You are on page 1of 10

1.

Chiến lược chức năng


a, Khái niệm
Chiến lược chức năng hay còn gọi là Chiến lược cấp chức năng trong tiếng Anh được
gọi là Functional-level strategy.
- Chiến lược chức năng là các chiến lược marketing, tài chính, sản xuất, hậu cần và
nguồn nhân lực.
Các chiến lược này được xây dựng tập trung vào một chức năng xác định nhằm phát huy
năng lực, đồng thời đảm bảo phối hợp các hoạt động khác nhau ở từng bộ phận chức
năng để đạt tới mục tiêu của chiến lược cấp kinh doanh cũng như chiến lược cấp công ty.

- Chiến lược cấp chức năng là những kế hoạch tác nghiệp trong từng lĩnh vực chức năng
để cụ thể hoá các chiến lược cấp công ty và cấp đơn vị kinh doanh chiến lược (Strategic
Business Unit – SBU) vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nó bao gồm những mục tiêu ngắn hạn (có thể cả trung hạn) và các biện pháp cụ thể để
Ban quản lí chỉ đạo hoạt động thường nhật của đơn vị.

b, Mục tiêu chiến lược


Chiến lược chức năng thường hướng vào 4 mục tiêu cụ thể dưới đây:

- Nâng cao hiệu quả


- Nâng cao chất lượng
- Đổi mới
- Đáp lại khách hàng

c, Vai trò chiến lược


Các chiến lược chức năng cụ thể hóa chiến lược kinh doanh và được coi như những hoạt
động căn bản của quá trình kinh doanh. Các chiến lược chức năng đóng vai trò rất quan
trọng, cụ thể:

- Các chiến lược chức năng có vai trò hỗ trợ chiến lược kinh doanh tổng thể.
- Các chiến lược chức năng chỉ rõ những công việc mà các nhà quản trị chức năng
phải làm để bảo đảm hiệu suất cao hơn trong các lĩnh vực chức năng tương ứng
của họ.

Các chiến lược chức năng sẽ tạo ra sự khác biệt, đặc trưng, giúp công ty đạt được lợi thế
cạnh tranh.
d, Các cấp xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp
Hệ thống chiến lược trong doanh nghiệp đơn ngành và đa ngành về cơ bản là giống nhau
về các thức xây dựng, nội dung và triển khai.

Tuy nhiên, trong doanh nghiệp đơn ngành hệ thống chiến lược thường đơn giản nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp triển khai trong một lĩnh vực kinh doanh đơn nhất.

Ngược lại, trong doanh nghiệp đa ngành, hệ thống chiến lược thường phức tạp và được
tổ chức thành nhiều cấp hơn.

- Trong doanh nghiệp đa ngành


Hệ thống chiến lược được chia thành ba cấp: chiến lược cấp doanh nghiệp (Corporate-
level strategy), chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (Business-level strategy) và chiến lược
cấp chức năng (Functional-level strategy).

- Trong doanh nghiệp đơn ngành chỉ có hai cấp xây dựng chiến lược là cấp doanh
nghiệp và cấp chức năng.
Bảng so sánh các cấp xây dựng chiến lược trong doanh nghiệp

TT Tiêu chí Cấp xây dựng chiến lược


Doanh nghiệp Đơn vị kinh doanh Chức năng
1 Thời gian xây dựng Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn

2 Loại quyết định Định hướng Hỗn hợp Tác nghiệp

3 Mức độ rủi ro Cao Thấp Trung bình

4 Mức độ tác động Trọng đại Lớn Không lớn

5 Khả năng thu lợi nhuận Cao Trung bình Thấp

6 Tính linh hoạt Cao Trung bình Thấp

7 Tính cụ thể Thấp Trung bình Cụ thể cao

8 Tính đổi mới Đổi mới Hỗn hợp Tính lặp lại

9 Cấp ra quyết định Cấp cao Cấp trung Cấp thấp


Chiến lược ở các cấp khác nhau vẫn có tác động lẫn nhau. Chiến lược ở cấp cao hơn
mang tính định hướng và là căn cứ để xây dựng chiến lược ở cấp thấp hơn, trong khi
chiến lược ở cấp thấp được xây dựng để nhằm góp phần đạt được mục tiêu đề ra trong
chiến lược ở cấp cao hơn.

II, Chiến lược Starbucks

1,Chiến lược kinh doanh marketing sản phẩm của Starbucks


Starbucks cung cấp cho khách hàng một loạt các lựa chọn đồ uống và đồ ăn. Các danh mục chính
của Starbucks là bữa sáng, bữa trưa và bữa chiều với bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng xốp, bánh
ngọt, bánh rán, trái cây tươi, đồ uống espresso, cà phê, nước ngọt đóng chai, nước giải khát, bia
lạnh và đồ uống pha frappuccino. Starbucks nổi tiếng với cà phê rang xay chuyên nghiệp, pha
đậm đặc và các loại trà hảo hạng.

Chiến lược kinh doanh marketing hỗn hợp sản phẩm của Starbucks Coffee Company là kết quả
của nhiều năm đổi mới kinh doanh. Ví dụ: Công ty đã thêm dòng Frappuccino sau khi mua lại
The Coffee Connection vào năm 1994.

2,Chiến lược kinh doanh marketing giá của Starbucks


Có rất nhiều chiến lược định giá phổ biến trong bán hàng như định giá hớt váng (Price
skimming), định giá thâm nhập thị trường (Market penetration pricing), định giá tiết kiệm
(Economy pricing), định giá cao cấp (Premium pricing), định giá Combo, giá gói (Bundle
pricing), định giá tâm lý (Psychological Pricing Strategy)… Mỗi một hình thức đều có những
ưu/nhược điểm khác nhau.

Trong chiến lược kinh doanh, Starbucks quyết định theo một chiến lược định giá cao cấp. Như
đã đề cập trước đó, thương hiệu này nổi tiếng với cà phê pha đậm đặc và bộ sưu tập các loại trà
hảo hạng. Rất nhiều khách hàng sẵn sàng dùng sản phẩm với giá thành khá cao. Starbucks đã tận
dụng tâm lý mua sắm này và xác định giá cao cấp là chiến lược định giá của công ty.

Tại các quốc gia châu Á, mức giá cho một sản phẩm Starbucks mà người dùng thực sự chi trả
cao hơn nhiều so với các quốc gia tại châu Âu hay Bắc Mỹ. Giá một sản phẩm này tại Việt Nam
theo tính toán của ValuePenguin khoảng 8,18 USD, đứng thứ 3 trong danh sách 44 quốc gia mà
thương hiệu này có mặt và đứng thứ 2 trong khu vực chỉ sau Indonesia (8,21 USD). Hai quốc gia
đứng phía sau Việt Nam là Thái Lan và Ấn Độ với mức giá lần lượt là 8,04 USD và 7,99 USD.
3,Địa điểm quán cafe Starbucks 
Starbucks cung cấp hầu hết các sản phẩm của mình thông qua các cửa hàng cà phê. Thương hiệu
đã tung ra “Starbucks on the go” – một giải pháp đồ uống tự phục vụ cao cấp với menu các loại
đồ uống nóng hấp dẫn.

Dưới đây là những địa điểm chính mà tập đoàn Starbucks sử dụng để tiếp cận khách hàng mục
tiêu của mình:

 Quán cà phê / quán cà phê


 Người bán lẻ
 Ứng dụng di động
Ban đầu, Starbucks bán sản phẩm của mình thông qua các quán cà phê. Sau đó, công ty đã cung
cấp một số sản phẩm của mình thông qua cửa hàng trực tuyến trên Ứng dụng Starbucks cho
Android, iPhone và Windows dành cho những người mua bận rộn có thể mua sắm tiện lợi
hơn. Cách tiếp cận này biểu hiện chiến thuật tích hợp sự tiện dụng của thương mại điện tử vào
chiến lược marketing tổng quan của công ty.
4. Chiến lược kinh doanh của Starbucks trong việc tổ chức các
chương trình khuyến mãi
Thương hiệu cafe nổi tiếng này đã tận dụng nhiều chiến lược khuyến mại để thu hút, tiếp cận với
nhiều khách hàng và gia tăng doanh số. Theo các báo cáo, năm 2016 Starbucks đầu tư 248,6
triệu USD cho quảng cáo, năm 2020 là 258,8 triệu USD.

Starbuck đã thiết kế chương trình chăm sóc khách hàng trung thành được gọi là Starbucks
Rewards. Là thành viên, khách hàng có thể nhận được 2 sao cho mỗi 1 USD chi tiêu tại cửa hàng
và trực tuyến. Nếu khách hàng có thể thu thập 125 sao, họ có thể nhận được phần để đổi thành
đồ uống hoặc các sản phẩm khác.
5, Chiến lược xây dựng đội ngũ nhân viên của Starbucks
Starbucks đã sở hữu một lực lượng lao động đa dạng, có khoảng 240.000 nhân viên trên toàn thế
giới vào năm 2021. Thương hiệu cũng nổi tiếng với việc chi rất nhiều tiền, thời gian và nhân lực
để đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên.

6, Quy trình trong Starbuck 


Cùng xem qua quy trình phục vụ khách hàng tại một cửa hàng bất kỳ nhé! Starbuck thường là
một nơi bận rộn và nhân viên phải phục vụ người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất có thể. Khi
khách hàng mới đẩy cửa vào, nhân viên sẽ tương tác bằng nụ cười, cái gật đầu và chào hỏi. Sau
đó, khách hàng sẽ gọi đồ ăn/thức uống và thanh toán hóa đơn.

7, Môi trường và cơ sở vật chất của Starbucks


Cơ sở vật chất của Starbucks không chỉ bao gồm các thiết kế cửa hàng, cà phê, logo và khăn
ăn… mà thương hiệu còn tạo ra một bầu không khí thoải mái cho khách hàng. Hơn nữa, họ đã áp
dụng một cách tiếp cận hoàn to

àn mới để thiết kế cửa hàng phù hợp với từng địa điểm mở cửa hàng.

Cafe Starbucks tại Việt Nam hay mỗi nơi trên thế giới đều tuân theo 1 trong 4 phong cách chính,
cụ thể như sau:

 Thiết kế quán cà phê Starbucks phong cách Heritage: Với những nền nhà bằng gỗ, nền
bê tông nhuộm màu hoặc nền lát gạch hoa, ghế kim loại và hệ thống chiếu sáng kiểu
nhà máy. Những bàn lớn và dài, ghế câu lạc bộ và mành sáo gỗ gợi cảm giác về
khoảng thời gian chuyển giao của thế kỷ trước.
 Thiết kế quán cà phê Starbucks phong cách Artisan tôn vinh những vật liệu đơn giản
như dầm thép lộ thiên, tường gạch, kính cửa sổ hai cánh của nhà máy và công trình gỗ
được đánh bóng bằng tay tại một nơi tụ họp sáng tạo dành cho các hoạt động văn hóa
và nghệ thuật.
 Thiết kế quán cà phê Starbucks phong cách Regional Modern sử dụng không gian tươi
sáng, với hệ thống chiếu sáng bằng đèn giống tầng áp mái được trang bị đồ đạc nội
thất mang cảm hứng khu vực và kết cấu liên quan tới văn hóa nhằm tạo ra chốn nghỉ
ngơi yên tĩnh và hiện đại sau những ồn ào, náo nhiệt của thế giới sôi động.
 Thiết kế quán cà phê Starbucks phong cách Concept là môi trường độc đáo do các nhà
thiết kế tạo ra nhằm khám phá những cải tiến bên trong quán cà phê, được gọi là
những “hộp cát thiết kế”. Cảm giác khám phá này lan tỏa ra tất cả những ai ghé thăm
quán, qua những buổi sum họp cà phê và trà hàng ngày, các sự kiện nghệ thuật và các
buổi tụ họp cộng đồng.

You might also like