You are on page 1of 21

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM


KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH
--------

TIỂU LUẬN NHÓM NĂM HỌC 2023-2024


MÔN HỌC: KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Đề tài: TÌM HIỂU VỀ KHÍ CHẤT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA


KHÍ CHẤT TỚI QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP NGHỀ
NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: GV Lê Thị Thương


Lớp học phần: DHQTNL18ATT - 422000380303
Nhóm: 6
Danh sách nhóm 6
STT Họ và tên MSSV SĐT
1 Trần Trương Thanh Phong 22700771 0932663374
2 Huỳnh Thị Thanh Thuỳ 22693341 0836379143
3 Lê Tấn Phát 22647061 0817675242
4 Lê Thị Thu Hiền 22707981 0359092889
5 Nguyễn Anh Duy 22727881 0786546384
6 Mã Đoàn Tố Uyên 22652271 0869225475
7 Phạm Thuý Hồng 22657921 0878592638
TP.HCM, ngày …24.. tháng …9. năm 2023..
DANH SÁCH, NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
THÀNH VIÊN THEO NHÓM:
S Họ và tên MSSV Nội dung Thời Kết Điểm Điểm
T phân gian quả của của
T công thực thực nhóm GV
hiện hiện (theo (theo
thang thang
điểm điểm
10) 10)
1 Trần Trương 22700771 Làm nội 3 TỐT 9
Thanh dung phần tuần
Phong IV, quản
(nhóm lí, giám
trưởng) sát thành
viên
2 Huỳnh Thị 22693341 Làm nội 3 TỐT 9
Thanh Thuỳ dung phần tuần
I, tổng
hợp nội
dung
3 Lê Tấn Phát 22647061 Làm nội 3 TỐT 9
dung phần tuần
III (3.3)
4 Lê Thị Thu 22707981 Làm nội 3 TỐT 9
Hiền dung phần tuần
III (3.4)
5 Nguyễn Anh 22727881 Làm nội 3 TỐT 9
Duy dung phần
III, (3.2) tuần
6 Mã Đoàn Tố 22652271 Làm nội 3 TỐT 9
Uyên dung phần tuần
III (3.1),
7 Phạm Thuý 22657921 Làm nội 3 TỐT 9
Hồng dung phần tuần
II, tổng
hợp nội
dung

Nhóm trưởng
(kí và ghi rõ họ và tên)

Trần Trương Thanh Phong


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................3
1.1 Lí do chọn đề tài................................................................................................3
1.2 Mục đích nghiên cứu.........................................................................................4
1.3 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ KHÍ CHẤT.............................................................4
2.1 Khái niệm...........................................................................................................4
2.2 Thuộc tính cơ bản..............................................................................................5
2.3 Bản chất xã hội..................................................................................................6
PHẦN III: PHÂN LOẠI KHÍ CHÂT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ CHẤT
TRONG GIAO TIẾP NGHỀ NGHIỆP.................................................................7
3.1. Khí chất nóng nảy.............................................................................................7
3.3.1. Cơ sở sinh lý................................................................................................7
3.1.2. Biểu hiện bên ngoài....................................................................................8
3.1.3. Ảnh hưởng với giao tiếp nghề nghiệp.........................................................8
3.1.3.1. Ưu điểm..............................................................................................8
3.1.3.2. Nhược điểm........................................................................................8
3.1.3.3. Cách khắc phục khí chất nóng nảy....................................................8
3.2. Khí chất linh hoạt............................................................................................9
3.2.1. Cơ sở sinh lý................................................................................................9
3.2.2. Biểu hiện bên ngoài.....................................................................................9
3.2.3. Ảnh hưởng với giao tiếp nghề nghiệp.........................................................9
3.2.3.1. Ưu điểm..............................................................................................9
3.2.3.2. Nhược điểm........................................................................................9
3.2.3.3. Khắc phục........................................................................................10
3.3. Khí chất bình thản..........................................................................................10
3.3.1. Cơ sở sinh lý..............................................................................................10
3.3.2. Biểu hiện bên ngoài...................................................................................10
3.3.3. Ảnh hưởng với giao tiếp nghề nghiệp.......................................................10
3.3.3.1. Ưu điểm............................................................................................10
3.3.3.2. Nhược điểm......................................................................................11
3.3.3.3. Cách khắc phục................................................................................11

1
3.4. Khí chất ưu tư.................................................................................................11
3.4.1. Cơ sở sinh lý..............................................................................................11
3.4.2. Biểu hiện bên ngoài...................................................................................11
3.4.3. Ảnh hưởng tới giao tiếp nghề nghiệp........................................................12
3.4.3.1. Ưu điểm............................................................................................12
3.4.3.2. Nhược điểm......................................................................................12
3.4.3.3. Khắc phục........................................................................................13
PHẦN 4: KẾT LUẬN............................................................................................13
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................14
PHỤ LỤC...............................................................................................................14

2
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Con người vừa là nhân, vừa là quả của các quá trình hoạt động, hoạt
động xuất phát từ lòng người, hợp lòng người thì thành công, ngược lại thì dễ
thất bại. Bởi vậy, nguồn lực con người đóng vai trò quyết định tới sự tồn tại
và phát triển của một quốc gia nói chung, một doanh nghiệp nói riêng.Trong
môi trường xã hội phong phú và đa dạng con người bao giờ cũng hướng tới
một mục tiêu nào đó có ý nghĩa lớn đối với bản thân mình.Tuy nhiên mỗi con
người lại có một thế giới tâm hồn riêng biệt không ai giống ai.
Tâm lí cá nhân khá phức tạp và đa dạng. Một trong số thuộc tính tâm lý
cá nhân quan trọng phải kể đến thuộc tính “Khí chất”. Khí chất là một thuộc
tính tâm lý phức tạp của cá nhân mang tính ổn định và độc đáo, nó quy định
sắc thái diễn biến tâm lý trong hoạt động giao tiếp của con người. Ngoài ra
đặc điểm tâm lý để phân biệt người này với người khác thì khí chất có tầm
quan trọng nhất.Và hiện nay trong hoạt động giao tiếp, ứng xử thì mọi cá
nhân phải cần hiểu biết tính khí của mọi người xung quanh để có cách nhìn
nhận riêng đối với mỗi người, phải chú ý đến các đặc điểm của quá trình thần
kinh để từ đó chọn cách giao tiếp thích hợp với mọi người.
Cựu giáo sư tâm lý học của trường Đại học UCLA là Albert Mehrabian
được coi là người tìm ra quy luật 7% - 38% - 55%. Quy luật này nói rằng
55% quá trình giao tiếp không liên quan đến việc sử dụng từ ngữ mà liên
quan đến ngôn ngữ cơ thể, vẻ mặt khi nói chuyện, 38% liên quan đến ngữ
điệu chẳng hạn như âm lượng, giọng nói, sự diễn cảm trong cách diễn đạt và
chỉ có 7% liên quan đến ngôn từ. Chính vì thế chúng ta càng thấy tầm quan
trọng của việc nghiên cứu tâm lý, khí chất con người trong giao tiếp. Để hiểu
rõ hơn về vai trò của khí chất trong cuộc sống, nhóm 6 đã chọn đề tài “ Tìm
hiểu về khí chất và ảnh hưởng của khí chất trong giao tiếp nghề nghiệp”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về khí chất và ảnh hưởng của khí chất trong giao tiếp nghề
nghiệp
3
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Nhóm em đã tìm kiếm và tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau rồi
phân tích để đưa ra những kiến thức đúng đắn hợp lý nhất, từ đó chúng em
tổng hợp những kiến thức chung để trình bày cho cô và các bạn.
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ KHÍ CHẤT
2.1 Khái niệm
Khí chất chính là đặc điểm cơ bản của hệ thần kinh con người. Chính
khí chất là yếu tố tạo ra diện mạo nhất định của toàn bộ hoạt động của con
người ta. Vỏ não của người liên kết và điều chỉnh mọi hoạt động bên ngoài cơ
thể và tác động trực tiếp đến các mối liên hệ với môi trường quanh ta. Ở mỗi
người khác nhau, hoạt động của vỏ não sẽ có những đặc điểm riêng. Khí chất
có thể do bẩm sinh nhưng cũng có thể là do rèn luyện.
Khí chất hay còn gọi là tính khí, ta hiểu đây cũng chính là đặc điểm
chung nhất của mỗi con người. Khí chất cũng chính là đặc điểm cơ bản của hệ
thần kinh, nó cũng sẽ góp phần có thể tạo ra các diện mạo nhất định của toàn
bộ hoạt động ở mỗi chủ thể là những cá thể riêng của xã hội. Khí chất là thuộc
tính tâm lí phức hợp của các chủ thể là những cá nhân biểu hiện ở cường độ,
tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý và nó cũng góp phần thể hiện sắc
thái, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của mỗi chủ thể là những cá nhân.
Khí chất của mỗi người là bẩm sinh. Khí chất sẽ không thể được sửa
đổi, vì khí chất của mỗi người có nguồn gốc di truyền; không thể thay đổi bởi
ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Mỗi người đều có một bộ não riêng
biệt và vỏ não cũng sẽ liên kết và điều chỉnh hoạt động ở bên trong và bên
ngoài cơ thể, điều chỉnh đối với các mối liên hệ của cơ thể với môi trường
xung quanh. Hoạt động của vỏ não ở những người khác nhau thì chúng cũng
sẽ có những đặc điểm riêng.
Cũng chính bởi vì có những sự riêng biệt đó mà mỗi người khác nhau
thì sẽ lại sở hữu một tính khí riêng biệt. Khí chất cũng chính là một thuộc tính
tâm lý có mức độ khá phức hợp của các chủ thể là những cá nhân. Khi chất
4
cũng mang tính ổn định và độc đáo. Khí chất của mỗi người cũng sẽ quy định
sắc thái diễn biến tâm lý trong hoạt động tâm lý của mỗi con người. Trong các
đặc điểm tâm lí để nhằm mục đích có thể phân biệt người này với người khác
thì khí chất có tầm quan trọng nhất và có những ý nghĩa to lớn.
Định nghĩa trên cho thấy hành vi không chỉ phụ thuộc vào điều kiện xã
hội mà còn phụ thuộc vào sự tổ chức thần kinh đặc biệt của cá nhân....
Để hiểu rõ hơn khái niệm khí chất, cần chú ý một số điểm sau:
- Khí chất gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh của con người, là sự
biểu hiện cụ thể ra bên ngoài về cường độ, tốc độ, nhịp độ các hoạt
động tâm lí của con người.
- Khí chất là động lực của hành vi cá nhân, nhưng nó chỉ quyết định
về cường độ, tốc độ của hành vi chứ không quyết định nội dung của
hành vi (như xu hướng,nguyện vọng, tình cảm, ý chí...).
- Nói đến khí chất là nói đến động lực của toàn bộ hành vi cá nhân,
nghĩa là khôngchỉ nói đến động lực của từng quá trình tâm lí riêng
lẻ, từng hoạt động cụ thể trong một phạm vi nhất định nào đó, mà
nói đến đặc trưng chung nhất về cường độ, nhịp độ của toàn bộ hành
vi cá nhân, là động lực tương đối bền vững trong cả cuộc đời của cá
nhân.
2.2 Thuộc tính cơ bản:
Tính nhạy cảm: một lực tác động bên ngoài nhỏ nhất đủ để gây một
phản ứng tâm lí nào đó.
Tính phản ứng, tính dễ xúc cảm: chức năng của tính chất này được
xác định bởi sức mạnh của phản ứng cảm xúc của con người đối với các tác
nhân kích thích bên ngoài và bên trong.
Tính đề kháng: là sự chống lại các điều kiện không thuận lợi làm ức
chế hoạt động.
Tính cứng rắn và tính dễ uốn: tính cứng rắn thể hiện ở sự không dễ
dàng thích nghi với các điều kiện bên ngoài,còn tính dễ uốn thì ngược lại.

5
Tính chuyển hướng ngoài và tính chuyển hướng trong: ở đây người ta
chú ý đến việc phản ứng và hoạt động của con người phụ thuộc vào cái gì
nhiều hơn.
Tính kích thích của sự chú ý: khi mức độ mới mẻ càng ít mà vẫn thu
hút sự chú ý thì sự chú ý của người đó có tính kích thích càng cao.
Khí chất được xác định không phải bởi mỗi một tính chất riêng lẻ mà là
bởi sự tương quan mang tính quy luật giữa tất cả mọi tính chất. Nếu không
tính đến các tính chất đối lập nhau (ví dụ: tính cứng rắn - tính dễ uốn) thì ở
bất kì người nào, mỗi tính chất đều biểu hiện ở một mức độ nhất định và chỉ
mối tương quan nhất định giữa các tính chất đó mới thể hiện khí chất của
người đó.
2.3 Bản chất xã hội:
Kiểu hoạt động thần kinh không phải là một cái gì cố định. Điều ấy có
nghĩa là khí chất của con người có thể thay đổi do ảnh hưởng của những điều
kiện sống-giáo dục và hoạt động cá nhân. Không phải chỉ có những thuộc tính
bẩm sinh của hệ thần kinh quyết định tính chất độc đáo của khí chất. Tính độc
đáo của khí chất phụ thuộc vào những tác động ảnh hưởng liên tục đến con
người trong suốt quá trình sống. Những dấu vết xã hội, đặc biệt là những tiêu
chuẩn đạo đức, những yêu cầu của xã hội đã ghi lại rõ nét trong hình thức
hành vi của mỗi người. Vì vậy khí chất của một con người cụ thể thường chỉ
rõ những đặc điểm của dân tộc, địa phương. Mặt khác, con người là một
thành viên của xã hội, chịu sự tác động của xã hội không chỉ ảnh hưởng đến
đời sống tinh thần và tình cảm của con người mà còn làm thay đổi khí chất
của họ. Điều này muốn nói cá nhân có thể thay đổi toàn bộ hoặc một số đặc
điểm nào đó của khí chất trong quá trình sống và hoạt động.
Ví dụ, có người vốn rất hồn nhiên, lạc quan yêu đời không may bị lừa
gạt hay bị cô lập, thất bại trong việc gì đó hay bị đối xử không công bằng dễ
chuyển sang khí chất điềm tĩnh, ưu tư…Khí chất là thuộc tính tâm lí được
hình thành, biểu hiện trong suốt quá trình sống và giáo dục, tự giáo dục trong

6
những điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Vì vậy, khí chất hình thành, biểu
hiện, thay đổi theo lứa tuổi.
Con người là một chủ thể có ý thức trong quá trình sống, hoạt động và
giao tiếp con người luôn tự làm chủ bản thân trong các mối quan hệ xã hội
đặc biệt trong hoạt động nghề nghiệp để thích ứng và phát triể phù hợp với
hoạt động nghề nghiệp mà con người lựa chọn. Con người có thể “ thay đổi”,
“chuyển đổi” khí chất là do đặc tính của hệ thần kinh là có tính linh hoạt cao.
Vì vậy không nên quy định nghề cho một loại khí chất nào đó. Loại khí chất
nào cũng có ưu và nhược của nó không nên ưu ái loại khí chất này mà xem
nhẹ loại khí chất kia.
Ví dụ, trong số các nhà văn lớn của Nga; Ghecxen có khí chất linh
hoạt, Gogon ưu tú, Corulov điềm tĩnh, Puskin sôi nổi,….Ngoài ra con người
là một chủ thể tích cực, có ý chí, nghị lực vượt lên những khó khăn của cuộc
sống, làm chủ cảm xúc, làm chủ bản thân nên một người thường có loại “khí
chất tổng hợp”. Tuỳ từng tình huống, hoàn cảnh mà có loại khí chất tương
ứng hoặc “tổng hợp các loại khí” để giải quyết một nhiệm vụ quan trọng nào
đó.
PHẦN III: PHÂN LOẠI KHÍ CHÂT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ
CHẤT TRONG GIAO TIẾP NGHỀ NGHIỆP
3.1. Khí chất nóng nảy

3.3.1. Cơ sở sinh lý
Người khí chất nóng nảy có các đặc điểm sau: ức chế cao, hưng phấn
cao. Nhịp độ thần kinh nhanh, nhưng không cân bằng giữa ức chế và hưng
phấn, tính nhạy cảm thấp, tính phản ứng cao, tính tích cực cao, tính phản ứng
trội hơn hẳn tính tích cực, có tính cứng nhắc và tính hướng ngoại, nhịp độ
phản ứng nhanh, tính dễ xúc cảm cao.

3.1.2. Biểu hiện bên ngoài


Nói to, nói nhiều, nói mạnh, hành động mạnh mẽ, hay cáu gắt, hay biểu
lộ cảm xúc ra ngoài, cởi mở, vồ vập, bạo dạn, chủ động, rất nhiệt tình với mọi

7
người, tuy nhiên do hay nổi nóng nên cũng hay dễ làm mất lòng người khác.
Nhận thức mọi sự việc rất nhanh. Về vấn đề tình cảm thì yêu ghét rõ ràng,
thường sống thiên về tình cảm, hay để tình cảm lấn át lí trí. Khả năng thích
nghi với môi trường cao.

3.1.3. Ảnh hưởng với giao tiếp nghề nghiệp


3.1.3.1. Ưu điểm
Thường phản ứng rất nhanh so với tác động bên ngoài cũng như bên
trong cơ thể, quả quyết dứt khoát trong hành động, dễ chủ động sáng tạo,
đánh giá nhanh tình huống, giải quyết nhanh công việc, dễ thích nghi với môi
trường xung quanh. Những người mang kiểu khí chất này giao thiệp rộng, bộc
trực, thẳng thắn. Thường là những người đi đầu trong các hoạt động chung.
Đặc biệt có khả năng lôi cuốn người khác.
3.1.3.2. Nhược điểm
Người có khí chất nóng nảy thường có nhược điểm là dễ hấp tấp vội
vàng mất bình tĩnh và bị kích động, hay phản ứng, khó tự kiềm chế bản thân,
thiếu sự kiên trì nhẫn nại, tâm tình thay đổi đột ngột. Khi rơi vào hoàn cảnh
khó khăn thường sẽ không tự chủ được bản thân.
3.1.3.3. Cách khắc phục khí chất nóng nảy
- Mỗi khi cảm thấy mình sắp nổi nóng, hãy hít thở sâu, tự trấn an hoặc
dừng ngay những ý nghĩ tồi tệ.
- Chia sẻ với những người thân thiết, giãi bày những vấn đề của bản
thân và nỗ lực thay đổi cách ứng xử của chính mình.
- Nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ, đặt mình trong hoàn cảnh của
người khác để có những đánh giá khách quan
- Học cách lắng nghe
3.2. Khí chất linh hoạt

3.2.1. Cơ sở sinh lý
Tính phản ứng và tính tích cực cao, nhịp độ phản ứng nhanh, mềm
dẻo, tính cân bằng giữa hưng phấn và ức chế cao, linh hoạt. Mối quan hệ
8
giữa phản ứng và tích cực cân bằng, có tính mềm dẻo, có tính hướng ngoại,
tính dễ xúc cảm.

3.2.2. Biểu hiện bên ngoài


Người có khí chất linh hoạt thường thì sẽ nổi bật với các biểu hiện bên
ngoài cụ thể như nói nhiều, nhanh. Hoạt động của người có tính chất linh
hoạt cũng nhanh nhẹn, hoạt bát. Quan hệ của người có tính chất linh hoạt thì
vui vẻ dễ gần, có tài ngoại giao nên người có tính chất linh hoạt quan hệ rất
rộng nhưng không sâu sắc.

3.2.3. Ảnh hưởng với giao tiếp nghề nghiệp


3.2.3.1. Ưu điểm
Năng động, lạc quan, yêu đời. Tư duy, nhận thức nhanh, nhiều sáng
kiến hay. Có khả năng thích nghi, hòa nhập với mọi môi trường hoàn cảnh,
tư tưởng có thể thay đổi linh hoạt. Có khả năng làm việc tốt, có hiệu quả cao
khi công việc hấp dẫn và thích thú đối với họ. Có tài ngoại giao, nhiều sáng
kiến, có khả năng lãnh đạo.
Họ cũng rất năng động, lạc quan, yêu đời. Đây là người có khả năng
làm việc tốt, có hiệu quả cao khi công việc hấp dẫn và thích thú đối với họ.
Họ nhanh chóng hoà nhập với mọi người, yêu đời dễ dàng chuyển từ hoạt
động này sang hoạt động khác. Người có tính khí này không thích các công
việc đơn điệu và thường hiếu danh.
3.2.3.2. Nhược điểm
Thiếu sâu sắc, thiếu kiên định, hấp tấp, làm việc tùy hứng, dễ nản.
Thông thường, có tính thích ba hoa, hay khoe khoang thành tích. Trong tình
cảm thiếu sự sâu sắc, dễ thay đổi.
Thường hay hấp tấp, tâm tình hay thay đổi thất thường, nhận thức
nhanh nhưng hay quên, không làm được các việc thầm lặng, tỉ mỉ, giao thiệp
rộng nhưng không sâu. Làm việc nhanh nhưng chất lượng không cao.

9
Người có khí chất linh hoạt luôn học tập và làm việc khá tốt, đặc biệt
là với nhưng môn học hay công việc cần sự nhanh nhạy, khả năng tư duy
cao như các môn tự nhiên, công nghệ.
3.2.3.3. Khắc phục
- Cẩn trọng hơn trong mọi việc, bình tĩnh xử lí mọi vấn đề.
- Luôn suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định mọi chuyện
- Những người xung quanh cũng nên truyền cảm hứng cho họ

3.3. Khí chất bình thản

3.3.1. Cơ sở sinh lý
Có cường độ thần kinh hưng phấn và ức chế cân bằng nhưng ở mức độ
tương đối (không mạnh như khí chất nóng nảy và năng động) và không linh
hoạt.

3.3.2. Biểu hiện bên ngoài


Kiểu người ít nói, nói câu nào chắc câu đấy. Hành vi chậm chạp,
không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, hơi khô khan. Là người khó gần, khó làm
quen, cũng khó biết tâm trạng của họ. Mối quan hệ của họ rất hẹp vì họ không
thích quan hệ rộng. Vì thế, khó thích nghi với môi trường sống.

3.3.3. Ảnh hưởng với giao tiếp nghề nghiệp


3.3.3.1. Ưu điểm
Ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chính chắn, lịch sự, tế
nhị, luôn bình tĩnh. Làm việc có nguyên tắc, kế hoạch, biết cân nhắc trước khi
hành động, làm chủ được tình huống và vô cùng kiên định. Đã quyết định rồi
thì làm đến cùng do vậy có chút ngoan cố, bảo thủ, nhớ rất lâu. Là con người
điềm đạm, chậm rãi, thong thả, ung dung, chắc chắn, không vội vàng.
Người có khí chất điễm tĩnh là người không hứa ngay bao giờ mà đã
hứa là làm đến cùng. Nhìn bề ngoài người này thì dễ hiểu nhầm là không
nhiệt tình. Về mặt tình cảm tương đối ổn định, chung thủy.

10
3.3.3.2. Nhược điểm
Khả năng tiếp thu cái mới chậm, nguyên tắc, cứng nhắc, máy móc, có
tính hướng nội. Trạng thái tâm hồn khó bộc lộ ra bên ngoài, hơi khô khan.
Ít giao tiếp, thích nghi với môi trường mới chậm, hay do dự, không
quyết đoán. Ít bị xúc động, vui buồn ít thể hiện, làm thinh với các sự việc
xung quanh. Nét mặt thể hiện sự phẳng lặng, bình thản. Khó hình thành tình
cảm. Khả năng tiếp thu cái mới lại rất chậm, khá nguyên tắc, cứng nhắc, đôi
khi máy móc làm mất thời gian và dễ mất thời cơ không cần thiết.
3.3.3.3. Cách khắc phục
- Dứt bỏ thói quen do dự, thiếu linh hoạt sẽ làm họ có thêm nhiều cơ
hội tốt.
- Thẳng thắn chia sẻ với người thân bạn bè về cách suy nghĩ để cùng
họ khắc phục nhược điểm.
- Cần phải kiên nhẫn đối với họ, tạo điều kiện giao tiếp, tạo ra tình
huống giao tiếp bắt buộc họ phải tìm cách giải quyết.
3.4. Khí chất ưu tư

3.4.1. Cơ sở sinh lý
Đây là khí chất có tính nhạy cảm cao nhưng tính phản ứng thấp, tính
tích cực thấp và tính phản ứng thì thấp hơn tính tích cực, có tính cứng nhắc,
tính hướng nội và nhịp độ phản ứng chậm do dó tính dễ xúc cảm cao; có
cường độ thần kinh yếu, cả phần hưng phấn và ức chế đều yếu và không linh
hoạt. Tuy vậy, phần ức chế vẫn trội hơn (buồn nhiều hơn vui), còn khi bình
thường thì chẳng vui chẳng buồn, chỉ man mác một nỗi lòng không thể tả
được.

3.4.2. Biểu hiện bên ngoài


Những người mà họ mang trong mình khí chất ưu tư thì thường có
phản ứng thần kinh chậm, hay nhận thức chậm, không chịu được shock và
thường không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, do đó họ có vẻ là người hơi khô
khan. Hành động thiếu tính bạo dạn, rất rụt rè, nhút nhát. Là kiểu người ít nói

11
và tiếng nói thì nhẹ nhàng, yếu ớt nhưng khi nói lại rất chắc, nói câu nào chắc
câu đấy và có năng khiếu riêng của bản thân. Là người khó gần, khó làm
quen, vì thế mối quan hệ của họ rất hẹp vì họ không thích quan hệ rộng,
không thích đám đông, không thích ồn ào, nếu muốn làm quen thì khó biết
được tâm trạng của họ. Đây là kiểu người thiên về sống nội tâm, do đó khó
thích nghi với môi trường sống. Tuy vậy, họ lại rất chu đáo nên ít làm mất
lòng người khác.

3.4.3. Ảnh hưởng tới giao tiếp nghề nghiệp


3.4.3.1. Ưu điểm
Trong giao tiếp nghề nghiệp, người mang khí chất ưu tư thì họ rất cẩn
trọng và chu đáo từng li từng tí, làm việc gì cũng rất cẩn thận nên họ luôn
lường trước được những hậu quả trong công việc mà họ đảm nhận.
Khi giao tiếp hay trong quan hệ với mọi người, họ mang những thứ tình
cảm rất sâu sắc, chung thủy, bền vững và tế nhị, hiểu rõ tâm tư, tình cảm nên
ít khi làm mất lòng người khác và những người xung quanh rất trân trọng họ.
Có thể nói, khi giao tiếp nghề nghiệp, họ có lối suy nghĩ sâu sắc, trí
tưởng tượng rất phong phú nên họ có thể tìm được những công việc mang lại
giá trị cao cho họ, đồng thời trong công việc thì họ có tính kiên trì, một tinh
thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức cao do đó họ thường xuyên được phụ
trách những công việc đòi hỏi tính tự giác và kỷ luật cao.
Đặc biệt trong quá trình giao tiếp họ không có sự hấp tấp hay vội vàng,
mà là người nhẫn nại, kiềm chế và tất nhiên là họ có khả năng hoàn thành tốt
công việc được giao trong điều kiện quen thuộc, từ đó, có thể mở ra cho họ
những cánh cửa tới những cơ hội tuyệt vời hơn.
3.4.3.2. Nhược điểm
Tuy khí chất ưu tư có những mặt ưu điểm tốt trong giao tiếp nghề
nghiệp nhưng nó cũng sẽ có một vài nhược điểm mà ta cần lưu ý:
Thứ nhất, họ rụt rè, nhút nhát nên họ sẽ khó khăn trong việc giao tiếp
với mọi người, khó phát triển được mối quan hệ xung quanh.

12
Thứ hai, là người đa sầu, đa cảm, dễ tự ái, thầm lặng, ít cởi mở nên rất
dễ thu mình vào sự trầm mặc, không thể có mối quan hệ tốt với mọi người,
khó phát triển được sự nghiệp của bản thân.
Thứ ba, khi giao tiếp nghề nghiệp, người phản ứng chậm – không năng
động thì khó thích nghi được với môi trường mới nên dễ rơi vào tình cảnh bi
quan, đa sầu, đa cảm.
Thứ tư, họ là người hay lo nghĩ, dễ bị tổn thương bởi tác động của môi
trường xung quanh như lời nói, ánh mắt hay cử chỉ nên thường không chịu
được sức ép từ công việc, dễ từ bỏ công việc được giao.
3.4.3.3. Khắc phục
Để quá trình giao tiếp nghề nghiệp luôn diễn ra thuận lợi, suôn sẻ,
những người mang khí chất ưu tư cần:
- Rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn, cởi mở hơn bằng cách tích cực
tham gia vào các khóa kỹ năng sống, các chương trình ngoại
khóa, buổi du lịch, từ đó trau dồi được nhiều kinh nghiệm cho
bản thân, đúc kết được nhiều điều quý giá mà các hoạt động trải
nghiệm cuộc sống đã mang lại, khiến ta có sự tự tin hơn, không
còn những nỗi lo sợ trong lòng nữa.
- Trong cuộc sống cần năng động, tự tin hơn để không còn gặp
những sự khó khăn, trắc trở mà khí chất này mang lại.
- Cần sôi nổi, hoạt bát để có thể thu hút mọi ánh nhìn từ mọi
người, làm cho mọi người không còn lầm tưởng ta là một kẻ lập
dị, ghét xã hội. Và không còn tự khiến mình rơi vào sự trầm
mặc nữa.
PHẦN 4: KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng tiến bộ, chính vì vậy
việc giao tiếp trong các mối quan hệ cũng như trong nghề nghiệp. Khí chất là
một nhân tố không kém quan trọng trong giao tiếp nghề nghiệp và nó hoàn
toàn ảnh hưởng đến sự thành công của bạn trong tương lai. Nó không chỉ

13
phản ánh về vẻ bề ngoài mà còn bộc lộ ra khả năng ứng xử, tư duy cũng như
giao tiếp của bạn trong môi trường doanh nghiệp.
Khi bạn có một khí chất tốt, bạn sẽ là một người tự tin, có tư duy và vô
cùng chuyên nghiệp. Bạn luôn biết cách truyền đạt ý muốn của họ bằng cả lời
nói và hành động. Điều đó giúp bạn gây ấn tượng rất tốt đối với nhà tuyển
dụng và nó có thể mang lại những cơ hội mới cho bạn. Ngược lại nếu như khí
chất của bạn thiếu tự tin doanh nghiệp có thể đánh giá thấp sự xử lý tình
huống và giao tiếp của bạn. Điều đó, khiến các nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn
không tốt về bạn và thậm chí nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nghề nghiệp
của bạn sau này. Do đó, trong giao tiếp nghề nghiệp cũng như trong giao tiếp
giữa người với người khí chất rất quan trọng. Nó thể hiện sự tự tin, sự điềm
đạm và cũng như trong tư duy của bạn.
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đường link
1. https://www.academia.edu/35246059/Kh%C3%AD_ch%E1%BA%A5t
2.https://keyskills.edu.vn/blogs/sinh-trac-van-tay/khi-chat-uu-tu-khi-chat-
yeu
3. https://tommydo.ca/4-khi-chat-quyet-dinh-con-nguoi/
4. https://prezi.com/vp0xqzvxbt_i/uu-nhuoc-iem-cua-khi-chat-va-lien-he-
thuc-tien/?fallback=1
5. https://www.slideshare.net/buongbinhbee3/nhom-2-de-tai-1-
42088440

PHỤ LỤC
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
---------------
Biên bản họp nhóm phân công nhiệm vụ làm bài
tiểu luận nhóm, kỳ 1, năm học 2023-2024
Môn: Kỹ năng giao tiếp
1. Thời gian: 19h ngày 7/9/2023
2. Địa điểm: họp online trên MS TEAMS

14
3. Thành phần: 7 thành viên
- Chủ trì: Trần Trương Thanh Phong
- Thư ký: Huỳnh Thị Thanh Thuỳ
- Thành viên:
 Lê Tấn Phát
 Lê Thị Thu Hiền
 Nguyễn Anh Duy
 Mã Đoàn Tố Uyên
 Phạm Thuý Hồng
Vắng: 0
4. Nội dung cuộc họp:
4.1. Trưởng nhóm nêu dự kiến phân công:
a. Huỳnh Thị Thanh Thuỳ: Làm nội dung phần mở đầu
b. Lê Tấn Phát: Làm nội dung phần 3 (Từ 3.3 đến 3.3.3.3)
c. Lê Thị Thu Hiền: Làm nội dung phần 3 (Từ 3.4 đến 3.4.3.3)
d. Nguyễn Anh Duy: Làm nội dung phần 3 (Từ 3.2 đến 3.2.3.3)
e. Mã Đoàn Tố Uyên: Làm nội dung phần 3 (Từ 3.1 đến 3.1.3.3)
f. Phạm Thuý Hồng: Làm nội dung phần 2
g. Trần Trương Phong: Làm phần 4 + Làm word
4.2. Nhóm viên ý kiến:
a. Huỳnh Thị Thanh Thuỳ: có ý kiến tổng hợp nội dung
b. Phạm Thuý Hồng: có ý kiến sẽ cùng tổng hợp nội dung
4.3. Cả nhóm thống nhất và phân công như sau:
a. Huỳnh Thị Thanh Thuỳ: Làm nội dung phần mở đầu + tổng hợp nội
dung
b. Lê Tấn Phát: Làm nội dung phần 3 (Từ 3.3 đến 3.3.3.3)
c. Lê Thị Thu Hiền: Làm nội dung phần 3 (Từ 3.4 đến 3.4.3.3)
d. Nguyễn Anh Duy: Làm nội dung phần 3 (Từ 3.2 đến 3.2.3.3)
e. Mã Đoàn Tố Uyên: Làm nội dung phần 3 (Từ 3.1 đến 3.1.3.3)
15
f. Phạm Thuý Hồng: Phần 2 + tổng hợp nội dung
g. Trần Trương Phong: Làm phần 4 + Làm word
4.4. Thư ký đọc lại biên bản và không có ý kiến nào thêm
5.Cuộc họp kết thúc lúc: 20h30 ngày 7/9/2023
Ngày 7 tháng 9 năm 2023
Trưởng nhóm Thư ký

Trần Trương Thanh Phong Huỳnh Thị Thanh Thuỳ

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
---------------
Biên bản họp nhóm để đánh giá hoạt động nhóm bài
tiểu luận nhóm, kỳ 1, năm học 2023-2024
Môn: Kỹ năng giao tiếp

1. Thời gian: 20h ngày 22/9/2023


2. Địa điểm: Họp online trên MS TEAMS
3. Thành phần
- Chủ trì: Trần Trương Thanh Phong
- Thư kí: Huỳnh Thị Thanh Thuỳ
- Thành viên:
 Lê Tấn Phát
 Lê Thị Thu Hiền
 Nguyễn Anh Duy
 Mã Đoàn Tố Uyên
 Phạm Thuý Hồng
16
Vắng: 0
4. Nội dung cuộc họp
4.1. Trưởng nhóm nêu tiêu chí đánh giá kết quả tiểu luận nhóm
4.1.1. Hình thức file word:
- Đúng định dạng theo yêu cầu của GV đã quy định
- Không sai lỗi chính tả
4.1.2. Nội dung tiểu luận
- Từng nội dung phải bám sát với đề tài và phân tích hợp lý
- Bài tiểu luận biết cách tổng hợp, biên tập, phân tích thông
tin và trình bày cô đọng để người đọc dễ theo dõi.
- Thông tin đưa ra trong bài tiểu luận là chính xác và có
trích dẫn nguồn tham khảo rõ ràng.
4.2. Từng thành viên nhóm đánh giá
a. Lê Tấn Phát: có một vài chỗ trong bài hiện bị sai chính tả.
b. Lê Thị Thu Hiền: bài tiểu luận thực hiện đúng tiêu chí đánh giá của
nhóm trưởng.
c. Nguyễn Anh Duy: bài tiểu luận có nội dung có nội dung bám sát
với đề tài
d. Mã Đoàn Tố Uyên: bài tiểu luận có bố cục cụ thể, dễ hiểu.
e. Phạm Thuý Hồng: bài tiểu luận thực hiện đúng yêu cầu.
4.3. Nhóm trưởng tổng hợp và đưa ra ý kiến
Hầu hết, các bạn đều đánh giá tiểu luận thực hiện đúng yêu cầu, đúng
tiêu chí đánh giá, đúng định dạng. Các vấn đề về chính tả sẽ được
khắc phục trước khi tới thời hạn nộp.
4.4. Ý kiến của thành viên trong nhóm
Các thành viên trong nhóm đều đồng tình với tiêu chí đánh giá và kết
quả của bài tiểu luận.
4.5. Cả nhóm thống nhất và kết quả thể hiện như sau:
Tên thành viên Kết quả Điểm số
Trần Trương Thanh Phong TỐT 9
Huỳnh Thị Thanh Thuỳ TỐT 9
Lê Thị Thu Hiền TỐT 9
Lê Tấn Phát TỐT 9
Nguyễn Anh Duy TỐT 9
Mã Đoàn Tố Uyên TỐT 9

4.6. Thư ký đọc lại biên bản và không có ý kiến nào thêm
5. Cuộc họp kết thúc lúc: 21h ngày 22/9/2023

17
Ngày 22 tháng 9 năm 2023

Trưởng nhóm Thư ký

Trần Trương Thanh Phong Huỳnh Thị Thanh Thuỳ

18

You might also like