You are on page 1of 6

Ảnh hưởng tốt Ảnh hưởng xấu

Nike New Balance


Chi phí Việt Nam có chi phí sản New Balance không có
xuất thấp nhà máy ở Châu Á
 Nike sẽ tiết kiệm Việt Nam
chi phí sản xuất về  Sản xuất trong
nguyên liệu nhân nước tại Hoa Kỳ
công tại Việt Nam có chi phí nhân
 TPP giúp Nike công 10 đô la/giờ
giảm áp lực chiến cao so với chi phí
lược giá khi nhập nhân công Việt
giày dép tại Mỹ Nam là 46 xu/giờ.
 TPP làm New
Balance có mức
giá tầm cao vì
nhãn mác sản xuất
tại Mỹ
Doanh thu Chi phí thấp => Tiếp cận Doanh thu trước khi TPP
nhiều phân khúc khách  Doanh thu cao
hang => Doanh thu cao Doanh thu sau khi TPP
 Doanh thu mức ổn
Quan hệ thương mại Tăng quan hệ thương mại Tăng quan hệ thương mại
giữa Mỹ và các nước giữa Mỹ và các nước
Châu Á. Châu Á.

Đối thủ cạnh tranh Có thể giảm giá bán hoặc Việc loại bỏ thuế quan
tăng tỷ suất lợi nhuận, sẽ khiến thị trường trở
điều này mang lại cho họ nên kém cạnh tranh làm
lợi thế cạnh tranh so với mất vùng thuế đệm của
các đối thủ cạnh tranh Nike.

Rủi ro đầu tư Rủi ro đầu tư thấp hơn Việc loại bỏ thuế quan sẽ
khi sử dụng chiến lược khiến thị trường trở nên
gia công phần mềm ở các kém cạnh tranh làm mất
nước khác vì vùng thuế đệm của Nike.
+Không phải đầu tư vào → New Balance sẽ phải
cơ sở sản xuất, do đó cần đóng cửa các nhà máy ở
ít đầu tư hơn trước. Mỹ và chuyển toàn bộ
+Mang lại cho họ sự linh hoạt động sản xuất ra
hoạt hơn về mặt chiến nước ngoài
lược và khả năng tiếp cận → Hàng loạt nhân công
các sản phẩm và quy Mỹ bị thất nghiệp
trình tiên tiến nhất. → Thị phần giày New
+Tạo công việc cho các balance tại Mỹ giảm
nước như Việt Nam,
Trung Quốc,...
+Tăng thị phần công ty
Nike trên các thị trường
Châu Á.

Không chỉ riêng Nike chuyển sản xuất sang Việt Nam mặc dù có trụ sở tại
Beaverton, Oregon mà còn có Adidas có trụ sở tại Herzogenaurach, Đức cũng
chuyển sản xuất sang khu vực các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
 Doanh thu của Adidas đạt khoảng 21,6 tỷ USD năm 2021 , tăng  87% doanh
số tại Bắc Mỹ và doanh số bán hàng tại Châu Á - Thái Bình Dương tăng
66%
 Doanh thu của Nike 12,34 tỉ USD năm 2021, doanh thu tăng hơn 2 lần lên
5,38 tỉ US tại thị trường Bắc Mỹ , tại khu vực Trung Quốc tăng 17%
Vì vậy TPP đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho Nike . tang doanh thu tại thị
trường Hoa Kỳ vì khách hàng tại Hoa Kỳ có xu hướng chuyển dịch phân khúc
giày giá rẻ. Bên cạnh đó , Nike tiếp cận được với thị trường khu vực kinh tế
đang phát triển Châu Á
Song nhược điểm của Nike là nguồn cung ứng sản phẩm của Nike phụ thuộc
các quốc gia bên ngoài vùng lãnh thổ Hoa Kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc,
nếu có sự rủi ro trong chuỗi cung ứng sản phẩm từ bên ngoài của Nike bị gián
đoạn chẳng hạn như dịch Covid 19, Nike sẽ không cung cấp hàng hóa kịp thời
tại khu vực Bắc Mỹ vì lệnh ngưng nhập hàng hóa trong một thời gian
Vậy New Balance nhận được gì từ TPP
New Balance có thể thâm nhập và xuất khẩu giày dép “ Made in USA” vào thị
trường Hàn Quốc và Nhật Bản , kể cả Việt Nam. TPP được thông qua cũng
đồng nghĩa mức giá New Balance tiến vào thị trường Châu Á sẽ ở mức tầm
trung, thu hút phân khúc khách hang những người thích New Balance
Tương thự như New Balance có trụ sở tại Boston công ty giày Hi tech cũng có
trụ sở tại Amsterdam và có nhà máy sản xuất tại Mỹ , thông qua TPP New
Balance có thể tiếp cận với nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ thành viên TPP
với nguyên vật liệu tốt và mức giá hợp lý, New Balance có thể ứng dụng những
tiến bộ máy móc và nguyên vật liệu để tạo sản xuất với thời gian ngắn và chi
phí được giảm đáng kể.
Nếu có sự cố rủi ro trong chuỗi cung ứng từ khu vực TPP, New Balance với nhà
máy tại Mỹ vẫn sẵn sàng cung cấp nguồn cung giày cho thị trường Bắc Mỹ
Lợi ích đối với Hoa Kỳ
Xuất khẩu của Hoa Kỳ sẽ tăng thêm 123,5 tỷ đô la. Nó sẽ mang lại lợi ích cho các
ngành công nghiệp máy móc, ô tô, nhựa và nông nghiệp. Hoa Kỳ đã cho phép 80%
hàng nhập khẩu này được nhập khẩu mà không có thuế quan. Điều này có nghĩa là
không chỉ riêng ngành giày dép Hoa Kỳ có thể xuất khẩu sang các quốc gia TPP
với giá hợp lý , mà còn ngành trọng điểm của Hoa Kỳ như kim khí cũng được tiếp
cận với nhiều thị trường đang phát triển với chiến lược giá tốt . Những hàng hóa
made in USA sẽ mang lại lợi nhuận khủng từ các thị trường trên thế giới cho Hoa
Kỳ .
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiệp cận nguồn chi phí sản xuất với giá rẻ và ổn định, do
vậy họ đầu tư lợi nhuận vào những tiến bộ khoa học vượt bậc hiện nay tại Hoa Kỳ
=> Mang lại đầu tư phát triển cho Hoa Kỳ
Câu 2

. Major drivers of the success of Vietnam’s footwear manufacturing sector are


purported to be its weakly enforced labour and environmental standards and
its generous subsidiesto stateowned enterprises. Does this give Vietnamese
firms an unfair competitive advantage over U.S. firms?

Động lực chính cho sự thành công của ngành sản xuất giày dép Việt Nam
được cho là do các tiêu chuẩn về lao động và môi trường được thực thi yếu
kém và các khoản trợ cấp hào phóng cho các doanh nghiệp nhà nước. Điều
này có mang lại cho các công ty Việt Nam lợi thế cạnh tranh không công bằng
so với các công ty Hoa Kỳ không?

Câu trả lời: là không

Vì dù răng chi phí nhân công thấp do bên cảnh việc Mỹ xóa bỏ hàng rào
thuế quan thì họ cũng đưa ra nhiều điều kiện khác nhằm để có thể duy trì cán cân
thương mại nước Mỹ.
Ngoài ra, Việt Nam có nhiều khoản trợ cấp tốt từ nhà nước, giúp thúc đẩy
kích cầu thương mại, tăng mối quan hệ với các nước, giúp các nước đang phát
triển tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thông qua miễn/giảm nhập khẩu vào
thị trường EU một cách thuận lợi hơn.
Việt Nam phải tuân theo quy tắc từ sợi trở đi hay quy tắc TBT nhằm để duy
trì thương mại kinh tế Mỹ và đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào của hàng nhập khẩu theo
quy định của Mỹ.
Và cần phải duy trì tỷ hối giá theo quy định của Mỹ nhằm tránh bán phá giá.
Và cuối cùng là Vn Được hưởng “Chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập
(GSP)” thuận lợi cho việc nhập khẩu và xuất khẩu, Theo đó, Việt Nam được hưởng
GSP đối với tất cả các mặt hàng, kể cả những mặt hàng trước đã từng xếp vào
nhóm hàng đã “trưởng thành” như giày dép, nón, ô dù…. Đây là chính sách thuế
ưu đãi thương mại đơn phương của EU nhằm giúp các nước đang phát triển tăng
kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thông qua miễn/giảm nhập khẩu vào thị trường EU
một cách thuận lợi hơn.

Khi Việt Nam ký hiệp định TPP , Việt Nam phải tuân thủ quy tắc môi
trường lao động như độ tuổi lao động , trình độ lao động và môi trường lao động
để đáp ứng được điều kiện sản xuất để được xuất khẩu giày sang Hoa Kỳ. Những
yêu cầu trên Hoa Kỳ đã thực hiện và duy trì trong nhiều năm, trong khi Việt Nam
đang từng bước cải cách. Vì thế, chi phí sản xuất của Việt Nam sẽ không hề rẻ.
Đầu tiên , chi phí cho nhân công với trình độ lao động phổ thông và trên 18 tuổi là
chi phí không hề nhỏ , đặc biệt là đối với sản xuất giày dép thì cần những công
nhân có kỹ thuật cao ở từng đường kim mũi chỉ, vì vậy chi phí nhân công Việt
Nam sau hiệp định TPP sẽ tăng mạnh . Song song đó , Việt Nam là quốc gia đang
phát triển , thiết bị kỹ thuật máy móc không tân tiến bằng Hoa Kỳ. Vì vậy Hoa Kỳ
có lợi thế hơn Việt Nam nhiều về mặt sản xuất, sản phẩm giày dép Made in USA
vẫn luôn có thị phần cao tại Việt Nam dù mức giá không hề rẻ. Vậy nên , không
thể nói Việt Nam cạnh tranh không công bằng với Mỹ, vì yếu tố chi phí và yếu tố
con người thì Hoa Kỳ vẫn có lợi thế hơn Việt Nam.

3. What should U.S. Trade Representative Michael Froman do about import


tariffs on Vietnamese footwear to level the playing field to allow Americans to
compete and win in the globaleconomy?
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman nên làm gì về thuế nhập khẩu
đối với giày dép Việt Nam để tạo sân chơi bình đẳng cho phép người Mỹ cạnh
tranh và giành chiến thắng trong nền kinh tế toàn cầu?

Câu trả lời Nên giữ lại hiệp định TPP vì giá trị kinh tế và hành lang thương mại
TPP mang lại cho kinh tế Hoa Kỳ là rất lớn. Dựa trên yếu tố thương mại , doanh
thu , không chỉ riêng Nike mà còn những hãng sản xuất giày dép trên thế giới lực
chọn sản xuất tại Việt Nam. Lấy ví dụ và ngành công nghiệp điện tử như công ty
APPLE sản xuất điện thoại tại Trung Quốc nhưng hầu hết người tiêu dùng Mỹ vẫn
lựa chọn sử dụng Iphone. Do vậy Nike và New Balance đều có lợi thông qua hiệp
định TPP. Nike sẽ đạt được mức giá cạnh tranh như họ mong muốn. New Balnace
sẽ có nhiều cơ hội xâm nhập vào những thị trường tiềm năng với mức giá cạnh
tranh tại Hàn Quốc, Trung Quốc. Vì khi chính sách bãi bỏ thuế quan được thông
qua , giày dép Made in USA sẽ được miễn thế khi thâm nhập vào thị trường quốc
gia TPP, New Balance sẽ có nhiều chiến lược giá hơn trên những thị phần này.

Từ các điểm mạnh và điểm yếu của TPP sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ theo hai
mặt. Một mặt sẽ tăng cơ hội giao thương thương mại với các nước TPP, mặt khác
gây ra sự kém cạnh tranh với các công ty nội địa, và gây tình trạng thất nghiệp.
Nên để có thể tạo ra sân chơi bình đẳng Đại diện thương mại Hoa kỳ Michael
Froman cần có các hàng rào khác như: quy tắc TBT, quy tắc từ sợi, thỏa thuận đàm
phán đôi bên cùng có lợi, Áp dụng tiêu chí sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái phù
hợp,lập nên hàng rào phi thuế quan để bảo hộ lao động Mỹ.

+Quy tắc từ sợi: Quy tắc xuất xứ chủ đạo đối với hàng dệt may trong TPP là “yarn-
forward” (“từ sợi trở đi’), hay còn gọi là quy tắc “ba công đoạn” sản xuất hàng dệt
may từ sợi trở đi, bao gồm (i) kéo sợi, dệt và nhuộm vải; (ii) cắt và (iii) may quần
áo phải được thực hiện trong nội khối TPP. Đây là quy tắc xuất xứ chặt chẽ nhất về
dệt may mà Việt Nam từng cam kết trong một FTA (các FTA trước đây của Việt
Nam, quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may chủ yếu là quy tắc đơn giản “cắt và
may” trừ FTA ASEAN-Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản là áp dụng quy tắc “từ
vải trở đi”). Và theo quy tắc này, Mỹ sẽ cho phép Việt Nam nhập khẩu giày dép,
quần áo vào nước Mỹ với điều kiện phải sử dụng nguyên vật liệu của Mỹ như vải,
da, sợi,... trong quá trình sản xuất giày dép, quần áo.

+Thỏa thuận đàm phán đôi bên cùng có lợi: Khi các doanh nghiệp tại Việt Nam
nhập khẩu sản phẩm vào Việt Nam thì sẽ được giảm hoặc miễn thuế thì đối với Mỹ
cũng vậy. Họ yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu của họ cũng phải được giảm thuế
hoặc miễn thuế. Và thỏa thuận này sẽ dựa trên hợp tác song phương cùng có lợi.

+Quy tắc TBT: là một cơ sở rào cản kỹ thuật đối với thương mại, là các tiêu chuẩn,
quy định rõ ràng để bảo vệ sức khỏe và an toàn người tiêu dùng Mỹ và giảm thiểu
tình trạng bóp méo thương mại. Các quy trình kỹ thuật và quy định sẽ được chính
phủ áp đặt và xác định rằng các sản phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn.

+Chính sách tỷ giá hối đoái nhằm tránh thao túng tỷ giá hối đoái để đạt được lợi
thế cạnh tranh không công bằng và cam kết các quốc gia theo tuân theo các chính
sách tỷ giá hối đoái phản ánh các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế, tránh điều
chỉnh tỷ giá hối đoái kéo dài và kiềm chế bán phá giá cạnh tranh

+Hàng rào thuế quan: duy trì một số hàng rào thuế quan giúp cho Mỹ bảo vệ được
lợi ích quốc gia, duy trì cán cân thương mại giới hạn trên được thiết lập cho một số
vật liệu nhất định, hạn chế số lượng nhập khẩu một cách nghiêm ngặt. Chính phủ
cũng tạo ra các chính sách để quyết định việc nhập khẩu từ một quốc gia theo khả
năng xuất khẩu, đảm bảo cân bằng thương mại hợp lý.

+ Trao đổi song phương giữa hai bên : Hoa Kỳ cho phép Việt Nam xuất khẩu giày
dép vào Hoa Kỳ, song song đó Việt Nam cũng phải sử dụng thiết bị máy móc của
Hoa Kỳ để ứng dụng ngành giày dép Viêt Nam, trao đổi thương mại song phương
hang hóa giữ hai nước , tạo thế cân bằng cho Hoa Kỳ và Việt Nam

You might also like