You are on page 1of 3

Giai đoạn hội thẩm

Các khiếu kiện của Việt Nam chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề chính:
Thứ nhất, các biện pháp tự vệ mà Indonesia áp dụng vi phạm các quy định về tự vệ
trong Hiệp định GATT và Hiệp định tự vệ của WTO
Thứ hai, các biện pháp tự vệ này vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) được nêu tại
điều I.1 của Hiệp định GATT
Cụ thể, Việt Nam cho rằng Indonesia đã vi phạm:
- Điều I: 1 của GATT 1994 vì KPPI không áp dụng thuế đối với các sản phẩm cụ
thể có xuất xứ tại các quốc gia được liệt kê trong Phụ lục của Quy định số 137.1 /
PMK.011 / 2014, nhưng không miễn trừ ngay lập tức và vô điều kiện đối với các
sản phẩm tương tự có nguồn gốc trên lãnh thổ của một số Thành viên, bao gồm
Việt Nam;
- Điều XIX: 1 (a) của GATT 1994 và các Điều 2.1, 3.1, 4.2 (a), 4.2 (b) và 4.2 (c)
của Hiệp định về các biện pháp tự vệ vì KPPI không chứng minh được sự tồn tại
của “những diễn biến không lường trước được” , “kết quả của những nghĩa
vụ” và “mối liên hệ hợp lý” giữa hai yếu tố trên với sự gia tăng nhập khẩu được
cho là đã gây thiệt hại nghiêm trọng. KPPI không đưa ra được giải thích hợp
lý và đầy đủ về cách các dữ kiện để chứng minh được sự gia tăng hàng nhập
khẩu thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho thị trường thép nội
địa, bao gồm việc đánh giá các chỉ số thiệt hại có liên quan.
+ Sự gia tăng hàng nhập khẩu: Việt Nam chỉ ra Indonesia đã không xác định
được liệu cơ quan nhập khẩu của nước này có đang nhập khẩu số lượng
hàng hóa ồ ạt, có thể gây tổn thương cho thị trường thép nội địa. Đồng
thời, Việt Nam cũng chỉ ra dữ liệu mà KPPI sử dụng là báo cáo nhập khẩu
từ 15 tháng trước nên không đáp ứng được yêu cầu xem xét này phải ở
trong khoảng thời gian gần.
+ Thiệt hại nghiêm trọng: Liên hệ với vụ Hoa Kỳ - Gluten bột mì (DS166),
Báo cáo của Ban Hội thẩm và cơ quan phúc thẩm giải thích để xác định
được mức độ thiệt hại nghiêm trọng thì cần xem xét: tốc độ và số lượng gia
tăng nhập khẩu của sản phẩm đó có liên quan quan một cách tương đối hay
tuyệt đối, thị phần trong nước của phần gia tăng nhập khẩu này, sự thay đổi
mức bán hàng, sản xuất, năng suất, công suất sử dụng, lợi nhuận, lỗ và việc
làm. Các nhân tố này phải được đánh giá từng yếu tố một. Từ kinh nghiệm
của vụ kiện này, Việt Nam đã chỉ ra rằng, báo cáo của KPPI không có
phân tích về khả năng sắp xảy ra của thiệt hại nghiêm trọng, không chỉ rõ
ràng tốc độ và số lượng hàng nhập khẩu tăng đột biến, không phân tích
được một cách riêng lẻ các yếu tố bị ảnh hưởng của ngành thép trong nước
như thị phần, năng lực sản xuất, số hàng tồn kho, việc làm của người lao
động. Báo cáo của KPPI nói rằng không tìm ra được các yếu tố gây thiệt
hại cho ngành SX trong nước ngoài yếu tố gia tăng nhập khẩu ồ ạt, nhưng
Việt Nam đã chỉ ra năng lực sản xuất trong nước của Indonesia không đủ
đáp ứng các nhu cầu trong nước, dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu.
+ Mối liên hệ nhân quả giữa sự gia tăng hàng hoá nhập khẩu và thiệt hại/đe
dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước: Việt Nam
đa chỉ ra thời điểm gia tăng nhập khẩu thép của Indonesia không trùng với
thời gian xuất hiện những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thép trong
nước, Indonesia cũng không phân tích rõ tác động của các yếu tố ngoài
yếu tố nhập khẩu đến tình hình công nghiệp (như cạnh tranh từ các nhà
sản xuất trong nước khác, đầu tư công suất, thuế chống bán phá giá và sự
gia nhập của 1 NSX mới vào năm 2011)
- Điều 12.2 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ vì Indonesia không cung cấp "tất
cả thông tin cần thiết" trong các thông báo về việc phát hiện có nguy cơ gây tổn
hại nghiêm trọng và đề xuất áp dụng biện pháp tự vệ cho Ủy ban WTO về các
biện pháp tự vệ;
- Điều XIX: 2 của GATT 1994 và Điều 12.3 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ
do Indonesia không dành những cơ hội thích hợp để tham vấn trước với các
Thành viên có quyền lợi cung cấp chủ yếu.
Giai đoạn phúc thẩm
Việt Nam cho rằng:
1. Ban hội thẩm đã sai sót trong việc giải thích và áp dụng Điều XIX: 1 (a) của GATT
1994, các điều khoản khác nhau của Hiệp định về các biện pháp tự vệ, bao gồm Điều 1
và 9.1, khi cho rằng biện pháp của Indonesia không phải là biện pháp tự vệ.
2. Ban hội thẩm đã sai khi cho rằng việc đình chỉ nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (MFN)
theo Điều I: 1 không cấu thành "đình chỉ " của " nghĩa vụ " theo Điều XIX: 1 (a) của
GATT 1994. Lỗi này bao gồm:
- Kết luận sai lầm của Ban hội thẩm rằng việc Indonesia đình chỉ nghĩa vụ MFN
theo Điều 9.1 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ không để ngăn ngừa hoặc khắc
phục thiệt hại nghiêm trọng;
- Kết luận sai lầm của Ban hội thẩm rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ có tính phân
biệt đối xử theo Điều 9.1 của Hiệp định về các biện pháp tự vệ không cấu thành
"đình chỉ" nghĩa vụ MFN, bởi vì vấn đề "đình chỉ" không phát sinh do việc áp
dụng Chú giải Diễn giải Chung cho Phụ lục 1A của Hiệp định WTO.

3. Việt Nam tiếp tục lập luận TƯƠNG TỰ như trong giai đoạn hội thẩm đối với:
a. Các loại thuế cụ thể được áp dụng như một biện pháp tự vệ
b. Các thông báo của Indonesia về việc phát hiện ra mối đe dọa gây thiệt nghiêm trọng và
quyết định áp dụng biện pháp tự vệ
c. Nghĩa vụ cung cấp cơ hội tổ chức tham vấn

You might also like