You are on page 1of 3

Thẻ ngân hàng tiếp tục là phương tiện thanh toán đa dụng, tiện ích, được các NHTM

chú trọng
phát triển, có tốc độ phát triển nhanh chóng. Theo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước - NHNN),
cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được chú trọng đầu
tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của
thẻ ngân hàng tiếp tục tăng, trong quý I năm 2019 đạt 65 triệu giao dịch với tổng số tiền giao dịch
là 171 nghìn tỷ đồng (tăng 18,45% về số lượng và 18,82% về giá trị so với cùng kỳ của năm 2017).
Các NHTM đã tích hợp thêm nhiều tính năng vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa,
dịch vụ; đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn thanh toán thẻ. Thanh toán điện tử
qua Internet, điện thoại di động đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách
hàng sử dụng. Trong quý I năm 2019, số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh Internet tăng
68,8% và 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; số lượng và giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện
thoại di động tăng 97,7% và 232,3 % so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với
các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác đang có xu hướng tăng lên. Dịch vụ thẻ
ngân hàng phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ
giá trị gia tăng với nhiều tiện ích khác nhau cung cấp cho khách hàng.

Dịch vụ thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay (tapchicongthuong.vn)

Việt Nam là thị trường tiềm năng với gần 100 triệu dân. Việc đẩy mạnh
thanh toán không dùng tiền mặt và phổ cập chính toàn diện ở Việt Nam là
hai trong số những trọng tâm mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đặc
biệt quan tâm.

Sau đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy người dân dần thay đổi nhận thức, thói
quen sử dụng tiền mặt và chuyển sang sử dụng thẻ tín dụng trong mua
sắm, chi tiêu. Theo số liệu của Hiệp hội Thẻ Việt Nam, tính đến hết tháng
6/2021, Việt Nam có hơn 6,5 triệu thẻ tín dụng phát hành bởi gần 40 tổ
chức phát hành. Lượng thẻ ghi nợ lớn hơn so với thẻ tín dụng.

ụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tính đến ngày
31/12/2021, có 12/46 tổ chức phát hành thẻ phát hành thẻ tín dụng nội địa
(tăng 50% về số lượng so với năm 2019). Số lượng thẻ tín dụng nội địa
đang lưu hành đến ngày 31/12/2021 đạt trên 475 nghìn thẻ (tăng 61,7% so
với cuối năm 2019). Trong giai đoạn 5 năm 2017-2021, số lượng thẻ tín
dụng nội địa đạt mức tăng trưởng bình quân 23,2%/năm, cao hơn thẻ tín
dụng quốc tế là 17,18%/năm.
Đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa Việt Nam (doanhnhansaigon.vn)
Số liệu cập nhật từ Chi hội Thẻ (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho biết, doanh số sử dụng
thẻ tín dụng quốc tế tăng trung bình 33%/năm trong từ 2018 đến 2020. Trong 6 tháng đầu năm
2021, tỷ lệ này tăng 32% so với cùng kỳ, đạt 219.611 tỷ đồng.

Hiện tại, theo số liệu từ Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, đến 31/12/2021, có 12/46
tổ chức phát hành phát hành thẻ tín dụng nội địa (tăng 50% về số lượng so với năm 2019); số
lượng thẻ tín dụng nội địa đang lưu hành đến 31/12/2021 đạt trên 475.000 thẻ (tăng 61,7% so
với cuối năm 2019). Trong 5 năm (2017-2021), số lượng thẻ tín dụng nội địa đạt mức tăng trưởng
bình quân 23,2%/năm.

số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Thẻ cho thấy, Việt Nam có hơn 6,5 triệu thẻ
tín dụng do gần 40 tổ chức phát hành, trong đó, thẻ ghi nợ chiếm phần lớn.

Cùng với đó, đã có hơn 300.000 đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc, chưa kể hơn
20.000 máy rút tiền tự động (ATM) đã được các ngân hàng phát triển. So với dân số gần 100 triệu
người, số lượng thẻ tín dụng đã phát hành còn rất nhỏ.

Dựa trên khảo sát 600 người tiêu dùng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, mặc dù mức độ sử
dụng sản phẩm thẻ tín dụng còn thấp (tỷ lệ 46%) nhưng đây lại là sản phẩm có tiềm năng phát
triển tốt. Số lượng người đang có nhu cầu và cân nhắc sử dụng thẻ tín dụng trong tương lai chiếm
34%.

Thời gian qua, các TCPHT đã chủ động, sáng tạo nghiên cứu, phát hành, cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ thẻ nội địa gắn với thương hiệu thẻ của Việt Nam, trong đó
có thẻ nội địa là một điểm sáng. Nỗ lực này của TCPHT nhằm đẩy mạnh thanh toán
không dùng tiền mặt, thúc đẩy tài chính toàn diện để bao phủ dịch vụ thanh toán, tín
dụng đến số đông người dân và giảm chi phí chấp nhận, sử dụng thẻ cho các đơn vị
chấp nhận thẻ (ĐVCNT), chủ thẻ tại Việt Nam theo hướng đơn giản, tiện lợi, dễ sử
dụng, giảm chi phí, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân,
doanh nghiệp.

Thứ nhất, về khía cạnh tài chính toàn diện, hiện nay nhiều người dân Việt Nam, đặc
biệt là ở khu vực thành thị đã được tiếp cận rộng rãi, thường xuyên sử dụng sản
phẩm, dịch vụ thẻ tín dụng. Tuy nhiên, còn rất nhiều người dân sống, làm việc ở
vùng nông thôn, có thu nhập ổn định, khả năng trả nợ và có nhu cầu tiếp cận, sử
dụng dịch vụ tài chính cá nhân như chi trả sinh hoạt hàng ngày, thanh toán hóa đơn,
chuyển tiền, thanh toán mua hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử trong
nước, đóng bảo hiểm…

Thứ hai, thẻ tín dụng nội địa góp phần hoàn thiện danh mục sản phẩm, dịch vụ, mở
rộng đối tượng khách hàng, phát triển hệ sinh thái thanh toán của các TCPHT, tổ
chức chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử. "Việc NHNN ban hành quy định lộ
trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip đối với thẻ nội địa đã tạo điều kiện thuận lợi
về hạ tầng, tiêu chuẩn kỹ thuật, giúp thẻ tín dụng nội địa phát triển. Hiện tất cả các
TCPHT đã phát hành thẻ tín dụng nội địa theo tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa,
đảm bảo các yêu cầu an toàn, bảo mật cho khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ,
gia tăng các tiện ích sử dụng thẻ trong các hệ sinh thái đa dạng", ông Tuyên nhận
định.

Theo đại diện Vụ Thanh toán - NHNN, việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội
địa góp phần có thêm sản phẩm, dịch vụ mới, là công cụ quảng bá, tiếp cận hiệu
quả cho phân khúc khách hàng thu nhập thấp hoặc trung bình có nhu cầu sử dụng
dịch vụ tài chính cơ bản nhưng chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ.

Thứ ba, việc phát triển thẻ tín dụng nội địa góp phần giảm chi phí sử dụng thẻ cho
khách hàng như phí phát hành, phí thường niên (miễn phí hoăc có mức phí cạnh
tranh so với dòng thẻ quốc tế…). Đặc biệt là cung cấp thêm lựa chọn thanh toán
cho thị trường với chi phí chấp nhận thanh toán có thể “rẻ hơn” cho đơn vị chấp
nhận thẻ. Lợi ích chi phí như trên là cơ sở để các TCPHT, tổ chức thanh toán thẻ
(TCTTT) có thể nghiên cứu, xây dựng các chương trình ưu đãi, khuyến mại cho
khách hàng, thu hút hơn nữa khách hàng mở và sử dụng thẻ tín dụng nội địa.

Thứ tư, phát triển thẻ tín dụng nội địa là một bước tiến nữa khẳng định thương hiệu
thẻ thuần Việt Nam sử dụng công nghệ, hạ tầng thanh toán trong nước, đồng tiền
Việt Nam để kết nối, xử lý thanh toán an toàn, tin cậy, thông suốt cho mọi tình
huống cho các TCPHT, TCTTT tại Việt Nam.
Tại Hội thảo, đại diện Hội Thẻ Việt Nam, đại diện NAPAS, đại diện lãnh đạo các
ngân hàng thương mại như Vietinbank, Agribank… và nhiều chuyên gia đã trình
bày tham luận, làm rõ thực trạng sử dụng thẻ tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam cũng
như tiềm năng và giải pháp để phát triển thẻ tín dụng nội địa trong tương lai. Điều
này không chỉ giúp người dân hiểu về lợi ích của dùng thẻ tín dụng nội địa mà còn
tạo diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản lý bàn luận, tìm giải pháp để thúc đẩy
thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện chiến lược phổ cập tài chính toàn diện
ở Việt Nam.

Với mục tiêu phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán ứng dụng công nghệ hiện
đại, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phổ cập tài chính toàn diện cho mọi
người dân và đẩy lùi tín dụng phi chính thức, việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng
nội địa được các cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia kinh tế đánh giá là giải
pháp cần thiết trong thời gian tới.

You might also like