You are on page 1of 16

KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

HỌC PHẦN
CHI TIẾT MÁY
GIẢNG VIÊN

PGS. TS. NGUYỄN VĂN YẾN

27/02/2022 1
CHI TIẾT MÁY

Bài 7: Mối ghép then


- Giới thiệu mối ghép then
+ Mối ghép then dùng để cố định các chi tiết máy trên trục theo phương tiếp tuyến, truyền tải
trọng từ trục đến chi tiết máy lắp trên trục và ngược lại.
+ Ví dụ: Mối ghép then bằng dùng để ghép bánh răng, bánh vít, bánh đai, bánh đà, đĩa xích trên
trục. l

1 2
B

Mối ghép then bằng

27/02/2022 2
CHI TIẾT MÁY

- Mối ghép then bao gồm chi tiết bạc 1 (hay mayơ), chi tiết trục 2, và then 3 (Hình 7-1). Then là
chi tiết quan trọng, dùng để liên kết trục và bạc.
+ Trên bạc có rãnh then, được gia công bằng phương pháp xọc, hoặc bào.
+ Rãnh then trên trục được gia công bằng dao phay ngón, hoặc dao phay đĩa. Rãnh then được gia
công bằng dao phay đĩa ít gây tập trung ứng suất hơn so với gia công bằng dao phay ngón.
+ Then thường làm bằng kim lọai, dưới dạng thanh thẳng, tiết diện ngang là hình chữ nhật bh.
Tiết diện then được tiêu chuẩn hóa theo TCVN 2261-77, then bằng cao theo TCVN 2218-86, và
được chọn tùy theo đường kính trục. Chiều dài l của then được chọn tùy thuộc vào chiều dài của
chi tiết máy lắp trên trục.

27/02/2022 3
CHI TIẾT MÁY

- Phân loại mối ghép then:


+ Nhóm then ghép lỏng, bao gồm: then bằng, then dẫn hướng và then bán nguyệt. Then nằm
trong rãnh trên trục và trên bạc, then đóng vai trò như một cái chốt ngăn cản chuyển động xoay
tương đối giữa trục và bạc.
+ Nhóm then ghép căng, bao gồm: then vát, then ma sát, then tiếp tuyến. Then ghép căng tạo
nên áp suất lớn trên bề mặt tiếp xúc giữa bạc và trục, tạo lực ma sát. Lực ma sát là lực liên kết,
cản trở sự trượt tương đối giữa bạc và trục.

27/02/2022 4
CHI TIẾT MÁY

- Các kích thước chủ yếu của mối ghép then bằng
+ Đường kính của trục, ký hiệu là d, mm
+ Chiều rộng của bạc, ký hiệu là B, mm.
+ Chiều dài của then, ký hiệu l, mm. Thường lấy chiều dài l = 0,8.B.
+ Chiều rộng của then, ký hiệu là b, mm.
+ Chiều cao của then, h, mm. Chiều cao then nằm trong rãnh trên trục là h1, nằm trong rãnh trên
bạc là h2. Mối ghép thường sử dụng có h1  h2.
+ Chiều sâu rãnh then trên trục lấy bằng h1, l
h2
chiều sâu rãnh then trên bạc lấy lớn hơn h2 h1
lượng từ (0,5  3) mm, tùy theo giá trị của h.
d

Hình 7-7: Kích thước của


Mối ghép then bằng

27/02/2022 5
CHI TIẾT MÁY

- Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán


+ Khi mối ghép chịu tải, then có thể bị hỏng do dập bề mặt tiếp xúc của then và các rãnh then,
hoặc cắt đứt then qua tiết diện bl.
+ Chỉ tiêu tính toán mối ghép then:
d  [d], và c  [c]
d: ứng suất dập trên bề mặt tiếp xúc giữa then và rãnh trên bạc được xác định theo công thức:
2 K .T
d 
Trong đó: d .l.h2
K là hệ số tải trọng, có thể lấy K = 1 1,3
T là mô men xoắn tác dụng lên mối ghép, Nmm.
[d+ là ứng suất dập cho phép. Được chọn theo kinh nghiệm.
c là ứng suất cắt trên tiết diện then, ứng suất cắt được xác định theo công thức:
2.K .T
c 
d .l.b
[c+ là ứng suất cắt cho phép. Được chọn theo kinh nghiệm.

27/02/2022 6
CHI TIẾT MÁY

- Kiểm tra mối ghép then bằng


+ Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối ghép then bằng, cho mô men xoắn tác dụng trên trục
Kết luận: Kiểm tra xem mối ghép có đủ bền hay không?
+ Các bước giải bài toán:
• Xác định ứng suất cho phép *d] và [c].
• Tính ứng suất dập d và ứng suất cắt c theo công thức 7-2 và 7-3.
• So sánh giá trị d với *d] và c với *c+, rút ra kết luận.
Nếu đồng thới thỏa mãn d  [d] và c  [c+, thì mối ghép đủ bền.
Nếu một hoặc cả hai chỉ tiêu không thỏa mãn, mối ghép không đủ bền, nó sẽ bị hỏng trong
quá trình làm việc.

27/02/2022 7
CHI TIẾT MÁY

- Bài toán thiết kế mối ghép then bằng


+ Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho biết chi tiết trục và bạc, cho mô men xoắn trên trục, T
Kết luận: Tính kích thước tiết diện, chiều dài của then, vẽ mối ghép then
+ Các bước giải bài toán:
• Chọn vật liệu chế tạo then, xác định ứng suất cho phép *d] và [c].
• Chọn kích thước b và h của then theo đường kính trục d.
• Tính ứng suất c sinh ra trên tiết diện then.
• Cho chỉ tiêu c  [c+ thỏa mãn, ta tính được
𝐾𝑇
𝑙𝑐𝑡 =
𝑑.𝑏. 𝜏𝑐
Nếu lct  0,8B, ta lấy chiều dài then l = 0,8B.
Nếu 0,8B < lct  1,4B, ta làm hai then, chiều dài một then là l1 = 0,8B.
Nêu lct > 1,4B, không nên dùng mối ghép then, nên dùng mối ghép then hoa.
• Tính ứng suất dập, so sánh với ứng suất dập cho phép, xem mối ghép có đủ sức bền dập hay
không. Nếu không đủ, phải điều chỉnh lại kích thước chiều dài của then.

27/02/2022 8
CHI TIẾT MÁY

Bài 8: Giới thiệu bộ truyền bánh răng


- Bánh răng: Hình trụ hoặc hình nón cụt, có răng trên bề mặt trụ hoặc mặt nón.

- Bộ truyền bánh răng: Hai hoặc nhiều bánh răng ăn khớp với nhau để truyền chuyển động.

27/02/2022 9
CHI TIẾT MÁY

- Bộ truyền bánh răng thường dùng truyền chuyển động giữa hai trục song song nhau hoặc
chéo nhau. Bộ truyền bánh răng cũng có thể truyền chuyển động giữa hai trục cắt nhau.

2
n2

I
n1 II

n1 1
n2
II
I

27/02/2022 10
CHI TIẾT MÁY

- Phân loại bộ truyền bánh răng


Tùy theo hình dạng bánh răng, phương răng và đoạn biên dạng răng, người ta chia bộ truyền
bánh răng thành các loại sau:
+ Bộ truyền bánh răng trụ: bánh răng là hình trụ tròn xoay, đường sinh thẳng, thường dùng để
truyền chuyển động giữa hai trục song song với nhau, quay ngược chiều nhau; cũng có thể hai
trục quay cùng chiều (bộ truyền bánh răng ăn khớp trong). Bộ truyền bánh răng trụ có các loại:
• Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, phương của răng trùng với đường sinh của mặt trụ, sơ
đồ biểu diễn bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng trên Hình 9-1.
• Bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng, phương của răng nghiêng so với đường sinh của mặt
trụ một góc , sơ đồ biểu diễn bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng trên Hình 9-2.
• Bộ truyền bánh răng trụ răng chữ V, bánh răng được tạo thành từ hai bánh răng nghiêng có
góc nghiêng như nhau, chiều nghiêng ngược nhau, sơ đồ biểu diễn bộ truyền bánh răng trụ
răng chữ V trên Hình 9-6.

27/02/2022 11
CHI TIẾT MÁY

+ Bộ truyền bánh răng nón, còn được gọi là bộ truyền bánh răng côn: bánh răng có dạng hình nón
cụt, thường dùng truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc với nhau. Bộ truyền bánh răng nón
có các loại:
• Bộ truyền bánh răng nón răng thẳng, đường răng trùng với đường sinh. Sơ đồ biểu diễn bộ
truyền bánh răng nón răng thẳng trên Hình 9-3. [19]
• Bộ truyền bánh răng nón răng nghiêng, đường răng nghiêng với đường sinh của mặt nón.
• Bộ truyền bánh răng nón răng cung tròn, đường răng là một cung tròn.
+ Bộ truyền bánh răng thân khai: biên dạng răng là một đoạn của đường thân khai của vòng tròn.
Đây là bộ truyền được dùng phổ biến, đa số các bánh răng gặp trong thực tế thuộc loại thân khai.
+ Bộ truyền bánh răng Novikov: biên dạng răng là một phần của đường tròn.
+ Bộ truyền bánh răng xiclôit: biên dạng răng là một đoạn của đường xiclôit.
+ Bộ truyền bánh răng hành tinh: Một bánh răng trong bộ truyền có đường tâm của trục quay
quanh trục của bánh răng trung tâm.
+ Bộ truyền bánh răng ăn khớp trong: tâm của hai bánh răng nằm về cùng một phía so với tâm ăn
khớp, hai vòng tròn lăn tiếp xúc trong với nhau.

27/02/2022 12
CHI TIẾT MÁY

- Thông số hình học của bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng
+ Mô đun của răng bánh răng, ký hiệu là m, đơn vị đo là mm. Các bánh răng có cùng mô đun sẽ
ăn khớp được với nhau. Giá trị của mô đun m được lấy theo dãy số tiêu chuẩn, mục đích để hạn
chế số lượng dao gia công bánh răng.
+ Hệ số chiều cao đỉnh răng ha*, hệ số này quyết định răng cao hay thấp. Chiều cao của răng
thường lấy h = 2,25.ha*.m. Các bánh răng tiêu chuẩn có ha* = 1.
+ Hệ số khe hở chân răng C*, hệ số này quyết định khe hở giữa vòng đỉnh răng và vòng tròn chân
răng của bánh răng ăn khớp với nó. Cần có khe hở này để hai bánh răng không bị chèn nhau.
Thông thường lấy C* = 0,25.
+ Hệ số bán kính cung lượn đỉnh dao gia công bánh răng *, hệ số này liên quan đến đoạn cong
chuyển tiếp giữa chân răng và biên dạng răng. Giá trị thường dùng * = 0,38.
+ Hệ số dịch dao x1 của bánh răng dẫn, và x2 của bánh răng bị dẫn. Giá trị hệ số dịch dao thường
dùng -1  x  1.
+ Chiều rộng vành răng bánh răng dẫn B1 và vành răng bánh bị dẫn B2, mm. Thường dùng B1 > B2,
để khi có sai lệch do lắp ghép, thì bộ truyền vẫn tiếp xúc đủ chiều dài tính toán B.

27/02/2022 13
CHI TIẾT MÁY

+ Số răng của bánh dẫn z1, của bánh bị dẫn z2. Số răng z phải lớn hơn Zmin, để tránh hiện tượng
cắt chân răng.
+ Góc prôfil thanh răng sinh , độ, cũng là góc áp lực trên vòng tròn chia.
+ Góc ăn khớp w, độ, là góc làm bởi đường tiếp tuyến chung của hai vòng lăn với đường ăn
khớp. Nếu xt = x1 + x2 = 0, thì w = .
+ Đường kính vòng tròn chia d1 và d2, mm. Có quan hệ d1 = m.z1, d2 = m.z2.
+ Đường kính vòng tròn lăn dw1 và dw2, mm. Có quan hệ: dw1 = d1.cos/cosw.
+ Đường kính vòng tròn cơ sở db1 và db2, mm, là đường kính vòng tròn có đường thân khai được
dùng làm biên dạng răng. db = d.cos.
+ Đường kính vòng tròn chân răng df1 và df2, mm.
+ Đường kính vòng tròn đỉnh răng da1 và da2, mm.
+ Chiều cao răng h, mm. Có quan hệ h = (2.ha* + C*).m = (da - df) / 2.
+ Khoảng cách trục aw, là khoảng cách giữa tâm bánh răng dẫn và bánh răng bị dẫn; mm. Có aw =
(dw1 + dw2) / 2.

27/02/2022 14
CHI TIẾT MÁY

+ Chiều dày đỉnh răng Sa1, Sa2, mm. Thường dùng Sa  0,2.m.
+ Chiều dày chân răng Sf1, Sf2 mm. Kích thước Sf liên quan trực tiếp đến hiện tượng gẫy răng.
+ Bước răng trên vòng tròn chia p, mm, là khoảng cách đo trên vòng tròn chia của hai biên dạng
răng cùng phía gần nhau nhất.
+ Bước răng trên vòng tròn cơ sở pb, được đo trên vòng tròn cơ sở. pb = p.cosα.
+ Bước răng trên đường ăn khớp pk, được đo trên đường ăn khớp, pk = pb.
+ Hệ số trùng khớp . Giá trị của  cho biết khả năng có nhiều nhất bao nhiêu đôi răng cùng ăn
khớp và ít nhất có mấy đôi răng ăn khớp. Hệ số trùng khớp được tính  = , trong đó là chiều dài
của đoạn ăn khớp thực. Các cặp bánh răng thường dùng có   1,1.

27/02/2022 15
Hẹn gặp lại
See you again!

27/02/2022 16

You might also like