You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

------***------

 
ĐỀ TÀI: 
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ TÔN GIÁO VÀ
THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thúy Thanh


TS. Nguyễn Thị Tố Uyên

STT SINH VIÊN THỰC HIỆN MSSV

1 Bùi Thị Hoàng Anh 2114518012

6 Nguyễn Nhật Anh 2114518008

13 Vũ Thị Mai Chi 2114518015

20 Phạm Minh Đức 2114518020

29 Phạm Long Hải 2114518028

30 Nguyễn Minh Hiển 2114518030

35 Phạm Thị Hồng 2114518035

37 Lang Thành Huy 2117518004

38 Đặng Thanh Huyền 2114518037

54 Đinh Ngọc Lê Minh 2114518053

63 Vương Ngọc Bích Phương 2114519061


QUẢNG NINH, NĂM 2023
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo 2
1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo 2
1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội 5
CHƯƠNG II. Liên hệ với việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay 7
2.1 Đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam 7
2.2 Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. 9
2.3 Việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay 12
PHẦN KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHẦN MỞ ĐẦU
Tôn giáo là đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người.Tôn
giáo có thể giúp con người tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và đối mặt với các câu hỏi sâu
xa về sự tồn tại và mục đích của cuộc sống. Tôn giáo có thể cung cấp cho con người
một khung cảnh để đối diện với các vấn đề này và tìm kiếm sự an ủi, niềm tin và hy
vọng, cung cấp cho con người một bộ đạo lý và giá trị để hướng đến, giúp con người
có một mục tiêu trong cuộc sống và định hướng hành động của mình, giúp con người
tìm kiếm sự bình an và an ủi trong những khó khăn và kết nối con người với nguồn
gốc tối cao hơn. Vấn đề tôn giáo từ lâu đã là một vấn đề nhạy cảm khi nhắc tới đối với
Việt Nam nói riêng và Thế giới nói chung. Tại Việt Nam, tôn giáo đã từng bị lợi dụng
cho mục đích chính trị, chống phá cách mạng và thao túng nhân dân. Ngày nay, còn
một số thành phần lợi dụng tôn giáo để chuộc lợi cho bản thân và chống lại Nhà Nước
Xã hội Chủ nghĩa. Từ đó, mỗi công dân đều nên trang bị kiến thức về tôn giáo để
không bị kẻ gian lợi dụng vào mục đích xấu.
Xuất phát từ những lý do trên và phục vụ cho môn học Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa
Học, nhóm em lựa chọn đề tài “Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo và
thực tiễn chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”. Do còn hạn chế về kiến thức nên
đề tài sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình trình bày. Vì vậy, chúng em
rất mong sự chỉ dạy, góp ý và đánh giá của cô để chúng em có thể hoàn thiện nhất có
thể.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

1
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ TÔN GIÁO

1.1 Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo
1.1.1 Bản chất của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng văn hóa – xã hội do con người sáng tạo ra, chứ không
phải tôn giáo sáng tạo ra con người. Con người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi
ích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ.
Tôn giáo ra đời và chỉ tồn tại khi con người bế tắc, bất lực trước các hiện tượng tự
nhiên và xã hội. Thông qua sự phản ánh đó, các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành
siêu nhiên, thần bí.
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh nhưng không phản ánh đúng
hiện thực (phản ánh hư ảo hiện thực khách quan) về các hiện tượng tự nhiên và xã hội
(ru ngủ quần chúng nhân dân)
Về phương diện thế giới quan: Các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác
biệt với thế giới quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Những
người cộng sản và những người có tín ngưỡng tôn giáo có thể cùng nhau xây dựng
một xã hội tốt đẹp 1 xã hội ai cũng có ước mơ…
1.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo.
* Nguồn gốc kinh tế - xã hội :
Trước hết, tôn giáo ra đời từ sự bất lực của con người trong việc chiến đấu với tự
nhiên, xã hội để đáp ứng các nhu cầu, các mục tiêu kinh tế - xã hội, cũng như cuộc
sống của chính họ: Trong xã hội nông nghiệp nguyên thuỷ, khi lực đẩy sản xuất chưa
phát triển, trước thiên nhiên bị tác động và chi phối làm cho con người luôn cảm thấy
yếu ớt và bất lực, không giải thích nổi, vì vậy con người đã gán cho mình những sức
mạnh, quyền năng huyền bí.
Khi xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp hình thành, đối kháng
giai cấp nảy sinh, các mối quan hệ xã hội ngày càng phúc tạp và con người ngày càng
chịu tác động của những yếu tố tự phát, ngẫu nhiên, may rủi... nằm ngoài ý muốn và
khả năng điều chỉnh của mình với những hậu quả khó lường. Sự bần cùng về kinh tế,
sự hiện diện của những bất công xã hội cùng với những thất vọng, bất hạnh trong cuộc
đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị - đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
Ở chế độ chiếm hữu nô lệ, khi xǎ hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bú bát
công, do không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức bóc lột

2
bất công, tội ác.., cộng với nỗi lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con
người trông chờ vào sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế. Trong
một số trường hợp, sự ra đời, phát triển của tôn giáo còn bắt nguồn từ mục đích nhất
định của giai Trong những thập kỷ gần đây, với sự phát triển của các điều kiện kinh tế
-xã hội, đời sống vật chất, tỉnh thần của con người ngày càng được đâm bảo, con
người có điều kiện hơn trong quan tâm giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn
giáo, tín ngưõng, tâm linh. Đây cũng là nguồn gốc cho sự nảy sinh, phát triển nhu cầu
tôn giáo, tín ngưỡng và xuất hiện những loại hình tôn giáo mới.
*Nguồn gốc nhận thức:
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và
chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết” và “chưa biêt”
vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường được
giải thích thông qua lăng kính của tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã được khoa học
chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp ( giai đoạn nhận thức tự nhiên cảm tính ),
chưa thể nhận thức đầy đủ ( nhận thức trực quan cảm tính chưa thể chưa thể tạo ra cái
siêu nhiên thần thánh được ), thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho sự ra đời của
tôn giáo, tồn tại và phát triển. Như vậy, tôn giáo chỉ có thể ra đời khi con người đã đạt
tới một trình độ nhận thức nhất định.
*Nguồn gốc tâm lý:
Tôn giáo ra đời từ tâm lý sợ hãi của con người. Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự
nhiên, xã hội, hay trong những hoàn cảnh bế tắc như ốm đau, bệnh tật ngay cả khi
những may, rủi bất ngờ xảy ra; hoặc tâm lý muốn được bình yên khi làm một việc lớn
(ví dụ: ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự nghiệp kinh doanh...), cũng khiến con
người dễ tìm đến với tôn giáo...
Vấn đề ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, tình cảm của con người đối với sự ra đời và tồn
tại của tôn giáo đã được các nhà vô thần cổ đại nghiên cứu. Họ thường đưa ra những
luận điểm, như: “sự sợ hãi sinh ra thần linh”.
Thậm chí cả những tình cảm tích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòng kính trọng đối
với những người có công với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tín
ngưỡng, tôn giáo....
1.1.3 Tính chất của tôn giáo
*Tính lịch sử của Tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa là nó có sự hình thành, tồn
tại và phát triển trong những giai đoạn lịch sử nhất định, nó có khả năng biến đổi để
thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội. Khi các điều kiện kinh tế - xã hội, điều
kiện lịch sử thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi theo.Trong quá trình vận động của

3
các tôn giáo, chính các điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn
giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn giáo, nhiều hệ phái khác nhau.
Tôn giáo không phải là một hiện tượng vĩnh hằng. Đến một giai đoạn lịch sử nhất
định, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức
được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách khoa học đầy đủ, thì tôn
giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm
tin của mỗi người. Đương nhiên, để đi đến trình độ đó sẽ còn là một quá trình phát
triển rất lâu dài của xã hội loài người.
* Tính quần chúng của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc, quốc gia, châu lục;
không một quốc gia, dân tộc nào không có một hay nhiều tôn giáo.
Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ rất đông đảo
(khoảng 4/5 dân số thế giới); mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh hoạt văn
hoá, tinh thần của một bộ phận khá đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
Sự ra đời, tồn tại của các tôn giáo phản ánh nhu cầu của quần chúng nhân dân muốn
được giải phóng, thoát khỏi sự áp bức của các thế lực thống trị trong tự nhiên và trong
xã hội. Dù tôn giáo hướng con người vào niềm tin hạnh phúc hảo của thế giới bên kia,
song nó luôn luôn phản ánh khát vọng của những người lao động về một xã hội tự do,
bình đẳng, bác ái. Mặt khác, các tôn giáo chính thống đều có tính nhân văn, nhân đạo
và hướng thiện, góp phần hình thành các hệ thống đạo đức, phát triển, làm phong phú
đời sống tinh thần, ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm của một bộ phận quần chúng nhân
dân, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
*Tính chính trị của tôn giáo
Khi xã hội chưa có giai cấp, tôn giáo chỉ phản ánh nhận thức hồn nhiên, ngây thơ của
con người về bản thân và thế giới xung quanh mình, tôn giáo chưa mang tính chính trị.
Tính chất chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự
khác biệt, sự đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp.
Tôn giáo có tính chính trị là do:
● Tôn giáo là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích,
nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc...
● Các giai cấp bóc lột, thống trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích giai cấp
mình, chống lại các giai cấp lao động và tiến bộ xã hội...

4
Khi tính chính trị của tôn giáo được sinh ra bởi mục đích chính trị của giai cấp thống
trị phản tiến bộ thì nó gắn liền với tính chính trị tiều cực, phản tiến bộ. Vì vậy, cần
nhận thức rõ ràng, đa số quần chúng tín đồ đến với tôn giáo nhằm thoả mãn nhu cầu
tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo đã và đang bị các thế lực chính trị - xã hội phản
tiến bộ lợi dụng nhằm thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ.

1.2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội
*Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín
ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân.
Tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng
thiêng liêng nào đó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó, tự do tín
ngưỡng và tự do không tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân. Tôn
trọng tự do tín ngưỡng cũng chính là tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không can thiệp và
không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng, quyền lựa chọn
theo hay không theo tôn giáo của nhân dân. Các tôn giáo và hoạt động tôn giáo bình
thường, các cơ sở thờ tự, các phương tiện phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng
của người dân được Nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ.
Đúng với cơ sở lý luận của chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam
hiện nay, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của quần
chúng nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Điều này được thể hiện rõ ràng trong hiến
pháp năm 2013 của Việt Nam, trong đó quy định "Mọi công dân có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc không tôn giáo, được bảo đảm bởi pháp luật" (Điều 24).
*Thứ hai, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền
với quả trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ hướng vào giải quyết
những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ
trương can thiệp vào công việc nội bộ của các tôn giáo. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra
rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội;
muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh
ra ảo tưởng ấy. Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện được nếu tách rời
việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

5
*Thứ ba, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo và lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.
Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ biểu hiện thuần túy về tư
tưởng. Nhưng khi xã hội đã xuất hiện giai cấp thi dấu ấn giai cấp chính trị ít nhiều đều
in rõ trong các tôn giáo. Từ đó, hai mặt chính trị và tư tưởng thường thể hiện và có
mối quan hệ với nhau trong vấn đề tôn giáo và bản thân mỗi tôn giáo. Mặt chính trị
phản ánh mối quan hệ giữa tiến bộ với phản tiến bộ, phản ánh mâu thuẫn đối kháng về
lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp, mâu thuẫn giữa những thế lực lợi dụng tôn
giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động. Mặt tư tưởng
biểu hiện sự khác nhau về niềm tin, mức độ tin giữa những người có tín ngưỡng tôn
giáo và những người không theo tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tôn
giáo khác nhau, phản ánh mâu thuẫn không mang tính đối kháng. Phân biệt hai mặt
chính trị và tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo thực chất là phân biệt tính chất
khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tôn giáo và trong vấn đề
tôn giáo. Việc phân biệt hai mặt này là cần thiết, nhằm tránh khuynh hướng cực đoan
trong quá trình quản lý, ứng xử những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn giáo không
phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó luôn luôn vận động và biến đổi
không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội - lịch sử cụ thể. Cần phải
có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có
liên quan đến tôn giáo và đối với từng tôn giáo cụ thể.

6
CHƯƠNG II. LIÊN HỆ VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Đặc điểm tình hình tôn giáo ở Việt Nam


2.1.1 Việt Nam là quốc gia đa dạng tôn giáo
Việt nam là quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc.Việt Nam có khoảng 13 tôn giáo được
công nhận tư cách pháp nhân (Phật giáo, Công Giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao Đài,
Phật Giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha'i, Minh Lý đạo -
Tam Tông miếu, Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ Cư sĩ Phật
hội, Bà la môn ) và trên 40 tổ chức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc
đã đăng ký hoạt động với khoảng 24 triệu tín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc
và hơn 23.250 cơ sở thờ tự. Các tổ chức tôn giáo có nhiều hình thức tồn tại khác nhau.
Có tôn giáo du nhập từ bên ngoài, với những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau, như
Phật giáo, Công Giáo, Tin lành, Hồi giáo; có tôn giáo nội sinh, như Cao Đài, Hòa
Hảo.
2.1.2 Tôn giáo ở Việt Nam thì đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình và gần như
không có xung đột, đấu tranh tôn giáo
Việt Nam là nơi giao nhau của nhiều luồng văn hóa thế giới. Các tôn giáo ở Việt Nam
có sự đa dạng về nguồn gốc và truyền thống lịch sử. Mỗi tôn giáo ở Việt Nam có quá
trình lịch sử tồn tại và phát triển khác nhau, nên sự gắn bó với dân tộc cũng khác
nhau. Điều này làm cho việc đối xử với các tôn giáo trở nên nhạy cảm và được quan
tâm đặc biệt. Hầu hết người dân Việt Nam đều có những giá trị, tín ngưỡng, tâm linh,
thậm chí cả thần thoại được hình thành qua sự kết hợp của nhiều tôn giáo khác nhau.
Tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng chung sống hòa bình trên một địa bàn, giữa
họ có sự tôn trọng niềm tin của nhau và chưa từng xảy ra xung đột, chiến tranh tôn
giáo. Thực tế cho thấy, không có một tôn giáo nào du nhập vào Việt Nam mà không
mang dấu ấn, không chịu ảnh hưởng của bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ví dụ: Tôn trọng quyền tự do tôn giáo là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng
Từ những chính sách đúng đắn, quan tâm kịp thời của Đảng cùng với đó, đồng bào
các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam không có
xung đột tôn giáo, các tôn giáo hòa hợp, tôn trọng lẫn nhau.( Theo T.S Lê Thị Liên,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ)
2.1.3 Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn xuất thân từ nhân dân lao động có
tinh thần yêu nước, có tinh thần dân tộc
Đúng với tình hình đa dạng tôn giáo ở Việt Nam, tín đồ của các tôn giáo đa số là
những người xuất thân từ nhân dân lao động, có tinh thần yêu nước và dân tộc. Hầu

7
hết tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, tôn trọng
công lý, gắn bó với dân tộc, đi theo Đảng, cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng với
các tầng lớp nhân dân làm nên những thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân tộc và có ước
vọng sống tốt đời đẹp đạo. Điều này có thể được giải thích bởi sự gắn bó mật thiết
giữa tôn giáo và văn hóa, tâm linh của các dân tộc
Ngoài ra, trong quá trình lịch sử Việt Nam, các tôn giáo cũng thường được sử dụng
như một công cụ để khôi phục và duy trì tinh thần yêu nước, tôn vinh các giá trị dân
tộc, đấu tranh cho độc lập và tự do của quốc gia. Điều này đã góp phần tạo ra một tầng
lớp tín đồ tôn giáo có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với cộng đồng và dân tộc.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các tín đồ tôn giáo đều có tinh thần
yêu nước hay có cách nhìn đa dạng về các vấn đề xã hội và chính trị. Sự đa dạng này
phản ánh thực tế xã hội, và chúng ta cần đối diện và đối thoại để hiểu và tôn trọng lẫn
nhau.
2.1.4 Hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội, có
uy tín, ảnh hưởng với tín đồ
Đúng với tình hình tôn giáo ở Việt Nam, các tôn giáo đều có hàng ngũ chức sắc với
vai trò và vị trí quan trọng trong giáo hội. Các chức sắc này bao gồm các vị trí quan
trọng như giám mục, thượng tọa, tổng trưởng, trụ trì, tu sĩ, ni sư, và nhiều chức vụ
khác.
Hàng ngũ chức sắc trong các tôn giáo thường được tôn trọng và có uy tín trong giới
tín đồ của mình. Họ thường được coi là những người có kiến thức sâu rộng về tôn giáo
và có khả năng giúp đỡ, tư vấn và hướng dẫn tín đồ. Họ cũng được coi là người đại
diện cho giáo hội trong các hoạt động cộng đồng, các hoạt động tôn giáo và các hoạt
động giao lưu với các tôn giáo khác.
Ngoài vai trò quan trọng trong giáo hội, hàng ngũ chức sắc còn có ảnh hưởng lớn đến
tín đồ và cộng đồng. Họ thường được coi là mẫu tốt, người có đức tính, tâm hồn và
tinh thần cao, và được tín đồ kính trọng và tôn vinh. Họ cũng thường được tín đồ tìm
kiếm sự giúp đỡ, tư vấn và lời khuyên trong các vấn đề tâm linh và cuộc sống.
Vì vậy, hàng ngũ chức sắc trong các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng và ảnh
hưởng đến tín đồ và cộng đồng của mình. Họ được coi là những người có trách nhiệm
và nhiệm vụ cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển và duy trì tôn giáo của mình.
2.1.5 Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở
nước ngoài

8
Nhìn chung các tôn giáo ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả các tôn
giáo nội sinh đều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài hoặc các
tổ chức tôn giáo quốc tế.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao
với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây chính là điều kiện gián
tiếp củng cố và phát sinh mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam với tôn giáo ở các
nước trên thế giới. Vì vậy, việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam phải đảm bảo
kết hợp giữa mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế với việc bảo đảm độc lập, chủ quyền,
không để cho kẻ địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá, can
thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam nhằm thực hiện âm mưu “ diễn
biến hòa bình ” đối với nước ta.
Ngoài ra, tôn giáo ở Việt Nam thì còn bị các thế lực phản động lợi dụng, ở đây không
phải là tất cả các tôn giáo. Nhưng trong các tôn giáo, thì bản thân các thế lực thù địch
thì nó coi tôn giáo là chiêu bài, công cụ để nó chống phá, nó chống phá Việt Nam
bằng các con đường khác nhau như lợi dụng vấn đề dân tộc tự quyết, dương cao các
chiêu bài đa nguyên đa đảng, nhưng trong đó có vấn đề là vấn đề tôn giáo. Trong lịch
sử, thì các thế lực phản động thì luôn luôn chú ý ủng hộ và tiếp tay cho những đối
tượng phản động trong nước, lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm mưu chiến lược là
diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ- đó là chống phá trên tất cả các lĩnh vực từ chính
trị, kinh tế, văn hóa – xã hội,tư tưởng. Trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa nó
có sử dụng tôn giáo để chống phá nước ta.
Ví dụ: Hằng năm, các giám mục Việt Nam tới Roma và một số nước trên thế giới
tham dự các sinh hoạt và hoạt động tôn giáo do tòa thánh Va-ti-căng tổ chức và các tổ
chức tôn giáo khác mời. Tổng hội Tin lành Việt Nam (miền bắc) và Tổng Liên hội
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền nam) và một số hệ phái Tin lành khác có quan hệ
giao lưu quốc tế với các giáo hội Tin lành Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Ðức, Bắc Âu...
2.2 Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay.
*Cơ sở lý luận:
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh các quan điểm
này đã được biết trong các phần trước từ nguồn gốc của tôn giáo như thế nào, bản chất
của tôn giáo ra sao, tính chất của tôn giáo như thế nào, các quan điểm trong việc giải
quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ.
Cơ sở lý luận của chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay dựa
trên các nguyên tắc và quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, tín ngưỡng không tôn giáo, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín
ngưỡng của công dân.

9
*Cơ sở thực tiễn:
Cơ sở thực tiễn của chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay
phản ánh sự đa dạng và phát triển của các tôn giáo và tín ngưỡng không tôn giáo,
đồng thời nhấn mạnh sự đóng góp của tôn giáo cho xã hội và sự quan tâm của chính
phủ đối với các hoạt động tôn giáo tại Việt Nam

*Quan điểm, chính sách của Đảng, nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng tôn
giáo dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Được thể hiện qua các đặc điểm
sau:
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của
công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật:
Kế thừa chủ nghĩa Mác Lênin. Tôn giáo mà người ta theo phải là tôn giáo được công
nhận, chân chính hợp pháp, chứa đựng các giá trị nhân văn, nhân đạo, hướng thiện.
Điều này có nghĩa là mỗi công dân có quyền tự do theo hoặc không theo tôn giáo,
không bị ép buộc hoặc phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo của mình. Công dân cũng có
quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo của mình một cách bình thường và theo đúng
pháp luật. Tuy nhiên, quyền này cũng phải được giới hạn nếu nó ảnh hưởng đến lợi
ích chung của cộng đồng hoặc các quyền khác của các công dân.
- Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo với đồng
bào không theo tôn giáo:
Bắt nguồn từ chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta đó là chính sách đại
đoàn kết dân tộc. Muốn giành được độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội thành
công thì vấn đề đại đoàn kết dân tộc là một vấn đề mang tính chiến lược, trong đại
đoàn kết dân tộc thì có đoàn kết giữa các đồng bào theo các tôn giáo khác nhau.
Đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Một mặt, nghiêm cấm mọi
hành vi chia rẽ, phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; Mặt khác,
thông qua quá trình vận động quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, hoạt
động xã hội thực tiễn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ kiến
thức để tăng cường sự đoàn kết vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”, để cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mọi
công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng
tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân.

10
- Chăm lo, phát triển kinh tế,văn hóa nâng cao đời sống của đồng bào:
Làm cho quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ, đúng đắn đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trước hết phải chăm lo phát triển kinh tế để nâng cao
đời sống vật chất, nâng cao thu nhập, mức sống. Để những tín đồ tôn giáo tìm thấy
thiên đường ở trong hiện thực này. Nâng cao trình độ dân trí, bởi vì trình độ dân trí
thấp cũng là 1 mảnh đất màu mỡ cho tín ngưỡng tôn giáo tồn tại phát triển và đặc biệt
là các thế lực phản động thường lợi dụng vào đó để lợi dụng, chống phá. Chăm lo ở
đây trước hết là từ những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, và nỗ lực của
tất cả của chính con người. Muốn có cuộc sống hạnh phúc không phải cầu viện vào
những lực lượng siêu nhiên mà phải bằng chính nội lực con người, chính chúng ta để
họ thấy được cái thiên đường thật sự trên mặt đất này. Thiên đường nó có ở trên mặt
đất này chứ không phải đi tìm hạnh phúc ở nơi hư ảo.

- Hướng các chức sắc giáo hội hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật,ủng hộ các
xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo, làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với
dân tộc và sự nghiệp cách mạng của toàn dân:
Có các phần tử vẫn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá, kích động cho nên phải
hướng các chức sắc giáo hội hoạt động theo đúng pháp luật, nếu vi phạm pháp luật
nhất định phải xử lý làm gương. Ủng hộ các xu hướng tiến bộ trong các tôn giáo, các
xu hướng nhập thế đấy, các hoạt động thiện nguyện, cứu trợ rất ý nghĩa. Làm tốt các
hoạt động đó làm cho các giáo hội càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng
của đảng và nhà nước.
Nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của nhà
nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc
gia: lợi dụng sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, mê tín dị
đoan thường len lỏi trong các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo.
Ví dụ: Hoạt động mê tín dị đoan dưới hình thức truyền bá 'vong báo oán', 'giải nghiệp'
và nhận tiền dưới hình thức công đức đã diễn ra công khai trong nhiều năm tại chùa
Ba Vàng. “Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ” được cho là một loại dị giáo, tà đạo, là tôn
giáo hoạt động trái phép, gây phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở
nhiều địa phương trong nước ta. “Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ” tuyên truyền cho “tín
đồ” đập bỏ bát hương, bàn thờ, không thờ cúng tổ tiên, ông bà; bỏ chồng con, bỏ bê

11
công việc, học hành,mang tiền đi phụng sự tổ chức, gây chia rẽ trong gia đình, dòng
họ…

- Vấn đề theo đạo và truyền đạo:


Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo
quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt
động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như
mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được
lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép
buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và
các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

2.3 Việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
2.3.1 Thành tựu:
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng: Việt Nam đã phát huy và bảo vệ quyền tự do
tín ngưỡng cho người dân. Tất cả các tôn giáo đều được công nhận và có quyền hoạt
động theo đúng luật pháp của đất nước.
- Xây dựng môi trường tôn giáo hòa bình: Việt Nam đang xây dựng môi trường tôn
giáo hòa bình và đoàn kết, không có bất kỳ xung đột hay đấu tranh tôn giáo nào. Các
tôn giáo đều được đảm bảo quyền tự do hoạt động và có những đóng góp tích cực cho
xã hội.
- Thúc đẩy hoạt động tôn giáo hợp pháp: Chính phủ đã thúc đẩy hoạt động tôn giáo
hợp pháp, quy định rõ ràng về đăng ký và hoạt động của các tôn giáo. Việt Nam cũng
đã tạo điều kiện cho các tôn giáo được tổ chức các hoạt động tôn giáo, giáo dục tâm
linh, phục vụ xã hội và thực hiện các hoạt động từ thiện.
- Giáo dục tôn giáo: Việt Nam đang thực hiện việc giáo dục tôn giáo, giúp người dân
hiểu rõ hơn về các giá trị tôn giáo, giúp củng cố đạo đức và tinh thần, tạo động lực cho
mỗi cá nhân và cộng đồng thực hiện các hoạt động xã hội tích cực. Nhà Nước ta cũng
đã những quy định về mở trường lớp, đào tạo chức sắc, nhà tu hành cũng được ban
hành và thể chế hóa, số lượng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành
không ngừng tăng lên. Đến nay, Giáo hội phật giáo Việt Nam đã mở thêm 4 học viện
Phật giáo, Công giáo có 10 Đại chủng viện là nơi đào tạo linh mục. Theo Thống kê
của Ban Dân vận Trung ương, hiện cả nước có 56 cơ sở đào tạo chức sắc, nhà tu hành,

12
hằng năm đã đào tạo hàng nghìn chức sắc, nhà tu hành cho các tôn giáo trong phạm vi
cả nước.
Tự do tôn giáo không chỉ đối với người Việt Nam có đầy đủ quyền công dân, mà đó
còn là quyền của những người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù, chấp
hành biện pháp giáo dưỡng, cai nghiện, là quyền của người mang quốc tịch khác, đang
cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, năm 2002 số lượng chức sắc, nhà tu hành của 6 tôn giáo lớn là
32.461 người, trong đó Phật giáo là 23.243 người, Công giáo 2.152 người, Tin lành
132 người, Cao Đài 6.822 người, Hòa Hảo 17 người, Hồi giáo 95 người. Đến năm
2019, số lượng chức sắc nhà tu hành của 6 tôn giáo này đã tăng lên là 54.007 người:
Phật giáo 30.556 người, Công giáo 7.485 người, Tin lành 2.066 người, Cao Đài
13.441 người, Hòa Hảo 24 người, Hồi giáo 435 người.

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức.
Trong hàng giáo phẩm của các tôn giáo hiện nay, rất nhiều vị được Nhà nước tạo điều
kiện để đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước trên thế giới. Nhiều lễ hội tôn giáo lớn ở Việt
Nam đã được tổ chức như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc vào các năm 2008, 2014; Lễ
Bế mạc Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo Việt Nam được tổ chức long trọng
tại giáo xứ La Vang, tỉnh Quảng Trị; Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai sáng đạo Phật giáo
Hòa hảo; Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đón nhận
Huân chương Hồ Chí Minh; Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010
v.v… Kể từ năm 2011, Vatican đã cử đại diện không thường trú tại Việt Nam và đặc
phái viên không thường trú này đã thực hiện nhiều chuyến thăm tới hầu hết các tỉnh
thành ở Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay, những ngày lễ lớn của các tôn giáo, nhất là lễ Phật đản, Vu Lan,
Noel … không chỉ là của những người theo các tôn giáo mà trở thành ngày vui chung,
ngày hội lớn của người dân. Có lẽ vì vậy mà trong những năm qua, số tín đồ của các
tôn giáo ngày một tăng lên không ngừng, nhiều tôn giáo, hệ phái tôn giáo mới đã được
Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện cấp phép hoạt động. Các tổ chức tôn giáo hoạt
động đúng pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích luôn được Nhà nước và cấp chính quyền
quan tâm, tôn trọng và tạo điều kiện hoạt động, phát triển.
Quyền con người, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm ngày một tốt hơn;
các tôn giáo đã phát triển nhanh cả về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự. Nếu như năm
2006, cả nước mới có 6 tôn giáo và 16 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký
hoạt động, thì đến nay đã có 38 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau được công nhận
(số liệu đến tháng 6/2020). Cả nước có khoảng trên 25 triệu tín đồ, trên 110 nghìn
chức sắc, nhà tu hành (số liệu đến hết năm 2019). Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo
ngày càng được xây dựng khang trang cùng nhiều cơ sở xã hội, từ thiện đã góp phần

13
quan trọng vào việc thực hiện công tác xã hội. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với
đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường
cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp
chính quyền địa phương. Các ấn phẩm về tôn giáo được Nhà nước tạo điều kiện thuận
lợi trong in ấn và phát hành.
Dưới sự vận động của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức,
chức sắc, tín đồ các tôn giáo đã tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, nhất là các
hoạt động giáo dục đạo đức, xây dựng phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam;
hoạt động từ thiện nhân đạo, cứu trợ, cứu tế và bảo trợ xã hội; xây dựng các quỹ
khuyến học; xây dựng và trao tặng nhà tình thương; khám, chữa bệnh; cứu trợ xã hội,
bảo trợ xã hội,… Hằng năm, các tổ chức Công giáo, Phật giáo và đạo Tin lành đã
đóng góp hàng nghìn tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện nhân đạo.

2.3.2 Hạn chế

Mặc dù chính sách tôn giáo của Việt Nam được thực hiện chính thức và có nhiều
chính sách và pháp luật hỗ trợ, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế như sau:
- Các chính sách, pháp luật chưa có hệ thống: Hệ thống chính sách, pháp luật về
tôn giáo trong thời gian qua đã được xây dựng và ban hành nhưng còn thiếu tính hệ
thống, quy định còn chồng chéo, gây khó khăn cho công tác tìm hiểu, nghiên cứu và
tổ chức thực hiện. Một số chính sách quy định trong luật nhưng chưa giải thích rõ ràng
hoặc chậm thể chế hóa, đây cũng là những rào cản cho việc tổ chức thực hiện chính
sách.
- Khó khăn khi các tổ chức tham gia các hoạt động xã hội: Chính sách, pháp luật
về tôn giáo cho phép các tổ chức tôn giáo tham gia các hoạt động giáo dục và đào tạo;
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân và từ thiện nhân đạo. Tuy nhiên, trong các quy
định của hệ thống pháp luật ngành hiện nay chưa có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết nên
việc thực thi chính sách còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi chủ trương của Đảng là
khuyến khích đồng bào, chức sắc, tín đồ tôn giáo tham gia vào các hoạt động xã hội.
- Giới hạn quyền tự do tôn giáo: Mặc dù quyền tự do tôn giáo được bảo đảm theo
Hiến pháp và các luật pháp của Việt Nam, nhưng trong thực tế, tồn tại một số giới hạn
về quyền tự do tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo còn phải tuân thủ nhiều quy định và
giới hạn về thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia.
- Kiểm soát chặt chẽ của chính phủ: Tuy chính phủ Việt Nam đã tạo ra nhiều điều
kiện và hỗ trợ cho các tổ chức tôn giáo, nhưng đồng thời cũng có sự kiểm soát chặt
chẽ đối với các hoạt động của các tổ chức này. Việc kiểm soát này có thể dẫn đến sự
giám sát và can thiệp vào các hoạt động tôn giáo của các tổ chức.

14
- Chênh lệch giữa các tôn giáo: Mặc dù chính sách tôn giáo của Việt Nam không
phân biệt đối xử giữa các tôn giáo, nhưng trong thực tế vẫn tồn tại sự chênh lệch giữa
các tôn giáo. Các tôn giáo lớn thường có sự ưu tiên trong việc nhận được sự hỗ trợ từ
chính phủ, trong khi đó các tôn giáo nhỏ hơn lại gặp khó khăn trong việc hoạt động và
phát triển.
- Những vi phạm quyền tự do tôn giáo: Trong thực tế, vẫn còn những trường hợp vi
phạm quyền tự do tôn giáo, chẳng hạn như bắt giữ, giam giữ hay tra tấn các tín đồ tôn
giáo. Điều này dẫn đến việc các tín đồ tôn giáo không được tự do thể hiện và thực
hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình.
Việc sử dụng tôn giáo vào mục đích chính trị hoặc trục lợi cá nhân: Một số tôn giáo
có thể bị sử dụng vào mục đích chính trị phi pháp, dẫn đến việc tồn tại những hoạt
động tôn giáo cực đoan. Cho đến nay, hệ thống các quy định chính sách, pháp luật
cũng chưa phân định cụ thể cho cơ quan nào quản lý các cơ sở tôn giáo là danh lam
thắng cảnh được các cơ quan chức năng xếp hạng. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
chỉ quản lý lễ hội, trong đó có lễ hội tín ngưỡng, còn quản lý hoạt động của các cơ sở
tôn giáo thì chưa được quy định. Luật tôn giáo cũng chỉ đề cập cơ quan có thẩm quyền
chấp nhận đăng ký tổ chức lễ hội tôn giáo, chưa nêu rõ cơ quan nào có trách nhiệm
quản lý các hoạt động lễ hội. Do chưa có các quy định rõ nên những năm gần đây,
việc tổ chức các hoạt động lễ hội tôn giáo diễn ra còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhiều
hoạt động tín ngưỡng có sự lệch chuẩn. Cùng với đó, một số cá nhân lợi dụng hoạt
động tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khỏe cộng đồng và an ninh trật tự xã hội.
- Quản lý đất đai với các cơ sở, tổ chức tôn giáo: Chính sách, pháp luật về đất đai
quy định quyền có đất đai xây dựng cơ sở thờ tự, thẩm quyền giao đất, cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và những nghĩa vụ trong sử dụng đất đai mà Nhà nước
giao cho các cơ sở tôn giáo. Tuy nhiên, điều kiện, tiêu chuẩn để có đất đai, xây dựng
cơ sở thờ tự còn chưa rõ ràng; trình tự, thủ tục để các cơ sở tôn giáo được Nhà nước
giao đất cũng chưa được quy định cụ thể, đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn
đến việc mua bán đất đai trái pháp luật, phát sinh những vấn đề mua bán đất núp bóng
dưới các hình thức “hiến, tặng” cho các cơ sở, tổ chức tôn giáo.
2.3.3 Hoàn thiện chính sách của Nhà Nước về Tôn Giáo

a. Tiếp tục nghiên cứu và thể chế hóa quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo.
b. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo, trước tiên là rà soát hệ
thống các quy định được quy định trong Luật tôn giáo và hệ thống các quy định có
liên quan đến các quy định về bảo trợ xã hội, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giáo dục, y tế,… bảo đảm đồng bộ. Bên cạnh đó, cũng cần đổi mới và nâng cao chất

15
lượng thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, trước mắt, cần tập
trung vào công tác quản lý sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo của người nước
ngoài ở Việt Nam; quản lý truyền đạo qua nền tảng internet; quản lý hoạt động xây
dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự và những hoạt động giáo dục, văn hóa, từ thiện, nhân đạo,
… của các tổ chức, pháp nhân tôn giáo.
c. Tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền
của các cơ quan quản lý nhà nước đối với những cơ sở tôn giáo là danh lam thắng
cảnh, khắc phục sự chồng chéo trong việc thực hiện chức năng quản lý giữa cơ quan
quản lý văn hóa và cơ quan quản lý tôn giáo.
d. Cần nghiên cứu, sửa đổi các quy định về đất đai theo hướng quy định rõ về
thẩm quyền giao đất, quy trình, thủ tục giao đất cho các cơ sở tôn giáo, về điều kiện
được giao đất và quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cơ sở
tôn giáo cho phù hợp hơn. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật về quản lý đất đai, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm
trong lĩnh vực đất đai. Các cơ quan chức năng cần tập trung thanh tra, kiểm tra các
hoạt động dễ phát sinh những vấn đề phức tạp, mất ổn định trật tự, như: lễ hội tôn
giáo; hoạt động sinh hoạt tôn giáo tập trung, truyền đạo, hoạt động của các nhóm “đạo
lạ”…
e. Để có những cơ sở pháp lý và bảo đảm sự thống nhất trong quản lý hoạt động
của những hiện tượng tôn giáo mới trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cũng
cần nghiên cứu, xem xét và ban hành các văn bản hướng dẫn để hoạt động của những
hiện tượng tôn giáo này ổn định hơn. Ban Tôn giáo Chính phủ cũng cần tham mưu
cho Bộ Nội vụ ban hành văn bản về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực này.

16
PHẦN KẾT LUẬN
Vấn đề tôn giáo là một trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm lớn trên thế
giới hiện nay. Chính vì thế việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội được đặt ra như là một vấn đề cấp thiết, điều này đòi hỏi phải đảm
bảo các nguyên tắc giải quyết đúng đắn. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng: “Chỉ
những kẻ ngu ngốc mới tuyên chiến với tôn giáo”! Như vậy có nghĩa là trong công tác
tôn giáo việc dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề là hoàn toàn sai lầm, mà phải dùng
tổng hợp các biện pháp chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lấy công tác vận động quần
chúng nhân dân làm nòng cốt nhằm phát triển những giá trị văn hóa tinh thần. Có thể
nói, các nước Xã hội Chủ nghĩa luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tôn giáo của
nhân dân, thực hiện các đường lối, chính sách để chống lại những hành vi cấm đoán,
ngăn cản tự do theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo, đe dọa, bắt buộc người dân phải theo đạo,
hay lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ. Vận dụng linh
hoạt, khoa học vào thực tiễn nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo
gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới toàn diện. Ngoài ra, làm
tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với các tôn giáo. Với trách nhiệm của một học sinh, sinh
viên, chúng em cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, tư tưởng, tác phong sống trong
sinh viên, tuyên truyền cho mọi người hiểu biết thêm về tôn giáo để không bị lôi kéo,
lợi dụng trước những thế lực phản động, bạo loạn chống phá nhà nước.

Với không gian nhỏ hẹp của một đề tài tiểu luận, nhóm chúng em đã chỉ ra những
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo cũng như việc thực hiện chính sách
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, bài tiểu luận của nhóm
chúng em không thể tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong được giáo viên
hướng dẫn chỉ bảo thêm.

Chúng em xin cảm ơn !

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự
thật 2021
2. Phạm, Hoài Anh. "Quan hệ tộc người ở Việt Nam hiện nay." (2016).
3. Hương, ThS Nguyễn Thị Nghĩa. "VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TỔ ĐÌNH HỘI
KHÁNH TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, TÔN GIÁO CỦA TỈNH BÌNH
DƯƠNG." PHẬT GIÁO CÁC TỈNH VÀ THÀNH PHỐ (2020): 139.
4. Đặng, Nghiêm Vạn (1984). Có một dân tộc Việt Nam, có một dân tộc Việt
Nam Xã hội Chủ nghĩa. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 215 (Tháng
2/1983), 28-37.
5. Nguyễn Thị Minh, Ngọc. "Giá trị của truyền thông tôn giáo trong điều
kiện đa dạng tôn giáo tại Việt Nam hiện nay từ góc nhìn xã hội học."
(2017).
6. Nguyễn, Tấn Đức. "Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt
Nam." (2015).
7. Khá, Nguyễn Ngọc. "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay." Tạp chí
Khoa học 41 (2012): 5.
8. La Đình, Mão. "Một số vấn đề về công tác cán bộ theo quan điểm chủ
nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh." (2009).
9. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1800-
chinh-sach-ton-giao-trong-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-
nam.html

18

You might also like