You are on page 1of 6

1.

Khái niệm

- “eu” là “tốt”và “thanato
s” l "an tử” (tiếng Trung) à “chết” => “cái chết êm
ái”
“euthanatos” 
- (tiếng Hy Lạp)
“euthanasia” (tiếng Anh) “An tử” là việc chủ ý
chấm dứt cuộc sống của
“euthanasie”(tiếng Pháp)
một người mà thường là
những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa theo cách ít hoặc không đau
đớn vì những lợi ích của người đó.

2. Các yếu tố xác định an tử


- Tính chủ ý (chấm dứt cuộc sống);
- Đối tượng là những người không còn khả năng cứu chữa;
- Cách thức thực hiện ít hoặc không gây đau đớn;
- Vì lợi ích của người được an tử.
 “Tính chủ ý” được xem là quan trọng nhất.

3. Quyền an tử là gì?
- Các quốc gia hợp pháp hóa an tử, “quyền an tử” là một quyền nhân thân và
được pháp luật ghi nhận một cách chính thức.
- Những quốc gia chưa hợp pháp hóa an tử, quyền an tử được xem là một quyền
thực tế.

4. Tiêu chí phân loại các hình thức an tử


v Tính chất ý chí của người được an tử
- An tử tự nguyện (“voluntary euthanasia”)
- An tử không tự nguyện (“non-voluntary euthanasia”)
- An tử không chủ ý (“involuntary euthanasia”)
v Cách thức thực hiện an tử, gồm có:
- An tử chủ động (“active euthanasia”)
- An tử thụ động (“passive euthanasia”)
- Trợ tử (hay trợ giúp tự sát - “assisted suicide”)

v Phân biệt an tử chủ động và trợ tử


- Trợ tử
 Hành vi cuối cùng là của một mình bệnh nhân
 Giải thoát cho bác sĩ khỏi trở thành nguyên nhân trực tiếp cho cái chết của
bệnh nhân.
- An tử chủ động
 Bác sĩ thực hiện hành vi cuối cùng
 Bác sĩ là nguyên nhân trực tiếp cho cái chết của bệnh nhân
1. Khái niệm
- Về mặt khái niệm, thuật ngữ “an tử” (trong tiếng Trung)
hay “euthanasia” (trong tiếng Anh) hay “euthanasie”(trong tiếng Pháp)
được cho là bắt nguồn từ thuật ngữ “euthanatos” trong tiếng Hy Lạp (trong
đó: “eu” là “tốt”và “thanatos” là “chết”. Tuy vậy, hiện vẫn chưa có một
định nghĩa thống nhất cho thuật ngữ này.
- Theo Từ điển Merriam-Webster Online, an tử là “hành động hoặc thực
hành giết chết hoặc cho phép cái chết của những cá nhân (như con người
hoặc động vật nuôi) bị ốm hoặc chấn thương không còn hy vọng (cứu chữa)
theo cách ít đau đớn nhất vì lý do nhân từ/nhân đạo”. Một tài liệu khác định
nghĩa: “an tử là sự giết chết có chủ ý một người lệ thuộc (“a dependent
human being”) bởi hành động hoặc không hành động vì lợi ích được viện ra
của người đó”.
- Như vậy, có thể hiểu “an tử” là việc chủ ý chấm dứt cuộc sống của một
người mà thường là những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa theo
cách ít hoặc không đau đớn vì những lợi ích của người đó.

2. Các yếu tố xác định an tử là gì?


Theo cách hiểu này, có bốn yếu tố để xác định “an tử” đó là:
- Tính chủ ý (chấm dứt cuộc sống);
- Đối tượng là những người không còn khả năng cứu chữa;
- Cách thức thực hiện ít hoặc không gây đau đớn; và
- Vì lợi ích của người được an tử.
Trong các yếu tố này, “tính chủ ý” được xem là quan trọng nhất mà thiếu nó (một
hành động) sẽ không được coi là an tử; lợi ích của người được an tử thường là để
chấm dứt những nỗi đau không thể chịu đựng được (mục đích nhân đạo) và để
giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và người thân.

3. Quyền an tử là gì?
Đi kèm với an tử là vấn đề “quyền an tử” (hay “quyền được chết” - “right to
die”). Thực tế đây là vấn đề chỉ đặt ra ở các quốc gia hợp pháp hóa an tử, theo đó
“quyền an tử” là một quyền nhân thân và được pháp luật ghi nhận một cách chính
thức. Đối với những quốc gia chưa hợp pháp hóa an tử, thì quyền an tử được xem
là một quyền thực tế, nghĩa là, nó thể hiện mong muốn của một người muốn được
phép quyết định kết thúc cuộc sống của mình (một cách trực tiếp hoặc gián tiếp);
hoặc cũng có thể nó được các nhà lập pháp và các nhà khoa học “ngầm thừa nhận”
là một quyền nhân thân.

4. Tiêu chí phân loại các hình thức an tử


Về phân loại, có hai tiêu chí chủ yếu được sử dụng để phân biệt (các hình thức) an
tử đó là:
Một là, theo tính chất ý chí của người được an tử, gồm có:
- An tử tự nguyện (“voluntary euthanasia”): là tự tử có trợ giúp trong khi
đang được chăm sóc y tế. Đây đúng là tự nguyện vì việc giết chết được thực
hiện thể theo yêu cầu của bệnh nhân, và bác sĩ tin rằng bệnh nhân có lý do
chính đáng để được kết liễu mạng sống do tình trạng tâm lý và sức khoẻ hiện
nay hay ở tương lai tiên liệu được.
- An tử không tự nguyện (“non-voluntary euthanasia”): nói đến việc giết chết
những bệnh nhân không có khả năng hiểu được những gì đang xảy ra cho
mình. Ví dụ, trẻ sơ sinh thiểu năng trầm trọng, bệnh nhân trong tình trạng
thực vật vĩnh viễn.
- An tử không chủ ý (“involuntary euthanasia”): là khi bệnh nhân không hề
bày tỏ ước muốn, cũng không hề đưa ra bất cứ bằng chứng vững chắc nào,
cho thấy mạng sống của người ấy cần phải được kết liễu.
Hai là, theo cách thức thực hiện an tử, gồm có:
- An tử chủ động (“active euthanasia/euthanasia by action”): việc cố ý giết
chết bệnh nhân hấp hối, thể theo yêu cầu rõ ràng và sự ưng thuận hoàn toàn
của bệnh nhân
- An tử thụ động (“passive euthanasia/euthanasia by omission”): không điều
trị hoặc đình chỉ điều trị kéo dài sự sống, và vì thế bệnh nhân sẽ chết vì bệnh
hoặc vì chấn thương.
- Trợ tử (hay trợ giúp tự sát - “assisted suicide”): Đối với bệnh nhân, bác sĩ sẽ
hỗ trợ để bệnh nhân tự kết thúc cuộc sống khi có yêu cầu. Lúc này, bác sĩ sẽ
kê một liều thuốc gây tử vong theo yêu cầu của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh
nhân mới là người đóng vai trò chính yếu khi họ là người có quyết định sử
dụng thuốc để kết thúc cuộc sống không.

v Phân biệt an tử chủ động và trợ tử: sự phân biệt giữa trợ tử và an tử chủ
động là sự khác biệt về nguyên nhân.
- Trong trợ tử, hành vi cuối cùng là của một mình bệnh nhân mà thôi, và nguy
cơ có sự ép buộc tinh vi từ bác sĩ, gia đình, các cơ sở và các sức mạnh xã hội
khác giảm đi rất nhiều. Trợ tử có cán cân quân bình giữa bác sĩ và bệnh nhân
so với an tử. Bác sĩ, vừa là người tư vấn vừa là nhân chứng, cũng như tạo
mọi điều kiện thuận lợi, nhưng cuối cùng bệnh nhân phải là người thi hành
hay không thi hành. Trợ tử giải thoát cho bác sĩ khỏi trở thành nguyên nhân
trực tiếp cho cái chết của bệnh nhân; nói cách khác, cái chết của bệnh nhân
được đem lại do chính hành động của bệnh nhân, tức bệnh nhân tự giết mình
chứ không phải bác sĩ.
- Trong an tử chủ động, bác sĩ vừa cung cấp phương tiện vừa thực hiện hành
vi cuối cùng, vì thế sức ép đè rất nặng về phía bệnh nhân và rất có nguy cơ
xảy ra sai lầm, hay bị ép buộc và lạm dụng. Do vậy theo nhiều ý kiến bác sĩ
là nguyên nhân trực tiếp cho cái chết của bệnh nhân.
 Đây có thể là lý do để trợ tử được đề cao hơn so với an tử chủ động

You might also like