You are on page 1of 112

KỸ THUẬT CHIẾT XUẤT CÁC HỢP CHẤT

TỰ NHIÊN
I. Giới thiệu hợp chất tự nhiên
• Khái niệm
• Phân loại
• Vai trò
II. Quy trình nghiên cứu các hợp chất tự nhiên
• Xử lý nguyên liệu
• Dung môi
• Các phương pháp chiết xuất
I. GIỚI THIỆU HỢP CHẤT TỰ NHIÊN
KHÁI NIỆM
Hợp chất thiên nhiên: các chất hóa học có nguồn gốc từ thiên
nhiên hoặc được con người chiết tách từ các loài động vật, thực
vật trong tự nhiên.
Có hoạt tính sinh học cần cho sự sống và phát triển của sinh vật
hoặc có tác dụng dược học dùng để làm thuốc chữa bệnh cho
người, vật nuôi hoặc cây trồng.
Ngành hóa học nghiên cứu tính chất và cấu trúc của các hợp chất
thiên nhiên được gọi là hóa học các hợp chất thiên nhiên
-Thuốc từ dược liệu: thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có
nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất.
Thuốc có hoạt chất tinh khiết được chiết xuất từ dược liệu, thuốc
có sự kết hợp dược liệu với các hoạt chất hóa học tổng hợp
không gọi là thuốc từ dược liệu.
•Thuốc đông y là thuốc từ dược liệu, được bào chế theo lý luận
và phương pháp của y học cổ truyền của các nước phương Đông

•Thuốc y học cổ truyền là thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động


vật, khoáng vật đã qua giai đoạn chế biến theo lý luận y học cổ
truyền và kinh nghiệm dân gian thành các vị thuốc, dạng thuốc
truyền thống và dạng thuốc hiện đại

•Vị thuốc y học cổ truyền (vị thuốc đông y) là một loại dược liệu
được chế biến, bào chế theo lý luận của y học cổ truyền hoặc
kinh nghiệm dân gian được sử dụng để phòng bệnh và chữa bệnh
Thuốc thang: dạng thuốc y học cổ truyền gồm có một hoặc nhiều
vị thuốc kết hợp với nhau theo lý luận của y học cổ truyền hoặc
theo kinh nghiệm dân gian được sử dụng để phòng bệnh, chữa
bệnh và được đóng gói theo liều sử dụng
Cổ phương: bài thuốc được ghi trong sách cổ được cụ thể đến
từng chi tiết: số vị thuốc, liều lượng từng vị, cách bào chế, chỉ định
của thuốc, liều dùng, đường dùng và cách dùng
Cổ phương gia giảm: bài thuốc cổ phương được thêm hoặc bớt
một số chi tiết về: số vị thuốc, liều lượng của vị thuốc, các bào chế
vị thuốc, liều dùng, cách dùng, chỉ định dùng theo biện chứng của
thầy thuốc nhằm tăng hoặc giảm nhưng không làm mất đi tác
dụng chính của bài cổ phương từ đó đạt được mục đích chữa
bệnh, hỗ trợ chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khỏe con người.
Tân phương (bài thuốc cổ truyền mới): bài thuốc mới được thiết
lập tuân theo phương pháp lý luận của y học cổ truyền được hiện
đại hóa có tác dụng chữa bệnh, hỗ trợ chữa bệnh hoặc có lợi cho
sức khỏe con người
Thuốc gia truyền là những bài thuốc hoặc vị thuốc điều trị một
chứng bệnh nhất định có hiệu quả được sản xuất theo phương
pháp riêng biệt và được bí truyền lâu đời trong gia đình
Chất đặc trưng là một thành phần tự nhiên của vị thuốc cổ truyền
dùng làm tiêu chuẩn để xác định đảm bảo chất lượng cho chế
phẩm thuốc cổ truyền và không nhất thiết phải là chất có tác dụng
sinh học hay tác dụng điều trị
Hoạt tính sinh học là hoạt tính liên quan đến sự thay đổi về chức
năng cơ bản của động vật (hay tiêu bản của động vật) khi cho thử
nghiệm thuốc cổ truyền trên động vật đó
Tác dụng điều trị (tác dụng chữa bệnh) là tác dụng làm giảm hoặc
khỏi bệnh
Tác dụng hỗ trợ điều trị (hỗ trợ chữa bệnh): là tác dụng liên quan
đến việc làm tăng tác dụng điều trị của một thuốc khác
Tác dụng có lợi cho sức khỏe con người: là tác dụng có liên quan
đến việc làm tăng chất lượng sống của con người
Độc dược là nhóm thuốc đặc biệt của thuốc từ dược liệu. Độc
dược có thể là một vị thuốc hoặc một bài thuốc có tác dụng tốt
hoặc xấu cực mạnh lên bệnh tật hoặc sức khỏe con người
Chế phẩm chiết xuất từ dược liệu là chế phẩm mà trong thành
phần có chứa một hoặc nhiều yếu tố được chiết xuất (tinh chế) từ
dược liệu có tác dụng chữa bệnh, hỗ trợ chữa bệnh hoặc có lợi cho
sức khỏe con người
Lịch sử nghiên cứu
Từ hàng ngàn năm trước trong quá trình phát triển của loài
người đã phát hiện ra các thảo mộc có khả năng chữa bệnh.
Người Ai Cập (Sách Ebers papyrus, 1550 TCN)
Mô tả 1000 hợp chất và công thức
điều chế thuốc, phần lớn từ thực vật
Hippocrates (460-377 TCN)
“Cha đẻ của nền Y học”
Dioscorides (40-80 SCN)
nhà thực vật Hy Lạp
đã viết “De Materia Medica” (600 cây thuốc)
Y học cổ truyền TQ
Việc nghiên cứu thuốc từ thực vật vào thế kỷ 16
Thế kỷ 19: Một trong những công trình có giá
trị là ‘’qui tắc isopren’’ về cấu tạo của tecpenoit
(Wallch, 1887)
Thế kỷ 20: Xác định cấu trúc hợp chất thiên
nhiên có sự tiến bộ vượt bậc nhờ các kỹ thuật
hiện đại, các phương pháp phổ
Đến nay:
- Theo WHO 3,4 tỷ người sử dụng thực vật trong
phòng trị bệnh.

- Trung Quốc: 7925 loài thực vật được dùng làm


thuốc

- 119 hợp chất từ 90 loài thực vật là những loại


dược phẩm quan trọng.
• Có khoảng 125 000 loài thực vật, 10% mới
được nghiên cứu.

• 160 000 hợp chất đã được xác định, khoảng


10000 chất/năm.
Việt Nam
• Thuốc Nam:
Là thảo mộc có nguồn gốc ở
phương Nam (Việt Nam). Có
tri thức sử dụng làm thuốc
chữa bệnh ở Việt Nam (tri
thức sử dụng có cả nền y
học cổ truyền chính thống -
có lý luận được tư liệu hóa
và nền y học dân gian - ít
được tư liệu hóa và nghiên
cứu)
• Thuốc Bắc
Là thảo mộc có nguồn gốc ở phương Bắc (Trung
Quốc). Có tri thức sử dụng làm thuốc chữa bệnh
ở Trung Quốc, theo hệ thống lý luận của Trung y
và phần lớn đã được tư liệu hóa
HIỆN TRẠNG THUỐC NAM

• Số cây thuốc chính thức được thống kê hiện


nay là 3.850 loài. – Viện dược liệu, 2003
• Tài liệu của Pháp trước 1952 toàn Đông
Dương có 1.350 loài cây thuốc
• Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ
Tất Lợi, 1999 ( 8Th) : 800 cây, con, vị thuốc
• Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi,
1997: 3200 loài cây thuốc
HIỆN TRẠNG THUỐC NAM
- Nguồn hoang dã: chiếm 87% dược liệu đang sử
dụng. Chất lượng không ổn định, phụ thuộc vào
tình trạng cây thuốc, người thu hái, cách thu hái,
vận chuyển, chế biến sau thu hái. Hình thức thu
hái: tận thu, chưa có ý thức bảo vệ tài nguyên.
Một số dược liệu có khả năng tuyệt diệt cao
- Nguồn trồng: có khoảng 40 loài cây bản địa.
Hiện vẫn canh tác theo lối truyền thống, nhỏ lẻ
(Sapa, Sìn Hồ, Nghĩa Trai, Đại Yên….)
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SÁCH ĐỎ VIỆT NAM
• Phần thực vật
- Năm 1996 => 356 loài thực vật quý
hiếm có nguy cơ đe dọa
- Năm 2004 => 450 loài thực vật quý
hiếm có nguy cơ đe dọa
- Năm 2007 => 464 loài thực vật quý
hiếm có nguy cơ đe dọa
- Trong đó 196 loài thực vật đang
“nguy cấp” và 45 loài thực vật “ rất
nguy cấp”.
- Các loài thực vật trong “Sách đỏ
Việt Nam” là cây dược liệu chiếm
khoảng 68%
HIỆN TRẠNG THUỐC BẮC TẠI
VIỆT NAM
HIỆN TRẠNG THUỐC BẮC TẠI VIỆT NAM
• Dược liệu nhập khoảng trên 300 loại, trong đó
80% nhập lậu từ Trung Quốc, chủ yếu qua đường
tiểu ngạch.
• Chất lượng không đảm bảo. Nhiều dược liệu giả,
kém hoạt chất…… “trong đó có loại khi kiểm
nghiệm có thuốc trừ sâu, thạch tín, lưu huỳnh
vượt mức cho phép. Ngoài ra một số loại dược
liệu khi nhập đã bị chiết xuất, hút hết tinh chất,
chỉ còn là củi rác”
• Theo Viện kiểm nghiệm mẫu TW “trong 400 mẫu
dược liệu được kiểm nghiệm mới đây thì có tới
60% mẫu không đạt chuẩn”
• Gía thành cao
TÁC PHẨM THUỐC NAM TIÊU BIỂU
• Nam dược thần hiệu (11 quyển) – Tuệ Tĩnh
Ghi chép 580 vị thuốc nam, 3873 bài thuốc, chữa 182
chứng bệnh của 10 khoa lâm sàng
• Hồng nghĩa giác tư y thư – Tuệ Tĩnh
Tóm tắt tác dụng của 630 vị thuốc (bài phú thuốc nam) 13
phương gia giảm
• Hải thượng y tông tâm lĩnh (28 tập, 66 quyển)- Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
- Quyển 10, 11 Dược phẩm vậng yếu. Viết về dược tính của
150 vị thuốc Bắc, Nam phân loại theo ngũ hành
- Quyển 12, 13 Lĩnh nam bản thảo. Quyển thượng viết 496
vị thuốc Nam thừa kế của Tuệ Tĩnh, quyển hạ viết 305 vị
thuốc bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm
VĂN BẢN HIỆN HÀNH
• Thông tư số: 40/2013/TT-BYT ngày 18/11/2013
của Bộ Y tế, ban hành Danh mục thuốc thiết
yếu, thuốc đông y và thuốc từ dược liệu lần
thứ VI.
• Quyết định số: 4664/QĐ-BYT ngày 07/11/2014
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ
tranh cây thuốc mẫu sử dụng trong cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
Các hợp chất tách chiết từ dược liệu tiêu biểu

Pyrethrin
N CH3

MeO O OH
Morphine
Plasmodium
falciparum
Soát reùt
Anthocyanidins
OH
OH
+
HO O

OH
OH
Vincristine
24
21 23 26

O O
22 25
HO O
18 20 27
12 17
11 OH
19
13

1 9
10 15
3 30
4
5'
O O
6
Xyl
4' OH 29
1' 28

NaO3SO 2'
6'' CH3

Qui
O O
Holothurin A (0.06%)
Hải sâm: Holothuria scabra
4''
OH 1''
6'''
CH2OH
O O 2''

4'''
Glc OH
6'''' O
CH2OH 1'''
O
MeGlc OH
OH
2''' Có tác dụng gây độc tế
4'''' 1''''

OH
OCH3

2''''
bào
OH

Chữa trị ung thư


Hoa ngũ sắc
Capsaicin
Chất kích thích
Allicin
Chống cảm
‘Taxol’

• Thông đỏ Thái bình dương, Taxus brevifolia, (vỏ


cây)
• 1964, NCI phát hiện ra hoạt tính sinh học
• 1966 paclitaxel được cô lập
• Được dùng trong hóa trị liệu ung thư phổi,
buồng trứng, vú
PHÂN LOẠI
Hợp chất thiên nhiên
Phân loại theo nguồn gốc (1)

• Nguồn gốc khoáng vật

Vô cơ • VD: Chu sa, diêm sinh, phèn chua, ô


tặc cốt (mai con mực)

• Cellulose, acid hữu cơ, tinh dầu, dầu


béo, chất nhựa, glycosid, alkaloid,
Hữu cơ
vitamin, kháng sinh thực vật

39
Hợp chất thiên nhiên
Phân loại theo chức năng sinh học (2)

• Cần thiết cho quá trình sinh trưởng và


Chuyển hóa phát triển của sinh vật
bậc 1 • Glucid, lipid, protid, acid amin, vitamin

• Tham gia quá trình sinh trưởng và


Chuyển hóa phát triển của sinh vật
bậc 2 • Saponin, alkaloid, flavonoid,
carotenoid, anthocyanin, tinh dầu

40
Trong lĩnh vực nghiên cứu, nhất là y học và nông
nghiệp; các chất trao đổi bậc 2 chính là đối tượng
nghiên cứu quan trọng do các tác dụng sinh lý và
dược lý của chúng như tác dụng kháng sinh, diệt
nấm, tác dụng ức chế hoặc độc đối với tế bào; tác
dụng kích thích hoặc ức chế sinh trưởng và các tác
dụng dược lý, sinh lý khác.
Hợp chất thiên nhiên
Phân loại theo cấu trúc hóa học (3)
• Các hợp chất phenolic (flavonoid, lignan, quinon, catechin)
• Các hợp chất carbon hydrat (monosaccharid, oligosaccharid,
polysaccharid)
• Các hợp chất isoprenoid (carotenoid, steroid, terpenoid)
• Các hợp chất nitơ (alkaloid, acid amin, acid nucleic, protein,
porphyrin, pteridin)
• Coumarin
• Tinh dầu (terpenoid, dẫn xuất phenol)
• Chất tiết từ thực vật (gôm, nhựa thơm, dầu nhựa, nhựa)
• Thuốc trừ sâu thảo mộc (pyrethrin, rotenon)
• Kháng sinh thực vật
42
• Các vitamin
Hợp chất thiên nhiên
Phân loại theo tác dụng điều trị (4)
• Bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch,…
• Bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng lipid máu, tăng
acid uric máu)
• Bệnh đường tiêu hóa: bệnh gan mật, bệnh loét dạ dày-tá tràng
• Bệnh đường hô hấp
• Bệnh về thận và đường tiết niệu
• Bệnh về máu (thiếu máu)
• Bệnh do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng
• Tăng cường hoạt tính hormon, các bệnh về nội tiết
• Tăng cường chức năng miễn dịch
• Kháng oxy hóa
43
• Kháng ung thư
VAI TRÒ CỦA HỢP CHẤT
THIÊN NHIÊN
1. Bảo vệ thực vật trước
sự tấn công của động vật,
mầm bệnh: gây ngán ăn,
nguỵ trang, xua đuổi côn
trùng.
Urushiol

2. Thu hút động vật thụ


phấn, phân tán hạt giống:
màu sắc hoa, quả.
Bẫy bắt sâu tơ trên đồng
ruộng
Azadirachtin
3. Trong nền y học hiện đại:
- Là những loại thuốc hữu ích, rất khó tạo ra bằng con
đường tổng hợp hoá học.

- Là nguồn cung cấp những hợp chất, sau đó được


biến tính để tạo dược tính cao hơn, độ độc ít.
Cam thảo Sâm

Kế sữa Dừa cạn


- Là chất kiểu mẫu để tổng hợp những thuốc có tác
dụng tốt hơn chất ban đầu.

H 3C COOH
COOH COOH
Ibuprofen
HO H3C O

Salicylic Acid Aspirin


CH 3

CH3
Thu hái dược liệu:
Hoạt chất của dược liệu thay đổi bởi nhiều yếu
tố: trồng trọt, thu hái, phơi sấy, bảo quản.
Nguyên tắc chung định kỳ thu hoạch cho từng
bộ phận của cây:
1.Rễ và thân nên thu hoạch vào thời kỳ sinh dưỡng,
thường là vào thời kỳ thu đông. Tuy nhiên có trường
hợp đặc biệt như rễ bồ công anh cần hái vào giữa
mùa hè vì khi ấy chứa nhiều hoạt chất.
2. Vỏ cây thường thu hoạch vào mùa đông, là thời kỳ
nhựa cây hoạt động mạnh.
3. Lá và ngọn cây có hoa phải hái vào thời kỳ quang
tổng hợp mạnh nhất thường là thời kỳ cây bắt đầu ra
hoa, không nên hái khi quả và hạt đã chín.
4. Hoa phải hái lúc trời nắng ráo, trước hoặc đúng
vào thời kỳ hoa thụ phấn. Trừ vài trường hợp như nụ
hoè, nụ đinh hương.
5. Quả thì tuỳ loại, hái khi quả đã già như tiểu hồi, sà
sàng, có khi hái trước khi quả chín như quả mơ, hồ
tiêu. Cũng có trường hợp khi quả còn xanh thì hoạt
chất nhiều, khi chín thì hoạt động rất thấp ví dụ cây
Conium maniculatum L. chứa alcaloid coniin.
TÍNH PHÂN CỰC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN
Trong cây, các hợp chất hữu cơ tồn tại ở dạng hòa
tan trong nước, dầu béo hoặc tinh dầu.
- Các chất hòa tan trong nước (dịch tế bào) là các
hydrat carbon phân tử bé (monosaccharid,
oligosaccharid), một số polysaccharid (pectin, gôm),
các glycosid (saponin, flavonoid, iridoid…) muối
alcaloid của các acid hữu cơ, acid amin. Các hợp
chất phenol hòa tan dưới dạng glycosid (flavonoid,
tanin) hoặc dạng phức hợp khác.
Các nhóm như: -OH, -CO, -NO2, -NH2, -COOH, -SO2,
và các Halogen là những nhóm phân cực. Các phân tử
càng có nhiều nhóm phân cực thì tính phân cực càng
mạnh.
Thí dụ: các glycosid là những chất phân cực mạnh do
phần đường có nhiều nhóm phân cực (-OH), mạch
đường càng dài thì độ phân cực càng cao.
Nếu glycosid bị thủy phân cắt mất phần đường, chỉ
còn lại phần aglycon thì tính phân cực của aglycon sẽ
giảm hẳn.
- Các chất tan trong dầu béo và tinh dầu là các
hydrocarbon, monoterpen, sterol, carotenoid …
- Dầu và tinh dầu được khu trú trong những bộ
phận riêng biệt của cây như ở hạt, vỏ, thân (tinh
dầu)..
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến vấn đề chiết xuất
là các enzym có trong cây. Trong quá trình chế
biến, nếu không khống chế hoạt động của các
enzym thì các glycosid có thể bị thủy phân một
phần hoặc toàn phần làm thay đổi tính phân cực,
do đó thay đổi độ hòa tan của các hợp chất đối với
dung môi.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC HỢP CHẤT TỰ NHIÊN

Phân lập
Xác định cấu trúc → Cấu tạo hóa học
Chuyển hoá, tổng hợp
- Tên khoa học
MẪU VẬT VD: Momordica charantia L.
(Cucurbitaceae)
- Sinh trưởng (địa điểm lấy mẫu)
- Bộ phận nghiên cứu
- Các phương pháp chiết xuất
- Các phương pháp cô lập (sắc ký)

CÁC CHẤT TINH KHIẾT


1. XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU

Việc lựa chọn, thu hái, xác định nguyên liệu mẫu
cây cần nghiên cứu là những giai đoạn đầu tiên
cần phải tiến hành trong quá trình khảo sát hóa
thực vật.
Khi thu hái mẫu cây, cần kết hợp với nhà thực vật
học để xác định tên khoa học (vì cây thường được
gọi bằng tên địa phương rất dễ gây nhầm lẫn).
Phải ghi rõ cây thu hái ở vùng nào, thời gian thu
hái, độ tuổi của cây.
Phải ghi rõ người hái hoặc cơ quan giám định cây,
và cây hiện được lưu mẫu ở đâu.
Khi thu hái nguyên liệu phải chú ý loại bỏ các cây
sâu bệnh.
Đối với các bộ phận vỏ, thân, rễ chú ý xem xét kỹ,
tránh thu hái cây có mang những sinh vật ký sinh.
Nhiều trường hợp đã có kết luận sai về thành phần
hóa học vì cây có mang những loại nấm ký sinh.
Thông thường, mẫu cây sau khi thu hái về được
rửa sạch, để ráo nước, làm khô tự nhiên trong mát
có quạt hoặc nơi thoáng gió.
Cây có thể được phơi khô ở nhiệt độ phòng hoặc
sấy ở nhiệt độ thấp hơn 60oC.
Không được phơi dưới ánh nắng mặt trời vì tia tử
ngoại có thể kích thích phản ứng hóa học, tạo nên
những chất giả gọi là artefact, không phải là những
hợp chất có thực trong cây.
Một vài trường hợp đặc biệt, người ta khảo sát
trên cây tươi. Trong trường hợp này, cây cần
được nhanh chóng cắt nhỏ và ngâm ngay trong
dung môi ly trích để tránh quá trình lên men hay
phản ứng hóa học.
Muốn diệt những enzym có sẵn trong cây, có thể :
nhúng mẫu cây vào methanol hoặc ethanol ngay
sau khi thu hái.
Đối với tinh dầu, cần phải tiến hành ly trích ngay
trên mẫu cây tươi để tránh thất thoát do tinh dầu
bay hơi.
Mẫu cây cần được xay nhỏ để dung môi có thể thấm
vào màng tế bào của cây và ly trích những chất biến
dưỡng thứ cấp.
Nếu các chất biến dưỡng thứ cấp trong cây cần ly trích
có tính dễ bay hơi hay kém bền nhiệt, có thể bỏ qua
giai đoạn xay nghiền, vì quá trình tán nghiền nhuyễn
sẽ phát sinh ra nhiệt, làm hao hụt sản phẩm.
Đôi khi người ta dùng kỹ thuật ngâm đông lạnh mẫu
cây (mẫu khô hay mẫu tươi) trong nitơ lỏng, rồi nghiền
giã cây trong một cái cối hoặc trong một cái bao bằng
polyetylen dày.
2. DUNG MÔI

Dung môi dùng để chiết xuất các hợp chất thiên


nhiên rất đa dạng và thay đổi theo đặc tính của
các hợp chất biến dưỡng muốn ly trích ra.
Cơ sở để chọn dung môi là tính phân cực của
hợp chất trong cây và dung môi.
• Người ta phân biệt các dung môi theo độ
phân cực
+ Dung môi phân cực mạnh: nước, các alcol
thấp (methanol, ethanol….).
+ Các dung môi phân cực yếu hoặc vừa: ethyl
acetate, chloroform, acetone,…
+ Các dung môi không phân cực: ether, ether-
dầu hỏa, benzen, toluen, hexan…
Bảng 1: Các dung môi thường dùng được sắp xếp tăng dần tương
đối theo chỉ số phân cực.
Độ tan
Hằng số Độ nhớt
Nhiệt độ Chỉ số trong
điện môi (mN.S.m-
Dung môi sôi (oC) phân cực nước
 ở 25oC 2)
(%w/w)
Hexan 69 1,9 0,0 0,33 0,001
Heptan 98 0,0 0,39 0,0003
Cyclohexan 81 2,0 0,2 1,00 0,01
Tetraclorur carbon 77 2,2 1,6 0,97 0,08
Toluen 111 2,38 2,4 0,59 0,51
Xylen 139 2,5 0,61 0,018
Benzen 80 2,3 2,7 0,65 0,18
Diethyl ether 35 4,34 2,8 0,32 6,89
Dichlorometan 41 8,9 3,1 0,44 1,6
Isopropanol 82 18,3 3,9 2,3 100
n-Butanol 118 3,9 2,98 7,81
Độ tan
Hằng số Độ nhớt
Nhiệt độ Chỉ số trong
điện môi (mN.S.m-
Dung môi sôi (oC) phân cực nước
 ở 25oC 2)
(%w/w)
Tetrahydrofuran 65 7,58 4,0 0,55 100
n-Propanol 92 20,1 4,0 2,27 100
Acetate butyl 125 4,0 0,73 0,43
Chloroform 61 4,87 4,1 0,57 0,815
Acetate ethyl 77 6,0 4,4 0,45 8,7
Methyl ethyl ceton 80 4,7 0,45 24
Dioxan 101 2,2 4,8 1,54 100
Aceton 56 20,7 5,1 0,32 100
Methanol 65 33,6 5,1 0,6 100
Ethanol 78 24,3 5,2 1,2 100
Acetonitryl 82 37,5 5,8 0,37 100
Acid acetic 118 6,2 6,2 1,26 100
Dimethyl sulfoxid 189 4,7 7,2 2,0 100
Nước 100 78,5 9,0 1,0 100
Chất tan trong nước và dung môi phân cực
Các chất điện ly như muối vô cơ đều tan trong
dung môi phân cực.
Chất phân cực: các hợp chất hữu cơ nói chung
không ion hóa nhưng nếu chúng có chứa các
nhóm hoặc nguyên tử mang điện tích âm có thể
hình thành dây nối hydro với nước thì chúng sẽ
tan được trong nước.
Những nhóm có khả năng tạo dây nối hydro
như : -OH, CO, NO, NH2 và các halogen gọi là
nhóm phân cực.
Chất tan trong nước và dung môi phân cực
Càng có nhiều nhóm phân cực thì phân tử ấy càng
dễ hoà tan trong nước.
Nhưng nếu mạch hydrocacbon của phân tử càng dài
thì độ hòa tan càng giảm.
1 nhóm phân cực trong phân tử có khả năng hình
thành liên kết hydro với phân tử nước sẽ làm cho phân tử
ấy tan được trong nước nếu mạch carbon của phân tử
không có quá 5 nguyên tử carbon hoặc không quá 6 nếu
phân tử có thêm mạch nhánh.
Nhưng nếu phân tử có nhiều nhóm phân cực (2
nhóm trở lên) thì tỉ lệ này giảm xuống: 1 nhóm phân cực
ứng với 3 hoặc 4 carbon trong mạch thì phân tử ấy tan
được trong nước.
Chất tan trong ete và các dung môi không phân cực
• Nói chung các chất không phân cực đều tan trong
ete và các dung môi không phân cực, ngược lại
không tan trong nước và các dung môi phân cực
khác.
• Các phân tử có một nhóm phân cực trong phân tử
có thể tan được trong ete.
• Hầu hết các chất hữu cơ tan trong nước thì không
tan trong ete.
• Nếu một chất vừa tan trong nước vừa tan trong ete
thì chất đó phải là chất không ion hóa, có số cacbon
không quá 5, có một nhóm phân cực tạo liên kết
hidro nhưng không phải là phân cực mạnh.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT/TRÍCH LY
Một phương pháp chiết xuất thích hợp có
thể được hoạch định một khi đã biết rõ thành
phần hoá học cuả nguyên liệu, mỗi loại hợp chất
có độ hoà tan khác nhau trong từng loại dung
môi. Vì vậy không thể có một phương pháp chiết
xuất chung áp dụng cho tất cả các hợp chất.
Chiết xuất/ trích ly: Dùng dung môi để tách lấy
một chất hay một nhóm các chất từ hỗn hợp cần
nghiên cứu.
Mục đích: nguyên liệu → chất tinh khiết
• Ly trích (chiết): quá trình tách và hoà tan các
chất trong mẫu.
• Chiết bao gồm 3 quá trình liên tục:
- Hoà tan
- Thẩm thấu
- Khuếch tán
• Yếu tố ảnh hưởng:
– Dung môi
– Nguyên liệu
– Kỹ thuật chiết
Chiết lấy toàn bộ thành phần trong nguyên liệu

• Dung môi thích hợp nhất là cồn (metanol hay


etanol) 80% trong nước. Cồn, đặc biệt là
methanol được xem như dung môi vạn năng
nó có thể hòa tan các chất không phân cực
cũng như các chất phân cực khác
• Dịch chiết khi bay hơi dung môi thu được cao
toàn phần chứa hầu hết các hợp chất trong
nguyên liệu
• Sau đó cần tách phân đoạn các chất trong cao
thì chuẩn bị một dãy các chất không tan trong
nước có độ phân cực từ yếu đến mạnh như ví
dụ dãy ete- dầu hỏa, ete, cloroform, etyl
axetat, butanol.
• Hòa tan cao vào một lượng nước, cho vào
bình chiết , lần lượt chiết với các dung môi
trên. Dịch chiết mỗi phân đoạn sau khi thu hồi
dung môi đem đi phân tích.
Dựa vào tính phân cực của dung môi và có thể
dự đoán sự có mặt của các chất có mặt trong các
dịch chiết.
• Trong phân đoạn ether, ether dầu hỏa sẽ có
hydrocarbon béo hoặc thơm, các thành phần của
tinh dầu như monotecpen, các chất không phân
cực như các chất béo caroten, các sterol, các chất
màu thực vật, chlorophyl
• Trong dịch chiết chloroform có sesquitecpen,
ditecpen, coumarin, quinon các aglycon do
các glycoside thủy phân tạo ra, một số alkaloid
base yếu
• Trong dịch chiết cồn sẽ có mặt glycoside,
alkaloid, flavonoid, các hợp chất phenol khác,
nhựa, acid hữu cơ, tanin
• Trong dịch nước sẽ có sẽ có các hợp chất
phân cực như các glycoside, tanin, các đường,
các hydratcarbon phân tử vừa như pectin, các
protein thực vật, các muối vô cơ…
Các phương pháp chiết xuất:
Phương pháp ngâm dầm (Marceration)
Phương pháp ngấm kiệt (Percolation)
Phương pháp dùng Soxhlet
Phương pháp đun hoàn lưu
Phương pháp lôi cuốn hơi nước
Chiết bằng phương pháp ngâm dầm (Maceration)

Phương pháp ngâm dầm: ngâm bột cây trong


bình chứa bằng thủy tinh hoặc thép không rỉ có
nắp đậy. Rót dung môi phủ lớp bột cây, để yên ở
nhiệt độ phòng, dung môi sẽ ngấm dần vào
nguyên liệu và hòa tan các chất tự nhiên. Có thể
gia tăng hiệu quả chiết xuất bằng cách khuấy bột
cây hoặc dùng máy lắc nhẹ.
Sau 24 giờ, dung môi trong bình được rót ra và đổ
dung môi mới vào.
Chiết bằng phương pháp ngấm kiệt (Percolation)

Phương pháp ngấm kiệt là một trong những phương


pháp trích ly được sử dụng phổ biến nhất vì không đòi
hỏi nhiều thao tác cũng như thời gian.
Dụng cụ gồm một bình ngấm kiệt, hình trụ đứng, bằng
thủy tinh, ở dưới đáy bình có van khóa để điều khiển tốc
độ dung môi chảy ra. Khi đã ngâm mẫu cây trong dung
môi sau một thời gian nhất định, dung dịch chảy ra được
hứng trong một erlen bên dưới, ở trên có một bình lóng
chứa dung môi chảy vào bình ngấm kiệt này.
Chiết bằng phương pháp ngấm kiệt (Percolation)

Đây là quá trình chiết liên tục, dung môi sau khi đã bão
hòa hoạt chất sẽ được liên tục thay thế bằng dung môi
mới. Tuy vậy người ta không thực hiện liên tục mà mẫu
cây được ngâm trong dung môi khoảng 1-2 ngày, cho
dung môi bão hòa chảy ra rồi mới cho dung môi mới vào
tiếp tục thực hiện quá trình trích ly. Để khảo sát sự chiết
xuất hoàn toàn chưa, người ta thường theo dõi bằng cách
lấy dịch trích ly thử với các thuốc thử đặc trưng của hoạt
chất cần trích.
Trích ngấm kiệt Trích lỏng – lỏng
(Vận tốc dung môi chảy vào bình đựng (Hai loại dung môi không
bột cây bằng vận tốc chảy ra) hoà tan vào nhau)
Bình chiết ngấm kiệt ở quy mô công nghiệp

Bình chiết ngấm kiệt ở quy mô


phòng thí nghiệm
86
Chiết bằng phương pháp ngấm kiệt ngược dòng
Là sự kết hợp giữa phương pháp ngấm kiệt và phương pháp ngâm
dầm. Bột cây được cho vào nhiều bình chiết khác nhau, ví dụ có 3
bình A, B, C. Cho dung môi vào bình A, ngâm và lấy ra dung dịch A1,
lấy dung dịch A1 để riêng. Cho dung môi mới vào bình A, ngâm và lấy
ra được dung dịch A2. Lấy dung dịch A2 làm dung môi đầu cho bình B,
tương tự như trên có được dung dịch B1 và dung dịch B2. Dung dịch
B2 làm dung môi đầu cho vào bình C, quá trình diễn ra tương tự như
trên… Như vậy, dung dịch được chiết ra từ bình trước được dùng
làm dung môi để ngâm bột cây của bình sau. Đây là phương pháp
được ứng dụng nhiều trong sản xuất lớn. Phương pháp này khác với
phương pháp ngấm kiệt là dịch chiết sau khi lấy ra không theo
phương pháp nhỏ giọt mà mở khóa cho chảy thẳng dòng sau khi
ngâm một thời gian nhất định.
Chiết bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước

Đây là phương pháp đặc biệt dùng để ly trích tinh dầu và


những hợp chất dễ bay hơi có trong cây. Dụng cụ gồm một
bình cầu lớn để cung cấp hơi nước, hơi nước sẽ được dẫn
sục vào bình có chứa mẫu cây, hơi nước xuyên thấm qua
mẫu cây và lôi theo những cấu tử dễ bay hơi; hơi nước tiếp
tục bay hơi và được ngưng tụ bởi một ống sinh hàn, ta thu
được hỗn hợp nước-tinh dầu. Dùng ether dầu hỏa hay
ether ethyl để ly trích tinh dầu ra khỏi hỗn hợp trên hoặc
để yên một thời gian trong bình lóng sẽ có sự tách giữa 2
pha tinh dầu – nước.
Chiết bằng cách đun hoàn lưu
Bột cây và dung môi hữu cơ được chứa trong một bình
cầu có gắn ống sinh hàn. Đun hoàn lưu trên bếp cách
thủy ở nhiệt độ sôi của dung môi. Sau một thời gian
cần thiết, dung dịch chiết được lấy ra và lọc qua giấy
lọc. Dung môi mới được đưa vào và chiết thêm 3-4 lần
nữa cho đến khi kiệt.
Hiếm khi người ta đun bột cây với dung môi là nước,
dù đây là phương pháp trong dân gian vẫn hay dùng để
sắc thuốc để uống và một số chất cũng tan được trong
nước, nhưng vì nước có nhiệt độ sôi cao và áp suất hơi
nhỏ nên rất khó cô cạn.
Chiết bằng Soxhlet

Bộ dụng cụ Soxhlet được bán sẵn với nhiều loại kích cỡ. Ưu điểm là chỉ sử
dụng một lượng ít dung môi mà vẫn có thể chiết kiệt được hoạt chất. Sự ly
trích tự động, liên tục nên nhanh chóng.
Muốn biết quá trình chiết đã cạn kiệt chưa, tháo phần ống ngưng hơi, dùng
pipet hút lấy vài giọt dung dịch trong bình chứa mẫu cây, nhỏ lên mặt kính
hoặc giấy lọc, để dung môi bay hơi hết để lại vết cắn trên bề mặt kính. Nếu
không thấy vết thì đã chiết kiệt, nếu thấy vết thì phải chiết thêm một thời
gian nữa
Nhược điểm của phương pháp này là không chiết được một lượng lớn
mẫu cây, nên chỉ thích hợp cho các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Một
nhược điểm lớn nữa là trong suốt quá trình chiết, mẫu cây luôn có nhiệt độ
bằng nhiệt độ sôi của dung môi nên những hợp chất kém bền nhiệt như
carotenoid có thể bị thủy giải, phân giải hoặc tạo các hợp chất artefact.
Chiết với sự hỗ trợ của siêu âm
• Sóng siêu âm với tần số trên 20 KHz có tác dụng làm tăng sự hòa
tan của chất tan vào dung môi và tăng quá trình khuếch tán chất
tan. Sóng siêu âm cường độ cao cũng có thể phá vỡ cấu trúc tế
bào, thúc đẩy quá trình chiết.
• Thường được sử dụng trong chuẩn bị mẫu phân tích thay cho
phương pháp ngâm lạnh hay chiết Soxhlet cổ điển. Trong chiết siêu
âm, hỗn hợp chiết với dung môi phân cực sẽ nóng lên. Tuy nhiên,
người ta cũng có thể gia nhiệt để quá trình chiết được nhanh hơn.
• Trong chiết xuất ở quy mô lớn hơn, đầu phát siêu âm thường được
nhúng trực tiếp vào bình chiết chứa dược liệu. Do khả năng xuyên
sâu kém nên sử dụng thường ở quy mô phòng thí nghiệm.
95
Chiết với sự hỗ trợ của siêu âm

96
Chiết với sự hỗ trợ của vi sóng
• Trong chiết xuất, chiếu xạ vi sóng (bức xạ điện từ ở tần số 2450 MHz)
vào môi trường có chứa các tiểu phân dược liệu và dung môi phân cực,
các phân tử này sẽ chịu đồng thời 2 tác động: sự dẫn truyền ion và sự
quay lưỡng cực dưới tác dụng của điện trường → làm sinh ra nhiệt trong
lòng khối vật chất, làm tăng khả năng hòa tan các chất vào dung môi.
• Vi sóng cũng phá hủy cấu trúc vách tế bào thực vật làm các chất tan giải
phóng trực tiếp vào dung môi chiết → quá trình chiết chuyển thành hòa
tan đơn giản → chiết xuất nhanh hơn nhưng cũng làm dịch chiết nhiều
tạp chất hơn.
• Đặc biệt thích hợp cho cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn theo hơi
nước → Thời gian chưng cất rút ngắn, hàm lượng tinh dầu thu được cao
hơn và chất lượng tốt hơn do thời gian tiếp xúc với nhiệt ngắn. 97
Chiết với sự hỗ trợ của vi sóng

98
Hệ thống chưng cất hơi nước tinh dầu dưới sự hỗ trợ cuả vi sóng
trong phòng thí nghiệm
Sự tẩm trích sử dụng Sự tẩm trích dùng hệ thống
lò vi sóng gia dụng cải tiến Soxhlet – vi sóng
Sơ đồ chưng cất hơi nước tinh dầu
dưới sự hỗ trợ cuả vi sóng trong điều kiện sản xuất thử nghiệm (pilot)
Chiết xuất bằng chất siêu tới hạn
(Super-critical fluid extraction, SFE)
• Trong điều kiện áp suất bình thường, khi nâng nhiệt độ một chất
lỏng tới điểm sôi của nó, chất lỏng sẽ hóa hơi. Tuy nhiên, nếu tiếp
tục tăng nhiệt độ và đồng thời tăng áp suất của hệ lên quá một
nhiệt độ và một áp suất nhất định nào đó, người ta sẽ thu được
một “chất lỏng” đặc biệt gọi là chất lỏng siêu tới hạn. Chất lỏng này
không giống với trạng thái lỏng thông thường mà mang cả đặc tính
của cả chất khí và chất lỏng.
• Do mang cả đặc tính của chất khí và chất lỏng nên chất lỏng siêu tới
hạn có khả năng hòa tan các chất đồng thời có độ nhớt thấp và khả
năng khuếch tán cao có thể dùng để hòa tan các chất và ứng dụng
vào chiết xuất các chất trong dược liệu. 102
Chiết xuất bằng chất lỏng siêu tới hạn
• Khi chiết xuất hoạt chất từ dược liệu, CO2 lỏng siêu tới hạn có lợi hơn các
dung môi hữu cơ thông thường (có điểm tới hạn thấp, rẻ tiền, không độc
hại và thân thiện với môi trường, có thể thu hồi), hiệu suất chiết cao và
không để lại dư lượng dung môi trong cao chiết. Ngoài ra quá trình chiết
xuất có thể tiến hành ở nhiệt độ thấp nên không làm biến đổi những
thành phần kém bền với nhiệt độ.
• Một trong những nhược điểm của SFE là tính phân cực của CO2 lỏng quá
tới hạn. Ở các điều kiện chiết thông thường, CO2 lỏng siêu tới hạn là một
dung môi kém phân cực, do đó chỉ có thể dùng để chiết các chất kém
phân cực. Để cải thiện khả năng hòa tan các chất phân cực hơn, trong
quá trình chiết xuất, người ta thêm vào CO2 lỏng siêu tới hạn một lượng
nhất định một dung môi phân cực (như methanol). 103
Chiết xuất bằng chất lỏng siêu tới hạn
(Super-critical fluid extraction, SFE)
• Các nhóm hợp chất thích hợp nhất để chiết bằng chất lỏng siêu tới

hạn là tinh dầu, chất béo, carotenoid và các chất kém phân cực khác.

• Với tinh dầu, việc chiết bằng CO2 lỏng siêu tới hạn cho hiệu suất chiết

cao, thời gian chiết ngắn và không làm hư hỏng các chất nhạy cảm với

nhiệt độ. Tinh dầu thu được có hương thơm gần với tự nhiên nhất.

Người ta dùng carbon dioxid và nitrogen oxid hóa lỏng để chiết xuất

nhiều loại hoạt chất trong cây như hiệu suất pyrethrin trong hoa Cúc

trừ sâu – Pyrethrum cinerariifolium được nâng lên đến 50% so với

phương pháp chiết bằng ether dầu. 104


Chiết xuất bằng chất lỏng siêu tới hạn

105
Chiết dưới áp suất cao
(Pressurized liquid extraction – PLE)
• Khi nhiệt độ tăng, khả năng hòa tan các chất tăng → giảm lượng dung môi sử dụng
và giảm thời gian chiết. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường, việc tăng nhiệt độ
để chiết có giới hạn của nó là nhiệt độ sôi của dung môi. Khi hóa hơi, dung môi
không còn khả năng hòa tan các chất nữa. Để khắc phục điều này, người ta tiến
hành chiết các chất dưới áp suất cao dựa vào nguyên tắc: nhiệt độ sôi của chất
lỏng tăng khi áp suất tăng.
• Khi nhiệt độ tăng lên 10 oC, khả năng hòa tan của dung môi tăng lên gấp rưỡi.
Trong chiết dưới áp suất, dung môi chiết được đưa tới nhiệt độ và áp suất gần với
vùng tới hạn. Nhiệt độ và áp suất cao làm tăng khả năng hòa tan và khuếch tán của
dung môi để cho việc chiết xuất hiệu quả hơn.
• Nhiệt độ có thể thay đổi từ 80 – 200 oC và áp suất có thể tới 150 bar tùy theo loại
dung môi và chất cần chiết. 106
Chiết dưới áp suất cao
(Pressurized liquid extraction – PLE)
• So với SFE, PLE có sự linh hoạt hơn trong việc lựa chọn dung môi
do đó có thể chiết các chất trong một giới hạn rộng hơn về độ
phân cực. Các thiết bị cũng không cần đạt áp suất cao nghiêm ngặt
như SFE nên dễ dàng áp dụng thực tế trên quy mô lớn.
• Trong nghiên cứu và sản xuất dược liệu, PLE đã được sử dụng để
chiết ở quy mô phòng thí nghiệm, chuẩn bị mẫu phân tích hay
chiết các chất ở quy mô lớn. Ví dụ, chiết dioxin bằng toluen hoặc
toluen + 5% acid acetic (150 oC, 150 bar), chiết chất béo trong các
hạt dầu bằng n-hexan (100 oC, 100 bar), chiết hypericin trong
Hypericum perforatum bằng acetonitril (100 oC, 100 bar). 107
Chiết dưới áp suất cao
(Pressurized liquid extraction – PLE)

108
Chiết bằng nước nóng dưới áp suất
(Pressurized hot water extraction, PHWE)

• Một biến thể của PLE cũng được áp dụng trong chiết xuất
dược liệu là chiết bằng nước nóng dưới áp suất (pressurized
hot water extraction, PHWE).

• Do điểm tới hạn của nước khá cao nên trong PHWE người ta
dùng áp suất thấp hơn nhiều (chỉ vào khoảng 20 bar) ở nhiệt
độ thay đổi từ trên 100 – 200 oC. Đặc tính (độ phân cực) của
nước thay đổi rất nhiều trong điều kiện này làm cho nước có
thể chiết được các chất kém phân cực hơn. Trong PHWE, sự
phân hủy các chất có thể xảy ra. 109
Những điều cần lưu ý khi chiết xuất:
Khi chiết xuất các hợp chất thiên nhiên,
người ta thường trích luôn các tạp chất hay hiện
diện trong cây như chất béo, chất màu. Những
tạp chất này sẽ làm cản trở quá trình cô lập tinh
chế các hoạt chất muốn khảo sát.
Chất béo (lipid):
Thường được loại bằng dung môi không phân cực nhưng
chúng cũng có thể được chiết xuất bằng những dung môi
phân cực.
Các loại hợp chất này có thể được nhận thấy khi sắc ký lớp
mỏng và hiện màu bằng hơi iod sẽ cho những vết màu nâu.
Muốn loại bỏ chất béo và sáp, có thể thực hiện theo những
cách sau:
Bột cây trước tiên phải được ly trích bằng ether dầu hỏa
cho thật kiệt, sau đó phơi khô bột cây rồi mới trích tiếp
bằng dung môi khác.
Dùng sắc ký cột nhanh (flash – chromatography): dung
môi giải ly là ether dầu hỏa hoặc hexan
Chất màu (pigment): rất khó bị loại. Ở nhiệt độ phòng, có
thể dùng than hoạt tính, acetat chì hoặc kết tủa trong tủ
lạnh.
Các chất polyphenol – tanin: thực vật thường chưá tanin
với hàm lượng cao. muốn loại bỏ tanin ra khỏi dịch chiết
nước, người ta thường cho dung dịch ly trích đi qua cột
hấp phụ có chứa Polyamid, Sephadex LH-20…
Các chất dẻo như phtalat dialkyl, tri n-butyl acetyl citrat,
tributylphosphat…thường là các tạp chất lẫn trong dung
môi hoặc phụ gia chất dẻo trong các thùng chứa làm bằng
chất dẻo…
Trong chloroform và methanol thường có chứa phtalat
di-2-ethyl hexyl mà trước đây nhiều người lầm tưởng là
hợp chất tự nhiên cô lập từ cây cỏ.
Ngoài ra, khi chiết xuất cần lưu ý đến các chất bôi trơn
như silicon chân không ở thiết bị cô quay chân không,
các chất artefact là chất chỉ được thành lập trong quá
trình chiết xuất, thường là những dẫn xuất của các hợp
chất tự nhiên. Muốn hạn chế những trường hợp này cần
phải sử dụng các điều kiện chiết xuất, cô lập êm dịu, tại
mỗi giai đoạn của quá trình chiết xuất đều có thể tạo ra
những artefact này.

You might also like