You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT
--------***--------

BÀI THI GIỮA KỲ


MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ SỐ 2
Nhóm thực hiện : Nhóm 20
Lớp tín chỉ : PLU204.1
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Bích

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT
--------***--------

BÀI THI GIỮA KỲ


MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ SỐ 2
Nhóm thực hiện : Nhóm 20
Lớp tín chỉ : PLU204.1
: TS. Nguyễn Ngọc Bích
Giảng viên hướng dẫn

STT Họ và tên Mã sinh viên


1 Nguyễn Thúy Hiên (Trưởng nhóm) 2114610011
2 Nguyễn Thị Ngọc Huyền 2114610013
3 Cao Hoàng Yến 2114610041
4 Nguyễn Đức Tâm 1818820070
5 Lương Thị Thu Trang 2114610038

Hà Nội, tháng 3 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và tên SV MSSV Chi tiết công việc đảm nhận

 Phần I. Cơ sở lý luận
1 Cao Hoàng Yến 2114610041
 Phần Kết luận

Nguyễn Đức Phần III. Phân tích tình huống


2 1818820070
Tâm

 Phần mở đầu
Nguyễn Thúy  Phần II. Nội dung tình huống
Hiên  Phần IV. Một số ý kiến của nhóm về
3 2114610011
phương án xử lý vụ việc
(NT)
 Tổng hợp, rà soát
 Biên tập

Nguyễn Thị Ngọc


4 2114610013 Phần III. Phân tích tình huống
Huyền

Lương Thị Thu


5 2114610038 Phần III. Phân tích tình huống
Trang
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 20

STT   Thái độ Kĩ năng Kiến thức Mức độ Trung Nhận xét thêm
hoàn bình
Họ và thành chung
tên Tuân Trách Tinh Quan Trung Lắng Thuyết Tổ Trung Kiến Sự Trung công việc
thủ nhiệm, thần hệ với bình nghe phục chức bình thức sáng bình
giờ nhiệt học thành công chuyên tạo
giấc tình hỏi viên việc môn
khác

1 Nguyễn 10 9.9 9.8 9.8 9.88 9.6 9.9 9.7 9.73 9.5 8 9 8/10 9.45 Đúng giờ, gắn kết các thành viên
Thị trong nhóm, có trách nhiệm với
Ngọc công việc được giao, có kiến thức
Huyền nền tốt

2 Cao 10 9.9 9.7 9.7 9.8 9.6 9.9 9.8 9.77 9.8 9 9.4 9/10 9.66 Đúng giờ, tâm huyết, thân thiện,
Hoàng hòa đồng, làm việc có trách
Yến nhiệm, có kiến thức chuyên môn
tốt

3 Nguyễn 10 9.9 9.8 9.9 9.9 9.8 9.9 10 9.9 9.8 9 9.4 9/10 9.73 Đúng giờ, kỹ năng, thái độ tốt, tỉ
Thúy mỉ trong công việc, biết phân
Hiên công công việc, có kiến thức
chuyên môn tốt, định hướng tốt

4 Nguyễn 10 9.9 9.7 9.9 9.87 9.7 9.9 9.7 9.80 9.8 8.7 9.25 8/10 9.64 Đúng giờ, có kiến thức, kỹ năng,
Đức thái độ tốt, trình bày tỉ mỉ, cẩn
Tâm thận trong công việc, kỹ năng
phản biện tốt.

5 Lương 10 9.9 9.7 9.7 9.8 9.6 9.9 9.8 9.77 9.8 9 9.4 9/10 9.66 Đúng giờ, thân thiện, hòa đồng,
Thị làm việc có trách nhiệm, có kiến
Thu thức chuyên môn tốt
Trang

Bảng đánh giá chéo là kết quả của biên bản họp nhóm ngày 19/3/2023. Các thành viên Nhóm 20 đã thống nhất và hoàn toàn
đồng ý với bảng đánh giá trên.
Ký tên:
Nhóm trưởng Thành viên 1 Thành viên 2 Thành viên 3 Thành viên 4

Nguyễn Thúy Hiên Cao Hoàng Yến Nguyễn Thị Ngọc Huyền Lương Thị Thu Trang Nguyễn Đức Tâm
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................2
1. Một số khái niệm...............................................................................2
2. Cơ sở pháp lý.....................................................................................3
b. Các văn bản có hiệu lực pháp lý có liên quan...................................4
II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG.................................................................4
1. Hoàn cảnh diễn ra..............................................................................4
2. Mô tả cụ thể tình huống.....................................................................4
3. Phương án xử lý đã thực hiện............................................................5
III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG...............................................................5
1. Ông Nguyễn Viết Dũng là cán bộ, công chức, viên chức không? Tại
sao? 5
2. Quá trình xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Viết
Dũng..........................................................................................................9
a. Hình thức xử lý...............................................................................9
b. Các biện pháp cưỡng chế hành chính khác có thể áp dụng..........10
c. Thẩm quyền xử phạt.....................................................................10
d. Phân tích thủ tục xử phạt..............................................................11
IV. MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA NHÓM VỀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VỤ
VIỆC............................................................................................................13
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................16
a. LỜI MỞ ĐẦU

Quyền con người là một trong những quyền cơ bản của mỗi cá nhân, bao
gồm quyền sống, tự do, bảo vệ sức khỏe và công bằng trong đời sống. Quyền
con người được xem là nền tảng cơ bản của mỗi xã hội, và chính phủ của mỗi
quốc gia có trách nhiệm đảm bảo và bảo vệ những quyền này cho người dân.
Những hành vi xâm phạm quyền con người, ví dụ như cố ý gây thương tích,
xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi nghiêm trọng và
phải được ngăn chặn và trừng phạt một cách nghiêm khắc.
Tội cố ý gây thương tích có thể bị xử lý hình sự hoặc hành chính, tùy
thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, ranh giới
giữa truy tố hình sự và xử lý hành chính có thể rất mỏng manh trong một số
trường hợp. Ví dụ, nếu một người gây thương tích nhẹ với ý định cố ý, hành
vi này có thể bị xem là tội phạm hoặc bị xử lý hành chính tùy thuộc vào cách
thức và mức độ của thương tích. Điều này đòi hỏi các nhà lập pháp, luật sư và
những người hoạch định chính sách pháp lý phải có một khái niệm rõ ràng về
các tiêu chí phân loại hành vi là tội phạm hay vi phạm hành chính, và phải
quy định rõ ràng về cách giải quyết các trường hợp gây thương tích. Nếu hành
vi gây thương tích được coi là nghiêm trọng, nguy hiểm và có ý định cố ý, thì
có thể bị xem là tội phạm và bị truy tố hình sự. Mặt khác, nếu hành vi gây
thương tích là vô ý hoặc không đủ nghiêm trọng để bị coi là tội phạm, thì có
thể bị xử lý hành chính.
Với những vấn đề cấp thiết đã nêu trên, nhóm chúng em đã lựa chọn
phân tích Đề số 2: vụ việc “Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam bị xử phạt
sau vụ cầm gậy golf đánh nữ nhân viên phục vụ” từ đó nhằm làm rõ hơn về
việc áp dụng các quy định pháp luật vào việc bảo vệ quyền con người, đảm
bảo rằng quyền con người được đảm bảo và bảo vệ một cách tối đa.
b. PHẦN NỘI DUNG
c. CƠ SỞ LÝ LUẬN
d. Một số khái niệm
a. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, khái niệm về
cán bộ, công chức như sau:
“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.”
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân
quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
(sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật.”
Theo Điều 2 về Viên chức Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi năm 2019),
“Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại
đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
b. Khái niệm vi phạm hành chính
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012
(sửa đổi, bổ sung năm 2020), thì vi phạm hành chính có nghĩa là “hành vi có lỗi do
cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà
không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính.” Có thể hiểu, vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật phổ biến
trong xã hội, phản ánh được những dấu hiệu đặc trưng về tính nguy hiểm của loại vi
phạm này nhưng cũng đồng thời có sự khác biệt với tội phạm.
c. Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính
Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012
(sửa đổi, bổ sung năm 2020), Xử phạt vi phạm hành chính được hiểu là: “việc người
có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối
với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị áp dụng một hình thức
xử phạt chính, đi kèm có thể là hình thức xử phạt bổ sung. Căn cứ theo khoản 1, 2
Điều 21 về Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng, các hình thức xử phạt vi
phạm hành chính gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng
chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi
phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.
d. Khái niệm cưỡng chế hành chính
Cưỡng chế hành chính là những biện pháp bắt buộc phải thi hành một mệnh
lệnh, quyết định hành chính để thực thi quyền lực Nhà nước đồng thời đảm bảo trật
tự quản lý xã hội. Đây là biện pháp do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đối
với cá nhân hay tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng không tự nguyện
chấp hành quyết định xử phạt. 
Những người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế được quy định rõ tại Điều
87 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các
biện pháp cưỡng chế được quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này, cụ thể là: a)
Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá
nhân, tổ chức vi phạm; b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để
bán đấu giá; c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường
hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; d) Buộc thực hiện biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
e. Cơ sở pháp lý
a. Các văn bản luật
  Luật Doanh nghiệp năm 2020: Điều 111 về Công ty cổ phần; Khoản 24
Điều 4 về Giải thích từ ngữ: Người quản lý doanh nghiệp; Khoản 1 Điều 156
về Chủ tịch Hội đồng quản trị.
 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: Khoản 1,2  Điều 4 về Cán bộ, công
chức.
 Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi năm 2019): Điều 2 về Viên chức.
 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi năm 2019):
Điều 6 về Hội đồng nhân dân; Khoản 1, 2 Điều 103 về Các điều kiện bảo
đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân.
 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020):
Khoản 1, 2 Điều 2 về Giải thích từ ngữ: Vi phạm hành chính, Xử phạt vi
phạm hành chính; Khoản 1, 2 Điều 21 về Các hình thức xử phạt và nguyên
tắc áp dụng; Điều 57 về Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ
xử phạt vi phạm hành chính; Điều 58 về Lập biên bản vi phạm hành chính;
Điều 86 về Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Điều
87 về Thẩm quyền quyết định cưỡng chế.
b. Các văn bản có hiệu lực pháp lý có liên quan
 Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13: Khoản 1 Điều 2 về Đối tượng áp
dụng của Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13; Khoản 1 Điều 3 về Chế
độ, chính sách đối đại biểu Hội đồng nhân dân về tiền lương.
 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Khoản 5 điều 7 về Vi phạm quy định về trật tự
công cộng đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
f. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Hoàn cảnh diễn ra
Đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam bị xử phạt sau vụ cầm gậy golf đánh nữ
nhân viên phục vụ.

Ông Nguyễn Viết Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập
đoàn Đất Quảng, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa X nhiệm kỳ
2021- 2026. Ngày 6/12/2022 khi chơi golf tại sân BRG Đà Nẵng (phường Hòa Hải,
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng), ông Dũng đã dùng gậy golf đánh nữ
nhân viên phục vụ phải đi cấp cứu.

b. Mô tả cụ thể tình huống

UBND quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng cho biết công an quận đã có báo cáo
cụ thể về vụ việc ông Nguyễn Viết Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP
Tập đoàn Đất Quảng, đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam) đánh nữ nhân viên sân golf
BRG (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn).

Theo báo cáo của Công an quận Ngũ Hành Sơn, ngày 6/12/2022, ông Nguyễn
Viết Dũng cùng 3 người khác đến sân golf BRG chơi golf. Sân golf cử 4 nhân viên,
trong đó có chị N.T.A.L. (32 tuổi, trú quận Ngũ Hành Sơn), phục vụ nhóm khách.

Khi nhóm ông Dũng kết thúc một lượt chơi golf thì hai nữ caddie là chị L. và
chị H. bất đồng về việc tính số gậy đã đánh. Sau đó, nhóm khách chơi golf đã thống
nhất điểm số theo chị H., yêu cầu không cãi nhau vì ảnh hưởng đến việc đánh golf
của khách. Nhưng chị H. và chị L. vẫn cãi nhau. Lúc này, khi nghe chị L. cho rằng
ông Dũng được tính hơn 1 điểm, ông này nói "mi nói vậy chẳng lẽ anh ăn gian thêm
1 gậy à", đồng thời cầm gậy golf vung đánh về phía hai nữ caddie. Cú đánh hướng
từ trên xuống trúng vào vành ngoài nón lá chị L. đang đội. Cây gậy trượt qua vai
của chị L., đập xuống mặt đất và bị gãy.

Chị L. được đưa đến bệnh viện kiểm tra và xác định bị chấn thương nhẹ phần
mềm tại bả vai phải, được bác sĩ chỉ định về nhà theo dõi. Theo Công an quận Ngũ
Hành Sơn, qua giám định tỷ lệ thương tích của Trung tâm pháp y Đà Nẵng, xác
định trường hợp này không có cơ sở để tính tỷ lệ thương tích. Đồng thời, chị L. có
đơn yêu cầu không khởi tố vụ án hình sự và đơn bãi nại toàn bộ sự việc về hình sự
và dân sự.

Công an quận Ngũ Hành Sơn đã ra quyết định xử phạt hành chính 6,5 triệu
đồng đối với ông Nguyễn Viết Dũng về hành vi "cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự"
được quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 7 Nghị định 144/NĐ-CP.
c. Phương án xử lý đã thực hiện
Ngày 9/1/2023 Công an Quận Ngũ Hành Sơn đã ra quyết định không khởi tố
vụ án hình sự trong trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm và được Viện
KSND quận thống nhất, nhưng xử phạt ông Dũng 6,5 triệu đồng về hành vi "cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy
cứu trách nhiệm hình sự" được quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 7 Nghị định
144/NĐ-CP.

Cụ thể, Công an quận Ngũ Hành Sơn cho hay, căn cứ hồ sơ, tài liệu thu thập
được, xét thấy tính chất, mức độ hành vi của ông Dũng là ít nghiêm trọng.

Qua giám định tỉ lệ thương tích của Trung tâm Pháp y Đà Nẵng xác định
trường hợp ông Dũng dùng gậy golf đánh trúng nữ nhân viên không có cơ sở để xếp
tỉ lệ thương tích. Đồng thời, người bị hại là chị NTAL (ngụ phường Mỹ An, quận
Ngũ Hành Sơn) có đơn yêu cầu không khởi tố vụ án hình sự và có đơn bãi nại toàn
bộ sự việc về hình sự, dân sự.

Căn cứ quy định pháp luật, công an đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình
sự vì hành vi không cấu thành tội phạm.

d. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG


1. Ông Nguyễn Viết Dũng là cán bộ, công chức, viên chức không? Tại sao?
Theo tình huống, ông Nguyễn Viết Dũng hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản
trị Công ty cổ phần tập đoàn Đất Quảng và là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
Quảng Nam khóa X nhiệm kỳ 2021-2026. Căn cứ theo quy định của pháp luật
a, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Đất Quảng:
Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần
(Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn
chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
– Công ty cp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp.
– Công ty cp có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020, Hội đồng quản trị là bộ phận
trực tiếp quản lý, điều hành công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà không thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông. Trong công ty cổ phần thì Đại hội đồng cổ đông có quyền cao
nhất, tiếp đến là Hội đồng quản trị. Như vậy, về bản chất, Hội đồng quản trị là cơ
quan bắt buộc phải thành lập trong mỗi Công ty. 
Theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì người quản lý doanh
nghiệp được hiểu là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty,
bao gồm:
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh;
+ Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch
công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo
quy định tại Điều lệ công ty.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng có quy
định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi
nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị. Như vậy, ta có thể hiểu Chủ tịch
Hội đồng quản trị có thể là người quản lý doanh nghiệp do Hội đồng quản trị bầu,
miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.
Do đó, ông Nguyễn Viết Dũng đang hoạt động với tư cách là lãnh đạo của một
công ty cổ phần tư nhân, không có vốn thuộc Nhà nước hay tổ chức Chính trị - Xã
hội. Ông được bầu bởi Hội đồng quản trị, không phải bởi các cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy
định về cán bộ, công chức theo đó:
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức
vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức sửa đổi 2019 quy định về công chức theo đó:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong
cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân
dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công
nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức
theo đó:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm
việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo các quy định của pháp luật ta thấy được sự mâu thuẫn
giữa quy định về cán bộ, công chức, viên chức và chức danh Chủ tịch Hội đồng
quản trị của ông Nguyễn Viết Dũng. Do đó, ông Nguyễn Viết Dũng không phải cán
bộ, công chức, viên chức với chức danh là Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty
cổ phần tập đoàn Đất Quảng
b, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa X nhiệm kỳ 2021-2026
Theo quy định tại Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi
bởi Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi
2019), Hội đồng nhân dân được quy định như sau:
- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa
phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng
nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
(sửa đổi bởi Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa
đổi 2019). Khái niệm đại biểu Hội đồng nhân dân được hiểu như sau:
“Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng
nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2  Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 về  Đối
tượng áp dụng 
“ Đại biểu Hội đồng nhân dân nêu tại Điều 1 Nghị quyết này, bao gồm: Đại
biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách và đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt
động không chuyên trách ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.”
Do đó, đại biểu Hội đồng nhân dân chia ra thành đại biểu Hội đồng nhân dân
chuyên trách và đại biểu Hội đồng nhân dân không chuyên trách. 
 Theo điểm a,b và c khoản 1 Điều 3 về Chế độ, chính sách đối với đại biểu Hội
đồng nhân dân
“a) Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách là cán bộ, công chức
của cơ quan nhà nước thuộc đối tượng áp dụng của Luật Cán bộ, công chức được
trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy
ban thường vụ Quốc hội và quy định khác của pháp luật;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách đang làm việc ở
cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đại biểu được bảo đảm
trả lương, phụ cấp, các chế độ khác theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 của Luật tổ
chức chính quyền địa phương;”
Căn cứ theo khoản 1,2 Điều 103 Luật Tổ chức chính quyền địa phương về Các
điều kiện bảo đảm cho hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân
“1. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách được bố trí nơi làm
việc, được trả lương, phụ cấp và hưởng các chế độ để hỗ trợ cho hoạt động của đại
biểu Hội đồng nhân dân.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách phải dành ít nhất
một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại
biểu Hội đồng nhân dân. Thời gian làm việc trong năm mà đại biểu Hội đồng nhân
dân hoạt động không chuyên trách dành cho việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu được
tính vào thời gian làm việc của đại biểu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mà đại biểu làm
việc và được bảo đảm trả lương, phụ cấp, các chế độ khác do cơ quan, tổ chức, đơn
vị đó đài thọ. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có
trách nhiệm sắp xếp công việc, tạo điều kiện cần thiết cho đại biểu Hội đồng nhân
dân làm nhiệm vụ.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Viết Dũng hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị
của Công ty cổ phần tập đoàn Đất Quảng. Nên ông không thể hoạt động như một
đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách. Do đó, ông Nguyễn Viết Dũng hiện đang
là đại biểu Hội Đồng nhân dân không chuyên trách
Mà căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 3 về Chế độ, chính sách đối với đại biểu
Hội đồng nhân dân Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 thì 
“ Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là
người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng
từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công
lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân:...”
Theo quy định về cán bộ tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy
định công chức về cán bộ, công chức; quy định về công chức tại khoản 1 Điều 1
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019; quy định về viên chức tại
Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức thì cán bộ, công chức, viên chức
hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, ông Nguyễn Viết Dũng không phải là cán bộ, công chức, viên chức
với chức danh đại biểu Hội Đồng nhân dân không chuyên trách

c, Kết luận:
Qua những lập luận, căn cứ pháp lý trên ta có thể kết luận được rằng ông
Nguyễn Viết Dũng hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập
đoàn Đất Quảng, kiêm đại biểu Hội đồng nhân dân không chuyên trách. Ông không
phải là cán bộ, công chức, viên chức
b. Quá trình xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Viết Dũng
c. Hình thức xử lý
Theo tình huống:
“Ngày 09/01/2023 Công an Quận Ngũ Hành Sơn quyết định không truy cứu
trách nhiệm hình sự, nhưng xử phạt ông Dũng 6,5 triệu đồng về hành vi xâm phạm
sức khỏe người khác”
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 : “Xử phạt
vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
Do đó, Ông Nguyễn Viết Dũng đã bị xử phạt hành chính
Thêm nữa, căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính
2012 về các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
“1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình
chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi
phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được
quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.”
Như vậy, Ông Nguyễn Viết Dũng đã bị xử phạt hành chính với hình thức xử
phạt là phạt tiền (Số tiền phạt có giá trị 6,5 triệu đồng)
d. Các biện pháp cưỡng chế hành chính khác có thể áp dụng
Căn cứ theo Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung
năm 2020 về Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
 Nếu ông Nguyễn Viết Dũng không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt
đã được đưa ra bởi Tòa án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
hành chính.
 Biện pháp cưỡng chế có thể được áp dụng là khấu trừ một phần lương hoặc
một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của ông Nguyễn Viết Dũng.
e. Thẩm quyền xử phạt
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
Theo quy định tại khoản 5 điều 7 nghị định 144/2021/NĐ-CP thì trường hợp của
ông Nguyễn Viết Dũng có hành vi cố ý gây thương tích cho cô Lành nhưng không
bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên mức phạt hành chính là từ 5 000 000 đồng đến
8 000 000 đồng. Vì vậy thẩm quyền xử phạt hành chính đối với Nguyễn Viết Dũng
có thể là:
 Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền:
 Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương
ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá
100.000.000 đồng
 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
 Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a,
b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
 Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định
tại Điều 24 của Luật này;
 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
 Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1
Điều 28 của Luật này.
 Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An
ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát
quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội,
 b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực
tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá
25.000.000 đồng;
 Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
 Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị
không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b
khoản này;
 Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a,
c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
 Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
 b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực
tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá
100.000.000 đồng[39];
 c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
 d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính[40];
 đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất;
 e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm
a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
- Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hành chính:
Căn cứ theo Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ
sung năm 2020 về Thẩm quyền quyết định hành chính, Những người có
thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế với ông Nguyễn Viết Dũng gồm:
 Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
 Trưởng Công an quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
 Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng
 Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

f. Phân tích thủ tục xử phạt


Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện trình tự các
bước theo hướng dẫn tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ
sung năm 2020.
 Thủ tục xử phạt trong trường hợp của ông Nguyễn Viết Dũng là xử phạt
hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính (Điều 57. Xử
phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính)
 Trong vụ việc ông Nguyễn Việt Dũng đánh nữ nhân viên phục vụ bằng gậy
golf tại sân BRG Đà Nẵng, thủ tục xử phạt được thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin và chứng cứ:
 13h05 ngày 5/12/2022, ông Dũng cùng ba người đến chơi golf ở sân
BRG Đà Nẵng, phường Hòa Hải. 4 caddie được cử phục vụ. Khi
khách đánh kết thúc tại hố số 13 thì hai caddie là chị Lành (33 tuổi) và
chị Hiệp (người tính điểm cho ông Dũng) tính số gậy đã đánh vào lỗ.
Chị Lành cho rằng chị Hiệp tính ít hơn một gậy cho ông Dũng nên cả
hai tranh cãi.
 Công an huyện Quận Ngũ Hành Sơn đã tiến hành thu thập thông tin,
chứng cứ liên quan đến vụ việc bao gồm hồ sơ y bác sĩ chẩn đoán về
tình trạng sức khỏe của nữ nhân viên bị ông Dũng đánh, lời khai của
nhân chứng và nhân viên cùng sân golf. Chị Lành đã được đưa đi
kiểm tra tại Bệnh viện Đà Nẵng, kết quả chụp X-Quang cho thấy bị
chấn thương nhẹ phần mềm bả vai phải, CT đầu không thấy tổn
thương. Các bác sĩ đã chỉ định chị về nhà theo dõi. Đến ngày
13/12/2022, chị này đi làm lại bình thường.
 Công an quận Ngũ Hành Sơn cho biết căn cứ hồ sơ, tài liệu thu thập
được, xét thấy tính chất, mức độ, hành vi của ông Dũng là "ít nghiêm
trọng". Qua giám định, Trung tâm Pháp y TP Đà Nẵng xác định
trường hợp này "không có cơ sở để xếp tỷ lệ thương tích". Nạn nhân
cũng đã có đơn yêu cầu không khởi tố vụ án hình sự và đơn bãi nại
toàn bộ sự việc về hình sự và dân sự.
Qua những thông tin và chứng cứ trên, ta có thể thấy được do không thể xác
định được tỷ lệ thương tích ông Nguyễn Việt Dũng gây ra cho nạn nhân nên không
có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hành vi không cấu
thành tội phạm. Hơn nữa, nạn nhân cũng bãi nại toàn bộ sự việc và không yêu cầu
khởi tố hay giám định lại thương tích dù việc giám định lại thương tích có thể được
thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác.
- Xác định hành vi vi phạm và quyết định xử phạt:
 Cơ quan chức năng đã xác định được hành vi vi phạm của ông
Nguyễn Việt Dũng là xâm hại sức khỏe người khác. Trên cơ sở đó,
Công an huyện Quận Ngũ Hành Sơn đã quyết định xử phạt ông Dũng
với mức phạt là 6,5 triệu đồng và không truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do hai bên đã thống nhất hòa giải và có đơn yêu cầu không khởi tố vụ án
hình sự nên hành vi của ông Nguyễn Việt Dũng chỉ đơn thuần là cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, với mức phạt là 6,5 triệu đồng cho thấy hành vi vi
phạm của ông Dũng được xử lý một cách nghiêm minh theo đúng quy định của
pháp luật chứ không vì chức danh, địa vị xã hội mà nhận định sai vụ việc. 
- Thông báo và yêu cầu thanh toán:
 Sau khi quyết định xử phạt, cơ quan chức năng sẽ thông báo cho ông
Nguyễn Việt Dũng về việc xử phạt và yêu cầu ông thanh toán số tiền
phạt trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo.
- Tổ chức thực hiện xử phạt:
 Nếu ông Nguyễn Việt Dũng không thanh toán số tiền phạt trong thời
hạn quy định, cơ quan chức năng sẽ tổ chức thực hiện xử phạt theo
quy định của pháp luật.
Mọi thủ tục về xử phạt ông Dũng vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp
luật, không hề có sự ưu tiên hay lạm quyền. Với vụ việc này, Công an huyện Quận
Ngũ Hành Sơn đã xử phạt ông Nguyễn Viết Dũng với mức phạt phù hợp, tuy nhiên,
xử phạt ông Nguyễn Viết Dũng 6,5 triệu đồng hay nhiều hơn nữa cũng không quan
trọng. Đứng về mặt tư cách, ông Dũng bây giờ là đảng viên, đại biểu Hội đồng
nhân dân, đại biểu cho nhân dân mà vi phạm về mặt đạo đức, phẩm chất thì rất
nghiêm trọng. Đây cũng là hành động cần thiết để đảm bảo trật tự, an toàn và đạo
đức của cộng đồng, và cũng là một lời nhắc nhở cho mọi người về việc tôn trọng và
bảo vệ sức khoẻ của người khác.

g. MỘT SỐ Ý KIẾN CỦA NHÓM VỀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ VỤ VIỆC


Vụ việc này là một hành động không đúng đắn và không chấp nhận được của
một người đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc sử dụng gậy golf để đánh người phục
vụ trong sân golf là một hành động vô cùng nguy hiểm và có thể gây tổn thương
nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, việc xử phạt
hành chính với số tiền 6.5 triệu đồng là một hình thức xử lý tương đối nhẹ, có thể
không đủ để làm răn đe cho hành vi này. bởi hành vi này không chỉ gây ra tổn
thương vật chất cho nạn nhân mà còn gây ra tác động tiêu cực đến uy tín và hình
ảnh của công ty mà ông Dũng đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông Dũng bị xử phạt chỉ bằng một khoản tiền nhỏ có thể không đủ để đảm
bảo rằng hành vi của ông ta sẽ không lặp lại trong tương lai. Trong khi đó, cô nhân
viên bị đánh đã phải trải qua nhiều đau đớn về cả thể chất và tinh thần, và sự việc
này cũng đã gây ảnh hưởng đến danh tiếng của sân golf nơi vụ việc xảy ra. Điều
này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người và tuân thủ pháp luật
để đảm bảo an toàn và đúng đắn cho mọi người.

Về phương án xử lý này, có nhiều ý kiến cho rằng xử phạt hành chính 6.5 triệu
đồng không đủ để răn đe và giáo dục đối với ông Dũng, đặc biệt khi ông là một đại
biểu của Hội đồng nhân dân. Trước tình hình đó, cần xem xét một số biện pháp răn
đe mạnh hơn như truy cứu hình sự và áp dụng các biện pháp phạt cải tạo. Truy cứu
hình sự là cách trừng phạt nghiêm khắc nhất để đảm bảo trật tự an toàn xã hội và
đánh dấu sự không tha thứ với hành vi phạm tội. Đồng thời, áp dụng các biện pháp
phạt cải tạo cũng là một cách hiệu quả để đưa ra một sự răn đe mạnh mẽ nhằm ngăn
chặn việc tái phạm và giúp người phạm tội nhận ra và sửa chữa hành vi sai trái của
mình.

Nếu được áp dụng, các biện pháp này sẽ tạo ra một thông điệp rõ ràng cho tất
cả mọi người rằng hành vi bạo lực, bất kính và không tôn trọng đời sống của người
khác sẽ bị nghiêm khắc trừng phạt. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi và sự
an toàn cho người lao động phục vụ tại sân golf mà còn tôn vinh giá trị đạo đức của
xã hội.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức cho người
dân về việc tôn trọng và bảo vệ sức khỏe người khác, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch
vụ, nơi mà sự tôn trọng và lễ phép là điều cần thiết để duy trì mối quan hệ tốt đẹp
giữa người dùng và người cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên, quyết định này được đưa ra sau khi đầy đủ quá trình điều tra và xét
xử theo pháp luật, do đó nó được coi là hợp lý và công bằng. Mặt khác, cần nhận
thức rằng xử lý hành chính cũng là một biện pháp để xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật, đặc biệt là trong những trường hợp mà hành vi không đủ nghiêm trọng để
xử lý hình sự.
h. PHẦN KẾT LUẬN

Hành vi của ông Nguyễn Viết Dũng đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.
Qua đây, chúng ta thấy rõ được sự quan trọng của việc tuân thủ pháp luật hành
chính và bảo vệ quyền con người.
Pháp luật hành chính là nền tảng cho sự phát triển của một xã hội dân sự, công
bằng và dân chủ. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các quy định và pháp luật
phải được áp dụng một cách công bằng và nghiêm ngặt. Bất kỳ hành vi vi phạm
pháp luật nào, cũng cần phải bị xử lý một cách nghiêm khắc để đảm bảo tính công
bằng và khuyến khích sự tuân thủ pháp luật của mọi người.
Bảo vệ quyền con người là một trong những giá trị căn bản nhất của một xã
hội dân sự. Mọi người đều có quyền được đối xử công bằng và tôn trọng. Hành vi
của ông Nguyễn Viết Dũng khiến cho nhân viên phục vụ bị đau đớn và phải điều trị,
điều này cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân và gia đình.
Vì vậy, để đảm bảo bảo vệ quyền con người, mọi người cần phải tuân thủ
pháp luật và tôn trọng những người khác như một cách căn bản để giữ vững một xã
hội văn minh, công bằng và dân chủ. Đặt ra vấn đề cần phải nâng cao ý thức tuân
thủ pháp luật và trách nhiệm xã hội của các nhân viên cấp cao và chủ doanh nghiệp.
Họ phải hiểu rằng hành vi của mình không chỉ ảnh hưởng đến chính họ mà còn đến
những người xung quanh và cả sự phát triển của công ty.
Trong tổng thể, việc xử phạt ông Nguyễn Viết Dũng là một bước tiến trong
việc bảo vệ quyền con người và tuân thủ pháp luật, tuy nhiên, cần phải có sự quản
lý chặt chẽ hơn để đảm bảo rằng các hành vi vi phạm sẽ không được tha thứ và lặp
lại trong tương lai.
Do hạn chế về năng lực, bài làm của nhóm chúng em không tránh khỏi thiếu
sót, ̣ vì vây, nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô để bài làm
của nhóm ̣ được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Bích đã
hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tâp bộ môn Luật Hành
chính.
i. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc Hội, 2022, Luật Doanh Nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
Hà Nội
2. Quốc Hội, 2022, Luật Cán Bộ, Công Chức (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm
2019), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội
3. Quốc Hội, 2022, Luật Viên chức (Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2019), NXB
Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội
4. Quốc Hội, 2022, Luật Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương (Sửa Đổi, Bổ
Sung Năm 2017, 2019), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội
5. Quốc Hội, 2022, Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính, NXB Chính trị
Quốc gia Sự thật, Hà Nội
6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2016, Nghị quyết 1206/2016/NQ-
UBTVQH1, Hà Nội
7. VTV News Báo điện tử, truy cập ngày 1/3/2023, Ông Nguyễn Viết
Dũng bị phạt 6,5 triệu đồng vì dùng gậy golf đánh người,
https://vtv.vn/phap-luat/ong-nguyen-viet-dung-bi-phat-65-trieu-dong-
vi-dung-gay-golf-danh-nguoi-20230109162035422.htm
8. VTV News Báo điện tử, truy cập ngày 1/3/2023, Cơ quan công an báo
cáo chi tiết vụ ông Nguyễn Viết Dũng đánh nữ nhân viên sân golf,
https://vtv.vn/phap-luat/co-quan-cong-an-bao-cao-chi-tiet-vu-ong-
nguyen-viet-dung-danh-nu-nhan-vien-san-golf-2023011107491064.htm

You might also like