You are on page 1of 8

VÍ DỤ VÀ HÌNH ẢNH

I. Di động xã hội


1. Khái niệm

Ví dụ: Một nhân viên lao động bình thường nhờ nỗ lực làm việc, cải
thiện kỹ năng chuyên môn nên được thăng chức làm quản lý ➜ có địa
vị và thu nhập cao hơn so với lúc làm nhân viên lao động.
2. Hình thức di động xã hội
a) Hình thức di động theo thế hệ

- Di động nội thế hệ:


Ví dụ: Trong cùng một gia đình có 2 anh em: người anh làm công nhân
cho một xưởng may, người em có học vấn cao hơn nên được tuyển vào
công ty lớn và giữ chức trưởng phòng nhân sự với mức lương cao.
➜ Có sự chênh lệch về địa vị, thu nhập và môi trường làm việc trong
cùng 1 thế hệ.
- Di động liên các thế hệ:
Ví dụ: Gia đình có 2 thế hệ gồm: bố mẹ và 2 người con. Trong đó bố mẹ
là nông dân lao động, người anh cả là làm giám đốc kinh doanh và
người em út làm bác sĩ. ➜ Thế hệ con cái có địa vị, thu nhập cao hơn so
với thế hệ của cha mẹ.
b) Hình thức di động xã hội ngang – dọc
- Di động theo chiều ngang:
Ví dụ: Một bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện A, sau một thời gian
chuyển sang làm giảng viên y học tại một trường Đại học B➜ sự dịch
chuyển vị thế xã hội trong cùng một bậc thang trong cơ cấu xã hội.

- Di động theo chiều dọc:


Ví dụ:
+) Chiều hướng đi lên: Từ một nhân viên lao động bình thường nhưng
nhờ sự nỗ lực, phấn đấu và có chuyên môn nên được thăng chức lên
làm trưởng phòng.
+) Chiều hướng đi xuống: Một lãnh đạo cấp cao do vi phạm kỷ luật nên
bị giáng chức xuống vị trí thấp hơn.
c) Hình thức di động theo địa vị xã hội

- Di động được sự bảo trợ:


Ví dụ: Chị A sinh ra trong một gia đình có điều kiện, bố mẹ có địa vị
cao trong xã hội. Đó là nền tảng, là bước đệm để chị A dễ dàng có
được địa vị, thành tựu sau này.
- Di động do tranh tài:
Ví dụ: Chị B sinh ra trong một gia đình khó khăn thì điều kiện phát
triển sẽ bị hạn chế. Do vậy, nếu chị B muốn thành công thì phải dựa
vào sự nỗ lực và cố gắng của bản thân.
d) Hình thức di động khác
- Di động cơ cấu:
Ví dụ: Các nhà máy chế biến sữa hiện tại đã ứng dụng robot vào thay
cho một số bộ phận công việc ở các khâu đóng gói, vận chuyển hàng
lưu kho,... Một nhà máy sữa lớn trên thế giới trước kia cần 2.400
công nhân để làm việc thì nay chỉ cần 140 người. ➜ tiết kiệm chi phí
và sức lao động của con người.

- Di động trao đổi:


Ví dụ: Một giám đốc doanh nghiệp A vì không đủ năng lực làm việc
nên bị giáng chức làm phó giám đốc. Phó giám đốc cũ có năng lực,
chuyên môn xứng đáng với vị trí giám đốc nên được thăng chức giữ
vị trí đó.
➜ Cân bằng trong cơ cấu xã hội.
3. Yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi xã hội

Ví dụ: Một số người này có đầu óc “an phận thủ thường”, sợ thay đổi
nên ít di động. Một số người khác luôn năng động, tích cực, dám
nghĩ dám làm nên thay đổi thường xuyên từ công việc này sang công
việc khác, từ vị thế này sang vị thế khác trong cấu trúc xã hội.
II. Biến đổi xã hội
1. Khái niệm biến đổi xã hội
Ví dụ:
- Trong lĩnh vực dân số: Biến đổi mức sinh dẫn tới cơ cấu dân số thay
đổi.
- Trong lĩnh vực giáo dục: Mở rộng các loại hình đào tạo tạo điều kiện
cho người dân có cơ hội được học tập nâng cao trình dộ dân trí.
- Trong lĩnh vực kinh tế: Sự chuyển dịch ngành nghề từ nông nghiệp
sang các ngành công nghiệp và dịch vụ tác động tới đời sống văn hóa,
kinh tế, xã hội của người dân.

2. Đặc điểm biến đổi xã hội


Ví dụ:
+) Biến đổi có kế hoạch: quá trình đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu lao
động - nghề nghiệp, phát triển kinh tế, ngoại giao, kế hoạch ứng phó
với biến đổi khí hậu,….
+) Biến đổi phi kế hoạch: hiện tượng thất nghiệp, tệ nạn xã hội, giao
thông, ô nhiễm môi trường,…..

3. Các quan điểm của biến đổi xã hội


- Quan điểm tổng hợp
Môi trường tổng hợp

Công nghệ

Sức ép dân số

Xung đột xã hội


- Quan điểm toàn cầu

4. Nhân tố và điều kiện của sự biến đổi xã hội

You might also like