You are on page 1of 26

1

2
A,Mởđầu
Giữa cuộc đời muôn hình vạn trạng này, mọi sự xuất hiện đều có một ý nghĩa nhất
định. Từ xa xưa, khi con người bắt đầu tồn tại trên Trái Đất, bên cạnh việc săn bắt
hái lượm để thỏa mãn nhu cầu về vật chất thì con người còn biết tạo ra những giá
trị tinh thần cho chính mình. Vào một thời kỳ nào đó, khi mà cỏ cây, hoa lá, chim
muông, tiếng hát lời ca…không còn đủ sức làm mát ngọt tâm hồn của con người,
văn học đã ra đời. Văn học như suối nguồn mát lành chảy vào tâm hồn, thanh lọc
lòng người, xua tan những mệt mỏi, u uất, khổ đau và thù hận, tiếp thêm niềm tin
để con người mạnh mẽ đối mặt với bão giông. Qua lời kể của những người đã kéo
lê cuộc đời mình qua nhiều thập kỷ, chứng kiến bao biến động của xã hội và lòng
người, từ thuở ban sơ mà tổ tiên ta sống trước đây, văn chương đã giữ một vị trí
thật quan trong trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam nói riêng. Từ vị thế
hàng đầu ấy, văn chương một mặt tạo cho người đọc tâm thế khi tiếp nhận, mặt
khác, nó thôi thúc các nhà thơ, thế hệ những người cầm bút phải không ngừng đổi
mới, sáng tạo, theo đuổi không biết mệt mỏi những tham vọng cách tân để duy trì
ngọn lửa sinh lộ của văn chương.
Trên con đường sáng tạo vô tận, văn học ở mỗi thời đại khác nhau lại mang những
chức năng khác nhau, phù hợp với thời đại lúc nó ra đời. “Văn học thực chất là
cuộc đời, văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có”. Văn học không
thể tách biệt khỏi cuộc sống nơi nó đã được thai nghén. Không một nhà văn nào có
thể tách mình ra khỏi hơi thở của thời đại. Nền văn học Việt Nam bốn ngàn năm
lịch sử, đã tạo nên hai thời kì văn học chính: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Những năm tháng trung đại “Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc – Nguyễn Du viết
Kiều đất nước hóa thành văn”, văn học song hành cùng lịch sử dân tộc, những
trang viết mang sứ mệnh “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”. Theo dòng chảy của
lịch sử, văn học hiện đại đã cùng nhân dân Việt Nam trải qua những năm tháng oằn
mình trong bom đạn, dấn thân vào cuộc chiến, văn học xuống đường hòa cùng
dòng người trên trăm nghìn nẻo đường ra trận, cổ vũ chiến đấu, đánh đuổi quân
thù, trở thành thứ “vũ khí” đắc lực trên mặt trận văn hóa, tư tưởng,… Và dấu gạch
nối đặt giữa hai thời đại văn học – bước chuyển biến kéo dài gần nửa thế kỉ đã kế
thừa tinh hoa của truyền thống dân tộc – cánh cửa khép lại sau lưng cả 10 thế kỉ
rực rỡ để mở ra phía trước một thời đại mới với những thành tựu và kinh nghiệm
mang tầm ảnh hưởng lâu dài. Thời kì đã là tiền đề đặt nền móng cho văn học hiện

3
đại phát triển rộng mở trong tương lai: quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam từ
đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 – 1945.
Hành trình văn học Việt bắt đầu giai đoạn chuẩn bị từ đầu TK XX – 1920 qua giai
đoạn giao thời 1920 – 1930 đến hoàn tất rực rỡ năm 1945 có thể coi là một chặng
đường văn học với nhiều biến đồi, xứng đáng giữ vai trò như những cuộc “lột
xác”, “thay máu”, “tái sinh” cho cả nền văn học dân tọc. Suốt quá trình đó, văn học
đã đóng góp không nhỏ cho xã hội, tác động sâu sắc vào lòng người. Văn chương
khoảng thời gian này gắn liền với hiện thực xã hội tràn ngập những biến động. Văn
học trở thành cứu cánh cho những tâm hồn đang vật vờ trong bóng tối không tìm
thấy lối ra, cứu rỗi những con người đang đứng bên bờ vực thẳm… là sự thức tỉnh
cái tôi sáng tác trong tiếng nói tình cảm. Mặt khác lại là vũ khí, là tiếng nói đấu
tranh cách mạng, là bản cáo trạng xã hội đanh thép về cái xấu, cái ác, cái chết,…
Hành trình hiện đại hóa văn học đồng thời vừa là cuộc thoát xác khỏi cái bóng
khổng lồ của văn học trung đại đã ngự trị thành quán tính trong tâm thức của văn
nhân sáng tác và những người tiếp nhận văn học suốt mấy thế kỉ, vừa là cuộc du
nhập văn học phương Tây, là tiền đề giao lưu văn học thế giới. Công cuộc cách tân
là sự khẳng định khát vọng vươn tới một nền văn học hiện đại theo đúng nghĩa của
một hành trình dấn thân quyết liệt để đổi mới. Quá trình hiện đại hóa văn học Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám – 1945 đã đóng vai trò đặc biệt
mở đường cho dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại.
Khám phá quá trình hiện đại hóa văn học đầu thế kỉ XX cũng chính là đi tìm mạch
nguồn sáng tạo của bước biến chuyển quan trọng trong lịch sử văn học. Để từ đó
có những đánh giá chân xác về những đóng góp của giai đoạn văn học này trong
hành trình hiện đại hóa thơ Việt. Cũng đồng thời giúp độc giả xác lập nhận thức về
hoàn cảnh, điều kiện và đặc điểm của văn học thời kì này, có thể khám phá và
chiếm lĩnh trọn vẹn thế giới thành tựu nghệ thuật của các nhà văn.
B. Nội dung
I. Hoàn cảnh lịch sử
Mỗi bước chuyển biến của văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi
nhất định của xã hội. Quá trình hiện đại hóa của văn học đầu thế kỉ XX bùng nổ
dưới sự tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh lịch sử tạo nên nguyên nhân chính là nhu
cầu dân chủ hóa về mặt xã hội, tư tưởng và sự chuyên nghiệp hóa của sáng tạo
hình thành dựa trên tình hình văn hóa, xã hội trên thế giới và ở Việt Nam trong
thời kì này.
4
Đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã trở thành xã hội thuộc địa. Nhà nước Nam triều
bù nhìn, nhà nước thực dân cầm quyền đã tạo thành những biến đổi sâu sắc trong
cơ cấu xã hội lúc bấy giờ. Cuộc khai thác thuộc địa của đế quốc được mở rộng đã
làm thay chuyển các giai tầng ở Việt Nam - từ Nam chí Bắc, nhiều đô thị mọc lên
như: những trung tâm kinh tế, văn hóa hành chính của xã hội thực dân. Ở đấy, ra
đời nhiều tầng lớp xã hội được xem là tư sản, tiểu tư sản: viên chức, học sinh, công
nhân, dân nghèo thành thị,... Họ có nhu cầu văn hóa, thấm mĩ mới,.. - tư tưởng
nghệ thuật mới. Họ tạo thành một quần chúng văn học ngày càng đông đảo và đỏi
hỏi một thứ văn chương mới. Vậy nên, bên cạnh những giai cấp cũ (nông dân, địa
chủ, trí thức Hán học), giai cấp tư sản và tiểu tư sản xuất hiện được coi là một
trong những nguyên nhân chính thúc đẩy dẫn tới sự ra đời quá trình hiện đại hóa.
Khi văn hóa Tây học thay thế dần cho văn hóa Hán học, sự xụất hiện của tầng lớp
trí thức Tây học là nguyên nhân chính tạo nên ảnh hưởng của các trào lưu tư
tưởng, văn hóa. Qua đó, làm cho văn học của thế giới hiện đại ngày càng thấm sâu
vào ý thức người làm văn, đọc sách. Mặt khác, tri thức khoa học xuất hiện tự giác
làm thay đổi thế giới quan của tầng lớp mới và nảy sinh nhu cầu hình thành tính
chuyên nghiệp về văn hóa trong sáng tạo. Sự bùng nổ của quá trình hiện đại hóa
được tạo tiền đề từ sự chuyên nghiệp hóa trong sáng tạo. Đầu thế kỉ XX, khi chữ
quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực từ hành chính công
vụ tới văn chương nghệ thuật. Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi đã tạo điều
kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo. Nhu cầu văn hoá cửa lớp
công chúng mới đã làm nảy sinh những hoạt động kinh doanh văn hoá. Sáng tác
văn chương từ đây chính thức trở thành một nghề được xã hội thừa nhận. Sản
phẩm văn hóa trở thành hàng hóa, đem lại thu nhập cho người nghệ sĩ. Các hoạt
động xuất bản, in ấn, báo chí... và các thiết chế văn chương xuất hiện khẳng định
tính chuyên nghiệp hóa của văn học qua đó tạo nên những chuyển biến làm hiện
đại hóa văn học Việt Nam.
 Hiện đại hóa thực chất chính là quá trình dân chủ hóa và chuyên nghiệp hóa.
Hoàn cảnh xã hội, văn hóa Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tạo tiền để dẫn tới sự
thay đổi hiện đại hóa như một quy luật tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tinh
cảm, thị hiếu thẩm mĩ của chính xã hội: “Quá trình phát triển các phẩm chất
của tính hiện đại trong triết học, mĩ học, văn học: giã từ quan niệm văn học
trung đại, phát triển ý thức cả nhân, tinh thần tự do sáng tạo, ý thức lí tính, ý
thức về dân chủ, văn minh, sự giao lưu thế giới, văn học tự chủ, coi trọng giá
trị thẩm mĩ’.
5
II. Những đặc điểm của quá trình hiện đại hóa văn học giai
đọna TK XX – CMT8 1945
1. Diễn biến quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XX
A, Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kì XX đến khoảng năm 1920): Đây là
giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá
văn học.
- Diễn ra trong hai thập niên đầu thế kỉ nhưng ở khoảng cuối thế kỉ XIX, một số sáng
tác văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ đã bắt đầu xuất hiện ở Nam Kì như “Chuyến
đi Bắc Kì năm Ất Hợi” (1876) của Trương Vĩnh Kí, truyện “Thầy La-za-rô Phiền”
(1887) của Nguyễn Trọng Quản.
Viết bằng chữ Quốc ngữ, đưa diễn ngôn của đời sống vào trang viết, triển
khai tác phẩm trên một quan niệm và phương thức mới. Cái “tôi” tác giả
xuất hiện, và cũng là lần đầu tiên tác phẩm lấy dữ liệu đời sống thường
ngày. “Thầy Lazaro Phiền” xuất bản năm 1887 của Nguyễn Trọng Quản. Có
thể căn cứ vào những nội dung “định hướng” của chính tác giả ở lời tựa đề
ngày 1.XII.1886, cũng chính là sự khái quát điều mà ông đã thực hiện trong
tác phẩm: “Tôi một có ý dụng lấy tiếng thường mọi người hằng nói mà làm
ra một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện
hay”… “tôi [….] dám bày đặt một truyện đời này là sự thường có trước mắt
ta luôn, như vậy thì sẽ có nhiều người lấy làm vui mà đọc, kẻ thì cho quen
mặt chữ, người thì cho đặng giải phiền một giây”. Ở truyện “Thầy Lazaro
Phiền” thể hiện dấu hiệu căn cốt của văn xuôi tự sự hư cấu hiện đại: Dữ liệu
(cái được miêu tả, thực tại, hiện thực, chất liệu đời sống) là sự sống thường
ngày, người và việc thường ngày, cái thực tại kinh nghiệm chung của người
sáng tác và công chúng. Vào lúc Nguyễn Trọng Quản viết truyện “Thầy
Lazaro Phiền”, nền văn chương người Việt, xét ở hai phương diện trên mà
ông đề cập, đều chưa cập nhật yêu cầu mà ông đề ra. Cuộc sống được miêu
tả trong các tác phẩm vẫn tuân theo cung cách “phi thời gian” hoặc “phi thời
gian hóa” như văn xuôi tự sự thời trung đại. Các truyện nôm, nhất là truyện
thơ, đều kể những chuyện của người xưa hoặc như thể của ngày xưa, xa cách
(xa cách tuyệt đối) cả người kể chuyện lẫn người nghe chuyện. Kết cấu
truyện cũng không theo kiểu kết cấu chương hồi mà nương theo tâm lí của

6
nhân vật. Về ngôn ngữ, tác giả mạnh dạn sử dụng “tiếng nói của mọi người”
để viết truyện. Đọc tác phẩm của Nguyễn Trọng Quản, thấy “đạo” và “đời”
chan hòa với nhau, thấy tâm lí nhân vật nổi bật hơn hành động, câu văn trở
nên uyển chuyển, linh hoạt và ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói
hằng ngảy. Không phải không có cơ sở để nói rằng “Thầy La-za-rô Phiền ”
là mốc đánh dấu sự hình thành truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Đến những năm đầu thế kỉ XX, phong trào sáng tác văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ
được đẩy mạnh hơn. Khoảng từ 1910 trở đi, hàng loạt truyện kí và tiểu thuyết xuất
hiện, trong đó có nhiều tác phẩm được viết theo lối mới. Tuy nhiên, những sáng tác
đó chỉ có ý nghĩa như những thử nghiệm bước đầu, chất lượng nghệ thuật chưa
cao, ảnh hưởng của nó cũng mới chỉ thu hẹp trong phạm vi một số đô thị miền
Nam.
Những năm cuối thập niên 1910 có những tác phẩm tiểu thuyết bằng văn
xuôi như Kim Thời Dị Sử (đăng Công luận báo từ tháng 10-1917, xuất bản
1921) của Biến Ngũ Nhy (tức Nguyễn Bính), những truyện xã hội, "nghĩa
hiệp", "kỳ tình" của các tác giả Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Trương
Duy Toản, vv. Năm 1913, Hồ Biểu Chánh xuất bản U Tình Lục (viết năm
1909), một tiểu thuyết viết theo thể lục bát dài 1790 câu - phụ bốn bài thơ
thất ngôn bát cú, với cùng đề tài tình ái như truyện Thầy Lazarô Phiền của
Nguyễn Trọng Quản nhưng tự do tình ái hơn và người đàn ông trở về lại nhà
ở đoạn kết nghĩa là tác giả muốn giữ truyền thống "gương vỡ lại lành" thay
vì "hiện thực" dù bi thảm theo mới như họ Nguyễn. Cái mới của Hồ Biểu
Chánh là câu chuyện đã xảy ra tại Sài-Gòn và Mỹ Tho, Gò Công chứ không
còn bên Trung Hoa xa xôi.
Thể tiểu thuyết lớn mạnh ở bước đầu là nhờ chữ quốc ngữ và báo chí vốn là
phương tiện thông tin mới mà thời lịch triều trước đó không có. Cả sách báo
quảng cáo cũng góp phần phổ biến tiểu thuyết đến quần chúng. Nghĩa Hiệp
Kỳ Duyên của Nguyễn Chánh Sắt gồm 16 chương in trọn trong cuốn Vô
Sanh Chỉ Nam sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường. Các báo
cũng đã là những diễn đàn phổ biến tác phẩm trước khi xuất bản thành sách.
Tờ Nông Cổ Mín Đàn chẳng hạn trong số 262 (23-6-1906) đã đề xướng một
cuộc thi viết tiểu thuyết dài "chừng 50 tờ giấy lớn, chia làm ba thứ (...) đặt
tiếng thường, thanh nhã, dễ hiểu như truyện vậy...". "Tiểu thuyết" được cơ
quan ngôn luận yêu nước này định nghĩa "người Lang Sa gọi là roman nghĩa

7
là lấy trí riêng mà đặt riêng ra một truyện tùy theo nhân vật phong tục trong
xứ, dường như truyện có thật vậy"
- Nhìn toàn bộ nền văn học của cả nước, thì văn học yêu nước vẫn là dòng chính gắn
với tên tuổi của những cây bút trong phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông Kinh
nghĩa thục
Vốn xuất thân Hán học, tâm hồn được nuôi dưỡng bằng những áng văn
chương cổ, những nhà thơ, những chí sĩ yêu nước chưa dễ thoát khỏi những
ràng buộc cửa thi pháp văn học thời kì trung đại. Cho nên, bộ phận văn
chương yêu nước này chủ yếu chỉ đổi mới về quan niệm chính trị, xã hội và
phần nào về quan điểm học thuật chứ chưa có thay đổi cơ bản về quan điểm
thẩm mĩ, chưa có những cách tân thực sự về phương diện nghệ thuật. Ngòi
bút của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Lê Đại,…
đã làm dấy lên một phong trào sáng tác thơ văn tuyên truyền cổ động cách
mạng có nội dung chính trị mới mẻ, mang hơi thở và khí phách của thời đại.
Được giác ngộ tư tưởng mới chủ yếu qua làn sóng tư tưởng cải lương Trung
Hoa, các sĩ phu yêu nước đã kêu gọi, cổ vũ nâng cao dân trí, khai thông dân
trí, đề cao tinh thần tự cường, hô hào thực nghiệp, phát triển công thương
nghiệp, bỏ hư văn, học khóa học, truyền bá chữ Quốc ngữ, xuất bản báo
chí… Nghĩa Hiệp Kỳ Duyên của Nguyễn Chánh Sắt (1920) tuy vẫn giữ
truyền thống "ân đền oán trả" của các truyện trước đó, đã tỏ rõ là một mô
hình của tiểu thuyết văn học mới: lời văn trau chuốt hơn, nội dung có tư
tưởng, luân lý rõ, tình tiết câu chuyện dồi dào. Lê Hoằng Mưu tả thực và có
khuynh hướng xã hội với những truyện tác giả gọi là "ái tình tiểu thuyết"
như Hà Hương Phong Nguyệt (1917-18) và Oán Hồng Quần tức Phùng Kim
Huê Ngoại Sử (1920), dù văn chịu nhiều ảnh hưởng biền ngẫu nhưng đã
bước những bước tiền phong cho Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang ở giai đoạn
sau. Các nhà văn miền đất mới vì hoàn cảnh lịch sử đã đứng ra giới thiệu
cho người đọc những khai phá tâm hồn, xã hội, cho người các nơi biết
chuyện một nơi: xã hội nhiều giai cấp, nho học, con người á-đông, v.v.
 Chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi, tác động đến việc ra đời của văn
xuôi. Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển giúp cho câu văn xuôi
và nghệ thuật tiếng Việt trưởng thành và phát triển. Những thành tựu đạt
được là sự xuất hiện của văn xuôi và truyện kí ở miền Nam. Thành tựu
chính của văn học trong giai đoạn này vẫn thuộc về bộ phận văn học yêu
nước.
8
 Các tác phẩm văn học giai đoạn này còn mang dấu ấn của thời đại cũ và
có những nét mới (có cả Phương Đông lẫn Phương tây) nhưng nói chung
vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại.
B, Giai đoạn thứ hai (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930): Quá trình
hiện đại hoá của văn học đến giai đoạn này đã đạt được những thành tựu
đáng kể. 
- Tiểu thuyết và truyện ngắn ở chặng này đều có những thành tựu đáng ghi nhận.
Nhiều cây bút viết tiểu thuyết xuất hiện: Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Bửu Đình,…
Cành Hoa Điểm Tuyết (1921), Cuộc Tang Thương (1923) của Đặng Trần
Phát, Kim Anh Lệ Sử (1924) của Trọng Khiêm và Tuyết Hồng Lệ Sử của
Từ Trẩm Á do Mai Khê dịch; sau đó đến biến cố Tố Tâm (1925) của
Hoàng Ngọc Phách ra mắt độc giả thanh niên tân học mà nội dung hình
thức đã bị ảnh hưởng rõ rệt của Tuyết Hồng Lệ Sử, cộng với cái lãng
mạn thế kỷ XIX của Pháp nơi tác giả là một người tân học. Tố Tâm mở
đường cho tiểu thuyết lãng mạn bằng văn xuôi, chính thức hóa một nếp
sống mới, cá nhân vượt khỏi vòng cương tỏa của tập thể, sống cho tình
cảm hơn là lý trí, cho giây phút hạnh phúc hơn là vinh dự lâu dài! Cá
nhân nổi dậy chống truyền thống và trong xã hội cũ tình yêu không thể
có lựa chọn. Tố Tâm là tác phẩm đã gây tiếng vang, đánh dấu bước tiến
khác đến gần thềm một nền văn học hiện đại! Cùng năm 1925, Quả Dưa
Đỏ của Nguyễn Trọng Thuật được giải hội Khai Trí Tiến Đức. Hình thức
mới nhưng nội dung Nho giáo, đề cao thuyết Thiên mệnh và thái độ
người quân tử (An Tiêm). Các nhà cổ động duy tân Trần Chánh Chiếu và
Phan Bội Châu theo gương Lương Khải Siêu đề cao thể loại tiểu thuyết,
hai ông đều có thử nghiệm. Nhà thơ Tản Đà cũng đã đóng góp mở đường
cho tiểu thuyết văn xuôi, dù ở ông, văn vẫn còn nhiều biền ngẫu và gần
với thi ca. Trần Ai Tri Kỷ (1924), Thề Non Nước (1929) nhất là Giấc
Mộng Lớn (1929) đã đến gần thể tiểu thuyết dù tính chất tự truyện vẫn là
chính. 
- Về thơ ca, quá trình hiện đại hóa cũng đạt được nhiều thành tựu bước đầu trong thơ
của Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải. Ở đây, quá trình hiện đại hóa thơ ca thực
chất là vấn đề giải phóng cái tôi cá nhân cá thể ra khỏi hệ thống ước lệ chặt chẽ,
khắt khe và có tính phi ngã của thơ ca thời kì trung đại.

9
Thực ra thì cái tôi ấy đã manh nha xuất hiện, bắt đầu cựa quậy từ cụối thế
kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX trong các sáng tác của Phạm Thái, Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,… Nhưng hoàn cảnh xã hội lúc
bấy giờ chưa có đủ điều kiện, cho nên cái tôi ấy cũng chưa đủ sức phá vỡ
được tính quy phạm chặt chẽ của văn chương thời kì trung đại. Đến khi
Tản Đà xuất hiện, cái tôi cá nhân được khẳng định mạnh mẽ hơn qua
những vần thơ phóng túng, dạt dào tình cảm, tràn đầy cảm xúc:  Giấc
mộng con I, Khối tình con II, Đài gương, Đàn bà Tầu, Thần tiền, Lên
sáu, Lên tám, Còn chơi c. Khai thác triệt để những thể điệu tự do nhất
trong thơ cổ, bao gồm cả những điệu hát dân gian như lục bát, ca dao, các
thể từ khúc, hát nói, hát xẩm,… Hồn thơ phóng khoáng của Tản Đà như
muốn bức khỏi những ràng buộc tù túng của văn chương cổ, tạo nên
những vần thơ phóng túng, nhưng ông vẫn không đủ sức sáng tạo nên
một hình thức hoàn toàn mới cho thơ. Cùng với Tản Đà, cái tên Á Nam
Trần Tuấn Khải cũng song hành trên thi đàn lúc bấy giờ với hang loạt
các tác phẩm: Mạnh tử 1926, Bút quan hoài  I và 1927, Hồn tự lập 1926;
Nữ lưu thơ quán, Gò Công, 1929, cuốn thứ nhứt: Lược thuật truyện ông
Găng – đi (Gandhi), cuốn thứ hai: Ba tay hiệp nữ nước Nga, Ngụ ngôn
tập đọc 1928, Bài hát nhà quê 1928 
- Đầu những năm 20 của thế kỉ XX, bắt đầu xuất hiện kịch nói – một loại hình văn
học mới đối với nước ta-du nhập từ phương Tây.
Những vở kịch này còn nhiều hạn chế về nghệ thuật, yếu tố ngẫu nhiên bị
lạm dụng, xung đột kịch thường gượng ép, nhân vật thường bị biến thành
cái loa phát ngôn về đạo lí cho tác giả.Vũ Đình Long, Trung Tín, Nguyễn
Hữu Kim, Nam Xương,… là những tác giả có vai trò đặt nền móng cho
nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm gây được tiếng vang
lúc bấy giờ là “Chén thuốc độc ”, “Tòa án lương tâm ” của Vũ Đình
Long. “Ông Tây An Nam ” của Nam Xựơng, “Bạn và vợ” của Nguyễn
Hữu Kim.
- Cùng với quá trình hiện đại hóa của văn học trong nước, trong thời gian gần đây,
người ta thấy xuất hiện nhiều tác phẩm xuất sắc của những nhà cách mạng Việt
Nam đang hoạt động ở nước ngoài.
Đáng chú ý hơn cả là vào đầu những năm 20, trên báo chí xuất bản ở
Pháp xuất hiện ngòi bút Nguyễn Ái Quốc với những truyện kí, phóng sự,

10
kịch nói, tiểu phẩm,… viết bằng tiếng Pháp. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc
viết Bản Yêu sách của nhân dân An Nam, gửi tới Hội nghị Vecsxai, tố
cáo những chính sách cai trị thâm độc của thực dân Pháp, đòi hỏi các
quyền tự do, dân chủ và bình đảng cho dân tộc Việt Nam. Năm 1921,
Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng các nước thuộc địa thành
lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng lập tờ báo “Le Paria” (Người
cùng khổ). Người viết nhiều bài trên các báo Nhân đạo, Đời sống công
nhân, Tạp chí cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế…Chính những hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc đã nâng cao chuyển biến về tư tưởng trong
lực lượng yêu nước bây giờ, nhận thấy bản chất thực dân Pháp, thức tỉnh
nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng dân tộc Nguyễn Ái Quốc tích
cực nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin dưới góc độ phát triển và sáng tạo,
dần hình thành một hệ thống luận điểm chính trị bước đầu, được hệ thống
trong cuốn “Đường Kách mệnh”. Cuốn sách đã xác định những luận
điểm về mục tiêu cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng,
đảng cách mạng…đã định hình “mô hình” cho đường lối chính trị của
một cuộc cách mạng vô sản mang tính chất giải phóng dân tộc, giai cấp ở
Việt Nam. . Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc là sự kết hợp hài hòa giữa tư
tưởng yêu nước, cách mạng, tính chiến đấu mạnh mẽ, với hình thức nghệ
thuật hiện đại, điêu luyện, độc đáo.
  Nền văn học đã tiến mạnh hơn trên con đường hiện đại hóa, tuy chưa
hoàn toàn thoát khỏi ràng buộc của thi pháp văn học trung đại, nhưng đã
nghiêng nhiều về phạm trù hiện đại.
 Ba mươi năm đầu của thế kỉ XX là giai đoạn giao thời của văn học trung
đại và hiện đại.
C, Giai đoạn thứ ba (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945) hoàn tất quá
trình hiện đại hoá với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc
biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
- Về tiểu thuyết: phải kể đến những đóng góp của các cây bút trong nhóm Tự lực
văn đoàn với những cuốn tiểu thuyết thực sự hiện đại “Hồn bướm mơ tiên”; “Nửa
chừng xuân “Đoạn tuyệt ”… Tiếp đó là những tiểu thuyết xuất sắc của các nhà văn
hiện thực “Giông tố”; “Số đỏ”; “Tắt đèn”; “Bỉ vỏ”; “Sống mòn”… Truyện ngắn
tiến nhanh trên con dường hiện đại hóa mà thành tựu được kết tinh qua những sáng
tác của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao.

11
- Thơ đổi mới sâu sắc với sự ra đời của phong trào Thơ mới (khởi lên từ năm 1932).
Đó là “một cuộc cách mệnh trong thi ca” đóng vai trò quyết định trong công cuộc
hiện đại hóa thơ ca ở Việt Nam. Cá tính sáng tạo được giải phóng, hàng loạt những
nhà thơ đầy tài năng xuất hiện với những giọng điệu khác nhau. Thành tựu của thơ
ca cách mạng được kết tinh ở tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh và tập
thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đổi mới sâu sắc của tiểu thuyết, truyện ngắn và
thơ, việc ra đời của các thể loại như phóng sự, kịch nói, phê bình văn học cũng là
những biểu hiện cụ thể của sự đổi mới văn học theo hướng hiện đại hóa.
 Ở chặng đường cuối này, hiện đại hoá đã diễn ra trên mọi mặt của hoạt
động văn học, làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo nền văn học
Việt Nam.
 Giới văn học có ý thức tự giác cao hơn về trách nhiệm cầm bút về quan
điểm nghệ thuật và về khuynh hướng thẩm mĩ của mình.
 Ở hai chặng đầu, văn học đã chuyển biến theo hướng hiện đại hóa nhưng sự níu
kéo của cái cũ. Đặc biệt là ở chặng thứ nhất, vẫn còn khá mạnh. Văn chương viết
theo lối cũ có khuynh hướng giáo huấn, biện luận về đạo đức vẫn gắng gỏi cố giữ
vị trí của nó, vẫn muốn cất lên tiếng nói trong một hoàn cảnh xã hội mà các giá trị
về đạo đức đang bị đảo lộn. Chỉ đến chặng thứ ba, sự đổi mói văn học mới thực sự
toàn diện và sâu sắc. Từ đây, nền văn học Việt Nam mới có tính hiện đại từ nội
dung đến hình thức, đã thực là một nền văn học mang tính hiện đại, có thể hòa nhịp
với văn học thế giới.
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu
hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng
phát triển
Phát triển trong hoàn cảnh của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và
sâu sắc của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học Việt Nam thời kì này
đã hình thành hai bộ phận: công khai và không công khai. Văn học công khai là
văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong
kiến. Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí
mật.
a) Bộ phận văn học công khai
- Chịu sự chi phối của chính sách văn hóa nhà nước thực dân, bị kiểm duyệt khắt
khe.

12
-Phân hóa phức tạp theo nhiều xu hướng, mỗi xu hướng có một tờ báo riêng làm cơ
quan ngôn luận cho mình: Tự lực văn đoàn với Phong hóa, ngày nay…
- Xuất hiện thể văn mới: văn phê bình; với những cuộc bút chiến về các đề tài như
nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh; chủ nghĩa tả chân với chủ
nghĩa lãng mạn…
- Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận
văn học công khai lại phân hoá thành nhiều xu hướng, trong đó nổi lên hai xu
hướng chính là văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán.
 Văn học lãng mạn
 Tiền đề: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tràn về Đông Dương trong
hoàn cảnh đất nước đang bị xâm chiếm càng tăng thêm bi quan cho bầu
không khí u ám, buồn thảm vốn đang căng thẳng, ngột ngạt. Trong khung
cảnh đó những người trí thức ấp ủ tinh thần dân tộc mang tâm trạng tiêu
cực muốn thoát ly khỏi những vấn đề bức xúc của cuộc tranh đấu dành
độc lập. Họ có thái độ chán nản, xa lánh chính trị. Thái độ này được củng
cố trên cơ sở mối bất hòa tuyệt vọng giữa họ và hoàn cảnh xã hội đương
thời. Trên cơ sở nền văn hóa chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa phương Tây,
văn hóa Pháp du nhập vào Việt Nam với hạt nhân là tính tự do cá nhân
được đề cao, đem đến một tư tưởng mới mẻ cho một nền văn học bị kìm
hãm bởi những quan niệm phong kiến đã không còn hợp lý. Những tác
giả nhanh chóng tiếp thu những cái hay của văn học lãng mạn, vào tạo
thành trào lưu sáng tác lãng mạn.
 Ý nghĩa: Sự ra đời của trào lưu văn chương lãng mạn giải quyết được bế
tắc, đáp ứng được nhu cầu cho giới trí thức trong bối cảnh xã hội bi quan
đó. Con đường làm văn học nghệ thuật bằng chủ nghĩa lãng mạn là lốt
thoát trong sạch, nơi trú ẩn tinh thần tương đối an toàn có thể gửi gấm
tâm sự, và cũng là phương cách bày tỏ lòng yêu nước.
 Biểu hiện: Chủ nghĩa lãng mạn đề cao tự do cá nhân đã đáp ứng được
khát vọng giải phóng bản ngã, khát vọng tự do yêu đương cho hạnh phúc
cá nhân, cho quyền sống cá nhân. Văn học lãng mạn đã giải phóng cái tôi
cá nhân một cách triệt để sau hàng nghìn năm bị kìm hãm, đề cao tình
cảm cá nhân, đặt con người trở về những tình cảm giản dị nhất, ước mơ
bình thường nhất mà bấy lâu nay văn học không dám nói do sự hà khắc
của chế độ phong kiến. Chủ nghĩa lãng mạn còn là sự phản ứng chống lại

13
xã hội đương thời, con người muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới
khác giúp con người quên đi cuộc sống mà họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra
một cuộc sống làm thỏa mãn "cái tôi" bị tổn thương của con người, nên
thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới đề cao tình cảm và tự do cá
nhân. Cùng với niềm xúc cảm mãnh liệt, những cây bút lãng mạn ấy và
yêu vô cùng tiếng mẹ đẻ. Họ viết văn , làm thơ để mong đóng góp được
chút gì trong hoàn cảnh mất nước, vào việc giữ gìn và phát triển tiếng nói
và văn chương dân tộc. Họ khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và
con người Việt Nam từ hình thức đến tâm hồn. Họ nói dùm nỗi buồn đau
của người dân Việt Nam “ Thiếu quê hương” ngay trên mảnh đất đã sinh
ra mình.
 Nội dung tư tưởng: Chủ nghĩa lãng mạn nói chung là sự thể hiện trên
lĩnh vực mĩ học thái độ bất hòa bất mãn với xã hội, với thực tại. Khao
khát dân chủ tự do, văn minh, tiến bộ, tỏ thái độ bất hòa bất mãn với chủ
nghĩa thực dân tàn bạo, hống hách và với những tập tục phong kiến hủ
bại. Vì thế tuy chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn học Pháp – đất nước
của kẻ xâm lược – văn học lãng mạn Việt Nam vẫn cắm rễ rất sâu vào cội
nguồn dân tộc. Nó đã đi tiên phong và có đóng góp quan trọng vào công
cuộc hiện đại hóa văn học dân tộc trên cơ sở truyền thống văn học Việt
Nam.
 Đề tài: Trên cơ sở nội dung tư tưởng, văn học lãng mạn xoay quanh
những đề tài chủ yếu là viết về tình yêu, về thiên nhiên, về quá khứ, thể
hiện khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội tù túng, dung
tục, tầm thường.
 Các chặng đường phát triển: văn học lãng mạn Việt Nam phát triển từ
đầu thế kỉ XX đến 1945 qua hai giai đoạn lớn, gắn liền với quá trình hiện
đại hóa văn học:
- Giai đoạn thứ nhất diễn ra từ đầu thế kỉ đến khoảng năm 1930:
+ Thơ: Tản Đà, Đoàn Như Khuê, Trần Tuấn Khải.
+ Văn xuôi: Đông Hồ ( Linh Phượng kí), Tương Phố ( giọt lệ thu), nhất là
Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm).
- Giai đoạn thứ hai phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu văn học phong phú:
bao gồm phong trào thơ mới và văn xuôi lãng mạn phát triển theo từng thời
kì nhỏ.

14
+Thời kỳ 1930-1935: Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của phong trào thơ
mới với những cái tên xuất sắc như Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu... và văn xuôi
lãng mạn với đại diện tiêu biểu là nhóm tự lực văn đoàn.
Đối với thơ mới, sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ
như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công
kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ …
Trong bài “Một cuộc cải cách về thơ ca” Lưu Trọng Lư kêu gọi các nhà
thơ mau chóng “đem những ý tưởng mới, những tình cảm mới thay vào
những ý tưởng cũ, những tình cảm cũ”. Cuộc đấu tranh này diễn ra khá
gay gắt bởi phía đại diện cho “Thơ cũ” cũng tỏ ra không thua kém. Các
nhà thơ Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Duy Từ, Nguyễn Văn Hanh
phản đối chống lại Thơ mới một cách quyết liệt. Cho đến cuối năm 1935,
cuộc đấu tranh này tạm lắng và sự thắng thế nghiêng về phía Thơ mới.Ở
giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới
với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu
Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên …
Tiểu thuyết của nhóm tự lực văn đoàn trước mắt gây được tiếng vang, với
những đại diện tiêu biểu là Nhất Linh, Khái Hưng, và Hoàng Đạo với mô
hình tiểu thuyết ái tình mà nhân vật lí tưởng là đôi thanh niên nam nữ Âu
hóa từ y phục đến tâm hồn. Đó là những nhân vật trí thức Tây học thuộc
những gia đình giàu có và sang trọng trong xã hội cũ. Họ đấu tranh cho
hạnh phúc cá nhân, cho luyến ái tự do và cho một phong trào Âu hóa.
Những tác phẩm tiêu biểu ủa các nhà văn này thường là những tiểu
thuyết luận đề: chống lễ giáo phong kiến (Nửa chừng xuân. Đoạn tuyệt,
Lạnh lùng,..); những cải cách xã hội có tính chất không tưởng (Con
đường sáng, Gia đình,…); sự khủng hoảng sâu sắc về tinh thần (Đẹp,
Bướm trắng, Thanh Đức)
+ Thời kỳ 1936 – 1939
Đây là giai đoạn chứng kiện sự giao thoa giữa yếu tố hiện thực và lãng
mạn trong văn học lãng mạn, các nhà văn trước sự tác động của các cuộc
biểu tình, chiến đấu và hoạt động của mặt trận dân chủ bắt đầu chú ý hơn
đến cuộc sống hiện thực của con người. Đặc biệt được thể hiện trong văn
xuôi của Thạch Lam, yếu tố hiện thực được đưa vào rất nhiều. Đối với
phong trào thơ mới, các nhà thơ vẫn đề cao tình cảm cá nhân, và tuyệt
đối hóa cái tôi. Bên cạnh những tình cảm tích cực của Xuân Diệu, nỗi
15
buồn và tiếc nuối quá khứ của Vũ Đình Liên, tình yêu nước của Huy
Cận, thơ mới bắt đầu đi vào giai đoạn thoái trào.
+ Thời kỳ 1940-1945
Văn học lãng mạn bước vào giai đoạn thoái trào, trước sự kêu gọi đấu
tranh giải phong dân tộc, văn học lãng mạn đã không còn tiếp tục có thể
thực hiện chức năng của nó. Các nhà văn rơi vào trạng thái bế tắc, các tác
phẩm tuyệt đối hóa cá nhân một cách quá mức trong khi đất nước đang
bước vào giai đoạn mới, đòi hỏi văn học có những chức năng mới. Văn
học lãng mạn kết thúc là một sự tất yếu, hợp với quy luật của lịch sử,
nhường chỗ cho chủ nghĩa văn học khác với những chức năng khác.
 Thành tựu:
- Nghệ thuật: Tiểu thuyết, truyện ngắn trữ tình, đặc biệt là thơ trữ tình phát
triển rực rỡ. Cách tân, bứt phá, thoát ly quy chuẩn nghệ thuật cũ.
- Nội dung: Thể hiện chủ nghĩa yêu nước: Thể hiện qua thiên nhiên đất
nước, Phong tục đất nước, tình yêu tiếng Việt. Sự thức tỉnh mãnh liệt của
ý thức cá nhân.
 Tổng quan: Bắt đầu quá trình hiện đại hóa, đánh dấu những bước tiến
quan trọng. Văn học lãng mạn, đã đem đến cho nền văn học Việt Nam sự
cách tân mới mẻ về hình thức và nội dung, làm tiền đề cho sự phát triền
của văn học sau này. Chỉ tồn tại một thời gian ngắn nhưng đã để lại cho
văn học nước ta những tác phẩm bất hủ mà không bao giờ ta có thể tìm
lại ở những thời kì văn học khác.
 Văn học hiện thực phê phán:
 Tiền đề: Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX dưới ách thống trị
của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc lột của bọn cường
hào, địa chủ đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân. Từ thành thị
đến nông thôn đâu đâu cũng gặp cảnh bất công, ngang trái, nhân dân bị
đày đọa, bóc lột đến tận xương tủy. Hiện thực cuộc sống tối tăm trong
những năm trước cách mạng đã được các nhà văn ghi lại với những nét
bút chân thực tạo nên một trào lưu lớn trong đời sống văn học lúc bấy
giờ: Trào lưu văn học hiện thực phê phán.
 Ý nghĩa: Chủ nghĩa hiện thực như những lưỡi cày sâu, lật lên những mặt
trái của xã hội đương thời. Các nhà văn đã khắc hoạ thành công những
nhân vật điển hình có ý nghĩa phê phán quyết liệt, tố cáo mãnh liệt những

16
thủ đoạn áp bức bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của giai cấp thống
trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông
sâu sắc.
 Biểu hiện: Chủ nghĩa hiện thực phê phán là một khuynh hướng sáng tác
thuộc chủ nghĩa hiện thực – một khuynh hướng thẩm mĩ không tìm đến
những thế giới xa lạ khác mà hướng tới đời thực, phát hiện ra bản chất
của cuộc sống. Là một khuynh hướng sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực
nhưng chủ nghĩa hiện thực phê phán chưa được ý thức bởi ý thức hệ mới:
ý thức hệ tư sản vì vậy nên khuynh hướng chủ đạo thiên về cảm hứng
phê phán xã hội phong kiến tư sản đồng thời đề cao trân trọng quần
chúng nhân dân. Tuy nhiên cũng do sự hạn chế của ý thức hệ, các tác
phẩm thuộc trào lưu này chưa nhìn thấy được sức mạnh, bản chát cách
mạng của quần chúng nhân dân mà thường hay cái nhìn bi quan thậm chí
bế tắc về tương lai, tiền đồ của lực lượng cơ bản này trong xã hội.
 Nội dung tư tưởng: Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc, các nhà văn hiện
thực đã dựng lên bao cảnh đời, bao số phận đau thương của nhiều tầng
lớp nhân dân trong xã hội cũ. Họ thấu hiểu những nỗi đau tận cùng, nhận
thấy những kết cục bi thảm mà xã hội dành cho những con người khốn
khổ. Có thể nói, tư tưởng “nghệ thuật vị nhân sinh” đã ăn sâu vào những
nhà văn thuộc trào lưu văn học này.
 Đề tài: Nghiêng hẳn về đề tài xã hội, phát hiện các mâu thuẫn hiện
thực gay gắt, đi sâu khám phá bản chất thật sự của đời sống, của con
người. Tính dân chủ và tinh thần nhân dân sâu sắc.
 Các giai đoạn phát triển: gắn với chặng sau của quá trình hiện đại hóa
văn học, chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn thứ nhất 1930-1935
Xuất hiện một số cây bút thu hút được sự chú ý của độc giả. Nguyễn
Công Hoan với tập truyện“Người ngựa ngựa người”(1934),Kép Tư
Bền(1935), Vũ Trọng Phụng với hai phóng sự“Cạm bẫy
người”(1933),“Kĩ nghệ lấy Tây”(1934); Tam Lang với phóng sự“Tôi kéo
xe”(1935), truyện ngắn“Một đêm trước”; Ngô Tất Tố với “Giao cầu
thuyên tán”; Tú Mỡ với tập thơ trào phúng“Dòng nước ngược”.Nguyễn
Công Hoan là đại biểu xuất sắc nhất. Các tác phẩm của chủ nghĩa hiện
thực phê phán thời kì này đã toát lên tinh thần phê phán: phê phán tính

17
chất bất công, vô nhân đạo của xã hội; bộc lộ sự cảm thông, thương xót
đối với các nạn nhân của xã hội.
Hạn chế: nội dung phản ánh hiện thực của các tác phẩm thời kì này còn
hạn hẹp, chưa sâu sắc, chỉ mới phản ánh hiện tưọng nổi lên trên bề mặt
của xã hội chưa tập trung vào mâu thuẫn cơ bản của xã hội, tính chất
chiến đấu chưa cao, mục đích phê phán chưa thật chính xác, thế giới nhân
vật mới tập trung vào dân nghèo, lưu manh thành phố. Nhiều tác phẩm
chỉ mới có tính chất ghi chép, tình cảm của các nhà văn đối với người
nghèo chưa được sâu sắc, cái nhìn còn có vẻ khinh bạc, một vài phóng sự
chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa tự nhiên…
- Giai đoạn thứ hai 1936-1939
Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh, các tác giả được tự do trên
văn đàn, có điều kiện tiếp xúc với sách báo cách mạng công khai; lưỡi
kéo kiểm duyệt của thực dân Pháp đỡ gắt gao hơn, không khí của thời đại
phát huy cao độ sở trường của nhà văn nên văn học hiện thực phê phán
phát triển rực rỡ hơn bao giờ hết. Lực lượng sáng tác ngày càng đông,
bên cạnh những nhà văn của giai đoạn trước có thêm Mạnh Phú Tứ, Đồ
Phồn, Nguyên Hồng, Trần Tiêu…Các tác phẩm phong phú, xuất hiện
nhiều tiểu thuyết, tiểu phẩm, truyện ngắn phát huy được sức mạnh như
một vũ khí sắc nhọn: Ngô Tất Tố với“Tắt Đèn”, “Lều chõng”; Vũ Trọng
Phụng với“Số đỏ”, “Giông tố”, “Vỡ đê”, “Cơm thầy cơm cô”;Nguyên
Hồng có“Bỉ vỏ”, “Những ngày thơ ấu”,Nguyễn Công Hoan có“Bước
đường cùng”, “Cái thủ lợn”…
Các nhà văn hiện thực phê phán thời kì này bắt đâu đi sâu phản ánh bản
chất đích thực và những vấn đề nổi cộm trong lòng xã hội: mâu thuẫn
giai cấp, những thủ đoạn của quan lại phong kiến, chính sách thâm độc
của thực dân; nói lên thật thống thiết nỗi khổ của nông dân, cổ vũ, biểu
dương tinh thần đấu tranh, phản kháng, xây dựng thành công nhân vật
điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Nhiều cuốn tiểu thuyết khái quát
được những mảng lớn của đời sống xã hội. Ngọn cờ của chặng này là
Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng.
- Giai đoạn thứ ba từ 1940 đến 1945:
Cảm hứng phê phán vẫn là chủ đạo song có thêm những nét đặc sắc mới
được thể hiện nổi bật nhất trong những sáng tác của Nam Cao. Nếu
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố thiên về tả thực phản
18
ánh xã hội đương thời thì Nam Cao không chỉ miêu tả mà còn phân tích lí
giải những hiện tượng, những vấn đề của hiện thực đó. Ngòi bút Nam
Cao luôn có xu hướng phân tích xã hội qua việc phân tích tâm lý nhân
vật. Có thể nói, đến Nam Cao, cảm hứng phê phán đã trở thành cảm hứng
phân tích phê phán.
Văn học hiện thực phê phán Việt Nam trải qua ba chặng đường phát triển
và đã đạt được thành tựu xuất sắc ở giai đoạn cuối. Dòng văn học này
thực sự đã góp phần không nhỏ vào công cuộc hiện đại hoá nền văn học
dân tộc.
 Thành tựu:
- Nghệ thuật: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, kí sự phát triển rực rỡ. -
Xây dựng những điển hình nghệ thuật.
- Nội dung: Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ trên tinh thần dân chủ:
Yêu thương con người cũng là yêu thương chính mình; Đối tượng yêu
thương và người viết ở vị trí ngang hàng. Phản ánh một cách trung thực
và toàn diện bản chất hiện thực xã hội đương thời, bênh vực người bị áp
bức, tố cáo, chống lại những thế lực xấu xa, giả dối, đàn áp con người.
 Tổng quan: Hoàn thiện quá trình hiện đại hóa, đẩy quá trình hiện đại hóa
lên đỉnh cao. Văn học giai đoạn này đã phản ánh đúng đặc trưng của thời
đại làm cho văn học có thêm những phẩm chất và giá trị mới. Khi nào ở
đâu trong xã hội vẫn còn những bất công, đau khổ, còn có buồn chán và
bế tắc thì ở đó còn cần phải được phê phán. Sự xuất hiện những tác phẩm
mang màu sắc tự truyện của một số cây bút tiêu biểu đã góp phần làm
cho văn học trở nên chân thực và gần gũi.
 Văn học lãng mạn và văn học hiện thực cùng tồn tại song song, vừa đấu
tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, có khả chuyển hoá lẫn
nhau. Nhìn chung, hai xu hướng văn học này luôn ở trong quá trình diễn
biến, đổi thay, giữa chúng không có ranh giới thật rạch ròi, không đối lập
nhau về giá trị. Xu hướng văn học nào cũng có những cây bút tài năng và
những tác phẩm xuất sắc đóng vai trò qua trọng trong tiến trình hiện đại
hóa văn học Việt Nam.
b, Bộ phận văn học không công khai
- Bao gồm thơ văn cách mạng, tiêu biểu nhất là thơ văn sáng tác trong tù.
- Văn học cách mạng cũng có lúc được lưu hành công khai (văn thơ Đông
Kinh nghĩa thục, văn thơ cách mạng thời kì Mặt trận Dân chủ), nhưng
19
chủ yếu vẫn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật của chế độ thực dân phong
kiến và đời sống văn học bình thường.
 Tiền đề: Sự ra đời của Ðảng cộng sản đã tạo ra một bước ngoặt quyết
định cho lịch sử cách mạng Việt Nam. Chính quyền cách mạng được
thành lập, bước đầu thực hiện những quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
Đây cũng là thời kì mà phong trào cách mạng lên cao hơn bao giờ hết.
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, luôn bị kẻ địch khủng
bố ráo riết, thiếu thốn những điều kiện vật chất tối thiểu để sáng tác và
phổ biến, nhưng cùng với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, xu
hướng văn học này ngày càng phát triển.
 Nội dung tư tưởng: Là tiếng nói của các chiến sĩ và quần chúng nhân
dân tham gia phong trào cách mạng. Họ coi thơ văn trước hết là một thứ
vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù dân tộc, là phương tiện để truyền
bá tư tưởng yêu nước và cách mạng. Quan niệm này được thể hiện sâu
sắc và nhất quán từ Phan Bội Châu: “Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà
cầm quyền trông gió cũng gai ghê – Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng,
cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói” (Văn tế Phan Châu Trinh đến Hồ
Chí Minh: “Nay ở trong thơ nên có thép – Nhà thơ cũng phải biết xung
phong” (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”).
 Biểu hiện: Văn học cách mạng đã đánh thẳng vào bọn thống trị thực dân
cùng bè lũ tay sai, nói lên khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dân
tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tin không gì lay
chuyển nổi vào tương lai tất thắng của cách mạng. 
 Các giai đoạn phát triển: Thơ ca cách mạng trong văn học Việt Nam có
sự chuyển biến rõ nét gắn liền với quá trình hiện đại hóa từ Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh là những tác giả đại diện cho văn học cách mạng
thời kì 1900-1930 cho đến Tố Hữu và Hồ Chí Minh là hai tác giả đại diện
cho văn học cách mạng thời kì tiếp sau đó 1930-1945 trên nhiều bình
diện.
- Giai đoạn đầu: Trong văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX, đặc biệt là những
bài thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, sáng
ngời hình ảnh người chí sĩ cách mạng nhiệt huyết sôi trào, sẵn sàng xả
thân vì Tổ quốc, tỏ rõ khí phách hiên ngang, bất khuất khi bị sa vào tay
giặc. Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nhiệt, khí phách hiên ngang, tầm
nhìn rộng lớn, ý thức về trách nhiệm của một nho sĩ và niềm tin vào sự
20
nghiệp cứu nước cứu dân. Tiếng lòng của nỗi mong mỏi được trở về với
cuộc sống tự do tự tại trong những vần thơ của những người tù (Vào nhà
ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn)
- Giai đoạn sau: phát triển mạnh mẽ, thể hiện đường lối của ĐCS, gắn liền
và phục vụ các phong trào cách mạng. Xây dựng hình tượng chiến sĩ say
mê lí tưởng, khát khao chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì giai cấp dân tộc và
nhân loại trên tinh thần lạc quan chiến thắng. Nhận thức được quy luật
khách quan lịch sử, cảm thấy hoàn toàn tự do dù bị tù đày. Thơ ca của Tố
Hữu và Hồ Chí Minh lại khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ cộng sản với
lí tưởng sống và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng với lòng thiết tha
yêu tổ quốc, yêu con người và thiên nhiên. Những tác phẩm tiêu biểu
như Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh), Từ ấy (Tố Hữu), Ngục Kon
Tum (Lê Văn Hiến) đã khắc hoạ khá thành công hình ảnh con người mới
của thời đại – những chiến sĩ kiên cường bất khuất, sẵn sàng hi sinh vì lí
tưởng cách mạng và sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ở bộ phận văn học không công khai này, quá trình hiện đại hoá gắn liền
với quá trình cách mạng hoá văn học.
 Thành tựu:
- Nghệ thuật: Kế thừa những nét đẹp truyền thống đồng thời cách tân tạo
nên những tuyệt bút phát triển rực rỡ nghệ thuật văn học.
- Nội dung: hiện lên đầy đủ vẻ đẹp và trách nhiệm của con người đối với
đất nước trong những năm tháng Tổ quốc bị xâm lăng, khẳng định sự tiếp
nối và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc.
 Tổng quan: Vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù dân tộc, là phương
tiện để truyền bá tư tưởng yêu nước và cách mạng, góp phần hoàn thiện
quá trình hiện đại hóa văn học, là tiền đề cho sự phát triển của văn học
Việt Nam giai đoạn sau.
 Nhìn bao quát, giữa các bộ phận văn học (công khai và không công khai),
giữa các xu hướng văn học có sự khác biệt và đấu tranh với nhau về mặt
khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật. Nhưng trong thực tế,
chúng ít nhiều vẫn tác động, thậm chí có khi chuyển hoá lẫn nhau để
cùng phát triển. Điều đó đã tạo nên tính chất đa dạng, phong phú, phức
tạp của văn học thời kì này, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1930 đến năm
1945.

21
3. Văn học Việt Nam  từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám phát
triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. 
 Biểu hiện: Cùng với sự chuyển biến của tình hình xã hội, văn học thời kì
từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở đi,
đã phát triển hết sức nhanh chóng. Chỉ trong vòng hơn một thập niên, các
bộ phận, các xu hướng văn học đều vận động, phát triển với một tốc độ
đặc biệt khẩn trương, mau lẹ. Điều đó được thể hiện qua sự phát triển về
số lượng tác giả và tác phẩm, sự hình thành và đổi mới các thể loại văn
học và độ kết tinh ở những tác giả và tác phẩm tiêu biểu.
 Nguyên nhân:  Sự thúc bách của thời đại. Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX đến năm 1945 đã đặt ra biết bao vấn đề về đất nước, về cuộc sống,
con người và nghệ thuật đòi hỏi văn học thời kì mới phải giải quyết mà ở
những thời kì trước đó chưa từng có. Tuy nhiên, nhân tố quyết định chính
là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc. Từ xa xưa, dân tộc ta đã
có một sức sống mãnh liệt mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước và tinh
thần dân tộc. Giờ đây, sức sống đó được tiếp sức bởi các phong trào đấu
tranh yêu nước và cách mạng suốt gần nửa thế kỉ, nhất là từ sau năm
1930 với sự ra đời của Đảng Cộng sản. Tiếng Việt và văn chương Việt là
một phương diện biểu hiện của sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đó. Sự phát
triển của văn học thời kì này còn do sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của
“cái tôi” cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm
hãm. Chính “cái tôi” cá nhân này là một trong những động lực tạo nên sự
phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng và những thành tựu rực rỡ
của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX theo hướng hiện đại hoá.
III Thành tựu
1. Kế thừa và phát huy trên tinh thần dân chủ sâu sắc những truyền
thống tư tưởng lớn của dân tộc.

Lòng yêu nước, tinh thần Chủ nghĩa nhân


Chủ nghĩa anh hùng
dân tộc đạo
Văn -Vẻ đẹp thiên nhiên đất -Đề cao hạnh phúc -không thể hiện
học nước. cá nhân: đấu tranh
lãng -Truyền thống văn cho tự do luyến ái,
mạn hóa của con người Việt chống lại lễ giáo

22
Nam. phong kiến.
-Nỗi “tủi hờn sông núi” vì -Thương xót
cảm thấy “thiếu quê những kiếp sống
hương” ngay trên đất nhạt nhẽo, mòn
nước mình. (Nguyễn mỏi, vô danh, vô
Tuân). nghĩa, “mờ mờ
-Tình yêu tiếng Việt. nhân ảnh”. (Nội
-Phê phán những thói hư dung mới)
tật xấu trong xã hội, vach -Đồng cảm sâu sắc -không thể hiện
Văn
trần bộ mặt giai cấp thống với người lao động
học
trị è yêu nước. dẫu dưới vẻ lam lũ,
hiện
thô kệch, xấu
thực
xí è Ngòi bút xót
phê
xa, yêu thương,
phán
trân trọng.
-Hành động cứu nước: -Nhìn nhận nhân
-Thấm nhuần tinh thần
những chiến sĩ đấu tranh dân lao
thép – văn chương là
giải phóng dân tộc, sẵn động không chỉ là
vũ khí chiến đấu.
sàng xả thân vì độc lập, tự nạn nhân bất
-Nhân dân quần chúng
do. lực mà còn là có thể trở thành anh
Văn -Yêu cầu giải phóng dân những người có
hùng.
học tộc không tách rời yêu cầu khả năng cải tạo
-Nhân vật chính là
cách giải phóng giai cấp cần thế giới è người
người chiến sĩ xuất
mạng lao è Lòng yêu nước gắn dân có thể trởthân từ giai cấp cần
vô liền với lí tưởng xã hội thành những anh
lao đứng lên đấu tranh
sản chủ nghĩa. (Nội dung mới hùng. lật đổ chế độ thực dân
mẻ) phong kiến, giải
phóng dân tộc và nhân
loại.
-Thấm nhuần tinh thần
lạc quan chiến thắng.
Văn -Quan niệm “nước là của -Tình thương của -Anh hùng là một
học vua” yêu nước là trung kẻ bề trên è những nhân vật cụ thể,
thời với vua. vị quan, những ông thường là vua, quan

23
vua “phụ mẫu chi hay một nhân vật xuất
dân”  thương xót chúng è những
cho dân chúng, “đấng”, “bậc” trong

những kẻ ở bên XH è là một cá thể có
trước
dưới. tên tuổi, xuất thân rõ
ràng, có khi chất hơn
người.

2. Cách tân thể loại


stt Thể loại Trước 1930 – 1930 - 1945
1945
1 Tiểu Không được coi Phát triển mạnh mẽ: Số đỏ (Vũ Trọng
thuyết, trọng Phụng), Gió đầu mùa (Thạch Lam),
truyện “Vang bóng một thời” (Nguyễn Tuân),
ngắn Chí Phèo (Nam Cao)…
2 Thơ Có một truyền -Từ Tản Đà è Thơ Mới: 15 năm đã tạo ra
thống thơ ca lâu hàng loạt tài năng lớn với nhiều phong
đời, nhiều tác cách độc đáo: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn
phẩm bất Mặc Tử, Nguyễn Bính.
hủ è Làm cho quá
trình HĐH thơ
diễn ra chậm chạp
hơn văn xuôi.
3 Kịch chịu nhiều ảnh -Thực sự được hiện đại hóa: Nguyễn Huy
hưởng của chèo, Tưởng (Vũ Như Tôi,…)
tuồng, cải lương.
4 Phóng sự Không có Là thể văn gắn với hoạt động báo chí,
thường thực hiện những cuộc điều tra về
tệ nạn xã hội.
Các tác giả tiêu biểu: Nguyễn Ái Quốc,
Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng.
5 Phê bình Không có Những ngòi bút thật sự chuyên tâm xuất
hiện.
Các tác giả tiêu biểu: Hoài Thanh, Vũ

24
Ngọc Phan…
6 Tùy bút, Đã có (Vũ trung Hiện đại hóa và phát triển mạnh.
bút kí tùy bút – Phạm Tiêu biểu nhất: Nguyễn Tuân.
Đình Hổ, Thượng
Kinh Kí Sự - Lê
Hữu Trác).
ð  Ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ, có khả năng diễn tả gần như mọi khía cạnh của
đời sống, thiên nhiên, nội tâm con người. Có thể kể đến nhiều bậc thầy ngôn
ngữ như: Nam Cao, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân.

C. Kết luận
Hiện thực đời sống bao giờ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông, bất tận của tâm
hồn nghệ sĩ. Bất kì một sáng tác nghệ thuật nào nếu không bén rễ vào cuộc đời,
không hút nguồn sống dạt dào chảy trong lòng cuộc sống thì nó sẽ không thể tồn
tại trong thế giới khắc nghiệt của văn chương nghệ thuật. Là nhà văn chân chính,
ngòi bút của anh phải chấm vào nghiên mực cuộc đời thì tác phẩm của anh mới
neo chặt trong tâm hồn của người thưởng thức. Trước những biến động của thời
đại, văn học giai đoạn đầu TK XX đến trước cách mạng đã thực hiện quá trình hiện
đại hóa, cách tân với những biến chuyển rõ nét mang tầm ảnh hưởng.
Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thế kỉ XX – Cách mạng tháng 8 – 1945
có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Những yếu
tố lịch sử, xã hội, văn hóa của một thời đại biến động đã dội vang vào văn học và
sự vận động, biến đổi của các yếu tố đó góp phần không nhỏ vào cuộc chuyển
mình của văn học Việt. Phát triển trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, văn học
Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 không tránh khỏi
những hạn chế về nhiều mặt. Nhưng những thành tựu của văn học thời kì này là hết
sức to lớn, gắn liền với kết quả của cuộc cách tân về thể loại và ngôn ngữ. Đây là
thời kì văn học để lại nhiều tên tuổi lớn, nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có
những tác phẩm xứng đáng là kiệt tác.Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
Cách mạng tháng Tám năm 1945 có vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến
trình văn học dân tộc: kế thừa tinh hoa truyền thống văn học dân tộc trong suốt
mười thế kỉ, đồng thời mở ra một thời kì văn học mới – thời kì văn học hiện đại, có
khả năng hội nhập với nền văn học của thế giới. Nghiên cứu sự chuyển biến của

25
quá trình hiện đại háo văn học Việt là việc làm cần thiết giúp chúng ta có cái nhìn
hệ thống, khoa học để đánh giá những thành tựu nghệ thuật.

NGUỒN THAM KHẢO


1. BLOG CHUYÊN VĂN
2. VANCHUONGVIET.ORG
3. THEKI.VN
4. GIOIVAN.NET

26

You might also like