You are on page 1of 1

Mỗi môn học là một bộ phận cấu thành hướng tới chuẩn đầu ra của cả

chương trình. Khi thiết kế chương trình một môn học, việc quan trọng
là phải nghiên cứu mối quan hệ của nó với các môn học khác trong
chương trình của cả bậc học, việc tạo mối quan hệ càng chặt chẽ,
khoa học thì hoạt động dạy và học càng có hiệu quả bấy nhiêu. Để
làm được việc này, GV phải nghiên cứu chương trình môn học, chuẩn
kiến thức, kĩ năng của môn học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo các
loại; đồng thời tìm hiểu các môn học gần gũi có khả năng hỗ trợ học tốt
môn học.
Quá trình nghiên cứu sẽ giúp GV trả lời các câu hỏi sau:
- Để học tốt môn học, người học cần những kiến thức, kĩ năng gì đã học
trước đó?
- Những nội dung nào của môn học có thể tích hợp với các môn khác
(liên môn)?
- Những nội dung nào của môn học có thể tích hợp với mục tiêu giáo
dục (mục tiêu thái độ)?
- Sau khi học xong môn học, người học có thể có những kiến thức, kĩ
năng, thái độ như thế nào?
- Người học có thể dùng những kiến thức, kĩ năng ấy để làm gì khi học
lên hoặc đi vào cuộc sống lao động?
Những thông tin này giúp nhà thiết kế chương trình
- Xác định được vị trí của môn học trong cả chương trình của một bậc
học
- Mối quan hệ của môn học với chính bản thân nó nhưng ở các lớp dưới
và trên nó, với các môn học khác
- Xác định được những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng để có thể
học lên hay đi vào cuộc sống lao động.

You might also like