa học chính.
SiO2+TiO2 Al2O3+MnOCaF2 S P
25÷30 50÷603÷10 ≤0,06 ≤0,08

+ Cơ tính mối hàn sau khi hàn:


Loại dây Độ kéobềnGiới
(MPa) hạn chảy Độ dài dãnĐộ
(%) dai va đập (J)
≥510 (MPa) ≥ 22
Nhiệt phòngđộ- 200C
≥ 50

EM 12 ≥400 ≥ 27

 Que hàn hồ quang tay.


Dựa trên cơ sở về thành phần hóa học và cơ tính của thép CT38 ta chọn que hàn
hồ quang tay là que E7016.
Thích hợp với mọi tư thế hàn với tính năng ưu việt.

3
Thích hợp hàn các loại thép có hàm lượng cacbon, hợp kim thấp và trung bình,
thép tấm dầy và các loại linh kiện làm từ thép.
Hồ quang ổn định, tia lửa nhỏ, thuốc bọc hàn bảo vệ tốt, kiểm nghiệm tia X tốt,
đặc biệt thích hợp hàn các kết cấu, bình áp lực….
Không bắn toé, ít khói, sỉ tự bong, bề mặt mối hàn đẹp.
+ Thành phần hóa học:
C Mn Si P S
≤ 0,1 ≤1,0 ≤ 0,4 ≤ 0,025 ≤ 0,023

+ Cơ tính kim loại mối hàn:


Giới hạn chảy Độ bền kéo Độ dãn dài Độ dai va đập[akv(J)]
σc(N/mm2) σb (N/mm2) δL=5d (%)
+20oC -20oC
≥410 ≥515 ≥27
≥130 ≥76

Que hàn E7016 chất lượng được áp dụng tiêu chuẩn Mỹ : ASME / AWS A5.1
E7016 và đăng kiểm theo tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN 3223:2000 E513; tương
đương với tiêu chuẩn của Nhật Bản: D5016 ; Trung Quốc: GB: E5016.
Hệ số an toàn
Trong quá trình thiết kế bất kỳ kết cấu nào, chúng ta luôn phải chú ý đến
hệ số an toàn ( hệ số vượt tải) n.
Hệ số an toàn giúp cho kết cấu vẫn ổn định khi làm việc quá công suất đã
thiết kế. khi chúng ta chọn hệ số an toàn cần phải chú ý đến các vấn đề:
-Tích chất của vật liệu sử dụng chế tạo
-Điều kiện làm việc và phương pháp tính toán, yêu cầu mức độ tính toán
-Tính chất quan trọng của kết cấu và yêu cầu về tuổi thọ
-Tính chất của tải trọng tác dụng (tĩnh hay động) và mức độ phản ánh chính xác.
2.3. Phương pháp hàn dầm chữ I:
Khi thực hiện hàn dầm chữ I,ta chọn phương pháp hàn là phương pháp hàn tự

3
động dưới lớp thuốc vì những lý do sau :
-Phương pháp hàn này đảm bảo kích thước hàn và thành phần hóa học đồng
đều trên suốt chiều dài dầm
-Nhiệt lượng hồ quang tập trung và nhiệt độ rất cao cho phép hàn với tốc độ
lớn.
Chất lượng mối hàn cao, kim loại mối hàn đồng nhất về thành phần hóa học.
-Mối hàn có hình dạng tốt, đều đặn, ít bị các khuyết tật như không ngấu, rỗ khí,
nứt và bắn tóe.
-Giảm tiêu hao kim loại điện cực và điện năng.
-Biến dạng của liên kết sau khi hàn nhỏ.
-Điều kiện làm việc của thợ hàn tốt, ít phát sinh khí độc so với hàn hồ quang tay.
-Tự động hóa quá trình hàn.

Hình 2.7. Nguyên lý hàn TĐ dưới lớp thuốc

3
Hình 2.8. Thiết bị hàn tự động dưới lớp thuốc

2.4. Các phương án hàn dầm I.

*Phương án 1:
Kết cấu dầm hàn chữ I có thể coi như hai dầm chữ T ghép lại, nó có một tấm
vách và hai tấm đế được hàn với nhau bằng bốn mối hàn góc; do vậy các trị số
nội lực tác dụng và nội lực phản kháng xét như đối với dầm chữ T.
Biến dạng của liên kết chữ I phụ thuộc chủ yếu vào trình tự công nghệ
thực hiện các mối hàn.

4 3

1 2

Hình 2.9. Các phương án hàn dầm chữ I

* Xét trình tự công nghệ hàn như hình vẽ trên : hàn đồng thời 2 mối hàn 1,2 sau

3
đó lật 1800 để hàn tiếp 2 mối hàn 3,4.
- Sau khi hàn mối hàn 1 và 2, tấm đế sẽ bị cong, độ cong f1

M .l 2
1
f 1  8EJ
1

J1 : mô men quán tính của dầm chữ T


- Sau khi hàn mối hàn 3 và 4, dầm I chịu mô men M2, độ võng :

M .l 2
2
f 2  8EJ
2

J2 : mô men quán tính của dầm I

Nếu f1  = f2 (hay f1  1), sau khi hàn dầm không bị cong
f2

M1 = P01.y1 ; M2 = P02.y2

P01 và P02 là nội lực khả dĩ, tức là nội lực tác dụng lớn nhất có thể xảy
ra đối với dầm.
P01   0 .bn1 .   T   2 .bn1 .

P02   0 .bn2 .   T   2 .bn2 .

y1 và y2 là khoảng cách từ trọng tâm của vùng ứng suất tác dụng đến
trọng tâm của tiết diện ngang của dầm (y1 đối với dầm  , y2 đối với dầm I).
Để tránh cong sau khi hàn kết cấu chữ I thì f1  = f2

3
f M .l 2 8EJ P .y .J 2.y .J
1 1 2 01 1 2 1 2
 .  
f2 8EJ1 M .l P0 .0,5h.J1 h.J1
2 2
2

y2 = 0,5h
Coi bn1  bn2  P01 = P02
h : chiều cao tấm vách
thường lấy y   1  1 h và J  2J
1   2 1
4 6

2 y1 .J J2

2
 0,55  0,6 1
h.J1 J1

Do đó khi hàn xong, tồn tại độ cong dầm : f0 = f1 – f2 (ở phía hàn hai
mối hàn đầu tiên).
Kết luận:
- Khi chọn phương án này để hàn dầm thì ứng suất trong dầm cũng được triệt
tiêu đáng kể.
- Khi thực hiện hàn tương đối thuận lợi, đỡ tốn công lật dầm.
*Phương án 2:

4 2

1 3

3
- Các mối hàn được thực hiện theo thứ tự chéo nhau .

32
3
2

1
4
1 4

a) b)
Hình 2.10. Các phương án khác khi hàn dầm chữ I

- Lúc này, chỉ có nội lực của mối hàn đầu tiên ( số1 ) gây ra hiện tượng uốn
của dầm chữ T ( gồm biên dưới và vách) .
- Nội lực của ba mối hàn còn lại sẽ tác động lên toàn bộ tiết diện của dầm
chữ I.
- Vì vậy độ võng dư cuối cùng không đáng kể do các độ võng dư:
M .l 2
f  1
.l 2 M
; f M ; f  .l 2 ( 4.43 )
2,3
2,3 4
1
8E.J 8E.J 4
8E.J
1
2

triệt tiêu lẫn nhau.


Kết luận:
- Theo phương án này, phải lật dầm nhiều lần ( hai lần quay 1800 ).
- Nếu hàn dưới lớp thuốc, hợp lý nhất là để các mối hàn ở vị trí hàn sấp
( hình 4.20b ), sẽ bảo đảm nung đồng đều các tấm vách và biên, chân mối
hàn ngấu tốt và dữ thuốc hàn thuận tiện. Tuy nhiên, số lần lật dầm lại tăng
lên ( ba lần ) .
*Phương án 3:
37
1 2
3 4

Hình 2.11. Phương án hàn dầm thứ 3


- Đầu tiên người ta hàn các mối hàn 1và 2.
- Sau đó xoay lật 1800 và hàn các mối hàn 3 và 4.
- Độ võng dư f hầu như không đángkể vì các lý do sau:
+ Nội lực của hai cặp mối hàn ( 1và 2 ) và ( 3và 4 ) tác động lên toàn bộ
dầm chữ I nên độ võng do mỗi mối hàn gây ra đều bị triệt tiêu bởi các mối
hàn khác.
+ Cụ thể: trong mặt phẳng tấm vách:
f1 bị f2 khử ( M1 = - M2; J1 = J2 = J )
f3 bị f4 khử ( M3 = - M4 ; J3 = J4 =J )
+ Trong mặt phẳng vuông góc với vách:
f1’ bị f’3 khử ; f’2 bị f’4 khử .
-Để tăng khả năng chịu tải của kết cấu dầm hàn chữ I , cũng như dầm hộp người
ta tăng chiều cao của tấm vách.
Mặt khác, giảm chiều dày vách và tằng chiều dầy hai tấm biên cũng có tác
dụng tiết kiệm vật liệu. Vì vậy sau khi hàn, do mỏng quá, tấm vách dễ bị mất
ổn định do không chịu được ứng suất nén của các mối hàn giáp biên gây ra,
và có thể suất hiện các chỗ lồi lõm trên tấm vách.
- Để chống lại hiên tượng nói trên, người ta thường tiên hành kéo sơ bộ tấm
vách trước khi hàn và chế tạo như sau:
1. Tấm vách được đưa lên thíêt bị kéo để kéo dài thêm một đoạn ( biến dạng
đàn hồi ).
2. Ghép nó với các tấm biên.
3. Hàn đính bằng hai máy hàn tự động. Kích thước các mối hàn đính là nhỏ.
4. Tháo dầm đã lắp ghép ra khỏi thiết bị kéo sơ bộ.
5. Hàn bằng hai máy hàn tự động theo phương án 3 vừa nêu.

3
Đó là phương pháp sản suất với quy mô hàng loạt với dầm hàn chữ I.
Kết luận chung:
Theo sự phân tích trên ta thấy phương án 1 và phương án 3 là ưu việt nhất, suất
phát từ điều kiện thí nghiệm của bản thân tác giả chọn phương án 1 để chế tạo
dầm chữ I vì phương án 3 cần có thiết bị kéo dầm sơ bộ.
2.5. Chế độ hàn cho kết cấu dầm chữ I
2.5.1. Tổng quan về cách tính toán chế độ hàn TĐ và BTĐ:

a. xác định kích thước mối hàn:


kích thước mối hàn là cơ sở để chọn các thông số chế độ hàn phù hợp. Thông số
kích thước mối hàn có thể tra bảng hoặc thông qua tính toán.
* Tính kích thước mối hàn giáp mối
- Trường hợp không vát mép và không có khe hở :

Hình 2.12. Kích thước mối hàn giáp mối không vát mép, không khe hở

Để đảm bảo hàn ngấu toàn bộ chiều dầy chi tiết từ hai phía thi : h1 + h2 =
s + k.
Kích thước và hình dạng mối hàn được xác định từ lượng nhiệt đưa vào cơ bản
và đặc trưng của nguồn nhiệt đó . Khi dùng sơ đồ nguồn nhiệt điểm chuyên

3
động nhanh thì ta có :

r2 2qd
ecTmax

Hình 2.13. Sơ đồ tính toán kích thước mối hàn

Trong đó Tmax = 15000C : nhiệt độ của đường đẳng nhiệt (đường chảy).
Trong thực tế khi Ih lớn và Uh nhỏ (n < 2) ta nhận được đường đẳng
nhiệt là đường 2; nếu n > 2 ta nhận được đường đẳng nhiệt là đường 3 . Để đơn
giản cho việc tính toán ta coi diện tích phần kim loại nóng chảy là một nửa
đường tròn, được giới hạn bởi đường 1.
Ta có :
F  b h b .h 2   .h 2  qd
 .   r2 

ch
2 2 2 h 2 4 n
2 ecTmax

Suy ra :
qd
h2
ecTmax . n

Bề rộng mối hàn được tính bằng : b = h.n


Hệ số ngấu có thể xác định bằng công thức :

 Uh 

4
 n  k' 19  0,01.I h .d  
 I h

4
d - đường kính dây hàn (mm)
Khi hàn bằng dòng xoay chiều k’ = 1; hàn bằng dòng một chiều cực thuận :
k' = 1,12 nếu j  120 (A/mm2)
k' = 2,82.j0,1925 nếu j <120 (A/mm2)
Khi hàn bằng dòng một chiều cực dương :
k' = 0,92 nếu j  120 (A/mm2)
k' = 0,367.j0,1925 nếu j <120 (A/mm2)
Chiều cao đắp của mối hàn xác định qua biểu thức :
Fd = c.b.c
Trong đó c = 0,73 là hệ số chiều cao mối hàn.
Fd xác định qua công thức tính vận tốc hàn :
 d .I h
vh  (m/h)
.Fd .100
Diện tích tiết diện ngang phần lồi mối hàn được coi gần bằng diện tích tiết diện
ngang kim loại đắp.
- Trường hợp vát mép có để khe hở :

H×nh 2.14. KÝch th−íc mèi hµn giáp mèi vát mÐp có khe há

Khe hở và góc vát mép chỉ ảnh hưởng đến lượng kim loại cơ bản tham gia
vào mối hàn, còn chiều cao tổng thể của mối hàn hầu như không thay đổi :
H = h + c = const

4
Và :
F d  f 2 .tg  H .a 
c (.b  a)

* Tính kích thước mối hàn góc


Kích thước mối hàn góc được tính tương tự như mối hàn giáp mối không
khe đáy có rãnh vát bằng 900.
Theo tiêu chuẩn DIN-18800-1 đối với kết cấu ta cú:
min a  a  max a ( a là chiều dày của mối hàn)

Trong đó: max t 8


min a   0,5  0,5  2,3mm

max a  0,7 min t  0,7.6  4,2mm

→ 2,3  a  4,2 → Chọn a  4(mm)


Vậy cạnh mối hàn là: Z  4  6(mm)
a 2 2

b. Xác định chế độ hàn


* Chế độ hàn mối hàn giáp mối
-Trường hợp hàn giáp mối không khe hở, hàn từ hai phía, mỗi phía hàn một
lượt.
+. Chiều sâu chảy khi hàn từ một phía h
s
h   2  3 (mm)
1
2
Trong đó s là chiều dầy vật liệu (mm).
+Cường độ dòng điện hàn tính theo công thức kịnh nghiệm sau
Ih = (80 – 100).h1 (A)
+ Đường kính dây hàn tính theo công thức :
Ih
j  4Ih
A  d  4Ih
 .d
2 .j

Trong đó j là mật độ dòng điện, có thể chọn theo bảng sau :


d(mm)23456
J (A/mm2)65  20045  9035  6030  5025  45 4
+. Tốc độ hàn

4
Để đảm bảo điều kiện kết tinh tốt của vũng hàn thì tỷ số giữa chiều dài và
chiều rộng rộng vũng hàn phải không đổi. Theo lý thuyết truyền nhiệt ta có vh.Ih
= A = const, tức là :

vh  A
h
(m/h)
I
Trong đó A là hằng số xác định theo bảng sau :
d (mm)1,6 23456
A (103Am/h)5  8 8  1212  1616  2020  2525  30

Tốc độ cấp dây hàn có thể áp dụng theo công thức kinh nghiệm sau
4 *Vh * F
V  (m / h)
d
*d2
Trong đú F là diện tích tiết diện ngang của mối hàn, d là đường kính dây hàn.
+. Tính điện áp hàn
50.103
Uh  20  Ih 1 (V)
d

- Trường hợp hàn giáp mối có khe hở (hàn từ hai phía, mỗi phía hàn một lượt)

Hình 2.15. Kích thước mối hàn giáp mối vát mép có khe hở

Khe hở và góc vát mép chỉ ảnh hưởng đến lượng kim loại cơ bản tham gia

4
vào mối hàn, còn chiều cao tổng thể của mối hàn hầu như không thay đổi :
H = h + c = const

Và :
F
d  f 2 .tg  H .a 
c (.b  a)

* Chế độ hàn mối hàn góc


- Chọn sơ bộ hệ số ngấu thông qua bề rộng mối hàn b :

 n  b 2
H

Hình 2.16 Kích thước mối hàn góc trong không vát mép, hàn một lớp

- Tính tiết diện ngang kim loại đắp


Trong thiết kế thường cho trước cạnh mối hàn nên : Fd = 0,5.k2
- Sau khi chọn đường kính dây hàn và mật độ dòng điện cho phép ta tính tốc độ
hàn
 d .I h
vh  (m/h)
.Fd .100
- Xác định điện áp hàn và hệ số ngấu theo các thông số đã xác định, tính tương
tự như trên.
- Xác định năng lượng đường và các thông số hình học của mối hàn theo các
thông số đã biết. Ở đây ta có h  H  c  H  Fd khi góc rãnh hàn bằng 900.

- Chiều sâu chảy lớn nhất của bản bụng tấm vách : s0 = (0,8  1,0).h

4
Khi cần hàn ngấu toàn bộ chiều dầy tấm vách ta tiến hành vát mép.
Trường hợp hàn xong lớp 1 mà kim loại đắp đã điền đầy phần vát mép thì chiều
cao của kim loại đắp có thể xác định theo công thức :

Fd  H .a tg
c

Nếu sau một lớp hàn mà phần vát mép của tấm vách chưa được điền đầy
thì chiều cao toàn bộ c của kim loại đắp bằng : c = c1 + c2

Hình 2.17. Sơ đồ tính toán chiều cao toàn bộ kim loại đắp khi hàn nhiều lớp
Nếu coi phần vát được điền đầy là một tam giác cân, khe hở a = 0 thì ta
có:
f
m cos
1 
 2   m2.sin 

F  2. c .sin  .m  m .cos .sin   
1
2 1  2  2  2 2

F2 = Fd – F1 b1  b2
F.c2 2
2

4
Trong đó : b1 
 2m.sin
 

4
  
b  b  c .tg  c .tg 90  b
    
2 1 2   2   1 c2 tg    tg 90  
2 2 2 2
        
      

 F2 c 22b 1 c 2 tg  90  2  tg   
    
 
2
c2 tìm bằng cách giải phương trình : A.c22 + B.c2 + D = 0
+ Khi khe hở a = 0 thì :
   2
A  tg 90   tg 
    sin 
2 2
   

B = 2.b1
D = -2F2.
+ Khi khe hở a > 0 thì :
   2
A  tg 90   tg 
    sin 
2 2
   

B = 2b1
2H .a
D     m2.sin   2F d
cos
 

+ Xác định năng lượng đường


qđ = 14500.Fd (cal/cm) với Fd = 0,5.k2 (cm2).
2.5.2. Chế độ hàn cho các mối hàn của dầm:
a,Chế độ hàn hồ quang tay cho các mối hàn nối các tấm vách, bụng:
*/ Chọn đường kính que hàn.
S
- Theo công thức tính: d   1(mm)
2

Nhưng đây là công thức tính cho phương pháp hàn giáp mối 1 lớp không khe
hở, không vát mép nên không hợp lý cho kết cấu đã chọn.
+ Với kết cấu dầm đã lựa chọn và tính toán gồm có chiều dày bản bụng có

4
 3  6(mm) và 1   2  8(mm) . Nên tác giả sự dụng phương pháp hàn có vát mép

và hàn nhiều lớp.


Chọn hàn lớp thứ nhất bằng que hàn d1 = 2,5(mm), và lớp hàn tiếp theo hàn
bằng que hàn d2 = 3,2(mm),

*/ Tính cường độ dòng điện hàn.


- Theo công thức tính cường độ dòng điện hàn ta có:
I  K .d 3/
2 Với K1 = (20÷25) khi d < 4(mm)
h

Thay vào công thức ta có


I  (20  25)2,53/ 2  (80  100) (A)  Chọn Ih1 = 85 (A)
h

I  (20  25)3,23/ 2  (115 143) (A)  Chọn Ih1 = 130 (A)


h

*/ Tính điện áp hàn.


- Theo công thức tính điện áp hàn ta có:
U = a + blhq (V),
Trong đó: a là hệ số đặc trưng cho sự giảm điện áp trên que hàn và phụ thuộc
vào vật liệu que hàn: a= 15-20V đối với que hàn thép,
b là điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài hồ quang, b=15,7 (V/cm).
lhg= (d+2)/2 (mm) với d là đường kính que hàn.
Thay số ta có:
Uh1  (15  20) 15,7.0,25  (19  24)(V Chọn Uh1 = 22
)
(V)
Uh 2  (15  20) 15,7.0,32  (20  25)(V
) Chọn Uh1 = 24 (V)

*/ Tính số lớp hàn, diện tích đắp


Để có được sự tạo dáng tối ưu cho mối hàn, diện tích tiết diện ngang của lớp hàn
thứ nhất F1 (đường hàn đáy) là:
F1=(6 ÷ 8) d1 (mm2) quy định F1  35 mm2.

5
Với lớp thứ tiếp theo,để tính gần đúng, ta coi diện tích tiết diện ngang của các

5
lớp sau Fn là như nhau:
Fn =(8 ÷12) d (mm2) quy định Fn  45 mm2.
n
Hàn chi tiết có chiều dầy lớn phải tiến hành hàn nhiều lớp, số lớp hàn tính theo
công thức :
Fd  F1
n  (lớp)
1
Fn

Trong đó : Fđ là diện tích tiết diện ngang của toàn bộ kim loại đắp .
F1 : diện tích tiết diện ngang kim loại đắp lần 1 .
Fn : diện tích tiết diện ngang của kim loại đắp lớp tiếp theo.
Công thức kinh nghiệm : F1 = (6  8)d1 = (6  8)2,5 chọn F1 =16 mm2.
Fn = (8  12)dn = (6  8)3,2 chọn Fn =28 mm2.
- Xác định diện tích tiết diện ngang của toàn kim loại đắp đối với liên kết
hàn giáp mối vát mép chữ V:


Ta có : F1 = a.S. 2F2 = (S – p)2.tg .
2
2 
F3 = .b. b = a + 2(S – p).tg .
2
c
3  Fđ = F1 + 2F2 + F3.
+ Với tấm cánh: S = 8(mm)
Ta có : F1 = 2.8 = 16(mm2)

2 F2 60
 (8  2) 2 .tg  21(mm 2
)
5
2

5
b = a + 2(S – p).tg 60
 2  2(8  2)tg  9(mm)

2
2
2 2
F  .b.c  9.3  18(mm2 )
3
3 3

 Fđ = F1 + 2F2 + F3 = 16 + 21 + 18= 55 (mm2)


Fd  F1 55  16
n 1 
(lớp)  Chọn 2(lớp)
1,39
Fn 28

+ Với tấm vách: S = 6(mm)


Ta có : F1 = 2.6 = 12(mm2)

2F2 60
 (6  2) 2 .tg  10(mm 2 )
2

b = a + 2(S – p).tg 60
  2  2(6  2)tg  7(mm)
2
2
2 2
F  .b.c  7.3  14(mm2 )
3
3 3

 Fđ = F1 + 2F2 + F3 = 12 + 10 + 14= 36 (mm2)


Fd  F1 36  16
n 1 1
(lớp)  Chọn n  2 (lớp)
1,7
Fn 28

*/ Tính tốc độ hàn


Theo công thức tính
Với hàn hồ quang tay : đ = (7 – 11) (g/A.h).
ta chọn đ = 9 (g/A.h).
 d .Ih (cm/s)
v
.Fd .3600
+ Với bản cánh có S = 8(mm)

v1  v2   d .I h 2
 d .I h1
 .Fd .3600 
.Fd .3600

5
9.85 9.130
7,8.55.102.3600 7,8.55.102.3  0,05Cm / s 
600 5 (Cm/phút)  0,08Cm / s  8 (Cm/phút)

+ Với bản vách có S = 6(mm)

5
v1   d .I h1 9.85
  0,08Cm / s  8 (Cm/phút)
.Fd .3600 7,8.36.102.3600

 d .I h 2 9.130
v2    0,12Cm / s  (Cm/phút)
.Fd .3600 7,8.36.102.3600 12

*-Năng lượng đường

Từ công thức: qd  q  Uh .I h (J/cm)


vh .
vh

+ Với bản cánh có S = 8(mm)


q1
q 
0,24.U h1.I h1. 0,24.22.85.0,75
d1    6732(Cal / cm)
vh1 vh1 0,05
q1
q 
0,24.U h2 .I h2 . 0,24.24.130.0,75
d2    7020(Cal / cm)
vh2 vh 2 0,08

+ Với bản vách có S = 6(mm)


q1
q 
0,24.U h1.I h1. 0,24.22.85.0,75
d1    4208(Cal / cm)
vh1 vh1 0,08
q1
q 
0,24.U h2 .I h2 . 0,24.24.130.0,75
d2    4680(Cal / cm)
vh vh 2 0,12
2

*-Tính chiều sâu ngấu


Nhiệt độ tối đa của các điểm nằm cách tâm nguồn nhiệt điểm một khoảng cách
r được tính như sau:
Tmax=2.qd /.e.c..r2
Nếu coi nhiệt độ nóng chảy của thép cacbon thấp và thép hợp kim thấp là
Tmax  1500 0C,ta có
2qd
r =  .e.c..1500 = 0,047 qd (mm)

+ Với bản cánh có S = 8(mm)


6732
r1  0,047  0,047
qqd1d 2  0,047
r2  0,047
5
 3,86(mm)  3,94(mm)
7020
+ Với bản vách có S = 6(mm)
r1  0,047 qd1 4208
 0,047  3,05(mm)

5
r2  0,047   3,22(mm)
qd 2 0,047 4680

Chiều sâu ngấu thực tế được coi là h=(0,5- 0,7).r. (mm)


+ Với bản cánh có S = 8(mm)
h1  (0,5  0,7)r1  (0,5  0,7)3,86  (1,93  2,70)(mm) Chọn h1 = 2,5(mm)
h2  (0,5  0,7)r2  (0,5  0,7)3,94  (1,97  2,76)
(mm)
Chọn h2 = 2,5 (mm)

+ Với bản vách có S = 6(mm)


h1  (0,5  0,7)r1  (0,5  0,7)3,05  (1,53  2,14)
Chọn h1 = 2,0(mm)
(mm)
h2  (0,5  0,7)r2  (0,5  0,7)3,22  (1,61  2,25)(mm) Chọn h2 = 2,0(mm)
*-Tính thời gian hàn.
Thời gian hàn được xác định theo công thức sau:
T 
Lh trong đó Th là thời gian hàn; Lh là chiều dài đường hàn
h
Vh

Bảng tổng hợp chế độ hàn khi nối các tấm vách, biên
dq(mm)Ih(A) Uh(V) Vh(cm/phút) qđ(cal)
d12,5I185 U1 qc
22 Vc 5 6732
8 7020
8 4208
d2 3,2 I2 130 U2 24 Vb 12 qb 4680

a,Chế độ hàn Tự Động cho mối hàn dầm chính:

Hình 2.18. Sơ đồ tính toán mối hàn chính

5
Ta có:
c = 8 (mm)

5
b = 6 (mm)
-Theo sự tính toán độ bền mối hàn đã tính ở phần kết cấu của dầm thì mối có b ề
dày mối hàn: a = 4 (mm). tương đương có cạnh mối hàn là :
Z  a2  42  6(mm)

Từ Z = 6 (mm) ta chọn đường kính dây: dd = 2 (mm), tra bảng 28 sách giáo
trình CN hàn của ĐHBKHN ta có mật độ dòng điện j = (65 ÷ 200) (A/mm 2),
chọn j = 120(A/mm2)
Trong đó j là mật độ dòng điện, có thể chọn theo bảng sau :
d(mm)23456
J (A/mm2)65  20045  9035  6030  5025  45

- Chọn sơ bộ hệ số ngấu thông qua bề rộng mối hàn b :

 n  b 2
H

Hình 2.19 Kích thước mối hàn góc


trong không vát mép, hàn một lớp
Theo tính toán ta có b  Z 2  Z 2  62  62  9(mm)

Tu  n  b
Hb  2  H   4,5(mm)
2
- Tính tiết diện ngang kim loại đắp
Trong thiết kế ta đã tính được cạnh mối hàn nên:
Fd = 0,5.Z2 = 0,5.62 ≈ 18(mm2)
- Theo công thức tính cường độ dòng điện hàn ta có:
j. .d 120.3,14.22  376(
Ih  2
 Chọn Ih = 380(A)
4 A)
4
Tính điện áp hàn điện áp hàn được tính theo công thức sau:

6
50.I .103
Uh  20  h
1 (V)
d

trong đó d: là đ ường kính dây hàn (mm);


I: là cường độ dòng điện hàn (A)
50.380.103
Uh  20  1  34(V )
2

- Với dòng điện hàn là 380(A) và điện áp hàn là 34(V) theo đồ thị hình 67 Sách
Giáo trình công nghệ hàn - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ta tra được
 d  12(g / A.h) .
- Sau khi chọn đường kính dây hàn và mật độ dòng điện cho phép ta tính tốc độ
hàn
 d .I h
vh  (m/h)
.Fd .100
12.380
v   32,48(m / h)  0,9(cm / s)
h
7,8.18

- Công suất nhiệt hồ quang:


q  0,24.U h .Ih
.

- Với hàn tự động dưới lớp thuốc ta chọn hệ số   0,8


q  0,24.34.380.0.8  2480(cal / s)

- Tính năng lượng đường qd theo công thức


2480
qd  q   2755(cal / cm)
0,9
Vh
- Theo công thức tính ta có sâu chảy:

h qd
(cm)
0,0156 n

- Với dòng điện hàn là 380(A) và điện áp hàn là 34(V) theo đồ thị hình 66 Sách
Giáo trình công nghệ hàn - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội ta tra được
 n  2,2 .
2755
h  0,0156 2,2  0,55(cm)  5,5(mm)

6
Theo công thức tính chiều rộng của mối hàn là:

6
b   n .h  2,2.5,5  12(mm)

Theo công thức tính chiều cao của mối hàn là:
Fd
c
0,73.b  18  1,76(mm)
0,73.14

Theo công thức tính chiều cao toàn bộ mối hàn là:
H  h  c  5,5  1,76  7,26(mm)

Theo công thức tính chiều cao của kim loại đắp:
c '  Fd  18  4,3(mm)

Theo công thức tính chiều sâu chẩy của phần không vát mép là:
h  H  c '  7,26  4,3  2,96(mm)
0

Theo công thức tính chiều sâu chảy trên thành đứng:
S0  (0,8 1)h0  (0,8 1)2,96  (2,37  2,96)(mm)

Với chế độ hàn đã xác định, hệ số ngấu khi hàn mối hàn góc:

n 
Hb 12
 7,26  1,65  2

Bảng tổng hợp chế độ hàn dầm


dq(mm)Ih(A)Uh(V) Vh(cm/s) qđ(cal)
238034
0,9 2755

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG HÀN KẾT CẤU DẦM CHỮ I

3.1. Các thành phần ứng suất và biến dạng trong kết cấu dầm chữ I (tham
khảo phần “Tính toán biến dạng toàn phần trong kết cấu hàn”)
3.2. Cơ sở lý thuyết tính toán ứng suất và biến dạng
3.2.1. Ứng suất và biến dạng do co dọc

6
3.2.2. Ứng suất và biến dạng do co ngang

6
3.3. Tính toán ứng suất và biến dạng hàn trong kết cấu dầm chữ I
3.3.1. Xác địnhsuất và biến dạng do co ngang
3.3. Ứng dụng tím vùng ứng suất tác động
3.3.2. Xác định nội lực và ứng suất phản kháng
3.3.3. Xác định ứng suất uốn và độ võng
3.3.4. Xác định ứng suất ngang do co dọc và co ngang
3.3.5. Xác định biến dạng góc
3.3.6. Xác định biến dạng toàn phần trong kết cấu hàn dầm chữ I
3.1. Các thành phần ứng suất và biến dạng trong kết cấu dầm chữ I:
3.1.1. Biến dạng theo truc X:

- Độ co dọc của kết cấu hàn : L


- Biến dạng uốn ngang với độ võng zx do quay quanh trục y của các tiết diện song
song với mặt phẳng yOz.
-Biến dạng uốn ngang với độ võng yx do quay quanh trục z của các tiết diện
song song với mặt phẳng yOz.
3.1.2. Biến dạng theo truc Y:

-H là biến dạng co ngang theo chiều rộng H của kết cấu.
-xy là độ võng do uốn ngang(các tiết diện song song với mặt phẳng xOz quay
quanh trục z).
-zy là dộ võng do uốn ngang (các tiết diện song song với mặt phẳng quay quanh
trục y).
5

Y
5

Hình 3.1. Biến dạng theo trục X


3.1.3. Biến dạng theo truc Z:

-S là biến dạng co theo chiều cao S.


-Biến dạng uốn ngang do các tiết diện song song với mặt phẳng xOy quay
quanh trục y, tức là độ võng xz.
-Biến dạng uốn ngang (độ võng yz) của các tiết diện song song với mặt phẳng
xOy quay quanh trục x.
+ Ngoài ra, còn có thể có cả biến dạng xoắn(Hình 5-2) của kết cấu hàn so với
các trục x, y, z.
3.2. Cơ sở lý thuyết tính toán ứng suất và biến dạng
3.2.1. Ứng suất và biến dạng do co dọc đối với mối hàn giáp mối:
hai tấm có chiều rộng như nhau

93 bo

dl lý thuyết thực tế
l

Hình 3.2. Biến dạng khi 2 tấm có chiều rộng bằng


- Đây là trường hợp hàn giáp mối hai tấm có kích thước l*h* theo chiều dài
l.
- Ở thời điểm nung nóng, các thớ có nhiệt độ cao hơn không thể giãn nở tự
do vì bị liên kết với các thớ nguội hơn. trong các thớ nóng hơn đó sẽ xuất
hiện ứng suất nén dọc trục. chúng sẽ nhanh chóng đạt tới giá trị t và gây ra
ứng suất phản kháng 2 ở các thớ nguội hơn.
- Do nhiệt độ tăng, trong vùng ứng suất tác động b n sẽ xảy ra biến dạng dẻo
nén. nhiệt độ tiếp tục tăng thì kim loại được nung nóng nhất trong vùng ứng

5
Suất tác động sẽ chuyển sang trạng thái dẻo và ứng suất nén trong nó sẽ mất
đi.
- Ứng suất nén tác động càng giảm thì ứng suất phản kháng cũng giảm theo.
- Trong quá trình nguội, phần kim loại đã trải qua trạng thái dẻo (hoặc nóng
chảy) sẽ chuyển dần sang trạng thái đàn hồi. nhiệt độ càng giảm thì kim loại
càng co lại, nhưng chúng không thể co lại một cách tự do vì bị các thớ đã
từng bị nung nóng ít hơn (trong quá trình nung trước đó) cản lại.
- Trong vùng ứng suất tác động sẽ xuất hiện ứng suất kéo dọc trục và làm cho
ứng suất nén phản kháng nén xuất hiện (trong các thớ đã từng bị nung nóng ít
hơn).
- Saukhi nguội hẳn, trong vùng ứng suất tác động sẽ có ứng suất kéo t nếu
b0  0,3h0, (b0 = 2bn; h0 = 2h). tại các thớ còn lại sẽ xuất hiện ứng suất nén
phản kháng dọc trục 2.
- Nội lực tác động dọc trục sẽ là:
p = t.fc = t.b0. (2.38)
Trong đó fc là tiết diện vùng ứng suất tác động.
- Theo điều kiện cân bằng nội lực:
t.tc = 2(f - fc) (2.39)
Vvới f = h0.  là tiết diện ngang của liên kết hàn.

- Vì vậy:    T .Fc   T .b0 (2.40)


2 F  Fc h0  b0
- Trong liên kết này sẽ không có hiện tượng uốn vì nội lực tác động trùng với
trục chính của liên kết (m = 0; f = 0).
- Biến dạng co dọc sẽ là:

l =  2
.l (2.41)
E

3.2.2. Ứng suất và biến dạng ngang do co dọc gây ra trong mối hàn giáp mối.
< Trường hợp hàn giáp mối hai tấm rộng như nhau.(hình 2.19):

5
- Nếu sau khi hàn, ta cắt liên kết dọc theo trục của nó thì xẩy ra hiện tượng uốn
ngang trong mỗi tấm (hình 2.19b).
- Ta coi chúng là hai tấm được hàn đắp ở hai mép.
- Do các lực dọc trục trong vùng ứng suất tác động bn=0,5bo, mỗi tấm sẽ uốn
cong lại sau khi cắt.
- Rõ ràng là trong liên kết hàn này, trạng thái duỗi thẳng của nó là trạng thái
cưỡng bức, do liên kết chung của hai tấm giữ lại.

h
boho
h a)

h s
b)
br = bo /2

Hình 3.3. Hiện tượng uốn ngang trong tấm hàn

- Bây giờ, để đưa các tấm này trở lại trạng thái duỗi thẳng như trước khi cắt,
cần có lực ngang s để mô men uốn do nó gây ra có thể cân bằng với mô men
uốn do nội lực tác động gây ra sau khi cắt.
- Như vậy, trước khi cắt, các lực ngang s đã sinh ra ứng suất ngang có hướng
vuông góc với trục mối hàn.
- Tóm lại, khi hàn giáp mối tấm do tác động của nội lực tác động, trong vùng
ứng suất tác động sẽ xuất hiện lực ngang s vuông góc với trục mối hàn. những
lực này gây ra ứng suất ngang.
- ta thử tìm đặc trưng phân bố ứng suất ngang do co dọc mối hàn gây ra.
+ Ta theo dõi chuyển vị ngang (theo hướng vuông góc với trục mối hàn) của
các điểm của mối hàn khi chúng chuyển từ trạng thái thẳng sau khi hàn sang
trạng thái uốn sau khi cắt, và ngược lại.
+ Đường cong của mỗi tấm sau khi cắt được biểu diễn như sau (hình 2.20)
M1 .x.l 
f x   (2.50)
x
2.E.J1
y 58

y = yk
x
j1_mô men quán tính của tiết diện tấm xét tới.
P1.h
m1_mô men uốn tấm sau khi cắt ( M  ).
1
2
+ Giả sử đường cong của mép từng tấm sau khi cắt là giống nhau như đường
cong của trục tấm và cũng được biểu diễn bằng công thức (2.50).
+ Khi đó, sự chuyển vị ngang của mỗi điểm trên mép của tấm khi phải uốn
thẳng để điểm đó trùng với cạnh của tấm còn lại theo đường thẳng song song
với trục x và nằm cách trục x một khoảng yk sẽ là (hình 2.20):

y  f  x  yk
M 1 .x.l  x (2.51)
 
y
2.E.J 1 k

trong đó: y_toạ độ của chuyển vị ngang của điểm trên mép cong của tấm khi nắn
thẳng.
yk_ chuyển vị ngang lớn nhất mà các điểm cuối phải có.
+ Khi chưa cắt liên kết hàn, các lực ngang xuất hiện do các hạt kim loại bị kéo
theo hướng ngang. trong khoảng biến đổi đàn hồi của kim loại thì các lực ngang
s sẽ tỷ lệ với toạ độ của chuyển vị y = f(x) – yk và ứng suất ngang cũng vậy.
+ Để xác định giá trị của y, ta đã biết giá trị của f(x), còn phải tìm nốt giá trị yk.
+ Từ điều kiện tổng các hình chiếu lực ngang trên trục y = 0, hay là trên hình
2.20, tổng diện tích các phần gạch dọc phải bằng không.
l l
 M .x.l  x 
1
 yk .dx  0
 y.dx    2.E.J
1 
 0
0

5
(2.52)

6
suy ra: M .l 2
1
y k  12.E.J (2.53)
1

+ Bây giờ ta biểu diễn knhư là ứng suất ngang ở các điểm cuối của tấm, tức là
tại các điểm có chuyển vị yk khi nắn thẳng sau khi cắt.
+ Lúc đó ứng suất của các điểm (trên mép cắt) bất kỳ, có khoảng cách x tính từ
cạnh trái là:
  
y  M1.x.l  x  6x.l  x (2.54)
.   . 
y  1
x k  2.E.J1 k  k  2 
y k  l 
+ Trong tấm được nắn thẳng, mô men uốn m do lực ngang tác động lên một
nửa liên kết sẽ bằng mô men uốn do nội lực dọc cùng trên một nửa liên kết đó
gây ra:
0,5l

(2.55)
 x . .x.dx 
M1 0

+ Ta có (sau khi thay x vào công thức này):


6x.l  x
0,5l

 .
k  2 1x.dx  M1 (2.56)
0  l 

với:
P1.h ta sẽ có sau khi rút gọn:
M1 
2
32.P.h 16. T .bn (2.57)
.h
  
k
2. .l 2 l2

+ Nghiên cứu cho thấy, ứng suất ngang do co dọc gây ra:
8 p.h
k  (2.58)
l

trong đó p_lực co dọc mối hàn, tính trên một đơn vị chiều dài:
P
p
 .l  2 T .bn (2.59)
.
 .l

6
chính vì vậy ta có công thức (2.57)
+ Khi đó ứng suất ngang tại điểm bất kỳ theo chiều dài vùng ứng suất tác động
ở khoảng cánh x sẽ là:

6
16. T .bn .h  6xl  x 
  (2.60)
. 2
1
x
l
2
 l 

- Nếu x = 0,5l thì trên hình 2.21 ta có:

 x   c  8. .h
T .bn (2.61)
l2

- Tại những điểm không có chuyển vị khi nắn thẳng (hình 2.21), ứng suất
ngang sẽ bằng không

x= 0 suy ra:


6x.l  x (2.62)
1
0
l2
do đó x1= 0,24l ; x2= 0,76l
- Ta thấy từ hình 2.21, ứng suất ngang sẽ bị nén tại hai đầu và bị kéo ở giữa. từ
công thức 2.60 ta thấy:
l
sc

0,24l 0,5l
sk
0,76l

Hình 3.5. Chuyển vị khi nắn thẳng

+ Ứng suất ngang x do co dọc gây ra tỷ lệ thuận với chiều rộng h của tấm.
ngoài ra nó cũng tỷ lệ thuận với,
+ Vùng ứng suất tác động bn và
+ Tỷ lệ nghịch với bình phương chiều dài tấm.
- Do đó khi tấm hẹp, ứng suất ngang tương đối nhỏ. điều này đồng nghĩa với
độ cứng vững của tấm là nhỏ, lực ngang tạo ra co ngang nhưng ứng suất
ngang không lớn.
- Theo công thức (2.57) thì ứng suất nén ở đầu và cuối các tấm rộng phải tăng
lên. tuy nhiên, khi chiều rộng tấm (h) tăng, sự biến dạng do uốn giảm đi vì

6
mô men quán tính tăng, làm cho ứng suất ngang giảm theo độ cong của tấm.

6
3.2.3. Ứng suất và biến dạng do co ngang trong liên kết hàn giáp mối:
< Biến dạng góc trong liên kết hàn giáp mối thường xảy ra khi hàn các tấm từ
một phía, và do lực co ngang, các tấm quay so với nhau một góc _hình
3.11a.
- Nguyên nhân căn bản là sự nung kim loại không đều theo hướng chiều dày
tấm.
- Biến dạng góc thể hiện rõ nhất ở các liên kết chữ v.
- Vì các lớp kim loại đắp được nung tới nhiệt độ cao(hình 3.11b) có chiều
rộng y khác nhau(phụ thuộc vào toạ độ z của nó theo chiều dày), khi
nguội, chúng sẽ có các giá trị co ngang y khác nhau. dưới tác dụng của
co ngang y, các tấm vượt ra khỏi mặt phẳng ban đầu của chúng, và tạo
nên góc .
- Ngoài trường hợp hàn giáp mối các mối hàn có rãnh hàn chữ v như kể
trên, khi rãnh hàn chữ y cũng có thể có góc  vì chiều rộng các lớp nung
đến nhiệt độ cao ở phía trên là lớn hơn ở phía đáy.
< Để tính được giá trị biến dạng góc , ta giả thiết (hình 3.11b):
- Khi được nung tới nhiệt độ cao, kim loại cơ bản bị biến dạng dẻo nén,
không phụ thuộc vào toạ độ lớp được nung theo chiều dày(chiều z). vùng biến
dạng dẻo nén đó rộng là b về mỗi phía.
z
j
b
z
yma b
y j /2 yma yoma
`d b
b /2 d b dz
dz
db y
d db z
y y
2b b 2b
a) z
- 11 b)

Hình 3.6. Biến dạng góc khi hàn


6
- Sự co ngang kim loại cơ bản trên đoạn b trong quá trình nguội của kim loại
đã qua biến dạng dẻo nén khi nung, là sự co ngang b trong mặt phẳng của
các tấm hàn.
- Tại các vùng xa hơn (theo chiều y), nhiệt độ nung kim loai cơ bản theo
chiều dày dược cân bằng và khi nguội sẽ không có ảnh hưởng nào đến biến
dạng góc .
 Tổng biến dạng co ngang mỗi lớp kim loại (theo chiều dày z) của mối hàn giáp
mối gồm 2phần :
1. Phần không đổi bo=2b, là biến dạng co ngang kim loại cơ bản tại
vùng ảnh hưởng nhiệt .
2. Phần biến đổi (theo chiều z):yo=2y,là biến dạng co ngang của mỗi lớp
kim loại đắp tương ứng với toạ độ zcủa nó theo chiều dầy mối hàn.
< Phần không đổi của co ngang tự do sẽ làm cho các tấm hàn xích lại gần nhau
một giá trị bo, làm giảm đi khe đáy (rãnh hàn).
< Phần không đổi bophụ thuộc chủ yếu vào chiều rộng b của phần biến dạng
dẻo của vùng ảnh hưởng nhiệt.
< Khi hàn giáp mối một lượt, giá trị bo xác định gần đúng theo công thức (3.9)
khi ta xem xét sự truyền nhiệt vào kim loại cơ bản tại các lớp gần với đáy
mối hàn.
< Tại đáy mối hàn z = 0, phần biến đổi yo= 0.
< Phần biến đổi yo của lớp bất kỳ của kim loại đắp :

yo= 2 .T tb.y (3.25)

Với :  - hệ số dãn nở nhiệt của kim loại


ttb - nhiệt độ trung bình của lớp kim loại đắp trước lúc chuyển tiếp của các

6
điểm được nung nhiều nhất, từ trạng thái dẻo sang trạng thái đàn hồi.
y - chiều rộng lớp kim loại đắp ứng với toạ độ z của nó theo chiều dày mối
hàn.

y  z.tg. ( 3.26 )
2

- Với thép các bon thấp  = 12.10-6 [1/0c]


ttb =600 0c
do đó y0 = 2.12.10-6.600.y = 0,0144y ( 3.27 )
< Với lớp trên cùng ( z =  ):

ymax = 2..ttb. ymax = 2..ttb.. tg/2 ( 3.28 )


- Trong trường hợp thép các bon thấp, ta có thể viết
ymax = 0,0144. .tg/2 ( 3.29 )
* Nếu góc quay  của tấm do co ngang ( hình 3-11b ) được biểu diễn theo giá
trị ymax, ta có thể viết.


tg 2..Tt . .tg 
ymax   .tg ( 3.30 )
  b
.T
2
2 2. tb
2

2.

- Do góc  thường nhỏ ( vài độ ) nên có thể coi


 
tg 
( tính theo radian ) ( 3.31)
2 2

- Khi đó  = 2..ttb.tg ( 3. 32)
2

với kết cấu  = 0,0144.tg ( 3.33 )
2

< Cũng có thể xác định biến dạng góc bằng lý thuyết (hình 3.12):
ymax ydy
d

q
j dq
d db hy
64
y

o
- Ta xét biến dạng góc của tam giá cơ bản có đáy nằm trên đường y = z và
đỉnh nằm tại đáy mối hàn ( tam giác aob ). tam giác này có đáy là dy và
góc đỉnh đối diện là d
- Biến dạng co ngang của đáy tam giác aob sẽ là:
 = .ttb.dy (3.34)
- Biến dạng góc của tam giác do hiện co ngang gây ra:

tg(d) = .cos
(3.35)
hy

Chứng minh:
tg d  
AE ; ao = hy
AO

ae = ac .cos EAC  =  . cos


.cos
Do đó tg ( d ) =
hy

Vì góc d rất bé nên có thể coi tg (d) = d


hy = y 2   2 ( tam giác oaf có fa = y và fo =  )

nên d = tg (d) =
.cos .Ttb .dy.cos

hy hy

6
d = .T .
tb
.dy ( 3.36)
y 
2

6
- Tổng biến dạng góc của các tam giác cơ bản như aob sẽ là bién dạng góc
của toàn bộ liên kết:
y .T . max

 = 2  2 tb 2.dy ( 3.37 )
0 y  

+ về mặt toán học:


y
dy 1
2
y
y 2
  .arctg

y21
y ( 3.38 )
y
 1

+ Do đó biến dạng góc của mỗi tấm so với trục y sẽ là:

1 = 2. ..ttb
1 ymax
. y
( 3.39 )
.arctg  0

+ vì tgx = m  arctgm = x

+ nhưng
ymax
 tg 

+ nên  
2

arctg 
 
2 2

+ suy ra 1 = .Ttb . 
2

 = 21 = .Ttb .
( 3.40 )
 là góc quay của hai tấm so với nhau.

- Mở rộng:
+ Trong thực tế khi góc  < 600, hai công thức ( 3.32 ) và (3.40 ) cho giá
trị gần như nhau .
+ Khi góc  > 600 vậy công thức ( 3.40 ) cho giá trị nhỏ hơn so với công
6
thức ( 3.32 ) . giá trị này có thể nên tới 20% khi  = 900.
+ Tuy nhiên trong thực tế  = 60 700 nên hai công thức đod cod giá trị
như nhau.
- Vừa rồi ta đã xết trường hợp hàn các tấm có chiềudày lớn và có vát mép.

6
< Trường hợp giáp mối các tấm có chiều dày lớn và không vát mép ( hàn từ
một phía ):
- Nhiệt độ kim loại gần nguồn nhiệt sễ phân bố không đồng đều.
- Các lớp ở phía trên sẽ bị nung nóng nhiều hơn các lớp ơdr phía dưới.
- Do đó mức độ biến dạng do co ngang của các lớp sau khi liên kết nguội
hoàn toàn cũng sẽ khác nhau, dẫn tới tấm này quay tương đối so với tấm kia,
tạo thành biến dạng góc .
- Muốn xác định được , ta phải biết được quy luật phân bố nhiệt độ theo
chiều dầy ở các tiết diện ngang nằm phía sau nguồn nhiệt một khoảng x 1, noqi
mà nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 6000c ( nơi kim loại đang nguội chuuyển trạng
thái từ dẻo sang đàn hồi ).
- Có thể xác định gần đúng quy luật phân bố nhiệt độ ở đay trên cơ sở các
công thức truyền nhiệt khi nung kim loại bằng nguồn nhiệt điểm cốnguất lớn,
di chuyển nhanh, có sử dụng hệ số hiệu chỉnh ( tức là có xét tới sự nung nóng
không đồng đều theo chiều dầy ).
- Khi đó, nhiệt độ của một điểm bất kỳ gần trục mối hàn sẽ là:

T x, y, z   vy 2
m q 4.ax1
. ( 3.41 )
 . 4e.c.vx1

y1 là khoảng cách từ điểm đó tới trục mối hàn.


x1 là khoảng cách từ nguồn nhiệt tới tiết diện ngang nơi kim loại bắt đầu
chuyển từ trạng thái dẻo sang đàn hồi.
 là chiều dày mối hàn ( hai tấm dày như nhau ).
m là hệ số hiệu chỉnh có xét tới đặc điểm phân bố không đồng đều của nguồn
nhiệt theo chiều dày mà ta đã biết cách xác định từ hình 1.12.
- Có thể nói m là tỷ số của nhiệt độ tại một điểm bất kỳ nào đó trong vật hàn
với nhiêt j độ trung bình của tiết diện chứa nó mà ta đang khảo sát .

- m phụ thuộc vào ba tham số v. r 2.a 


, ,
6
z
, trong đó r = . x2y2

7
- Nhiệt độ tại điểm xét tới sẽ lớn nhất ở các thớa thuộc bề mặt trên khi z = 0

, tức là z = 0. khi đó m > 1
- Với các thớ thuộc bề mặt dưới z = , nhiệt độ sẽ nhỏ nhất khi đó m < 1.
- Càng xa trục mối hàn, nhiệt độ phân bố theo chiều dày sẽ ít trênh lệch hơn.
- Thực tế cho thấy, khi y0 > 4 ( hình 3.14 ) thì chênh lệch nhiệt độ các điểm
cùng tiết diện theo chiều dày là nhỏ hơn 5% , tức là biến dạng co ngang của
các thớ như nhau và không ảnh hưởng gì đến biến dạng góc.
- Khi đó, nguyên nhân gây ra biến dạng góc của liên kết là sự phân bố nhiệt
độ khong đồng đều theo chiều dầy liên kết hàn trong phạm vi rộng 8 về hai
phía trục mối hàn .
- Phù hợp với trạng thái nhiệt độ của các thớ:
1 là biến dạng co ngang lớn nhất của các thớ trên cùng
2 là biến dạng co ngang lớn nhất của các thớ dưới cùng .
-V ới các thớ bất kỳ trên tiết diện x1, biến dạng co ngang tự do sẽ là:
y0 4 4  v. y 2
q
 ( 3.42 )
4ax1
2  .T .dy  2   . 4.c.v.x1. .dy
0 e
m..
0

4 vy 2

- Từ đó ta có 1  2. .m1. q ( 3.43 )
 . 4.c.v.x1  e
4ax1

.dy
0

4 vy 2

 2  2. .m2 . q ( 3.44)
 . 4.c.v.x1  e 4ax1

.dy
0

z
d1

d b

y
d2
yo = 4d yo = 4d
68
Hình 3.8. Sự phân bố nguồn nhiệt trong vật dày
với: m1 – là hệ số hiệu chỉnh ứng với các thớ kim loại trên cùng ( khi z = 0
với gốc toạ độ là nguồn nhiệt hàn ).
m2 -là hệ số hiệu chỉnh ứng với các thớ kim loại dưới cùng ( z =  ).
- Sự chênh lệch giá giữa 1 và 2 sẽ tạo ra hiện tượng quay quanh trục mối
hàn và tạo ra biến dạng góc .

tg 1   2 ( 3.45 )
 2.
2
  
+ vì tg nhỏ nên tg = ( radian )
2 2 2

+ do đó 1  
2  1   ( 3.46)
2  
2
2. 
2
4  vy
2..q
   m1  m2 . ( 3.47 )
e
4ax1

.dy
 2 . 4.c.v.x1 0

trong đó x1 tính theo công thức (3.3).


- Với mức độ chính xác vừa đủ, ta có thể dùng công thức gần đúng sau;
 = 8.tg.( m1 – m2 ) ( 3.48)

với tg là nhiệt độ thớ giữa thuộc tiết diện x1 ( khi z = ).
2
+ với thép các bon thấp tg = 6000c
 = 12.10-6 [ 0c-1]
+ vì vậy  = 0,06 ( m1 – m 2) [ rad ] ( 3.49 )
- Vừa rồi ta đã xét hai trường hợp hàn giáp mối các tấm tự do có vát máp và
không vát mép. bây giờ ta tìm hiểu ảnh hưởng của ngoại liên kết đến biến
dạng góc.
< Ảnh hưởng của ngoại liên kết đến biến dạng góc:

6
- Ta đã biết, khi hàn giáp mối tấm, do co ngang mà có thể suất hịên:

7
+ biến dạng co ngang: sự giảm kích thước ngang gủa liên kết hàn
+ biến dạng góc : sự quay tươngđối của tấm này so với tấm kia quanh
trục mối hàn.
- Khi hàn các tấm bị kẹp chặt ( theo chiều rộng ), phần kim loại cơ bản bị
nung nóng chỉ có thể bị dãn về phía trục mối hàn. khi đó khe hở lắp ráp
trước mối hàn ( khe đáy ) bị giảm.
- Khi mối hàn đó bị nguội, vùng lân cận kim loại nóng chảy ( tức là vùng
ảnh hưởng nhiệt nói chung, hay là vùng đã được nung tới trạng thái dẻo,
đàn hồi) lẽ ra phải trở về kích thước ban đầu.
- Nhưng do kim loại bị cản trở từ phía ngoài liên kết ( kẹp chặt ) lẫn do tác
động của mối hàn ( bị cản trở từ phía mối hàn ), các tấm không thể co
ngang một cách tự do. nói cách khác, sẽ xuất hiện ứng suất kéo ngang.
nếu kim loại bị nung nóng không đồng đều theo chiều dầy, các thớ kim
loại nóng chảy ( hướng theo z ) có chiều dầy khác nhau. do đó khi nguội
chúng sẽ co giãn khác nhau. do đó khi nguội chúng sẽ co khác nhau, dẫn
đến biến dạng góc.
- Trên hình 3-15a là biến dạng góc của các tấm mỏng bị kẹp chặt, hình 3-
15b là biến dạng góc của các tấm mỏng rộng nhưng không bị kẹp chặt.
- Có thể nói, biến dạng góc gặp phải sự phản kháng quay tự do của các tấm
sẽ tạo ra hiện tượng uốn trong cả hai tấm của liên kết như trong hình 3-15.
b

a)

b)

Hình 3.9. Sự phản kháng quay tự do của các tấm

- Độ lớn của biến dạng góc  khi các tấm bị kẹp chặt là nhỏ hơn nhiều so

7
với khi chúng tự do ( trường hợp hình 3-15a ).
- Khi chiều rộng các tấm mỏng lớn ( trường hợp hình 3-15b), trọng lượng
của các tấm là lớn, và có tác dụng như việc phản kháng quay tự do. vì vậy
biến dạng góc tạo ra sự uốn cục bộ và dạng làn sóng.
- Sơ đồ tính toán - hình 3 -16:
sn su

m m

pn pn

a) b)

Hình 3.10. Sơ đồ tính toán biến dạng góc

+ khi kẹp chặt, xuất hiện ứng suất kéo ngang. giá trị của nó tỷ lệ với năng
lượng riêng q0 ( công thức 2. 12 ) của nguồn nhiệt và chiều dày  của tấm.
+ Trong trường hợp nay, biến dạng co ngang cũng gồm hai thành phần
không đổi b0 = 2.b ( thể hiện qua biểu đồ ứng suất trên hình 3 -16b ) và
thành phần biến đổi ( thể hiện qua biểu đồ ứng suất trên hình 3 -16b ).
+ Có thể viết với thành phần như sau:
Tmax  T0
b  2..T .b  2.. .b  .b.(T
T ) ( 3. 50 )
0 tb max 0
2
Trong đó là ttb là giá trị trung bình của nhiệt độ ở vùng bị nung nóng nhất
của lớp kim loại chotới khi nó chuyển từ trạng thái dẻo sang trạng thái đàn
hồi kết cấu, đó là nhiệt độ tmax = tdẻo = 6000c ) so với nhiệt độ ban đầu t0.

7
trong công thức này, ta coi nhiệt độ thay đổi tuyến tính theo trung bình của
các điểm của vùng b so với nhiệt độ ban đầu t0.
vì bị kẹp chặt, các tấm không thể co tự do, dẫn đến sự hình thành ứng suất
ngang:
.b0  .b.Tmax  T0
  .E  ( 3.51)

.E
n
B B

Để giá trị n không vượt quá giới hạn, khoảng cách b giữa các giá trị kẹp phải
tối thiểu là:
 .b.Tmax  T0
b
  ( 3.52 )
.E
T
Nội lực sinh ra trên một đơn vị chiều dài mới hàn [kg/cm] là:

Pn   . n   .b. .Tmax  T0 ( 3.53 )


 B
.E

Nội lực này gây ra phản lực r = pn tại giá kẹp.


+ Với thành phần biến đổi ta có:
y0 = 2.. ttb. y = 2. . td. y ( 3.54 )
Trong đó td được sử dụng thay cho t tb để tránh nhầm lẫn với công thức ( 3.50)
td là nhiệt độ cao nhất mà kim đã từng nóng chảy ( tức là kim loại mối hàn )
chuyển từ trạng thái dẻo sang đàn hồi.
td = 500  6000c với thép kết cấu giá trị 5000c ứng với q0 nhỏ và v
lớn 6000c ứng với q0 lớn và v nhỏ.

y = z. tg ( thông thường  < 900 ). do đó với lớp trên cùng:
2

y0 max  . .tg ( 3.55 )



2..Td
2
Do bị kẹp chặt, ứng suất ngang tương ứng ( kéo ) ở tường lớp do thành phần
co ngang biến đổi y0 gây ra sẽ là:

7

y0 2..T .z.tg 2
   .E  d
.E ( 3.56 )
B B

7
E 
  .. .T .z.tg

( 3.57 )
max d
B 2
Nếu sau khi hàn ta bỏ gá kẹp, ứng suất kéo ngang n và  sẽ mất đi và sẽ
xuất hiện bd dư co ngang và bd dư góc:
B   . B  .b.T T (3.58)
n max o
E
ta biết từ phần trước (công thức 3.45):

 tg .yo max
 
2.
2 2
  
 .T .tg    2..T .tg
(3.59)
2 d 2 d 2
Mô men uốn do thành phần ứng suất thay đổi gây ra trên một đơn vị chiều
dài mối hàn so với điểm o (chân mối hàn) được xác định bằng cách tìm tổng
mô men của nội lực gây ra trong từng lớp kim loại nóng chảy:

.Td .tg 

2 .Td .tg .E 
2
3

M   .z.dz  2 . (3.60)
0
B 2 .E. 3.B
z3
3 =
0

Cũng có thể có công thức (3.60) từ biểu đồ  (hình 3.16b):

 max . 2
M 2 . (3.61)
.
3

- trong thực tế, để giảm biến dạng góc, người ta dùng gá kẹp tạo ra mô men
uốn chống lại hiện tượng quay của các tấm. khi các tấm không rộng lắm, có
thể gá sơ bộ bằng cách quay ngược lại một góc  (hình 3.17)

b
7
Hình 3.11. Tạo biến dạng ngược trước khi hàn

7
3.2.4. Ứng suất và biến dạng trong liên kết hàn góc:

Ta hãy xét một liên kết hàn góc. Việc tính toán ứng suất và biến dạng hàn sẽ
gồm 5 bước sau:
< Bước 1: Xác định vùng ứng suất tác động bnvà tiết diện vùng ứng suất tác
động Fc:
- Vùng ứng suất tác động (hình 3.13)

bn
M
h- b
n M1
M1
sT sT
q s2
s2 q
M = M1 + M1

Hình 3.12. Vùng ứng suất tác động khi hàn góc
+ Phương pháp tuần tự xấp xỉ hoặc phương pháp đồ thị, công thức
(2.15); (2.11); (2.13); (2.14):
  .h 1
b  h1  T
 và m  1  0,008. b 2n
n
 9,86.qo .m  
b  0,484.q.  .c .v.550 
1

b2  k2 h  b1 ; k2
f .q0 , T _đồ thị

bn=b1+b2
- Tiết diện vùng ứng suất tác động:
Fc=2.bn. (4.1)
< Bước 2: Xác định nội lực và ứng suất phản kháng:
- nội lực: P =T.Fc =2.bn.T

7
- ứng suất phản kháng:

7
2 P 2.bn . . T  .b
 T n (4.2)
F 2. .h  bn  h 
Fc  bn

Từ đó ta dựng được biểu đồ T và 2(hình 4.2)


< Bước 3: Xác định ứng suất uốn và độ võng:
- ứng suất uốn:
+ Trong mặt phẳng chứa từng tấm sẽ có một mô men uốn M1 do nội lực
sinh ra trong tấm đó:
h
M P. (4.3)
1 1
2
Trong đó nội lực tác động P1 = 0.5P
+ Tổng hình học (4.4)
M  M1  M1
 P1.h 
M  2.M .cos 2 .cos P.h 
 .cos
( 4.5)
1
2 2 2 2 2

Theo công thức 4.5 Khi góc  tăng, M giảm, và khi  = 1800 thi cos = 0.
2

Lúc đó M = 0, là trường hợp hàn giáp mối.


+ ứng suất do mô men uốn gây ra trong liên kết:
M
 
W ( 4.6)

Trong đó W là mô men trống uốn của tiết diện ngang của liên kết.
- Độ võng dư ( hình 4.3 ):
+ Khi ta cộng biểu đồ ứng suất do nội lực dọc trục và mômen uốn gây ra
trong tiết diện ngang từng tấm, ta sẽ có biểu đồ ứng suất dư.
+ Độ võng dư:
2
M .l
 ( 4.7 )
f 8E.J
< Bước 4: Xác định ứng suất ngang do co dọc và co ngang:
- So với liên kết hàn giáp mối, giá trị của nó nhỏ hơn vì nếu sau khi hàn, ta
7
cắt liên kết theo trục mối hàn, sự biến dạng của cả hai tấm sau khi cắt là

8
kgông đáng kể so với trước lúc cắt ( tức là nội lực cần thiết để khôi phục lại
trạng thái ban đầu trước khi cắt là nhỏ ).
- Ứng suất ngang do co ngang gây ra ( vì mối hàn không thể nguội đồng
thời trên suốt chiều dài) trong các liên kết hàn góc cũng có giá trị nhỏ hơn
so với khi hàn giáp mối.
Lý do: Các chi tiết trong liên kết hàn góc dễ bị biến dạng theo hướng vuông
góc với trục mối hàn. Hình dạng biểu đồ ứng suất ngang do co ngang gây ra
cũng tương tự như trong các liên kết hàn giáp mối nhưng giá trị ở từng thớ
lànhỏ hơn vì lý do đã nêu.
+ Ứng suất ngang do co ngang gây ra phụ thuộc vào góc :
khi tăng góc  ứng suất ngang tăng.  = 1800 ( giáp mối ): xmax
Khi  giảm, ứng suất ngang giảm.  = 00 ( hàn đắp ): x= 0 .
< Bước 5: Biến dạng góc:
- Trong liên kết hàn góc biến dạng góc  thể hiện qua sự tăng góc  giữa
các tấm ( hinh 4.3b ).
+ Góc  tăng nếu mức độ ngấu chân mối hàn là nhỏ.
+ Góc  giảm nếu mức độ ngáu chân mối hàn là lớn.
- Thông qua biện pháp thiết kế quy trình công nghệ với chế độ hàn hợp lý, ta
có thể loại trừ được biến dạng gỏc trong liên kết hàn góc.

bn
f

q
q

b)
a) b/2
76

Hình 3.13. Độ võng dư khi hàn mối hàn góc


3.3.Tính toán ứng suất và biến dạng hàn trong kết cấu dầm chữ I:
3.3.1. Xác định ứng suất và biến dạng khi hàn nối bản bụng và bản cánh
3.3.2. Xác định ứng suất và biến dạng toàn phần trong kết cấu hàn dầm
chữ I
a. Ứng dụng tím vùng ứng suất tác động
b.Xác định nội lực và ứng suất phản kháng
c. Xác định ứng suất uốn và độ võng
d.Xác định ứng suất ngang do co dọc và co ngang
e. Xác định biến dạng góc
3.3.1. Xác định ứng suất và biến dạng khi hàn nối bản bụng và bản cánh:
a. Xác định ứng suất và biến dạng do co doc khi hàn nối bản bụng, bản cánh:
* Xác định ứng suất và biến dạng do co doc khi hàn nối bản bụng:
Dư liệu đầu vào:
∑δ = δ1 + δ2 = 12

Tổng quát công thức tính vùng ứng suất tác động ta có
0,484.q 0,484.0.24.U .I.
b1  
 .v.c.55  .v.c.550
0

Trong đó: q là năng lượng của nguồn nhiệt


U: là điện áp hàn
I: là cường độ dòng điện hàn
η: là hiệu suất hồ quang
δ: là chiều dày vật liệu
v: là vận tốc hàn

77
c: là nhiệt dung riêng
ρ: khối lượng riêng của kim loại
Ở phần tính toán chế độ hàn phần 3.2.2 - chương 3 ta có
dd = 2 (mm),
Ih = 130(A)
Uh = 24(V)
Vh = 0,12(Cm/s)
q = 0,24*24*130*0,7=524(Cal/s)

q0 = q 524  3638 (Cal/cm)


v*  .0,12
 *1,2

Dầm chế tạo từ thép các bon thấp nên cρ = 1,25


Thay các giá trị vào ta được
0,484.0.24.U .I. 0,484.0,24.24.130.0,7
b1   2,56(cm)  25,6(mm)
 .v.c.550  (0,6 
0,6).0,12.1,25.550

b0=2bn=2(b1+b2)
b2=k2(h-b1)

Từ đò thi trên với Vật liệu thép CT38 có gới hạn chảy T = 2500(kg/cm2),
q0=3638(Cal/cm) ta tra ra k2=0,25

78
b2=0,25(250-25,6)=56(mm)

79
b0=2bn=2(b1+b2)=2(56+25)=81(mm)
- Nội lực tác động dọc trục sẽ là:
P = T.Fc = T.b0.=25*8*0,12=24(KN)
-Ứng suất phản kháng:
 T .Fc
   T .b0
 = 25 * 8,1 4,8(KN / Cm )
2
F  Fc h0  b0 50  8

-Biến dạng do co dọc :

l =  2
.l = 4,8 *
 5,7 *103 (Cm)
E 25
2,1*104

* Xác định ứng suất và biến dạng do co doc khi hàn nối bản cánh:
Dư liệu đầu vào:
∑δ = δ1 + δ2 = 16
Tổng quát công thức tính vùng ứng suất tác động ta có
0,484.q 0,484.0.24.U .I.
b1  
 .v.c.55  .v.c.550
0

Trong đó: q là năng lượng của nguồn nhiệt


U: là điện áp hàn
I: là cường độ dòng điện hàn
η: là hiệu suất hồ quang
δ: là chiều dày vật liệu
v: là vận tốc hàn
c: là nhiệt dung riêng
ρ: khối lượng riêng của kim loại
Ở phần tính toán chế độ hàn phần 3.2.2 - chương 3 ta có
dd = 2 (mm),
Ih = 130(A)
Uh = 24(V)

80
Vh = 0,08(Cm/s)
q = 0,24*24*130*0,7=524(Cal/s)

81
q0 = q 524
 .0,08  4093 (Cal/cm)
v*
 *1,6

Dầm chế tạo từ thép các bon thấp nên cρ = 1,25


Thay các giá trị vào ta được
0,484.0.24.U .I. 0,484.0,24.24.130.0,7
b1   2,88(cm)  28,8(mm)
 .v.c.550  (0,8  0,8).0,08.1,25.550

b0=2bn=2(b1+b2)
b2=k2(h-b1)

Từ đò thi trên với Vật liệu thép CT38 có gới hạn chảy T = 2500(kg/cm2),
q0=3638(Cal/cm) ta tra ra k2=0,25
b2=0,25(250-28,8)=55,3(mm)
b0=2bn=2(b1+b2)=2(55,3+28,8)=84,1(mm)

- Nội lực tác động dọc trục sẽ là:


P = T.Fc = T.b0.=25*8,4*0,16=33,6(KN)
-Ứng suất phản kháng:
 T .Fc
   T .b0
 = 25 * 8,4 5(KN / Cm )
2 F  Fc h0  b0 50  8,4

-Biến dạng do co dọc :

l =  2 E
.l = 5 * 25

82
2,1*104  5,9 *103 (Cm)

b. Xác định ứng suất và biến dạng do co ngang khi hàn nối bản bụng, bản cánh:

83
*q 12 *106 * 524
    0,03(mm)
h0
c *  * v * 1,25 * 0,08 *1,6
 30
  0,0144 * tg  0,0144 * tg 
2 2

3.3.2. Xác định ứng suất và biến dạng toàn phần trong kết cấu hàn dầm chữ
I:
*Ứng suất và biến dạng do co dọc:
a. Xác định vùng ứng suất tác động.

Với giả định tính toán cho dầm ở trương 2 với các kích thước đã xác định

84
Ta hàn hai mối hàn 1,2 trước:

Hình 3.14: Biểu thị vùng ứng suất biến dạng

Do chiều dày δ1 và δ2 là bằng nhau và bằng 8mm và hai bản vách đều có chiều
dày là δ3 bằng 6mm nên vùng ứng suất tác động tại bốn mối hàn là như nhau vì
vậy ta xét vùng ứng suất tác động cho một mối hàn.
Theo hình vẽ ta có tổng bề dày chuyền nhiệt tại một mối hàn là
∑δ = 2δ1 + δ2  16  6  22(mm)
Tổng quát công thức tính vùng ứng suất tác động ta có
0,484.q 0,484.0,24.U.I.
b1  
 .v.c.55  .v.c.550
0

Trong đó: q là năng lượng của nguồn nhiệt


U: là điện áp hàn
I: là cường độ dòng điện hàn
η: là hiệu suất hồ quang
δ: là chiều dày vật liệu
v: là vận tốc hàn
c: là nhiệt dung riêng
ρ: khối lượng riêng của kim loại
85
Ở phần tính toán chế độ hàn phần 3.2.2 - chương 3 ta có
dd = 2 (mm),
Ih = 380(A)
Uh = 34(V)
Vh = 0,9(Cm/s)
q = 2480(Cal/s)
qd = 2755(Cal/cm)
Dầm chế tạo từ thép các bon thấp nên cρ = 1,25
Thay các giá trị vào ta được
0,484.0.24.U .I. 0,484.0,24.34.380.0,8
b1    0,88(cm)  8,8(mm)
 (2,2).0,9.1,25.550
.v.c.550

k2- hệ số phụ thuộc vào q0 và T. Hệ số này xác định theo đồ thị

Đồ thị tra hệ số k2 theo q0 v à T


Vật liệu thép CT38 có gới hạn chảy T = 2500(kg/cm2)
q 2480
q0   1363(cal / cm2 )
v.  0,65.(2.1 
0,8)

Từ đồ thị ta tra được k2 = 0,175


Vậy theo công thức:
b21  k2 (h  b1 )  0,175(9,7  0,88)  1,54(cm)  15,4(mm)
b22  k2 (h  b1 )  0,175(17,5  0,88)  2,90(cm)  29,0(mm)

Vậy vùng ứng suất tác động của một sẽ là:


Fc1 = (2b1 + 2b21 + δ3).δ1 + (b1 + b22).δ3 + k2
86
Fc1 = (2.0,88 + 2.1,54 + 0,6).0,8 + (0,88+ 2,9).0,6 + 0,62 = 6,99(cm2)
Ứng suất tác động của toàn bộ dầm I là:
Fc = 6,99(cm2)
3.3.2. Xác định nội lực và ứng suất phản kháng.



P2 y2
P o

yo 
y1
Mô hìPn1h n2ộPi1lực tác dụng của cPá1c mối hàn dầm hộp:
Hình 4.36: Mô hìnhHnìnộhi l3ự.c15tá. cSơdụđnồgxác định nội lực và ứng suất
+ Nội lực tác dụng dọc trục:
Ta có nội lực tác dụng dọc trục được xác định theo công thức:
P = T.FC
P = T.FC = 25.6,99= 174,75(kN)
(V ới CT38 T = 250(N/mm2) = 2500(kg/cm2) = 25(kN/cm2)
Nội lực tác động của mỗi cặp mối hàn khi thực hiện với chế độ hàn như nhau,
sẽ giống nhau về giá trị lẫn hướng của ứng suất phản kháng dọc trục:
+ Ứng suất phản kháng:

2 P 174,75
   4,32(kN / cm 2 )
F  Fc  (54,44  13,99)

+Sau khi hàn song dầm sẽ ngắn đi một đoạn:


 2 .l 4,32 * 2000
l    .l =  0,41(mm)
E 2,1*10 4

3.3.3. Xác định ứng suất uốn và độ võng.

87
Xác định nội lực phản kháng:
P1,P2: là nội lực phản kháng của tấm biên
P3: là nội lực phản kháng của tấm vách
- Gỉa sử có các hạn chế giả tạo(ngoại liên kết) ở các mép trên và dưới,
khiến liên kết không thể uốn ngang được, theo điều kiện cân bằng nội
lực(hình 4.12) ta có:
P = 2P1+P2
Trong đó P1_nội lực phản kháng dọc trục, tác động vào các phần còn lại của
mỗi nửa tấm biên.
P2_nội lực phản kháng của vách.
 
P1   2 . b  2 . (4.21)
h1 
1 b 1
 21
2

P2   2 .h2  b1  b22
(4.22)
.  2
- Để tìm mô men uốn, ta thấy cả hai nội lực phản kháng P 1bằng một lực tập
trung 2P1 và đặt nó vào trọng tâm của tấm biên(hình4.12). Còn nội lực tác
động P đặt vào trọng tâm Oc của vùng ứng suất tác động và chia nó thành 2
phần là 2 P1 và P2. Lúc đó ta sẽ có hai cặp lực tạo ra hai mô men uốn tác động
theo chiều ngược nhau trong liên kết là 2P 1y1 và P2y2, trong đó y1và y2 là
khoảng cách từ điểm đặt lực phản kháng tới tâm của vùng ứng suất tác
động(điểm đặt của nội lực tác động P).
- Mô men uốn toàn phần sẽ là:
M  P2 y2  2F1 y1 (4.23)
hoặc M  Po y o   T   2 .Fe ( 4.24)
.y o

Fc1=6,99(cm2)
P1=P02= 0 * bn1 *  ( T   2 )Fc1
=(25+8,64)*6,99=234(KN)
88
Trọng tâm vùng ứng suất tác động:

89
y1* F1  y2 * F 2 3* 49  18,54 * 37,8
yb= F1  F 2  49  37,8  9,75(mm)

Ta có trọng tâm của tiết diện là:


y1* F1  y2 * F 2 220 * 6 * 3  338 * 6 * (169  6)
yc= F1  F 2  1320  2028  107,2

y0=yc – y b= 107,2- 9,75 = 97 (mm)


Mô men uốn khi hàn hai mối hàn 1 và 2:
M1=p1*y1=234*9,7=2278(KN.Cm)
Mô men chống uốn khi hàn hai mối hàn 1 và 2:
2 * 20 * 0,83  353 *
J1 =  2143,85(Cm 4 )
0,6
12

Độ võng khi hàn hai mối hàn 1 và 2:


M*l2 2278 * 2002
f1=  0,26(Cm)
8 * E *  8 * 2,1*104 *
J1 2143

Với thép: mô đul đàn hồi E = 2,1.104 (kN/cm2)


Mô men uốn khi hàn hai mối hàn 3 và 4:
Trọng tâm vùng ứng suất tác động so với đáy trên
y1* F1  y2 * F 2
yb=  (mm)
9,75
F1  F 2
Ta có trọng tâm của tiết diện là:
ytd=h/2= 17,5(cm)
y0=17,5-9,75-97=68,3(cm)
M2=p2*y2=238*6,83=1625(KN.Cm)
Mô men chống uốn khi hàn hai mối hàn 3và 4:
2 * 20 * 0,83  353 * 0,6
 2146
J2=
12
Độ võng khi hàn hai mối hàn 3 và 4:

f2= 2
M * l2 1625* 2002
8*E*J  8 * 2,1*104 * 2146

90
 0,16(Cm)

Vậy độ võng của dầm sau khi hàn là:

91
f=f1 – f2 = 0,2 5– 0,18 =0,1(cm)
*Ứng suất và biến dạng do co ngang:
- Nếu gọi yAlà chuyển vị của điểm A (đầu nút của tấm biên) và  là góc quay
của nửa biên sau khi hàn, ta có:
tg  0,075.b1   b 
3
b1 0,075.b1   b  k. b
3
3 b1
trong đó: k = 0,6 (cm) là cạnh mối hàn góc
b1 là chiều rộng kim loại đắp

b k (hàn dưới lớp thuốc)
v

1
2
b1= k+1= 0,6 + 1 = 1,6 [cm] (hàn tay)
b = 0,8 (cm) chiều đày tấm biên
v_chiều dày tấm vách
 Biến dạng theo chiều rộng của dầm (∆H) và chiều cao (∆S) là độ co ngang
của các mối hàn góc theo hướng Oy và Oz
Độ co ngang của các mối hàn góc được xác định:
Đô co ngang 1 đơn vị ∆ của một mối hàn góc là:
  .Ttb .b  .Ttb .1,4k

Với thép kết cấu Ttb = 6000C, α = 12.10-6 (0C-1)


Thay số ta được:
   .Ttb .b  12.106.600.1,4.7  0,071(mm)

Mối hàn góc là tam giác vuông cân nên độ co ngang về hai phía oy và Oz là như
nhau nên mối hàn góc sẽ bị co ngang theo mỗi hướng là ∆/2.
Vậy tổng độ co ngang theo chiều rộng và chiều cao của dầm là:
∆H = ∆S =∆ = 0,071(mm).

92
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ANSYS ĐỂ MÔ PHỎNG
TRƯỜNG NHIỆT, ƯS&BD HÀN KẾT CẤU DẦM HỘP

4.1. Phương pháp mô phỏng dầm hàn:

- Sử dụng phần mềm phần tử hữu hạn để mô phỏng trường nhiệt, ƯS&BD khi hàn
dầm hộp.

Trong luận văn tác giả sử dụng phần mềm ansys để mô phỏng và tính toán.
ANSYS là một phần mềm mạnh được phát triển và ứng dụng rộng rãi trên thế giới, có
thể đáp ứng các yêu để giải các bài toán cơ học phức tạp.

ANSYS là một trong nhiều phần mềm công nghiệp, sử dụng phương pháp phần tử
hữu hạn để phân tích các bài toán vật lý - cơ học, chuyển các phương trình vi phân,
đạo hàm riêng từ dạng giải tích về dạng số, với dạng sử dụng phương pháp rời rạc hoá
về gần đúng để giải.

4.1.1. Ứng dụng của phần mền ANSYS trong hàn:

Khoảng 10 năm trở về trước, ở Việt Nam, ngành hàn là một trong những
ngành kỹ thuật áp dụng các phần mềm tính toán và thiết kế hạn chế nhất. Việc
ứng dụng các phần mềm này mới chỉ được một số ít các cơ sở sản xuất và đào
tạo ứng dụng và triển khai.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành hàn đã đưa vào sử dụng các
phần mềm tính toán và thiết kế như một công cụ đắc lực trong việc đào tạo và
triển khai các dự án. Một trong những phần mềm mang tính chuyên nghiệp và
có tính ứng dụng cao trong việc thiết kế, mô phỏng và tính toán độ bền của các
kết cấu là phần mềm ANSYS. Có thể nói đây là một phần mềm không thể thiếu
khi thiết kế và mô phỏng các sản phẩm, các quá trình của chuyên ngành công
nghệ hàn.

93
Khi sử dụng phần mềm ANSYS sẽ đạt được:

- Tính toán được giá trị cũng như hình dáng tối ưu cho các kết cấu. Từ
đó sẽ giúp cho người thiết kế tạo ra các sản phẩm luôn luôn đảm bảo bền nhưng
sẽ giảm được chi phí chế tạo xuống mức thấp nhất.

- Tính toán trước được lực biến dạng khi hàn cũng như diện tích vùng
chịu biến dạng. Qua đó giúp các nhà sản xuất chế tạo, sử dụng đồ gá hay xây
dựng quy trình công nghệ sản xuất một cách hợp lý nhất nhằm giảm các chi phí
khi chế tạo.

4.1.2. Xây dựng sơ đồ tính toán cho kết cấu:


*. Phân tích kết cấu cần chế tạo:

Dầm chữ I là một trong các dạng dầm chịu lực phức tạp. Việc xây dựng
quy trình hàn cũng như sử dụng đồ gá phải được lựa chọn và tính toán một cách
tối ưu, vì kết cấu dạng này thường có độ biến dạng trong khi hàn rất phức tạp.
6

6
3

220

Hình 4.1. Bản vẽ chi tiết hàn

Trong khuôn khổ đề tài, tác giả tính toán chế tạo đồ gá để hàn kết cấu

94
bằng thiết bị hàn tự động dưới lớp thuốc. Thiết bị sẵn có tại các cơ sở sản xuất
kết cấu thép mà tác giả liên hệ làm thực nghiệm (Lilama Lisemco, Lilama 10,
Lilama 69.2, Vinalift, VinaGold).

+ Vật liệu chế tạo

Vật liệu được sử dụng để chế tạo kết cấu là thép CT38

- Lựa chọn liên kết hàn:

Chọn dạng liên kết là công việc bắt buộc trước khi tính toán các thông số
chế độ hàn.

Chọn được dạng liên kết hàn hợp lý sẽ mang lại cho kết cấu hàn các lợi
ích:

+ Độ ngấu tốt nhất

Thuận lợi cho công việc hàn

+ Biến dạng và ứng suất nhỏ nhất

+ Đảm bảo tính kinh tế

Có rất nhiều dạng liên kết hàn ứng với mỗi loại kết cấu, vật liệu khác
nhau.

Chọn liên kết hàn phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Chiều dày vật liệu

+ Tư thế thực hiện hàn

+ Phương pháp hàn

95
Kích thước yêu cầu của mối hàn

Với dầm tính toán của đề tài, và phương pháp hàn là hàn tự động dưới
lớp thuốc

Dạng liên kết hàn sử dụng được thể hiện tại hình 3.2):

Từ dạng liên kết đã lựa chọn, ta tiến hành tính toán và lựa chọn các
thông số chế độ hàn (theo các dữ liệu đã thu thập được tại các doanh nghiệp).

10

10

1-2
1

Hình 4.2. Dạng liên kết


*. Lựa chọn chế độ hàn: Như mục 2.5.2(b)
4.2. Kết mô phỏng quả dầm hàn:

- Chia lưới và đặt tải cho mô hình:

Ảnh 4.1 chia lưới cho mô hình

96
-Chạy chương trình:

a,Ảnh 4.2 vết nguồn nhiệt bắt đầu hàn a,Ảnh 5.3 vết nguồn nhiệt trong quá trình
hàn

Ảnh 44 vết nhiệt khi đã có phần kim loại kết tinh

Ảnh 4.5 kết thúc quá trình hàn

97
Ảnh 4.6 kết quả mô phỏng

98
CHƯƠNG 5: NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆN ĐO BIẾN DẠNG HÀN

5.1. Mẫu hàn thử.

Để làm thực nghiệm có kết quả xác thực cũng như để so sánh với tính toán lý thuyết

trong thực tế, tác giả lựa chọn mẫu thử là một dầm hàn có kích thước như sau:

h
b

Hình 5.1: Nguồn điện hàn hồ quang TĐ sử dụng hàn mẫu thử

Với: δ1 = δ2 = δ3 = 6(mm)

H = 350(mm)

b = 220(mm)

L = 2000(mm)

5.2. Thiết bị và vật liệu hàn.


5.2.1. Thiết bị hàn tự động dưới lớp thuốc:

để thuận tiện cho công việc thực nghiệm tác giả lựa chọn máy hàn mà đơn vị tác giả
đang công tác đã có sẵn;

99
 Hình ảnh nguồn hàn.

Hình 5.2: Nguồn điện hàn hồ quang TĐ sử dụng hàn mẫu thử

 Thông số kỹ thuật
Điện áp vào Tần số Công suất 3pha/380v 50/60Hz
Dòng điện ra 32KVA
Dòng ra hàn que/gouging Điện áp ra không 60-500A
tải Điện áp ra hàn
Chu kỳ làm việc Kích thước 10-450A
Trọng lượng 65V
16-42V
70%
520x700x830
186Kg

Bảng 6.2: Thông số nguồn hàn hồ quang tay sư dụng hàn mẫu thử

5.2.2. Vật liệu hàn.


1/ Vật liệu chế tạo dầm.
- Thành phần hóa học của thép CT38
Tiêu chuẩn Mác thép Thành phần hóa học

CSiMn
PS
(max)(max)
TCVN 1651 - 85
(1765 - 85 )0.14 ÷ 0.220.12 ÷ 0.300.40 ÷ 0.650.040.045

10
Bảng 6.3: Thành phần hóa học của CT38(mẫu hàn)

- Thành phần cơ tính của thép CT38


Độ bền cơ lý
Giới hạn chảy Giới hạn bền kéo (N/mm2)Độ giãn dài) (%)
Tiêu chuẩn Mác thép(N/mm2)

TCVN 1651 - 85
(1765 - 85 )
CT 38 250 380 ÷ 490 26

Bảng 6.4: Cơ tính của CT38(mẫu hàn)

2/ Vật liệu hàn.

Với vật liệu kết cấu là CT38 và sử dụng phương pháp hàn tự động dưới lớp thuốc cho
các mối hàn chính của dầm

 Dây hàn tự động dưới lớp thuốc.

+ Cơ tính của mối hàn được xác định như sau:

Loại dây hàn HV-EM12 Các chỉ tiêu về cơ tính


Giới hạn bền kéo Giới hạn chảyĐộ dãn dài tương Độ dai va
đối đập

(b) (Mpa) 410-550


(c) (Mpa) (%) (J)
≥330 ≥22 ≥27

+ Thành phần hoá học:

Loại dây hàn Thành phần hóa học(%)


HV-EM12 C Mn Si Cr Ni S P Cu
≤0,1 0,8÷1,1 ≤0,07 ≤0,2 ≤0,3 ≤0,03 ≤0,03 ≤0,2

10
+ Quy cách, khoảng dòng điện hàn

Quy cách (mm) Ø1,6Ø2,0Ø2,5Ø3,2Ø4,0Ø5,0


Dòng điện hàn (A) 180 ~ 450200 ~ 400250 ~ 450350 ~ 600500 ~ 800700 ~ 1000

Bảng 6.5: Cơ tính, thành phần hóa học, đường kính dây hàn TĐ

 Thuốc hàn tự động dưới lớp thuốc

Chọn thuốc hàn EG-F7A0 (tương đương với AWS A5.17 F7A0) thuốc hàn EG-F7A0
phù hợp khi hàn với dây hàn HV-EM12 . thuốc hàn EG-F7A0 do công ty NaHaVi
(Nam Hà Việt ) sản xuất.

EG F7A0 (Tương đương tiêu chuẩn Mỹ AWS A5.17 F7A0) là loại thuốc nền axit
nhôm – rutin thiêu kết, hạt dạng tròn màu đen có kích thước 2.0~0.

+ Thành phần hóa học chính.

SiO2+TiO2 25÷30
Al2O3+MnO 50÷60CaF2 3÷10 S P
≤0,06 ≤0,08

+ Cơ tính mối hàn sau khi hàn:

Loại dây Độ bền kéoGiới hạn chảy Độ dãn dài Độ dai va đập (J)
Nhiệt độ - 200C
(MPa) phòng
(MPa) (%)
EM 12 ≥510 ≥400 ≥ 22 ≥ 50 ≥ 27

Bảng 6.6: Thành phần hóa học thuốc hàn, cơ tính mối hàn

5.3. Chế độ hàn các mẫu thử như bảng 1


5.4. Sơ đồ đo biến dạng

10
5.4.1. Sơ đồ đo biến dạng của dầm

1/ Sơ đồ đo biến dạng do co dọc của mối hàn:


Các thiết bị sử dụng để đo biến dạng
- Đồng hồ so, độ chính xác 0,01mm, 3 cái
- Thước mét, compa, kìm, ...
- Kính hàn, găng tay bảo vệ
1/ Sơ đồ đo biến dạng do co dọc mối hàn của dầm:

Ta sử dụng hai gối tựa để dặt dầm, 3 đế kẹp từ để định vị đầm, 2 đồng hồ so để đo

biến dạn do co dọc và 2 đồng hồ so để đo độ võng.

2/ Sơ đồ đo biến dạng độ võng của dầm

Hình 5.3 Sơ đồ đo co dọc

Ta đo tại 3 vị trí trên dầm, tiến hành đo 2 lần. Lần thứ nhất là đo sau khi hàn

10
đồng thời hai đường hàn 1 và 2, lần thứ hai là đo sau khi hàn đồng thới 3 và 4

5.5.Trình tự tiến hành thực nghiệm đo biến dạng


5.5.1. Hàn các mẫu thử:

Mục đích:

- Để lựa chọn các thông số chế độ của máy, vân tốc của rùa hàn nhằm đảm bảo mối
hàn đạt kích thước theo yêu cầu tính toán, đạt chất lượng về hình dáng cũng như chất
lượng của mối hàn.

- Tiết kiệm vì nếu hàn thử nghiệm ngay trên dầm hàn mà chưa có chế độ hàn chính
xác sẽ dẫn đến tốn kém vật liệu cũng như thời gian.

Mẫu M1: Ih nhỏ, Vh nhỏ, mh không cân


Mẫu M1: Vận tốc hàn chưa hợp lý, mối
và không đều, lẫn xỉ
hành lệch

Mối hàn M3 bị rỗ khí do thuốc hàn bảo Đường đều, cân. Kết thúc bị rỗ khí

10
vệ chưa kín, mh lệch cạnh nhiều

Mối hàn đều, cân, ngấu và đảm bảo kích thước

Hình 5.4: Các mẫu thử kiểm tra chế độ hàn

5.5.2. Chuẩn bị phôi chế tạo dầm.

- Cắt phôi theo kích thước đã tính tóan

- Mài ba via

- Nắn phẳng phôi

- Làm sạch dầu mỡ

5.5.3. Gá đính, hàn, đo biến dạng.


< Sử dụng đính dầm bằng phương pháp hàn hồ quang tay

10
Hình 5.5: Gá đính dầm

- Gá bản bụng với bản cánh 1 sau đó gá tiếp với bản cánh 2.

- Đảm bảo kích thước của dầm làm thực nghiệm

- Dầm đính xong phải vuông vắn, không bị chéo không bị vặn

- Khe hở giữa bản biên và bản vách đảm bảo độ khít khi lắp ghép gá đính

- Đảm bảo mối đính nhỏ, đủ ngấu để mối hàn khi được hàn đủ cứng vững không bị co
đứt trong quá trình hàn.

- Đo các kích thước và đọc số đo của các đồng hồ xo tại các vị trí tiến hành độ co
dọc, và độ võng của dầm đính xong (chưa hàn)
Hai gối đỡ được bắt cố định trên mặt bàn,vị trí đo ở 3 vị trisnhuw hình vẽ sau:

Điểm tựa kê dầm đo thực nghiệm Vị trí đồng hồ đo kích thước dầm trước
khi hàn

Hình 5.6: Đo độ võng và co dọc trước khi hàn

10
Tiến hành hàn đồng thời mối hàn 1&2 đến khi hoàn thiện.

Hàn đồng thời hai đương hàn 1&2 Hàn đồng thời hai đương hàn 1&2

Hình 5.7: Hàn đồng thời hai mối hàn 1&2

- Làm sạch mối hàn và để nguội

- Đo các kích thước và đọc số đo của các đồng hồ xo tại các vị trí tiến hành độ co
dọc, và độ võng của dầm đã hàn xong mối hàn 1&2.

Đo độ võng, co dọc của dầm sau khi Đường hàn bản biên 1 với hai bản vách
hàn mối hàn 1&2

Hình 5.7 Đo độ cõng và co dọc sau khi hàn xong mối han 1&2

10
Tiến hành hàn đồng thời mối hàn 3&4 (hàn hoàn thiện dầm).

Tiến hành hàn đồng thời hai đường hàn Tiến hành hàn đồng thời hai đường
3&4 hàn 3&4

Hình 5.8Tiến hành hàn đồng thời hai đường hàn 3&4

- Làm sạch mối hàn và để nguội

- Đo các kích thước và đọc số đo của các đồng hồ xo tại các vị trí tiến hành độ co dọc,
và độ võng của dầm đã hàn xong mối hàn 3&4.

Đo độ võng hàng giữa A1 dầm sau khi Đo độ võng hàng giữa A1 dầm sau khi
hàn xong mối hàn 3&4 hàn xong mối hàn 3&4

10
Đo độ võng hàng trong A2 dầm sau khi Đo độ võng hàng trong A2 dầm sau khi
hàn xong mối hàn 3&4 hàn xong mối hàn 3&4

Đo độ võng hàng trong A3 dầm sau khi


Đo độ võng hàng trong A3 dầm sau khi
hàn xong mối hàn 3&4
hàn xong mối hàn 3&4

Đo co dọc sau khi hàn mối hàn 3&4 Đo co dọc sau khi hàn mối hàn 3&4

10
Hình 5.9: Đo độ võng, co dọc của dầm sau khi hàn mối hàn 3&4

5.6.Kết quả đo biến dạng


5.6.1. Mẫu dầm D1.

a.Kết quả đo độ co dọc của dầm


Vị trí đo 1(mm) 2(mm)
Trước khi hàn 7,20 8,0
Sau khi hàn mối hàn 1 và 2 6,75 8,05
Sau khi hàn mối hàn 3 và 4 6,78 7,45
Độ co sau khi hàn mối hàn 1 và 2 0,45 -0,05
Độ co sau khi hàn mối hàn 3 và 4 0,42 0,55

So sánh kết quả thực nghiệm với kết quả tính toán:

Kết quả tính toán (mm) 0,41 0,41


Kết quả thực nghiệm (mm) 0,45 0,43
Sai lệch về giá trị (mm) 0,04 0,06
% sai lệch(%) 9,7% 5%

a.Kết quả đo độ võng:


Vị trí đo 1(mm) 2(mm) 3(mm)
Trước khi hàn 8,50 7,25 7,40
Sau khi hàn mối hàn 1 và 2 8,34 7,04 6.32
Sau khi hàn mối hàn 3 và 4 7,29 6,02 5,25
Độ co sau khi hàn mối hàn 1 và 2 0,16 0,21 0,18
Độ co sau khi hàn mối hàn 3 và 4 1,05 1,2 1,07

So sánh kết quả thực nghiệm với kết quả tính toán:

Kết quả tính toán (mm) 1,0

11
Kết quả thực nghiệm (mm) 0,2
Sai lệch về giá trị (mm) 1,2
% sai lệch(%) 20%

5.6.2. Mẫu dầm D2.

Kết quả đo độ co dọc của dầm

Vị trí đo 1(mm) 2(mm)


Trước khi hàn 8,50 8,0
Sau khi hàn mối hàn 1 và 2 8,03 7,50
Sau khi hàn mối hàn 3 và 4 8,01 7,45
Độ co sau khi hàn mối hàn 1 và 2 0,47 0,5
Độ co sau khi hàn mối hàn 3 và 4 0,49 0,55

So sánh kết quả thực nghiệm với kết quả tính toán:

Kết quả tính toán (mm) 0,41 0,41


Kết quả thực nghiệm (mm) 0,47 0,5
Sai lệch về giá trị (mm) 0,06 0,09
% sai lệch(%) 14% 21%

a.Kết quả đo độ võng:

Vị trí đo 1(mm) 2(mm) 3(mm)


Trước khi hàn 8,60 7,10 7,90

11
Sau khi hàn mối hàn 1 và 2 8,30 6,82 7,61
Sau khi hàn mối hàn 3 và 4 7,20 5,67 6,54
Độ co sau khi hàn mối hàn 1 và 2 0,30 0,28 0,29
Độ co sau khi hàn mối hàn 3 và 4 1,1 1,15 1,07

So sánh kết quả thực nghiệm với kết quả tính toán:

Kết quả tính toán (mm) 1,0


Kết quả thực nghiệm (mm) 1,15
Sai lệch về giá trị (mm) 0,15
% sai lệch(%) 15%

Kết luận:

Trong quá trình tính toán do đa phần là các công thức thực nghiệm, tác giả tiến hành
chọn trong khoảng cho phép để tính toán. Cũng như sai số của các thiết bị, dụng cụ đo
mà kết quả đo có sự sai lệch so với tính toán trong khoảng nào đó.

11
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Từ những kết quả thực tế thu được trong thời gian tìm hiểu, nghiên cứu
và thực hiện các nội dung yêu cầu của đề tài. Tác giả có thể đưa ra một số đánh
giá sau:
- Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công
nghệ, các sản phẩm cơ khí nói chung và các sản phẩm được sản xuất bằng hàn
nói riêng ngày càng phong phú. Từ đó nảy sinh một số vấn đề sau:
- Nhằm hạn chế tối đa ứng suất và biến dạng trong chế tạo bằng công
nghệ hàn đòi hỏi các nhà thiết kế, cách doanh nghiệp sản xuất cần đầu tư nhiều
thời gian và tài chính để nghiên cứu, thiết kế công nghệ chế tạo các sản phẩm
hàn cho phù hợp.
- Để phát huy tối đa khả năng làm việc của các thiết bị hàn cũng như
nâng cao chất lượng của sản phẩm cần chế tạo đòi hỏi phải có sự đầu tư đáng kể
về các thiết bị hàn tự động (ví dụ robot hàn và các máy hàn, hệ thống hàn tự
động…) để đảm bảo tính đồng bộ trong chế tạo.
- Một hệ thống sản xuất tự động luôn bao gồm: Thiết bị hàn tự động –
Nguồn hàn và Đồ gá hàn tự động. Trong ba yếu tố đó thì hai loại thiết bị là thiết
bị hàn tự động và nguồn hàn có thể đầu tư một cách khá dễ dàng vì chúng có thể
sử dụng thay thế vào rất nhiều công việc sản xuất và có rất nhiều cơ sở chuyên
thiết kế, chế tạo chúng.
- Việc nghiên cứu ứng suất và biến dạng khi hàn dầm chữ I trở thành
một nhiệm vụ cấp bách đối với ngành công nghiệp hàn vì:
+ Giảm đáng kể giá thành cho một hệ thống hàn;
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động;
+ góp phần nâng cao cơ khí hoá và tự động hoá quá trình hàn …
- Hàn là ngành chế tạo kết cấu chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố cần

11
phải quan tâm trước, trong và ngay sau khi hàn. Sản phẩm trong hàn dễ bị huỷ bỏ
nếu ta không khống chế và làm chủ được các vấn đề về ứng suất và biến dạng của
mỗi loại kết cấu.
Hiện nay ta có thể sử dụng nhiều phương pháp tính toán cũng như các
biện pháp để hạn chế hay xử lý vấn đề này. Tuy nhiên để kết hợp được cả hai
yếu tố công nghệ và phương pháp thực hiện ngay trong quá trình hàn là một điều
không hề đơn giản. Vì vậy, việc nghiên cứu, thiết kế cần kết hợp được các yêu
cầu đó là một việc làm rất cần thiết cho dù có phải đầu tư đáng kể về thời gian,
trí lực cũng như tài chính.
- Hiện nay không chỉ có trên thế giới mà ngay ở Việt Nam, nhu cầu sử
dụng các phần mềm tính toán, mô phỏng trong kỹ thuật ngày càng phát triển và
có tính ứng dụng cao.
ANSYS là một phần mềm không chỉ có ngành hàn mà cả các ngành
khác có liên quan đến ứng suất, biến dạng và nhiệt… đặc biệt quan tâm và chú ý
vì nó có rất nhiều ưu điểm cũng như tính ứng dụng cao.
Khi tính toán hay mô phỏng kết cấu hàn nên sử dụng phần mềm này vì
nó cho ta kết quả tính toán có độ tin cậy rất cao, đơn giản hoá quá trình tính
toán, thiết kế và kiểm nghiệm bền cho toàn bộ các kết cấu hoặc cho từng vị trí,
từng nút cụ thể.
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả đã nghiên cứu, tính toán và thiết
kế thành công một dạng đồ gá chuyên sử dụng để hàn dầm chữ I thông qua việc
sử dụng các Tool tính toán và mô phỏng của phần mềm ANSYS version 10.0.
Mô phỏng trường nhiệt độ trong quá trình hàn, tính toán lực tác dụng gây ra
chuyển vị cho cánh dầm, xuất các file dữ liệu về ứng suất và biến dạng sinh ra
khi hàn.
2. Kiến nghị
Qua những đánh giá ở trên có thể thấy rằng: Việc đầu tư nghiên cứu,
tính toán ứng suất và biến dạng hàn là một vấn đề rất cấp bách.

11
Hiện nay ở Việt Nam, hầu hết tại các doanh nghiệp sản xuất hàn đã có
những chú ý tới vấn đề này, nhưng chỉ mang tính chất đề phòng theo kinh
nghiệm và sửa chữa khi sai hỏng, không có sự tính toán một cách cụ thể.
Từ những lý do trên, quá trình chế tạo dầm hàn cần được thay đổi để
chất lượng của các sản phẩm sau khi hàn đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật đã đề ra.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu ứng suất và biến dạng khi hàn dầm chữ I
không còn là một vấn đề còn rất mới mẻ, nhưng việc tính toán đó vẫn chưa thực
sự được các doanh nghiệp chế tạo kết cấu thép sử dụng một cách đúng, đủ và
triệt để. Điều này rất cần được khơi dậy, đẩy mạnh và phát huy hơn nữa.

11
TÓM TĂT LUẬN VĂN

Nội dung của luận văn được trình bày trong 5 chương với các nội dung sau
đây:

Phần mở đầu: Đã nêu bật lên lý do chọn lựa đề tài, lịch sử nghiên cứu, xác định
nôi dung nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những luận điểm cơ bản
và đóng góp của tác giả và phương pháp nghiên cứu.

Chương 1. Tổng quan về dầm chữ I nghiệp c


Khái quát về dầm hàn đã và đang được ứng dụng trong các ngành công nghiệp ở
nước trên thế giới nói chung và ở việt nam nói riêng, nêu ra được tính ưu việt của
dần hàn mà một số phương pháp chế tạo khác không có được. Qua việc nghiên
cứu trên tác giả tìm ra phương thức nghiên cứu cho phù hợp với khuôn khổ luận
văn của mình.
Chương 2. Kết cấu, vật liệu và phương pháp chế tạo dầm chữ I
Căn cứ tìm hiểu thực tế sản xuất hàn dầm chữ I để đưa ra vật liệu, kích thước,
cấu tạo của dầm. Lựa chọn phương pháp chế tạo dầm cho phù hợp với yêu cầu
của luận văn.
Chương 3. Tính toán ứng suất và biến dạng hàn kết cấu dầm chữ I
Trên cơ sở dữ liệu đầu vào tác giả đưa ra lý thuyết để áp dụng tính toán ứng suất
và biến dạng hàn cho kết cấu dầm I bao gồm:
- Ứng suất và biến dạng do co doc.
- Ứng suất và iến dạng do co ngang.
- Ứng suất và iến dạng trong liên kết hàn chữ T
-Ứng suất và iến dạng trong liên kết hàn chữ I
. Tính toán thành công ứng suất và biến dạng cho kết cấu dầm I

11
Chương 4. Ứng dụng phần mềm ANSYS để mô phỏng trường nhiệt, ứng
suất và biến dạng hàn kết cấu dầm chữ I
Từ dữ liệu đầu vào xây dựng mô hình để mô phỏng trường nhiệt trong quá trình
hàn. Lập trình mô phong trường nhiệt khi hàn kết cấu dầm I.
Chạy chương trình và xuất kết quả ứng suất và biến dạng của dầm để từ đó so
sánh với thực nghiệm.
Chương 5. Nghiên cứu thử nghiệm

Nghiên cứu thực nghiệm ứng suất và biến dạng khi hàn dầm chữ I bao gồm :

- Chuẩn bị thiết bị vật tư thí nghiệm

- Việc nghiên cứu chế độ hàn thử nghiệm các mấu có cùng chiều dầy với dầm
hàn.

- Chế tạo dầm I theo từng nguyên công đã lựa chọn

- Đo kết quả ở từng bước thực hiện ( Sau mỗi cặp đường hàn)

- So sánh với kết quả tính toán

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Howard B. Cary (2001), Modern Welding Technology, Columbus, Ohio

[2]. Hongping Gu (1998), Real-time Monitoring and Adaptive Control of CO2


Laser Beam Welding

[3]. Kobelco, welding handbook.

[4]. Robert 0. Parmley, P.E. (2002): Jigs and Fixtures Design Manual, Mc
GRAW-HILL

[5]. Bộ Xây Dựng, “Giáo trình kết cấu thép”, NXB Đại học Quốc Gia thành phố
Hồ Chí Minh.

[6]. Đặng Việt Cương, Nhữ Phương Mai, Nguyễn Nhật Thăng (2001), “Sức bền
vật liệu”, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[7] Vũ Thành Hải, Trương quốc bình, Vũ Hoàng Hưng (2006) “Kết cấu thép”,
NXB xây dựng.

[8] . “Tính toán máy trục” NXB Khoa học kỹ thuật

[9]. Đoàn Định Kiến, Phạm Văn Tư, Nguyễn Quang Viên, “Thiết kế kết cấu thép-
nhà công nghiệp”, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[10]. Nguyễn Thúc Hà, “Thiết kế kết cấu thép dân dụng và công nghiệp”, NXB
Khoa học và Kỹ thuật

[11]. Lê Đình Tâm, “Cầu thép”, NXB Giao thông Vận tải.

[12]. Hoàng Tùng (2001), “Sổ tay định mức tiêu hao vật liệu và năng lượng điện

11
trong hàn”, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[13]. Hoàng Tùng, Nguyễn Thúc Hà, Ngô Lê Thông, Chu Văn Khang (2002),
“Cẩm nang hàn”, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[14]. Nguyễn Nhật Thăng, Nhữ Phương Mai (2003), “Đàn hồi ứng dụng”, NXB
Giáo Dục.

[15]. Ngô Lê Thông, “Giáo trình công nghệ hàn điện nóng chảy - Tập 1, 2”,
NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[16]. Lều Thọ Trình (2003), “Cơ học kết cấu”, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[17]. Nguyễn Viết Trung (2005), “Ví dụ tính toán mố trụ cầu”, NXB Giao thông
Vận tải.

[18]. Đinh Bá Trụ, Hoàng Văn Lợi (2003), “Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Ansys”, Học viện Kỹ thuật Quân sự.

[19]. Tiêu chuẩn kỹ thuật hàn cầu thép 22 TCN-280-01.

11
PHỤ LỤC 1:

CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH HÀN DẦM CHỮ I


BẰNG PHẦN MỀM ANSYS (VERSION 10.0)

/Filname,Dam_Han_chu_I
/Units,SI
/VIEW,,1,1,1
/Title,Mo phong dam han chu I / Luan van Bui Van Khoan
!===========!Khai bao cac phan tu ============
dbung=8e-3 !Chieu day bung
cbung=350e-3 !Chieu cao bung
dcanh=6e-3 !Chieu day canh
rcanh=220e-3 !Chieu rong canh
kmh=7e-3 !Kanh moi han
dai=2000e-3 !Chieu dai cua dam
Khe=1e-3 !Khe ho han
!
Tai=7e+3 ![N]- 0,7 Tan
!===========Dinh nghia cac thong so===========
!-------------------Dat cac thong so qua trinh han-----------
U=34 ![V]-Dien ap han
I=380 ![A]-Cuong do dong dien han
Vh=0,9e-3 ![cm/s]-Van toc han
nuy=0.9 !He so nhiet hieu dung
q=U*I*nuy/Vh ![W/m]-Nang luong duong cua nguon nhiet han
Lt=25e-3 ![m]-Vet di cua nguon nhiet
inc=Lt/Vh ![s]-Buoc thoi gian
conv1=1000 ![W/(m2.K)]-Truyen nhiet vao do ga

12
conv=20 ![W/(m2.K)]-Doi luu ra khong khi
Tstop=500 ![oC]-Nhiet do Stop tinh toan
!
d1=4
d2=2
d3=1
d4=20
d5=30
d6=50
d7=80
!
/PREP7
K,1
K,2,rcanh/2
K,3,rcanh/2,dcanh
K,4,dbung/2+kmh,dcanh
K,5,dbung/2,kmh+dcanh
K,6,dbung/2,dcanh+khe
K,7,,dcanh+khe
K,8,,dcanh
K,9,,2*dcanh+2*khe+cbung
K,10,rcanh/2,2*dcanh+2*khe+cbung
K,11,rcanh/2,dcanh+2*khe+cbung
K,12,dbung/2+kmh,dcanh+2*khe+cbung
K,13,dbung/2,dcanh+2*khe+cbung-kmh
k,14,dbung/2,dcanh+khe+cbung
K,15,,dcanh+khe+cbung
k,16,,dcanh+2*khe+cbung

12
k,17,dbung/2,dcanh
k,18,dbung/2,dcanh+2*khe+cbung
!
A,1,2,3,8 !A1=Tam canh duoi
A,7,6,14,15 !A2=Tam vach
A,9,10,11,16 !A3=Tam canh tren
A,4,5,6,17 !A4=Moi han
A,12,13,14,18 !A5=Moi han
ARSYM,x,all !Lay doi xung
AADD,1,6 !Cong 2 khoi
AADD,2,7 !Cong 2 khoi
AADD,3,8 !Cong 2 khoi
AGlue,all !Dan cac area
Lcomb,4,5 !Gop duong 4 va 5
Lcomb,8,9 !Gop duong 9 va 8
Lcomb,7,21 !Gop duong 7 va 21
Lcomb,24,25 !Gop duong 24 va 25
Lcomb,1,41 !Gop duong 1 va 41
Lcomb,32,43 !Gop duong 32 va 43
!---------------------------Chia luoi cho mo hinh---------------------
Lesize,8,,,d5
Lesize,13,14,16,17,18,20,33,34,36,38,40,,,d1
Lesize,2,4,7,10,15,19,22,24,30,32,35,39,,,d2
Lesize,12,27,31,44,,,d5,0.5
Lesize,37,,,d4
Lesize,1,,,d5
!
Vext,all,,,,,dai !Keo dai de tao dam theo kich thuoc da chon

12
!
Lesize,26,28,29,41,42,43,45,46,47,48,52,53,70,71,79,82,83,84,,,d6
Lesize,58,59,60,61,68,69,80,81,,,d7
!=======Dat cac thuoc tinh phi tuyen cua vat lieu====
!===1-Elastic Modul -[Pa]- Modun dan hoi=========
MPTEMP,,,,,,, !Xoa bang nhiet do
MPTEMP,1,20,200,400,600,800,1000!Bang nhiet do moi
MPTEMP,7,1100,1200,1300,1500
MPDATA,EX,1,1,210000E+6,200000E+6,175000E+6,135000E+6,78000E+6,1
5000E+6
MPDATA,EX,1,7,7000E+6,3000E+6,1000E+6,1000E+6
!=======2-Poisson - He so poat xong=============
MPTEMP,,,,,,, !xoa bang nhiet do
MPTEMP,1,20,1500 !bang nhiet do moi
MPDATA,PRXY,1,1,0.33,0.33 !bang gia tri moi
!======3-DEnsity -[kg/m3]- Ty trong = f(temp)======
MPTEMP,,,,,,, !xoa bang nhiet do
MPTEMP,1,20,1400 !bang nhiet do moi
MPDATA,DENS,1,1,7800,7300 !bang gia tri moi
!
!=====4-Specific Heat -[J/kg.K]- Nhiet dung rieng====
MPTEMP,,,,,,, !xoa bang nhiet do
MPTEMP,1,20,100,300,500,800,900 !bang nhiet do moi
MPTEMP,7,1000,1500
MPDATA,C,1,1,400,500,600,650,850,650 !bang gia tri moi
MPDATA,C,1,7,660,680
!==5-Thermal conductivity -[W/m.K]- He so dan nhiet==
MPTEMP,,,,,,, !Xoa bang nhiet do
MPTEMP,1,20,100,200,300,400,500 !Bang nhiet do moi
MPTEMP,7,600,700,800,1500

12
MPDATA,KXX,1,1,46,46,45,43,40,37 !Bang gia tri moi
MPDATA,KXX,1,7,33,28,24,32
!===6-Thermal Expansion -[%]- He so dan no nhiet====
MPTEMP,,,,,,, !Xoa bang nhiet do
MPTEMP,1,20,1300 !Bang nhiet do moi
MPDATA,ALPX,1,1,0,20e-6 !Bang gia tri moi
!====Chon element va chia luoi cho cac VOLUME====
ET,1,Solid98 !Loai phan tu Solid 98
VMESH,ALL !Chia luoi cho tat ca cac Volume
FINISH !Ket thuc Pre-processor
!==============Main Processor===============
/SOLU !Solution
Antype,Trans !Transient solution
Rescontrol,,last,last !Cho phep chay noi tiep - Restart solution
NROPT,full !Full Newton-Raphson method
ESTIF,1e-10 !Gan gia tri 0 cho Matrix se Kill
OutRES,nsol,last !Dieu khien viec ghi du lieu tinh toan
Solcontrol,on !Dieu khien tu dong viec noi suy
Pstres,on !Ung suat truoc --> Pre-Stress
!------------------------Dieu kien ban dau--------------------------
Toffset,273 !Lay 273 do K lam 0 do C
TREF,20 !Ban dau = 20 do C (TUNIF=20 do C)
!========Dat dieu kien bien ga kep khi han========
Asel,s,area,,14 !Chon mat so 14 de dat dieu kien ga kep
Asel,a,area,,16 !Chon them mat so 16 de dat dieu kien ga kep
Asel,a,area,,38 !Chon them mat so 38 de dat dieu kien ga kep
Asel,a,area,,40 !Chon them mat so 40 de dat dieu kien ga kep
Nsla,s,1 !Chon cac nut thuoc 4 mat vua chon o tren
D,all,Ux,0 !Dieu kien bien Lien ket theo phuong X
D,all,Uy,0

12
D,all,Uz,0
Allsel !Chon tat ca mo hinh
!========Face film - Truyen nhiet vao do ga========
Asel,s,area,,14
Asel,a,area,,16
Nsla,s,1
SF,all,CONV,conv1,20 ![W/(m2.K)],20[oC]
!========Face film - Doi luu ra khong khi=========
Asel,s,area,,2
Asel,a,area,,1,3,6,7,13,26,29,32,33,38,39,40
Nsla,s,1
SF,all,CONV,conv,20 ![W/(m2.K)],20[oC]
Allsel
!======Tieu diet het cac phan tu thuoc moi han======
Vsel,s,volu,,2,4,6 !Chon 3 moi han 2, 4 va 6 (3 volumes)
NSLV,s,0 !Chon nut nam o phia trong cua khoi
EslN,s,0,all !Chon Element gan voi cac nut vua chon
EKILL,all !Kill tat ca cac Element vua chon
!==========Welding (qua trinh han)=============
!========== Xac dinh vung tai sinh elements=======
tim=inc !End time of the first Load step
z2=Vh*tim !Xac dinh diem dat tai
z1=z2-Lt !Chieu dai dat tai
!==========Tai sinh cac phan tu khi han==========
Vsel,s,volu,,2 !Chon khoi so 2 - moi han 1
NSLV,s,0 !Chon nut nam o phia trong cua khoi
Nsel,r,loc,z,z1,z2 !Chon lai cac nut se duoc sinh ra khi Han
EslN,s,0,all !Chon Element gan voi cac nut vua chon
EALIVE,all !Tai sinh cac Element vua chon
!=======Dat tai nguon nhiet vao cac nut tai sinh=====

12
Vsel,s,volu,,2 !Chon khoi so 2 - moi han 1
NSLV,s,1 !Chon nut thuoc khoi (o trong + tren bien cua khoi)
Nsel,r,loc,z,z1,z2 !Chon lai cac nut se duoc sinh ra khi Han
*GET,sonut,NODE,,COUNT !Xac dinh so nut vua chon
F,all,HEAT,q*Lt/sonut !Dat tai nguon nhiet han CHO TUNG NUT
!=============Giai (Solution) ================
Time,tim !Time of transient solution
AutoTS,on !Tu dong tim buoc noi suy
Allsel !Chon tat ca Model
Solve !Giai he PT ma tran
!====Xoa tai nguon nhiet de chuyen sang vi tri moi====
Vsel,s,volu,,2 !Chon khoi so 3 - moi han 1
NSLV,s,1 !Chon nut thuoc khoi (o trong + tren bien cua khoi)
Nsel,r,loc,z,z1,z2 !Chon nut se duoc sinh ra khi Han
Fdele,all,HEAT !Xoa tai nguon nhiet han
!-------------------------Luu ket qua--------------------------------
Save !Save to restart solution
FINISH !Ket thuc /Solution
!==============Hien thi ket qua===============
/POST1 !Xuat ket qua
/CVal,,600,727,850,911,1200,1300,1500,20000 !Thang do nhiet do <- do User
chi dinh
/Dscale,,1 !Dat ty le 1:1
Set,last,last !Lay ket qua tai buoc tinh cuoi cung
Esel,s,live !Chi hien Elements dang Active
Plnsol,Temp !Hien thi ket qua
/Show,jpeg !Save picture to file *.jpg
FINISH !Het lenh /Post1
!=================Tinh tiep=================
Stop=dai-(Vh*tim)!Dieu kien cua vong lap *Dowhile

12
*DOWHILE,Stop !Vong lap khong xac dinh!
!
/Filname,Dam_Han_I!Goi lai file du lieu "Multipass" da tinh truoc do
RESUME !Goi lai cac buoc tinh truoc do
tim=tim+inc !Tang bien thoi gian len 1 muc
z2=Vh*tim
z1=z2-Lt !Chieu dai dat tai
/Solu !Quay lai tinh tiep
Antype,,RESTART,last,last !Restart solution
!-------------------Tai sinh cac phan tu khi han-------------------
Vsel,s,volu,,2 !Chon khoi so 3 - moi han 1
NSLV,s,0 !Chon nut nam o phia trong cua khoi
Nsel,r,loc,z,z1,z2 !Chon nut se duoc sinh ra khi Han
EslN,s,0,all !Chon Element gan voi cac nut vua chon
EALIVE,all !Tai sinh cac Element vua chon
!-------------Dat tai nguon nhiet vao cac nut tai sinh------------
Vsel,s,volu,,2 !Chon khoi so 3 - moi han
NSLV,s,1 !Chon nut thuoc khoi
Nsel,r,loc,z,z1,z2 !Chon nut se duoc sinh ra khi Han
*GET,sonut,NODE,,COUNT !Xac dinh so nut vua chon
F,all,HEAT,q*Lt/sonut !Dat tai nguon nhiet han cho tung nut
!--------------------------------Giai-----------------------------------
Time,tim !Time of transient solution
AutoTS,on !Tu dong tim buoc noi suy
Allsel !Select all of the Model
Solve !Giai he PT ma tran lan thu 2 den lan thu i
!--------Xoa tai nguon nhiet de chuyen sang vi tri moi---------
Vsel,s,volu,,2 !Chon khoi so 3 - moi han
NSLV,s,1 !Chon nut thuoc khoi
Nsel,r,loc,z,z1,z2 !Chon nut se duoc sinh ra khi Han

12
Fdele,all,HEAT !Xoa tai nguon nhiet han
!-----------------------------Luu ket qua-----------------------------
Save !Luu ket qua tinh vao file "Multipass.rst"
Finish !Vi dung truoc lenh /Post1
!---------------------------Hien thi ket qua--------------------------
/Post1 !Xuat cac file anh ket qua!
/CVal,,600,727,850,911,1200,1300,1500,20000 !Thang do nhiet do <- do User
chi dinh
/Dscale,,1 !Dat ty le 1:1
Set,last,last !Lay ket qua tai buoc tinh cuoi cung
Esel,s,live !Chi hien Elements dang Active
Plnsol,Temp!Ve do hoa nhiet do
/Show,jpeg !Save picture to file *.jpg
Stop=dai-(Vh*tim)!Kiem tra dieu kien vong lap *Dowhile
Finish !Het lenh /Post1
*ENDDO !Ket thuc vong lap *Dowhile, Han xong moi han 1
!
Esel,s,live !Chi hien Elements dang Active
FINISH
!======Xuat ket qua khi han xong moi han so 1======
/POST1
/CVal,,600,727,850,911,1200,1300,1500,20000 !Thang do nhiet do <- do User
chi dinh
/Dscale,,1 !Dat ty le 1:1
Set,last,last !Xuat KQ tai buoc tinh cuoi cung
Esel,s,live !Chi hien Elements dang Active
Plnsol,Temp !Ve do hoa nhiet do
FINISH !Ket thuc lop han 1 de chuyen sang han lop thu 2
!=====!Chuyen tiep sang doan 2 de han moi thu 2=====
ET,1,Solid45 !Loai Element

12
MP,EX,1,204e+9 !Modun dan hoi
MP,NUXY,1,0.3 !He so Poisson
vuMP,DENS,1,7800 !Ty trong Vat lieu
!
Mshkey,0
Mshape,1,3D
VMESH,all
FINISH
/SOLU
Antype,static
!Chon nut o dau A
Nsel,s,loc,y,0
Nsel,r,loc,z,0,100e-3
D,all,Ux,0
D,all,Uy,0
D,all,Uz,0
D,all,rotz,0
D,all,roty,0
!Chon nut o dau B
Nsel,s,loc,y,0
Nsel,r,loc,z,dai,dai-100e-3
D,all,Ux,0
D,all,Uy,0
D,all,roty,0
D,all,rotz,0
!Dat tai co dinh
Nsel,s,loc,y,cbung+2*dcanh+2*khe
Nsel,r,loc,z,dai/2
F,all,Fy,-tai !Tan
Allsel

12
Solve !giai
Asel,s,area,,15
Nsla,s,1
!Nsel,s,loc,z,0
D,all,all,0 !Ngam tai goc toa do
Allsel
!
ACEL,,-9.81 !Dat gia toc theo phuong y cho ket cau
!==============!Dat Tai trong================
Nsel,s,loc,y,2*dcanh+2*khe+cbung
Nsel,r,loc,z,dai
Nsel,r,loc,x,-rcanh/2,rcanh/2
!SF,all,Pres,-10 !Dat tai tap trung
Allsel
Solve !Giai
Finish
!==============Ket qua tinh==================
/POST1
Set,last,last
PLNsol,S,eqv
*GET,Smax1,PLNSol,,max !Gan Smax1 = max(hinh anh hien thoi)
!-----------------Tim Smax trong Moi han V2
Vsel,s,volu,,2 !Chon moi han V2
NSLV,s,1 !Chon cac nut thuoc V2
Nsort,S,eqv !Sap xep du lieu Seqv trong V2
*GET,Smax2,Sort,,max !Gan Smax2 = max(Seqv trong V2)
!

13
PHỤ LỤC 2

***** INDEX OF DATA SETS ON RESULTS FILE *****


***** Bảng liệt kê kết quả của file dữ liệu tính toán mô phỏng *****
C/Programfile/ Mo phong dam han chu I tiet dien deu/ Luan van Quoc Manh
SET TIME/FREQ LOAD STEP SUBSTEP CUMULATIVE
1 7.5000 1 1 8
2 15.000 2 1 17
3 22.500 3 1 25
4 30.000 4 1 33
5 37.500 5 1 41
6 45.000 6 1 50
7 52.500 7 1 59
8 60.000 8 1 67
9 67.500 9 1 75
10 75.000 10 1 83
11 82.500 11 1 91
12 90.000 12 1 98
13 97.500 13 1 106
14 105.00 14 1 113
15 112.50 15 1 120
16 120.00 16 1 130
17 127.50 17 1 138
18 135.00 18 1 146
19 142.50 19 1 154
20 150.00 20 1 161
21 157.50 21 1 167
22 165.00 22 1 175
23 172.50 23 1 183
24 180.00 24 1 189

13
25 187.50 25 1 197
26 195.00 26 1 205
27 202.50 27 1 213
28 210.00 28 1 220
29 217.50 29 1 228
30 225.00 30 1 236
31 232.50 31 1 243
32 240.00 32 1 250
33 247.50 33 1 257
34 255.00 34 1 264
35 262.50 35 1 271
36 270.00 36 1 279
37 277.50 37 1 286
38 285.00 38 1 293
39 292.50 39 1 300
40 300.00 40 1 306
41 307.50 41 1 313
42 315.00 42 1 320
43 322.50 43 1 327
44 330.00 44 1 334
45 337.50 45 1 341
46 345.00 46 1 349
47 352.50 47 1 356
48 360.00 48 1 363
49 367.50 49 1 369
50 375.00 50 1 375
51 382.50 51 1 382
52 390.00 52 1 389
53 397.50 53 1 397

13
54 405.00 54 1 404
55 412.50 55 1 411
56 420.00 56 1 417
57 427.50 57 1 425
58 435.00 58 1 432
59 442.50 59 1 438
60 450.00 60 1 446
61 457.50 61 1 453
62 465.00 62 1 461
63 472.50 63 1 468
64 480.00 64 1 476
65 487.50 65 1 484
66 495.00 66 1 491
67 502.50 67 1 498
68 510.00 68 1 505
69 517.50 69 1 512
70 525.00 70 1 519
71 532.50 71 1 525
72 540.00 72 1 532
73 547.50 73 1 539
74 555.00 74 1 546
75 562.50 75 1 552
76 570.00 76 1 559
77 577.50 77 1 566
78 585.00 78 1 572
79 592.50 79 1 580
80 600.00 80 1 5

13

You might also like