You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT


________________*________________

Bài thuyết trình số 4


Tư duy và năng lực ra quyết định

Sinh viên thực hiện: Nhóm 10


Mã lớp:129901
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Quỳnh Lan
I. Lý thuyết
1. Định nghĩa
Tư duy là một quá trình nhận thức, phản ánh các thuộc tính bên trong, phản ánh
các thuộc tính bản chất, quy luật của hiện tượng khi chúng tác động một cách gián
tiếp vào giác quan của chúng ta mà trước đó chúng ta chưa hề biết
2. Phân loại tư duy
Nếu xét theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì người ta
chia thành 3 loại:
 Tư duy trực quan – hành động: Là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được
thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống, nhờ các hành động vận động
vốn có.
 Tư duy trực quan – hình ảnh: Đó là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ
được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh mà thôi.
Loại tư duy này chỉ có ở con người đặc biệt là trẻ nhỏ
 Tư duy trừu tượng ( hay tư duy từ ngữ logic): Đó là loại tư duy mà việc giải
quyết nhiệm vụ dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic được tồn
tại và vận hành trên cơ sở ngôn ngữ.
Phân loại dựa vào kỹ năng:
 Kỹ năng tư duy phản biện
 Kỹ năng tư duy sáng tạo
 Kỹ năng tư duy hệ thống
Còn một cách phân loại khác khi nhìn nhận 1 sự vật, hiện tượng:
 Tư duy cố định
 Tư duy phát triển
3.Quá trình hình thành và các thao tác tư duy:
Quá trình:
 Nhận thức vấn đề
 Xuất hiện liên tưởng
 Sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết
 Kiểm tra giả thuyết
 Giải quyết nhiệm vụ tư duy
Các thao tác của tư duy:
 So sánh
 Phân tích
 Tổng hợp
 Khái quát
 Trừu xuất
II. Chủ đề thuyết trình
Bài tập 1: Lý thuyết ba vòng tròn vàng
Simon Sinek, một cựu giám đốc quảng cáo và là một tác giả, đã nghiên cứu về sự
thành công của các nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng hàng đầu thế giới. Ông nhận
thấy rằng chìa khóa dẫn lối thành công nằm trong cách các tổ chức doanh nghiệp
và nhà lãnh đạo này suy nghĩ, hành động và giao tiếp.
Khái niệm hay mô hình tư duy mà Simon Sinek phát triển được biết đến với cái tên
Vòng tròn vàng (Golden Circle).

Vòng tròn vàng


Theo Simon Sinek, hầu hết các công ty đều không biết rõ tại sao khách hàng lại
chọn sản phẩm của họ. Trái lại, những công ty thành công tiếp cận khách hàng của
họ dựa theo ba câu hỏi tạo thành Vòng tròn Vàng:

Simon Sinek nhận thấy hầu hết các công ty đều làm việc từ ngoài vào trong, bắt
đầu từ câu hỏi CÁI GÌ.
- CÁI GÌ của Vòng tròn Vàng đại diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bán.
- NHƯ THẾ NÀO là một lời giải thích về những gì công ty làm. Trong vòng tròn
Vàng, công ty sẽ giải thích tại sao sản phẩm / dịch vụ của họ tốt hơn hoặc nổi bật
hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- TẠI SAO những giá trị mà công ty tin tưởng, không phải việc kiếm lợi nhuận. Vì
thế, những công ty truyền cảm hứng và có sức ảnh hưởng thường truyền thông từ
trong ra ngoài chứ không phải từ ngoài vào trong.

Bộ não con người


Simon Sinek đã so sánh ba vòng tròn của Vòng tròn vàng với bộ não con người.

- Vùng CÁI GÌ, hoặc Vòng ngoài cùng được so sánh với lớp Não ngoài. Đây là nơi
chúng ta tìm thấy tư duy và ngôn ngữ lý trí.
- Vòng NHƯ THẾ NÀO và TẠI SAO được phân chia tại Não giữa. Não giữa sẽ chịu
trách nhiệm về những cảm xúc như lòng tin, lòng trung thành, hành vi và ra quyết
định của con người. Tuy nhiên, nó lại không chứa đựng khả năng về ngôn ngữ.
Đây cũng là lý do vì sao các công ty có tầm ảnh hưởng bắt đầu từ câu hỏi cốt lõi
chứ không phải là câu hỏi CÁI GÌ. Họ nhắm mục tiêu vào phần ra quyết định của bộ
não và họ biết rằng những khách hàng tiềm năng của họ ngay sau đó sẽ hợp lý hóa
những quyết định này.

Câu hỏi tại sao


Simon Sinek đã minh chứng lý thuyết Vòng tròn vàng của mình bằng cách lấy ví dụ
về công ty máy tính Apple.
Apple bắt đầu với câu hỏi TẠI SAO tại trung tâm của Vòng tròn vàng, tại sao khách
hàng mua sản phẩm?. Vì vậy, thay vì truyền tải những cái họ làm hay cách để họ
tạo ra sản phẩm thì Apple lại truyền tải tầm nhìn của mình tới những khách hàng
tiềm năng.
Họ nghĩ một cách khác biệt để thách thức hiện trạng. Từ đó, họ tiến hành câu hỏi
NHƯ THẾ NÀO bằng cách quảng bá tới những khách hàng tiềm năng của họ rằng
thiết kế bắt mắt đó rất dễ sử dụng. Tiếp cận khách hàng như thế nào ?
Cuối cùng, họ đi đến câu hỏi CÁI GÌ: Họ tạo ra những chiếc máy tính. Sản phẩm gì ?
Simon Sinek lập luận rằng khách hàng không mua sản phẩm vì cái công ty làm mà là
vì lý do họ làm ra nó.
Các công ty có sức ảnh hưởng lớn thường không có cấu trúc khác biệt nhiều so với
đối thủ của họ, tuy nhiên khách hàng của họ vẫn nghĩ rằng họ vô cùng khác biệt.
Họ muốn mua các sản phẩm của những công ty này bởi họ được thuyết phục rằng
công ty này tốt hơn so với những đối thủ khác, cụ thể hơn, họ cung cấp cho khách
hàng một câu trả lời xác đáng cho câu hỏi TẠI SAO.

03 điều học được từ clip khi đưa ra các quyết định để giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống:
 Xác định được đam mê qua việc trả lời câu hỏi:
-Tôi tin vào điều gì? (What)
-Tôi thích việc đó như thế nào?(how)
-Tại sao tôi lại thích việc đó ( Why)
 Xác định được điểm mạnh của mình cũng qua câu hỏi:
-Điểm mạnh của tôi là gì (What)
-Việc tôi làm về điều đó tốt như thế nào? (How)
-Tại sao tôi thấy điều đó là điểm mạnh của mình? (Why)
 Đặt ra mục tiêu cho công việc làm của mình:
-Mình sẽ làm việc gì? (What)
-Liệu khi làm công việc đó, mình cảm thấy hiệu quả như thế nào?(how)
-Tại sao tôi lại thích công việc đó ( Why)

You might also like