You are on page 1of 39

1

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình “ Chẩn đoán động cơ ” nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của
giáo viên và học sinh, nhu cầu phát triển cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và tại địa phương trong
những năm tới.
Giáo trình giới thiệu quy trình chẩn đoán các hệ thống của động cơ: hệ
thống nhiên liệu diesel, hệ thống đánh lửa, hệ thống nhiên liệu xăng của động cơ
và quá trình vận hành động cơ sau khi sửa chữa
Trong quá trình biên soạn, đã cố gắng đề cập đến những vấn đề cơ bản có
tính chất chung nhất của quy trình chẩn đoán của động cơ và điều kiện thực tế
tại địa phương
Sau khoá học, học viên sẽ nắm đượchiện tượng, phương pháp chẩn đoán
các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục các hư hỏng đó của các hệ
thống của động cơ. Thực hiện được kỹ năng chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và
bảo dưỡng, thay thế các chi tiết của động cơ bị hư hỏng. Học viên sẽ đạt được
trình độ công nhân bán lành nghề, có kiến thức và kỹ năng phục vụ tại hộ gia
đình.
Việc xây dựng một giáo trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu
động ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy, giáo trình còn nhiều hạn chế và
thiếu sót nên nhóm biên soạn mong muốn sự đóng góp ý kiến của các chuyên
gia, các bạn đồng nghiệp để trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Tài liệu này được thiết kế theo từng mô đun thuộc hệ thống mô đun của
một chương trình để đào tạo hoàn chỉnh nghề sửa chữa máy nổ nông nghiệp, ở
cấp trình độ sơ cấp nghề và được dùng làm Giáo trình cho học viên trong các
khoá đào tạo gắn hạn hoặc các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực tham
khảo.
Đây là tài liệu thử nghiệm sẽ được hoàn chỉnh để trở thành giáo trình
chính thức trong hệ thống dạy nghề.
2

MỤC LỤC

Lời giới thiệu............................................................................................... 1


Mục lục........................................................................................................ 2
Giới thiệu về mô đun....................................................................................3
Bài 1: Vận hành và điều chỉnh không tải......................................................7
1. Những công việc trước khi vận hành...................................................7
2. Phương pháp vận hành động cơ...........................................................7
3. Phương pháp điều chỉnh không tải......................................................8
Bài 2: Cân lửa động cơ xăng.......................................................................11
1. Ý nghĩa của việc đặt lửa.....................................................................11
2. Phương pháp đặt lửa động cơ............................................................11
Bài 3: Chẩn đoán hệ thống đánh lửa...........................................................13
1. Kiểm tra mất lửa cao áp ở bu gi.........................................................13
2. Kiểm tra lửa cao áp yếu.....................................................................14
3. Kiểm tra lửa sớm hoặc muộn.............................................................15
Bài 4: Chẩn đoán hệ thống nhiên liệu xăng................................................16
1. Xăng không đến bộ chế hòa khí.........................................................16
2. Kiểm tra hỗn hợp nghèo xăng............................................................17
3. Kiểm tra hỗn hợp giàu xăng...............................................................18
4. Kiểm tra hệ thống không tải...............................................................19
Bài 5: Chẩn đoán tổng hợp động cơ xăng...................................................20
1. Kiểm tra động cơ không nổ................................................................20
2. Động cơ đang nổ tắt máy...................................................................21
3. Nổ dội về bộ chế hòa khí...................................................................22
4. Nổ trên đường ống xả........................................................................23
5. Động cơ chạy không tải không được.................................................23
6. Kiểm tra công suất động cơ giảm......................................................24
7. Chẩn đoán, kiểm tra động cơ nóng....................................................25
3

Bài 6: Cân bơm cao áp................................................................................27


1. Đặt bơm cao áp động cơ một xy lanh................................................27
2. Phương pháp kiểm tra thời điểm phun nhiên liệu..............................28
Bài 7: Chẩn đoán động cơ diesel................................................................29
1. Pan động cơ không nổ........................................................................29
2. Pan động cơ đang nổ thì ngừng hoạt động.........................................31
3. Động cơ nổ dộng................................................................................31
4. Công suất động cơ giảm.....................................................................32
5. Pan động cơ có khói xả không bình thường......................................34
6. Phương pháp chẩn đoán không cần tháo động cơ..............................36
7. Các hiện tượng...................................................................................36
Đáp án câu hỏi và bài tập............................................................................39
Tài liệu tham khảo.....................................................................................39
4

MÔ ĐUN : CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ


Mã mô đun: MĐ05

Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun:


Trong qúa trình hoạt động các bộ phận và hệ thống thường xảy ra các hư
hỏng bất thường làm cho tình trạng kỹ thuật của động cơ kém đi không đảm bảo
yêu cầu về hiệu quả vận hành hoặc gây ra các hư hỏng nặng cho động cơ.
Vì vậy công việc kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng bất thường (sửa
chữa pan) của động cơ là rất quan trọng nhằm:
- Đảm bảo an toàn và nâng cao năng suất làm việc của động cơ.
- Nâng cao độ bền và giảm các hao mòn chi tiết, giảm các chi phí thay thế
không phải tháo rời động cơ.
- Giảm được tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn và giờ công lao động cho công
tác bảo dưỡng và sửa chữa.
Vì vậy các kiến thức và kỹ năng về công việc sửa chữa các hư hỏng bất
thường của các cơ cấu động cơ luôn được quan tâm cao nhất trong công nghệ
sửa chữa và bảo dưỡng động cơ.

Mục tiêu của mô đun:


- Nhằm trang bị cho học viên đầy đủ kiến thức cơ bản về hiện tượng,
nguyên nhân, phương pháp xác định và sửa chữa các pan động cơ. Đồng thời có
đủ kỹ năng để phát hiện, sửa chữa nhanh, chính xác các hư hỏng thông thường
của các cơ cấu hệ thống của trên động cơ.

Nội dung chính của mô đun:

Thời lượng
Loại bài Địa
Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm
dạy điểm
số thuyết hành tra
Vận hành và Xưởng
M5-01 điều chỉnh Tích hợp thực 8 2 6 0
không tải hành
Xưởng
Cân lửa động
M5-02 Tích hợp thực 8 2 6 0
cơ xăng
hành
Xưởng
Chẩn đoán hệ
M5-03 Tích hợp thực 8 3 5 0
thống đánh lửa
hành
Chẩn đoán hệ Xưởng
M5-04 thống nhiên Tích hợp thực 16 3 11 2
liệu xăng hành
Chẩn đoán Xưởng
M5-05 tổng hợp động Tích hợp thực 8 2 6 0
cơ xăng hành
5

Xưởng
Cân bơm cao
M5-06 Tích hợp thực 8 2 6 0
áp
hành
Xưởng
Chẩn đoán
M5-07 Tích hợp thực 40 4 34 2
động cơ diesel
hành
Cộng: 96 18 74 4
6

YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ ĐUN

- Kiến thức:
 Trình bày được đầy đủ các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng các bộ
phận cơ bản trong các cơ cấu, hệ thống của động cơ
 Nắm được phương pháp chẩn đoán và sửa chữa những sai hỏng của
các bộ phận cơ bản trong các cơ cấu, hệ thống của động cơ
- Kỹ năng:
 Tháo lắp, kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa được các hư hỏng chi tiết,
cơ cấu của động cơ về trạng thái ban đầu đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu
chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa
 Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa
đảm bảo chính xác và an toàn
- Thái độ:
 Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm
trong bảo dưỡng, sửa chữa
 Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và
đúng thời gian.
7

Bài 1: VẬN HÀNH VÀ ĐIỀU CHỈNH KHÔNG TẢI


Mã bài: M5-01
Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của động cơ luôn xảy ra các
hư hỏng bất thường cần phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời, nhằm duy trì tình
trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao
nhất.
Vì vậy công việc vận hành và điều chỉnh không tải của động cơ cần
được tiến hành để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tính năng vận hành, đảm
bảo động cơ làm việc ở mọi chế độ và nâng cao tuổi thọ của động cơ.
Mục tiêu:
- Nắm được phương pháp vận hành
- Trình bày được phương pháp vận hành động cơ
- Vận hành được động cơ và điều chỉnh không tải động cơ đúng phương
pháp.
- Đảm bảo an toàn, rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Những công việc trước khi vận hành
- Phải biết rỏ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ.
- Kiểm tra nước làm mát. Nếu thiếu phải châm thêm nước lúc máy còn
nguội.
- Kiểm tra nước, nhiên liệu, mực nhớt phải đúng, đảm bảo chất lượng.
- Kiểm tra sự hoat động linh hoạt của bướm ga, bướm gió ( đối với động cơ
xăng ).
- Nếu động cơ lâu ngày không làm việc thì chúng ta nên xả gió ở
bơm cao áp và đường ống cao áp bằng cách: nới vít xả gió ở bơm cao áp cho
nhiên liệu bị lọt gió chảy ra đến khi nào thấy hết bọt khí thì siết lại. ( động cơ
diesel )
- Đưa tay ga về vị trí cung cấp nhiên liệu, kéo cần giảm áp, quay máy xả
gío và kiểm tra sự quay trơn của động cơ. ( động cơ diesel )
2. Phương pháp vận hành động cơ
2.1 Phương pháp vận hành động cơ xăng
2.1.1 Khởi động động cơ
- Đóng bướm gió khi động cơ nguội.
- Mở công tắc máy sang nấc đánh lửa.
- Quay động cơ đến khi động cơ nổ.
- Mở hoàn toàn bướm gió.
2.1.2 Theo dõi động cơ lúc máy nổ và vận hành
- Cho động cơ làm việc ở tốc độ thấp (trên tốc độ cầm chừng) đến nhiệt độ
qui định rồi mới cho kéo tải.
- Kiểm tra hệ thống bôi trơn, làm mát, nhiên liệu
- Lắng nghe nếu động cơ có tiếng kêu bất thường, ta phải dừng lại để kiểm
tra.
- Quan sát xem hệ thống bôi trơn, làm mát, nhiên liệu nến bị rò rỉ ta ta phải
ngưng siết cứng lại.
- Không cho động cơ hoạt động lâu ở chế độ cầm chừng.
8

* Chú ý an toàn:
- Không được sửa chữa, lao chùi, siết cứng trong khi máy còn nổ.
- Không nên để máy tiếp tục nổ khi các hệ thống làm mát, bôi trơn có hiện
tượng hư hỏng.
- Phải ngừng máy lập tức khi có tiếng kêu bất thường trong máy.
2.1.3 Công việc thực hiện trước và sau khi ngừng máy
- Đưa cần ga về tốc độ cầm chừng một lúc mới ngừng máy.
- Bât công tắc máy về vị trí OFF để ngừng máy (không được kéo bướm
gió ngừng máy).
- Kiểm tra lại những hư hỏng nếu có: Hệ thống làm mát, bôi trơn, nhiên
liệu, ghi vào sổ nhật ký.
2.2 Phương pháp vận hành động cơ diesel
2.2.1 Khởi động động cơ
- Kéo tay ga ở vị trí cung cấp nhiên liệu.
- Tay trái kéo cần giảm áp, tay phải quay động cơ đến khi nào động cơ
quay có trớn thì buông cần giảm áp ra và tiếp tục quay đến khi nàp động cơ nổ
thì tay quay tự động văng ra.
- Kéo tay ga về vị trí cầm chừng (không tải) .
Chú ý:
- Tuyệt đối không được rút tay quay ra khỏi vị trí khi động cơ chưa nổ.
- Động cơ bị nổ ngược hay vượt tốc thì phải nhanh chóng tắt máy bằng
cách:
- Kéo tay ga về vị trí ngưng cấp nhiên liệu.
- Kéo cần giảm áp
- Trong khi quay động cơ nên có xu hướng đẩy tay quay về phía động cơ.
2.2.2. Theo dõi động cơ lúc máy nổ và vận hành
- Cho động cơ làm việc đến nhiệt độ qui định mới cho kéo tải.
- Theo dõi hệ thống bôi trơn làm việc có tốt hay không ( quan sát bong
bóng nhớt)
- Lắng nghe phía trong động cơ có tiếng kêu bất thường, hãy dừng máy để
kiểm tra.
- Quan sát hệ thống bôi trơn, làm mát, nhiên liệu nếu rò rỉ ta kiểm tra siết
cứng lại
2.2.3 Thôi vận hành
- Đưa tay thước về vị trí ngưng cung cấp nhiên liệu.
- Khóa nhiên liệu.
- Kiểm tra lại những hư hỏng: Hệ thống làm mát, bôi trơn, nhiên liệu, nếu
có hư ta sửa chữa lại hoặc ghi vào sổ nhật ký.
3. Phương pháp điều chỉnh không tải
3.1 Phương pháp điều chỉnh không tải động cơ xăng
3.1.1 Điều kiện khi chỉnh
- Có lắp bầu lọc gió.
- Bướm gió phải mở hoàn toàn.
- Các đường ống chân không được lắp đầy đủ.
- Mặt lắp ghép giữa động cơ và đường ống nạp phải kín.
9

- Mặt lắp ghép giữa bộ chế hoà khí và động cơ phải kín.
- Tình trạng kỹ thuật động cơ còn tốt.
- Bộ chế hoà khí phải đảm bảo làm việc tốt
- Bu-gi phải còn tốt.
- Hệ thống đánh lửa hoạt động tốt .
- Thời điểm đánh lửa phải đúng.
- Nhiệt độ động cơ phải đúng qui định (800C 900C).
3.1.2 Phương pháp điều chỉnh

Hình 1.1Phương pháp chỉnh không tải

- Vặn vít điều chỉnh không tải vào vừa cứng sau đó nới ra khoảng (3.5 4)
vòng.
- Vặn vít kênh ga vào cho động cơ nổ hơi lớn.
- Khởi động động cơ cho làm việc đến nhiệt độ qui định.
- Vặn vít điều chỉnh không tải vào từ từ tốc độ động cơ tăng lên đến khi vừa
giảm xuống, nới ra khoảng 1/8 vòng dừng lại.
- Nới vít kênh ga ra từ từ cho tốc độ động cơ giảm xuống đến khi động cơ
khựng tắc vặn trở vào khoảng 1/8 vòng giữ cho động cơ không bị tắc dừng lại.
- Tiếp tục điều chỉnh vít không tải và vít kênh ga như trên đến khi tốc độ
động cơ khoảng (400 700) v/ph ổn định và êm.
3.1.3 Kiểm tra sau khi điều chỉnh
- Khởi động động cơ dể nổ.
- Làm viện ổn định ở số vòng quay thấp khoảng (400 700) v/ph.
- Tăng tốc động cơ bốc máy.
- Lên ga lớn giảm ga đột ngột động cơ không bị chết máy.
3.2 Phương pháp điều chỉnh không tải động cơ diesel
3.2.1 Điều kiện ban đầu
- Nhiệt độ động cơ đúng quy định.
- Đặt bơm cao áp đúng thời điểm phun.
- Khe hở nhiêt xupap chỉnh đúng qui định.
- Đông cơ không có kéo tải.
10

3.2.2 Điều chỉnh không tải


- Khởi động động cơ.
- Kiểm tra tốc độ không tải, tốc độ không tải khoảng 700 v/p đến 800 v/p.
- Điều chỉnh không tải, nếu không đúng:
- Tháo dây dẫn động ga.
- Nới đai ốc khóa vít điều chỉnh không tải.
- Xoay vít điều chỉnh không tải đến khi đạt được tốc độ quy định.
- Siết chặt đai ốc khóa vít điều chỉnh không tải.
- Kiểm tra lại tốc độ không tải:
- Khởi động động cơ dể nổ.
- Số vòng quay không tải đúng quy định.
- Nhả ga đột ngột động cơ không bị chết máy.
3.2.3 Điều chỉnh tốc độ cực đại
- Khởi động động cơ.
- Đưa cần ga về vị trí cung cấp cực đại.
- Kiểm tra tốc độ cực đại của động cơ, nếu không đúng điều chỉnh
- Nới đai ốc khóa vít điều chỉnh tốc độ cực đại.
- Xoay vít điều chỉnh tốc độ cực đến khi đạt tốc
độ quy định.
- Siết chặt đai ốc khóa vít điều chỉnh tốc độ cực
đại.
- Kiểm tra lại tốc độ cực đại.
- Kẹp chì nêm phong.
11

Bài 2: CÂN LỬA ĐỘNG CƠ XĂNG


Mã bài: M5–02
Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của hệ hệ thống đánh lửa
luôn xảy ra các hư hỏng bất thường cần phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời,
nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm việc với độ tin cậy
và an toàn cao nhất.
Vì vậy công việc kiểm tra, cân lửa của động cơ cần được tiến hành nhanh
chóng và chính xác để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tính năng vận hành, phát
huy được công suất và nâng cao tuổi thọ của động cơ.
Mục tiêu:
- Nắm được phương pháp cân lửa động cơ
- Trình bày được phương pháp cân lửa động cơ
- Cân lửa trên động cơ và kiểm tra điều chỉnh thời điểm đánh lửa động cơ
đúng phương pháp.
- Đảm bảo an toàn, rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Ý nghĩa của việc đặt lửa
Là việc lắp hệ thống đánh lửa vào động cơ sao cho tia lửa xuất hiện ở bu-gi
vào cuối thì nén, đúng thời điển đánh lửa sớm qui định cho từng loại động cơ.
Nếu đặt lửa đúng động cơ phát huy hết công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu,
không gây ô nhiễm môi trường.
2. Phương pháp đặt lửa động cơ
2.1. Các thông số cần biết
- Chiều quay động cơ: cùng chiều kim đồng hồ.
- Góc đánh lửa sớm: 100 trước ĐCT.
2.2. Phương pháp đặt lửa
- Quay trục khuỷu theo chiều làm việc cho pittông đi lên điểm chết trên
( xuppap ở cuối xả đầu hút ) đến khi dấu đánh lửa sớm trên bu-ly trùng với dấu
trên thân động cơ dừng lại
- Lắp kiểm tra và đặt lại thời điểm đánh lửa vào động cơ, siết cứng vít lửa.
- Lắp các đầu dây điện mạch sơ cấp và hai đầu cuộn dây cảm biến.
- Nổ máy kiểm tra điều chỉnh lại thời điểm đánh lửa nếu cần.
Chú ý:
 Đặt lửa đúng khởi động động cơ dể nổ, tăng ga máy bốc mạnh, động cơ
làm việc êm, khói xả không có màu, không có mùi xăng sống.
 Đặt lửa muộn khởi động động cơ khó nổ, tăng ga máy không bốc, khói
xả không có màu đen, có mùi xăng sống và có tiếng nổ lụp bụp trên
đường ống xả, hao nhiên liệu.
 Đặt lửa sớm khởi động, động cơ quay nặng, tăng ga có tiếng va đập
mạnh, động cơ làm việc không êm, công suất động cơ giảm, hao nhiên
liệu.
12

2.3. Kiểm tra điều chỉnh thời điểm đánh lửa


- Nổ máy làm nóng động cơ.
- Dùng đèn cân lửa để kiểm tra thời điểm đánh lửa.
- Dùng phấn làm dấu thời điểm đánh lửa sớm trên bu-ly và trên than động
cơ.
- Nổ máy cho động cơ làm việc ở chế độ không tải (khoảng 800 v/ph đến
tối đa 900v/ph).
- Đưa đèn cân lửa kiểm tra thời điểm đánh lửa vào quan sát dấu trên bu-ly
với dấu đánh lửa sớm 100 trước ĐCT.
13

Bài 3: CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA


Mã bài: M5–03

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của động cơ luôn xảy ra các hư
hỏng bất thường cần phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời, nhằm duy trì tình
trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm việc có công suất lớn, năng suất cao
và an toàn.
Vì vậy công việc kiểm tra, chẩn đoán hệ thống đánh lửa của động cơ xăng
cần được tiến hành nhanh chóng và chính xác để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
về tính năng vận hành có công suất lớn, năng suất cao và nâng cao tuổi thọ của
động cơ.

Mục tiêu:
- Nắm được phương pháp chẩn đoán hệ thống đánh lửa
- Trình bày được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hệ thống đánh
lửa
- Kiểm tra và khắc phục được các hư hỏng của hệ thống đánh lửa về trạng
thái ban đầu đúng phương pháp và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn, rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Kiểm tra mất lửa cao áp ở bu-gi
1.1 Hiện tượng
Khởi động động cơ không nổ mặc dù số vòng quay đảm bảo, ống xả không
có khói, có mùi xăng sống.
1.2 Nguyên nhân
* Do mạch sơ cấp:
- Công tắt máy bị hư hỏng.
- Cuộn sơ cấp của bôbin bị đứt.
- Tiếp điểm không đóng được hay không mở được.
- Tiếp điểm bị dơ không dẫn điện.
- Tiếp điểm tỉnh không nối mass.
- Tụ bị thủng.
- Tiếp điểm động bị chạm mass.
*Do mạch thứ cấp:
- Cuộn dây thứ cấp bị đứt.
- Dây cao áp từ bôbin đến bugi bị đứt .
- Bugi bị hỏng.
1.3 Phương pháp kiểm tra
Động cơ không nổ thấy hiện tượng trên, rút đầu dây cao áp ở bugi đặt cách
mass (5  7) mm quay động cơ thấy không có lửa cao áp, quan sát tia lửa cao áp.
Có hai trường hợp xảy ra:
14

Tham khảo: Chú ý: Trường hợp kiểm tra mạch


Ta có thể dùng đồ hồ Vol để kiểm tra sơ cấp thấy tốt, không có lửa cao áp ta
điện áp nguồn hoặc bóng đèn có kiểm tra cuộn thứ cấp bô-bin
điện áp bằng điện áp nguồn, một đầu
nối mas đầu còn lại để kiểm tra.

2. Kiểm tra lửa cao áp yếu


2.1 Hiện tượng
Khởi động động cơ khó nổ hoặc nổ không được, khi nổ có khói xả màu đen,
có tiếng nổ lụp bụp trên đường ống xả và có mùi xăng sống.
2.2 Nguyên nhân
* Do mạch sơ cấp:
- Cọc IG công tắc máy tiếp xúc không tốt.
- Điện trở phụ tiếp xúc không tốt.
- Dây dẫn tiếp xúc không tốt: Các đầu dây bắt không chắc chắn hay
bẩn.
- Cuộn dây sơ cấp bô-bin đánh lửa chạm chập.
- Khe hở tiếp điểm quá lớn hay quá nhỏ, lò xo vít lửa yếu.
- Tiếp điểm bị cháy bẩn tiếp xúc không tốt, tụ tiếp mass không tốt
hoặc bị đứt.
- Tụ điện có điện dung quá lớn hoặc bị đứt.
* Do mạch thứ cấp:
- Cuộn dây thứ cấp bô-bin đánh lửa chạm chập.
- Dây cao áp từ bô-bin đến bugi bị rò, đứt.
- Các bugi yếu, đóng nhiều muội than, khe hở bugi quá lớn.
15

2.3 Phương pháp kiểm tra


Lửa cao áp đến bugi yếu

Điện trở
Không tiếp xúc lớn
Kiểm tra điện đến cọc tốt Kiểm tra công tắc
Thay mới
mở công tắc máy máy

Tốt Không
Kiểm tra điện áp đến tốt Kiểm tra tiếp xúc Không
cọc bô-bin tiếp xúc Sửa chữa

Tốt
Kiểm tra cuộn sơ cấp Tốt Kiểm tra khe hở Không tốt
Điều chỉnh
bô-bin tiếp điểm và sự tiếp
hoặc sửa
xúc
chữa
 Chú ý:
Trường hợp kiểm tra mạch sơ cấp thấy tốt lửa cao áp đến nắp
delco yếu ta kiểm tra điện trở dây cao áp trung ương, nếu tốt ta kiểm tra
điện trở cuộn thứ cấp bô-bin. Điện trờ nhỏ hơn qui định, cuộn dây thứ
cấp chạm chập thay bô-bin.
3. Kiểm tra lửa sớm hoặc muộn
3.1 Hiện tượng
Khởi động động cơ khó nổ, khi nổ có hiện tượng lửa sớm hoặc muộn:
- Lửa muộn: Khởi động động cơ khó nổ, tăng ga máy không bốc, khói xả
không có màu đen, có mùi xăng sống và có tiếng nổ lụp bụp trên đường ống xả,
hao nhiên liệu.
- Lửa sớm: Khởi động, động cơ quay nặng, tăng ga có tiếng dộng mạnh,
động cơ làm việc không êm, công suất động cơ giảm, hao nhiên liệu.
3.2 Nguyên nhân
* Lửa sớm:
- Đặt lửa quá sớm.
- Khe hở tếp điểm quá lớn.
* Lửa muộn:
- Đặt lửa quá nhỏ.
- Khe hở tếp điểm quá nhỏ.
3.3 Phương pháp kiểm tra
Khởi động đông cơ nổ có hiện tượng như trên, ta xem là hiện tượng lửa
sớm hay muộn điều chỉnh cho động cơ ở tốc độ thấp nhất không bị chết máy.
Nới bu-lông giữ vít lửa điều chỉnh khe hở vít lửa lớn lên đúng yêu cầu (nếu lửa
muôn) hoặc điều chỉnh khe hở vít lửa nho’ lại đúng yêu cầu (nếu lửa sơm).
16

Bài 4: CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU XĂNG


Mã bài: M5–4
Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của động cơ luôn xảy ra các hư
hỏng bất thường cần phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời, nhằm duy trì tình
trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm việc có công suất lớn, năng suất cao
và an toàn.
Vì vậy công việc kiểm tra, chẩn đoán hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng
cần được tiến hành nhanh chóng và chính xác để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật
về tính năng vận hành có công suất lớn, năng suất cao và nâng cao tuổi thọ của
động cơ.
Mục tiêu:
- Nắm được phương pháp chẩn đoán hệ thống nhiên liệu xăng
- Trình bày được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hệ thống nhiên
liệu xăng
- Kiểm tra và khắc phục được các hư hỏng của hệ thống nhiên liệu xăng về
trạng thái ban đầu đúng phương pháp và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn, rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Xăng không đến bộ chế hoà khí
1.1 Hiện tượng
Khởi động động cơ không nổ mặc dù số vòng quay đảm bảo, lửa cao áp tốt,
ống xả không có khói, không có mùi xăng sống.
1.2 Nguyên nhân
- Thùng chứa hết xăng.
- Đường ống dẫn xăng nghẹt hay bi bể, siết không chắt.
- Lọc xăng bị ngẹt.
- Điều chỉnh phao xăng sai.
- Van kim ba cạnh bị kẹt đóng.
1.3 Phương pháp kiểm tra
Khởi động động cơ không nổ có hiện tượng như trên ta có thể thực hiện
công việc tìm kiểm tra như:
XĂNG KHÔNG ĐẾN BỘ CHẾ HOÀ KHÍ

KIểm tra xăng trong Không Không


thùng chứa Đổ thêm xăng Điều chỉnh
có đúng
Tốt
Kiểm tra ở co nhiên liệu Không Kiểm tra chỉnh Đúng Kiểm tra van
đến BCHK tốt phao xăng kim và ổ chứa
Không tốt
Kiểm tra co nhiên liệu ra Tốt Kiểm tra đường Không
bầu lọc Sửa chữa
ống dẫn xăng tốt
Không tốt
Sửa chữa hoặc thay thế
17

2. Kiểm tra hỗn hợp nghèo xăng


2.1 Hiện tượng
Khởi động động cơ khó nổ, tăng ga máy không bốc có thể chết máy, nhiệt độ
động cơ rất cao, đôi khi có nổ dội ở bộ chế hòa khí, công suất động cơ giảm, hao
nhiên liệu.
2.2 Nguyên nhân
- Đường ống dẫn xăng tắt một phần.
- Đường ống dẫn xăng không kín.
- Điều chỉnh mực xăng thấp.
- Van kim bị kẹt đóng kín
- Ziclơ chích nhỏ hoặc bị tắc.
- Vòi phun chính bị tắc một phần.
- Họng khếct tán không đúng.
- Hở mặt lắp ghép chân BCHK hoặc giữa ống nạp với động cơ.
2.3 Phương pháp kiểm tra
18

3. Kiểm tra hổn hợp giàu xăng


3.1 Hiện tượng
Khởi động động cơ khó nổ hay không nổ, khi nổ tăng tốc không bốc, khói
xả có màu đen và tiếng nổ lụp bụp trên đường ống xả, công suất động cơ giảm
và tiêu hao nhiên liệu.
3.2 Nguyên nhân
- Bầu lọc gió quá bẩn hoặc bướm gió mở không hoàn toàn.
- Mực xăng trong buồng phao quá cao.
- Điều chỉnh mực xăng sai.
- Van kim bị kẹt mở hoặc đóng không kín.
- Đế van kim siết không chắt.
- Phao xăng bị thủng hoặc bị mốp.
- Zich-lơ chính không đúng loại hoặc điều chỉnh sai.
- Zich-lơ chính mòn rộng hoặc siết không chắt.
- Van làm đậm đóng không kín hoăc điều chỉnh sai
3.3 Phương pháp kiểm tra

HỔN HỢP GIÀU XĂNG

Không
Kiểm tra bầu lọc gió Làm sạch
tốt
Tốt
Không
Kiểm tra bướm gió Sửa chữa
tốt
Tốt
Tháo nắp BCHK kiểm tra mực xăng

Không tốt Tốt

Điều Không Kiểm tra điều Kiểm tra zic-lơ Không Siết chặt hoặc
chỉnh lại tốt chỉnh phao xăng chính tốt thay thế
Tốt
Thay thế Không Kiểm tra phao Kiểm tra mạch Không Sửa chữa
tốt xăng xăng chính tốt hoặc thay thế
Tốt
Sửa chữa Không Kiểm tra van kim KIểm tra zich-lơ Không Sửa chữa
hoặc thay tốt và ổ chứa van không khí tốt
thế kim
Tốt
Kiểm tra van Không Sửa chữa
làm đậm tốt hoặc thay thế
19

4. Kiểm tra hệ thống không tải


4.1 Hiện tượng
Khởi động động cơ khó nổ, điều chỉnh không tảI không được, khi ở số
vòng quay thấp động cơ có bị rung giật và chết máy.
4.2 Ngyên nhân
- Điều chỉnh không tải sai.
- Mạch xăng không tải bị hư hỏng:
+ zich lơ xăng không tải bị tắc.
+ zich lơ không khí không tải bị mòn rộng hoặc bị tắc.
+ zich lơ xăng không tải bị mòn rộng hoặc mất.
- Mạch xăng không tải bị tắc.
- Vít điều chỉnh không tải bị mòn.
- Trục bướm ga bị mòn.
- Hở mặt lắp ghép giữa bộ chế hòa khí và ống nạp, đường ống nạp với nắp
máy.
- Bướm ga đóng không kín
4.3 Phương pháp tìm kiểm tra

CHẠY KHÔNG TẢI KHÔNG ĐƯỢC

Điều chỉnh không tải

Không có tác dụng Có tác dụng rõ


Tốt
Kiểm tra bướm ga Không Sửa chữa hoặc
Điều Không Kiểm tra zich-lơ thay thế
chỉnh lại tốt không tải tốt
Tốt
Kiểm tra ống dẫn Không Siết chặt hoặc
Kiểm tra zich-lơ
Thay thế Không chân không tốt thay thế
tốt gió
Tốt
Kiểm tra trục Không Sửa chữa hoặc
Sửa chữa Không Kiểm tra mạch xăng bướm ga thay thế
hoặc thay tốt không tải tốt
thế Tốt
Tốt Kiểm tra mặt lắp Không Sửa chữa
ghép chân BCHK tốt
Sửa chữa
hoặc thay Không Kiểm tra vít điều Tốt
thế tốt chỉnh không tải Kiểm tra mặt lắp Không Sửa chữa hoặc
ghép ống nạp tốt thay thế
20

Bài 5: CHẨN ĐOÁN TỔNG HỢP ĐỘNG CƠ XĂNG


Mã bài: M5 – 5

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của động cơ luôn xảy ra các
hư hỏng bất thường cần phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời, nhằm duy trì tình
trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm việc có công suất lớn, năng suất cao
và an toàn.
Vì vậy công việc kiểm tra, chẩn đoán động cơ cần được tiến hành nhanh
chóng và chính xác để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tính năng vận hành có
công suất lớn, năng suất cao và nâng cao tuổi thọ của động cơ.

Mục tiêu:
- Nắm được phương pháp chẩn đoán động cơ xăng
- Trình bày được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của động cơ xăng
- Kiểm tra và khắc phục được các hư hỏng của động cơ xăng về trạng thái
ban đầu đúng phương pháp và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn, rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Kiểm tra động cơ không nổ
1.1 Hiện tượng
Khởi động động cơ không nổ, số vòng quay khởi động đảm bảo.
1.2 Nguyên nhân
1.2.1 Phần lửa
- Không có lửa cao áp đến bu-gi.
- Lửa cao áp yếu.
- Sai lửa hoặc lửa quá sớm , quá muộn.
- Bu-gi hư hỏng.
1.2.2 Phần xăng
- Xăng không đến bộ chế hòa khí.
- Hỗn hợp quá nghèo xăng.
- Hỗn hợp quá giàu xăng.
1.2.3 Áp suất nén quá thấp
-Xupáp không kín hoặc bị kênh.
-Pittpông, xéc măng, xy-lanh mòn.
-Đệm nắp máy không kín.
- Đường ống nạp bị tắc.
21

1.3 Phương pháp tìm kiểm tra

2. Động cơ đang nổ tắt máy


2.1 Hiện tượng
Động cơ đang nổ tự động tắt máy.
2.2 Nguyên nhân
- Phần lửa:
+ Như nguyên nhân pan không có lửa cao áp hoặc lửa cao áp yếu
+ Dây cao áp bị sút.
- Phần xăng:
+ Hết xăng trong thùng chứa.
+ Bơm xăng bị hỏng.
+ Bầu lọc lọc bị tắc.
+ Các đường ống dẫn xăng bị tắc, bể, không kín.
+ Van kim ba cạnh bị kẹt đóng.
+ Zich-lơ xăng chính bị tắc.
- Chân BCHK hoặc ống nạp lỏng.
- Áp suất nén thấp
- Động cơ bị bó kẹt:
+ Nhiệt độ quá cao.
+ Thiếu dầu bôi trơn.
+ Động cơ mới đại tu.
22

2.3 Phương pháp tìm kiểm tra

ĐỘNG CƠ KHÔNG NỔ

Quay bình
thường Tìm pan động cơ không nổ

Quay nặng Tìm pan động cơ bị bó kẹt.

Chú ý:
- Động cơ đang nổ động lực giảm dần, đóng bướm gió tốc độ
tăng sau đó ngừng hẳn do pan xăng.
- Động cơ ngừng đột ngột do pan lửa.
- Động cơ ngừng đột ngột và có tiếng kêu do động cơ bó kẹt .

3. Nổ dội về bộ chế hòa khí


3.1 Hiện tượng
Động cơ nổ, khi khởi động hoặc tăng tốc thường có tiếng nổ dội về
BCHK, công suất động cơ giảm, nhiệt độ động cơ cao.
3.2 Nguyên nhân
- Lửa quá sớm hoặc quá muộn.
- Hỗn hợp nghèo xăng hoặc xăng có lẫn nước.
- Xuppap nạp đóng không kín hoặc bị kênh.
3.3 Phương pháp kiểm tra

NỔ DỘI VỀ BỘ CHẾ HÒA KHÍ

Đóng bướm gió hoặc mồi xăng vào họng BCHK

Còn nổ dội về BCHK Hết nổ dội về BCHK

Chỉnh lửa sớm hoặc muộn Tìm pan nghèo xăng

Không hết

Kiểm tra dây cao áp Kiểm tra xupap


Tốt
Kiểm tra bu gi Tốt
23

4. Nổ trên đường ống xả


4.1 Hiện tượng
Động cơ nổ, có tiếng nổ lụp bụp trên đường ống xả nhất là khi ở ga nhỏ,
khói xả có màu đem, có mùi xăng sống, tăng tốc động cơ không bốc công suất
động cơ giảm.
4.2 Nguyên nhân
- Phần lửa:
+ Lửa quá muộn.
+ Lửa cao áp yếu.
- Hỗn hợp giàu xăng.
- Có máy chết hoặc yếu:
+ Bu-gi hư hỏng.
+ Áp suất nén thấp.
4.3 Phương pháp kiểm tra

5. Động cơ chạy không tải không được


5.1 Hiện tượng
Động cơ nổ, chạy không tải không được, khi ở số vòng quay thấp động cơ
bị rung giật và chết máy.
5.2 Nguyên nhân
- Phần lửa:
+ Lửa sớm.
+ Lửa cao áp yếu.
+ Dây cao áp rò điện.
- Phần xăng: Như nguyên nhân pan hệ thống không tải
24

5.3 Phương pháp kiểm tra.

6. Kiểm tra công suất động cơ giảm


6.1 Hiện tượng
Đông cơ nổ, động lực động cơ giảm, kéo tải kém, hao nhiên liệu
6.2 Nguyên nhân
- Phần lửa:
+ Lửa quá sớm hoặc quá muộn.
+ Lửa cao áp yếu.
+ Các dây cao áp bị rò.
+ Bugi chết, hoặc đánh lửa yếu.
- Phần xăng:
+ Hỗn hợp quá nghèo hoặc quá giàu xăng.
+ Hệ thống làm đậm bị hư hỏng.
+ Bớm ga mở không hết hoặc tắc một phần đường ống nạp.
- Các phần khác:
+ Áp suất nén thấp.
+ Đường ống xả bị tắc một phần.
+ Khe hở xuppap không đúng.
25

6.3 Phương pháp kiểm tra

7. Chẩn đoán, kiểm tra động cơ nóng


7.1 Hiện tượng
Động cơ làm việc, nhiệt độ động cơ tăng cao.
7.2 Nguyên nhân
- Phần lửa:
+ Lửa quá sớm.
+ Lửa quá muộn.
+ Lửa cao áp yếu.
+ Bu-gi không đúng lọai.
- Phần xăng:
+ Hỗn hợp nghèo xăng.
+ Hỗn hợp giàu xăng.
- Các phần khác:
+ Buồng đốt có đóng nhiều muội than.
+ Hệ thống làm mát bị hư hỏng.
+ Khe hở lắp ghép giữa các chi tiết còn khít.
26

7.3 Phương pháp kiểm tra

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1- Tại sao động khi vận hành có lửa phát ra ở bộ chế hoà khí ?
2- Tại sao động cơ không hoạt động tốt ở tốc độ cao?
3- Động cơ không chạy không tải được do nguyên nhân nào ?
27

Bài 6: CÂN BƠM CAO ÁP


Mã bài: M5 – 6

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của hệ hệ thống đánh lửa
luôn xảy ra các hư hỏng bất thường cần phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời,
nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm việc với độ tin cậy
và an toàn cao nhất.
Vì vậy công việc kiểm tra, cân bơm cao áp của động cơ cần được tiến
hành nhanh chóng và chính xác để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tính năng
vận hành, phát huy được công suất và nâng cao tuổi thọ của động cơ.

Mục tiêu của bài:


- Nắm được phương pháp cân bơm cao áp
- Trình bày được phương pháp cân bơm cao áp động cơ
- Cân bơm cao áp trên động cơ và kiểm tra điều chỉnh thời điểm phun nhiên
liệu của động cơ đúng phương pháp.
- Đảm bảo an toàn, rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung chính:
1. Đặt bơm cao áp động cơ một xylanh
1.1. Ý nghĩa của việc đặt bơm
Đặt bơm cao áp vào động cơ là lắp bơm vào động cơ sao cho bơm cung cấp
nhiên liệu vào buồng đốt đúng thời điểm (Pittông ở gần điểm chết trên, cuồi nén
đầu nổ), giúp động cơ phát huy hết công suất, nhiên liệu cháy hoàn toàn, nâng
cao hiệu suất động cơ.
1.2. Công việc chẩn bị
- Bơm cao áp phải tốt và lắp ráp đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Xác định chiều quay trục khuỷu.
- Xác định được dấu đặt bơm trên bánh đà và dấu chỉ thị trên thân động cơ.
1.3. Phương pháp đặt bơm
1.3.1 Đặt bơm có dấu
- Lắp bơm cao áp vào động cơ đúng kỹ thuật (đệm điều chỉnh đầy đủ, siết
bu lông đai ốc đúng lự siết).
- Lắp đường ống dẫn dầu đến bơm cao áp.
- Mở khóa dầu, xả gió trong bơm cao áp.
- Đưa tay ga về vị trí cung cấp nhiên liệu.
- Quay trục khuỷu theo chiều làm việc đến khi nhiên liệu vừa chớm lên đầu
rắc co thì dừng lại
- Kiểm tra xem dấu phun sớm trên bánh đà so với dấu chỉ thị trên thân động
cơ.
- Thời điểm phun sớm thì chêm đệm mặt lắp ghép hoặc thêm đệm ở con
đội.
- Thời điểm phun muộn thì bớt thêm đệm mặt lắp ghép hoặc bớt đệm ở con
đội.
- Khởi động động cơ nổ máy xem tình trạng họat động của động cơ.
28

1.3.2 Đặt bơm không dấu


Phương pháp đặt bơm không dấu có những bứơc công việc như đặt bơm có
dấu, Công việv được tiến hành như sau:
- Quay máy lên điểm chết trên (ĐCT) ở thì cuối nén đầu nổ, dấu phun sớm
trên bánh đà hoặc buly trùng với dấu cố định trên thân máy.
- Nếu không biết dấu phun sớm thì ta lấy dấu phun sớm từ 200 – 300.
- Lắp bơm cao áp vào siết bu lông liên kết ( chú ý số điệm của bơm cao áp )
- Lắp đường ống thấp áp váo bơm cao áp.
- Xả gió trong hệ thống.
- Khởi động cơ, cho nổ máy kiểm tra rò rỉ dầu, thời điểm phun. Nếu không
đúng điều chỉnh lại.
2. Phương pháp kiểm tra thời điểm phun nhiên liệu
2.1 Kiểm tra không cần nổ máy
- Lắp thời điểm kế vào rắc-co van trệt hồi bơm cao áp.
- Quay trục khuỷu theo chiều làm việc đến khi nhiên liệu lên thời điểm kế,
quay từ từ đến khi nhiên liệu trong thới điểm kế vừa nhít lên dừng lại.
- Kiểm tra dấu trên bánh đà hoặc buly với dấu chỉ thị trên thân động cơ.
Nếu không đúng tiến hành đặt bơm lại.
2.2. Kiểm tra khi nổ máy
Cho động cơ làm việc ta kiểm tra dựa vào các hiện tượng sau:
 Thời điểm phun đúng :
- Khởi động động cơ dể nổ.
- Khói xả không có màu.
- Công suất động cơ đảm bảo.
 Thời điểm phun sớm:
- Khởi động động cơ khó nổ, có nhiều khói.
- Có tiếng dọng.
- Công suất động cơ giảm.
 Thời điểm phun muộn:
- Khó khởi động.
- Có nhiều khói.
- Không có tiếng đọng.
Dấu phun dầu sớm ở puli đầu trục khuỷu, tùy theo kiểu động cơ mà ta đặt
đúng dấu với dấu cố định ở thân máy.
29

Bài 7: CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ DIESEL


Mã bài: M5 – 7

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của động cơ luôn xảy ra các
hư hỏng bất thường cần phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời, nhằm duy trì tình
trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm việc có công suất lớn, năng suất cao
và an toàn.
Vì vậy công việc kiểm tra, sửa chữa các pan của động cơ diesel cần
được tiến hành nhanh chóng và chính xác để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về
tính năng vận hành có công suất lớn, năng suất cao và nâng cao tuổi thọ của
động cơ.
Mục tiêu:
- Nắm được phương pháp chẩn đoán động cơ diesel
- Trình bày được các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của động cơ diesel
- Kiểm tra và khắc phục được các hư hỏng của động cơ diesel về trạng thái
ban đầu đúng phương pháp và đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đảm bảo an toàn, rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung chính:


1. Pan động cơ không nổ
1.1 Hiện tượng:
Quay máy khởi động động cơ không nổ.
1.2 Nguyên nhân:
1.2.1 Không có nhiên liệu phun vào buồng đốt
- Hết nhiên liệu trong thùng chứa.
- Không mở khóa nhiên liệu
- Lắp bơm cao áp sai.
- Vòi phun điều chỉnh áp suất phun quá cao.
- Kim phun bị kẹt đóng.
- Bơm cao áp lắp sai.
- Piston - xylanh bơm cao áp quá mòn.
- Bơn cao áp lắp không kín.
1.2.2 Nhiên liệu phun vào buồng đốt không đúng chất lượng
- Hệ thống nhiện liệu bị lọt không khí.
- Piston xylanh bơm cao ápquá mòn.
- Áp suất phun cao.
- Áp suất phun thấp hoặc đóng không kín.
- Thời điểm phun không đúng.
1.2.3 Áp suất nén xylanh động cơ không đảm bảo
- Xupap đóng không kín.
- Xupap bị kênh.
- Xécmăng -piston-xylanh bị mòn.
- Vòi phun không kín: siết không đúng lực, hư đệm làm kín.
- Đệm nắp máy không kín.
- Điều chỉnh cần giảm áp sai.
30

1.3 Phương pháp tìm pan


KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ KHÔNG NỔ

Thả cần giảm áp động cơ quay nhẹ

Kiểm tra bình lọc gió Không tốt Súc rửa hoặc thay mới

Tốt
Không tốt Điều chỉnh
Kiểm tra cần giảm áp
hoặc sửa chữa Kiểm tra: Xupap,
Tốt xéc măng, piston-
Không tốt
Kiểm tra khe hở nhiệt Điều chỉnh xylanh
Tốt Tốt
Không tốt Tốt
Kiểm tra áp suất nén Kiểm tra kín vòi phun Kiểm tra đệm
nắp mày

Thả cần giảm áp động cơ quay bình thường không có khói

Không tốt
Kiểm tra nhiên liệu trong thùng chứa Đổ thêm nhiên liệu

Tốt
Không tốt
Kiểm tra khóa nhiên liệu Mở khóa nhiên liệu

Tốt
Không tốt Tốt
Kiểm tra nhiên liệu đến bơm cao áp Kiểm tra lọc nhiên
dẫn nhiên liệu
Kiểm tra ống
liệu
Tốt
Không tốt
Kiểm tra vòi phun Sửa chữa, điều chỉnh
vòi phun
Tốt
Không tốt

Không tốt
Kiểm tra bơm cao áp Sửa chữa bơm cao áp
Sửa chữa hoặc
thay mới

Thả cần giảm áp động cơ quay bình thường có khói khói màu
trắng
Không tốt
Kiểm tra gió trong nhiên Xả gió
liệu
Tốt Không tốt
Kiểm tra vòi phun Sửa chữa vòi phun

Tốt
Không tốt
Kiểm tra thời điểm phun Điều chỉnh thời điểm
phun
31

2. Pan động cơ đang nổ thì ngừng hoạt động


2.1. Hiện tượng
Động cơ đang nổ, cần ga ở vị trí cung cấp thì tự ngừng hoạt động.
2.2. Nguyên nhân
2.2.1 Không có nhiên liệu đến vòi phun
- Hết nhiên liệu trong thùng chứa.
- Tắc lổ thông hơi trong thùng chứa.
- Có nước trong nhiên liệu.
- Tắc ống dẫn nhiên liệu.
- Tắc bình lọc nhiên liệu.
- Hệ thống nhiên liệu bị lọt không khí.
- Lò xo bơm cao áp bị gãy.
- Pittông bơm cao áp bị bó kẹt.
2.2.2 Có nhiên liệu đến vòi phun
- Kim phun bị kẹt đóng hoặc lổ phun bị tắc.
- Lò xo vòi bị gãy.
- Vít điều chỉnh áp suất phun tự tháo.
2.2.3 Động cơ mất áp suất nén
- Xupap bị kênh hoặc đóng không kín.
- Xì đệm nắp máy.
- Xì đệm vòi phun.
- Tắc ống nạp hoặc tắc ống xả.
2.2.4 Động cơ bị bó kẹt
- Thiếu dầu bôi trơn.
- Thiếu nước làm mát.
2.3. Phương pháp tìm pan
Quay máy cứng Kiểm tra nguyên nhân (4)

ĐỘNG CƠ
ĐANG NỔ THÌ Động cơ quay nhẹ Kiểm tra nguyên nhân (3)
NGỪNG
HOẠT ĐỘNG

Động cơ
quay bình thường Kiểm tra dầu đến vòi phun

Tốt Không có
Kiểm tra sửa chữa các Kiểm tra sửa chữa các
nguyên nhân (2) nguyên nhân (1)
3. Động cơ nổ dộng
3.1 Hiện tượng
Động cơ nổ có tiếng dộng ở bên trong
3.2 Nguyên nhân
3.2.1 Do hệ thống nhiên liệu
32

- Nhiên liệu quá xấu.


- Thời điểm phun sớm.
- Bơm cao áp cung cấp nhiên liệu không đều: Piston xylanh bơm cao áp
mòn, piston bơm cao áp bị kẹt, hệ thống nhiên liệu lọt không khí.
- Áp suất phun cao.
- Kim phun kẹt đóng, đầu phun bị nhỏ giọt.
- Kim phun không đúng loại.
3.2.2 Các phần khác
- Buồng đốt đóng muội than.
- Độ dịch dọc trục khuỷu quá lớn.
- Bu lông bắt bánh đà bị lỏng.
- Bạc thau bị mòn hoặc ổ bi trục khuỷu bị rơ.
- Piston xylanh bị mòn.
3.3 Phương pháp tìm pan
Tình trạng kỹ thuật Kiểm tra kiểm tra sữa
ĐỘNG CƠ động cơ không tốt chữa động cơ
NỔ DỘNG
Tình trạng kỹ thuật
động cơ tốt
Không
Kiểm tra chất lượng dầu Thay nhiên liệu
tốt
Tốt
Không tốt
Kiểm tra gió trong HT nhiên liệu Xả gió trong
Tốt HTNL
Không tốt
Kiểm tra thời điểm phun Điều
Tốt chỉnh
Không tốt lại
Kiểm tra áp suất phun
Tốt
Không tốt Sửa
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật vòi
phun chữa
Tốt
Không tốt hoặc
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật BCA thay
Tốt
Kiểm tra cạo muội than buồng đốt

4. Công suất động cơ giảm


4.1 Hiện tượng
Động cơ nổ công suất động cơ giảm, sức kéo động cơ yếu.
4. 2 Nguyên nhân
4.2.1 Do hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Hệ thống nhiên liệu bị lọt không khí.
- Thiếu nhiên liệu trong thùng chứa.
- Bình lọc bị tắc.
- Đường ống nhiên liệu bị nghẹt.
4.2.2 Do bơm cao áp
33

- Lọt không khí trong bơm cao áp: Vít xả không khí hoặc rắcco siết
không cứng.
- Thời điểm phun sớm hoặc muộn.
- Piston xylanh bơm cao áp mòn.
- Lắp sai vị trí khâu răng với thanh răng.
- Van triệt hồi không kín.
- Cam đội piston BCA bị mòn.
4.2.3 Do vòi phun
- Áp suất phun không đúng.
- Kim phun mòn.
- Kim phun bị kẹt.
- Vòi phun phun nhiên liệu không sương hoặc nhỏ giọt.
- Lổ phun bị tắc ít hoặc mòn.
4.2.4 Áp suầt nén thấp
- Piston, xylanh, xécmăng mòn.
- Xì đệm nắp máy.
- Vòi phun siết không chắc.
- Xupap không kín.
- Tắc bầu lọc không khí.
4.3 Phương pháp tìm pan

Động cơ quay nhẹ Kiểm tra các


CÔNG SUẤT nguyên nhân (4)
ĐỘNG CƠ GIẢM
Động cơ quay
bình thường

Kiểm tra nhiên liệu Không tốt Kiểm tra sửa chữa
đến bơm cao áp các nguyên nhân
Tốt (1)
Kiểm tra nhiên liệu Không tốt Xả gió trong bơm
đến vòi phun cao áp
Tốt
Tốt Kiểm tra tình trạng
KIểm tra HT cung Không tốt Kiểm tra thời kỹ thuật bơm cao
cấp nhiên liệu điểm phun áp
Tốt
Tốt
Điều chỉnh lại áp Không tốt Kiểm tra áp suất Kiểm tra cam đội
suất phun phun piston bơm cao áp
Tốt
Sửa chữa Không tốt Kiểm tra tình
hoặc thay mới trạng kỹ thuật
vòi phun
34

5. Pan động cơ có khói xả không bình thường


5.1. Khói xả màu đen hay xám xậm
5.1.1 Hiện tượng
Động cơ nổ khói xả màu đen đều hay màu xám xậm. Công suất động cơ
giảm.
5.1.2 Nguyên nhân
- Bầu lọc không khí bị nghẹt
- Động cơ quá tải
- Nhiên liệu xấu
- Bơm cao áp
+ Thời điểm phun muộn.
+ Lắp sai vị trí khâu răng với thanh răng.
+ Điều chỉnh bộ điều tốc sai.
- Do vòi phun
+ Áp suất phun thấp.
+ Kim phun không đúng lọai
+ Lổ phun bị mòn, phun không sương.
5.1.3 Phương pháp tìm pan
5.1.3.1 Trường hợp 1
Công suất động cơ lớn
( Động cơ kéo khỏe)
- Kiểm tra điều chỉnh BCA
Kiểm tra vít điều chỉnh Tốt - Bộ điều tốc.
tốc độ cực đại - Lượng nhiên liệu cung cấp
Không tốt - Kiểm tra bầu lọc gió
Điều chỉnh lại tốc độ
cực đại

5.1.3.2 Trường hợp 2


Công suất động cơ lớn

Quan sát khói


Khói đen không đều Khói đen đều
Kiểm tra áp
Mạnh suất phun Kiểm tra chất lượng nhiên
Yếu liệu
- Kiểm tra bình lọc gió.
Kiểm tra xupap, đũa đẩy
- Kiểm tra đường ống nạp.
Tốt - Kiểm traTốt
ống xả.
Kiểm tra ống nạp, ống xả Kiểm tra thời điểm phun
Tốt Tốt
Kiểm tra chất lượng Kiểm tra áp suất nén
vòi phun
35

5.2 Khói xả màu trắng


5.2.1. Hiện tượng
Động cơ nổ khói xả màu trắng đều hoặc không đều. Công suất động cơ
giảm.
5.2.2 Nguyên nhân
- Nhiên liệu có lẫn không khí hoặc nước.
- Thời điểm phun sớm hoặc muộn nhiều.
- Áp suất phun quá thấp, kim phun kẹt mở, chất lượng phun quá kém.
- Áp suất nén quá thấp: Xupap bị kênh hay không kín, đệm nắp máy hay
vòi phun không kín, pittông-xylanh-xecmăng mòn, tắc cửa nạp, xupap mở nhỏ
hay không mở.
- Động cơ chạy không tải quá lâu.
5.2.3 Phương pháp tìm pan

Khói xả màu trắng

Trắng đều Trắng không đều

Kiểm tra nhiên liệu Kiểm tra xupap kênh


hay không mở
Tốt

Kiểm tra thời điểm phun Tốt


Kiểm tra vòi phun
Tốt
Tốt
Kiểm tra tắc ống nạp
Kiểm tra tắc cửa nạp
Tốt

Kiểm tra áp suất nén


tìm hư hỏng

5.3 Khói xả màu xanh


5.3.1 Hiện tượng
Động cơ nổ khói xả màu xanh đều hoặc không đều. Công suất động cơ
không giảm hoặc giảm.
5.3.2 Nguyên nhân
- Do nhớt bôi trơn vào buồng đốt:
- Piston-xylanh-xecmăng mòn hay bị cào xước, xecmăng bị bó kẹt.
- Mực nhớt quá cao.
- Nhớt trong lọc không khí quá nhiều (loại lọc ướt).
- Ống dẫn hướng xupap mòn hoặc phốt nhớt hư.
- Động cơ chạy không tải quá lâu
36

5.3.3 Phương pháp tìm pan

Khói xả màu xanh


Công suất không giảm
Công suất giảm

Kiểm tra mực nhớt


cat-te Kiểm tra áp suất nén
Tốt

Kiểm tra mực nhớt


trong lọc gió

 Chú ý:
- Khói xả màu xanh không đều. Có thể hư hỏng ở xylanh bị nhớt lên
buồng đốt.
- Khói xanh do chạy không tải lâu. cho động cơ hoạt động ở tốc độ
cao một lúc sẽ hết.

6. Phương pháp chẩn đoán không cần tháo động cơ


Những hư hỏng có thể xảy ra trong những trường hợp cơ bản mà ta phải
phân tích nguyên nhân mà không cần phải tháo động cơ:
- Động cơ khó phát hành (không nổ).
- Động cơ đang chạy rồi dừng hẳn (hết dầu hoặc áp suất thấp).
- Động cơ chạy không điều (nhiên liệu kém chất lượng, có nước).
- Động cơ nổ dọng do nhiên liệu (đặc bơm cao áp sai).
- Động cơ nổ dọng do phần động cơ (dên, ắc bị quá lỏng).
- Động cơ nóng thái hoá (bôi trơn không đạt, thiếu nước làm mát).
- Động cơ nhả khói đen.
7- Các hiện tượng
7.1. Tốc độ cầm chừng và gia tốc không ổn định
- Nhiên liệu lọt gió (xả)
- Nghẹt bình nhiên liệu (súc rửa)
- Nghẹt ống dẫn dầu (làm thông)
- Áp suất động cơ yếu (khe hở nhiệt quá nhỏ)
- Béc dầu không phun sương (xoáy bằng tàn thuốc)
- Hở đường ống cao áp (bị mòn, rẩy)
- Chỉnh sai tốc độ cầm chừng (chỉnh lò xo bộ điều tốc không được cứng)
- Chỉnh sai vận tốc tối đa (chỉnh bị hạn chế tốc độ tối đa )
- Kẹt cần ga (sửa chỉnh lại)
- Bơm cao áp không ổn định (làm bơm lại)
37

7.2. Mất công suất tiêu thụ nhiên liệu


- Nghẹt mạch dầu
- Sai thời điểm phun ( chỉnh heo chêm long đền)
- Nghẹt ống dầu hồi
- Áp suất phần động cơ yếu
- Do đường ống thải
- Béc không phun sương (phun lao)
- Hở đường ống cao áp
- Chỉnh sai tốc độ tối đa
- Kẹt cần ga
- Qúa tải
- Do bơm cao áp bơm không đều (lắp heo lại)
7.3. Tiếng nổ không đều
- Lọc gió nghẹt
- Thời điểm phun không đúng
- Áp suất phần xy lanh yếu
- Béc dầu bơm không đều
- Nghẹt đường ống cao áp
- Hở đường ống cao áp
- Do chân máy bắt không chặt
- Ráp bơm cao áp không đúng chất lượng
- Bơm cao áp yếu (cam mòn, xy lanh bơm mòn)
7.4. Nhả nhiều khói
- Sai thời điểm phun. ( sớm hay trể)
- Ap suất phần xy lanh yếu ( bạc, xylanh, piston mòn)
- Béc dầu không phun sương (phun nhiễu)
- Bơm cao áp không ổn định ( siết óc buxong không cứng)
7.5. Khởi động khó
- Hết nhiên liệu
- Cần tắc máy
- Hệ thống tự động
- Nghẹt mạch nhiên liệu
- Cúp nhiên liệu
- Tốc độ khởi động không đạt
- Bộ phận thân máy
- Sai thời điểm phun
- Nghẹt đường ống dầu trở về ( dầu hồi)
- Áp suất phần xy lanh yếu
- Vấn đề béc ( không phun sương)
- Sai thứ tự nổ ( thì )
- Hở đường ống cao áp
- Bơm cao áp sai
7.6.Công suất tải yếu (máy yếu)
- Nhiên liệu lẫn tạp chất
- Áp suất không đủ
38

- Dầu bôi trơn không đủ


- Thời gian đóng xupáp chỉnh sai
- Bộ lọc không khí bị dơ
- Bơm cao áp bị mòn
- Các chi tiết vận chuyển quay bị bó kẹt quay nặng
- Vị trí cần ga không đúng
- Dây đay kéo tải bị trượt
- Béc dầu bị nghẹt.
7.7 Pan thường gặp
- Đường ống nạp bị nghẹt một phần.
- Đường ống dẫn dầu vào bị nghẹt hoàn toàn .
- Vòi phun dầu áp suất thấp .
- Lò xo béc phun dầu bị yếu.
- Đường ống nạp bị lẫn nước.
- Áp suất yếu xupáp bị kênh.
- Xupáp nạp bị gõ nhiều.
- Cả hai cây xupáp bị gõ nhiều.
- Đường ống cao áp bị nghẹt .
- Bơm cao áp bơm yếu.
- Bơm cao áp không bơm.
- Van triệt hồi đóngkhông kín.
- Bộ điều tốc không làm việc.
- Bộ điều tốc lò xo yếu.
- Bộ điều tốc lò xo mạnh.
- Bơm nhớt không bơm.
- Bơm nhớt bơm yếu.
- Đường ống xả bị nghẹt một phần.
- Đường ống xã bị nghẹt hoàn toàn.
- Nhiên liệu bị lẫn nước.
- Vòi phun dầu vào áp suất cao.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1- Tại sao động cơ bị nóng quá khi vận hành ?


2- Vì sao động cơ đang làm việc có tiếng kêu và gõ khác thường ?
3- Động cơ làm việc hao nhiên liệu vì những nguyên nhân nào ?
39

ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Bài 5:
Câu 1: nguyên nhân do:
- Hệ thống đánh lửa đặt lửa quá muộn.
Câu 2: nguyên nhân do:
- Bô chế hoà khí tăc bẩn, xăng cấp không đều, xăng lẫn nước, thiếu xăng do
hở đường ống nạp hoặc dùng sai loại xăng quy định.
- Cơ cấu không tải tắc bẩn.
- Hệ thống đánh lửa sai góc đánh lửa quá sớm, tụ điện yếu, biến áp đánh
lửa kém, các đầu dây nối điện bẩn hoặc bị lỏng, bu gi bẩn…
- Supáp mòn hở
Câu 3: nguyên nhân do:
- Bộ chế hoà khí bị tắc bẩn hoặc kẹt hỏng bơm làm đậm và bơm tăng tốc.
- Hệ thống đánh lửa đặt lửa quá muộn, tụ điện yếu, biến áp đánh lửa kém.
Bài 7:
Câu 1: nguyên nhân do:
- Quạt gió hoặc bơm nước hỏng hoặc quay yếu, thiếu nước làm mát hoặc
đặt bơm sai, cháy không ổn định
Câu 2: nguyên nhân do:
- Chốt pít tông hoặc xéc măng gãy, hoặc pít tông nứt, vỡ.
-Trục khuỷu, thanh truyền và cong vênh hoặc đứt lỏng bu lông hãm.
- Thời điểm đặt bơm quá sớm hoặc dùng sai loại nhiên liệu gây cháy nổ
không ổn định.
- Supáp cong, nứt gãy, hoặc khe hở nhiệt quá lớn.
- Các bộ phận đối trọng và cân bằng hư hỏng.
Câu 3: nguyên nhân do:
- Bầu lọc không khí tắc, hoặc mòn nhiều nhóm pít tông và xéc măng
động cơ…
- Bơm cao áp và vòi phun mòn nhiều, hoặc điều chỉnh sai lưu lượng và
thời điểm bơm nhiên liệu.
- Một số vòi phun tắc bẩn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

+ Nguyễn Quốc Việt - Động cơ đốt trong và máy kéo nông nghiệp - Tập1,2,3 -
NXB HN-2005
+ Nguyễn Oanh – Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại – Động cơ
xăng, Diessel.
+ Trần Thế San, Đỗ Dũng-Thực hành sửa chữa - bảo trì động cơ xăng-NXB
Đà Nẵng-2008
+ www.tailieu.vn
+ www.oto-hui.com

You might also like