You are on page 1of 20

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN


----------

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


***
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH VŨNG TÀU TRONG BỐI
CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN
THỨ TƯ

MÃ MÔN HỌC: LLCT120205


THỰC HIỆN: NHÓM …
LỚP: THỨ 2 TIẾT 14-15
GVHD: HỒ NGỌC KHƯƠNG
Tp.HCM, tháng 12 năm 2022
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2022

Nhóm: … ( Lớp thứ 2 – Tiết 14-15)

Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp du lịch tỉnh Vũng Tàu trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ Tư

TỈ LỆ %
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
HOÀN THÀNH

1 Nguyễn Hiếu Hiền 21135044 %

2 Nguyễn Diệp Hoàng Anh 21135032 %

3 Lại Thanh Tùng 20143121 %

4 Nguyễn Chi Lăng 20143121 %

5 Nguyễn Chí Đạt 20143120 %

Ghi chú:

1. Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia được đánh
giá bởi nhóm trưởng và có sự đồng ý của tất cả thành viên

2. Trưởng nhóm: Nguyễn Hiếu Hiền SĐT: 037 519 7194

Nhận xét của giáo viên

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Ngày … tháng …. năm ….


MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục đích và nhiệm vụ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Tính thực tiễn của đề tài
B NỘI DUNG
Chương 1 Đôi nét về cách mạng lần thứ tư
1 Khái quát về cách mạng 4.0
1.1 Sự ra đời của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
1.2 Đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
1.3 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới
2 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam
2.1 Thực trạng của cách mạng lần thứ tư tại Việt Nam
2.2 Thuận lợi của cuộc cách mạng này đến Việt Nam
2.3 Thách thức của cuộc cách mạng này đến tình hình kinh tế xã hội tại Việt
Nam
Chương 2 Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Vũng Tàu
1 Vị trí địa lí của tỉnh Vũng Tàu
2 Thực trạng du lịch tại tỉnh Vũng Tàu
2.1 Phát triển du lịch
2.2 Cơ sở hạ tầng
2.3 Tài nguyên du lịch
2.4 Về góc độ kinh tế
2.5 Về góc độ môi trường
2.6 Về góc độ xã hội
3 Giải pháp phát triển du lịch tại tỉnh Vũng Tàu
3.1 Công tác quy hoạch du lịch
3.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
3.3 Đa dạng hóa sản phẩm và hướng tới những sản phẩm có giá trị cao
3.4 Phát triển các cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch
3.5 Bảo vệ bền vững tài nguyên, môi trường

Chương 3 Liên hệ phát triển du lịch với sinh viên hiện nay
C KẾT LUẬN
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:
Du lịch biển, đảo ở Việt Nam được đánh giá là còn nhiều tiềm năng và chưa
bao giờ là hết “hot” để phát triển bởi đây là thể loại ngày càng được đông đảo du
khách trong nước và quốc tế lựa chọn.
Việc phát triển mạnh mẽ du lịch biển - đảo trong những năm qua đã mang lại cơ
hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân ở vùng ven biển nhiều địa
phương trên dãy đấy hình chữ “S”.
Việt Nam có đường bờ biển dài từ Bắc tới Nam cùng 125 bãi biển xình đẹp.
Nhiều địa điểm được xếp trong danh sách những bãi biển đẹp - quyến rũ nhất hành
tinh. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới (Vịnh Hạ
Long).
Du lịch biển và thưởng thức “vitamin sea” tinh thần luôn là lựa chọn hàng đầu
của người dân Việt Nam mỗi khi hè về. Du khách quốc tế cũng thường lựa chọn những
vùng biển - đảo đẹp của Việt Nam để nghỉ dưỡng dài ngày. Tiềm năng, lợi thế từ biển,
đảo đã giúp ngành du lịch nước, nâng cao sức cạnh tranh, ta đa dạng hóa sản phẩm,
thu hút du khách cả nội địa lẫn quốc tế.
Vốn được du khách ưu ái gọi với cái tên là “thành phố biển”, Bà Rịa- Vũng Tàu
hấp dẫn du khách không chỉ bởi con người cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, những bãi
cát trải dài, làn nước biển trong xanh mà còn bởi không gian yên bình, khoáng đạt nơi
đây.
Và cũng không biết tự bao giờ mà Vũng Tàu đã trở thành địa điểm du lịch nổi
tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước. Nếu lỡ ngắm hoàng hôn trên biển nơi đây
một lần chắc chắn bạn sẽ yêu thành phố này thêm một lần nữa.
Bà Rịa – Vũng Tàu là một trung tâm du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam.
Tổng số gần 305 km chiều dài bờ biển của tỉnh có khoảng 156km bờ biển đẹp, với
những bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh, ấm áp quanh năm lúc nào cũng có thể
tắm được. Ngoài những bãi tắm đẹp đã được biết đến như Bãi Sau, Bãi Dứa..., tại
Long Hải có bãi tắm Thùy Dương - Xuyên Mộc có các bãi tắm Hồ Tràm, Hồ Cốc gắn
với khu rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửukhoảng 11.290ha. Không chỉ tắm
biển, du khách còn được tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử khá
nổi tiếng... Vũng Tàu còn có đền Cá Ông, Long Hải có Khu căn cứ cách mạng Minh
Đạm, đình cổ Long Phượng, chùa Long Bàn được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX. Bà Rịa
còn có Nhà tròn lịch sử và địa đạo Long Phước.
Mặc dù tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thiên nhiên ưu đãi với bãi biển dài, đẹp,
rất nhiều danh lam thắng cảnh nhưng công tác xây dựng và quản lý du lịch tại đây vẫn
chưa hiệu quả. Vì vậy việc tiếp tục nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch
nhăm đề ra một số giải pháp thu hút khách du lịch và phát triển du lịch trong môi
trường hội nhập kinh tế thế giới là một yêu cầu cấp thiết.
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Đúc kết lý luận và thực tiễn phát triển du lịch để phân tích hiện trạng, trên cơ sở đó
để đưa ra các gải pháp và định hướng để phát triển du lịch tỉnh nhà.
3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tổng quan và cốt lõi nhiệm vụ phát triển du lịch.
Khảo sát – thống kê các số liệu liên quan đến tình hình phát triển du lịch tỉnh.
Phân tích tình trạng phát triển du lịch tỉnh trong bối cảnh công nghiệp lần thứ tư.
4 Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung; Cốt lõi tập trung nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch tỉnh BR-VT.
Không gian: phạm vi địa bàn tỉnh BR-VT.
Thời gian: Bối cảnh công nghiệ lần thứ tư.
5. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp biểu đồ bản đồ
- Phương pháp IGS (thông tin địa lí).
6. Cấu trúc bài tiểu luận:
A. Phần mở đầu:
B. Nội dung:
Chương 1: Đôi nét về cách mạng công nghiệp lần thứ Tư
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Vũng Tàu
Chương 3: Liên hệ phát triển du lịch với sinh viên hiện nay
C. Kết luận
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT VỀ CÁCH MẠNG LẦN THỨ TƯ
1. Khái quát cách mạng 4.0
1.1 Sự ra đời của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể nói là đã diễn ra từ những năm
2000 với sự hợp nhất hóa giữa công nghệ, sinh học, vật lí và kỹ thuật số. Với xu
hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet hay còn gọi là
IoT-Internet of Things và hệ thống kết nối Internet (IoS).
Năm 2013, Từ một báo cáo của Chính phủ Đức đề cập đến cụm từ Cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 nhăm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán ngành sản
xuất mà không có sự tham gia của con người
Tháng 1/2016 tại thành phố Davos-Klosters , Thụy sĩ. Diễn đàn kinh tế thế giới
lần thứ 46 diễn ra với sự tham gia của hơn 2500 đại biểu đến từ 100 quốc gia là đại
diện của các chính phủ , tập đoàn , viện nghiên cứu trong đó có Phó tổng tống Mỹ Joe
Biden , Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, thủ tướng Isarel Benjamin Netanyahu. Giáo sư
Klaus Schwab – Người sáng lập , chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới với chủ đề Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 với một khái niệm rõ ràng “Một cụm thuật ngữ cho các
công nghệ và khái niệm tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với hệ thống không gian
ảo, internet kết nối vạn vật Internet of Things và internet dịch vụ (IoS)”
Ngày 10/10/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tuyên bố mở trung tâm Cách
mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại thành phố San Francisco,Mỹ . Và trong năm 2016
Schwab đã xuất bản sách về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Schwab gộp chung những kỹ thuật thế hệ thứ 4 bao gồm phần cứng, phần mềm
và sinh học (hệ thống cyber-physical), và những tiến bộ trong truyền thông và kết nối.
ông cho răng kỷ nguyên này được đánh dấu bởi những đột phá trong những kỹ thuật
nổi bật trong những lĩnh vực như robot, Al- Trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, máy
tính lượng tử , công nghệ sinh học, Internet Vạn vật, điện toán phân tán, công nghệ
không dây thế hệ thứ 5 , in 3D, và phương tiện không người lái ( xe , máy bay ,..)
1.2 Đặc điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Đặc trưng thứ nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 , được xây dựng
trên nền tảng cuộc CMCN lần thứ Ba, là sự hợp nhất các công nghệ hợp nhất giữa các
lĩnh vực như vật lí , kỹ thuật số và sinh học . Hệ thống không gian ảo sẽ giám sát các
quá trình vật lí thông thường và tạo ra bản ảo của thế giới thực . Và Iot sẽ giúp hệ
thống này tương tác với con người thông qua mạng Internet cho phép con người giao
tiếp với nhau thông qua các thiết bị có kết nối Internet.
Thứ hai , cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thúc đẩy năng suất toàn cầu
với thành tựu Big data và In 3D , mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư
Thứ ba , không những kéo dài cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba mà còn
phát triển với tốc độ kinh khủng và tác động rộng rãi , biến đổi hầu hết nền công
nghiệp ở mọi quốc gia về mọi mặt cả về quy mô lẫn tốc độ .
Thứ tư , cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bên cạnh việc tìm ra các dạng
năng lượng mới mà còn sử dụng triệt để các dạng năng lượng băng cộng nghệ nhúng ,
phái sinh . Dựa trên nền tảng là các thành tựu của toán học , vật lí , hóa học , sinh học ,
khoa học xã hội và các lĩnh vực khoa học công nghệ như tin học , công nghệ vật liệu ,
công nghệ sinh học , công nghệ nông nghiệp , y dược , nhân loại đã bước lên một bước
nữa của thống trị toàn cầu và đổi mới sáng tạo nhăm phục vụ các nhu cầu của con
người .
Xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
 Xe tự lái : xe hơi tự lái càng ngày càng chiếm nhiều ưu thế , trong quân sự có máy
bay tự lái
 Công nghệ in 3D : là việc tạo ra một đối tượng vật lí băng cách in các lớp từ bản
vẽ hoặc mô hình
 Robot cao cấp : Ngày nay , Robot có thể thay thế con người làm các việc tự động
và các việc nguy hiểm , thậm chí có thể dọn vệ sinh , đến các lĩnh vực nông
nghiệp , công nghiệp , dịch vụ .
 Vật liệu mới : Những vật liệu mà trước đây coi là xa xỉ , phi thường . Giờ đây
chúng được sử dụng trong xây dựng , làm tàu không gian băng titan, nhẹ hơn bền
hơn và dễ thích hơn .

1.3 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến cho con người sự tiện nghi đầy đủ ,
mang con người gần với nhau hơn ,nâng mức thu nhập và cải thiện đời sống . Và trong
thời đại này , người hưởng lợi nhiều nhất là những ai có khả năng tiếp cận ,sử
dụng ,am hiểu công nghệ , trở thành 1 phần của công nghệ . Nó giúp chúng ta nâng sản
lượng sản xuất với tốc độ mà lịch sử chưa bao giờ chạm tới , mang đến sự ổn định ,
hiệu quả để thỏa mãn nhu cầu của chúng ta. Việc ăn uống , giải trí , làm việc ,học tập
giáo dục , vận động ,tham gia các hoạt động tập thể hay thư giãn 1 mình . Tất cả đều
có sự góp mặt của công nghệ . Giờ đây không ai là không có Smartphone,máy tính , ..
kết nối Internet và tất cả hoạt động của chúng ta đều có thể thực hiện . Các kỹ sư đã có
máy tính hỗ trợ công việc như bản vẽ thiết kế , thống kê .Các nhà kinh tế học có thể
theo dõi thị trường .Giáo viên có thể tương tác với học sinh ,điển hình là năm 2021 khi
mà thế giới chịu tác động nặng nề của Covid 19 . Sẽ ra sao nếu thời điểm đó chúng ta
không có Internet, không có thiết bị . Sẽ chẳng phải học sinh sẽ nghỉ học dài hạn trong
cả năm trời mà không có tý kiến thức nào , sẽ chẳng phải thị trường thế giới dừng hoạt
động hoàn toàn hay sao ? Không , hiện thực đã chỉ ra công nghệ hỗ trợ chúng ta trong
mọi mặt cuộc sống .
Thế nhưng , việc tự động hóa sản xuất có thể phá vỡ thị trường lao động , sự
thay thế của robot cho con người trong lao động sản xuất . Đem đến sự mất cân băng
việc làm và chênh lệch phân cấp xã hội . Những công việc phổ thông bị thay thế băng
robot và vô tình sinh ra nhưng công việc yêu cầu năng lực cao và có thu nhập ổn . Làn
sóng thất nghiệp ồ ạt sẽ khiến chính phủ đau đầu giải quyết vấn đề việc làm . Hệ quả
của thất nghiệp là nghèo khổ , trộm cướp , tệ nạn xã hội ,…
Siêu tự động hóa và siêu kết nối có thể nâng cao hiệu quả của những công việc
hiện tại và sinh ra các công việc mới . Các công việc yêu cầu kỹ năng thấp sẽ có năng
suất nhảy vọt , ảnh hưởng nặng nề đến những người có năng lực trung bình do công
nghệ , tự động hóa sẽ ảnh hưởng đến bản chất của những việc yêu cầu tri thức cao .
Đối với các doanh nghiệp , cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là tốc độ đổi
mới và bất ngờ đối với các doanh nghiệp khác , kể các doanh ngiệp có liên kết tốt nhất
và có được thông tin tốt nhất. Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh sáng tạo,
nhanh nhạy, với việc tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, triển
khai, tiếp thị, bán hàng và phân phối, có thể lật đổ những người đương nhiệm nhanh
hơn bao giờ hết băng cách cải thiện chất lượng, tốc độ, hay giá cả đối với giá trị cung
cấp
Ngoài ra lượng cầu cũng thay đổi , khách hàng cần minh bạch ngày càng tăng,
doanh nghiệp cũng cần sự tham gia của khách hang , hành vi tiêu dùng dựa trên những
gig họ truy cập (ngày càng được xây dựng dựa trên sự truy cập Vào các mạng di động
và dữ liệu) buộc các công ty thích nghi với cách họ thiết kế, tiếp thị và cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ.
Đối với điều hành nhà nước:
Thứ nhất , góp phần làm thay đổi tư duy và nhận thức vào quản lý trong nền
hành chính nhà nước.
Thứ hai , nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước băng công nghệ Big data và điện
toán đám mây
Thứ ba , phát triển một nền hành chính dân chủ minh bạch
Thách thức :
Đầu tiên , phải thay đổi để thích ứng
Thứ hai , giải quyết các vấn đề xã hội
Do sản xuất tự động hóa gây mất cân băng thị trường lao động kéo theo các vấn
đề xảy hội nảy sinh như thất nghiệp , dân trí ,…
Thứ ba , nâng cao trình độ của đội ngũ điều hành , công chức
Thứ tư , đẩy mạnh và thích ứng thành tựu công nghệ nhăm nâng cao hiệu quả
hoạt động của nhà nước . Nếu nhà nước không có định hướng rõ ràng trong việc đẩy
mạnh ứng dụng hiện đại vào hoạt động của cơ quan thì hoạt động của nền hành chính
sẽ trì trề và kém hiệu quả .
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam
2.1Thực trạng của cách mạng lần thứ tư tại Việt Nam
Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ 4 là sự kết hợp của công nghệ trong các
lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn
mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Có thể
khái quát bốn đặc trưng chính của Cách Mạng công nghiệp lần thứ 4 là :
Một là : dựa trên nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ
liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của
máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh.
Hai là : sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh
nhờ nhất thể hóa các dây chuyển sản xuất không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị
phị trợ công nghệ này cũng cho phép con người có thể in ra sản phẩm mới băng những
phương pháp phi truyển thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất
nhiều nhất có thể.
Ba là : công nghệ nano cà vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng
rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực.
Bốn là : trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép con người kiểm soát từ xa,
không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác nhanh hơn và chính xác hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra răng, cuộc cách mạng này có thể mang lại
sự bất bình đẳng lớn hơnm đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự
động hóa thay thế người lao động băng máy móc có thể làn trầm trọng thê sự chênh
lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhận so với sức lao động. Mặt khác, tri
thức sữ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và làm phát sinh một thị
trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng “kỹ năng thấp-lương thấp”,”kỹ
năng cao-lương cao”, do đó dễ dấn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm.
Dù Cách Mạng công nghiệp lần thứu 4 mang đến nhiều lo ngại về thất nghiệp
khi máy móc làm tất cat mọi việc, nhưng một số nhà nghiên cứu tin răng, giảm tổng số
làm việc làm kà không thể. Bởi, siêu tự động hóa và siêu kết nối có thể nâng cao năng
suất những công việc hiện tại và tạo ra nhu cầu về những công việc hoàn toàn khác. Sự
ra đời của “cobots”, tức robot hợp tác có khả năng di chuyển và tương tác, sẽ giúp các
công việc kỹ năng thấp đạt năng suất nhảy vọt. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng
của siêu tự động hóa và siêu kết nối, cộng với trí tuệ nhân tạo sẽ tấc động đáng kể đến
đối tượng này.
2.2 Thuận lợi của cuộc cách mạng này đến Việt Nam
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách Mạng công nghiệp
lần thứ 4, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ
bản:
Một là : về thuận lợi, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện nay tổng số công nhân nước ta chiếm tỷ lệ
13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội, bao gồm số công nhân làm việc trong
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước, đang làm việc theo hợp
đông ở nước ngoài, số lao động giản đơn trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể.
Dự báo đến năm 2020, giai cấp công nhân có khoảng 20,5 triệu người. Công nhân
trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát
triển nhanh, ngược lại công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số
lượng. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp
công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học-
công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp
khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết
bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ
măng lao động, rèn luyện tác phông công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp
công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học
vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động
chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp,
gia tăng khả năng cạng tranh của nền kinh tế trong tương lai.
Hai là : về khó khăn trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta
còn nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai câos công nhân chưa đáp ứng được
yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thiếu nghiêm
trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề, tác phong
công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế, đa phần công nhân từ nông dân,
chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống ”
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “ Dân số vàng ”, Tuy nhiên, quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với quá trình chuyển cơ cấu lao động.
Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng giai cấp công nhân lao
động công nghiệp chỉ chiếm 24% lực lượng lao động xã hội tỷ lệ còn thấp.
Mặt băng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được
cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa học-ký
thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với
tốc độ tăng năng xuất lao động như hiện nay thì đến năm 2038, năng suất lao động của
công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines, năm 2068 chúng ta mới bắt kịp Thái Lan.
Do đó, nếu không tạp chung đầu tư sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các
dự án lớn đầu tư vào Việt Nam. Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ kêh thất
nghiệp của những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao.
Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công và hợp tác
lao động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi
chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản về không
gian kinh tế, hoàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa hoc-công nghệ, thị trường lao động được
gỡ bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện tại ASEAN đã có
hiệp định về di chuyển tự nhiên nhân lực, có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng
chỉ hành nghề chính thức đối với 8 ngành nghề được tự do chuyển dịch: kiểm toán,
kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch. Việc cônh nhận trình độ
lẫn nhau về kỹ năng nghề sẽ là một trong những điều kiện rất quan trọng trong việc
thực hiện dịch chuyển lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Nhưng
đây cũng là thách thức cho Việt Nam, vì số lượng công nhân lành nghề ở nươc ts còn
nghiêm tốn, buộc phải chấp nhận nguồn lao động di cư đến từ các nước khác có trình
độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình độ của công nhân nước ta không được cải thiện để
đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta sẽ bị thua ngay trên “ Sân nhà ”
Cơ hội của Cách Mạng Công Nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam
Một là : xác định các hướng công nghệ, các ngành công nghệ công nghiệp mà
Việt Nam cần ưu tiên phát triển trong trung hạn và dài hạn để đón đầu các xu hướng
công nghệ mới trên thế giới ( dựa và trí tuệ ảo, kỷ nguyên số, internet vạn vật ), đổi
mới việc xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia hù hợp với xu hướng
phát triển các nghiện cứu liên ngành và xuyên ngành sinh học, vật lý học, kỹ thuật số.
Hai là : chuyển dịch trọng tâm chính sách khoa học và công nghệ, từ chỗ đầu tư
cho hoạt động nghiên cứu-triển khai ( R&D) là chủ yếu sang chú trọng đầu tư cho
thương mại hóa kết quả R&D, lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới
sáng tạo quốc gia. Tập chung nâng cao năng lực hấp thị công nghệ của doanh nghiệp,
dành kinh phí thỏa đáng cho nhập khẩu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới.
Đồng thời, tập trung đầu tiw cho nghiên cứu ứng dụng để nhanh chóng nâng cao năng
lưucj công nghệ trong nước, trình độ thiết kế, chế tạo, ứng dụng công nghệ trong các
ngành, lĩnh vực ưu tiên.
Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp không nên
dàn trải đối với hoạt động khởi nghiệp chung để tăng số lượng các doanh nghiệp, mà
quan trọng là cần tập chung cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có
tiềm năng tăng trưởng cao.
Ba là : tiếp tục dành ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú
trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản lý công nghệ và quản lý, quản lý doanh
nghiệp, có chính sách khuyến khích chuyển lao động trình độ cao từ các viện nghiên
cứu, trường đại học sang khu vực doanh nghiệp, tăng cường chất lượng đào tạo đại
học, cao đẳng, dạy nghề, bảo đảm cung cấp đầu vào về lao động chất lượng cao cho
các doanh nghiệp.
Bốn là : đổi mới tư duy và phương thức quản lý nhà nước dựa trên nền tảng
công nghệ kỹ thuật cao để giảm thiểu thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, bảo
đảm minh bạch hóa hoạt động của cơ quan nhà nước. Cần đầu tư tới ngưỡng và kiên
quyết triển khai Đề án Chính phủ điện tử để giảm chi phí xã hội, tạo điểu kiện thuận
lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Năm là : trong bối cảnh chung của thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau,
chúng ta cần các nỗ lực liên kết tổng thể với sự vào cuộc của tất cat các quốc gia liên
quan ở cấp độ khu vực và toàn cầu. Trong ứng phó với cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0, Việt Nam cần khai thác triệt để kênh hợp tác và hội nhập quốc tế, cũng nắm bắt cơ
hội, vượt qua thách thức để phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa
các quốc gia và đào tạo điểu kiện cho mọi người dân được tiếp cận bình đẳng, hưởng
lợi từ các thành phần của Cách mạng công nghiệp và tăng trưởng bền vững.
2.3 Thách thức của cuộc cách mạng này đến tình hình kinh tế xã hội tại
Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội mới, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân
loại nhiều thách thức phải đối mặt. Với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo,
người máy càng thông minh, có thể ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở
con người càng già yếu đi.
Ưu điểm làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm... của robot
cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay
người máy. Mặt trái của Cách mạng công nghiệp 4.0 là có thể gây ra sự bất bình đẳng.
Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Trong cuộc cách mạng thứ 4, sẽ có sự
kết hợp giữa thế giới ảo và thế giới sinh vật. Những công nghệ mới này sẽ gây ảnh
hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý
niệm về vai trò thực sự của con người. Những công nghệ này có tiềm năng kết nối
hàng tỷ người trên thế giới, gia tăng đáng kể hiệu quả hoạt động cho các tổ chức,
doanh nghiệp, tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay thậm chí là khôi phục lại
những tổn thất mà các cuộc Cách mạng công nghiệp trước gây ra.
Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế
con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh
thất nghiệp. Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề này theo giai đoạn
khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, tri thức,
lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Trong
khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi.
Những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất
ổn về đời sống và hệ lụy của ní sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các
nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ ra bất
ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao
tiếp trên internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khỏe.
Thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy
khôn lường.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tác động ngay đến các nước Mỹ,
Cânda, và các nước tiên tiến châu Âu với các hệ quả như sau : nhiều người được thừa
hưởng thành quả từ công nghệ tiên tiến mang lại, như xe tự lái sẽ phổ biến và tiện lợi,
công nghệ in 3D được ứng dụng trong y học ưu thế về kỹ thuật tạo hình...; chi phí sản
xuất giảm xuống, hàng hóa trở nên rẻ hơn; nhiều người bị mất việc làm vì sản lượng
sản xuất tự động hóa một cách triệt để; nhiều ngành truyền thống sẽ thất thu do thay
đổi về phương thức và công cụ sản xuất; người ta phảo định nghĩa lại công việc và
phân công lại việc làm trong xã hội. Tại các nước kém phát triền, công nghệ cũ sẽ tiếp
tục tràn sang, mức độ ô nhiễm môi trường sẽ tăng cao, những việc nặng nhọc nguy
hiểm cần có sự hiện diện của con người được duy trì và gia tăng. Công việc mà máy
móc tự động làm được sẽ biến mất. Các ngành thủy sản, chân nuôi truyền thống rất
khó cạnh tranh do thực phẩm nhậu khẩu có giá rẻ và toàn. Những yếu tố mà các nước
như Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, trao
dồi sẽ không còn là thế mang để chiaanr bị nguyêm trọng.
Các chuyên gia đã chỉ ra những mối lo ngại về khả năng các tổ chức, doanh
nghiệp có thể chưa sẵn sàng đón nhận và công nghệ tối tân hay các chính phủ sẽ gặp
được tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này mọt cách toàn diện. Công
nghệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi về quyền lực, gây ra những lo ngại về an ninh
cũng như về khoảng cách giàu nghèo.
Trong lịch sử các cuộc Cách mạng công nghiệp đều xảy ra với những bất công
gia tăng kéo theo hàng loạt những chuyến dịch chuyển lớn về chính trị cũng như thể
chế. Cách mạng công nghiệp châu Âu hồi thế kỷ 19 đã dẫn tới sự phân cực giàu nghèo
và ngau sau đó là 100 năm đầy an sinh xã hội. Nhiều chuyên gia cho răng cuộc cách
mạng sẽ có lợi cho tầng lớp giàu là người nghèo, đặc biệt là những lao động trình độ
thấp. Viễn cảnh này không hề dự đoán. Có thể ở thời điểm hiện tại, các hệ thống chính
trị, xã hội hay kinh doanh chưa thực sự sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển đổi mà
cuộc cách mạng này sẽ mang lại, nhưng trong tương lai, những biến đổi sâu sắc trong
cơ cấu xã hội sẽ là điểu tất yếu xảy ra.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH VŨNG TÀU
1 Vị trí địa lí của tỉnh Vũng Tàu
Vũng Tàu là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ năm ở phía Nam, vùng kinh tế
trọng điểm của Việt Nam. Đây cũng là một điểm chốt trên tuyến đường Xuyên Á với
nhiều cảng biển lớn. Là một tỉnh năm ở vị trí “đắc địa”, ở cửa ngõ, là nơi đón đầu nhu
cầu du lịch, nghĩ dưỡng của nhiều khách từ nước ngoài. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn
có chung đường địa giới với các tỉnh lớn như TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình
Thuận. Từ Sài Gòn đi đến thủ phủ du lịch phía Nam chỉ 120km, mất khoảng 1 giờ 30
phút đi xe ô tô. Vì thế, đây là điểm đến lý tưởng của khách du lịch vào những dịp cuối
tuần. Hơn thế nữa, Vũng Tàu năm trong vùng kinh tế năng động của Việt Nam, thuận
lợi trong việc thu hút nguồn khách du lịch nội địa từ vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ.
Tỉnh hiện đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhăm xây dựng, thực hiện chiến
lược phát triển, định vị thương hiệu du lịch của địa phương theo hướng nâng cao chất
lượng du lịch trong nước và quốc tế.
2 Thực trạng du lịch tại Vũng Tàu
2.1 Phát triển du lịch
Sau đại dịch Covid bùng phát, nhiều người dần thay đổi xu hướng, không còn
thích đi đến các khu trung tâm du lịch, khu vui chơi giải trí tập trung đông người nữa
mà chuyển sang những nơi hoang sơ, bình yên, một phần vì lo dịch bệnh sẽ tái phát,
phần vì thích khám phá, trải nghiệm sự mới mẻ. Đến với du lịch Vũng Tàu thay vì đến
những nơi nổi tiếng tại đây như Bãi Trước, Bãi Sau, Tượng Chúa,…thì khách du lịch
lại thích đến những nơi xa thành phố náo nhiệt, những nơi hoang sơ, cảnh vật bình yên
để khám phá.
Với tiềm năng du lịch sẵn có ở Vũng Tàu như biển Long Hải hay Phước Hải,
đến những nơi thư giãn như Hồ Tràm, đến những dãy núi lớn như Minh Đạm, Núi
Dinh,… Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng được long nhiều du khách. Khu bảo tồn thiên
nhiên Bình Châu – Phước Bửu, suối nước nóng thích hợp với nhu cầu nghĩ dưỡng, thư
giãn, khám phá,… thu hút đông đảo khách ghé thăm.
Đặc biệt, ở Côn Đảo có nhiều hòn đảo lớn và nhỏ, rất thuận lợi để phát triển các
tiềm năng du lịch biển. Đến với biển Côn Đảo, du khách có thể lặn và chiêm ngưỡng
những rạn san hô, hoặc câu cá. Di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
phù hợp để phát triển du lịch.
Các di tích lịch sử như : Địa đạo Long Phước, Kim Long, khu căn cứ kháng
chiến Bàu Sen, bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, nghĩa trang Hàng
Dương, nhà tù Côn Đảo, chiến tích Minh Đạm, núi Dinh,… là những địa danh nổi
tiếng phục vụ cho loại hình du lịch tham quan về nguồn. Vũng Tàu cũng là nơi có
nhiều lễ hội mang truyền thống đậm chất dân gian như: Lễ hội Nghinh Ông, Lệ Cô,
Vía Ông, Trùng Cửu,…
Hiện tại, tỉnh đang nổ lực thực hiện nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch,
thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, dự án có sản phẩm, dịch vụ đủ sức tạo đột phá cho du
lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên cơ sở phát huy tiềm năng, lới ích có sẵn của tỉnh.
Tóm lại, với những hậu thuận về cơ sở hạ tầng, tiềm năng tự nhiên đa dạng, du
lịch Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn đem lại nhiều bứt phá mới về du lịch trong tương lai.
2.2 Cơ sở hạ tầng
Đầu tiên phải kể đến là cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây,
cao tốc này đã được đưa vào hoạt động từ năm 2015 với chiều dài 55,7km. Công trình
giúp rút ngắn thời gian di chuyển cho hành khách từ TP. Hồ Chí Minh đến Bà Rịa –
Vũng Tàu.
Là một trong những tuyến đường quan trọng kết nối hai tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu và Đồng Nai, QL51 bắt đầu tại thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) đến thành phố
Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Sau khi hoàn thành, QL51 đã trở thành tuyến đường
đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa của cảng Thị Cải – Cái Mép và các khu
công nghiệp dọc tuyến đường này. Cùng với cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành –
Dầu Giây, QL51 hiện đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
Được tỉnh nâng cấp và mở rộng chiều dài 220km, QL55 nối liền 3 tỉnh là Bà
Rịa – Vũng Tàu – Bình Thuận – Lâm Đồng, nhăm dễ dàng kết nối giao thông liên
vùng.
Tuyến đường ven biển được nâng cấp mở rộng từ 12m thành 42m từ Long Hải
Hồ Tràm – Bình Châu. Điều này đã tạo điều kiện cho ngành du lịch Hồ Tràm phát
triển mạnh mẽ.
Đường thủy
Cảng Cái Mép – Thị Vải là một trong cảng nước sâu ở Việt Nam. Là nơi các
tàu thuyền có trọng tải lớn từ nhiều nước tập trung về đây. Để khai thác được tối đa
hơn cơ sở hạ tầng thì tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải phát triển, nâng cấp các tuyến quốc
lộ và xây dựng thêm các tuyến cao tốc để giúp cho việc vận chuyển hàng hóa từ cảng
Cái Mép – Thị Vải đến Cái Nới nhanh hơn.
Vì vậy cơ sở hạ tầng Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh lân cận phối hợp phát triển
các dự án cao tốc như: cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Bến Lức – Long Thành,
Dầu Giây – Phan Thiết, giúp việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng nhanh hơn.
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: dự kiến khởi công vào năm 2023, tuyến cao tốc
này chạy song song với tuyến QL51 và giúp giảm lại lưu lượng xe trên QL 51.
Đường hàng không
Sân bay quốc tế Long Thành được khởi công và xây dựng dự kiến hoàn thành
giai đoạn 1 vào năm 2025, khi sân bay này hoàn thành sẽ thu hút được lượng lớn
khách du lịch trong nước và quốc tế về đây nghĩ dưỡng. Đặc biệt là khu vực Hồ Tràm
với bờ biển đẹp và hoang sơ, theo đó các khu resort cao cấp nhăm đáp ứng nhu cầu
cao cấp của khách du lịch và quốc tế.
Với lợi thế cơ sở hạ tầng Bà Rịa – Vũng Tàu đã giúp các ngành trọng điểm của
tỉnh phát triển và thu hút được nhiều đầu tư về đây. Đặc biệt là ngành du lịch, hàng
năm thu hút một lượng lớn khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây về
đây du lịch nghỉ dưỡng.
Nguồn nhân lực:
Theo sở du lịch, dù dịch bệnh Covid 19 tác động lớn đến ngành du lịch, gây
nguy cơ đứt gãy, dịch chuyển lao động qua lĩnh vực khác, song khối doanh nghiệp du
lịch đang nỗ lực dùng nhiều cách để giữ chân người lao động. Sở Du lịch và Hiệp hội
Du lịch sẽ đồng hành đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua việc kết hợp với
các cơ sở đào tạo. Để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, văn hóa ứng xử, kinh
doanh du lịch thời 4.0,… nhăm nâng cao chất lượng, sự chuyên nghiệp cho nhân lực
ngành du lịch.
Hướng chung của giai đoạn phục hồi 2021 – 2023, Việt Nam sẽ lấy du lịch nội
làm trọng tâm khai thác. Bên cạnh đó sẽ làm mới sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm du
lịch mới để chuẩn bị từng bước mở cửa, tiến tới phục hồi hoàn toàn du lịch quốc tế
trong bối cảnh bình thường mới.
2.3 Tài nguyên du lịch
Về tài nguyên thiên nhiên: Bà Rịa – Vũng Tàu có Vườn quốc gia Côn Đảo
với nhiều động, thực vật phong phú, có nhiều núi có cảnh quan đẹp như: Núi Minh
Đạm, núi Dinh, núi Lớn,… Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều bãi tắm với địa hình và cảnh
quan đẹp hấp dẫn như: bãi Trước, bãi Sau, bãi tắm Long Hải – Phước Hải,…
Bên cạnh giá trị tự nhiên, các yếu tố nhân văn cũng đóng góp vào sự phát triển
du lịch biển cho địa phương.
Về tài nguyên nhân văn: Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi có nhiều di tích lịch sử văn
hóa lâu đời. Điều đáng chú ý Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có số lượng di tích xếp hạng
khá nhiều. Tính đến nay toàn tỉnh có 31 di tích được Nhà nước công nhận xếp hạng
cấp quốc gia cùng 152 di tích khác được tiến hành kiểm kê lập hồ sơ quản lý. Các di
tích lịch sử kiến trúc tôn giáo gồm: Khu Đình Thần Thắng Tam, Miếu Bà, Lăng Cá
Ông, Thích Ca Phật Đài, chùa Long Bàn,… Các di tích lịch sử cách mạng và kháng
chiến gồm: Địa đạo Long Phước, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen của tỉnh và Miền
trong thời kỳ chống Mỹ, Khu nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo, Khu căn cứ núi Minh
Đạm, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, Địa đạo Kim Long,…
2.4 Về góc độ kinh tế
Để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế đầu tàu và phát triển du lịch
bền vững, ngoài việc kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý, kiện toàn
bộ máy quản lý du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thì tốc độ đầu tư cần phải tăng
lên.Cần đánh giá lại chất lượng của khu du lịch, sự phát triển của nhiều tài nguyên
thiên nhiên. bảo tồn và bảo vệ môi trường sinh thái; thiết lập, duy trì và bồi dưỡng mối
quan hệ tốt đẹp với cộng đồng địa phương và các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch.
Chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay chưa được
nâng lên theo hướng bền vững và cần có bước đột phá để phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao, nhất là khối tác chiến. Chiến lược và quy hoạch ngành. Đồng thời, tỉnh
cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến ​ ​ thức văn hóa của người lao động
trực tiếp phục vụ du khách nhăm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
2.5 Về góc môi trường
Điểm du lịch chính của Bà Rịa - Vũng Tàu có hoạt động khá cao, chủ yếu tập
trung vào mùa du lịch. Lượng khách du lịch quá đông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi
trường sống, tài nguyên, ô nhiễm nguồn nước, chất lượng không khí và mất đa dạng
sinh học là điều không thể tránh khỏi.
Đội ngũ quản lý hiện tại vẫn còn thừa, không thể hiện rõ trách nhiệm và nhận
thức về phát triển và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế. Việc góp phần bảo vệ
hiệu quả tài nguyên du lịch và đáp ứng yêu cầu du lịch bền vững cần có sự phối hợp
giữa các ngành chức năng, cộng đồng, doanh nghiệp và du khách.
Chính quyền địa phương vẫn chưa đánh giá được mức độ xuống cấp của các
điểm du lịch và khu bảo tồn biển. Công tác bảo tồn hiện nay còn nhiều bất cập, cần có
sự phối hợp của công tác quy hoạch để xây dựng phương án bảo tồn cụ thể cho từng
điểm du lịch.
2.6 Về góc độ xã hội
Mục đích của du lịch là phát triển cộng đồng mang lại lợi ích cho cộng đồng, và
phát triển du lịch bền vững chỉ có thể đạt được thông qua sự tham gia của cộng đồng.
Sự tham gia của dân số hạn chế các xung đột tiềm ẩn trong du lịch. Trong lĩnh vực du
lịch, các hoạt động xã hội hóa ngày càng được ưu tiên nhăm tận dụng các nguồn lực
bên ngoài, cùng với nhiều chính sách ưu đãi đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của nơi đây. Khó khăn hiện nay là việc điều hành, quản lý các khách sạn nhỏ lẻ,
chưa đạt tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch. Sự du nhập của các nền văn
hóa ngoại lai ngày càng phức tạp. Du lịch là ngành dễ bị biến đổi bản sắc văn hóa nếu
không có giải pháp lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành để duy trì truyền thống văn
hóa địa phương.
3 Giải pháp phát triển du lịch tại tỉnh Vũng Tàu
3.1 Công tác quy hoạch du lịch
Chúng ta cần phải điều tra, thống kê những chỉ tiêu về kinh tế, môi trường và xã hội
mà ở đó đã tác động tực tiếp và gián tiếp đến phát triển du lịch thành phố. Qua đó,
đánh giá mức độ ở mỗi tiêu chí để có định hướng cụ thể cho triển khai thực hiện quy
hoạch hiệu quả và hợp lí hơn. Phân bố các nguồn lực hợp lý, tránh sự đầu tư lãng phí,
sai phạm không đúng đối tượng trong quá trình qui hoạch.
Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn các khu danh thắng thông qua các tiêu chí về
quy mô đầu tư, số lượng và chất lượng các công trình được quy hoạch tu bổ, xây dựng
giải pháp hoàn thiện cho công tác tôn tạo các danh thắng, các khu di tích lịch sử nhăm
bảo tồn các giá trị của nguồn tài nguyên.
Tăng cường hợp tác, học hỏi, giao lưu với các nước có mô hình du lịch đã và đang
phát triển trên thế giới như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Úc,… từ đó ngày càng trở nên
hoàn thiện hơn
3.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bổ sung những ngành nghề đào tạo về du lịch theo các đề án, chỉ tiêu mà các ban
ngành đề ra. Đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực với các tập đoàn lớn, đa
quốc gia về lĩnh vực du lịch biển, tiếp thu những kinh nghiệm thực tế trong quản lý,
điều hành cũng như tính chuyên nghiệp của nhân viên trong phục vụ du khách. Khai
thác thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản tại các cơ sở
giáo dục đại học, trung cấp trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về
văn hoá, xã hội, lịch sử của Bà Rịa - Vũng Tàu cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch,
đào tạo và phát triển kỹ năng thành thạo nhiều ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh nhứ
tiếng Hàn, Nhật, Thái,.. để phục vụ nhiều lượt khách đến từ tất cả cả quốc gia trên thế
giới. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn giao lưu văn hóa cho những
người thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế như nhân
viên nhà hàng, khách sạn, taxi,…
3.3 Đa dạng hóa sản phẩm và hướng tới những sản phẩm có giá trị cao
Chúng ta cần một số giải pháp để nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có và
phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm mới. Tăng cường nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch biển, đảm bảo lợi thế cạnh tranh, coi đây là mặt hàng quan trọng của
thành phố. Tổ chức lại các tuyến phố mua sắm, khu ẩm thực đêm để đáp ứng nhu cầu
của du khách. Đây là loại hình tổ chức có tổ chức nhưng không hiệu quả do bảo trì
kém, chất lượng kém, sản phẩm trùng lặp, chất lượng kém và giá quá cao. Tiếp tục
nâng cao chất lượng các bãi biển và xây dựng các bãi tắm kiểu mẫu phục vụ du khách.
Tổ chức các sự kiện du lịch, thể thao dưới nước, các hoạt động văn hóa địa phương và
các hoạt động bãi biển khác. Chúng ta cần phải tiếp tục tổ chức các dịch vụ du thuyền
chất lượng hơn và quan tâm hơn đến vệ sinh môi trường bãi biển.
Tổ chức cuộc thi ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch để lựa chọn các danh mục sản
phẩm du lịch tiềm năng. Hình thành các khu bán hàng lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải
trí, du lịch ven biển. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước phát triển các loại hình khu
vui chơi giải trí bậc nhất phục vụ du khách quốc tế và trong nước, củng cố vị thế của
Vũng Tàu là một khu du lịch giải trí không thể không trải nghiệm trong tâm trí du
khách.
3.4. Phát triển các cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch
Để góp phần duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú, ta cần phải
tiến hành rà soát, rà soát các cơ sở lưu trú theo quy định về tiêu chuẩn cơ sở lưu trú.
Nâng cao chất lượng dịch vụ và tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý cơ sở
lưu trú và nhân viên. Phân loại và công bố các khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống,
trung tâm mua sắm đạt tiêu chuẩn trên các kênh quảng cáo. Phòng chống các tệ nạn xã
hội do hoạt động du lịch gây ra. Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, xây dựng và
đổi mới mạng lưới cấp điện cho các khu đô thị và du lịch. Cung cấp đủ nước sạch để
đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và khách du lịch. Mở rộng và cải thiện hệ
thống thoát nước của thành phố.
3.5 Bảo vệ bền vững tài nguyên, môi trường
Bên cạnh sự phát triển của ngành du lịch thì việc xảy ra ô nhiễm môi trường là điều
không thể tránh khỏi, vì vậy việc bảo vệ môi trường đang là vấn đề được toàn xã hội
quan tâm. Xây dựng các đề án bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng ứng phó sự cố
môi trường tại các khu, điểm du lịch. Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các tiêu
chuẩn bền vững về môi trường trong du lịch phù hợp với tình hình phát triển du lịch
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giáo dục, cảm hóa người dân địa phương để phát triển du lịch
bền vững, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào mọi hoạt động liên quan đến phát
triển du lịch. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công nghệ, thiết bị, quy trình vận hành,
hệ thống xử lý nước thải, năng lực ứng phó sự cố môi trường của các cơ sở du lịch và
thực hiện các biện pháp ngăn chặn tài nguyên đối với các tổ chức du lịch thiếu trách
nhiệm, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Vùng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư
nhiều vào hoạt động du lịch. Để phát triển bền vững du lịch biển, cần xây dựng các
quy định về quản lý và kiểm soát chất thải, chống xói lở bãi biển, bảo vệ các rạn san
hô và các hệ sinh thái khác.
C. KẾT LUẬN
Trong nhiều năm qua không thể phủ nhận những thành tựu to lớn mà ngành du
lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần đặc biệt
quan tâm trong chiến lược phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian sắp tới.
Do vậy, hơn bao giờ hết, ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cần nhanh chóng triển khai
các bước cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế du lịch của tỉnh với các biện pháp
nhăm khắc phục những yếu kém, tồn tại trong thời gian qua đồng thời bảo tồn, duy trì
và phát huy những điểm mạnh vốn có để góp phần tạo được lợi thế cạnh tranh cho
riêng minh với những sản phẩm du lịch độc đảo, củng cố và tăng cường năng lực cạnh
tranh, tận dụng triệt để các cơ hội có được và vượt qua thách thức trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên ngoài những nỗ lực của ngành du lịch Bà Rùa -
Vũng Tàu đòi hỏi còn phải có sự tham gia đồng bỏ của các ngành có liên quan, sự phối
hợp, liên kết với những đơn vị, địa phương khác và đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc, chỉ
đạo quyết liệt, dứt khoát từ các cấp có thẩm quyền.
Hy vọng răng, trong năm 2022 và những năm tiếp theo, với nhiều dự án du lịch sử vốn
đầu tư lớn đã và đang được triển khai thực hiện ngành "công nghiệp không khỏi. Bà
Rịa - Vùng Tàu sẽ thật sự khởi sắc, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần
phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình kinh tế chính trị

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-nhung-giai-phap-phat-trien-du-lich-
ben-vung-tai-ba-ria-vung-tau-76879.htm
http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1292&Group=219&N
ID=3099&tai-lieu-nghien-cuu-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-4
-Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư – Wikipedia tiếng Việt
-Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam
hiện nay - Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn)
-Những cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với phát triển bền vững
ở Việt Nam hiện nay | Học viện Cảnh sát nhân dân (hvcsnd.edu.vn)
-Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những thách thức? - Sở Thông tin & Truyền
thông Ninh Bình (ninhbinh.gov.vn)

You might also like