You are on page 1of 5

40 MỞ BÀI #VĂN_11 CHỌN LỌC (phần 1)

1. Vội vàng
+MB1: (Bài viết của Lê Đức)
Thời đại thơ Mới là một nhánh rẽ đầy ngoạn mục, táo bạo của nền thơ ca Việt Nam. Khi ấy, thơ văn
khoác lên cho mình một chiếc áo được cách tân đầy mới mẻ, là mảnh đất vô cùng màu mỡ đã vun
trồng biết bao hồn thơ độc đáo như: Tản Đà, Thế Lữ, Hàn Mạc Tử hay Xuân Diệu. Nếu Tản Đà được
biết đến là người “đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc dạo chơi tân kì đương sắp sửa” thì
Xuân Diệu lại là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một vị trí xứng tầm trong lòng độc giả. Bài
thơ “Vội vàng” – một thi phẩm tiêu biểu cho một phong cách thơ được cách tân rất mới mẻ về cả nội
dung và hình thức của Xuân Diệu, bài thơ thể hiện quan niệm sống, niềm ham sống, khao khát sống
và tận hưởng đến vô biên của thi nhân:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợp tắt
Còn hơn buồn lẻ loi suốt trăm năm”
+MB2: (Bài viết của Bảo Hân)
Thơ mới (1930-1943) được coi là một cuộc cách mạng trong thi ca Việt Nam. Ở thời kì này ta có thể
thấy được “một hồn thơ rộng lớn” như Thế Lữ, “ảo não” như Huy Cận, “trong sáng” như Nguyễn
Nhược pháp và nổi bật trong đó, ta có Xuân Diệu – một nét thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” (thi
nhân Việt Nam). Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, là người đưa thơ mới lên vị
trí đỉnh cao với tập thơ đầu tay và tiêu biểu nhất là “thơ thơ”. Bài thơ “Vội vàng” được trích từ tập
thơ này, đã thể hiện nét độc đáo trong phong cách thơ được cách tân cả về nội dung lẫn hình thức của
Xuân Diệu. Điều đó được khắc họa đặc biệt ở 13 câu thơ đầu, nét bút của Xuân Diệu đã vẽ lên bức
tranh thiên nhiên mùa xuân đặc sắc sinh động và nổi bật ở đó là cả một khao khát sống hết mình,
quan niệm nhân sinh và thẩm mĩ mới mẻ của tác giả.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
+MB3: (Bài viết của Lê Đức)
Thời đại thơ Mới là một nhánh rẽ đầy ngoạn mục, táo bạo của nền thơ ca Việt Nam. Khi ấy, thơ văn
khoắc lên cho mình một chiếc áo được cách tân đầy mới mẻ, là mảnh đất vô cùng màu mỡ đã vun
trồng biết bao hồn thơ độc đáo như: Tản Đà, Thế Lữ, Hàn Mạc Tử hay Xuân Diệu. Nếu Tản Đà được
biết đến là người “đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc dạo chơi tân kì đương sắp sửa” thì
Xuân Diệu lại là người đã đưa những khúc nhạc ấy đến một vị trí xứng tầm trong lòng độc giả. Bài
thơ “Vội vàng” – một thi phẩm tiêu biểu cho một phong cách thơ được cách tân rất mới mẻ về cả nội
dung và hình thức của Xuân Diệu, bài thơ thể hiện quan niệm sống, niềm ham sống, khao khát sống
và tận hưởng đến vô biên của thi nhân:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợp tắt
Còn hơn buồn lẻ loi suốt trăm năm”
Đặc biệt qua 13 câu thơ đầu, Xuân Diệu đã dẫn ta đến thiên đường nơi trần thế với tình yêu vô cùng
đằm thắm và táo bạo:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
…………………..
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
+ MB4: (Sưu tầm)
Trong thơ cũ (thơ trung đại) đã có nhiều bài thơ viết về tình yêu với mùa xuân và cuộc sống:
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Nét nổi bật của thơ ca Trung đại là mang tính phi ngã, cái tôi trữ tình thường ẩn náu sau những hình
tượng thiên nhiên. Còn trong thơ mới, đặc biệt là thơ Xuân Diệu khi viết về tình yêu với mùa xuân và
cuộc sống, ý thức về cái tôi trữ tình được thể hiện rất táo bạo. Bài thơ “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu
cho hồn thơ Xuân Diệu, thể hiện quan niệm sống mang ý nghĩa nhân bản: Thiên đường ngay trên mặt
đất, vì vậy hãy yêu mến và sống hết mình với cuộc sống thực tại. Bài thơ thể hiện niềm ham sống,
khao khát sống và tận hưởng đến vô biên của thi nhân:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợp tắt
Còn hơn buồn lẻ loi suốt trăm năm”
2. Tràng giang
+MB1: (Trích trong bài viết của thầy Chu Văn Sơn)
Diễn trình của cái tôi Thơ mới (1932 – 1945) là từ nỗi cô đơn cá thể đến cô đơn toàn thể. Nếu cô đơn
cá thể là bị cô đơn (không được chia sẻ), cái tôi không được hòa điệu, thì cô đơn bản thể là tự cô đơn
(không chia sẻ được), cái tôi không hòa điệu được. Cô đơn cá thể là sắc thái cô đơn tiêu biểu cho Thơ
mới ở nửa đầu, mà Huy Cận là một kết tinh quan trọng. Ở nửa sau, nhất là vào hồi cuối, cùng sự xuất
hiện của những Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, đặc biệt là Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê
sắc thái cô đơn của cái tôi đã khác nhiều với những băn khoăn hết sức siêu hình về sự tồn tại của cái
tôi (Ai nói giùm ta có ta không?, Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta?…). Ở đó, cá nhân không bị cô đơn, mà
tự cô đơn. Nó ngày một chìm đắm vào nỗi cô đơn bản thể.Tràng giang là thành tựu thuộc chặng đầu.
+ MB2: (Bài viết của Trịnh Hân)
Trải lòng qua từng trang thơ tình “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận, ta đã cùng ông nếm trải biết
bao nỗi bơ vơ, sầu vô cùng tận. Không hổ danh là bậc thầy “ảo não bậc nhất”, chính bản thân Huy
Cận tự nhận: “Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm”. Thật vậy, đã là một nhà thơ chân chính, đòi hỏi
ta phải có một tâm hồn thật nhạy cảm, tinh tế, biết rung động đúng lúc và luôn mang những cảm xúc
chân thành vào từng con chữ. Huy Cận tuy mang tâm hồn buồn riêng biệt, luôn sẵn sàng trải ra với
sông dài, trời rộng, với nỗi sầu nhân thế bao quanh. Nhưng không vì thế mà nỗi buồn của Huy Cận
mang hình hài, dáng vấp của nỗi cái “lụy tàn”, nỗi buồn của ông khơi lên trong lòng người đọc niềm
khao khát hướng đến ánh sáng, hướng đến những điều tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Hay nói
cách khác, đó là nỗi buồn “ bi nhưng không lụy”.
3. Đây thôn Vĩ Dạ
+MB1: (Bài viết của Lê Đức)
Bạch Cư Dị từng nói: “Cảm động lòng người, trước hết không gì bằng tình, đầu tiên không gì bằng
lời, tha thiết không gì bằng thanh, sâu xa không gì bằng nghĩa. Vậy đối với thơ tình là gốc, lời là
cảnh, thanh là họa, nghĩa là quả”. Có thể nói, tình cảm là yếu tố sinh mệnh của thơ ca, thiếu tình cảm
thì chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu có vần chứ không làm được nhà thơ. Đồng thời, thơ
ca không bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà nó được ý thức, được siêu thăng, được
lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ gắn liền với ý thức về mình, về đời. Hiện lên như một “ngôi sao chổi”
xoẹt qua bầu trời thi đàn văn học với cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình, Hàn Mặc Tử đến với thơ, với
đời bằng tình cảm tha thiết, chân thành của một kẻ sĩ đứng giữa hai bờ sinh tử, chơi vơi giữa cõi thực
và cõi mộng. Gã làm thơ khi đã nếm trải đủ mùi vị đau thương trong chốn vốn chẳng có gì là vĩnh
hằng. Bao giờ cũng vậy, Hàn Mặc Tử luôn muốn thoát li hiện thực, tìm về một cõi xa xăm nào đấy
để ôm ấp những nỗi sầu u oải, mơ hồ, và có lẽ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã bước ra từ sự quằn quại, đau đớn
để góp vào vườn thơ Hàn “rộng không bờ không bến” một cõi hư vô rợn ngợp khiến thi nhân không
khỏi thổn thức:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
………………………………
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
+ MB2: Vẻ đẹp của khổ thơ thứ 2 (Bài viết được làm theo dàn ý của cô Trịnh Thu Tuyết)
Hàn Mặc Tử là một trong những gương mặt nổi bật nhất của phong trào Thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử
là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cảnh vật, yêu con người nồng nàn, tha thiết. Bài thơ
“Đây thôn Vĩ Dạ” chính là bài mang một tình yêu, khát khao cuộc sống như vậy. Đặc biệt, khổ thơ
thứ 2 của bài thơ mang đến một hoài niệm và tâm trạng lo âu của thi sĩ. Khổ thơ này chính là bức
tranh tâm cảnh và thế giới của cõi mơ trong niềm yêu nhớ và nuối tiếc của nhà thơ với cuộc đời.
+ MB3: (Trích từ bài viết: Những câu hỏi trong Đây thôn Vĩ Dạ)
Ao ước khát khao đến cháy lòng được trở về Ví Dạ nhưng anh không thể về Vĩ Dạ vì anh nào có biết
tình em có đậm đà. Những lời hỏi áy cứ xoáy xâu vào lòng người đọc một nỗi buồn xót xa. Tình yêu
mãnh liệt mà vô vọng đau đớn khi hướng về cuộc đời trần thế đã được thể hiện một cách cảm động
trong những câu thơ cuối.
(Theo sách BT Ngữ văn 11 – tập 2)
(Xem thêm nội dung đầy đủ của bài viết tại Website: https://thichvanhoc.com.vn/day-thon-vi-da-
nhng-cau-hoi.../)
+ MB4: (Trích từ bài viết của TS Đoàn Minh Tâm: Đây thôn Vĩ Dạ – một giấc mơ về cuộc đời Hàn
Mặc Tử)
Trong số các thi nhân thời Thơ mới (1932-1945) có lẽ không mấy người có số phận ai oán, nghiệt
ngã như Hàn Mặc Tử. Vận mệnh cay đắng của thi sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút
danh mà người con gần cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước
đó: Phong Trần (gió bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt), Hàn Mặc Tử (người đi trong màn lạnh).
Người thơ ấy với nỗi lòng quặn thắt “trải niềm đau trên giấy mong manh” ấy để lại cho đời nhiều thi
phẩm bất hủ, trong đó có Đây thôn Vĩ Dạ.
4. Từ ấy
+MB1:
Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Với Tố Hữu tả cảnh hay tả tình, khóc mình hay khóc người, viết
về vấn đề lớn hay vấn đề nhỏ đều là để nói cho hết cái lí tưởng cộng sản ấy thôi”. Chỉ vài dòng nhận
xét ấy thôi đã đủ cho ta hiểu về Tố Hữu - nhà thơ tình cách mạng lớn nhất trong thơ Hiện đại. Giữa
bao ngọn cờ sai lạc dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Tố Hữu hiện lên như lá cờ Đảng mang cái lí
tưởng, cái lối sống, cái triết học đúng đắn nhất đương thời thấm nhuần vào từng dòng thơ của mình.
Ngay cả khi đến cái tuổi “gần đất xa trời” trong ông vẫn nồng nàn chung thủy với Cách mạng:
“Thuyền có vượt sóng không nghiêng ngả
Nghĩa lớn xuôi dòng lộng ước mơ
Mới nửa đường thôi, còn bước tiếp
Trăm năm duyên kiếp Đảng và Thơ”
Hiện lên như một vệt sáng giữa bầu trời tăm tối, bài thơ “Từ ấy” được coi là tuyên ngôn về cuộc sống
của chàng thanh niên 16 - 17 tuổi đầy nhiệt huyết, vạch ra cho người thanh niên ấy một lẽ sống, một
lí tưởng giữa những cám dỗ lúc bấy giờ. Tố Hữu đã có lần tâm sự: “Nếu không có “Từ ấy” thì không
biết tôi đã trở thành thế nào. May mắn lắm là một người vô tội.”
+ MB2:
Bài thơ Từ ấy là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) của nhà Thơ Tố Hữu, khi ông được kết nạp
Đảng năm 1938. Qua tác phẩm của mình ông thể hiện giác ngộ khi gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản.
Hay nó chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu - là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám,
đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh. Xuyên suốt bài thơ là niềm say mê
mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm
hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
+ MB3:
Trong thời đại của chúng ta, Tố Hữu là một nhà thơ lớn. Với ông, con đường cách mạng cũng là con
đường thơ. Năm 1938, mới 18 tuổi, nhà thơ được vinh dự trở thành người chiến sĩ cộng sản của
Đảng. Bài thơ "Từ ấy" vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui sướng tự hào của một thanh
niên học sinh yêu nước bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin. Bài thơ được viết theo thể thơ thất
ngôn ca ngợi lí tưởng cách mạng và mang tên tình yêu giai cấp của người chiến sĩ trẻ.
+ MB4: (Bài làm của Lê Đức)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị
em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, trong những năm trường kì kháng chiến chống Pháp có biết
bao con người đã ra mặt trận, đã cống hiến và hy sinh cho Tổ Quốc. “Mặt trận nghệ thuật” là “một
thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi thế giới giả dối, tàn ác
vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam). Và một trong những chiến
sĩ – nghệ sĩ tích cực trong cả mặt trận kháng chiến và mặt trận nghệ thuật chính là Tố Hữu và bài thơ
“Từ ấy” là tác phẩm đã ghi dấu một kỉ niệm sâu đậm trong cuộc đời ông – một tiếng reo vui đầy tự
hào của nhà thơ khi đã giác ngộ lí tưởng cách mạng:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
……………………………..
Không áo cơm cù bất cù bơ”
5. Chiều tối
+ MB1: (Bài viết của Nguyễn Thái Bảo - Lớp 11D2 khối chuyên ngữ, trường THPT chuyên Hùng
Vương – Thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ
(Giải nhất cuộc thi HSG toàn thành phố năm 2007).
“Chiều tối” là bài thơ được viết trong thời điểm gần kết thúc của một chuyến chuyển lao. Bài thơ là
một bức tranh vẽ cảnh chiều tối nơi núi rừng – cảnh đẹp bởi nó ánh lên sự sống ấm áp của con người.
Qua đó, bộc lộ một tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tấm lòng nhân hậu
đối với con người, một phong thái ung dung luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Hay nói
đúng hơn đây là một thực thể của sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại.
+ MB2: (Bài viết của Lê Đức)
Ai đó đã nói rằng: “Điều kì diệu tuyệt đỉnh của nghệ thuật, đặc biệt thi ca, là ở nơi đó ta có thể tự do
sắp đặt một thế giới riêng như mình khao khát. Thế giới ấy dẫu ảo huyền hay u ám tới đâu cũng phải
thấm đẫm tính nhân văn cao cả, hướng nhân loại tới sự cao đẹp.” Thi ca bao giờ cũng thế, phải gắn
mình vào nguồn mạch cuộc sống, nếu thi nhân quay lưng với cuộc sống, mải mê với chuyện đúc chữ,
luyện câu, mọi giá trị văn chương chỉ còn là kỹ xảo. Sức nặng của những trang thơ chính từ cuộc đời
đầy nắng gió ngoài kia mà tạo thành, nhà thơ phải đến đó để viết lên từ thứ mực được chưng cất từ
chính hiện thực cuộc sống, dù nó có thế nào đi chăng nữa thì thơ anh vẫn phải “thấm đẫm tính nhân
văn cao cả” và phải “hướng nhân loại tới sự cao đẹp”. Hồ Chí Minh đến với thơ ca cũng vậy, những
trang thơ của Người mang đậm trong mình chất “thép”, đó chính là cảm hứng đấu tranh tích cực, là
tính chiến đấu của thơ ca và văn học nghệ thuật. Người luôn biến những thứ tầm thường thành thú
vui tiêu khiển, tạm quên đi cảm giác khó nhọc bị tra tấn nơi đất khách quê người, đặc biệt qua bài thơ
“Chiều tối” đã cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt
đầy phi thường của người tù cách mạng:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”
+ MB3: (Nhãn tự trong bài thơ Chiều tối – Bài viết của Lê Đức)
Ở Senegal, với mẩu gỗ mun người ta có thể tạo ra hàng trăm nghìn hình tượng nghệ thuật. Trong
tranh thủy mạc, chỉ với vài nét người họa sĩ có thể phác họa cả vũ trụ càn khôn,… Dường như đó
chính là bí quyết tiết kiệm của “Nghệ thuật nhà nghèo” và là bảo bối của những ai đã chán ngấy xài
sang: xài sang chất liệu, xài sang thời gian hay xài sang chữ nghĩa. Cũng bởi lẽ vậy mà ta thưởng hay
nhắc đến “nhãn tự” trong thơ. So với nhiều thể loại khác, thơ ca thường có dung lượng khiêm tốn
hơn song để phản ánh thế giới hiện thực muôn màu, thế giới tình cảm phức tạp của con người ngôn
ngữ thơ phải thực sự hàm súc, là kết quả của sự chắt lọc công phu từ người nghệ sĩ, Nguyễn Duy đã
từng viết:
“Tôi nhặt nhạnh li ti bụi chữ
Đốt lò tâm linh chơi trò luyện chữ”
+ MB4:
Bác Hồ khi xưa đã từng nói rằng:
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”.
Trong lời giãi bày Bác vốn không ham làm thơ, nhưng khoảng thời gian trong ngục làm thơ ngẫm
ngợi để vơi đi nỗi buồn, đồng thời làm thơ cũng là để thể hiện ý chí sắt đá của người chiến sĩ cách
mạng. Trong tập Nhật kí trong tù ta không thể không nhớ đến bài thơ Chiều tối, tác phẩm được sáng
tác khi Bác chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. Bài thơ đã làm bật lên tinh thần kiên
cường của người tù cách mạng.

You might also like