You are on page 1of 22

ĐẠI CƯƠNG CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH U NÃO

Mục tiêu:
1. Trình bày các phân loại u não.
2. Phân biệt được các u trong trục hay ngoài trục.
3. Trình bày được nguyên tắc chung phân tích một tổn thương
u não trên phim chụp CLVT và CHT
4. Trình bày được một số đặc điểm của các loại u não thường
gặp.

I. Định nghĩa: U não là thuật ngữ thường dùng có tính quy ước để chỉ các
u trong sọ, nó bao gồm u trong nhu mô não và các khối u màng não, u có
nguồn gốc thần kinh, mach máu.
II. Phân loại u não.
Theo tổ chức tế thế giới (WHO 1979)
1. Các u của tổ chức thần kinh đệm (glioma)
- U tế bào sao (astrocytoma).
- U tế bào thần kinh đệm ít nhánh (oligodendroglioma)
- U màng não thất và đám rối mạch mạc (ependymoma).
- U tế bào tuyến tùng (pinealoma).
- Các u kém biệt hoá và có nguồn gốc từ bào thai (Gliblastoma,
Medulloblastoma, Medulloepilioma).
2. Các u neuron
- Gangliocytoma.
- Neuroblastome.
3. Các u nguồn gốc màng não
- Meningioma
- Meningiosarcoma
- Fibrosarcoma
- Fibroxanthoma
- Melanoma
4. U hạch bạch huyết ác tính nguyên phát: Lymphoma
5. Các u nguồn gốc mạch máu: Hemangioblastoma
6. U có nguồn gốc tế bào mầm: Germinoma, Choriocarcinoma.
7. Các dị dạng bẩm sinh và giả u
- Craniopharyngioma
- Dermoid Cyst
- Lipoma
- Hamartoma
8. Các dị dạng mạch máu: Angioma
9. Các u vùng yên:
- Aadenoma.
- Adenocarcinoma.
10. Các u bao dây thần kinh.
- Schwannoma.
- Neurinoma
- Neurofibroma
11. Các u di căn.
12. Các u không phân loại.
Phân loại theo tính phổ biến của bệnh (theo Osbon 1996)
1. Các U nguyên phát: Chiếm 2/3 các u não
- U thần kinh đệm (glioma) thường gặp nhất, chiếm 45-50%
- U tế bào hình sao (astrocytoma): 35-40%
- U tế bào thần kinh đệm ít nhánh (oligodendroglioma): 2%
- U màng não (ependymoma): 3%
- U đám rối mạch mạc (Choroid plexus papillomas): < 1% (3% u trẻ em)
- U màng não (meningioma): 15%
- Adenome tuyến yên: 10%
- U nguyên bào tuỷ (medulloblastoma): 6%
- U bao rễ thần kinh (Schwannoma): 6%
- U sọ hầu (Craniopharingioma): 6%
- U sọ hầu (Craniopharingioma): 6%
- U lymphôm: 1%
- U nguyên bào máu (hemangioblastoma): 1%
- Các U khác: 5-10%
2. Các U thứ phát: chiếm 1/3 các trường hợp
2.1. Vị trí.
- Trong nhu mô: Thường thấy, hay ở gianh giới chất trắng-xám.
- Màng não: Hay gặp di căn từ các u hệ thần kinh trung ương.
- Màng cứng: Ít gặp, thường phối hợp với di căn vào vòm sọ.
2.2. Nguyên nhân
- Ung thư phổi: 45%

- Ung thư vú: 15%


- U hắc tố: 10-15%
- Ống tiêu hoá: 10-15%

Phân loại theo tuổi và vị trí.


1. Ngưới lớn
1.1. Đặc điểm chung.
- 80-85% các u não ở người lớn

- U nguyên phát chiếm 2/3, u thứ phát 1/3


- Di căn ở người lớn nhiều hơn trẻ em

- Tuổi càng cao thì tỷ lệ ác tính càng cao


1.2. Vị trí
A. Các u trên lều (chiếm 3/4)

- Các u thường gặp:

+ U tế bào hình sao (astrocytoma)

+ U màng não (meningioma)

+ Adenoma tuyến yên

+ U thần kinh đệm ít nhánh (oligodendroglioma)

+ U di căn

- Các u ít gặp:

+ Lymphoma

- Các u hiếm gặp:

+ U màng não tủy (ependymoma)

B. Các u dưới lều tiểu não:

- U thường gặp:

+ U bao rễ thần kinh (schwannoma)

+ U màng não (miningioma)

+ U dạng biểu bì (epidermoid)

+ Di căn

- U ít gặp:
+ U nguyên bào máu (hemangioblastoma)

+ Glioma của thân não

- U hiếm gặp:

+ U nhú đám rối mạch mạc (choroid plexus papilloma)


2. Trẻ em.
2.1. Đặc điểm chung
- Chiếm 15-20 % các u não

- 15% các u ở trẻ em xuất hiện ở não


- U đứng thứ hai ở trẻ em sau lơxêmi

- Thường là u nguyên phát.

2.2. Trẻ nhỏ < 2 tuổi

- Thường là bẩm sinh

- Mô bệnh học

+ U tế bào hình sao (astrocytoma)

+ U thần kinh ngoại bì (Primitive neuroectodermal tumors


PNET) 15%
+ U quái (Teratoma)

+ U đám rối mạch mạc

- Vị trí: 2/3 trên lều, 1/3 dưới lều

2.3. Trẻ > 2 tuổi.


* Mô bệnh học:

- U tế bào hình sao 50%


- U thần kinh ngoại bì 15%

- U màng não 10%

- U sọ hầu 10%

- U vùng tuyến tùng 3%

* Vị trí:

- Trên lều: 50-70%

+ U tế bào hình sao bậc thấp hay nang lông: 45-50%


+ U sọ hầu 12%
+ Glioma của giao thoa thị giác, TK thị, dưới đồi;12%
+ U nhú đám rối mạch mạc 12%
+ U màng não thất 10%
+ U vùng tuyến tùng 5% U khác :
hiếm
- Dưới lều : 30-50%

+ U tế bào hình sao 25-30%


+ U nguyên bào tuỷ 25-30%
+ Glioma thân não 15-25%
+ U màng não thất 12-15%

IV. NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH U NÃO TRÊN PHIM
CHỤP CLVT-MRI.
1. Các yếu tố chung giúp chẩn đoán:
- Tuổi
- Giới
- Các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm có liên quan
- Tần suất hay gặp của U: Glioblastoma 40%, Meningioma 18%,
astrocytoma 16%…
2. Dấu hiệu trực tiếp:
2.1. Định khu:
Trong hay ngoài trục: là giai đoạn đầu tiên quan trọng trong chẩn đoán
phân biệt, chẩn đoán dựa vào môt số dấu hiệu sau:

Dấu hiệu U trong trục U ngoài trục

Nằm liền với xương, màng Thường không Có


cứng

Thay đổi xương Thường không Có

Các khoang dịch màng não và Bị xoá Thường rộng


bể
não

Gianh giới tuỷ vỏ Bị phá Còn

Mạch nuôi Cảnh trong Cảnh ngoài

Trên lều hay dưới lều:


Trên lều Dưới lều
-Các u của thuỳ não (trán, thái -Các u đường giữa (thùy nhộng, NT
dương, đỉnh, chẩm) 4)
-Các u sâu của bán cầu (các nhân -Các u thuỳ tiểu não
xám, vùng bầu dục hay NT bên)
-Các u vùng yên -Các u thân não
-Các u vùng NT ba -Các u ngoài trục trước hay bên
-Các u vùng tuyến tùng -Các u lỗ chẩm

2.2. Khối đơn độc hay nhiều khối: Nhiều khối thường nghĩ đến di căn thể
nhiều khối, lymphom, glioblastome multiforme…
2.3. Kích thước khối
2.4. Đường bờ: đều hay không đều, có rõ hay không.
2.5. Tỷ trọng: Có 5 loại tỷ trọng
Loại 1: có tỷ trọng thấp, có thể thấy ở 3 mức độ
- Độ I: Thấp nhưng trên tỷ trọng dịch (15-30 HU)
- Độ II: Thấp ngang tỷ trọng dịch (0-14 HU)
- Đô III: Thấp dưới tỷ trọng dịch (<0 HU)
Loại 2: Đồng tỷ trọng ( ngang tỷ trọng nhu mô não tương ứng)
Loại 3: Tỷ trọng cao ( cao hơn tỷ trọng nhu mô não tương ứng)
Loại 4: Tỷ trọng đồng nhất
Loại 5: Tỷ trọng hỗn hợp
* Các yếu tố gây giảm tỷ trọng thường là các tổ chức dạng dịch: phù, tạo
kén, hoại tử và tổ chức mỡ.
* Các yếu tố gây tăng tỷ trọng có thể
- Tăng tỷ trọng tự nhiên: chảy máu, vôi hoá trong u, do tăng các tế bào
u.
- Tăng tỷ trọng sau khi tiêm thuốc: do tăng tưới máu vùng u, do vỡ
hàng rào máu não, hay ở các huyết quản có máu lưu thông.
2.6. Tính chất ngấm thuốc
Cường độ ngấm:
- < 4 HU: không ngấm thuốc
- 4-5 HU: ngấm độ I
- 5-10 HU: độ II
- >10 HU: độ III
Kiểu ngấm:
- Ngấm thuốc hình vòng: glioblastoma, u di căn, u não có hoại tử trung
tâm
- Ngấm thuốc từng đám: glioma, angioma.
- Ngấm thuốc đồng nhất: meningioma, neurinoma, u tuyến yên, u đám
rối mạch mạc…
- Không ngấm thuốc: astrocytoma, oligodendroglioma, u di căn..
3. Dấu hiệu gián tiếp:
3.1. Phù não.
- Hình giảm tỷ trọng chất trắng xung quanh u tạo nên dấu hiệu “hình
ngón”.
- Mức độ phù não: có 3 mức độ
+ Độ I: rìa phù tới 2 cm quanh u
+ Độ II: rìa phù > 2 cm, có thể chiếm nửa bán cầu
+ Độ III: Vùng phù > 1 bán cầu.
3.2. Hiệu ứng khối.
- Có thể thấy sự thay đổi hình dạng, cấu trúc các não thất, sự dịch
chuyển đường giữa hay của các hình vôi hoá sinh lý còn gọi chung là
“dấu hiệu choán chỗ”.
- Mức độ dịch chuyển đường giữa: 3 mức độ
+ Độ I: < 5 mm
+ Độ II: 5-10 mm
+ Độ III:> 15 mm🡪 cần phối hợp LS xét xử trí cấp cứu.
* Hậu quả của hiệu ứng khối nhiều có thể gây thoát vị não.
- Thoát vị não, còn được gọi là thoát vị nội sọ mắc phải, là sự dịch chuyển
mô não từ vị trí bình thường của nó, vào một không gian liền kề do hậu quả
của hiệu ứng khối. 
- Thoát vị não gây ra các rối loạn thần kinh, đê ép các mạch máu gây thiếu
máu não, là dấu hiệu đe dọa tính mạng đòi hỏi chẩn đoán va xử trí kịp thời.
- Các thể thoát vị não:
● Thoát vị dưới liềm não.
● Thoát vị hạnh nhân tiểu não.
● Thoát vị xuống dưới/lên trên lều tiểu não.
 4. Đánh giá sự lan rộng của khối u
- Khi phát hiện có u thì cần phải chẩn đoán và đánh giá lan toả của u để:
Xác định rõ vị trí để làm sinh thiết nổi khi có thể, có kế hoạch phẫu thuật
cắt bỏ chính xác, có kế hoạch để xạ trị.
- Để đánh giá lan toả u thường hay dùng chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc
cản quang và sau đó là chụp cộng hưởng từ với các chuỗi xung khác nhau
và nhất là có tiêm thuốc đối quang từ.

V. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA U NÃO THƯỜNG GẶP


1. Các U tế bào sao (astrocytoma):
- U được cấu tạo bởi nguyên sinh chất hoặc các sợi nhỏ của những tế bào
sao(astrocytes). Ranh giới của chúng thường không rõ với tổ chức não lành,
phát triển chậm theo kiểu choán chỗ và thâm nhiễm.
- Là u hay gặp nhất: ở người lớn thường trên lều (ưu thế thuỳ trán và thái
dương), trẻ em dưới lều
- Phân loại: theo tế bào học phân biệt 4 mức độ ác tính theo độ biệt hoá.
+ Độ I: astrocytome pilocystique juvenile
+ Độ II: astrocytome fibrillaire/diffuse
+ Độ III: astrocytome anaplatique
+ Độ IV:glioblastome.
1.1. Độ I
- Trẻ em: tiểu não, vùng thần kinh thị, hạ đồi. Người lớn: mọi vị trí
- Lành tính: bậc I của OMS
- CT scanner:
+ Khối tròn hay bầu dục, giảm hay đồng tỷ trọng
+ Bờ: nét, đều
+ Vôi: 10%
+ Dạng kén
+ Không/ít phù não
+ Sau tiêm: không/ít bắt thuốc
- CHT:
+ T1W: đồng/giảm tín hiệu
+ T2W: tăng
+ DW: không hạn chế khuếch tán.
+ T1W Gado: không/ít bắt thuốc
- Có thể có hình ảnh tắc nghẽn não thất khi u chèn ép.
- Điều trị: phẫu thuật.
1.2. Độ II
- Thường biểu hiện là một vùng bất thường ở thân não hay vùng chất trắng
trên lều.
- Thường thâm nhiễm rộng theo đường đi của vùng chất trắng lân cận.
- TB học: lành tính, nhưng có thể chuyển dạng ác tính
- CT:
+ Khối giảm tỷ trọng, đồng nhất.
+ Ranh giới không rõ
+ Phù não ít.
+ Sau tiêm: không bắt thuốc/bắt thuốc ít
-MRI:
+ T1W: giảm tín hiệu
+ T2W: tăng tín hiệu
+ DW: không hạn chế khuếch tán.
+T1W Gado: không bắt thuốc/bắt thuốc ít.
1.3. Độ III:
- Thường chuyển độ IV trong vài năm
- Hình ảnh tương tự độ II nhưng có một số khác biệt:
+ Hiệu ứng khối lớn hơn
+ Phù não nhiều hơn
+ Bắt thuốc: nhiều hơn và nhiều kiểu bắt thuốc.
1.4. Độ IV:
- Là loại u thường gặp nhất ở người lớn, có thể nguyên phát hay phát triển
lên từ độ thấp.
- U tăng sinh mạch, hoại tử trong u
- Lứa tuổi: 65T, có thể ở mọi lứa tuổi, nam > nữ
- Thường gặp nhất ở vùng chất trắng sâu, trên lều
- U có khả năng lan qua thể chai, phát triển cùng lúc ở hai bán cầu tạo hình
cánh bướm (glioblastoma).
- CT:
+ Điển hình: u có hai vùng riêng biệt, đặc ở ngoại vi, hoại tử trung tâm.
Ngoại vi bắt thuốc mạnh dạng viền, thành dày không đều, bờ trong nham
nhở.
+ Phù não rộng quanh u.
+ Thường không có vôi hoá trừ khi phát triển từ độ thấp.
+ Chảy máu trong u tái phát nhiều lần.
+ Điều trị: điều trị phẫu thuật, xạ trị, hoá chất 18-24 tháng
2. U tế bào thần kinh đệm ít nhánh(oligodendroglioma)
2.1. Đặc điểm chung
- Chiếm 4% các u nội sọ, 18% các Glioma
- Chủ yếu ở người lớn, 35-45t, nam > nữ
- Phát triển chậm, thời gian sống > 5 năm khoảng 50%
- Vị trí: hay gặp ở thuỳ trán(38%) thái dương (33%), nếu ở trẻ em có thể gặp
ở đồi thị.
- CT:
+ Không đồng nhất có thể giảm(vùng hoá nhầy), đồng tỷ trọng, vôi hoá (47
%, điển hình vôi kiểu “khói thuốc”, “cục đất”, chảy máu (hiếm)
+ Hiệu ứng khối: phù ít.
+ Có thể có huỷ xương sọ hay xương bướm.
+ Sau tiêm: bắt thuốc không đồng nhất, thường bắt thuốc ở ngoại vi, thành
hình vòng không đều, dày.
- MRI:
+ T1W, T2W: không đồng nhất, có thể tăng tín hiệu (chảy máu cũ).
+ DW không hạn chế khuếch tán
+ T1W Gado: bắt thuốc như CT.
3. U nguyên bào tủy (medulloblastoma):
- Là u ác tính bậc nhất gặp ở hố sau ở trẻ em.
- Thường phát triển từ thuỳ nhộng tiểu não, thâm nhiễm xung quanh, chèn
ép não thất IV.
- Tiên lượng xấu.
- CT:
+ Đồng hoặc hơi tăng tỷ trọng trước tiêm, có giãn não thất 3 và bên.
+ Có thể có nang hay hoại tử trung tâm.
+ Hiếm có vôi hoá.
+ Sau tiêm: bắt thuốc mạnh, thường đồng nhất.
- MRI:
+ T1W: giảm tín hiệu
+ T2W: đồng hoặc giảm nhẹ tín hiệu (do có mật độ tế bào cao).
+ DW: không hạn chế khuếch tán.
+T1W Gado: bắt thuốc mạnh
+ FLAIR: giúp chẩn đoán phân biệt Medullo và astro:
Me 🡪 đồng tín hiệu với nhu mô lành
Astro 🡪 tăng tín hiệu với nhu mô lành(do chứa nhiều nước hơn).
- Điều trị:
+ Cắt bỏ hoàn toàn (nếu có thể)
+ Xạ trị và hoá trị
- Theo dõi xâm lấn của u vào khoang dưới nhện, rễ thần kinh..bằng chụp
MRI có tiêm Gado.
4. U màng não (meningioma)
Đặc điểm chung:
- U nội sọ hay gặp nhất sau Glioblastoma.
- Chiếm khoảng 18.5% các u nội sọ.
- Tuổi thường gặp 35-70, nữ > nam.
- Phát triển chậm, phụ thuộc tế bào màng nhện, thường gần các xoang hay
màng cứng.
- Thường có dạng hình tròn/bầu dục, giới hạn rõ, liên quan đến màng cứng.
- U ở vùng hố thái dương thường thể hiện hình ảnh dày màng não.
- Ở một số vùng có thể thấy sự xâm lấn xoang màng cứng, xâm lấn vào
xương và xuyên qua nên có hình tăng đậm xương.
- Vị trí:
+ Vòm sọ: 30%.
+ Liềm não và cạnh dọc giữa: 31%.
+ Nền sọ: 26%.
+ Hố sau: 7%.
+ Trong não thất: 2%.
+ U màng não đa ổ: 4%.
Đặc điểm trên CT:
- Khối u tăng tỷ trọng, giới hạn rõ, nằm sát màng cứng.
- Thường có vôi hóa thành đám.
- Ngấm thuốc mạnh, tăng sinh mạch.
- Một số u dạng kén, dạng mảng giống u xương đơn thuần >> khó chẩn
đoán.
Đặc điểm trên MRI:
- T2W: tăng tín hiệu.
- T1W giảm/đồng tín hiệu.
- DW: không hạn chế khuếch tán.
- T1W Gado: bắt thuốc mạnh và đồng nhất, dấu hiệu “đuôi màng não”.
5. U bao dây thần kinh:
- Là u lành phát triển từ tế bào Schwann.
- Vị trí hay ở góc cầu tiểu não(80-90%), phần lớn phát triển từ dây VIII.
- Thường tổn thương 1 bên, nếu 2 bên nó sẽ nằm trong bệnh cảnh
Neurofibromatosis type 2.
- Bệnh lý Neurofibrome hay gặp trong bệnh Recklinghausen, chia làm hai
loại NF1 và NF2, bảng phân loại NF1 và NF2
NF 1 NF2
Tổn thương gene NST 17 NST 22
Tần suất 1/2500-4000 1/50000
Tổn thương da Nhiều ít
Tổn thương nội sọ Gliome của dây TK thị, U dây TK VIII hai bên,
harmatome, astrocytome Meningiome, Neurinome
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
NF1: có từ 2 tiêu chuẩn trở lên
- 6 hay nhiều hơn các hạt cafe sữa có đk > 5 mm ở bn trước tuổi dạy
thì, > 15 mm ở bn sau tuổi dậy thì
- 2 hay nhiều hơn các neurofibrome hay một u Tk đám rối và các hạt
pigment ở hõm nách hay bẹn
- Gliome dây thị giác
- 2 hay nhiều hơn nốt Lischi (harmatome mống mắt)
- Tổn thương xương: loạn sản xương bướm, dầy vỏ xương dài
- Bệnh của cha me gần giống NF1
- +NF 2: có 1 trong các tiêu chuẩn
- Neurinome dây thính giác 2 bên
- Cha mẹ có 1 u thần kinh thính giác hay có 2 tổn thương sau:
Neurofibrome,
NF2: có từ 2 khối u trở lên trong các loại:
- Schwannoma
- Meningioma.
- Ependymoma
Đặc điểm trên CT:
- Khối đồng hay giảm tỷ trọng trong ống tai trong🡪góc cầu tiểu não
- Chảy máu, vôi hoá hiếm
- Huỷ xương
- Bắt thuốc mạnh đồng nhất🡪ranh giới rõ
- Tạo góc nhọn với xương đá🡪 phân biệt meningiome
- Khối to chèn ép gây ứ nước não thất.
- CT kém nhạy với khối <1,5 cm
Đặc điểm trên MRI:
- T1W: giảm tín hiệu
- T2W: tăng tín hiệu không đều.
- DW: không hạn chế khuếch tán
- T1W Gado: bắt thuốc mạnh, đồng nhất.
6. U của màng não thất và đám rối mạch mạc.
6.1. Ependymoma.
- Hay gặp ở trẻ em, 60% dưới lều, 40% trên lều
- Khi ở trên lều 70% ngoài não thất (người lớn) có thể xâm lấn vào trong não
thất.
- Trường hợp u trong não thất hay có di căn trong não thất phải chụp tuỷ
sống để đánh giá di căn theo đường dịch não tuỷ.
- CT:
+ Khối không đồng nhất, nằm cạnh não thất.
+ Hiệu ứng khối
+ Bắt thuốc không đồng nhất
+ Phù não ít
+ Vôi hoá (nhỏ, cục) 50%, có thể dạng kén có hình vòng tăng bắt thuốc
- MRI: không đồng nhất, chảy máu, vôi hoá. Tín hiệu T1 và T2 thay đổi
- Thường lành tính, có thể ác tính hoá
- Điều trị: mổ lấy bỏ hoàn toàn.
6.2. Papiloma
Đặc điểm chung:
- Phát triển từ tế bào biểu mô của đám rối mạch mạc.
- Chiếm 0.6% các u nội sọ nói chung và 3.9% u nội sọ ở trẻ em dưới 12 tuổi.
- Nữ > nam.
- Vị trí thường gặp: tam giác của não thất bên não thất III, não thất IV, góc
cầu tiểu não.
Đặc điểm trên CT và MRI:
- Cấu trúc thường không đồng nhất.
- Vôi hóa (20).
- Giới hạn khá rõ.
- Ngấm thuốc mạnh
7. U tuyến yên lành tính (Adenoma)
- Nguồn gốc từ các tế bào chế tiết hay không chế tiết của tuyến yên, kích
thước < 1 cm 🡪microadenome,> 1 cm🡪macroadenome
- Bệnh nhân có dấu hiệu của tăng tiết hormon. Gây chèn ép với loại macro
Microadenoma:
- CT: ít có giá trị.
- MRI:
+ Kích thước tuyến yên bình thường không vượt quá 9 mm(trừ
khi mang thai lớn). Chiều cao tuyến yên > 1 cm(T1W)🡪gợi ý adenome.
+ Tuyến yên không cân đối
+ T2W: tăng tín hiệu (80%)
+ T1W: giảm/đồng tín hiệu, có thể tăng tín hiệu nếu có chảy
máu trong u
+ Sau tiêm thuốc: khối giảm tín hiệu so với mô lành.
Macroadenoma:
- CT:
+ Khối đồng tỷ trọng
+ Hiệu ứng khối(chèn ép não thất, TK)
+ Phá huỷ xương
+ Bắt thuốc mạnh, thường đồng nhất.
- MRI
+T1W: đồng tín hiệu
+T2W: tăng tín hiệu
+ T1W Gado: tính chất bắt thuốc thay đổi tù thành phần của u.

+Đánh giá xâm lấn


8. U sọ hầu (Craniopharyngiome)
- U lành tính phát triển chậm
- Thường từ thượng bì còn sót lại của túi Rathke
- 50% u trên yên ở trẻ em, chủ yếu 10-20T
- Thường ở vùng trên yên xâm lấn vào tuyến yên, hiếm khi nằm đơn thuần
trong hố yên.
- CT:
* Khối không đồng nhất, có dạng thuỳ múi, có 3 thành phần
+ Phần đặc của u có tỷ trọng cao, bắt thuốc cản quang mạnh.
+ Phần kén không bắt thuốc là các ổ chứa dịch giàu cholesterol
+Vôi hoá trong khối 80-90%
* Có thể chỉ chứa hoàn toàn kén hoặc hoàn toàn đặc nhưng điển hình là kết
hợp 3 thành phần
- MRI:
- T1W: nang (tăng tín hiệu hoặc giảm) đặc (không đồng nhất)
- T2W: tăng tín hiệu
- Bắt thuốc không đồng nhất
- Đè đẩy tổ chức xung quanh
9. U di căn(metastase):
- U não thường gặp nhất.
- 80% u trên lều, thường ở vùng đỉnh
- Thường u nguyên phát từ phổi🡪 nghi di căn não phải chụp phổi
- Thường nhiều khối.
- CT: Thể điển hình
+ Nhiều nốt giảm hoặc hỗn hợp tỷ trọng, kích thước thường nhỏ
+ Phù não dạng vận mạch(thường phù não nhiều hơn dự kiến, không
liên quan tới kích thước u. VD: u nhỏ quầng phù rất lớn).
+ Bắt thuốc mạnh, có thể dạng viền nhưng có thể bắt thuốc toàn bộ.
Thể không điển hình
+ Thể đơn độc(15-30%): tăng tỷ trọng, không bắt thuốc hoặc chảy
máu trong u
+ Thể hiếm: vôi hoá trong u, dạng kê
+ Có thể có phá huỷ xương: cần thiết mở cửa sổ xương
- MRI: chụp có tiêm thuốc, tăng khả năng phát hiện so với CT( phải tiêm
thuốc liều cao, chụp thì muộn).
- Di căn của u hắc tố (metastase melanoma):
+Tiên lượng xấu
+Vị trí: trán, đỉnh
+CT: nhiều khối, tăng tỷ trọng, phù não xung quanh, bắt thuốc mạnh.
+MRI: T1 tăng tín hiệu T2 đồng hay giảm nhẹ tín hiệu.
10. Một số loại u hiếm gặp hơn:
10.1. U tuyến tùng(pinealoma):
- Gặp ở tuổi thiếu niên.
- Tổ chức học có 2 loại: Pineocytome và pineoblastome.
- LS: dấu hiệu TALNS và thường gây đái nhạt, rối loạn thị giác
- U ở vị trí tuyến tùng(phần sau của NT 3), tăng tỷ trọng, có vôi hoá của
tuyến, tăng mạnh thuốc cản quang
- Thường gây não úng thuỷ do chèn ép lên cống Sylvius
10.2. U nguyên bào mạch(hemangioblastoma):
- Là loại u lành nguồn gốc mạch máu. Chủ yếu ở hố sau(đa phần ở bán cầu
tiểu não, ít hơn ở thuỳ nhộng).
- U có thể đơn thuần hay trong bệnh lý có tính gia đình Von Hippel Lindau.
- Tuổi từ 35-45
- CT và MRI: có 3 dạng
+ Dạng kén với nốt đặc ở thành
+ Dạng đặc với kén ở trung tâm
+ Dạng đặc đơn thuần
+ Sau tiêm thấy nốt đặc ở thành tăng mạnh thuốc cản quang.
+ Phù quanh u nhỏ.
+ Có thể chảy máu trong u
10.3. Các u tế bào mầm:
- Thường gặp là: germinome, carcinome phôi, teratome
- Teratome được coi là lành tính, thường có dạng kén, thành phần sụn, vôi,
xương phối hợp. Hay gặp nhất ở vùng tuyến tùng.
- CT: u không đồng nhất, bên trong có tổ chức mỡ, vôi, kén và tổ chức u đặc
tăng thuốc cản quang. Cần phân biệt kén Dermoid
10.4. Kén epirdermoide:
- U lành tính, ít gặp người lớn 20-50 tuổi
- U có dạng kén, thành phần là các cặn keratin và các tinh thể cholesterol
- Ở vùng dưới lều thường gặp dưới màng cứng, ở góc cầu tiểu não. Loại
ngoài màng cứng thường ở đỉnh xương đá, vòm sọ vùng chẩm.
- LS: nghèo nàn và chậm và là loại u mềm
- CT:
+ U dạng kén, có tính định khu, có dạng hạt trai(perlees), tỷ trọng lớn
hơn DNT, không ngấm thuốc cản quang.
+ Không phù. Vôi hoá dạng vỏ
+ U ngoài màng cứng thường có tiêu xương vòm sọ
- MRI:
+ T1W tín hiệu cao hơn CSF
+ T2W: tăng tín hiệu
+ Không bắt thuốc (hiếm hơn bắt thuốc dạng vỏ).
10.5. Kén Dermoide:
- Thường lành tính.
- Vị trí: gần đường giữa, có thể hố sau hay vùng trên yên
- Chẩn đoán phân biệt: với Epidermoide do chứa mỡ, tóc, răng
- LS: xuất hiện khi u gây chèn ép
- Có thể vỡ tự phát🡪 dấu hiệu màng não cấp do cặn mỡ chảy vào não thất
hay khoang dưới nhện.
- CT:
+ Khối ngoài trục giới hạn rõ
+ Không đồng nhất (chứa mỡ, vôi, tổ chức), mỡ là dấu hiệu giúp chẩn
đoán xd
+ Dấu hiệu mức mỡ-dịch trong não thất khi khối bị vỡ
- MRI: không đồng nhất
+ Mỡ: T1 tăng, T2 giảm
+ Đặc: T1 giảm, T2 tăng
+ Không phù não
+ Bắt thuốc ít, dạng viền
+ Đôi khi tạo thành đường xuyên qua xương sọ🡪 da(do vỡ)

You might also like