You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ


Học phần: Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam

Giảng viên: Th.S Ngô Thị Thanh Tâm


Người thực hiện: Nhóm Xóm Văn Hóa

2022 - 2023
2
NGƯỜI THỰC HIỆN

(1) Nguyễn Vũ Tường Vy (Nhóm trưởng)


(2) Trần Nguyễn Quỳnh Phương
(3) Nguyễn Xuân Huy
(4) Lềnh Phúc Nghĩa
(5) Võ Minh Hùng
(6) Nguyễn Thị Quỳnh Hương

TÓM TẮT NỘI DUNG

Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam được thể hiện qua các tính
chất:
(1)Tính biểu trưng: thể hiện ở xu hướng khái quát, ước lệ với những cấu trúc cân
đối và hài hòa.
(2) Giàu chất biểu cảm: sản phầm tất yếu của nền văn hóa trọng tình
(3) Tính Linh Động trong nghệ thuật ngôn từ

3
4
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NGHỆ THUẬT NGÔN
TỪ VIỆT NAM

Tính biểu trưng cao

-Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng ước lệ hóa.


-Ước lệ là cách quy ước biểu trưng trong biểu hiện nghệ thuật. Hiểu đơn giản, ước
lệ là quy ước về chuẩn mực so sánh giữa các sự vật hiện tượng nhằm tạo ra một
cách hiểu chung nào đó trong văn học nghệ thuật và trong đời sống.
-Xu hướng ước lệ được biểu hiện ở việc tiếng Việt thích diễn đạt bằng các con số
biểu trưng.

Nhà em cách bốn quả đồi,


Cách ba ngọn suối, cách đôi cánh rừng,
Nhà em xa cách quá chừng,
Em van anh đấy, anh đừng thương em!
(Xa cách - Nguyễn Bính)
Chân dung nhà thơ Nguyễn Bính

+Thay vì diễn đạt một cách chặt chẽ, cụ thể thì người Việt dùng các từ chỉ số
lượng ước lệ: tam khoanh tứ đốm, trăm khôn ngàn khéo, tiền trăm bạc vạn, trăm
họ, vạn sự, ngàn thu…....
+Bên cạnh đó, dân gian Việt Nam cũng rất thích dùng những cách nói với số lẻ: 5
lần 7 lượt, 3 hồn 7 vía, 3 vuông 7 tròn,...
-Tính ước lệ cũng được thể hiện trong các thể loại văn học.
+Thần thoại, truyền thuyết: ước lệ trong việc mô tả ngoại hình, khả năng, sức
mạnh của các nhân vật.

5
( Xây dựng nhân vật thần trụ trời với tầm vóc vũ trụ,...)
+Trong các bài thơ có những miêu tả mang tính ước lệ.
(Ví dụ: phân đoạn miêu tả Thúy Kiều, Thúy Vân trong Truyện Kiều)
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Một người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.

Đại thi hào Nguyễn Du Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

-Xu hướng ước lệ hóa có tác dụng gợi nhiều hơn tả, ý tứ hàm xúc dư ba và rất phù
hợp với kiểu “lời ít ý nhiều hay ý tại ngôn ngoại”.
Tài liệu tham khảo:
Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
Trần Ngọc Thêm,Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Tp. HCM.

6
Tính hài hòa cân đối

Theo loại hình, Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng
lớn các từ song tiết
Mỗi từ đơn đơn lại hầu như đều có những biến thể song tiết
Ví dụ: gấp mang nghĩa xếp, có thể là gấp quần áo hay gấp giấy
Khi đi kèm với các từ khác nhau thì “gấp” mang những nghĩa khác nhau như: gấp
rút là vội vàng, gấp đôi là nhân hai, trong từ “ thở gấp” thì “gấp” mang nghĩa
nhanh hơn bình thường.
Cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo.
Ví dụ, ta có các từ như sau: táo, bàn, dù
Trong khi đó Tiếng Anh là Apple, table, umbrella
Nhưng ta hay gọi là trái táo hay quả táo, cái bàn, chiếc dù hay cây dù thay vì nói
táo, bàn, dù.
Các từ song tiết ấy tạo nên các thành ngữ, tục ngữ có cấu trúc 2 vế đối xứng:
Ba người đánh một, không chột cũng què.
Chị ngã em nâng.
Đầu xuôi đuôi lọt.
Với xu hướng trọng sự cân đối hài hòa, Tiếng việt rất phát triển câu đối, thơ ca cả
văn xuôi lẫn tiểu thuyết, văn chính luận đều có cấu trúc cân đối, nhịp nhàng. Thậm
chí ngay cả trong việc chửi nhau, Người Việt cũng chửi một cách bài bản, đầy chất
thơ, có vần có điệu.
Câu đối là sản phẩm văn chương đặc biệt, vừa công phu tỉ mỉ, vừa cô đúc ngắn
gọn
Sớm vọng mặt đất thương xanh núi
Chiều lộng chân mây nhớ tím trời.
(Khuyết danh)
Ngọc bất trác bất thành khí
Nhân bất học bất tri lý.

7
Thơ ca Việt Nam gồm hai thể thơ lục bát và song thất lục bát, có cấu trúc chặt chẽ
và có vần điệu nghiêm ngặt

Bão rơi rồi lại mưa tuôn


Bể dâng nước mặn, lụt nguồn tràn sông
Hai phen nước bạc ngập đồng
Hai phen nước mắt đầy lòng héo hon!
( Vỡ bờ - Tố Hữu )

Mình đi, có nhớ những ngày


Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Nhà thơ Tố Hữu ( Việt Bắc – Tố Hữu )

Văn xuôi: ở Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là văn xuôi thơ, tạo nên tiết
tấu, tính nhạc cho lời văn
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết
thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái
thường để đãi yến nguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa,
hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến
vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh;
hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.
( Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn )

8
Trong chửi nhau: không chỉ lời chửi mà cả cách thức chửi, dáng điệu chửi cũng
có vần có vè, có ve có vẩy, có bài có bản, tạo nên cấu trúc chặt chẽ, có vần điệu,
nhịp nhàng cân đối.
Chém cha đứa bắt gà nhà bà, chiều hôm qua bà cho nó ăn nó vẫn còn. Sáng hôm
nay con bà gọi nó nó vẫn còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở
với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra cho nó về nhà bà, nhược bằng mày
chấp chiếm, thì bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng
ngũ đại lục đại nhà mày lên.
( Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan )

9
Văn chính luận:
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những
người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong
những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
( Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh )

10
Giàu tính biểu cảm

-Trong hệ thống ngôn từ Việt Nam rất đa dạng và phong phú về từ ngữ, ngữ nghĩa
và cả về mặt sắc thái. Từ ngữ không ngừng cô đọng ở một sắc thái nhất định mà
dần dần trong quá trình sống con người sẽ càng tìm tòi và phát triển những từ ngữ
cùng chung một nghĩa nhưng lại biểu hiện nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau, đó
được gọi là biến thể của từ ngữ với nhiều sắc thái biểu cảm.
Ví dụ như: từ xanh thì ngoài ra còn có những từ ngữ mang sắc thái để thể hiện góc
độ, cách nhìn của màu xanh như: xanh lè, xanh rì, xanh rờn, xanh ngắt, xanh
um,…..
ð Các từ láy mang sắc thái nghĩa biểu cảm trong hệ thống từ ngữ tiếng Việt có lẽ
rất nhiều. Ta chỉ có thể thấy trong tiếng Việt, ngoài ra các ngôn ngữ khác thậm chí
kể cả tiếng Hán, đều hầu như không có.
-Trong thơ ca Việt Nam cũng vậy, bản chất cơ bản của thơ ca là biểu cảm thế
nhưng có những từ láy biểu cảm thì tính biểu cảm trong thơ ca lại bọc trực ra bên
ngoài một cách tự nhiên hơn.
Ví dụ
(1)
Cởi xiêm lột áo sỗ sàng,
Trước thần sẽ nguyện mảnh hương lầm rầm.
Đổi hoa lót xuống chiếu nằm,
Bướm hoa bay lại ầm ầm tứ vi!
Kiều còn ngơ ngẩn biết gì
-Trích từ câu 935 – 939 “Truyện Kiều” Nguyễn Du -
Những từ láy như “sỗ sàng, lầm rầm, ầm ầm, ngơ ngẩn” đã bộc lộ và thể hiện ra tất
cả những gì mà nhà thơ muốn gửi gắm đến người đọc.

11
(2)
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
“Mùa xuân chín” - Hàn Mặc Tử
“nắng ửng” bản chất của nó là nắng. à nhà thơ viết nắng ửng nhằm muốn bộc
bộ cho đọc giả hiểu đó là nắng mới lên, là nắng sớm, nắng đẹp.
“lấm tấm vàng” là màu vàng thế nhưng qua từ “lấm tấm vàng” mà nhà thơ Hàn
Mặc Tử muốn cho ta biết đó là một màu vàng loang lổ chứ không phải là một màu
vàng xuyên suốt.
Xanh tươi là màu xanh, nhưng qua từ ngữ mang sắc thái biểu cảm “xanh tươi”: làm
cho ta thấy đó là một màu xanh rất đẹp, rất tươi mát, trong lành và tinh khiết
-Về ngữ pháp, tiếng Việt dùng rất nhiều hư từ biểu cảm như à, ư, hả, hử, chứ,
chăng,…. → Nó làm tăng sắc thái, và mức độ biểu cảm của từ ngữ qua từng mức
độ.
-Trong văn chương Việt Nam tính biểu cảm sẽ được phổ biến trong thơ ca nhiều
hơn văn xuôi → Thơ ca không chỉ là sản phẩm được hội tụ nhiều yếu tố của tính
biểu trưng mà nó còn là sản phẩm của tình biểu cảm. vì tính chất biểu cảm sẽ được
thể hiện và bộc lộ một cách rõ nhất trong thơ, vì thơ ca chính là tiếng lòng của con
người. Nó không chỉ trong thơ ca hiện đại mà còn có từ văn chương truyền thống,
ta thấy sẽ không có bất kì một tác phẩm nào đề cao chiến tranh, đề cao anh hùng
trong văn chương mà khi nhắc đến chiến tranh thì người ta sẽ nghĩ đến nỗi buồn,
nỗi niềm vong uất, nỗi buồn chia cắt:
12
Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ,
Chua cay này, há có vì ai ?
Vì chàng lệ thiếp nhỏ đôi,
Vì chàng thân thiếp lẻ loi một bề.

Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng,


Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn.
Duy còn hồn mộng được gần,
Đêm đêm thường đến Giang Tân tìm người.
“Chinh phụ ngâm”
Tác giả: Đặng Trần Côn
Dịch giả: Đoàn Thị Điểm
Một nỗi buồn của người chinh phụ chịu cảnh cô đơn sớm tối nỗi buồn hiu quạnh
về cảnh gối chiếc, đơn chăn

13
Tính động và linh hoạt

Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp
biến hình của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì
ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ý
nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa.
Ngữ pháp của các ngôn ngữ phương Tây là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt
Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa.
Nói bằng một ngôn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải chia động từ theo các thể, các
ngôi…; phải đặt danh từ vào các giống, các số, các cách…; phải đặt tính từ vào
những hình thái phù hợp với danh từ…; tóm lại là phải đáp ứng đầy đủ mọi đòi
hỏi tai quái nhất mà hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ đó yêu cầu (ngay cả khi ý
nghĩa ngữ pháp đó đã được thể hiện năm bảy lần trong câu bằng những hình thái
khác rồi cũng vậy). Còn trong tiếng Việt thì tùy theo ý đồ của người nói mà anh ta
có thể diễn đạt, không diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ý nghĩa ngữ pháp nào
đó. Chẳng hạn, để diễn đạt ý nghĩa thời tương lai, tiếng Việt có thể có các cách nói:
(Ngày mai) tôi đi Hà Nội; (Ngày mai) tôi sẽ đi Hà Nội, trong khi tiếng Anh chỉ có
thể nói: I’ll go to Ha Noi (tomorrow). Để truyền đạt ý nghĩa giống cái, câu tiếng
Việt “Cô giáo trẻ người Nga dạy tôi viết” chỉ cần thể hiện một lần; trong khi câu
tiếng Nga tương ứng bắt buộc phải thể hiện tới bốn lần (hai lần bằng tính từ, một
lần bằng danh từ và một lần bằng động từ). Tiếng phương Tây gán ghép giống cho
cả những danh từ biểu thị các sự vật không hề có “giống”, còn tiếng Việt thì cho
phép diễn đạt cả những khái niệm có giống dưới dạng không giống chung chung
(so sánh: giáo viên, giám đốc với thầy giáo - cô giáo, nữ giám đốc).
Chính vì linh hoạt như vậy mà tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái quát rất cao:
Chẳng hạn, trong khi người Việt có thể nói một câu không thời, không thể, không
ngôi như Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (tục ngữ), thì người Anh và Pháp bắt
buộc phải nói: Near the ink, you are black; near the light, you will shine; Près de
l’encre, on se tache; près de la lampe, on bénéficie de sa lumière. Khả năng diễn
đạt khái quát, mơ hồ của tiếng Việt chính là điều kiện rất quan trọng cho việc phát
triển thơ ca đã nói đến ở trên.
Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam còn bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người
Việt rất thích dùng cấu trúc động từ: trong một câu có bao nhiêu hành động thì có
bấy nhiêu động từ. Trong khi đó thì các ngôn ngữ phương Tây có xu hướng ngược
lại – rất thích dùng danh từ. Trong khi người Việt nói: Cảm ơn anh đã tới chơi;
14
Anh ta không bao giờ quên những chi tiết nhỏ nhặt cho nên đã trở thành một điệp
viên tài giỏi thì người Anh nói: Thank you for your coming (Cảm ơn về sự đến
chơi của anh); Never forgetting these small details made him a good secret agent
(Sự không bao giờ quên những chi tiết nhỏ nhặt này làm anh ta trở thành một điệp
viên giỏi).
Người phương Tây không chỉ danh hóa các động từ mà còn danh hóa cả các tính
từ, các cụm chủ vị: The brilliance of his satires was such as to make even his
victims laugh (Sự sắc sảo của những lời châm biếm của ông ấy làm cho đến cả các
nạn nhân của ông ta cũng phải cười); Him being a Jesuit was a great surprise (Việc
ông ta là một giáo sĩ dòng Tên làm nên một sự ngạc nhiên lớn) – trong những
trường hợp như thế này, người Việt Nam sẽ nói đơn giản hơn rất nhiều: Những lời
châm biếm của ông ta sắc sảo đến mức ngay cả các nạn nhân cũng phải bật cười;
Mọi người rất ngạc nhiên khi biết ông ta là một giáo sĩ dòng Tên.
Khuynh hướng thích dùng danh từ trong các ngôn ngữ châu Âu chính là nguyên
nhân dẫn đến sự xuất hiện lan tràn các từ dùng làm công cụ để danh từ hóa như sự,
việc, cuộc, cái, thứ… trong các bài mà người Việt Nam dịch từ các tiếng phương
Tây và hiện tượng dùng thừa danh từ ở những người phương Tây học tiếng Việt
(kiểu như: Tôi nhớ ngày khi tôi đến Việt Nam).
Tính linh hoạt, năng động còn là nguyên nhân khiến cho tiếng Việt ưa dùng cấu
trúc chủ động mà ít dùng cấu trúc bị động. Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ
động ngay cả trong câu bị động: Những câu tiếng Anh như Linda was punished by
the teacher; These chairs were made by Jhon mà dịch thành “Lin-đa bị phạt bởi
thầy giáo”, “Những cái ghế này được làm bởi Giôn” như ta thường gặp là rất dở.
Người Việt Nam không bao giờ nói thế, họ nói một cách đơn giản hơn: Lin-đa bị
thầy giáo phạt; Những cái ghế này do Giôn đóng – “thầy giáo phạt”, “Giôn đóng”
chính là những cấu trúc chủ động. Cấu trúc bị động thích hợp cho việc diễn đạt lối
tư duy hướng ngoại, khách quan (tách rời khỏi người nói) của người Phương Tây,
còn cấu trúc chủ động thì thích hợp cho việc diễn đạt lối tư duy hướng nội, chủ
quan (gắn bó mật thiết với người nói) của văn hóa nông nghiệp phương Đông.
Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng nói đến
những nội dung tĩnh (tâm lý, tình cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp
biểu trưng) bằng hình thức động (cấu trúc động từ, ngữ pháp ngữ nghĩa linh hoạt).
Trong khi đó người phương Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói
chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn

15
đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng hình thức tĩnh (cấu trúc
danh từ, ngữ pháp hình thức chặt chẽ).
Mới hay, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc và tác động
của luật âm dương (trong âm có dương, trong dương có âm; âm sinh dương, dương
sinh âm) thật là rộng lớn và sâu xa!
GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm
Trích từ: Trần Ngọc Thêm. Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. – NXB Tp. HCM,
1996/2006

16

You might also like