You are on page 1of 3

Ninh Thị Cẩm Vân nhóm 6_ Nội dung 1,2,3

KỸ NĂNG GIAO TIẾP QUA ĐIỆN THOẠI


Với sự phát triển của công nghệ- xã hội, điện thoại đã trở thành hình thức liên
lạc không thể thiếu cho mọi người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, giao tiếp
qua điện thoại sao cho hiệu quả thì không phải ai cũng nắm bắt được
1. Khái niệm
Giao tiếp qua điện thoại là quá trình sử dụng điện
thoại làm phương tiện giao tiếp nhằm trao đổi và
tiếp nhận thông tin giữa chủ thể này với chủ thể
khác để thực hiện mục đích đề ra.

2.Đặc điểm của giao tiếp qua điện thoại


- Là quá trình giao tiếp gián tiếp
- Thông điệp được trao đổi qua ngôn ngữ và giọng điệu
- Bị gián đoạn cản trở bởi các tác nhân ( tiếng ồn, đường truyền, sóng,…)
- Gồm 2 khâu: Gọi và nhận điện thoại. Người gọi chủ động, người nhận
thường bị động
- Người đối thoại phải trả lời ngay
- Hạn chế về thời gian và cước phí
3. Vai trò của giao tiếp qua điện thoại
- Giao tiếp thông thường
+ Điện thoại hỗ trợ cho việc gặp mặt trực tiếp và chuyển thông điệp một
cách nhanh chóng
+ Biết cách sử dụng điện thoại sẽ đạt hiệu quả giao tiếp
+ Thông tin kịp thời, chính xác
+ Gây được ấn tượng tốt đẹp, tạo ra sự hài lòng, tình cảm gắn bó với người
đối thoại.
- Đối với cơ quan, doanh nghiệp….
Ninh Thị Cẩm Vân nhóm 6_ Nội dung 1,2,3

+ Truyền đạt thông tin nhanh chóng, kịp thời


+ Tiết kiệm thời gian và chi phí
+ Mở rộng và củng cố quan hệ với đối tác
+ Thể hiện được hình ảnh, văn hoá của doanh nghiệp.
Câu hỏi :
1.Khi nhận điện thoại mà trong phòng có nhiều tiếng ồn khiến việc nghe k rõ
cần phải:
A.Tìm cách tắt hoặc giảm tiếng ồn, yêu cầu người gọi điện nhắc lại những
nội dung chưa nghe rõ. Đồng thời phải có lời giải thích cho lý do và xin lỗi
ngắn gọn.
B.Tìm cách tắt hoặc giảm tiếng ồn, yêu cầu gười gọi điện nhắc lại những nội
dung chưa nghe rõ.
C.Giải thích lý do k nghe rõ, xin lôi ngắn gọn và tắt máy.
D. Tìm cách tắt hoặc giảm tiếng ồn, giải thích lý do k nghe rõ, xin lỗi ngắn
gọn và tắt máy.
2.Giao tiếp qua điện thoại để ấn tượng với người nghe cần phải:
A.Điều chỉnh độ trầm, bổng của giọng nói để ăn máy
B.Phải nói điện thoại với một nụ cười, một ánh mắt ân cần, nhiệt tình, niềm
nở như có người đối thoại ngay trước mặt mình.
C. Nói với âm thanh trầm thấp, vừa phải.
D.Cần chào hỏi, xưng hô một cách trân trọng là đủ.
3. Khi kết thúc cuộc nói điện thoại, nếu bạn là người gọi điện bạn nên:
A. Chủ động kết thúc cuộc đàm thoại một cách lịch sự
B. Đợi người nhận điện kết thúc cuộc đàm thoại trước rồi mới cúp máy một
cách lịch sự.
C.Kết thúc cuộc đàm thoại cùng lúc với người nhận điện
D.Lúc nào cần thiết thì chủ động kết thúc cuộc đàm thoại.
4. Khi kết thúc cuộc đàm thoại nếu bạn là người nhận điện bạn nên:
A. Chủ động kết thúc cuộc đàm thoại một cách lịch sự
Ninh Thị Cẩm Vân nhóm 6_ Nội dung 1,2,3

B.Đợi người gọi điện kết thúc cuộc đàm thoại trước rồi mới cúp máy một
cách lịch sự
C.Kết thúc cuộc đàm thoại cùng lúc với người nhận điện
D.Lúc nào cần thiết thì chủ động kết thúc cuộc đàm thoại.

You might also like