You are on page 1of 13

Một số bài tập bánh răng

Bài 1

Gơi ý giải

Các câu từ 1 đến 8

Tính giá trị các lực ăn khớp (câu 1 đến 5): theo các công thức đã học ở phần lý thuyết thì giá trị các lực
này phụ thuộc vào momen xoắn T, đường kính lăn dw và góc nghiêng β.

Phương chiều các lực ăn khớp thành phần (câu 6, 7, 8):


+ lực hướng tâm Fr thì luôn hướng về tâm bánh răng (khi ăn khớp ngoài)

+ lực vòng Ft thì tùy theo vai trò của bánh răng là chủ động hay bị động và chiều quay của bánh răng

+ lực dọc trục Fa thì ngoài các yếu tố như lực Ft còn phụ thuộc hướng nghiêng răng

Như vậy để làm bài này cần xác định các yếu tố (in nghiêng ở trên) cho từng bánh răng, hoặc ít nhất là
cho các bánh răng chủ động vì thành phần lực đặt lên bánh răng bị động thì có giá trị bằng với thành
phần tương ứng trên bánh răng chủ động, chiều ngược lại.

Cụ thể:

+ Với cặp 1-2 bánh răng chủ động 1 được lắp trên trục I, momen TI (Nmm) tính theo PI (kW) và nI (v/ph)
theo hệ thức:

9,55.106 . 𝑃𝐼
𝑇𝐼 =
𝑛𝐼
Với cặp 3-4 bánh răng chủ động 3 được lắp trên trục II, momen xoắn TII tính theo:

9,55.106 . 𝑃𝐼𝐼
𝑇𝐼𝐼 =
𝑛𝐼𝐼
trong đó,

Số vòng quay các trục được tính từ nIII đã cho (70 v/ph) và tỉ số truyền u của các bộ truyền như sau:

𝑛𝐼𝐼 = n𝐼𝐼𝐼 . u34 ; 𝑛𝐼 = n𝐼𝐼 . u12


với u12 = z2/z1 = 74/20 = 3,7 còn u34 = z4/z3 thì khó hơn một chút, phải suy ra từ các thông số đã cho
khác: chú ý là aw34 = 160 = 0,5.(dw3+dw4); cặp BR 3-4 là răng thẳng, modul m34 = 4 nên nếu không dịch
chỉnh thì dw4 = d4 = m34.z4 = 4.60 = 240 (mm) => d3 = dw3 = 2aw34 – dw4 = 2.160 – 240 = 80 => số răng z3 =
d3/m34 = 80/4 = 20 => u34 = 60/20 = 3.

Từ đó => nII = 70.3 = 210; nI = 210.3,4 = 777 (v/ph).


𝑃𝐼𝐼𝐼 𝑃𝐼𝐼
Công suất các trục tính theo hệ thức: 𝑃𝐼𝐼 = η ; 𝑃𝐼 = η , với ηk là hiệu suất giữa các trục, đề cho hệ
II−III I−II
suất hệ thống bằng 1 thì các ηk =1 nên PIII = PII = PI = 5,8 kW.

Thay vào tính được TI ≅ 71287; TII ≅ 263762 (Nmm).

Cuối cùng, để tính các lực ăn khớp trên các bánh răng chủ động 1 và 3 cần có đường kính lăn dw1, dw3 và
góc nghiêng β1, β3:

+ dw1 = m12.z1/cosβ1 = 1,5.20/cos(17o) = 31,37 mm

β1 = 17o (đã cho trong đề)

+ dw3 = 80 (đã nói ở trên)

β3 = 0 (đề cho là răng thẳng).

Từ các thông số trên, lưu ý αnw = α = 20 độ với bánh răng không dịch chỉnh

=> tính được giá trị các lực ăn khớp:


1) Ft2 = Ft1 = 2TI/dw1 = 2.71287/31,37 ≅ 4545 => đáp án B

2) Fa2 = Fa1 = Ft1.tan(βw1) ≅ 1390 => đáp án C

3) Fr2 = Fr1 = Ft1.tan(αnw)/cos(βw1) ≅ 1730 => đáp án D

4) Ft3 = 2TII/dw3 = 2.263762/80 ≅ 6594 => đáp án A

5) Fr3 = Ft3.tan(αnw)/cos(βw3) ≅ 2400 => đáp án A

Các câu 6-8 => cần vẽ chiều quay các bánh răng, hướng răng và xác định mặt làm việc của răng chủ
động, từ đó phân tích lực ăn khớp:

Từ chiều quay bánh răng 2 (nhìn từ O đến z) ngược chiều kim đồng hồ (màu xanh trên hình) => chiều
quay bánh răng 1 ngược lại (màu đỏ trên hình vẽ) => lực vòng Ft1 ngược chiều quay, tức là sẽ có chiều
cùng Ox (=>đáp án câu 6 là B); khi BR1 quay như vậy, và bánh răng 1 nghiêng phải, nên mặt làm việc của
răng sẽ là mặt màu đỏ => lực Fa1 hướng lên trên tức là theo Oz (=> câu 7 đáp án là A).

Đối với cặp 3-4, tại điểm ăn khớp các BR quay ra ngoài => lực vòng Ft3 đi vào trong, tức là ngược chiều
Ox = >đáp án câu 8 sẽ là D.

Câu 9: Từ phân tích lực ăn khớp ở hình trên,


lực Fa1 hướng lên (theo Oz) do đó Fa2 trên
BR2 sẽ có chiều ngược lại (hướng xuống). Do
đó nếu cặp BR 3-4 là răng nghiêng thì lực dọc
trục đặt lên BR3 sẽ phải có chiều hướng
ngược Fa2, tức là Fa3 sẽ phải hướng theo Oz
=> mặt răng làm việc phải là mặt dưới => tức
là răng BR3 sẽ phải nghiêng trái và do đó BR4
nghiêng phải (đáp án B)

Câu 10: Từ lập luận tại câu 9, để tổng lực dọc trục tác động lên trục II bằng 0 thì GIÁ TRỊ của Fa2 và Fa3
bằng nhau. Đã có Fa2 = 1390 (câu 2), cần tính β3 để Fa3 = Fa2 = 1390. Vì giữ nguyên số răng nên tỉ số
truyền u34 không đổi => TII không đổi, nhưng đường kính d3 sẽ thay đổi thành d3' = m34.z3 /cos(β3) và do
đó lực dọc trục trên BR3 sẽ là:
2𝑇𝐼𝐼 2𝑇𝐼𝐼
Fa3 = Ft3 . tan(β3 ) = . tan(β3 ) = . sin(β3 )
𝑚34 𝑧3 /𝑐𝑜𝑠β3 𝑚34 𝑧3
Thay Fa3 = Fa2 = 1390; m34 = 4; z3 = 20 tính được β = 12,17 (độ) => đáp án A
Bài 2

Gợi ý giải: Các câu từ 1 đến 8 chỉ cần áp dụng các công thức cơ bản là tính được (chú ý trong các công
thức chung thì chỉ số 1 là bánh răng dẫn, chỉ số 2 là bánh răng bị dẫn; dấu "+" cho ăn khớp ngoài, dấu "—
" cho ăn khớp trong)
𝑑𝑤1 +𝑑𝑤2 mz
(1) Khoảng cách trục 𝑎𝑤 = ; dw =
2 cosβ

Đề yêu cầu tính cho cặp 3,4 => thay số tương ứng, tính được 88,52 => đáp án D

2 𝑐𝑜𝑠 β
(2) Các hệ số 𝑍𝐻 = √ 𝑠𝑖𝑛2α 𝑏 Với BR nghiêng, hệ số này tính hơi rắc rối một chút, vì cần tính αw và βb
𝑤

- bánh răng không dịch chỉnh nên αw = αt = atan(tanα/cosβ); α = 20o

- góc nghiêng trên vòng cơ sở βb = atan(cosαt.tanβ)

Thay số β=15 độ, tính được ZH = 1,715 => đáp án A


1 1
(3+8) 𝜀𝛼 ≈ [1,88 − 3,2( ± )] 𝑐𝑜𝑠 𝛽 =>
𝑧1 𝑧2

Câu 3: thay số cho cặp BR 3-4 => 1,62 => đáp án B

Câu 8: thay số cho cặp 1-2 => 1,71 => đáp án A

4−𝜀𝛼 1
(4) 𝑍𝜀 = √ (với BR thẳng) hoặc 𝑍ε = √ (với BR nghiêng)
3 εα

Cặp 3-4 là BR nghiêng, εα = 1,62 đã tính ở câu 3 => tính được Zε = 0,79 => đáp án A

𝑍𝑀 𝑍𝐻 𝑍𝜀 2𝑇1 𝐾𝐻 (𝑢±1)
(5) 𝜎𝐻 = 𝑑𝑤1
√ 𝑏 𝑢 , với chú ý là σH1 = σH2 và tính theo bw,min của cặp BR (vì ứng
𝑤

suất chỉ xuất hiện tại vùng 2 răng tiếp xúc nên phần răng thừa ra ngoài không ảnh hưởng đến
tính toán)

Cần tính đường kính dw của bánh dẫn (như câu 1) => 29,51mm; T của trục dẫn (bánh răng 3 lắp
trên trục II) => T= 9,55*10^6*PII/nII, trong đó đã biết PIII = 4,8; hiệu suất η=1 nên công suất trên các trục
khác cũng bằng PIII, tức là PI = PII = 4,8 kW; nII = nIII.u34 = 96.z4/z3 = 96.6 = 480; hệ số ZM đã cho; ZH = 1,71
và Zε = 0,79 đã tính ở câu 8 và câu 4; u=z4/z3=5; b=min(b3,b4) = 35mm => tính được σH=1450MPa =>
đáp án B
2𝑇𝑖 𝐾𝐹 𝑌𝐹𝑖 𝑌ε 𝑌β
(6+7) σ𝐹𝑖 = 𝑑𝑤𝑖 𝑏𝑤𝑖 𝑚

Khác với khi tính ứng suất tiếp xúc, ứng suất uốn tính tại chân răng do tải trọng ăn khớp truyền
xuống sẽ tác động lên toàn bộ phần chân răng của mỗi răng, ngoài ra hệ số dạng răng cũng khác nhau =>
tính răng cho răng ở từng bánh với chiều rộng vành răng bwi lấy theo số liệu đã cho của mỗi bánh răng.

Cần tính thêm momen xoắn T (như câu 5, chú ý BR3 lắp trên trục II, BR4 lắp trên trục III); hệ số
Yε = 1/εα và hệ số Yβ = 1-βo/140.

Thay số => câu 6 tính được 604 = >đáp án A; câu 7 tính được 609 => đáp án B

(có một ít sai số do việc lấy tròn các hệ số trung gian)

(9+10) Công suất lớn nhất truyền được mà không bị hỏng răng tức là răng của cả 2 bánh răng phải đủ
bền, tức là hệ số an toàn tính cho từng răng ở mỗi cặp đều phải ≥ 1. Do đó:

Với câu 9, do ứng suất tiếp xúc σH ở hai răng của 1 cặp là như nhau nên công suất lớn nhất Pmax sẽ được
xác định từ điều kiện hệ số an toàn nhỏ nhất sHmin=min{[σH1]/σH, {[σH2]/σH}=min{[σH1] {[σH2]}/σH=1.
Tương tự, với câu 10, Pmax được xác định từ điều kiện sFmin=min{[σF3]/σF3, {[σF4]/σF4}=1.

Ngoài ra, nếu nhìn vào các công thức tính σH và σF và T trên đây, với các hệ số và kích thước giữ nguyên
thì σH tỉ lệ thuận với √𝑇 còn σF tỉ lệ thuận với T, T lại tỉ lệ thuận với công suất P, tức là:

𝑠𝐻 [σ ]/√𝑃 P∗ sF [σ ]/𝑃 𝑃∗
∗ = [σ 𝐻]/ =√ và = [𝜎 F]/𝑃∗ =
𝑠𝐻 𝐻 √𝑃∗ P s∗F 𝐹 𝑃

Do đó nếu cho hệ số an toàn s*= 1 => tính được Pmax = P* tương ứng với từng chỉ tiêu về mỏi bề mặt (sH)
hay gẫy răng do mỏi (sF).

Cụ thể, với câu 9, trước tiên tính σH cho cặp 1-2 (bánh răng thẳng):

+ momen TI = 9,55*10^6*4,6/1640, trong đó 1640 là tốc độ quay của trục I, tính từ


nI = nIII*u34*u12 = nIII*(z4/z3)*(z2/z1);

2
+ thay số tính được 𝑍𝐻 = √ = 1,76;
𝑠𝑖𝑛(2

4−1,71
+ với εα đã tính tại câu 8 = 1,71 => tính được 𝑍ε = √ = 0,87
3

+ kết hợp với số liệu đã cho ZM = 274, KH= 1,15 và các thông số bwmin = bw2 = 33, dw1 = m.z1 = 48,
u = z2/z1 = 3,42 => thay số tính được σH = 432,4 MPa

Hệ số an toàn tối thiểu (hiện thời) sH = min{[σHi]} /σH = 620/432,4 = 1,434. Do đó công suất lớn
nhất có thể truyền được (tức là khi hệ số an toàn = 1) sẽ là Pmax = P(𝑠𝐻 )2 = 4,6.1,4342 = 9,46 kW
(đáp án C)

Với câu 10, trước tiên tính ứng suất uốn σF cho các răng cặp 1-2 (răng thẳng):
2𝑇𝑖 𝐾𝐹 𝑌𝐹𝑖 𝑌ε 𝑌β
Sử dụng công thức σ𝐹𝑖 = 𝑑𝑤𝑖 𝑏𝑤𝑖 𝑚
, chú ý là răng thẳng nên Yβ = 1; Yε = 1/εα = 1/1,71 = 0,59; dw1=mz1 =
48; dw2=mz2=164; TI,II tính theo công suất và số vòng quay trục I và II; các thông số khác đã cho trong đề
(bw, KF, YF). Thay số tính được: σF1 = 37,84; σF1 = 39,33; từ đo tính được hệ số an toàn tương ứng sF1=7,14
và SF2=7,63 => SFmin=7,63 => Pmax = P.sFmin = 4,6.7,63 = 32,82 kW => đáp án A
Bài 3
Gợi ý giải: Các câu từ 1 đến 3 yêu cầu xác định các thông số chính của bộ truyền bánh răng trụ (ăn khớp
ngoài) khi biết trước khoảng cách trục và tỉ số truyền.

Các câu 4-10 liên quan đến hệ dẫn động gồm hai cấp, cấp nhanh là cặp BR côn, cấp chậm là cặp bánh
răng trụ. Yêu cầu tính các thông số hình học và phân tích lực ăn khớp trong các bộ truyền này.

Để giải các câu 1-3 cần biết các nội dung sau:

- tỉ số truyền u = n1/n2 = z2/z1

- công thức tính sơ bộ modun theo khoảng cách trục aw: msb ∈ (0,01 – 0,02)aw

- dãy tiêu chuẩn modul: 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 4; 5…


𝑚𝑧 𝑑𝑤1 +𝑑𝑤2
- công thức tính đường kính lăn và khoảng cách trục: 𝑑𝑤 = 𝑐𝑜𝑠β ; 𝑑𝑤2 = 𝑢𝑑𝑤1 ; 𝑎𝑤 = 2

2aw .cosβ
từ đó có thể suy ra công thức tính số răng: 𝑧1 = m(u+1)
và z2 = u. z1 hoặc tính góc nghiêng β của răng
m(z1 +z2 )
cosβ = 2aw

Cụ thể, từ n1, n2 tính được u = 2850/594 = 4,8. Từ aw = 190 => m ≤ 0,02.aw = 3,8 => xem dãy tiêu chuẩn
chọn m=3. Chọn sơ bộ β = βmin = 8 (lấy giá trị nhỏ nhất trong khoảng yêu cầu: 8 – 20 độ), tính được z1max
= 21,63, làm tròn xuống chọn z1=21 (vì đã nếu số răng tăng lên thì từ công thức cuối trên đây khi tính lại
β sẽ làm cosβ tăng => β giảm, nhưng đã lấy nhỏ nhất trong khoảng yêu cầu rồi nên không thể giảm hơn
được nữa). Tiếp theo sẽ tính z2 = u.z1 và làm tròn về số nguyên gần nhất được z2 = 101. Thay vào công
thức cuối tính cosβ = 3,5.(21+101)/(2.190) và ra được β = 15,6 độ nằm trong khoảng yêu cầu.

Vậy, sẽ chọn đáp án: câu 1) z2=101 (C); câu 2: β = 15,6 (A); câu 3: z1=21 (B)

Các câu 5 và 6 liên quan đến các kích thước cơ bản của bộ truyền BR côn:
𝑑 𝑅 𝑠𝑖𝑛 𝛿 𝑍
𝑢 = 𝑑𝑒2 = 𝑅𝑒 𝑠𝑖𝑛 𝛿2 = 𝑡𝑔𝛿2 = 𝑍2 và 𝑅𝑒 = 0,5. 𝑚𝑡𝑒 . √𝑍12 + 𝑍22
𝑒1 𝑒 1 1

Thay số tính được: δ2 = 74,16 => câu 5 sẽ chọn đáp án C

Re = 115,38 => câu 6 sẽ chọn đáp án B

Các câu 4,7,8,9,10 liên quan đến lực ăn khớp trong bộ truyền bánh răng côn và bánh răng trụ: trục II sẽ
có 2 lực dọc trục tác dụng, một từ bánh răng côn 2, đặt giữa vành răng và hướng xuống dưới và 1 từ bộ
truyền bánh răng trụ 3, hướng lên hoặc xuống tùy theo hướng nghiêng răng và chiều quay. Với chiều
quay đã cho trên BR1 => xác định được chiều quay trên trục I và II và phân tích lực ăn khớp như hình vẽ.

Giá trị các lực này như sau:

* Fa3 = Ft3.tan(β) = (2TII /dw3). tan(β) có chiều hướng lên trên (phương án a) nếu BR3 nghiêng phải, còn
ngược lại thì hướng xuống theo phương án b trên hình vẽ.

* Fa2 = Fr1 = Ft1.tan(α).cos(δ1) = Ft2.tan(α).sin(δ2) = (2TII/dm2). tan(α).sin(δ2) =>

dm2 =2TII.tan(α).sin(δ2)/Fa2 => nếu biết Fa2 có thể tính được đường kính trung bình bánh 2 => tính
được chiều rộng b của bánh răng côn: b = 2Re.(1-dm2/de2) (vẽ hình thì thấy ngay, hình như là định lý Ta-
lét) => cần tìm Fa2.
Cần phân tích thêm một chút: giá trị Fa3 có thể tính được, nếu biết TII, dw3 và β.

- Momen TII thì có thể tính qua PII và nII: đề cho hiệu suất bằng 1 nên PII = PI = 1,5 kW; cho nI = 900 (v/ph)
=> nII = nI/u12 = nI/(z2/z1) = 900/(74/21) = 255,4 (v/ph) => TII = 56087Nmm.
m34 (z3 +z4 )
- góc β tính từ aw, z3, z4 và m34: cosβ = 2aw
= => β = 19,86 độ
𝑚𝑧
- dw3 tính theo z3, m34 và β: 𝑑𝑤 = => dw3 = 60,6.
𝑐𝑜𝑠β

Từ đó tính được Fa3 = 668,48N.

Nhận thấy Fa3 > tổng lực dọc trục đã cho (460N) nên Fa3 không thể cùng chiều Fa2 do đó Fa3 phải
ngược chiều Fa2, tức là hướng theo phương án (a) trên hình phân tích lực trên đây, vì vậy câu trả lời của
câu 7 sẽ là nghiêng phải (đáp án B)

Từ nhận xét này suy ra giá trị của lực Fa2 trên bánh răng côn sẽ là:

- phương án 1) Fa2 = Fa3 – FΣ = 668 – 460 = 208,48

- phương án 2) Fa2 = Fa3 + FΣ = 668 + 460 = 1128,48

Với phương án 1) tính được dm2 = 188,39mm; còn với phương án 2) thì dm2 = 34,81mm.

Chiều dài côn đã tính Re = 115,38; de2 = mte.z2 = 3.74 = 222 mm => tính được b = 34,93 (theo phương
án 1, còn phương án 2 cho b=194,6 > Re nên bị loại) => đáp án câu 4 sẽ là C

** Từ dm2 đã tìm được bằng 188,39 sử dụng các công thức tính lực trong bộ truyền BR côn Ft2 = Ft1;
Fr2=Fa1 và Fa2=Fr1 sẽ dễ dàng tìm được lời giải cho các câu 8,9,10.

- Ft2 = 2TII/dm2 = 595,43 (câu 8: đáp án D)

- Fr1 = Fa2 = 208,48 như đã phân tích ở trên (câu 9: đáp án B)

- 𝐹𝑎1 = 𝐹𝑡1 tanα. 𝑠𝑖𝑛δ1 = 𝐹𝑡2 tanα. 𝑐𝑜𝑠δ2 = 595,43.tan(20o).cos(74,16o) = 59,16 (câu 10: đáp án C)
Bài 4: Xác định thông số bộ truyền bánh răng

Dãy mô đun răng tiêu chuẩn (mm): 1, 1.25, 1.5, 2, 2.5, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12, 16, 20, 25

Bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng ăn khớp ngoài được dự kiến thiết kế với aw = 295 mm và tỉ
số truyền sai lệch ít nhất so với usb = 3.13. Mô đun pháp chọn trong dãy tiêu chuẩn trên đây, gần
nhất với giá trị sơ bộ tính được theo công thức 𝑚𝑠𝑏 = 2𝑎𝑤 . cosβ/(43 + 14𝑢𝑠𝑏 ) và số răng z1 lớn
nhất có thể nhưng phải đảm bảo điều kiện góc nghiêng răng β ≥ 10.4o. Xác định các thông số sau:
Câu 1: Modul tiêu chuẩn (mm):
A. 8 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 2. Số răng bánh dẫn:
A. 23 B. 22 C. 24 D. 25
Câu 3. Số răng bánh bị dẫn:
A. 71 B. 70 C. 72 D. 73
Câu 4. Giá trị chính xác của góc nghiêng răng (độ):
A. 19.9 B. 14.96 C. 17.2 D. 18.55
------------
Bộ truyền bánh răng côn răng thẳng có z1 = 20, z2 = 64 và biết chính xác hệ số Kbe = b/Re = 0.27.
Khi đo sơ bộ xác định được môđun trung bình mm ≈ 4.86. Xác định các thông số sau đây (tính
bằng mm).
Câu 5. Mô đun vòng ngoài tiêu chuẩn (me):
A. 4 B. 8 C. 6 D. 5
Câu 6. Đường kính trung bình bánh răng dẫn (dm1):
A. 119.4 B. 128.7 C. 138.1 D. 103.8
Câu 7. Chiều dài côn ngoài (Re):
A. 201.2 B. 231.4 C. 175 D. 249.5

Gợi ý giải

Câu 1: Dựa theo công thức và số liệu đã cho tính được modul sơ bộ (chú ý 𝛽 ≥ ⋯ 𝑛ê𝑛 cos(𝛽) ≤ ⋯ )
2.295. cos(10,4)
𝑚𝑠𝑏 ≤ = 6,684
43 + 14.3,13
Từ giá trị tính được chọn modul tiêu chuẩn m=6
𝑚(𝑧1 +𝑧2 ) 𝑚𝑧1 (𝑢+1) 2𝑎𝑤 .cos 𝛽
Câu 2: Bộ truyền ăn khớp ngoài nên 𝑎𝑤 = = => 𝑧1 ≤
2𝑐𝑜𝑠𝛽 2 𝑚(𝑢+1)

Với m đã chọn bằng 6, 𝛽 𝑣à 𝑢𝑠𝑏 đã cho tính được z1 <= 23,41. Số răng nguyên nên z1c = 23

Câu 3, câu 4: Số răng bánh dẫn: 𝑧2 = 𝑢. 𝑧1𝑐 = 3,13.23 = 71,99. Chọn số nguyên gần nhất z2 = 72 để
đảm bảo tỉ số truyền gần nhất có thể với giá trị sơ bộ đã cho theo yêu cầu trong đề. Tính lại góc
𝛽 (𝑐â𝑢 4) và kiểm tra 𝛽 ≥ 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị đã 𝑐ℎ𝑜. Nếu đạt thì z2 trên là đáp án, còn nếu không đạt giảm z2 đi 1
răng.
𝑚(𝑧1 +𝑧2 )
Góc 𝛽 xác định từ công thức: 𝑐𝑜𝑠𝛽 = =6.(23+72)/(2.295)=0,966 => 𝛽 = 14,96 độ đáp ứng yêu
2𝑎𝑤
cầu đề ra (>= giá trị yêu cầu).

Vậy đáp án câu 3 là z2 = 72 và câu 4 là β = 14,96 độ

-------

Câu 5: Với bài này cần chú ý là modul vòng ngoài phải theo dãy tiêu chuẩn. Từ số liệu đã cho sẽ xác định
sơ bộ modul vòng ngoài theo công thức: 𝑚𝑒 = 𝑚𝑚 /(1 − 0,5. 𝐾𝑏𝑒 ) = 4,86/(1-0,5.0,27) = 5,618. Cần chọn
modul GẦN NHẤT trong dãy tiêu chuẩn đã cho => đáp án me = 6

Câu 6: Đường kính trung bình bánh dẫn 𝑑𝑚1 = 𝑧1 𝑚𝑚 trong đó 𝑚𝑚 là GIÁ TRỊ CHÍNH XÁC của modul
trung bình, tính lại theo Kbe và modul tiêu chuẩn: 𝑚𝑚 = 𝑚𝑒 . (1 − 0,5. 𝐾𝑏𝑒 ) = 6. (1 − 0,5.0,27) = 5,19.
Từ đó tính được 𝒅𝒎𝟏 = 𝟐𝟎. 𝟓, 𝟏𝟗 = 𝟏𝟎𝟑, 𝟖 mm

Câu 7: đã biết me, z1, z2 => tính được chiều dài côn ngoài

𝑅𝑒 = 0,5. 𝑚𝑒 . √𝑧12 + 𝑧22 = 0,5.6. √202 + 642 ≈ 𝟐𝟎𝟏, 𝟐 𝒎𝒎


Bài 5 (Trục vít)

Gợi ý giải: Câu 1, câu 6 (tính góc vít và hiệu suất): Trong sơ đồ thì động cơ quay sẽ làm trục vít quay =>
bánh vít + tang quay theo để nâng tải G. Như vậy, trục vít là trục dẫn, bánh vít lắp trên trục bị dẫn. Công
𝑡𝑎𝑛(γ)
thức tính hiệu suất cho trường hợp này là: η = 𝑡𝑎𝑛(γ+φ)

Để tính hiệu suất cần tính góc vít γ và góc ma sát ϕ.


Góc vít tính từ công thức: γ = 𝑎𝑡𝑎𝑛(𝑧1 /𝑞) với z1 là số mối ren; q là hệ số đường kính; thay số tính được
γ = 9,09 độ. Đây cũng là yêu cầu của câu 6 => Đáp án câu 6 là D.

Góc ma sát tính từ công thức: φ = 𝑎𝑡𝑎𝑛(𝑓), với f là hệ số ma sát giữa bánh vít và trục vít

Thay số (z1=2; q=12,5; f=0,1) tính được η =0,606 => chọn đáp án câu 1 là D.

Câu 2: Lực vòng Ft1 = 2T1/dw1 => cần tính T1 và dw1. Đường kính lăn dw1 = d1 = mq (không dịch chỉnh) tính
9,55.106 .𝑃1
được vì đã cho m, q; còn T1 thì cần biết P1 và n1 (𝑇1 = ), do đó sẽ làm các câu 3 và 7 trước.
𝑛1

Câu 3: Công suất trên trục động cơ = trên trục vít (khớp có hiệu suất ≅ 2) được tính từ công suất của
trục lắp bánh vít (cũng bằng công suất công tác) và hiệu suất đã tính ở câu 1: 𝑃đ𝑐 = 𝑃𝑐𝑡 /η

Công suất công tác 𝑃𝑐𝑡 = 𝐹. 𝑣/1000 = 𝐺. 𝑔. 𝑣/1000 = 220.9,8.1,83/1000 = 3,95kW => Pđc=6,52 (đ.a. D)

Câu 7, câu 9: Vận tốc quay của động cơ tính từ vận tốc quay của trục lắp bánh vít và tỉ số truyền u của bộ
truyền TV: 𝑛đ𝑐 = 𝑛𝑏𝑣 . 𝑢, trong đó 𝑢 = 𝑧2 /𝑧1 = 34/2 = 17, còn vận tốc quay trên trục lắp bánh vít = vận
tốc quay của tang cáp sẽ được tính từ vận tốc vòng trên trên tang cáp = vận tốc nâng v theo công thức:
60000.𝑣
𝑛𝑏𝑣 = π.𝐷
𝑡𝑎𝑛𝑔

Thay số tính được nbv = 65,94 => nđc = 1121 v/ph (đ.a. A cho câu 7)

Cũng thấy luôn là câu 9 (hỏi về tỉ số truyền) có đáp án là D.

Quay trở lại câu 2: Thay số tính được F1 = 710,47 => chọn đ.a. C cho câu 2.
𝑑𝑤1 +𝑑𝑤2
Câu 4, câu 8: Khoảng cách trục của bộ truyền (không dịch chỉnh) 𝑎𝑤 = ; dw1=mq; dw2=mz2 =>
2
thay số và tính được dw2 = aw = 290,63 => đáp án D cho câu 4.

Đối với câu 8, dw2 luôn bằng d2 = mz2 => thay số tính được d2 = 425 => đáp án B.

Câu 5: Đã biết: chiều quay


của bánh vít (từ chiều vận
tốc v), chiều quay của trục
vít (chính là của động cơ,
CHÚ Ý là đề cho hướng nhìn
Ox, tức là NHÌN TỪ O đến
X), từ đó giả thiết là ren
phải, phân tích chiều của
lực vòng Fa2 (cùng chiều
quay của bánh vít) => chiều
lực dọc trục Fa1 sẽ ngược
lại => mặt ren làm việc => nếu lực Fa1 đi từ mặt làm việc sang mặt sau của ren thì giả thiết ren phải là
đúng, còn ngược lại thì là ren trái. Xem hình bên minh họa => giả thiết ren phải sai => ren trái (đ.a. C)
𝑡1𝐹 𝐹𝑎1 𝑐𝑜𝑠(φ)
Câu 10: Áp dụng các công thức: 𝐹𝑎1 = 𝑡𝑎𝑛(γ±φ) và 𝐹𝑟2 = 𝐹𝑟1 = 𝑐𝑜𝑠(γ±φ)
𝑡𝑎𝑛(α)𝑐𝑜𝑠(γ) với γ, ϕ, Ft1 đã
tính ở các câu trên, lưu ý α=20 độ => tính được Fr2 = 994,58 => đáp án C

You might also like