You are on page 1of 18

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 8

A. NỘI DUNG ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM


* Kiến thức cơ bản
Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á
Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước châu Á
Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
Bài 11: Dân cư,và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
*Câu hỏi trắc nghiệm tham khảo:
BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á

Câu 1.1. Nhận định nào sau đây không đúng với nền kinh tế các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới
lần thứ hai?
A. Có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
B. Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.
C. Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ thấp.
D. Sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều.
Câu 2.1 Nhóm nước nào sau đây có thu nhập cao ở Châu Á
A. Nhật Bản, Cô –oet B. Nhật Bản, Hàn Quốc
C. Trung Quốc, Cô-oet D. Malayxia, hàn Quốc
Câu 3.1 Các nước có thu nhập cao tập trung chủ yếu ở:
A. Đông Á B. Nam Á
C. Tây Nam Á D. Bắc Á
Câu 4.1 Những nước nào công nghiệp phát triển nhanh nông nghiệp vẫn giữ vai trò lớn?
A.Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan B.Thái lan, Ấn Độ Việt Nam
C.Trung Quốc, Ấn Độ, Cô-oet D.Thái Lan, Việt Nam, Pakixtan
Câu 5.2 Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?
A. Hàn Quốc B. Đài Loan
C. Thái Lan D. Xing-ga-po.
Câu 6.2 Việt Nam nằm trong nhóm nước:
A. có thu nhập thấp B. thu nhập trung bình dưới
C. thu nhập trung bình trên D. thu nhập cao.
Câu 7.2 Những nước được xem là nước công nghiệp mới, con rồng Châu Á là:
A. Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia B. Nhật Bản, Brunây, Cô-oet
C. Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo D. Miama Thái Lan, Campuchia
Câu 8.3 Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật
Bản:
a. Khai thác khoáng sản b. Chế tạo ô tô, đóng tàu
c. Công nghiệp điện tử d. Sản xuất hàng tiêu dùng
Câu 9.3 Dựa vào bảng 7.2, các nước có mức thu nhập GDP/người cao là:

Cơ cấu GDP (%) Tỉ lệ tăng


GDP/người
Quốc gia GDP bình Mức thu nhập
Nông Công Dịch vụ (USD)
quân năm
nghiệp nghiêp
(%)
Nhật Bản 1,5 32,1 66,4 - 0,4 33 400,0 Cao
Cô-oét - 58,0 41,8 1,7 19 040,0 Cao
Hàn Quốc 4,5 41,4 54,1 3 8 861,0 Trung bình trên
Ma-lai-xi-a 8,5 49,6 41,9 0,4 3 680,0 Trung bình trên
Trung Quốc 15 52,0 33,0 7,3 911,0 Trung bình dưới
Xi-ri 23,8 29,7 46,5 3,5 1 081,0 Trung bình dưới
U-dơ-bê-ki-xtan 36 21,4 42,6 4 449,0 Thấp
Lào 53 22,7 24,3 5,7 317,0 Thấp
Việt Nam 23,6 37,8 38,6 6,8 415,0 Thấp
A.Nhật Bản, Cô-oet B.Hàn Quốc, Trung Quốc
C.Malayxia, Xiri D.Việt Nam, Lào
Câu 10.4 Dựa vào bảng 7.2 vẽ biểu đồ thích hợp để so sánh mức thu nhập bình quân đầu
người(GDP/người) của các nước Cô-oet, Hàn Quốc và Lào

Cơ cấu GDP (%) Tỉ lệ tăng


GDP bình GDP/người
Quốc gia Nông Công Mức thu nhập
Dịch vụ quân năm (USD)
nghiệp nghiêp
(%)
Nhật Bản 1,5 32,1 66,4 - 0,4 33 400,0 Cao
Cô-oét - 58,0 41,8 1,7 19 040,0 Cao
Hàn Quốc 4,5 41,4 54,1 3 8 861,0 Trung bình trên
Ma-lai-xi-a 8,5 49,6 41,9 0,4 3 680,0 Trung bình trên
Trung Quốc 15 52,0 33,0 7,3 911,0 Trung bình dưới
Xi-ri 23,8 29,7 46,5 3,5 1 081,0 Trung bình dưới
U-dơ-bê-ki-xtan 36 21,4 42,6 4 449,0 Thấp
Lào 53 22,7 24,3 5,7 317,0 Thấp
Việt Nam 23,6 37,8 38,6 6,8 415,0 Thấp

A.Cột B. Đường C. Tròn D. Miền


Câu 1
Thuộc nhóm các nước công nghiệp mới ở châu Á là
A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
B. Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc.
C. Trung Quốc, Hàn Quốc, Mã Lai.
D. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.
Câu 2
Đặc điểm kinh tế các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan là
A. Mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh.
B. Công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
C. Tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại
D. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Câu 3
Các quốc gia nào sau đây thuộc nhóm nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, có nhiều ngành hiện đại?

A. Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan. B. Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
C. Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét. D. Bru-nây, Arap-xê-út, Cô-oét.
Câu 4
Quốc gia có nền kinh tế phát triển toàn diện nhất ở châu Á là
A. Trung Quốc. B. Hàn Quốc. C. Ấn Độ . D.  Nhật Bản
Câu 5
Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào
A. tài nguyên thiên nhiên giàu có
B. ứng dụng trình độ khoa – học kĩ thuật cao.
C. phát triển nông nghiệp.
D. nguồn lao động dồi dào.
Câu 6
Đặc điểm kinh tế - xã hội nào không đúng với các nước châu Á?
A. Trình độ phát triển giữa các nước và vùng  lãnh thổ không đều.
B. Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Á.
C. Hình thành nhóm các nước công nghiệp mới (Nics).
D. Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít.
Câu 7
Khu vực nào sau đây tập trung các nước có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản
dầu khí ?
A. Tây Nam Á và Trung Á. B. Đông Nam Á, Nam Á
C. Đông Nam Á và Tây Nam Á. D. Đông Á và Đông Nam Á
Câu 8
Có nền kinh tế giàu có nhưng trình độ phát triển chưa cao là những quốc gia thuộc khu vực nào sau
đây?
A. Đông Nam Á và Tây Nam Á. B. Tây Nam Á và Trung Á.
C. Đông Á, Nam Á. D. Trung Á, Đông Á.
Câu 9
Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước
A. công nghiệp mới. B. công nghiệp phát triển.
C. đang phát triển. D. kém phát triển.
Câu 10
Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn Quốc,
và Lào.
Nhận xét nào sau đây không đúng:
A. Cô –oét là nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất.
B. Lào có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất.
C. Thu nhập bình quân đầu người của Cô-oet cao gấp 59 lần Lào.
D. Thu nhập bình quân đầu người của Cô –oét gấp 2,1 lần Hàn Quốc.
Câu 11
Trong thời Cổ đại, đã xuất hiện con đường vận chuyển hàng hóa nổi tiếng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông
Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu, đó là
A. tuyến đường sắt đông – tây.
B. con đường tơ –lụa.
C. tuyến đường biển đông – tây.
D. con đường gốm sứ.
Câu 12
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh và đưa nền kinh tế
phát triển nhanh chóng. Nguyên nhân chủ yếu là nhờ
A. Nhật Bản đã tranh thủ sự giúp đỡ của các nước phương Tây.
B. Nhật Bản đã tập trung khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên giàu có.
C. Con người Nhật Bản thông minh, có nghị lực cao.
D. Nhật Bản đã thực hiện chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

BÀI 8: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á

Câu 1.1. Nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á là:
A. Trung Quốc B. A-rập-xê-út
C. I-rắc D. Cô-oét.
Câu 2.1 Quốc gia nào có sản lượng dầu mỏ nhiều nhất Châu Á và đứng hang thứ hai thế giới?
A.Iran B. Ảrậpxêut
B.Cô-oet D. Irac
Câu 3.1 Cường quốc công nghiệp Châu Á hiện nay là:
A. Nhật Bản B.Trung Quốc C.Hàn Quốc D.Ấn Độ
Câu 4.1 Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là:
A. rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều.
B. chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng.
C. chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
D. chủ yếu phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo.
Câu 5.2 Lúa gạo là cây trồng quan trọng nhất của khu vực có khí hậu:
A. Ôn đới lục địa B. Ôn đới hải dương
C. Nhiệt đới gió mùa D. Nhiệt đới khô.
Câu 6.2 Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực ( lúa gạo ) nhiều nhất thế giới?
A. Thái Lan, Việt Nam B. Trung Quốc, Ấn Độ
C. Nga, Mông Cổ D. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.
Câu 7.2 Nước nào đã sớm đạt được nền công nghiệp trình độ cao nhất ở Châu Á?
A. Hàn Quốc B. Nhật Bản
C. Xing-ga-po D. Ấn Độ.
Câu 8.3 Quan sát biểu đồ 8.2 Nước nào có sản lượng lúa nhiều nhất, nhì thế giới
A.Thái Lan, Việt Nam B.Trung Quốc, Thái Lan
C.Ấn Độ, Băngladet D. Trung Quốc, Ấn Độ
Câu 9.3 Dựa vào bảng 8.1 cho biết các nước Châu Á phát triển mạnh về công nghiệp khai thác than là:

A. Ấn Độ, Irac, A-rập-xê-ut B. Trung Quốc, Iran, Cô-oet


C. Inđônêxia, Iran, Irac D. Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia
Câu 10.4 Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây nam Á trở thành những nước có đời sống
cao?
A.Kim cương quặng sắt B. Than đá, quặng Đồng
C.Dầu mỏ, khí đốt C. Dầu mỏ, than đá

Câu 11
Cây lương thực quan trọng nhất ở các nước châu Á là
A. lúa mì. B. ngô. C. lúa gạo. D. lúa mạch.
Câu 12
Quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới là
A. Thái Lan. B. Việt Nam. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.
Câu 13
Vật nuôi chủ yếu ở các vùng khí hậu khô hạn của châu Á là
A. dê, cừu. B. trâu, bò. C. lợn, gà. D. lợn, vịt.
Câu 14
Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tử…phát triển mạnh ở các quốc gia nào sau đây?
A. Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. B. Trung Quốc, Việt Nam, Mi-an-ma.
C. Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia. D. Ả- rập Xê-út, Nê-pan, Cam-pu-chia.
Câu 15
Ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các nước châu Á là
A. công nghiệp khai khoáng. B. công nghiệp luyện kim.
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. công nghiệp điện tử.
Câu 16
Các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển mạnh là
A. Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc. B. Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ.
C. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. D. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Câu 17
Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của các nước Trung Quốc và Ấn Độ là
A. trở thành nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới.
B. sản lượng lương thực lớn nhất, nhì thế giới.
C. sản xuất lương thực đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước.
D. trở thành nước trồng cây công nghiệp lớn hàng đầu thế giới.
Câu 18
Loại khoáng sản xuất khẩu quan trọng nhất của các nước Tây Nam Á và Trung Á là
A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Crôm.
Câu 19
Ấn Độ, Trung Quốc là những nước sản xuất nhiều lúa gạo nhưng sản lượng lương thực xuất khẩu rất ít.
Nguyên nhân do
A. chất lượng nông sản còn thấp.
B. chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi trong nước.
C. đây là hai nước đông dân nhất thế giới.
D. nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới ít.
Câu 20
Cây lúa phân bố chủ yếu ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Nguyên nhân chính vì
A. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ.
C. Nguồn nước phong phú.
D. Chính sách phát triển của Nhà nước.
Câu 21
Chăn nuôi lợn không phát triển ở các nước Tây Nam Á và Trung Á do
A. đặc điểm khí hậu không thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn lợn.
B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn không đảm bảo.
C. khu vực có các nước theo đạo Hồi
D. dịch bệnh đe dọa triền miên.

BÀI 9:KHU VỰC TÂY NAM Á

Câu 1.1. Dân cư Tây Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?
A. Ki-tô giáo B. Phật giáo
C. Hồi giáo D. Ấn Độ giáo
Câu 2.1 Tây Nam Á là khu vực có nền văn minh cổ đại rực rỡ:
A. Văn Minh Ấn Hằng B. Văn minh Lưỡng Hà- Ả Rập
C. Văn minh sông Nin D. Văn minh Ai Cập
Câu 3.1 Quốc gia nào khu vực Tây Nam Á có dầu mỏ lớn nhất?
A. Ả Rập-Xê ut. B. Iran
C. Irac D. Cô-oet
Câu 4.1 Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới hay kiểu đới khí hậu nào?
A. Nhiệt đới khô B. Cận nhiệt
B. Ôn đới D. Nhiệt đới gió mùa
Câu 5.2 Nước sông khu vực Tây Nam Á được cung cấp từ:
A.Nước mưa B. Nước ngầm
C. Nước ngấm ra từ trong núi D. Nước bang tuyết tan
Câu 6.2 Quốc gia nào có tín đồ hồi giáo đông nhất Châu Á và thế giới là:
A. Inđônêxia B. Ả-rập-xê-ut
C. Iran D. Malayxia
Câu 7.2 Vị trí của khu vực Tây Nam Á có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vì:
A. Nằm ở ngã ba châu lục: Á, Âu, Phi B. Nằm gần khu vực Châu Mĩ
C. Tiếp giáp nhiều vịnh, biển, đảo D. Nằm ở tuyến đường hàng hải quan trọng của thế giới
Câu 8.3 Dựa vào H9.1 Tây Nam Á có trữ lương dầu mỏ và khí đốt rất lớn trên thế giói(65% lượng dầu
và 25% lượng khí đốt) hầu hết tập trung ven bờ
A.Biển Caxpi B. Biển đen
C.Biển Đỏ D. Vịnh Pecxich
Câu 9.3 Nhận xét hình 9.3 các quốc gia Tây Nam Á có diện tích rất chênh lệch nhau, trong đó:

A.Lớn là Ảrậpxêut và Iran, nhỏ nhất là Cô-oet và Cata


B. Lớn là Ảrậpxêut và Cô-oet nhỏ nhất là Iran và Cata
C. Lớn là Cô-oet và Cata, nhỏ là Ảrậpxêut và Iran
D. Lớn là Cata và Iran, nhỏ là Cô-oet Ảrậpxêut
Câu 10.4 Với nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào và có vị trí chiến lược quan trọng đã làm cho khu vực
Tây Nam Á
A. Không ổn định về chính trị. B. Ổn định về chính trị.
C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao. D. Đời sống nhân dân ổn định.
Câu 11
Tây Nam Á không tiếp giáp châu lục nào sau đây?
A. châu Á. B. châu Âu. C. châu Mĩ. D. châu Phi.
Câu 12
Dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á là
A. đồng bằng châu thổ. B. núi và cao nguyên.
C. bán bình nguyên. D. sơn nguyên và bồn địa.
Câu 13
Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông
A. Ti-grơ và Ơ-phrát. B. Ấn – Hằng.
C. Hoàng Hà, Trường Giang. D. A-mua và Ô-bi.
Câu 14
Ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với các nước Tây Nam Á là
A. công nghiệp luyện kim. B. cơ khí, chế tạo máy.
C. khai thác và chế biến dầu mỏ. D. sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 15
Tây Nam Á không tiếp giáp với biển
A. Địa Trung Hải. B. A-rap. C. Ca-xpi. D. Gia-va.
Câu 16
Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Tây Nam Á là
A. nóng ẩm. B. lạnh ẩm. C. khô hạn. D. ẩm ướt.
Câu 17
Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định của khu vực Tây Nam Á là
A. dầu mỏ và vị trí địa chính trị quan trọng.
B. tôn giáo và các thế lực thù địch chống phá.
C. xung đột dai dẳng giữa người Ả- rập và người Do Thái.
D. tranh giành đất đai và nguồn nước.
Câu 18
Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Dân số tăng nhanh. B. Gia tăng tình trạng đói nghèo.
C. Thúc đẩy đô thị hóa tự phát. D. Chênh lệch giàu – nghèo sâu sắc.
Câu 19
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Tây Nam Á có khí hậu khô hạn quanh năm?
A. địa hình núi, cao nguyên ở rìa lục địa chắn gió.
B. có gió tín phong thổi quanh năm.
C. vị trí không tiếp giáp biển.
D. có đường chí tuyến đi qua giữa lãnh thổ.
Câu 20
Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo ra cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc ở Tây
Nam Á?
A. Khí hậu khô hạn quanh năm.
B. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật.
C. Lượng mưa trung bình năm thấp.
D. Lượng bốc hơi cao, độ ẩm không khí thấp.
Câu 21
Dân cư Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển, thung lũng có mưa, gần các nguồn nước vì
A. khí hậu Tây Nam Á khô hạn, đặc biệt vùng nội địa.
B. vùng ven biển và thung lũng mưa có nguồn tài nguyên giàu có.
C. người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
D. nguồn nước dồi dào thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

BÀI 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á

Câu 1.1 Nam Á là 1 trong những khu vực


A.có mưa nhiều nhất thế giới. B. nóng nhất thế giới.
C. khô hạn nhất thế giới. D. lạnh nhất thế giới.
Câu 2.1 Nam Á có 3 miền địa hình chính từ bắc xuống nam là :
A. Hệ thống núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn-Hằng, sơn nguyên Đê-can.
B. Hệ thống núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn-Hằng.
C. Sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn-Hằng, hệ thống núi Hi-ma-lay-a.
D. Sơn nguyên Đê-can, hệ thống núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn-Hằng.
Câu 3.1 Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu
A. ôn đới lục địa. B. nhiệt đới gió mùa.
C. xích đạo. D. cận nhiệt gió mùa.
Câu 4.1 Cảnh quan tiêu biểu nhất của khu vực Nam Á là:
A. Hoang mạc và núi cao. C. Rừng nhiệt đới ẩm.
B. Xa van. D. Rừng nhiệt đới ẩm, xa van.
Câu 5.2 Loại gió nào ảnh hưởng lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của người dân khu vực Nam
Á?
A.Tín phong đông bắc. C.Gió mùa tây nam.
B. Gió mùa đông bắc. D. Gió Đông cực.
Câu 6.2 Hệ thống sông nào sau đây không thuộc Nam Á ?
A.Sông Ấn. C. Sông Ti-grơ.
B. Sông Hằng. D. Sông Bra-ma-put.
Câu 7.2 Ranh giới khí hậu giữa 2 khu vực Trung Á và Nam Á là
A.dãy Gát Tây C. dãy Hi-ma-lay-a
B. dãy Gát Đông D. dãy An-pơ
Câu 8.3 Quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất khu vực Nam Á là:
A.Pa-ki-xtan. C. Ấn Độ.
B. Băng-la-det. D. Nê-pan.
Câu 9.3 Khu vực Nam Á có các cảnh quan tự nhiên nào thuận lợi cho phát triển kinh tế?
A.Rừng nhiệt đới ẩm, xa van. C.Hoang mạc, rừng nhiệt đới ẩm.
B. Xa van, cảnh quan núi cao. D. Rừng nhiệt đới ẩm, cảnh quan núi cao.
Câu 10.4 Vùng nào có lượng mưa lớn nhất khu vực Nam Á ?
A.Vùng ven biển phía tây Ấn Độ. C.Vùng Đông Nam dãy Hi-ma-lay-a. D. Vùng
B.Vùng châu thổ sông Hằng. D.Vùng Đông Bắc Ấn Độ ( se-ra-pun-di ).
Câu 11
Nằm kẹp giữa hai dãy núi Gát Tây và Gát Đông là
A. sơn nguyên Đê-can. B. bán đảo A-ráp.
C. đồng bằng Ấn – Hằng. D. hoang mạc Tha.

Câu 12
Ranh giới khí hậu quan trọng giữa hai khu vực Trung Á và Nam Á là
A. sông Ấn – Hằng. B. dãy Hi-ma-lay-a.
C. biển A-rap. D. dãy Bu-tan.
Câu 13
Trên vùng núi cao Hi-ma-lay-a, khí hậu phân hóa theo
A. bắc – nam. B. đông – tây.
C. vị trí gần hoặc xa biển. D. độ cao.
Câu 14
Nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
A. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi.
B. nhịp điệu hoạt động của dòng biển nóng – lạnh.
C. nhịp điệu hoạt động của gió mùa.
D. nhịp điệu thay đổi của cảnh quan theo mùa.
Câu 15
Xếp theo thứ tự các miền địa hình chính của Nam Á từ bắc xuống nam là
A. núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn – Hằng.
B. núi Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn – Hằng, sơn nguyên Đê-can.
C. đồng bằng Ấn – Hằng, núi Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can.
D. đồng bằng Ấn – Hằng, sơn nguyên Đê-can, núi Hi-ma-lay-a.
Câu 16
Vai trò của dãy Hi-ma-lay-a trong việc điều tiết khí hậu của khu vực Nam Á là
A. đem lại một mùa đông bớt lạnh hơn và mùa hạ có mưa nhiều ở sườn phía nam.
B. đem lại một mùa đông lạnh giá và mùa hạ có gió phơn khô nóng ở sườn phía nam.
C. đem lại một mùa đông lạnh, ẩm, mưa nhiều và mùa hạ ít mưa ở sườn phía bắc.
D. đem lại một mùa đông lạnh, khô và mùa hạ mưa nhiều ở sườn phía nam.
Câu 17
Nam Á thuộc đới khí hậu nào sau đây?
A. Đới khí hậu xích đạo. B. Đới khí hậu nhiệt đới.
C. Đới khí hậu cận nhiệt. D. Đới khí hậu ôn đới.

Câu 18
 Sự khác biệt của khí hậu ở hai sườn bắc nam của dãy Hi – ma – lay – a là
A. sườn phía bắc lạnh khô và sườn phía nam lạnh ẩm.
B. sườn phía bắc lạnh ẩm và sườn phía nam lạnh khô.
C. sườn phía bắc mưa nhiều và sườn phía nam lạnh khô.
D. sườn phía bắc lạnh khô và sườn phía nam mưa nhiều.
Câu 19
Nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
A. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi.
B. nhịp điệu hoạt động của dòng biển nóng – lạnh.
C. nhịp điệu hoạt động của gió mùa.
D. nhịp điệu thay đổi của cảnh quan theo mùa.
Câu 20
Đâu không phải là đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Ấn Hằng
A. nhỏ, hẹp, bị cắt xẻ mạnh. B. rộng lớn và bằng phẳng.
C. kéo dài hơn 3000km. D. do phù sa sông Ấn, sông Hằng bồi đắp.
Câu 21
Khu vực Nam Á xuất hiện cảnh quan núi cao do
A. có vùng núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ.
B. nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. nằm trong đới khí hậu ôn đới.
D. có sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.
Câu 22
Nguyên nhân chủ yếu khiến vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan có khí hậu khô hạn, lượng
mưa rất thấp (dưới 250mm) là do
A. có dòng biển lạnh chạy ven bờ. B. không đón gió mùa tây nam nóng ẩm.
C. ảnh hưởng của gió mùa mùa đông lạnh khô.D. gió tín phong thổi quanh năm.
Câu 23
Sườn phía Đông của dãy Gát Tây có lượng mưa thấp, từ 250 – 750 mm là do
A. địa hình núi cao trên 4500m. B. vị trí khuất gió và sâu trong nội địa.
C. gió tín phong khô nóng thổi quanh năm. D. có dòng biển lạnh chạy ven bờ.
Câu 24
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở khu vực Nam Á là
A. địa hình kết hợp với các dòng biển nóng – lạnh.
B. địa hình kết hợp với gió mùa.
C. vị trí gần hay xa biển.
D. độ cao địa hình kết hợp với dòng biển nóng.

BÀI 11 : DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NAM Á

Câu 1.1 Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào?
A. Thiên Chúa giáo, Phật giáo. B. Phật giáo, Hồi giáo.
C.Ấn Độ giáo, Hồi giáo. D.Hồi giáo, Thiên Chúa giáo.
Câu 2.1 Các nước Nam Á giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ từ
năm nào?
A. 1945 B. 1946 C. 1947 D. 1948
Câu 3.1 Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á là:
A. Ấn Độ. B. Pa-ki-xtan. C. Băng-la-det. D. Nê-pan.
Câu 4.1 So với các khu vực khác của Châu Á thì dân số Nam Á đứng hàng thứ mấy?
A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư.
Câu 5.2 Trong cơ cấu các ngành kinh tế của Nam Á (2001), ngành nào chiếm tỉ trọng nhỏ
nhất?
A. Nông-Lâm-Thủy sản. B. Công nghiệp-xây dựng.
C.Dịch vụ. D. Công nghiệp-xây dựng, dịch vụ.
Câu 6.2 Công nghiệp dệt của Ấn Độ với 2 trung tâm chính là:
A. Mum-bai, Ma-drat. B. Niu-đê-li, Côn-ca-ta.
C.Côn-ca-ta, Mum-bai. D. Niu-đê-li, Mum-bai.
Câu 7.2 Các nước trong khu vực Nam Á có nền kinh tế:
A. Chậm phát triển. B. Đang phát triển. C. Phát triển. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 8.3 Căn cứ vào hình 11.5 cho biết nước có kí hiệu số 4 là nước nào?
A. Nê-pan B. Bu-tan C. Băng-la-det D. Pa-ki-xtan.
Câu 9.3 Ấn Độ có bao nhiêu đô thị trên 8 triệu dân?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10.4 Khu vực có mật độ dân số cao nhất Châu Á là ( bảng 11.1)
A. Đông Á B. Nam Á C. Đông Nam Á D. Tây Nam Á

Câu 11
Dân cư Nam Á phân bố thưa thớt ở khu vực
A. Tây Bắc Ấn Độ. .B. phía nam dãy Hi-ma-lay-a.
C. đồng bằng ven biển phía Đông dãy Gát Đông. D. đồng bằng Ấn – Hằng.
Câu 12
Các tôn giáo chính ở Nam Á là
A. Hồi giáo và Phật giáo. B. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
C. Thiên Chúa giáo và Phật giáo. D. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo.
Câu 13
Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là
A. Pa-ki-xtan. B. Ấn Độ. C. Nê-pan. D. Bu-tan.
Câu 14
Đặc điểm dân cư Nam Á là
A. đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á
B. đông dân thứ nhất châu Á, mật độ thứ 2 châu Á.
C. đông dân thứ 3 châu Á, mật độ thứ nhất châu Á.
D. đông dân thứ 2 châu Á, mật độ thứ 3 châu Á.
Câu 15
Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á 
A. Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
B. Khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.
C. Tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột.
D. Tình hình chính trị - xã hội không ổn định.
Câu 16
Đặc điểm dân cư – xã hội nào sau đây không đúng với Nam Á?
A. Dân cư tập trung đông nhất châu Á.
B. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.
C. Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
D. Tình hình chính trị - xã hội thiếu ổn định.
Câu 17
Thành tựu lớn nhất của cuộc cách mạng trắng và cách mạng xanh là
A. đưa giá trị sản lượng công nghiệp Ấn Độ tăng nhanh và đứng thứ 10 thế giới.
B. giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
C. đưa Ấn Độ trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á.
D. tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu lớn cho các nước Nam Á.
Câu 18
Dân cư Nam Á phân bố thưa thớt ở khu vực

A. Tây Bắc Ấn Độ. B. phía nam dãy Hi-ma-lay-a.


Câu 19
Tây Nam Á không tiếp giáp châu lục nào sau đây?
A. châu Á. B. châu Âu. C. châu Mĩ. D. châu Phi.
Câu 20
Các quốc gia/ vùng lãnh thổ thuộc phần đất liền của Đông Á là
A. Trung Quốc, Đài Loan. B. Trung Quốc, Triều Tiên.
C. Nhật Bản, Hải Nam. D. Nhật Bản, Triều Tiên.
Câu 21
Đông Á tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương. B. Ấn Độ Dương.
C. Thái Bình Dương. D. Bắc Băng Dương.
Câu 22
Phía tây Trung Quốc có địa hình chủ yếu là
A. hệ thống núi, sơn nguyên cao và hiểm trở, bồn địa lớn.
B. vùng đồi, núi thấp.
C. các đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng.
D. dải đồng bằng nhỏ, hẹp.
Câu 23
Nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc của Nam Á là
A. khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
B. có nhiều thiên tai động đất, núi lửa.
C. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
D. địa hình núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh.
Câu 24
Nhân tố nào sau đây ít ảnh hưởng nhất đến sự tập trung dân cư đông đúc ở đồng bằng Ấn –
Hằng?
A. Lịch sử khai thác lãnh thổ. B. Đặc điểm địa hình, khí hậu, nguồn nước.
C. Tài nguyên khoáng sản. D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Câu 25
Thành phố nào sau đây được gọi là “thung lũng silicon” của châu Á?
A. Mum-bai. B. Côn-ca-ta. C. Bangalore. D. Niu Đê-li.

You might also like