You are on page 1of 3

Phương pháp xử lí thông tin khảo sát

Phương pháp này áp dụng trong các trường hợp nguồn thông
tin sẵn có không đủ để phục vụ xử lý thông tin; thông tin sẵn
có cần được kiểm chứng thực tế hoặc cần thu thập thông tin
diện rộng trước khi ra quyết định xử lý.
Để thực hiện phương pháp này cần tổ chức chặt chẽ từ khâu
lập kế hoạch triển khai đến tổ chức triển khai để thu thập
thông tin. Trong đó, việc xây dựng phương án điều tra, khảo
sát cần:
1. Xem xét thực trạng phát triển đối tượng bằng các phương
pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát sư phạm; điều
tra giáo dục; phân tích tổng kết kinh nghiệm giáo dục
tiên tiến; nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm của
giáo viên và học sinh; hỏi ý kiến chuyên gia rồi xử lý
bằng toán thống kê theo nhiệm vụ đề tài. 
=> Tài liệu thực tế khách quan -> giá trị kiểm chứng giả
thuyết
1. Các dụng cụ đo lường tin cậy và sử dụng đúng lúc đúng
chỗ để kiểm chứng.
Muốn kiểm chứng một giả thuyết khoa học đúng hay sai cũng
phải có dụng cụ đo lường. Trong đo lường kết quả nghiên cứu
khoa học giáo dục, cần có dụng cụ để đo đạc, kiểm tra đánh
giá. Nếu không có sẵn thì người nghiên cứu phải xây dựng
công cụ đo.
Ví dụ: dùng phương pháp trắc nghiệm để khảo sát thực tiễn
phát triển của giả thuyết thì cần xây dựng phiếu hỏi trắc
nghiệm thật kỹ lưỡng để công cụ ấy đủ độ tin cậy; Chọn mẫu
nghiên cứu phải là mẫu hội đủ độ đại diện cho đối tượng
nghiên cứu. 
1.  Kết quả thu được thông qua sử dụng các phương pháp
trên ta phải chọn lọc, xắp xếp, xử lý theo nguyên tắc nhất
định, thống nhất từ đầu đến cuối. Dùng toán thống kê xử
lý tài liệu thực tiễn để cho ra các dữ kiện. Phân tích, tổng
hợp dữ kiện để từ đó có kết luận về giả thuyết.
c. Thử nghiệm, thực nghiệm khoa học (Tuệ Tâm)
Thử nghiệm và thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của giả
thuyết. Thực nghiệm giáo dục là cần thiết nhưng phải thận
trọng làm và có thể phải lặp lại nhiều lần ở những thời điểm
và không gian khác nhau để xem kết quả có ổn định không, từ
đó dẫn đến kết luận khách quan về giả thuyết.
Ví dụ: Dạy thực nghiệm sách giáo khoa mới của Trường
THCS Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. Sau khi được phân công
của Ban giám hiệu, thầy cô sẽ tiếp cận các bản thảo mẫu đó,
nghiên cứu triển khai bài học như một tiết dạy thông thường.
Có nghĩa, giáo viên hiểu thế nào về nội dung trong sách sẽ
tiến hành dạy đúng như vậy, nhóm tác giả hoàn toàn không
can thiệp vào tiết dạy để thầy cô có thể đánh giá các mức độ
đáp ứng từ sự cụ thể hóa chương trình đến sự phù hợp về đổi
mới phương pháp, cách tổ chức hoạt động của thầy và trò.
Nhóm tác giả, nhà xuất bản cùng rất nhiều thầy cô dự tiết dạy
thực nghiệm. Việc dự giờ này không phải để đánh giá giáo
viên dạy giỏi hay không, mà mục đích để đánh giá việc học
sinh và giáo viên tổ chức các hoạt động theo mục tiêu bài học
như vậy có vướng mắc vấn đề gì, có chỗ nào chưa hợp lý, có
chỗ nào băn khoăn, cần kiến nghị điều gì.

You might also like