You are on page 1of 94

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đề tài

THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP


HỌC CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thu Huyền

Thành phố Hồ Chí Minh – 20


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 6
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước ....................................................................... 6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước ....................................................................... 8
1.2. Các khái niệm liên quan .................................................................................. 11
1.2.1. Kỹ năng ......................................................................................................... 11
1.2.2. Tự học ........................................................................................................... 12
1.3. Kỹ năng tự học ngoài lớp của sinh viên sư phạm .............................................. 14
1.3.1. Vai trò của kỹ năng tự học ngoài lớp học với sự hình thành nhân cách của
sinh viên sư phạm .................................................................................................... 14
1.3.2. Hệ thống kỹ năng tự học ................................................................................ 16
1.3.3. Một số kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên sư phạm ........................ 17
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng tự học ngoài lớp học cho sinh
viên sư phạm ............................................................................................................ 25
1.4.1. Bản thân sinh viên........................................................................................... 25
1.4.2. Các yếu tố bên ngoài ...................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC CỦA
SINH VIÊN CHÍNH QUY SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP.HCM
2.1. Mô tả thể thức nghiên cứu ............................................................................... 30
2.1.1. Công cụ nghiên cứu ...................................................................................... 30
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 33
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên
chính quy sư phạm Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ......................................... 38
2.2.1. Thời gian dành cho việc tự học ngoài lớp của sinh viên chính quy sư phạm
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ........................................................................ 38
2.2.2. Mức độ ảnh hưởng của các kỹ năng tự học ngoài lớp học đối với kết quả học
tập của sinh viên chính quy sư phạm Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ............ 40
2.2.3. Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch tự học ngoài lớp học của sinh viên chính
quy sư phạm Trường Đại học Sư phạm TP.HCM .................................................. 46
2.2.4. Thực trạng kỹ năng đọc sách ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ....................................................................... 48
2.2.5. Thực trạng kỹ năng ghi chép ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ....................................................................... 51
2.2.6. Thực trạng kỹ năng ôn tập ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ....................................................................... 53
2.2.7. Thực trạng kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá của sinh viên chính quy sư phạm
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ....................................................................... 55
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng tự học ngoài lớp học của sinh
viên chính quy sư phạm Trường trường Đại học Sư phạm TP.HCM ...................... 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC
NGOÀI LỚP HỌC CHO SINH VIÊN CHÍNH QUY SƯ PHẠM TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp .................................................................................... 61
3.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 61
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 63
3.2. Một số biện pháp nâng cao kỹ năng tự học ngoài lớp học cho sinh viên chính
quy sư phạm Trường Đại học Sư phạm TP.HCM ................................................... 67
3.2.1. Nhóm biện pháp đối với sinh viên sư phạm .................................................. 67
3.2.2. Nhóm biện pháp đối với giảng viên ............................................................... 72
3.2.3. Nhóm biện pháp đối với nhà trường .............................................................. 74
3.2.4. Nhóm biện pháp đối với các tổ chức Đoàn TN – Hội SV ............................. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 81
Kết luận .................................................................................................................... 81
Kiến nghị .................................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ Viết tắt

Kỹ năng KN
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ĐHSP TP.HCM
Sinh viên SV
Giảng viên GV
Điểm trung bình ĐTB/ Điểm TB
Độ lệch chuẩn Độ LC
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Ký hiện Tên bảng Trang


1 Bảng 2.1 Mô tả mẫu khảo sát bằng bảng hỏi 33
2 Bảng 2.2 Mô tả mẫu phỏng vấn 35
3 Bảng 2.3 Thời gian mỗi ngày dành cho việc tự học ngoài lớp học 38
của SV chính quy sư phạm trường ĐHSP TP.HCM
4 Bảng 2.4 Mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học nói 41
chung đến kết quả học tập của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP.HCM
5 Bảng 2.5 Mức độ ảnh hưởng của KN tự học cụ thể ngoài lớp học 43
nói chung đến kết quả học tập của SV chính quy sư
phạm Trường ĐHSP TP.HCM
6 Bảng 2.6 Mức độ ảnh hưởng của KN tự học cụ thể ngoài lớp học 45
nói chung đến kết quả học tập của SV chính quy sư
phạm Trường ĐHSP TP.HCM (so sánh điểm trung bình
theo khoa)
7 Bảng 2.7 Thực trạng KN lập kế hoạch tự học ngoài lớp học của 46
SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
8 Bảng 2.8 Thực trạng KN đọc sách ngoài lớp học của SV chính 48
quy sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
9 Bảng 2.9 Thực trạng KN ghi chép ngoài lớp học của SV chính 51
quy sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
10 Bảng 2.10 Thực trạng KN ôn tập ngoài lớp học của SV chính quy 53
sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
11 Bảng 2.11 Thực trạng KN tự kiểm tra, đánh giá của SV chính quy 55
sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
12 Bảng 2.12 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KN tự học ngoài 57
lớp học của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP
TP.HCM
13 Bảng 3.1 Một số biện pháp nâng cao KN tự học theo đánh giá của 64
SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP.HCM
14 Bảng 3.2 Kế hoạch rèn luyện KN tự học 68
MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Sự phát triển như vũ bão của khoa học trong thế kỷ 20 và 21 đã làm cho tri
thức của nhân loại trở nên lỗi thời nhanh hơn. Nếu giáo dục chỉ chú trọng vào việc
trang bị tri thức cho người học thì rất có thể, sau khi rời khỏi nhà trường, người học
sẽ lúng túng trong cuộc sống xã hội do tri thức họ tích luỹ được cũng đã lạc hậu. Vì
thế, giáo dục thế kỷ 21 nhấn mạnh đến trách nhiệm của nhà trường trong việc trang
bị những kiến thức nền tảng và quan trọng hơn là những kỹ năng, thái độ đúng đắn
để người học có thể học tập suốt đời.

Để phục vụ cho việc học suốt đời, các chuyên gia giáo dục đã rất đề cao vấn
đề tự học. Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “Trong cách học, phải lấy tự học
làm cốt”. Giáo dục Việt Nam những năm qua cũng chú trọng đến việc rèn luyện khả
năng tự học cho học sinh. Điều 5 của Luật Giáo dục (2010) cũng đã đề cập đến vấn
đề tự học: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “đảm bảo thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo...”; “tạo ra năng
lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh”. Đối với bậc đại học, điều 40 của Luật Giáo
dục sửa đổi 2010 cũng yêu cầu: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ
đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học,
tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện
cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. [18]

Như vậy, dù ở cấp học, bậc học nào thì nhiệm vụ phát triển năng lực lẫn ý
thức tự học cho người học cũng là điều bắt buộc của nhà trường. Chủ trương này
không chỉ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn mà lý luận khoa học cũng khẳng định tính
đúng đắn của nó. Hoạt động dạy học đòi hỏi phải có sự tương tác, thống nhất biện
chứng giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với vai trò tích cực, chủ động của học
sinh. Kết quả dạy học được đánh giá dựa trên sự phát triển về năng lực, phẩm chất

1  
 
của học sinh, mà không phải là của giáo viên. Do đó, sự nỗ lực của học sinh mới
quyết định trực tiếp hiệu quả của dạy học. Đối với bậc đại học, lý luận dạy học đại
học chỉ rõ: Bản chất của việc học tập ở đại học của SV là quá trình nhận thức có
tính chất nghiên cứu; có nghĩa là SV cần phải tự mình chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện
KN, hình thành thái độ đúng đắn trong suốt thời gian học tập ở đại học. Nói cách
khác, việc học đại học chủ yếu là tự học.và để có kết quả học tập tốt ở đại học, SV
phải có KN tự học.

Với sứ mạng là những giáo viên tương lai, SV sư phạm càng phải phát huy
tối đa bản chất tự học, không chỉ để hoàn thành nhiệm vụ học tập trên ghế giảng
đường mà còn phải tự học trong suốt những năm giảng dạy của cuộc đời. Biết cách
học vừa là phương tiện để họ tự học, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cho mình, vừa là phương tiện để dạy cách học, dạy KN học cho học sinh
để đáp ứng được tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.

Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TP. HCM) là một trong
hai trường sư phạm trọng điểm quốc gia, do đó, trường phải là đầu tàu trong việc
đào tạo giáo viên chất lượng cao, đổi mới việc giáo dục- đào tạo, thực hiện những
chủ trương mới nhất của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam. Từ năm học 2010-
2011, Trường ĐHSP TP. HCM đã bắt đầu chuyển sang hình thức đào tạo theo tín
chỉ. Với hình thức này, SV cần phải tự quản lý hoạt động học tập của mình tốt hơn,
đồng thời GV cũng yêu cầu khả năng tự học nhiều hơn của SV để hoàn tất các bài
tập theo nhóm, bài tập nghiên cứu cá nhân. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết SV của
trường đều gặp nhiều khó khăn với những thay đổi này. Vì vậy, đánh giá KN tự
học, đặc biệt là KN tự học ngoài lớp học của SV khi học theo học chế tín chỉ để từ
đó có những giải pháp nâng cao KN này cho họ là một việc hết sức cần thiết.

Thực chất, từ những năm 70 của thế kỷ 20, khái niệm tự học đã được quan
tâm nghiên cứu bài bản. Ở Việt Nam, nhiều học giả, nhà nghiên cứu, học viên cao
học, SV...đã thực hiện những nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau về tự học, trong
đó KN (KN) tự học được chú ý nhiều nhất.Tại Trường ĐHSP TP. HCM, một số đề
tài nghiên cứu, luận văn, luận án tìm hiểu về KN tự học cũng đã được thực hiện
nhưng đánh giá mức độ thể hiện các KN tự học ngoài lớp học của SV để đáp ứng

2  
 
yêu cầu học tập theo học chế tín chỉ thì hoàn toàn chưa có. Do vậy, nghiên cứu về
vấn đề này sẽ là một đóng góp thiết thực về mặt lý luận lẫn thực tiễn đào tạo cho
nhà trường.

Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Thực trạng KN tự
học ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM” với mục
tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của Nhà trường.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP. HCM, qua đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao KN tự học
ngoài lớp học cho SV.

3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tự học của SV

3.2. Đối tượng nghiên cứu:Thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV chính quy
sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM nhận thức đúng đắn về vai
trò của KN tự học ngoài lớp học nhưng chưa đầu tư để rèn luyện các KN tự học
ngoài lớp học, mức độ thực hiện các KN tự học ngoài lớp học chưa tốt. Nguyên
nhân của thực trạng chủ yếu là do các yếu tố từ bản thân SV, các yếu tố khác như
GV, chương trình, điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường cũng ảnh hưởng nhưng
mức độ ít hơn. Để nâng cao KN tự học ngoài lớp học của SV cần tiến hành các biện
pháp đồng bộ từ phía Nhà trường, GV, Đoàn thanh niên- Hội SV và bản thân SV.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về KN tự học ngoài lớp học dành cho SV

5.2. Khảo sát thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP. HCM

5.3. Đề xuất một số biện pháp để nâng cao KN tự học ngoài lớp học của SV chính
quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

3  
 
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

6.1. Về nội dung: chỉ khảo sát thực trạng và đề xuất một số biện pháp (không thử
nghiệm hiệu quả các biện pháp này) để nâng cao KN tự học ngoài lớp học của SV
sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM. Các KN tự học ngoài lớp học được tập trung
nghiên cứu là: KN lập kế hoạch tự học, đọc sách ngoài lớp học, ghi chép ngoài lớp
học, ôn tập, tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự học

6.2. Về đối tượng khảo sát: chỉ khảo sát bằng bảng hỏi trên khoảng 400 SV năm
thứ 2 và năm thứ 3 tại 4 khoa (khoa Địa lý, khoa Hoá học, khoa Tiếng Anh, khoa
Tâm lý- Giáo dục) hệ chính quy sư phạm, phỏng vấn 24 SV và 12 GV cũng thuộc 4
khoa trên Trường ĐHSP TP. HCM trong năm học 2012- 2013.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

- Quan điểm tiếp cận hệ thống – cấu trúc

- Quan điểm tiếp cận thực tiễn

7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

* Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu để
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

* Phương pháp điều tra giáo dục: là phương pháp chủ đạo của đề tài.

- Mục tiêu điều tra: khảo sát thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV
chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

- Đối tượng khảo sát: 400 SV ở 4 khoa (khoa Địa lý, khoa Hoá học, khoa
Tiếng Anh, khoa Tâm lý- Giáo dục) đại diện cho 4 khối ngành của ĐHSP TP.
HCM. Mỗi khoa chọn 100 SV trong đó có 50 SV năm 2 và 50 SV năm 3.

- Công cụ điều tra: ban đầu, khảo sát các thông tin bằng bảng hỏi mở, từ
thông tin bảng hỏi mở, nhóm nghiên cứu sẽ thiết kế bảng hỏi đóng để thu thập các
thông tin chính thức, đưa vào kết quả nghiên cứu của đề tài.

4  
 
* Phương pháp phỏng vấn

- Mục tiêu phỏng vấn: tìm hiểu thông tin sâu sắc hơn về KN tự học ngoài lớp
học của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM.

- Đối tượng phỏng vấn: 12 GV và 24 SV của 4 khoa đại diện cho 4 khối
ngành của Trường ĐH Sư Phạm TP. HCM

* Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia lĩnh vực Giáo dục học để lý giải thực
trạng, đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường KN tự học ngoài lớp học cho SV chính
quy sư phạm của Trường ĐHSP TP. HCM

* Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập từ phương
pháp điều tra. Tất cả các số liệu thu thập được đều được xử lý bằng máy tính với
phần mềm SPSS 17.0.

5  
 
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TỰ HỌC

NGOÀI LỚP HỌC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM


1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Tự học luôn là một vấn đề thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà giáo dục
trong và ngoài nước, dưới nhiều góc độ khác nhau như: phát huy tính tính cực, tính
tự lập, tự giác và tính sáng tạo của người học.

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu ngoài nước

Từ trước công nguyên, các nhà giáo dục nổi tiếng như Khổng Tử (ở phương
Đông) và Socrate (ở phương Tây) đã rất đề cao việc tự học. Khổng Tử (551-479
TCN) từng đòi hỏi học trò của mình phải tích cực suy nghĩ: “Không giận vì muốn
biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật
có 4 góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba khóc kia thì không dạy nữa”.
Cách dạy học của ông là cung cấp điều cơ bản và gợi mở để học trò tự mình tìm ra
phần lớn tri thức. [29]

Trong khi đó, ở Hi Lạp, Socrate đã đưa ra quan niệm rất nổi tiếng: giáo dục
phải giúp con người tự khẳng định chính mình. Vì thế, trong dạy học, ông đã đề
xuất và thực hiện triệt để một phương pháp dạy học rất tiến bộ lúc bấy giờ, đó là
hỏi-đáp.Người thầy sẽ đặt những câu hỏi gợi ý để dẫn dắt học trò đến với chân lý.
[29]

Đến thế kỷ 17, nhà sư phạm vĩ đại J.A. Comenski (1592-1670) đã đưa ra rất
nhiều tư tưởng giáo dục tiến bộ, tạo nên bước ngoặt lịch sử cho nền giáo dục thế
giới, trong đó quan điểm về dạy học trực quan tức phải cho người học tiếp xúc trực
tiếp với sự vật, hiện tượng đã tiếp cận rất gần với tư tưởng "lấy người học làm trung
tâm" tức yêu cầu dạy học phải phát huy tính tích cực nhận thức của người học dưới
sự hướng dẫn của giáo viên. [21] [29]

6  
 
Tiếp nối Comenski, ở thế kỷ 18, 19, nhà giáo dục Pestalozzy (1746- 1827) đã
được mệnh danh là người đặt nền móng cho việc tạo ra môi trường tự học cho mọi
người. Ông chủ trương nhà trường phải áp dụng một hệ thống đặc biệt không chỉ
truyền thụ cho học sinh những kiến thức đã được đời trước tích luỹ mà phải giúp
các em trở thành những người tự do ý chí, có khả năng hoà nhập xã hội và là những
cá nhân độc lập, tự chủ. [21]

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, bằng những nghiên cứu khoa học, bài bản của
mình, nhà giáo dục người Nga A.K. Krupskaya (1869- 1939) đã đưa ra nhiều cải
cách giáo dục có ý nghĩa quan trọng với nền giáo dục Xô Viết, trong đó, bà kêu gọi
mọi người không ngừng học tập qua việc tự giáo dục, luôn làm giàu cả kiến thức
chung và kiến thức chuyên môn trong suốt cuộc đời. Trong nhiều bài báo,
Krupskaya đã trình bày về nội dung, hình thức và các phương pháp hoặc sự hỗ trợ
nhiều mặt dành cho người tự học. [21] [29]

Cùng giai đoạn với Krupskaya, nhà giáo dục Nhật Bản Tsunesaburo
Makiguchi (1871- 1944) cũng cổ vũ mạnh mẽ cho việc tự học thông qua nhấn mạnh
việc giáo dục sự sáng tạo cho con người. Ông khẳng định truyền đạt tri thức không
phải và không bao giờ là mục đích của giáo dục. Giáo dục chính là quá trình hướng
dẫn việc học tập cho người học và kết quả giáo dục phụ thuộc vào sự nỗ lực của
người học. Chính vì thế, ông tập trung vào việc đào tạo những giáo viên có thể làm
những người hướng dẫn có hiệu quả cho học sinh khi học tập chứ không phải là
người truyền thụ những mảng tri thức chết.[19]

Từ những nền tảng nghiên cứu này, các nhà giáo dục học thế kỷ 20 đã không
ngừng nghiên cứu và bổ sung những lý thuyết mới mẻ, cụ thể hơn về vai trò của tự
học và cách thức hình thành KN tự học cho người học. Những nghiên cứu về KN tự
học của SV cũng lần lượt được công bố.

Hai nhà nghiên cứu A.A Gorosepki và M.T. Lubinsia đã trình bày đầy đủ lý
luận về cách thức tổ chức hoạt động tự học cho SV qua tác phẩm “Tổ chức công
việc tự học của SV đại học” [3]. Tác giả R. Retske trong cuốn sách “Học tập hợp
lý” cũng nhấn mạnh đến việc phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của SV [23].

7  
 
Tác giả N. A. Rubaskin với tác phẩm "Tự học như thế nào" thì đi sâu vào việc
hướng dẫn phương pháp đọc sách [25].

Đặc biệt nhà tâm lý học Mỹ Carl Roger đã cho ra đời cuốn "Phương pháp
dạy và học hiệu quả" trong đó trình bày chi tiết, tỷ mỷ với dẫn chứng minh hoạ và
thực nghiệm về các phương pháp dạy học để hình thành KN tự học cho SV như:
cung cấp tài liệu, dùng bảng giao ước, chia nhóm dạy học, hướng dẫn cho người
học cách nghiên cứu tài liệu, tự xem xét nguồn tài liệu, tự hoạch định mục tiêu, tự
đánh giá việc học của mình...[24]

Hàng loạt các nghiên cứu khác cũng đồng tình với quan điểm của Carl
Roger. Năm 1980, A.A. Sappington cùng các cộng sự của mình đã công bố kết quả
nghiên cứu việc hình thành các KN tự học như đọc, ghi chép tóm tắt, ôn tập, đặt câu
hỏi cho 19 SV tại một đại học ở Birmingham (Anh quốc). Kết quả, sau khoá học,
các SV này đạt kết quả cao hơn hẳn so với các SV không được đào tạo KN tự học
[40]. Năm 1996, J. Hattie, J. Biggs, N. Purdie tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu
thực nghiệm trên 51 SV sau khi được đào tạo về các KN tự giải quyết nhiệm vụ học
tập, KN quản lý việc tự học, KN tự hình thành động cơ học tập và KN tự nhận diện
bản thân. Hiệu quả của khoá đào tạo rất rõ ràng với kết quả học tập của SV [41].

Cùng với xu thế phát triển hiện đại, các nhà giáo dục học ở các nước phát
triển đã đi sâu nghiên cứu và tối ưu hóa việc học, hình thành và phát triển năng lực
tự học để người học có thể học thường xuyên, học suốt đời.Trong quá trình học tập,
người học không những chỉ lĩnh hội các kiến thức đã được khoa học khám phá mà
còn tìm ra những tri thức mới. Vì vậy hoạt động nhận thức của người học được diễn
ra trong điều kiện: có người dạy chỉ đạo, có tài liệu, các phương tiện kỹ thuật dạy
học, khả năng tự học của cá nhân người học, trong đó khả năng tự học của người
học là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nhận thức.

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam, tự học đã trải qua một giai đoạn phát triển nghiên cứu lâu dài
cả về lý luận và thực tiễn. Mặc dù đi sau so với giáo dục thế giới, nhưng những
thành quả nghiên cứu về hoạt động tự học nói chung và tự học dành cho SV cũng
rất phong phú.

8  
 
Từ những năm 1960, nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã xuất bản cuốn sách
"Tự học để thành công" (sau đổi tựa thành “Tự học, một nhu cầu của thời đại”) bàn
luận sâu sắc, thấu đáo về ý nghĩa của việc tự học và làm thế nào để tự học tốt, đồng
thời khẳng định không tự học thì con người không thể thành công. [16]

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là một trong những nhà nghiên cứu về tự học
tích cực nhất. Hàng loạt cuốn sách, công trình nghiên cứu của ông đã ra đời để
thuyết phục giáo viên ở các cấp học, bậc học thay đổi cách dạy của mình nhằm phát
triển khả năng tự học cho học sinh ở mức độ tối đa. Ông phân tích sâu sắc bản chất
tự học, xây dựng khái niệm tự học chuẩn xác, đưa ra mô hình dạy- tự học tiến bộ
với những hướng dẫn chi tiết cho giáo viên thực hiện mô hình nay. [32] [33] [34]

Đi sâu hơn vào bản chất của vấn đề tự học trên cơ sở tâm lý học và giáo dục
học, đã có các nghiên cứu của tác giả Thái Duy Tuyên với “Bồi dưỡng năng lực tự
học cho học sinh”, tác giả Nguyễn Kỳ với việc nghiên cứu “Biến quá trình dạy học
thành quá trình tự học”, tác giả Đặng Vũ Hoạt với nghiên cứu “Một số nét về thực
trạng, phương pháp dạy học đại học”. [9] [13] [37]

Các tác giả Việt Nam cũng khẳng định, giáo dục phổ thông cũng cần phải
rèn luyện khả năng tự học cho học sinh, tạo điều kiện cho việc học tập mang tính
nghiên cứu và đòi hỏi tự học cao ở đại học. Trong chương “Một số hình thức tổ
chức dạy học ở đại học”, tác giả Đinh Bá Lãm đã đề xuất một số biện pháp sư phạm
để GV nâng cao chất lượng tự học cho SV là: hướng dẫn phương pháp tự học, hình
thành thói quen đọc sách, có kế hoạch kiểm tra việc tự học của SV [14]. Tác giả
Trịnh Quang Từ sau đề tài nghiên cứu sinh về tự học cũng xuất bản sách về phương
pháp tự học, trong đó trình bày cụ thể các KN tự học cơ bản như: KN xây dựng kế
hoạch tự học, nghe và ghi chép bài giảng, đọc tài liệu và ghi, đọc sách, thi cử và
kiểm tra... [35] [36]

Tập trung vào vấn đề tự học của SV sư phạm, một số nghiên cứu của các tác
giả cũng rất có giá trị về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đi đầu là tác giả Hà Thị Đức với
nghiên cứu “Về hoạt động tự học của SV sư phạm” đã khái quát nên bức tranh về
thực trạng tự học của SV sư phạm [2]. Tác giả Trần Minh Hằng thì thì tìm hiểu các
KN tự học chủ yếu của SV Cao đẳng sư phạm theo ba nhóm: KN định hướng vấn

9  
 
đề (xác định vấn đề, lập kế hoạch...), KN thực hiện kế hoạch (xác định tư liệu, đọc,
thực hành, luyện tập...), KN kiểm tra, đánh giá [5]. Tác giả Trần Thị Minh Hằng với
đề tài "Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của SV sư phạm" thì đã dày
công tập hợp cơ sở lý luận về tự học, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành KN tự học của SV sư phạm và mô tả cụ thể cách tiến hành các KN tự học cơ
bản như: xây dựng kế hoạch tự học, đọc sách kèm theo ghi chép, tự kiểm tra- đánh
giá [6].

Khi giáo dục đại học Việt Nam chuyển mình, việc triển khai hình thức đào
tạo tín chỉ thay cho niên chế đã mở ra một loạt các nghiên cứu nhằm thúc đẩy mạnh
mẽ hoạt động học tập của SV đáp ứng sự thay đổi đó.

Với mục đích định hướng hoạt động học tập và đưa ra các biện pháp tự học
cho SV theo học chế tín chỉ, đã có rất nhiều nghiên cứu từ các nhà giáo dục ở các
trường đại học trong cả nước. Điển hình như tác giả Nguyễn Thị Xuân Thuỷ với
nghiên cứu “Rèn luyện KN tự học tập cho SV đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế
tín chỉ” [30], tác giả Hoàng Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Phương Thanh với "Rèn
luyện KN tự học cho SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ" [20] đều làm rõ sự khác
biệt của đào tạo tín chỉ so với niên chế và những yêu cầu thay đổi trong dạy và học
ở hình thức đào tạo mới này. Các tác giả chủ trương rèn các KN tự học cho SV
trước khi đến lớp, trong khi học tại lớp và sau khi rời lớp học.

Tác giả Vũ Thị Liên, Hoàng Thị Thuận với "Biện pháp hình thành KN tự học
môn sinh thái học nông nghiệp cho SV khối cao đẳng ngành sư phạm Công nghệ-
Kinh tế Gia đình theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng Sơn La" cũng đưa ra 3
nhóm KN tự học: lập kế hoạch tự học, thực hiện kế hoạch, tự kiểm tra- đánh giá;
sau đó đề xuất một số biện pháp hình thành các KN này cho SV như: hướng dẫn SV
lập kế hoạch, xây dựng bài tập tự học, kiểm tra việc tự học, hướng dẫn nghiên cứu
khoa học cho SV... [17]

Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định tự học có một ý nghĩa và vai trò
quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người, là nhân tố
quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học, là yếu tố cơ bản để con người lĩnh hội
tri thức, KN, kỹ xảo.

10  
 
Như vậy, vấn đề về KN tự học đã được đông đảo các nhà giáo dục nghiên
cứu quan tâm dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, phục vụ cho nhiều đối
tượng khác nhau. Việc rèn luyện KN tự học cho SV cao đẳng, đại học được chú
trọng nhiều hơn do đây là yêu cầu bắt buộc ở bậc học này. Ngoài ra, riêng ngành sư
phạm với đặc trưng nghề nghiệp sẽ trở thành giáo viên tương lai- những người đóng
góp trực tiếp vào công cuộc đổi mới giáo dục theo tinh thần tích cực hoá hoạt động
nhận thức của học sinh thì yêu cầu này càng trở nên khắt khe hơn nữa. Do đó, việc
nghiên cứu thực trạng KN tự học, đặc biệt là tự học ngoài lớp học của SV ngành sư
phạm là một vấn đề cấp thiết khi các trường sư phạm đang bước đầu triển khai hệ
thống đào tạo theo tín chỉ.

1.2. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1.2.1. Kỹ năng

Có nhiều quan niệm khác nhau về KN:

- Theo từ điển tiếng Việt: KN là khả năng vận dụng những kiến thức trong một lĩnh
vực nào đó vào thực tế. [28]

- Theo Từ điển Nghề nghiệp của Bộ Lao động Mỹ, KN được định nghĩa như là khả
năng thực hiện thành thạo một hành động. KN có thể đạt được thông qua giáo dục,
thông qua trải nghiệm công việc và đào tạo nghề, hoặc có thể là kết quả của khả
năng mà con người có được qua nhiều năm.

- Một số tác giả quan niệm KN là khả năng của con người thực hiện có kết quả hành
động tương ứng với các mục đích, điều kiện trong đó hành động xảy ra. KN mang
tính khái quát được sử dụng trong các tình huống khác nhau (A. Danhilov, M.N
Xkakkin, B.P. Exipov, Nguyễn Văn Hoan).

- N.D.Levitov lại xem xét KN hành động gắn liền với kết quả hành động. Theo ông,
người có KN hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách
thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả.Ông nhấn mạnh muốn hình
htành KN, con người phải nắm vững lí thuyết về hành động, vừa phải biết vận dụng
lí thuyết đó vào thực tế.

11  
 
- K.K. Platonov và G.G. Golubev khi bàn về KN cũng chú ý tới mặt kết quả của
hành động. Họ cho rằng KN là một mặt tạo nên năng lực của con người khi thực
hiện một công việc có kết quả trong những điều kiện mới, trong một khoảng thời
gian tương ứng.Trong cấu trúc của KN không chỉ có tri thức, kĩ xảo mà còn có cả tư
duy sáng tạo nữa. [3]

Từ các quan niệm trên cho thấy có hai loại quan niệm về KN:

1) Xem xét KN nghiêng về mặt kĩ thuật của hành động, coi KN như một phương tiện
thực hiện hành động mà con người đã nắm vững. Theo quan niệm này người có KN
là người nắm vững tri thức về hành động và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu
của nó.

2) Xem xét KN nghiêng về năng lực của con người, là biểu hiện của năng lực con
người chứ không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động. Loại quan niệm này chú
ý tới kết quả của hành động.Coi KN là năng lực thực hiện một công việc có kết quả
với chất lượng cần thiết trong một thời gian nhất định, trong những điều kiện, tình
huống mới. [12]

Quan niệm về KN rất đa dạng. Tuy nhiên, về cơ bản các định nghĩa không có
sự mâu thuẫn, trái ngược nhau. Các tác giả tuỳ theo cách nhìn chủ quan của mình
mà nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác.

Từ những quan niệm trên có thể hiểu: KN là sự thực hiện thành thạo và có
kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh
nghiệm đã có để hành động phù hợp với ngữ cảnh và điều kiện cụ thể.

1.2.2. Tự học

Theo Từ điển Giáo dục học “Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức
khoa học và rèn luyện KN thực hành không có sự hướng dẫn của giáo viên và sự
quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo”. [7]

N.A Rubakin trong cuốn “Tự học như thế nào”khẳng định “Hãy mạnh dạn tự
mình đặt ra câu hỏi rồi tự mình tìm lấy câu trả lời, đó là phương pháp tự học”. Ông
cho rằng tự học không chỉ là xem sách mà còn phải so sánh những điều được viết
trong sách với thực tiễn, biết liên hệ giữa các môn khoa học với nhau. [25]

12  
 
Trong tập bài giảng chuyên đề “Dạy tự học cho SV trong các nhà trường
trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học”, Thái Duy Tuyên viết: Tự học là
hoạt động độc lập chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, người học phải sử dụng các
năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động
cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh
nghiệm lịch sử, xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người
học. [38]

Tác giả Nguyễn Kỳ cũng bàn về khái niệm tự học: Tự học là hoạt động trong
đó người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành
động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là người học tự đặt mình vào tình huống
học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm
các giải pháp… [13]

Nhìn chung các tác giả đều quan niệm tự học là sự nỗ lực của mỗi cá nhân
nhằm đạt đến mục đích nào đó trên con đường chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Sự
nỗ lực đó bao gồm cả tư duy trí tuệ, động cơ tâm lý, ý thức, thái độ, tình cảm. Tự
học là quá trình mà trong đó chủ thể người học với sự độc lập, tích cực và tự giác ở
mức độ cao tự biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng các thao tác
trí tuệ hoặc các hoạt động khác cùng với nghị lực và sự say mê học hỏi của bản
thân.

Từ những định nghĩa như trên về tự học chúng ta đều nhận thấy điểm chung
của tự học là sự tự giác, chủ động và độc lập của người học trong quá trĩnh lĩnh hội
tri thức. Bản chất của tự học là quá trình chủ thể người học cá nhân hóa việc học
nhằm thỏa mãn các nhu cầu học tập, tự giác tiến hành các hành động học tập như:
phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, giao tiếp, thực hành, kiểm tra, đánh giá… để
thực hiện có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ học tập đề ra. Tự học của SV đại học
mang đầy đủ các đặc điểm của tự học nói chung nhưng cũng phản ánh đặc trưng
riêng của hoạt động học tập ở đại học là tính tự chủ cao và tính nghiên cứu vừa sức.

Có hai dạng tự học của sinh viên:

13  
 
Dạng 1: Tự học có hướng dẫn trực tiếp của GV (chủ yếu ở trên lớp), GV sẽ
giao các nhiệm vụ tự học, yêu cầu và hướng dẫn HS cách tự học để hoàn thành các
nhiệm vụ.

Dạng 2: Tự học không có hướng dẫn trực tiếp của GV (chủ yếu diễn ra ở
ngoài lớp học), GV có thể giao nhiệm vụ hoặc có thể chính SV tự thiết kế các
nhiệm vụ học tập cho chính mình và sau đó SV tự tìm tòi các phương pháp để hoàn
thành.

Kết hợp các khái niệm về KN và tự học trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra
khái niệm KN tự học như sau:

KN tự học là khả năng thực hiện thành thục và có kết quả các thao tác,
hành động tự học trên cơ sở vận dụng những tri thức tích luỹ được về hoạt động
và KN tự học.

Với khái niệm này, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh để có KN tự học tốt đòi hỏi
người học phải sở hữu cả tri thức về KN tự học, không chỉ là sự thành thục mang
tính máy móc các thao tác, kỹ thuật tự học, đồng thời cũng khẳng định KN tự học
hoàn toàn có thể rèn luyện được.

Các KN tự học ngoài lớp học trong đề tài nghiên cứu này phản ánh mức
độ 2 của tự học, và được hiểu là các KN tự học mà SV tự giác, chủ động thực
hiện để hoàn tất các nhiệm vụ học tập ngoài lớp học.

1.3. KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC CỦA SV SƯ PHẠM

1.3.1. Vai trò của KN tự học ngoài lớp học với sự hình thành nhân cách của SV
sư phạm

Trong vấn đề giáo dục nói chung và việc học nói riêng thì tự học có một vai
trò hết sức quan trọng. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và
ghi nhớ bài học một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài
liệu, từ đó có khả năng vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những
nhiệm vụ học tập mới. Đồng thời, tự học giúp người học hình thành được tính tích
cực, độc lập tự giác trong học tập cũng như nề nếp làm việc khoa học. Từ đó quyết

14  
 
định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và quyết định chất lượng học tập của
SV.

Do phương pháp học tập ở đại học khác cơ bản so với phương pháp học ở
phổ thông, ở đại học không có sự kiểm tra hàng ngày của giáo viên nên việc học tập
của SV phần lớn là tự học. Đó là hoạt động diễn ra liên tục, trong một phạm vi lớn
nhằm lĩnh hội rất nhiều tri thức. Có thể nói: Bản chất của công việc tự học của SV
đại học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có sự tham
gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học.
Nói khác đi, việc tự học ngoài lớp học đóng vai trò trọng yếu ở đại học. [2] [10]

Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng
hiểu biết và tiếp thu tri thức mới của SV, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên sự
cấp thiết phải khéo léo tổ chức việc tự học cho SV. Tự học với sự nỗ lực, tư duy
sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách sâu sắc, hiểu rõ bản
chất của chân lý.Trong quá trình tự học, SV sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc đi tìm
giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho
SV.Nếu thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân SV thì kết quả không thể cao cho dù
có điều kiện ngoại cảnh thuận lợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay). Theo
Aditxterrec: "Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo viên mà thôi thì dù có nghệ thuật
đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của học sinh.
Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy
bằng trí tuệ của bản thân".

Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình
thành nhân cách cho sinh viên. Việc tự học rèn luyện cho SV thói quen độc lập suy
nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp
cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy
SV lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh cao của khoa học,
sống có hoài bão, ước mơ. Qua đó có thể nói rằng tự học của SV không chỉ là một
nhân tố quan trọng trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình
thành nhân cách SV. [16]

15  
 
Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để
khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con người thích ứng
với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bằng con đường tự học mỗi cá
nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với
những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức
to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Do đó, việc tự học không nên chỉ giới hạn trong
các giờ học trên lớp, với sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nếu rèn luyện cho
người học có được phương pháp, kĩ năng tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều
đã học vào thực tiễn thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, nhờ đó kết quả học tập sẽ ngày
càng được nâng cao. [32] [33] [34]

Đối với SV sư phạm, việc định hình phương pháp tự học mang một ý nghĩa
rất quan trọng bởi kết quả học tập chưa phải là đích cuối cùng, kiến thức và các kĩ
năng đạt được trong quá trình tự học sẽ là hành trang cho SV trong suốt cuộc đời
giảng dạy. [2]

Học sinh ở các trường phổ thông ngày nay rất nhanh nhạy trong việc cập
nhật thông tin, đòi hỏi giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức của mình mới
đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp. Do đó, SV sư phạm đang trong giai đoạn học
tập để trở thành giáo viên thì việc tự tích góp kiến thức cho bản thân thông qua tự
học là một việc làm tất yếu.

Tự học không chỉ dừng lại sau khi hoàn tất quá trình học tập ở trường đại
học mà còn phải là một kĩ năng thường trực đối với một người giáo viên. Từ đó
giáo viên mới có ý thức hình thành kĩ năng tự học cho học sinh của mình để các em
sớm có được một phương pháp học tập hiệu quả.

1.3.2. Hệ thống KN tự học

Theo các nghiên cứu trước đây, KN tự học được hình thành từ nhiều con
đường, nhiều kĩ năng nhỏ lẻ khác nhau. Cách phân chia và gọi tên các KN tự học
cũng chưa thực sự thống nhất.

16  
 
Theo các tác giả Nguyễn Quang Uẩn - Trần Quốc, KN tự học có thể được
phân thành 4 nhóm, đó là nhóm KN định hướng, nhóm KN thiết kế (lập kế hoạch),
nhóm KN thực hiện kế hoạch và nhóm KN kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. [39]

Theo tác giả Vũ Trọng Rỹ thì cho rằng KN tự học của học sinh nói chung và
SV nói riêng gồm 4 nhóm: KN nhận thức, KN thực hành, KN tổ chức, KN kiểm tra
đánh giá. [26]

Tác giả Nguyễn Thị Thu Ba thì phân loại tự học bao gồm các nhóm KN cơ
bản sau: KN định hướng; KN lập kế hoạch học tập; KN thực hiện kế hoạch; KN tự
kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. [1]

Tác giả Nguyễn Thị Xuân Thuỷ trong bài viết “Rèn luyện KN tự học cho SV
đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ", các KN tự học cần thiết cho SV là:
KN xây dựng kế hoạch tự học; KN đọc giáo trình, tài liệu tham khảo; KN chọn lọc,
sử dụng vốn kiến thức cũ để học kiến thức mới. [30]

Tác giả Trần Thị Minh Hằng cũng phân chia các KN tự học thành 3 nhóm: nhóm
KN định hướng, nhóm KN thực hiện kế hoạc tự học, nhóm KN tự kiểm tra- đánh giá. [6]

Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu tán thành cách phân loại của tác giả Trần Thị
Minh Hằng và lựa chọn các KN tự học ngoài lớp học cụ thể gồm: KN lập kế hoạch tự
học; KN đọc sách; KN ghi chép; KN ôn tập và KN tự kiểm tra, đánh giá hoạt động
tự học.

1.3.3. Một số KN tự học ngoài lớp học của SVsư phạm

1.3.1.1. KN lập kế hoạch tự học

Tự học là một quá trình khó và cũng không quá khó.Khó vì phải luôn tự giác
để đảm bảo tiến độ tự học được duy trì, được lặp đi lặp lại liên tục để tạo thành một
thói quen. Không quá khó nếu như bản thân có ý chí, nhu cầu tự học cao kèm theo
KN lập kế hoạch và KN quản lý thời gian hiệu quả.

Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ
và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải
được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơi hoặc thậm
chí kế hoạch của từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho

17  
 
từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của
mình. Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi, là quan trọng để
ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó.Nếu việc học dàn trải
thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được trọng
tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logic về cả nội dung lẫn thời gian,
đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự
được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học
được trôi chảy thuận lợi.

Việc lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể cái gì cần được học trước, cái gì sẽ được
học sau, làm như thế không những sẽ giúp quản lí và tiết kiệm được thời gian mà
còn giúp chúng ta hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa học.

Kế hoạch tự học của SV phải thực tế và linh hoạt, không thể lập một kế
hoạch mà trong đó mỗi công việc đều quy định thời gian cụ thể chi tiết. Vì như vậy,
chúng ta có thể gặp những tình huống bất ngờ và kế hoạch bị phá vỡ. Do đó, kế
hoạch học tập của SV không phải là cứng nhắc, mà là một kim chỉ nam, một
phương hướng có thể điều chỉnh khi điều kiện thay đổi để SV hành động nhằm sử
dụng quỹ thời gian một cách hợp lý và hiệu quả, sao cho kế hoạch đó phải ở trong
tầm với, phù hợp với điều kiện của mình, có như vậy các em mới làm chủ được quỹ
thời gian, không bị động trước nhiều nguồn tư liệu cần phải đọc và các công việc
phải hoàn thành theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

KN này cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Đảm bảo thời gian tự học tương
xứng với lượng thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học,
giữa các môn học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự
học như biết cách làm việc độc lập, biết tự ôn tập, kiểm tra.

Trước hết cần xác định xem học cái gì, học trong bao lâu và học bao nhiêu
(bao nhiêu chương, bao nhiêu trang, bao nhiêu vấn đề… chẳng hạn, đây là một việc
không quá khó). Sắp xếp thời gian tự học, đề ra thời gian học từng thứ và phải tuân
thủ đúng theo lịch thời gian đó. Hãy học những vấn đề khó trước, nếu không thì hãy
bắt đầu với việc học những phần mà cảm thấy dễ và thú vị.

18  
 
Nên ấn định cho mình một khoảng thời gian làm việc cụ thể, ví dụ thời gian
học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Việc
xác định thời gian này ngay từ đầu sẽ giúp chúng ta tránh được sự lo lắng, sợ hãi
một cách bản năng về những khó khăn, nản chí có thể xảy ra trong quá trình học.
Bản thân chúng ta sẽ cảm thấy nặng nề khi không xác định được mình sẽ tự học
trong bao lâu? Ít quá thì sợ không hiệu quả, mà nhiều quá sẽ mệt mỏi. Việc ấn định
thời gian sẽ giúp ta làm việc có hiệu quả và tăng năng suất hơn.

Nếu chúng ta thành công trong mục tiêu đặt ra chẳng hạn như học xong hai
phần của một chương trong sách theo đúng tiến độ thời gian, chúng ta có thể tự
thưởng cho mình một phần thưởng nho nhỏ nào đó, ví dụ như cho phép mình chơi
game để thư giãn. Một số người có thể xem đây là vô lý, vì chúng ta đang tập trung
thiết lập giới hạn thời gian tự học cho mình, nếu cho phép vui chơi thì rất có thể sẽ
dễ dàng vi phạm những quy định ấy. Nhưng bằng cách thiết lập những giới hạn về
hành vi của mình, chúng ta đang thực sự tự tuân theo kỷ luật, đó sẽ là một KN hữu
ích để có thể tự học trong suốt cuộc đời.

Nhiều SV đã cố gắng để thời gian tự học trở nên thường xuyên một cách
nhiều nhất có thể, tuy nhiên tần số không quan trọng bằng cách tự học một cách
thực sự. Chi tiêu 30 hoặc 60 phút mỗi ngày để tự học có hiệu quả thì chúng ta dễ
dàng thẩm thấu kiến thức hơn rất nhiều.

Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của
con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên
có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút để thư giãn cũng là điều nên làm. Hiệu suất học
buổi trưa cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó.Buổi chiều có hơi
giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại
tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ - vì đầu
óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được
nữa. Lúc rời bàn học, có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn để
xác định mình đã học được tới đâu, đồng thời gửi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước
khi đưa não vào giấc ngủ.

19  
 
Một trong những lí do khiến SV dễ chán nản, không còn hứng thú với việc tự
học là không hoàn thành tốt lịch trình đã đề ra. Nhiều lần như thế dễ làm họ cảm
thấy mất dần niềm tin vào chính mình và ngày càng buông thả, bỏ bê chuyện tự học.

Đã có khẳng định rằng nếu bỏ ra một giờ để lập kế hoạch chúng ta sẽ tiết
kiệm được ba giờ khi thực hiện nó. Bởi khi thời gian học tập cũng như thời gian tự
học của mình được lên kế hoạch thì chúng ta sẽ thấy nó trở nên ít rắc rối trong thời
gian dài.

1.3.1.2. KN đọc sách

Trong quá trình tự học của SV, đọc sách được coi là khâu quan trọng đầu
tiên giúp SV tiếp thu tri thức và phát triển phương pháp tự học hiệu quả. Đọc sách
cũng cần xác định mục tiêu cho chính mình như đọc sách gì?liên quan đến chuyên
ngành của mình như thế nào? mục đích của việc đọc sách này là gì? chúng có giúp
giải quyết vấn đề mình đang tìm kiếm hay không? Tự đặt câu hỏi và xác định mục
tiêu sẽ giúp SV hạn chế được vấn đề lan man, tăng sự tập trung cho học tập.

KN đọc sách bao gồm nhiều thao tác:

+ Thao tác tra cứu tài liệu: để tìm được tài liệu như mong muốn, SV phải biết
cách tra cứu tài liệu ở thư viện, nhà sách lẫn các kho tài liệu trực tuyến. Có nhiều
cách tra cứu như: tra cứu theo từ khoá, theo tên tác giả, theo tên sách...SV thành
thạo thao tác này sẽ tiết kiệm được lượng thời gian đáng kể khi đọc sách và đọc
được những tài liệu sát với mục tiêu đọc của mình nhất.

+ Thao tác chọn sách: Nguồn tài liệu in và tài liệu kỹ thuật số hiện nay rất
dồi dào, chứa đựng những thông tin phong phú, với nhiều quan điểm khác nhau
thậm chí trái chiều. Việc lựa chọn được nguồn tài liệu khoa học, đánh tin cậy và
chính xác nhất là điều SV nên lưu ý. Vì thế, trước khi chính thức đọc một cuốn
sách, một tập tài liệu, SV cần hiểu biết rõ các nhà xuất bản uy tín, các tác giả là
chuyên gia đầu ngành, có những nghiên cứu giá trị, thời điểm xuất bản, số lần tái
bản để đảm bảo thông tin có sự cập nhật, ...

+ Thao tác đọc sách:

Có nhiều cách đọc sách khác nhau [6] [34]:

20  
 
- Đọc lướt: Trước khi bắt tay vào việc học, SV cần đọc lướt qua hướng dẫn, tài liệu
GV cung cấp cho mình, tạp chí chuyên ngành… SV có thể lật nhanh từng trang,
hoặc mở ngẫu nhiên một số trang nào đó để định hình cho mình cách bố cục, trình
bày, mục lục, hình minh họa vị trí các phần tóm tắt, kết luận…

- Đọc có suy nghĩ: Khi đọc sách cần phải tập trung tư tưởng, chỗ chưa thông, chưa
nắm vững cần phải ngưng để đọc chậm, đọc kĩ, ôn lại. Đọc sách để hiểu những điều
tác giả nói và cả những điều tác giả không nói, mà người đọc tự suy nghĩ, mở rộng
đến những điều liên quan mà sách không đề cập đến.

- Đọc có hệ thống: Khi đọc bất kì cuốn sách nào, SV nên đọc lướt nhanh toàn bộ
phần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn sách. Sau đó, tuỳ vào mục
đích đọc mà đọc kĩ một lần hay nhiều lần. Cuối cùng là cần rèn luyện cách đọc
nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn ra liên tục và dễ dàng xác lập
được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau khiến ta dễ nắm được nội dung tài liệu.

- Đọc có chọn lọc: Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn ý tưởng
hay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề
cho năng lực giải quyết vấn đề sau này.

- Đọc có ghi nhớ: Đọc sách là học tập tích cực nên cần kèm theo việc ghi chép để
nhớ lâu. Đọc sách hoặc tài liệu giáo khoa cần ghi các dàn ý và diễn tiến nội dung.
Các ý chính cần ghi chép cẩn thận, gạch chân hoặc tô màu vì đó là ý cơ bản mà từ
đó có thể suy luận ra các ý khác liên quan. Những phần chưa hiểu hoặc chưa nắm
vững cũng cần đánh dấu để tiếp tục suy nghĩ, tìm người giải đáp.

Mỗi cách đọc sách trên đây có thể đáp ứng cho những mục đích đọc và loại
sách khác nhau.Với các loại sách khoa học và kĩ thuật; đọc với mục đích học tập
nghiên cứu phải đọc một cách chủ động, nghiền ngẫm sâu sắc, đi sâu vào nội dung
từng vấn đề, trong sách. Đọc sách khoa học nhằm mục đích học tập, nghiên cứu vì
vậy, để thẩm thấu sách, chúng ta không chỉ đọc một lần, mà có khi phải đọc nhiều
lần mới đạt được mục đích đã đề ra, V.I. Lênin đã khuyên “Sau lần đọc đầu tiên
phải ghi lại những chỗ chưa hiểu hoặc chưa rõ ràng để trở lại đọc lần thứ hai, lần
thứ ba, thứ tư...”.

21  
 
Để đọc sách hiệu quả, SV phải tổ chức việc đọc sách của mình với các điều
kiện thuận lợi nhất như: bàn ghế ngồi đọc, vở ghi chép, không gian yên tĩnh, mát
mẻ, cách ly với các yếu tố gây nhiễu như truyền hình, điện thoại, máy tính cá nhân
(nếu không cần thiết)...

1.3.1.3. KN ghi chép ngoài lớp học

KN ghi chép ngoài lớp học gắn bó chặt chẽ với KN đọc sách vì nếu đọc mà
không ghi chép thì gần như các thông tin đã học sẽ dần biến mất khỏi trí não. Việc
ghi chép giúp chúng ta nhớ lại thông tin tốt hơn. Trí óc sẽ lưu giữ tất cả những gì
nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy. Bộ nhớ của con người hoàn thiện như một chiếc
máy vi tính. Thủ thuật ghi chép nhanh không giúp SV nhớ được các sự kiện, mà
việc này được thực hiện hoàn toàn tự động song nó giúp gọi ra các sự kiện đã được
lưu giữ trong bộ nhớ. Hầu hết chúng ta đều nhớ rất tốt khi chúng ta ghi lại các sự
kiện. Nếu không ghi chép và xem xét sự kiện thì con người chỉ có khả năng nhớ
một phần rất nhỏ những gì nghe hoặc đọc được cách đó một ngày. Ghi chép hiệu
quả sẽ tiết kiệm thời gian do người học có thể sắp xếp thông tin và nhớ lại chúng
khi cần. Vậy SV nên ghi chép những gì? Cần ghi bao nhiêu, dưới hình thức nào?
Nên ghi chép dưới dạng phác thảo truyền thống, dưới dạng bản tóm tắt hay ghi lại
dưới dạng một loạt các lời phát biểu? Dạng nào giúp SV ghi chép tốt nhất?

Mục đích ghi chép cơ bản của SV là tóm tắt được những điểm quan trọng
trong cuốn sách, báo cáo, bài giảng… Ghi chép hiệu quả sẽ giúp SV nhớ được chi
tiết về những điểm quan trọng đó, hiểu được những khái niệm cơ bản và thấy được
mối liên hệ giữa chúng. Nghiên cứu về cách bộ não lưu giữ và nhớ lại thông tin đã
mở ra những phương pháp ghi chép giúp con người có khả năng tổ chức tốt hơn,
tăng sự hiểu biết, nhớ lâu, và có sự hiểu biết sâu sắc hơn như sau.

Ghi chép nhanh mà vẫn đầy đủ ý: Ý là nội dung cốt lõi của tài liệu vì vậy cần
kết hợp với suy nghĩ của bản thân để viết ý chính và diễn đạt bằng câu văn của
mình, không cần thiết phải chép nguyên câu của tác giả. SV có thể lưu giữ và thể
hiện nội dung cốt lõi của tài liệu thông qua một loạt các ký hiệu, biểu tượng, từ
khóa, hình vẽ một cách nhanh nhất có thể.... Những ký hiệu này sẽ giúp SV nhớ
được nội dung tài liệu và diễn đạt lại theo cách của mình. Để đảm bảo sự thống nhất

22  
 
và logic của các ý, chúng ta cần chú ý phải ghi được các từ bản lề (liên từ chỉ quan
hệ nhân quả, đối lập, song song, thời gian...)... Cần chú ý nhấn mạnh với các từ
“cho nên”, “vì vậy” và “chủ yếu”, “điều quan trọng”…

Ghi chép để dễ nhìn và nhớ: SV có thể ghi chép vào những quyển vở mà
mình yêu thích, vì chắc rằng nó sẽ được cầm nhiều lần, cảm giác thích thú ban đầu
sẽ gây hưng phấn cho người học.

Ghi trực tiếp trên sách: Khi cần thiết SV nên ghi trực tiếp lên đó, nếu khoảng
trống không đủ có thể ghi vào một tờ giấy nhỏ dán lên nơi cần ghi chú. Nếu ghi kỹ,
những nội dung này sẽ giúp SV tiết kiệm được thời gian vì không cần phải xem lại
toàn bộ nội dung của trang sách, và khi đọc lại chúng ta biết chắc rằng nó sẽ gợi
nhớ đến mục nào, phần nào trong bài.

Ghi thành dàn bài: Đọc kỹ nội dung của bài học, chia thành những phần
chính, trong phần chính chia thành những mục nhỏ được sắp xếp theo một trật tự
phù hợp, dễ nhớ, dễ liên tưởng. Ghi chép theo cách này đòi hỏi SV phải suy nghĩ
theo lối phân tích, đây là yếu tố giúp SV dễ thuộc bài, dễ ôn tập và nhớ lâu.Có thể
tổ chức việc ghi chép này thành các dạng sơ đồ, hình vẽ khác nhau cho hấp dẫn,
kích thích thị giác, hiệu quả ghi nhớ sẽ tốt hơn. [34]

1.3.1.4. KN ôn tập

KN ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến
thức bài giảng của GV. Đó là hoạt động tái hiện bài giảng như xem lại bài ghi, mối
quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu
được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. Ban đầu, việc tái
hiện bài giảng của SV dựa vào những biểu tượng, khái niệm, phán đoán được ghi
nhận từ bài giảng của GV; sau đó, từ hoạt động tái nhận bài giảng, SV dựng lại bài
giảng của GV bằng ngôn ngữ của chính mình, đó là những mối liên hệ logic có thể
có cả kiến thức cũ và mới. Từ đó hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học và đưa vào bộ
nhớ.

Nếu trong quá trình ôn tập, bản thân cảm thấy quên kiến thức thì SV nên
dành nhiều thời gian hơn cho việc sắp xếp tổ chức sự liên hệ giữa các phần và các

23  
 
khái niệm, lập đề cương và tập viết dàn bài. SV dành một khoảng thời gian ngắn
hơn cho việc học thuộc tạm thời, ôn tập và tự kiểm tra. Nguyên tắc của ôn tập hiệu
quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức sẽ trở về. Nếu muốn ôn lại bài
thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, 1 tuần và một tháng. Trong quá trình học,
nếu SV cảm thấy mệt mỏi hay buồn chán nên đổi sang một môn học khác, hoạt
động khác hoặc thay đổi môi trường học.

Khi ôn tập có thể kết hợp với việc vận dụng các kiến thức lý thuyết đã ôn để
giải quyết các bài tập, điều này có tác dụng trong việc hình thành KN vận dụng
tương ứng với những tri thức đã học. Từ việc tự học bài, trả lời câu hỏi, làm bài tập
của GV, SV có thể tự thiết kế những loại bài tập thực hành, bài tập củng cố đơn vị
kiến thức đến bài tập hệ thống hóa bài học, chương học, cũng như những bài tập
vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

1.3.1.5. KN tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học

Các nhà giáo dục đã khẳng định, kiểm tra, đánh giá trong học tập là quá trình
thu thập và xử lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo
dức, hình thành KN, kỹ xảo của người học so với mục tiêu, yêu cầu học tập. Sự hiểu
biết về các nguyên nhân và ảnh hưởng của tình hình học tập của SV giúp GV có
những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giúp SV
ngày càng tiến bộ hơn. [27]

Vì vậy, có thể hiểu rằng tự kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập, đặc biệt
trong quá trình tự học là biện pháp giúp SV hình thành KN, kỹ xảo từ đó nhận biết
rõ ưu khuyết điểm của bản thân nhất là phương pháp học tập để tìm cách khắc phục.
Về mặt nhận thức, tự kiểm tra đánh giá tạo nên mối liên hệ ngược trong, giúp SV có
cơ sở thực tế với độ tin cậy cao để tự đánh giá kết quả học tập của mình cũng như
khắc phục các sai lầm, thiếu sót. Nó góp phần củng cố vững chắc các kiến thức đã
lĩnh hội của SV. Đặc biệt, khi tự kiểm tra, đánh giá SV sẽ tự khẳng định được mình,
tự mình đề xuất được biện pháp thỏa đáng để điều khiển và thúc đẩy hoạt động học
tập của bản thân vận động đi lên.

Tự kiểm tra đánh giá góp phần hình thành các KN và thói quen trong học tập
như nhận thức về vấn đề đặt ra, nhạy bén, biết vận dụng kiến thức, KN vào các hoạt

24  
 
động thực tiễn, thực tập… Việc tự kiểm tra, đánh giá nhìn nhận kết quả học tập qua
quá trình tự học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: dùng các thang đo
mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập
thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả
các hình thức này đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thực hiện
thường xuyên. Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được
cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có
hướng khắc phục hay phát huy, góp phần rèn luyện các thao tác dư duy nhanh, sâu,
độc lập, sáng tạo.

Để có KN tự kiểm tra, đánh giá SV cần:

-­‐ Xác định được mục tiêu, nội dung bài học

-­‐ Xác định các nội dung liên quan trong các tài liệu tham khảo

-­‐ Tái hiện những kiến thức liên quan đã được nghe giảng

-­‐ Xây dựng dàn ý bài học (hoặc bài thuyết trình)

-­‐ Làm bài tập theo yêu cầu

-­‐ Dự kiến các câu hỏi và trả lời

-­‐ Trình bày trước nhóm (lớp), trao đổi thảo luận với bạn bè

-­‐ Kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung những nội dung chưa chuẩn

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TỰ


HỌC NGOÀI LỚP HỌC CHO SV SƯ PHẠM

1.4.1. Bản thân SV

Tự học là quá trình nỗ lực của bản thân người học không chỉ trên giảng
đường mà còn cả ngoài giờ lên lớp, là thời điểm để SV hệ thống lại và đi sâu nghiên
cứu những tri thức đã lĩnh hội. Đây là thời gian học không có giáo viên nhưng có ý
nghĩa quan trọng trong việc tự học. Vì vậy việc nỗ lực và chủ động tự học ngoài giờ
lên lớp là điều rất cần thiết và mang tính quyết định trong việc tự học của SV.

Nghiên cứu tâm lý học sư phạm kết hợp với kinh nghiệm học tập cho thấy,
người học tự giác học tập và học có hiệu quả khi bản thân nhận thức đúng đắn bản
25  
 
chất, vai trò của tự học, có kiến thức về các phương pháp học, có nhu cầu, động cơ
tự học đúng đắn, thấy hứng thú tìm tòi, học hỏi và họ có khả năng vượt qua những
khó khăn trở ngại để tự học thành công [6]. Nếu người học thiếu các yếu tố nội lực
trên thì việc tự học sẽ trở nên rất khó khăn [34].

Khi theo học chế tín chỉ, SV cần có một chiến lược để tiếp cận kiến thức từ
GV. Hiện nay, phần lớn SV than phiền thời lượng học tập ở lớp quá ít so với khối
lượng kiến thức vì vậy GV không thể chuyển tải hết kiến thức cho mình. SV cần
hiểu rằng, chính họ phải chủ động tự tìm hiểu tất cả [17] [30]. GV sẽ hướng dẫn,
giải đáp những chỗ khúc mắc của người học mà thôi. Nếu mỗi lần gặp GV trên lớp
mà SV đặt được nhiều câu hỏi, có nghĩa là SV đang sử dụng hiệu quả khoảng thời
gian đó. Một số SV có khuynh hướng tập trung vào các tài liệu văn bản mà không
quan tâm những gì GVchỉ dẫn. Nếu SV chỉ viết ra được một khía cạnh của bài học
thì chắc chắn SV đó chỉ hiểu được 50% bài giảng.

Tập trung nghe giảng, đào sâu suy nghĩ, mạnh dạn và hăng hái phát biểu bài
ở lớp chính là người có ý thức tự học tốt, bởi vì chúng ta thường nhớ rất nhanh và
rất bền điều mà ta hiểu. Tích cực trong những bài tập nhóm tại lớp; kết hợp với việc
sử dụng các thao tác tư duy và ghi chép bài trên lớp; tự ghi những ý cơ bản, có chọn
lọc, ghi nhanh, tạo những chữ viết tắt cho riêng mình và tránh thay đổi nó; phối hợp
nhiều màu mực trong cách ghi bài để thể hiện một dàn bài hiệu quả. Phần kiến thức
chưa rõ, chưa hiểu mạnh dạn hỏi GV và bạn bè ngay trong giờ học. Cuối mỗi giờ
học, SV nên đọc lại nội dung bài ghi nhằm tóm lược lại những vấn đề vừa được
học… Những KN như thế sẽ giúp ích rất nhiều cho SV trong việc tự học tại nhà.

Khi tự học, mỗi SV hoàn toàn có điều kiện để tự nghiền ngẫm những vấn đề
nảy sinh trong học tập theo một phong cách riêng với những yêu cầu và điều kiện
thích hợp. Điều đó không chỉ giúp bản thân SV nắm được vấn đề một cách chắc
chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năng vận dụng
tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động độc lập sáng tạo.
Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân SV tự rèn luyện kiên trì mới có
được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay cho mình. Thực tế cũng đã chứng

26  
 
minh, mỗi thành công của SV trên con đường học tập nghiên cứu không bao giờ là
kết quả của lối học tập thụ động, đối phó, chờ thời.

1.4.2. Các yếu tố bên ngoài

1.4.2.1. Giảng viên

Tự học của SV là một mặt hoạt động trong quá trình dạy học, nó không thể
tách rời với hoạt động của GV, vì vậy tự học chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi nó
được diễn ra trong mối quan hệ biện chứng thống nhất với hoạt động dạy của thầy.
Giờ dạy học được đánh giá là tích cực khi GV giảng dạy trên cơ sở sự chuẩn bị chủ
động của SV, tương tác giữa SV với nhau và tương tác giữa thầy và trò. Việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực sẽ giúp GV thực hiện được điều này. [3]

Việc đặt ra các yêu cầu tự học cho SV cũng là cách GV kích thích hoạt động
tự học cho SV. Chẳng hạn, khi dạy học bài mới, GV tổ chức cho SV báo cáo kết
quả tự học bằng việc thuyết trình trước lớp. Có thể nâng dần yêu cầu thuyết trình để
nâng dần trình độ, KN học tập của SV từ: không đọc trước tài liệu đến có đọc trước
nhưng không có hướng dẫn; có đọc trước theo hướng dẫn của GV; có đọc trước
theo hướng dẫn của GV và chuẩn bị trình bày trước lớp bằng lời; trình bày phối hợp
ghi bảng cho đến mức phối hợp trình bày qua phương tiện hiện đại như máy chiếu
với chương trình power point, làm chủ các slide hoặc các phương tiện chuyên ngành
khác.

Ngoài ra, kết quả tự học của SV cần được thể hiện, được bạn và thầy nhận
xét, góp ý, đánh giá.Vì vậy, GV giao nhiệm vụ tự học nhưng phải thường xuyên
kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của SV, để kịp thời hỗ trợ SV cũng như giám sát
việc tự học của SV.

Với sự hỗ trợ tự học từ GV, SV sẽ tiến bộ lên rất nhiều. Họ có KN đọc - hiểu
tài liệu chuyên ngành; họ nắm được phương pháp nghiên cứu chuyên ngành với sự
hỗ trợ của thầy; có KN làm việc nhóm; có KN về công nghệ thông tin, internet; họ
có phẩm chất cần cù, nghiêm túc, không ỷ lại, trông chờ, chủ động, tích cực và sáng
tạo... từ đó, bồi dưỡng sự tự tin, ý chí quyết tâm, tính kiên trì vượt khó, tính trung
thực, tinh thần tập thể giúp đỡ nhau trong học tập.

27  
 
Như vậy hướng dẫn SV tự học ở nhà chu đáo, tổ chức các hoạt động tự kiểm
tra, đánh giá giữa SV với nhau trong từng học phần, môn học trên lớp là biện pháp
hữu hiệu mà GV có thể phát huy vai trò chủ động của SV.

1.4.2.2. Nhà trường và chương trình đào tạo

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn từng vạch ra các bình diện trợ giúp cho người tự
học, trong đó giáo sư có đề cập đến mô hình giáo dục của nhà trường. Nếu mô hình
đó khuyến khích và tạo điều kiện cho việc tự học của người học thì người học sẽ
được nâng đỡ nhiều hơn. Ông khẳng định: việc quản lý tự học chặt chẽ của nhà
trường không giới hạn mà ngược lại sẽ giúp người học tự học tốt hơn. Ngoài ra, nhà
trường cần hỗ trợ người học về mặt nhận thức, cảm xúc, động cơ, xây dựng nguồn
học liệu, mở rộng các kênh trao đổi giữa GV-SV và kênh để SV tiếp cận nguồn học
liệu. [34]

Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề tự học của SV vẫn chưa được các trường cao
đẳng, đại học quan tâm đúng mức. Quan điểm nhấn mạnh khả năng tự học và tạo
điều kiện tự học cho SV vẫn chưa được chú trọng, thể hiện qua việc xây dựng
chương trình, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh
giá, đầu tư cơ sở vật chất, thư viện...còn nhiều hạn chế.

Một dẫn chứng dễ thấy là chương trình đào tạo của các trường các kiến thức
chuyên môn, nghề nghiệp ôm đồm, nặng nề với rất nhiều môn học khác nhau.Thời
gian học tập trên lớp nhiều khiến thời gian tự học ngoài lớp của SV giảm sút.Một
GV phải đảm nhận nhiều môn, nhiều lớp. Chính do áp lực của khối lượng công việc
luôn quá tải đó nên GV chỉ lo thực hiện chức năng của mình mà ít quan tâm đến rèn
luyện KN toàn diện cho SV trong đó có KN tự học.

Chương trình một học phần riêng về KN tự học hoặc các khoá học ngắn hạn,
bồi dưỡng chuyên đề về KN tự học sẽ trang bị cho SV hiểu biết đúng đắn về các
KN tự học, chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho SV trong việc phát triển KN tự học hiệu
quả.

28  
 
Vì vậy, một trường đại học hiện đại cần đưa KN tự học vào mục tiêu đào tạo,
bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho SV khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi ra
trường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời.

1.4.2.3. Tài liệu và các cơ sở vật chất khác

Tự học phải gắn liền với sách, giáo trình, tài liệu tham khảo…Sách được
xem là người thầy thứ hai, sau GV của SV. Nguồn tài liệu càng phong phú, dồi dào,
càng giúp ích cho SV tích luỹ kiến thức đa chiều, sâu sắc hơn. [34]

Hiện nay, SV có thể tìm thấy nguồn tài liệu trong thư viện trường, thư viện
tỉnh, thành phố, nhà sách, kho tài liệu trực tuyến, các website của các tạp chí khoa
học, tổ chức giáo dục...Tuy nhiên, nguồn tài liệu chủ yếu vẫn đến từ thư viện
trường. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu tự học, nghiên cứu của SV ở bậc đại học, các
trường cần đầu tư vào việc mua các tài liệu in (sách, tạp chí, báo khoa học...) mới
nhất, với số lượng nhiều, đủ đáp ứng nhu cầu tham khảo của SV. Ngoài ra, hệ thống
thư viện phải có đủ chỗ ngồi, thoáng mát, yên tĩnh, với hệ thống tra cứu tiện lợi mới
giúp SV tự học tốt.

Bên cạnh thư viện, các khu tự học với bàn ghế, hệ thống chiếu sáng đầy đủ
cũng là điều kiện hỗ trợ tốt cho hoạt động tự học của SV.

Tóm lại, lý luận cho thấy vấn đề tự học là đặc biệt quan trọng trong giáo
dục.Ở đại học, muốn hoạt động học tập có hiệu quả nhất thiết SV phải chủ động
tự giác học tập bất cứ lúc nào có thể bằng chính nội lực của bản thân vì đây mới
chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển cá nhân. Ngoài ra, để hình thành
KN tự học cho SV, rất cần tới vai trò của GV, nhà trường với tư cách là những
ngoại lực trong việc trang bị cho SV một hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ cùng
với phương pháp tự học cụ thể, khoa học cũng như hỗ trợ các điều kiện thuận lợi
để hoạt động tự học tự đào tạo của SV đi vào chiều sâu và thực chất.

29  
 
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI LỚP HỌC CỦA
SV CHÍNH QUY SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM
2.1. MÔ TẢ THỂ THỨC NGHIÊN CỨU

2.1.1. Công cụ nghiên cứu

2.1.1.1. Bảng câu hỏi điều tra

! Bảng câu hỏi mở

Ở giai đoạn 1: Với mục tiêu thu thập các ý kiến ban đầu để thiết kế bảng câu
hỏi khảo sát ý kiến chính thức về thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV
Trường ĐHSP TP. HCM, công cụ khảo sát ý kiến ở giai đoạn 1 được thiết kế dưới
dạng bảng hỏi mở. Cấu trúc bao gồm:

Phần 1: Thông tin về người trả lời phiếu, bao gồm: giới tính, năm thứ đang học,
khoa, học lực.

Phần 2: 6 câu hỏi mở (không có gợi ý đáp án) để tìm hiểu ý kiến của SV về vấn đề
KN tự học ngoài lớp học như: thời gian tự học ngoài lớp học mỗi ngày, mức độ ảnh
hưởng của KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập, các KN tự học ngoài lớp
học mà SV cho rằng quan trọng nhất, các thao tác cụ thể trong các KN mà SV đã
liệt kê, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KN tự học ngoài lớp học của SV,
các biện pháp mà Nhà trường, Khoa, Đoàn- Hội, GV, và SV có thể thực hiện để
nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV

! Bảng câu hỏi đóng

Sau khi thu các phiếu trả lời bảng câu hỏi mở trên, nhóm nghiên cứu đã tổng
hợp các ý kiến, tham khảo các cơ sở lý luận có liên quan và soạn thảo bảng câu hỏi
đóng để thu thập ý kiến chính thức của SV về thực trạng, cũng như những nguyên
nhân, biện pháp để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV Trường ĐHSP TP.
HCM. Cấu trúc bảng câu hỏi đóng bao gồm:

Phần 1: Thông tin về người trả lời phiếu, bao gồm: giới tính, năm thứ đang học,
khoa, học lực, thời gian tự học mỗi ngày.
30  
 
Phần 2: 9 câu hỏi đóng với nhiều mục (item) trả lời và thang đo thái độ. Nội dung
các câu hỏi tương tự như bảng câu hỏi mở, bao gồm:

Câu 1: Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập của
SV

Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của 8 KN tự học ngoài lớp học (phổ biến nhất) đến kết
quả học tập của SV

Câu 3, 4, 5, 6, 7: Các thao tác cụ thể mà SV tiến hành khi thực hiện các KN tự học
sau: KN lập kế hoạch tự học ngoài lớp học, KN đọc sách ngoài lớp học, KN ghi
chép tài liệu ngoài lớp học, KN ôn tập, KN tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự học

Câu 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KN tự học ngoài lớp học của SV

Câu 9: Các biện pháp mà Nhà trường, Khoa, Đoàn- Hội, GV, và SV có thể thực
hiện để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV

Các thang đo thái độ được sử dụng trong bảng câu hỏi gồm:

Thang đo 1: Rất ít/Ít/ Vừa phải/ Nhiều/ Rất nhiều

Thang đo 2: Không bao giờ/ Ít khi/ Thỉnh thoảng/ Thường xuyên/ Rất thường xuyên

Thang đo 3: Rất không cần thiết/ Không cần thiết/ Có cũng được, không cũng được/
Cần thiết/ Rất cần thiết

Bảng hỏi đóng trên được triển khai thử nghiệm, đo độ tin cậy của các câu
hỏi, sau đó chỉnh sửa. Bảng hỏi chính thức không thay đổi về cấu trúc, nội dung câu
hỏi, chỉ thay đổi ở số lượng và cách phát biểu các mục trả lời trong các câu hỏi
(tham khảo bảng hỏi chính thức ở phụ lục).

2.1.1.2. Bảng câu hỏi phỏng vấn GV và SV

Mục tiêu của phỏng vấn là để đối chiếu, lý giải thêm về thực trạng, cũng như
những nguyên nhân, biện pháp để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV
Trường ĐHSP TP. HCM.

Bảng câu hỏi phỏng vấn dành cho cả GV và SV được soạn thảo với nội dung
tương tự nhau, đều bao gồm 5 câu (tham khảo bảng câu hỏi phỏng vấn ở phụ lục).

31  
 
Câu 1: Thời gian mỗi ngày mà mỗi SV tại khoa mà SV đang theo học/ khoa GV
đang giảng dạy chính nên dành cho việc tự học ngoài lớp học, lý do đưa ra con số
đó.

Câu 2: Mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập của SV,
giải thích cụ thể sự ảnh hưởng đó.

Câu 3: Các KN tự học ngoài lớp học quan trọng nhất đối với SV tại khoa mà SV
đang theo học/ khoa GV đang giảng dạy chính, giải thích sự lựa chọn các KN đó.

Câu 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KN tự học ngoài lớp học của SV, lý
giải cụ thể.

Câu 5: Các biện pháp mà Nhà trường, Khoa, Đoàn- Hội, GV, và SV có thể thực
hiện để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV, mô tả rõ các biện pháp đó.

2.1.1.3. Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia

Mục tiêu của xin ý kiến chuyên gia là để đối chiếu, lý giải thêm về thực
trạng, nguyên nhân, dặc biệt là đưa ra các biện pháp để nâng cao KN tự học ngoài
lớp học cho SV Trường ĐHSP TP. HCM.

Hình thức xin ý kiến chuyên gia cũng là phỏng vấn. Bảng câu hỏi phỏng vấn
chuyên gia gồm 4 câu:

Câu 1: Đánh giá chung của chuyên gia về thực trạng KN tự học ngoài lớp học của
SV Trường ĐHSP TP. HCM hiện nay

Câu 2: Theo chuyên gia, KN nào nên rèn luyện cho SV Trường ĐHSP TP. HCM
trước tiên.

Câu 3: Nhận định của chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KN tự
học ngoài lớp học của SV, lý giải cụ thể.

Câu 4: Các biện pháp mà Nhà trường, Khoa, Đoàn- Hội, GV, và SV có thể thực
hiện để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV, mô tả rõ các biện pháp đó.

32  
 
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

! Mẫu khảo sát bằng bảng hỏi

Nhóm nghiên cứu tiến hành chọn 4 khoa: Địa lý (sau đây gọi tắt là khoa Địa,
đại diện cho khối Xã hội), khoa Tiếng Anh (sau đây gọi tắt là khoa Anh, đại diện
cho khối Ngoại ngữ), khoa Hoá học (sau đây gọi tắt là khoa Hoá, đại diện cho khối
Tự nhiên), khoa Tâm lý- Giáo dục (sau đây viết tắt là khoa TLGD, đại diện cho
khối Giáo dục Đặc thù).

Ở giai đoạn 1: Nhóm nghiên cứu phát bảng câu hỏi mở cho 5 SV chính quy
sư phạm năm thứ 2, 5 SV năm thứ 3 mỗi khoa. Tổng số phiếu thu được là 40 phiếu.

Ở giai đoạn 2: Bảng hỏi đóng thử nghiệm được khảo sát trên 40 SV chính
quy sư phạm (mỗi khoa 10 SV, chia đều năm thứ 2 và năm thứ 3). Khi khảo sát
bằng bảng hỏi đóng chính thức: mỗi khoa, nhóm nghiên cứu cũng chọn SV năm thứ
2 và năm thứ 3; ở mỗi năm thứ, chọn tiếp một lớp và khảo sát toàn bộ SV lớp đó.
Tổng cộng, nhóm nghiên cứu phát ra 400 phiếu, kết quả thu về là 386 phiếu, số
phiếu trả lời đầy đủ, trung thực là 369 phiếu (đạt tỷ lệ 92.3%). Thành phần mẫu
khảo sát bằng bảng hỏi đóng chính thứcnhư bảng 2.1.

Bảng 2.1. Mô tả mẫu khảo sát bằng bảng hỏi

Yếu tố Số lượng Tỉ lệ (%)

Địa 84 22.8

Anh 81 22.0
Khoa
Hoá 89 24.1

TLGD 115 31.1

Năm thứ 2 190 51.5


Năm thứ
Năm thứ 3 179 48.5

33  
 
Nam 97 26.3
Giới tính
Nữ 272 73.7

Xuất sắc 3 0.8

Giỏi 32 8.7

Khá 207 56.1

Học lực Trung bình khá 46 12.4

Trung bình 73 19.8

Yếu 8 2.2

Kém 0 0.0

Tổng số mẫu 369

! Cách thức tiến hành

Ở giai đoạn 1, nhóm nghiên cứu soạn bảng câu hỏi mở sau đó tìm đến các
lớp học của SVchính quy sư phạm năm thứ 2 và 3 của 4 khoa được chọn phía trên,
phát phiếu ngẫu nhiên 5 SV bất kỳ ở mỗi lớp. Các phiếu thu về được tổng hợp tỉ mỉ
và sắp xếp kết quả theo từng câu. Các ý kiến được nhiều SV đồng tình nhất được
đưa vào thành các lựa chọn cho bảng câu hỏi đóng.Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn
bổ sung các lựa chọn theo sự tham khảo các cơ sở lý luận có liên quan và điều chỉnh
một số thuật ngữ SV sử dụng khi trả lời cho chính xác.

Ở giai đoạn 2, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát thử bảng hỏi đóng trên 10
SV mỗi khoa thuộc cả năm thứ 2 và năm thứ 3. Sau đó, 40 phiếu được thống kê và
tính hệ số tin cậy Alpha- Cronbach cho các câu hỏi về cách thức tiến hành các KN
tự học cụ thể. Các mục (item) khiến hệ số tin cậy của câu hỏi giảm xuống dưới 0.7
đều bị xoá bỏ hoặc chỉnh sửa. Chính vì vậy, hệ số tin cậy của các câu hỏi này trong
bảng hỏi chính thức được khảo sát lúc sau đều đạt trên 0.7, cho thấy các câu hỏi này
khá tốt để sử dụng.

34  
 
Bảng hỏi chính thức được triển khai rộng rãi trên SV chính quy sư phạm của
các khoa đã chọn (như bảng mô tả mẫu 2.1). Thời gian thu phiếu khảo sát là sau kỳ
thi học kỳ 1 năm học 2012-2013, nhóm nghiên cứu trực tiếp đến phòng thi của các
lớp đã chọn sau khi SV thi xong các môn để hướng dẫn và nhờ SV trả lời phiếu.
Sau 30 phút, SV nộp lại bảng trả lời cho một thành viên nhóm nghiên cứu đang phụ
trách trực tiếp tại phòng thi đó.

2.1.3.2. Phương pháp phỏng vấn

! Mẫu phỏng vấn

Tương tự như mẫu khảo sát bằng bảng hỏi, mẫu phỏng vấn cũng là GV và
SV chính quy sư phạm đến từ 4 khoa: Địa, Anh, Hoá, TLGD. Thành phần chi tiết
mẫu phỏng vấn được thể hiện như bảng 2.2.

Thành phần GV tham gia phỏng vấn được chọn dựa trên tiêu chí từng có
kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn học tập, đồng thời trực tiếp
giảng dạy nhằm đảm bảo đưa ra các ý kiến có giá trị nhất. Mỗi khoa dự kiến mời 3
GV nhưng GV khoa Hoá do bận rộn không thu xếp được lịch phỏng vấn nên chỉ
có 2 GV tham gia. GV khoa TLGD được mời đến 4 GV tham gia phỏng vấn.
Thành phần SV được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ các lớp đã tham gia khảo
sát bằng bảng hỏi. Mỗi lớp mời 3- 4 SV tuỳ theo sĩ số SV lớp.
Bảng 2.2. Mô tả mẫu phỏng vấn

Yếu tố GV SV
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
Địa 3 25.0 7 26.9
Anh 3 25.0 6 23.1
Khoa
Hoá 2 16.7 6 23.1
TLGD 4 33.3 7 26.9

Năm Năm thứ 2 13 50


thứ Năm thứ 3 13 50
Tổng số 12 100 26 100

35  
 
! Cách thức tiến hành

Nhóm nghiên cứu trình bày ý định nghiên cứu với Ban chủ nhiệm các khoa
và nhận lời giới thiệu về các GV. Sau đó, nhóm nghiên cứu liên lạc và đặt lịch
phỏng vấn trực tiếp các GV.Thời gian phỏng vấn một người trung bình từ 30- 45
phút, tuỳ vào tốc độ suy nghĩ và trình bày của mỗi GV.Các phần phỏng vấn đều
được ghi chép cẩn thận và biên bản được trao đổi lại với GV để đảm bảo phần
phỏng vấn được ghi lại đúng nội dung người được phỏng vấn đã trả lời.

Về phía SV, nhóm nghiên cứu đến lớp học của SV cac khoa đã chọn, mời
ngẫu nhiên 3-4 SV/ lớp tham gia phỏng vấn trực tiếp.Họ được sắp xếp lịch cụ thể để
không mất thời gian chờ đợi. Thời gian phỏng vấn trung bình 20- 30 phút/ SV.
Biên bản cũng được trao đổi lại với SV để đảm bảo đã phản ánh chính xác ý kiến
của họ.

Toàn bộ biên bản được đánh máy lại rõ ràng, phần trả lời từng câu được tộng
hợp và xử lý tỉ mỉ, kết hợp cả định tính và định lượng.

2.1.3.3. Phương pháp ý kiến chuyên gia

Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn hai chuyên gia chuyên giảng dạy về Phương
pháp học tập ở đại học cũng như tập huấn về các KN học tập cho SV là Tiến sĩ Võ
Văn Nam và Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng. Cả hai đều đang công tác tại khoa
Tâm lý- Giáo dục.

Nội dung xin ý kiến xoay quanh việc nhận định về các KN tự học ngòai lớp
học quan trọng nhất đối với SV sư phạm, nhận định chung về thực trạng và lý giải
những nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng, đồng thời đề nghị các chuyên gia
đưa ra những giải pháp để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV của Trường
ĐH Sư phạm TP. HCM.

Phương pháp này được tiến hành cuối cùng, sau phương pháp điều tra và
phỏng vấn.

2.1.3.4. Phương pháp xử lý thống kê

Mỗi câu hỏi nhỏ sẽ có 5 mức trả lời phân bố đều theo 2 phía: rất nhiều cho
đến rất ít (đối với câu hỏi nhận thức mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp

36  
 
học đến kết quả học tập của SV); rất thường xuyên đến không bao giờ (đối với các
câu hỏi thực trạng thực hiện cácKN), rất cần thiết đến rất không cần thiết (đối với
câu hỏi về các biện pháp nâng cao KN tự học của SV).

Số điểm được quy định lần lượt là:

+ Rất ít/ Không bao giờ/ Rất không cần thiết: 1 điểm

+ Ít/ Ít khi/ Không cần thiết: 2 điểm

+ Vừa phải/ Thỉnh thoảng/ Có cũng được, không cũng được: 3 điểm

+ Nhiều/ Thường xuyên/ Cần thiết: 4 điểm

+ Rất nhiều/ Rất thường xuyên/ Rất cần thiết: 5 điểm

- Phân chia các mức độ theo ĐTB:

Vừa phải/
Rất ít/
Thỉnh Nhiều/ Rất nhiều/
Không bao Ít/ Ít khi/
thoảng/ Có Thường Rất thường
Mức độ giờ/ Rất Không cần
cũng được, xuyên/ Cần xuyên/ Rất
không cần thiết
không thiết cần thiết
thiết
cũng được

Điểm 2.5 - cận


1 - cận 1.5 1.5 - cận 2.5 3.5 - cận 4.5 4.5 - 5
3.5

37  
 
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG TỰ HỌC NGOÀI
LỚP HỌC CỦA SV CHÍNH QUY SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM

2.2.1. Thời gian dành cho việc tự học ngoài lớp học của SVchính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP. HCM

Bảng 2.3. Thời gian mỗi ngày dành cho việc tự học ngoài lớp học

của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Thời gian 0 -> 1- > 2 -> 3-> 4 giờ Tổng


dưới 1 dưới 2 dưới 3 dưới 4 trở lên cộng
giờ giờ giờ giờ
Đối tượng SV

Năm thứ Năm 2 7.9 22.6 34.2 20.0 15.3 100

Năm 3 5.6 29.6 36.3 14.5 14.0 100

Khoa Địa 2.4 19.0 47.6 19.0 11.9 100

Anh 4.9 28.4 35.8 14.8 16.0 100

Hoá 11.2 28.1 28.1 14.6 18.0 100

TLGD 7.8 27.8 31.3 20.0 13.0 100

Học lực Xuất sắc 0.0 0.0 0.0 66.7 33.3 100

Giỏi 3.1 21.9 31.3 15.6 28.1 100

Khá 6.3 23.7 37.7 17.4 15.0 100

Trung bình khá 15.2 23.9 30.4 19.6 10.9 100

Trung bình 2.7 34.2 35.6 16.4 11.0 100

Yếu 25.0 50.0 25.0 0.0 0.0 100

38  
 
Bảng 2.3 cho thấy thời gian tự học ngoài lớp học của SV Trường ĐHSP
TP.HCM tập trung nhiều nhất ở mức 2 giờ đến 3 giờ mỗi ngày. Các con số thống kê
theo các cách phân loại đối tượng khác nhau đều cho thấy, trên dưới 1/3 số SV được
khảo sát cho biết họ dành 2 giờ đến 3 giờ mỗi ngày để tự học ngoài lớp học tức có
thể là ở nhà, nhà sách, thư viện, địa điểm khác. Phỏng vấn sâu 26 SV về 'Thời gian
mỗi ngày một SV nên tự học) thì 20/26 SV (hơn 76%) cho rằng phải từ 4 tiếng trở
lên, chỉ có 2/26 SV (khỏang 7.7%) cho rằng 1.5- 2 tiếng/ ngày là đủ. Điều này cho
thấy có thể SV nhận thức được cần nhiều thời gian cho tự học nhưng thực tế thì
thường học ít hơn con số mong đợi đó.

Thông thường, SV Trường ĐHSP TP. HCM mỗi ngày (đôi khi cả thứ 7) đều
học một buổi khoảng 6 tiết (tức 5 tiếng). Nếu SV nào đăng ký học lại, học nhanh thì
có thể phải học cả ngày. Vì vậy, nếu tính tổng cộng thời gian dành cho việc học của
SV cả trên lớp và ngòai lớp trung bình là trên dưới 8 giờ thì trong đó thời gian 2-3
tiếng tự học cũng ở mức vừa phải. Trong khi đó, đa số các GV được phỏng vấn đều
cho rằng SV nên tự học ngoài lớp ít nhất 4 giờ/ ngày. Lý giải cho lượng thời gian tự
học còn ít ỏi của mình, SV Lê Quốc T. (Khoa Hoá) nói: "Thứ nhất, vì thời gian tự
học là tìm hiểu thông tin mới hoặc giải quyết vấn đề chưa hiểu ở lớp nên chỉ cần
tập trung 1h30p sẽ đủ, vì khi ta làm dùng nhiều thời gian tự học chỉ làm thêm mệt
mỏi và ngán ngẩm cho những ngày sau tự học. Thứ hai, SV cũng phải kiếm tiền sinh
hoạt nên thời gian còn phải chi trả ngoài giờ học còn phải lo thêm những công việc
cá nhân và các mối quan hệ. Thứ ba, thời gian chỉ 1h30p mà SV phải lọc nhiều
thông tin một lúc sẽ đòi hỏi SV nhiều phương pháp và kĩ năng để tạo cho bản thân
một phương pháp tổ hợp học tập kết quả tốt"

Lượng thời gian tự học ở SV năm 2 và 3 không có nhiều sự khác biệt. Điều
này có thể tạm lý giải là do áp lực bài học của các năm học là khá đồng đều.

Xét theo khoa, thời gian tự học từ 3 tiếng trở lên, SV tại các khoa tương đối
đồng đều ở mức trên 30%. Khoa Địa lý có số SV tự học trong mức 2-3 giờ/ ngày
nhiều nhất với xấp xỉ 50%, còn khoa Hoá thì ít nhất với chưa tới 1/3 SV dành quỹ
thời gian tự học ở mức này. Ngược lại, khoa Địa có số SV tự học dưới 2 giờ/ ngày ít
nhất, khoa Hoá cũng là khoa có số SV tự học ngoài lớp dưới 2 giờ nhiều nhất, lên

39  
 
tới hơn 40%. Điều này có thể trái với suy nghĩ của nhiều người vì SV khoa Hoá vốn
có điểm đầu vào rất cao và được đánh giá là học tốt, nghiêm túc nên theo tiên đoán,
sẽ là khoa mà SV dành nhiều thời gian tự học ngoài lớp. Tuy nhiên, kết quả điều tra
thì ngược lại. Phỏng vấn sâu các GV, SV khoa Hoá về điều này, họ lý giải, do SV
khoa Hoá phải học thí nghiệm rất nhiều, thời gian trong lớp và phòng thí nghiệm có
thể kéo dài từ sáng đến chiều. Do đó, các em không còn nhiều thời gian để tự học
ngoài lớp. Phỏng vấn các GV khoa Địa, họ đều yêu cầu thời gian tự học của SV
nhiều hơn 3 giờ, thậm chí GV Hà Văn T. (khoa Địa) còn khẳng định SV phải tự học
5- 7 tiếng/ngày mới giỏi được.

Xét theo kết quả học tập, trên 3 giờ mỗi ngày là khoảng thời gian mà tất cả
SV xuất sắc và khoảng trên 40% SV giỏi dành cho tự học ngoài lớp, còn 75% SV
yếu chỉ tự học ngoài lớp dưới 2 giờ/ ngày. Đối với SV từ mức trung bình đến khá
thì số lượng SV tự học ngoài lớp từ 2 giờ/ ngày trở lên chiếm ưu thế hơn so với thời
lượng dưới mức đó.Tuy thống kê chưa tìm thấy sự tương quan giữa thời gian tự học
với kết quả học tập của SV (do số SV các nhóm chênh lệch khá lớn), nhưng có thể
thấy khuynh hướng các SV có kết quả học tập tốt thường dành nhiều thời gian tự
học ngoài lớp hơn so với các SV có kết quả không tốt.

2.2.2. Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học ngoài lớp học đến kết quả học tập
của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

2.2.2.1. Mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học nói chung đến kết quả
học tập của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

40  
 
Bảng 2.4. Mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học nói chung đến kết
quả học tập của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Đối tượng SV Số lượng Điểm TB Độ LC Sig

Năm thứ Năm 2 190 4.19 0.724 0.188

Năm 3 179 4.08 0.813

Khoa Địa 84 3.94 0.750 0.022 (Địa

Anh 81 4.11 0.822 và Hoá)

Hoá 89 4.29 0.694

TLGD 115 4.18 0.779

Học lực Xuất sắc 3 4.00 0.000

Giỏi 32 4.34 0.902

Khá 207 4.16 0.758

Trung bình khá 46 4.04 0.729

Trung bình 73 3.97 0.763

Yếu 8 4.75 0.463

Toàn mẫu 369 4.14 0.770

Khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp học đến kết quả
học tập của mình, các SV tham gia khảo sát đã cho ý kiến như bảng 2.4. Điểm trung
bình của toàn mẫu là 4.14 tức nằm ở cận trên của mức “Nhiều”. Độ lệch chuẩn
thấp (đều dưới 1) cho thấy ý kiến của các SV khá đồng nhất với nhau và đều cho
rằng KN tự học ngoài lớp học ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của SV. Kết quả
này phản ánh nhận thức đúng đắn của SV về vai trò của tự học ngoài lớp. Kết quả
phỏng vấn sâu SV và GV cũng cho kết quả tương tự. GV Bùi Nguyên K. (khoa
Anh) còn mạnh dạn đưa ra con số ảnh hưởng của tự học đến kết quả học tập của SV
là đến 90%, còn GV Huỳnh Phẩm Dũng P. (khoa Địa) thì đưa ra con số là 70%.

41  
 
Theo lý giải của GV Huỳnh Lâm Anh Ch. (khoa TLGD) thì "Bản chất của phương
pháp là rút ngắn con đường đi đến mục tiêu. Phương pháp đúng thì hình thành KN
dễ dáng. KN thành thạo thì hiệu quả của hoạt động cao".

Xét theo năm thứ, kiểm nghiệm T-Test với mức ý nghĩa α= 0.05 cho thấy
không có sự khác biệt nào về ý kiến đối với mức độ ảnh hưởng của KN tự học
ngoài lớp học đến kết quả học tập giữa SV năm 2 và năm 3 (sig= 0.188 >α= 0.05)

Xét theo khoa, kiểm nghiệm ANOVA với mức ý nghĩa α= 0.05 cho thấy có
sự khác biệt nhất định trong nhận thức về tầm ảnh hưởng của KN tự học ngoài lớp
học đến kết quả học tập của SV các khoa (sig= 0.022 <α= 0.05), cụ thể là giữa khoa
Địa và khoa Hoá, trong đó SV khoa Hoá (ĐTB= 4.29) đánh giá ảnh hưởng của KN
tự học đến kết quả học tập cao hơn hẳn so với SV khoa Địa (ĐTB= 3.94). Đối chiếu
với kết quả về thời gian tự học phía trên, SV khoa Địa dành nhiều thời gian cho việc
tự học hơn nhưng lại đánh giá mức độ ảnh hưởng thấp hơn. Kết quả này có thể tạm
lý giải (mang tính suy đoán) rằng bằng kinh nghiệm bản thân, SV nhận ra rằng thời
gian tự học chưa phải là yếu tố quyết định hiệu quả tự học mà là yếu tố phương
pháp hay KN tự học.

Do sự chênh lệch về số lượng mẫu SV theo học lực nên nhóm nghiên cứu
không đưa ra kết luận so sánh giữa các nhóm với nhau. Tuy nhiên, nhìn vào bảng
kết quả, có thể thấy: dù học lực khác nhau thì SV vẫn đánh giá các KN học tập ảnh
hưởng “Nhiều” hoặc “Rất nhiều” đến kết quả học tập. Cả 3 SV loại giỏi đều đánh
giá cùng một mức độ như nhau (ĐTB= 4, độ LC = 0), đặc biệt nhóm SV có kết quả
học lực yếu lại đánh giá ở mức 'Rất nhiều” với ĐTB= 4.75, tức gần tiệm cận với
mức cao nhất trong thang thái độ là 5 và độ LC cũng ở mức rất thấp dưới 0.5 tức ý
kiến của nhóm SV khá đồng nhất với nhau. Như vậy, chính SV yếu đã nhận ra việc
học ở đại học đòi hỏi tự học rất cao, nếu không sở hữu các KN tự học tốt thì kết quả
học tập sẽ rất hạn chế.

42  
 
2.2.2.2. Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể ngoài lớp học đến kết quả
học tập của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Khảo sát bằng bảng câu hỏi mở ban đầu, SV liệt kê ra rất nhiều KN khác
nhau, thuật ngữ sử dụng cũng không thống nhất. Sau khi tổng hợp, nhóm nghiên
cứu tạm đưa ra 8 KN được nhiều SV đề nghị nhất như bảng 2.5.

Bảng 2.5. Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể ngoài lớp học đến kết
quả học tập của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Điểm Độ LC Mức độ Thứ


STT Kỹ năng tự học
TB hạng

1 Hoạch định mục tiêu tự học. 3.91 0.868 Nhiều 2

2 Lập kế hoạch tự học. 3.86 0.933 Nhiều 3

3 Đọc sách ngoài lớp học 3.54 0.882 Nhiều 6

3.34 0.933 Vừa 8


4 Ghi chép tài liệu ngoài lớp học
phải

5 Làm các bài tập ngoài lớp học 3.64 0.941 Nhiều 4

6 Ôn tập 4.05 0.805 Nhiều 1

7 Làm việc nhóm ngoài lớp học 3.58 0.949 Nhiều 5

Tự kiểm tra, đánh giá quá trình tự 3.48 0.996 Vừa 7


8
học phải

Kết quả khảo sát qua bảng 2.5 như sau: không có KN nào được đánh giá ảnh
hưởng ở mức “Rất nhiều”, 6/8 KN đã khảo sát được SV cho rằng ảnh hưởng ở mức
“Nhiều” (ĐTB dao động trong khoảng 3.54- 4.05), hai KN còn lại là ảnh hưởng ở
mức “Vừa phải” nhưng ĐTB không chênh lệch nhiều lắm với các KN trên (ĐTB =
3.34 và ĐTB= 3.48). Như vậy, các KN này đều được SV đánh giá khá cao về tầm
quan trọng của chúng đối với việc học tập.

KN được SV cho là ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của mình là
“Ôn tập” (ĐTB= 4.05, cận trên của mức “Nhiều”), kế tiếp là KN “Hoạch định mục

43  
 
tiêu tự học” (ĐTB= 3.91), theo sau là KN “Lập kế hoạch tự học” (ĐTB= 3.86). Các
KN bị đánh giá thấp là “Ghi chép tài liệu ngoài lớp học”, “Tự kiểm tra, đánh giá
quá trình tự học” và “Đọc sách ngoài lớp học”.

Khi phỏng vấn, KN lập kế hoạch và hoạch định mục tiêu tự học cũng được
các SV đề cập đến nhiều nhất và chọn đó là những KN quan trọng nhất. Theo ý kiến
của SV Cao Thục Q. (khoa Anh) thì hai KN này quan trọng nhất với SV bởi vì:
"Khi đưa ra được mục tiêu cụ thể và chính xác thì người học mới có định hướng rõ
ràng và biết rõ được nhưng công việc mình phải làm là gì. Lập kế hoạch thì chúng
ta mới sắp xếp thời gian của bản thân hợp lý, và dễ dàng đạt được mục tiêu của
mình". Ý kiến này nhận được sự tán thành của tất cả các GV trả lời phỏng vấn.

KN ôn tập lại ít được SV đề cập đến khi phỏng vấn, trái ngược với kết quả
khảo sát bằng bảng hỏi. Việc đánh giá cao KN ôn tập, có thể xuất phát từ suy nghĩ
của nhiều SV rằng KN này sẽ giúp ích nhiều nhất cho SV khi thi cuối kỳ, và ảnh
hưởng đến kết quả điểm số bài thi, cũng là kết quả học tập nói chung.

Một KN khác cũng được 15/26 SV lựa chọn và cho rằng rất quan trọng với
SV là KN làm việc nhóm. Theo lý giải của họ, ở đại học, GV thường xuyên giao
nhiệm vụ làm việc nhóm và điểm đánh giá quá trình thường có một tỷ lệ không
nhỏ.Tuy nhiên, các SV cũng than phiền rằng nhiều SV không có KN làm việc nhóm
tốt và rất hay ỷ lại bạn học. Do đó, mặc dù nó quan trọng nhưng đóng góp vào kết
quả học tập (điểm số) không nhiều vì điểm số bài làm nhóm thường phụ thuộc vào
khả năng làm việc của một vài cá nhân nổi bật. GV cũng đề cao KN này nhưng
tương tự SV, họ cũng nhận thấy nhiều SV chưa thể hiện KN này tốt.

KN làm bài tập ngoài lớp học được tất cả các SV khoa Hoá tham gia phỏng
vấn chọn là KN quan trọng nhất với SV khoa mình do đặc thù các môn học ngành
này đều phải giải quyết các bài tập áp dụng đi kèm.
KN tự kiểm tra, đánh giá và đọc sách cũng được 5/26 SV đề cập đến trong
phần phỏng vấn vì kiểm tra, đánh giá mới biết được tri thức được tích luỹ bao nhiêu
và các phương pháp học tập đã tiến hành có thực sự hiệu quả. Với KN đọc sách, Sv
Nguyễn Lâm Quang T. (Khoa Địa) lý giải: KN quyết định chất lượng và số lượng
thông tin mình thu nhận được. Nếu đi kèm với KN ghi chép (các nội dung đã đọc)
thì sẽ tốt hơn.

44  
 
Điều đáng lưu ý từ kết quả khảo sát lẫn phỏng vấn là SV chưa nhận thức
được đúng đắn vai trò của KN ghi chép, trong khi các chuyên gia lẫn GV đều dề
cao KN xử lý thông tin đã được tìm kiếm mà việc ghi chép lại tài liệu chính là một
khâu trong quá trình xử lý này.
Bảng 2.6. Mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể ngoài lớp học
đến kết quả học tập của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

(so sánh điểm trung bình theo khoa)

S K. Địa K. K. K. Sig
T Kỹ năng tự học Anh Hoá TLGD
T

1 Hoạch định mục tiêu tự học. 3.83 3.75 3.90 4.08 0.053

2 Lập kế hoạch tự học. 3.92 3.69 3.69 3.80 0.113

3 Đọc sách ngoài lớp học 3.52 3.41 3.50 3.69 0.156

4 Ghi chép tài liệu ngoài lớp học 3.36 3.04 3.27 3.60 0.000

5 Làm các bài tập ngoài lớp học 3.58 3.47 3.90 3.61 0.021

6 Ôn tập 4.02 4.07 4.08 4.03 0.945

7 Làm việc nhóm ngoài lớp học 3.70 3.31 3.58 3.69 0.023

Tự kiểm tra, đánh giá quá trình 3.68 3.28 3.40 3.55 0.054
8
tự học

Tìm hiểu sự khác biệt trong đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các KN tự
học cụ thể ngoài lớp học giữa SV các khoa, bảng 2.6 cho thấy SV khoa Anh có
khuynh hướng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các KN tự học cụ thể trong bảng
khảo sát thấp hơn các khoa còn lại, ngược lại SV khoa TLGD có khuynh hướng
đánh giá cao hơn (4/8 KN tự học được khảo sát, đánh giá của SV TLGD có ĐTB
cao nhất). Tuy nhiên, kiểm nghiệm ANOVA (với mức ý nghĩa α= 0.05) chi tiết các
chênh lệch về ĐTB ý kiến của SV các khoa thì nhận thấy: sự khác biệt ý kiến của
SV các khoa (thể hiện qua sự khác biệt có ý nghĩa về ĐTB đánh giá) về mức độ ảnh

45  
 
hưởng của các KN tự học cụ thể chỉ diễn ra ở 3 KN: Ghi chép ngoài lớp học, làm
bài tập ngoài lớp học, làm việc nhóm ngoài lớp học (sig <α= 0.05). Ở các KN tự
học còn lại, tuy có sự chênh lệch về ĐTB nhưng chưa đủ lớn để tạo ra sự khác biệt
có ý nghĩa.

Phân tích sâu hơn (tham khảo kết quả xử lý thống kê ở phụ lục), sự khác biệt
trong ý kiến đánh giá về KN ghi chép ngoài lớp học chỉ diễn ra giữa SV khoa Anh
và khoa TLGD (sig= 0.000<α= 0.05), trong đó SV khoa TLGD đánh giá mức độ
ảnh hưởng của KN này đến kết quả học tập cao hơn SV khoa Anh. Về KN làm bài
tập ngoài lớp học, SV khoa Hoá đánh giá cao hơn hẳn SV khoa Anh (sig= 0.016
<α= 0.05). Về KN làm việc nhóm ngoài lớp học thì có sự khác biệt trong ý kiến
đánh giá giữa SV khoa Anh với SV khoa Địa (sig= 0.038<α= 0.05) và SV khoa
TLGD (sig= 0.030 <α= 0.05) trong đó SV khoa Anh đánh giá thấp mức độ ảnh
hưởng hơn SV ở hai khoa còn lại.

2.2.3. Thực trạng KN lập kế hoạch tự học ngoài lớp học của SV chính quy sư
phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Bảng 2.7. Thực trạng KN lập kế hoạch tự học ngoài lớp học của SV chính quy
sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Điểm Độ LC Mức độ Thứ hạng


STT Nội dung
TB

Tôi xác định các yêu cầu cụ thể 3.00 0.827 Thỉnh 9
1
của quá trình tự học ngoài lớp. thoảng

Tôi xác định quỹ thời gian 3.42 0.906 Thỉnh 2


2
dành cho tự học thoảng

Tôi liệt kê toàn bộ những việc 3.36 0.995 Thỉnh 5


3
phải làm trong thời gian tự học. thoảng

Tôi phân loại công việc trong 3.69 0.931 Thường 1


4
tự học theo mức độ quan trọng xuyên

Tôi xác định thời hạn hoàn 3.41 0.927 Thỉnh 3


5
thành cho từng nhiệm vụ tự học thoảng

46  
 
Tôi xác định các tác nhân hỗ 3.01 1.031 Thỉnh 8
6 trợ quá trình thực hiện kế thoảng
hoạch.
Tôi thường xuyên kiểm tra tính 3.08 0.996 Thỉnh 7
7
hợp lý và khả thi của kế hoạch. thoảng

Tôi điều chỉnh kế hoạch cho 3.37 0.951 Thỉnh 4


8 phù hợp khi phát hiện nó chưa thoảng
hiệu quả

Tôi dán kế hoạch tự học nơi 3.15 1.237 Thỉnh 6


9 học tập của tôi hoặc ghi cẩn thoảng
thận vào sổ tay

Bảng 2.7 chỉ rõ hầu hết các hành động cụ thể khi lập kế hoạch tự học ngoài
lớp học đều được SV tiến hành ở mức độ 'Thỉnh thoảng” (ĐTB dao động trong
khoảng 3.0-3.42), chỉ duy nhất việc 'Tôi phân loại công việc trong tự học theo mức
độ quan trọng” đạt mức 'Thường xuyên” (ĐTB= 3.69, cũng chỉ là cận dưới của mức
'Thường xuyên').

Đối chiếu với kết quả của bảng 2.5, SV mặc dù đánh giá cao sự ảnh hưởng
của KN lập kế hoạch nhưng lại lúng túng khi tiến hành nó và không thực hiện
thường xuyên. Việc lập kế hoạch tự học bao gồm nhiều hành động cụ thể thì mới
đạt hiệu quả, nhưng SV chủ yếu chỉ lên kế hoạch học tập theo mức độ quan trọng
của nhiệm vụ tự học. Ví dụ: môn nào, bài nào quan trọng thì dành nhiều thời gian
và ưu tiên học trước; còn lại, có thể học sau hoặc bỏ qua.

Hành động xác định quỹ thời gian tự học được thực hiện ở mức độ thường
xuyên thứ 2 (ĐTB= 3.42), tiếp theo đó là việc xác định thời hạn hoàn thành cho
từng nhiệm vụ tự học (ĐTB= 3.41). Những hành động này gần như mang tính bắt
buộc khi SV lập kế hoạch tự học vì nếu SV có ý định bắt đầu việc tự học thì họ phải
hình dung những việc cần làm, làm trong bao lâu.

Việc chi tiết hoá kế hoạch tự học, theo dõi, điều chỉnh hoặc tìm kiếm các yếu
tố hỗ trợ bên ngoài cho kế hoạch tự học chưa được SV quan tâm thực hiện. Đặc
biệt, các yêu cầu cụ thể khi tự học cũng thỉnh thoảng mới được xác định trong khi

47  
 
đây chính là hành động giúp SV theo đuổi kế hoạch và là căn cứ đánh giá mức độ
hoàn thành kế hoạch tự học của bản thân.

Việc viết ra kế hoạch, dán ở nơi tự học hoặc ghi vào sổ tay cá nhân như một
hình thức cam kết với bản thân việc thực hiện kế hoạch cũng chưa phải là thói quen
của SV ĐHSP TP. HCM. Các kế hoạch tự học có thể phần lớn nằm trong đầu của
mỗi SV, họ phác thảo sơ lược rồi thực hiện. Việc không ghi thành văn bản sẽ khiến
SV dễ dàng huỷ bỏ hoặc lược bớt các nhiệm vụ, kết quả là kế hoạch tự học không
được hoàn thành nghiêm túc.

2.2.4. Thực trạng KN đọc sách ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP. HCM

Bảng 2.8. Thực trạng KN đọc sách ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP. HCM

Điểm TB Độ Mức độ Thứ


STT Nội dung
LC hạng

1 Tôi đọc sách tại thư viện 2.46 0.980 Ít khi 17

3.74 0.815 Thường 2


2 Tôi đọc sách tại nhà
xuyên

2.70 0.916 Thỉnh 16


3 Tôi đọc sách tại nhà sách
thoảng

Trước khi đọc về một vấn đề, tôi 3.21 1.051 Thỉnh 9
4 tra cứu cơ sở dữ liệu rồi mới chọn thoảng
sách để đọc

Tôi chọn sách căn cứ vào uy tín của 3.59 1.047 Thường 3
5
nhà xuất bản/nguồn thông tin xuyên

Tôi chọn sách căn cứ vào thời gian 2.95 1.136 Thỉnh 13
6
xuất bản thoảng

Tôi chọn sách căn cứ vào uy tín của 3.38 1.084 Thỉnh 7
7
tác giả thoảng

48  
 
Tôi chọn sách căn cứ vào mục đích 3.80 0.932 Thường 1
8
tìm kiếm thông tin của mình xuyên

Khi đọc sách, tôi chú ý đầu tiên đến 3.22 1.100 Thỉnh 8
9
các thông tin sơ bộ của cuốn sách thoảng

Khi đọc sách, sau thông tin sơ bộ 3.02 1.178 Thỉnh 12


10 về cuốn sách, tôi đọc lời giới thiệu thoảng
cuốn sách

Khi đọc sách, sau thông tin sơ bộ 3.50 1.111 Thường 4


11 và lời giới thiệu cuốn sách, tôi đọc xuyên
mục lục

Khi đọc sách, tôi đọc thử một số 2.92 1.187 Thỉnh 14
12 trang để biết văn phong của tác giả thoảng
rồi mới quyết định đọc kỹ

Tôi đọc từng chữ một và mấp máy 2.79 1.269 Thỉnh 15
13
môi thoảng

14 Tôi đọc đi đọc lại một số từ 2.36 1.133 Ít khi 18

Tôi vừa đọc vừa gạch chân các từ 3.08 1.114 Thỉnh 10
15
khoá thoảng

Tôi đọc khoảng 300 chữ (nửa trang 3.47 1.149 Thỉnh 6
16 A4, cỡ chữ 12) trong một phút mà thoảng
vẫn hiểu tài liệu

Tôi bỏ qua các thông tin sơ bộ của 3.02 1.057 Thỉnh 11


17 cuốn sách và lời giới thiệu mà đọc thoảng
luôn mục lục và nội dung mình cần

Tôi thường nhận xét và đánh giá 3.50 0.950 Thường 4


18
những gì đọc được. xuyên

(Mục số 17, 11, 10 được phát biểu ngược nhau để đánh giá mức độ trung thực của
người trả lời bảng hỏi)

49  
 
Đọc sách ở đây được hiểu là mọi nguồn tài liệu học tập có liên quan đến môn
học.Việc đọc tài liệu gần như là việc SV phải làm mỗi ngày ở trên lớp (theo sự
hướng dẫn của GV) và ngoài lớp (để hoàn thành các nhiệm vụ mà GV yêu cầu).
Bản chất của hoạt động dạy học ở đại học là hoạt động mang tính chất nghiên cứu,
tức SV phải tự tìm tòi, khám phá tri thức, GV đóng vai trò khơi gợi, hướng dẫn.
Chính các GV khi được phỏng vấn cũng có đề cập đến yêu cầu này.

Tuy vậy, kết quả khảo sát bảng 2. 8 cho thấy: Trong số các hành động cụ thể
khi đọc sách, chỉ có 5/18 hành động được SV thực hiện ở mức độ 'Thường
xuyên'(với ĐTB dao động từ 3.5-3.8, tức mức cận dưới 'Thường xuyên'), chứng tỏ
việc đọc sách chưa thực sự được SV tiến hành đều đặn, như yêu cầu của bậc đại
học. Các hành động khác phần lớn được thực hiện ở mức độ 'Thỉnh thoảng” (ĐTB
từ 2.7 đến 3.47), riêng việc đọc sách tại thư viện và cách đọc đi đọc lại một số từ thì
'Ít khi” được thực hiện (ĐTB đều dưới 2.5).

Kết quả khảo sát này phản ánh thực tiễn rất chân thực, SV thường lựa chọn
tài liệu theo mục đích sẵn có. Đây là một hành động đúng đắn vì xác định rõ mục
tiêu tìm kiếm thông tin sẽ giúp SV tiết kiệm được thời gian, chọn được tài liệu phục
vụ mục tiêu học tập nhanh chóng nhất khi kho tài liệu hiện nay trong nhà sách, thư
viện, mạng internet rất đồ sộ.

SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM cũng ý thức rõ trách nhiệm
của mình khi dạy học (trong tương lai) là truyền đạt những tri thức đúng đắn, chính
xác, được kiểm nghiệm nên họ cũng thường chọn sách căn cứ vào uy tín của nhà
xuất bản/nguồn thông tin (hành động xếp thứ 2 về mức độthực hiện khi đọc sách).
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn khi chọn sách là căn cứ vào uy tín của tác giả thì
SV lại chưa nhận thức được (hành động này chỉ xếp thứ 7 về mức độ thực hiện).
Như vậy, điều này có thể suy luận rằng SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP.
HCM chưa có thói quen tìm hiểu về các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan đến
các môn học của mình nên họ cũng ít coi trọng đến tên của các tác giả sách khi đọc.

Các hành động khác cũng rất nên làm khi đọc sách như đọc các thông tin sơ
bộ về quyển sách (Ví dụ: năm xuất bản để đảm bảo thông tin đã được cập nhật mới
nhất, số lần tái bản để cho thấy sách có giá trị và được độc giả yêu thích); lời giới

50  
 
thiệu về sách, tóm tắt nội dung (để củng cố quyết định có cần tham khảo cuốn sách
đó hay không); đọc thử vài đoạn (để xem văn phong của tác giả có dễ hiểu và phù
hợp với khả năng nhận thức của SV hay không) đều ít nhiều bị SV bỏ qua nên mức
độ thực hiện chỉ 'thỉnh thoảng'. SV thường có thói quen lật mục lục ra để xem có nội
dung cần cho nhiệm vụ học tập của mình hay không và mở đến phần đó để đọc
(hành động này có mức độ thực hiện 'thường xuyên” và xếp thứ 4).

Điều đáng lưu ý hơn là SV trường ĐHSP TP.HCM thường đọc sách ở nhà
mà ít khi đến thư viện hay nhà sách, trong khi hai nơi này đều là những nơi thuận
lợi cho việc đọc sách. Điều này có thể xuất phát từ sở thích, thói quen của SV
nhưng mặt khác có thể do điều kiện ngồi đọc sách tại thư viện Trường và các nhà
sách chưa thuận lợi, chưa trở thành địa điểm lý tưởng cho SV.

Về kỹ thuật đọc siêu tốc, các SV tham gia khảo sát cũng thừa nhận chưa tốt,
với tốc độ đọc 300 từ/ phút thì mới ở mức trung bình. Tiến sĩ Võ Văn Nam khi
phỏng vấn cũng nhận định đây là một trong những điểm yếu nhất của SV hiện nay.

2.2.5. Thực trạng KN ghi chép ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP. HCM
Bảng 2.9. Thực trạng KN ghi chép ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP. HCM

Điểm Độ LC Mức độ Thứ


STT Nội dung
TB hạng
Tôi sử dụng sổ tay/ tập chuyên 3.49 1.032 Thỉnh 2
1
dùng để ghi chép tài liệu. thoảng

Tôi sử dụng giấy rời để ghi chép 2.81 1.102 Thỉnh 7


2
rồi đóng tập lại thoảng

Tôi chia thành các chủ đề rồi ghi 3.12 1.118 Thỉnh 6
3
chép tài liệu theo chủ đề đó thoảng

Tôi ghi lại những thông tin cơ bản 2.75 1.177 Thỉnh 8
4 của tài liệu (tên tài liệu, tác giả, thoảng
nhà xuất bản, năm xuất bản,…)

51  
 
Tôi ghi chép tóm tắt nội dung tài 3.13 1.092 Thỉnh 5
5 liệu đã đọc theo sơ đồ (sơ đồ cây, thoảng
sơ đồ tư duy...)
Tôi ghi thêm những nhận định và 3.35 1.085 Thỉnh 3
6
lời chú giải của mình. thoảng

Tôi chọn lọc và ghi lại các đoạn 3.24 1.005 Thỉnh 4
7
trích dẫn (cả xuất xứ đoạn trích). thoảng

Tôi chép nguyên văn toàn bộ nội 2.35 0.975 Thỉnh 9


8
dung tài liệu đã đọc thoảng

Khi ghi chép lại, tôi làm nổi bật 3.96 0.958 Thường 1
9 tài liệu như tô đậm những từ quan xuyên
trọng.

(Mục số 5 và 8 được phát biểu ngược nhau để kiểm tra mức độ trung thực khi trả
lời bảng hỏi của SV tham gia khảo sát)
KN ghi chép song hành cũng KN đọc sách để tạo hiệu quả cho việc tích luỹ
tri thức của SV.Nếu rèn luyện KN đọc sách mà không rèn luyện KN ghi chép thì
việc đọc có nguy cơ trở thành vô nghĩa vì khả năng ghi nhớ bằng não bộ của con
người có giới hạn.Tuy nhiên, kết quả bảng 2.9 về KN ghi chép ngoài lớp học của
SV lại không khả quan. Việc ghi chép đúng cách không được thực hiện thường
xuyên, bằng chứng là gần như tất cả các hành động cần thiết khi ghi chép đều được
các SV tham gia khảo sát trả lời đã thực hiện ở mức 'Thỉnh thoảng” (ĐTB từ 2.75-
3.49), chỉ duy nhất hành động làm nổi bật tài liệu bằng cách tô đậm từ quan trọng là
được thực hiện ở mức 'Thường xuyên” (ĐTB= 3.96).Kết quả khảo sát này tương
đồng với nhận định của tiến sĩ Võ Văn Nam. Ông cho rằng: cùng với KN đọc sách,
KN ghi chép của SV rất hạn chế, bằng chứng cụ thể là khi dạy môn PP học đại học,
ông yêu cầu SV tự thiết kế các phiếu ghi chép cho bản thân thì SV không thể hoàn
thành tốt, ngay cả vở ghi trên lớp của họ cũng vậy.

Hành động tô đậm từ quan trọng khi ghi chép giúp ích cho SV trong tri giác
lại tài liệu nhưng đây chưa phải là hành động mang lại hiệu quả cao nhất khi ghi
chép mà việc phân chia chủ đề (xếp hạng 6), ghi tóm tắt bằng các dạng sơ đồ (xếp

52  
 
thứ 5), hay ghi thông tin tỷ mỷ tài liệu đã đọc (xếp thứ 8) mới giúp họ tích luỹ thông
tin tốt, dễ dàng tra cứu lại khi cần.

Tuy nhiên, việc ghi thêm nhận định kèm theo chú giải cũng được SV lưu tâm
(xếp thứ 3), dù vẫn nằm trong mức độ thực hiện 'thỉnh thoảng'. Hành động này là
biểu hiện cho việc đọc tài liệu một cách có ý thức.

Việc sử dụng sổ tay ghi chép (xếp thứ 2) vẫn phổ biến hơn giấy rời (xếp thứ
7) trong khi việc ghi chép bằng giấy rời giúp SV dễ lưu trữ được số lượng lớn tài
liệu cùng chủ đề hơn.

2.2.6. Thực trạng KN ôn tập ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm Trường
ĐHSP TP. HCM

Bảng 2.10. Thực trạng KN ôn tập ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP. HCM

Điểm Độ LC Mức độ Thứ


STT Nội dung
TB hạng

Tôi ôn lại bài học trước khi 3.40 0.905 Thỉnh 7


1
đến lớp học của môn đó thoảng

Tôi ôn lại bài học ngay sau 2.86 0.938 Thỉnh 12


2
khi về nhà thoảng

Tôi chỉ ôn lại bài học khi 3.51 1.110 Thường 5


3
chuẩn bị thi kết thúc học phần xuyên

Khi ôn tập, tôi tóm tắt bài ghi/ 3.06 0.962 Thỉnh 11
4
tài liệu của GV bằng sơ đồ thoảng

Tôi ôn phần lý thuyết bằng 2.75 1.027 Thỉnh 13


5 cách đọc kỹ, cố gắng hiểu rồi thoảng
ghi nhớ ý chính

Tôi tự viết (không nhìn tài 3.86 0.814 Thường 1


liệu) những nội dung đã ôn xuyên
6
tập theo ngôn ngữ riêng của
mình

53  
 
Khi ôn bài, tôi bổ sung những 3.46 1.006 Thỉnh 6
7
thông tin đọc thêm thoảng

Khi ôn bài, tôi tự trả lời các 3.53 0.907 Thường 4


8 câu hỏi, bài tập trong sách xuyên
hoặc của GV

Khi ôn bài, tôi tự tìm thêm 3.36 0.853 Thỉnh 8


9 các câu hỏi, bài tập có liên thoảng
quan

Tôi trao đổi các nội dung đã 3.18 0.970 Thỉnh 10


10 ôn tập với bạn bè cùng chuyên thoảng
ngành

Tôi lập kế hoạch chi tiết cho 3.67 0.851 Thường 2


11
việc ôn tập các môn học xuyên

Mỗi nội dung, tôi ôn tập ít 3.22 0.990 Thỉnh 9


12
nhất ba lần thoảng

Tôi ôn tập xen kẽ các môn 3.61 0.956 Thường 3


13
học xuyên

(Mục số 1, 2, 3 được phát biểu ngược nhau để kiểm tra mức độ trung thực khi trả
lời bảng hỏi của SV tham gia khảo sát)
Như kết quả khảo sát chung về các KN tự học ngoài lớp học, KN ôn tập
được xếp là ảnh hưởng nhiều nhất, do đó, so với các KN khác, các hành động trong
KN này cũng được SV thực hiện ở mức độ thường xuyên hơn. Trong bảng 2.10,
5/13 hành động đạt mức “Thường xuyên” (ĐTB từ 3.51- 3.86), còn lại ở mức
“Thỉnh thoảng” (ĐTB từ 2.86- 3.46).

Ôn tập vốn cũng là một phương pháp dạy học phổ biến trong nhà trường nên
các SV Trường ĐHSP TP. HCM (từ năm thứ 2) đều được trang bị kiến thức lý
thuyết về phương pháp này để sau này giảng dạy, do đó, họ cũng áp dụng tương đối
chính xác các hành động ôn tập cho bản thân: viết lại nội dung ôn tập bằng ngôn
ngữ riêng (xếp thứ 1), lập kế hoạch chi tiết cho ôn tập (xếp thứ 2), ôn tập xen kẽ các
môn học, tránh sự “bão hoà” cho bộ não (xếp thứ 3), trả lời câu hỏi trong sách và
của GV (xếp thứ 4).

54  
 
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là SV cũng 'thường xuyên” chỉ ôn tập khi gần tới
ngày thi cuối kỳ (xếp thứ 5, mức “Thường xuyên”), thay vì ôn tập thường xuyên
mỗi ngày sau khi học xong (xếp thứ 12, mức “Thỉnh thoảng”), việc coi lại bài trước
buổi học thì được thực hiện nhiều hơn do nhiều GV vẫn duy trì việc kiểm tra lại các
kiến thức bài học cũ trước khi giảng bài mới. Về mặt khoa học, việc ôn tập nhiều
lần mới đảm bảo việc ghi nhớ, nắm vững kiến thức trong thời gian dài.SV Trường
ĐHSP TP. HCM vẫn chưa làm được điều này.

Các hành động hỗ trợ khác khi ôn tập cũng chưa được SV chú trọng để nâng
cao hiệu quả ôn tập như: bổ sung thông tin đọc thêm, tìm kiếm câu hỏi, bài tập liên
quan, tóm tắt nội dung bằng các kiểu sơ đồ.

2.2.7. Thực trạng KN tự kiểm tra, đánh giá của SV chính quy sư phạm Trường
ĐHSP TP. HCM
Bảng 2.11. Thực trạng KN tự kiểm tra, đánh giá của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP. HCM

Điểm Độ LC Mức độ Thứ


STT Nội dung
TB hạng

Tôi tự kiểm tra, đánh giá mức độ gia 3.39 0.885 Thỉnh 5
1 tăng về kiến thức của bản thân trong thoảng
quá trình tự học.

Tôi tự đánh giá sự nỗ lực, cố gắng 3.50 0.858 Thường 4


2
của bản thân. xuyên
Tôi tự kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ 3.51 0.851 Thường 3
3 của bản thân trong các KN chuyên xuyên
môn, KN học tập.
Tôi đối chiếu kết quả cá nhân mình 3.35 0.977 Thỉnh 6
4 với các yêu cầu tự học của nhà thoảng
trường và thầy cô.

Tôi đối chiếu kết quả tự học của cá 3.70 0.863 Thường 1
5
nhân mình với bạn cùng lớp. xuyên

55  
 
Tôi đối chiếu kết quả tự học hiện tại 3.70 0.905 Thường 1
6
với mục tiêu ban đầu của mình xuyên

Tôi sử dụng thang đánh giá bằng 2.68 1.202 Thỉnh 9


điểm (VD: từ 0 điểm " 10 điểm hay thoảng
7
0 điểm " 5 điểm) cho hoạt động tự
học của mình

Tôi tham khảo ý kiến nhận xét cuả 3.17 1.058 Thỉnh 7
8
bạn bè về sự tiến bộ của bản thân. thoảng

Tôi tham khảo ý kiến nhận xét của 2.85 1.152 Thỉnh 8
9
thầy cô về sự tiến bộ của bản thân. thoảng

Mặc dù khi khảo sát, SV không đánh giá cao sự ảnh hưởng của KN tự kiểm
tra, đánh giá đến kết quả học tập của mình nhưng cũng thực hiện một số hành động
kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của bản thân ở mức độ “Thường xuyên” (4/9
hành động được khảo sát, với ĐTB từ 3.5-3.7). Tuy đây chưa phải là một kết quả
khả quan cho KN này nhưng vẫn là một tín hiệu tốt, thể hiện sự quan tâm nhất định
của SV trong việc hình thành một KN rất quan trọng trong quá trình tự học.

Kết quả bảng 2.11 cho phép kết luận như sau: SV đã biết sử dụng mục tiêu
như một thước đo để đánh giá hoạt động tự học của bản thân (xếp thứ 1), đây là một
nhận thức hoàn toàn đúng đắn về mặt lý luận kiểm tra, đánh giá. Đứng cùng mức độ
thực hiện thường xuyên nhất với hành động này là hành động so sánh kết quả tự học
của bản thân SV với các bạn cùng lớp. Thực chất hành động này không phải là biện
pháp tốt nhất khi kiểm tra, đánh giá vì mỗi cá nhân SV có một khả năng và mục tiêu
học tập khác nhau.Việc so sánh nên là một cách thức tham khảo để học hỏi và hoàn
thiện hơn là lấy đó làm tiêu chí để đánh giá việc tự học của mình.

SV tham gia khảo sát cũng có khuynh hướng đề cao sự tiến bộ về KN


chuyên môn hay học tập qua tự học cùng các sự cố gắng, nỗ lực khi tự học nên hành
động đánh giá điều này cũng đạt mức “Thường xuyên”, trong khi kết quả tự học
thực sự được thể hiện qua tri thức ít được coi trọng bằng nên chỉ ở mức thực hiện
'Thỉnh thoảng'.

56  
 
Trong khi đó, việc lượng giá hoạt động tự học bằng thang điểm cụ thể hoặc
tham khảo nhận xét của GV- những người có khả năng đánh giá tốt nhất là những
việc rất nên làm thì lại không được SV chú ý. Các hành động này đều xếp cuối
trong bảng xếp hạng các hành động tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học.

2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC TRẠNG KN TỰ HỌC NGOÀI
LỚP HỌC CỦA SV CHÍNH QUY SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM

Bảng 2.12. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực trạng KN tự học ngoài
lớp học của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM

Điểm Độ LC Mức độ Thứ


STT Yếu tố
TB hạng

Nhận thức của SV về tầm quan 4.11 0.859 Nhiều 2


1
trọng của KN tự học ngoài lớp học

Chương trình đào tạo của nhà 3.75 0.820 Nhiều 6


2
trường

3 Phương pháp giảng dạy của GV 4.01 0.795 Nhiều 3

4 Nơi tự học cho SV 3.79 0.871 Nhiều 5

5 Ý thức tự học của các SV cùng lớp 3.86 0.981 Nhiều 4

Các khoá đào tạo về KN tự học 3.38 0.974 Vừa phải 8


6
trong nhà trường

7 Nguồn tài liệu từ thư viện trường 3.53 1.034 Nhiều 7

Ý thức rèn luyện các KN tự học của 4.19 0.918 Nhiều 1


8
SV

57  
 
Các SV tham gia khảo sát cũng đồng tình về sự ảnh hưởng của các yếu tố
được liệt kê trong bảng khảo sát đến thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV
nên 7/8 yếu tố đó đều đạt mức ảnh hưởng “Nhiều” (ĐTB từ 3.53- 4.19, độ lệch
chuẩn cũng dao động trên dưới 1 chứng tỏ các ý kiến khá tập trung), chỉ có yếu tố
“Các khoá học KN trong nhà trường” là ảnh hưởng ở mức “Vừa phải” (ĐTB= 3.38,
tức cận trên mức 'Vừa phải', cũng gần tiệm cận với mức “Nhiều”).

SV cũng thẳng thắn thừa nhận sự hình thành KN tự học ngoài lớp học chủ
yếu là từ các yếu tố chủ quan của SV hơn là các yếu tố khách quan như GV, cơ sở
vật chất, chương trình học. Kết luận này từ quá trình điều tra và hoàn toàn trùng
khớp với kết luận từ quá trình phỏng vấn GV, SV. Yếu tố “Ý thức rèn luyện các KN
tự học của SV” và “Nhận thức về tầm quan trọng của KN tự học ngoài lớp học” lần
lượt chiếm các thứ hạng cao nhất trong số các yếu tố ảnh hưởng (ĐTB đều trên 4,
tức cận trên mức “Nhiều”. Theo lý giải của cô Đào Thị Duy D. (khoa TLGD) thì
nếu SV nhận ra vai trò của việc tự học và có ý chí tự học thì sẽ chủ động rèn luyện
các KN tự học sao cho hiệu quả và vượt qua mọi khó khăn khách quan khác. Ý kiến
này cũng tương đồng với nhiều ý kiến khác từ chính SV, như SV Nguyễn Văn L
(khoa Địa): "Nếu SV không có ý thức tự học, không chịu học thì dù cơ sở vật chất
tốt đến mấy cũng không có kết quả gì".

Trong quá trình phỏng vấn, khi chỉ là các nguyên nhân của thực trạng KN tự
học của SV thì các GV qua thực tiễn giảng dạy của mình phần lớn đều nhận định
rằng ý thức tự học của SV còn rất kém, SV vẫn còn giữ lối tư duy và cách học ở nhà
trường phổ thông, đó là phụ thuộc nhiều vào GV và học chỉ để hướng đến mục đích
thi tốt mà không đầu tư vào việc tự đào sâu, mở rộng kiến thức phục vụ cho nghề
nghiệp sau này. Tuy nhiên, về vấn đề này, tiến sĩ Võ Văn Nam đã có cách nhìn nhận
công tâm hơn, việc SV không có KN hoặc ý thức tự học ở đại học là do lỗi ở phổ
thông, giáo viên chưa chú ý vấn đề này và rèn trước cho các em. Lên đại học, GV
không theo sát SV như dưới phổ thông mà đòi hỏi SV phải sở hữu sẵn các KN đó
để đáp ứng yêu cầu học tập ở đại học. Kết quả, những SV thiếu KN và nỗ lực sẽ
càng gặp khó khăn nhiều hơn khi tự học. Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng cũng đồng
tình với Tiến sĩ Võ Văn Nam ở điểm này.

58  
 
Yếu tố GV cũng ảnh hưởng nhiều đến việc tự học ngoài lớp học của SV. Về
mặt lý luận, điều này hoàn toàn chính xác vì hoạt động dạy của GV và hoạt động
học của SV vốn có mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó, đặc biệt yếu tố
phương pháp dạy của GV sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp học của SV. Nếu
GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và đặt ra các yêu cầu tự học cho SV,
đồng thời kiểm tra, đánh giá sát sao thì đa số SV vì không muốn kết quả học tập
kém, sẽ phải chú ý nhiều hơn việc tự học ngoài lớp học. SV Hồ Thị Thanh N. (khoa
TLGD) đã dẫn chứng: "Nếu GV sử dụng phương pháp đàm thoại, seminar thường
xuyên thì SV sẽ phải tự học ở nhà để chuẩn bị bài tốt hơn", còn GV Phạm Đức D.
(khoa Hoá) thì nhận định: GV ôm đồm, dạy quá nhiều kiến thức nên SV cũng
không cần tự học, GV cũng không hướng dẫn KN tự học cho SV nên SV cũng lúng
túng khi tự học. Về yếu tố GV, tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng cũng lưu ý có hai
kiểu giảng dạy của GV không phù hợp với dạy học ở đại học: Kiểu thứ nhất, GV
xem SV như “học sinh cấp 4” nên vẫn thay SV làm tất cả mọi việc trong lớp học, sử
dụng cách thức thuyết giảng, đọc- chép hoặc chiếu chép, đưa đề cương ôn tập chi
tiết…nên SV gần như không phải rèn các KN tự học ngoài lớp học. Kiểu thứ hai,
GV xem SV như “học viên cao học” nên chỉ chia nhóm, giao nhiệm vụ cho SV tự
nghiên cứu, lên lớp trình bày, GV chỉ góp ý nhưng không hướng dẫn, trợ giúp việc
tự học, tự nghiên cứu cho SV trong khi bản thân KN tự học của SV đại học phần
lớn đều chưa tốt. Cả hai kiểu dạy này đều có tác dụng tiêu cực và kém hiệu quả ở
đại học.

Các SV được phỏng vấn cũng đề cập khá nhiều đến yếu tố nơi tự học và
nguồn tài liệu trong thư viện nhà trường dù các yếu tố này chiếm các thứ hạng thấp
trong bảng kết quả điều tra.Các khu tự học cho SV còn ít ỏi và chật hẹp, không yên
tĩnh, thư viện trường nằm ở cơ sở Lê Văn Sỹ trong khi đại đa số SV học tập ở cơ sở
chính An Dương Vương và ký túc xá Lạc Long Quân, cộng với ý thức tự học chưa
cao nên khi gặp những khó khăn khách quan này, SV rất dễ từ bỏ việc tự học.

Chương trình học của nhà trường cũng bị chính GV và SV than phiền vì nó
quá nặng, dàn trải, lại thiếu tính ứng dụng, SV phải học rất nhiều môn, thời gian lên
lớp rất nhiều, do đó, thời gian để đầu tư cho từng môn cũng như việc tự học ngoài
lớp học cũng bị giảm bớt. Cách thức kiểm tra, đánh giá còn nặng về lý thuyết, do
59  
 
đó, bản thân GV khi giảng dạy cũng phải nỗ lực để dạy hết chương trình, nhằm bảo
đảm cho SV làm bài thi tốt nhất. SV Hà Trọng P. (khoa Hoá) đã đưa ra ý kiến:
"Chương trình học chưa được cô đọng, chưa có nguồn tài liệu chính thống, chưa có
mục tiêu rõ ràng cho mỗi môn học (như là sau khi học môn học đó SV biết được gì,
và có ứng dụng gì cho nghề nghiệp sau này), nội dung chưa đánh vào trọng tâm
làm SV thấy choáng ngợp vì kiến thức quá lớn, nhưng lại thiếu tính ứng dụng, thiếu
việc phát triển KN thực tế của môn học", vì vậy, SV rất hoang mang khi phải tự
học.

Điều đáng lưu ý cuối cùng từ kết quả điều tra là SV không đánh giá cao sự
ảnh hưởng của các khoá huấn luyện KN được tổ chức trong nhà trường, trong khi
đây cũng là một con đường giúp SV hình thành các KN chuẩn xác nhất. Có thể,
theo lý giải của SV thì mỗi SV có một năng lực, phẩm chất riêng, phù hợp với các
cách học khác nhau nên KN tự học chủ yếu là do bản thân SV tự tìm tòi, thử
nghiệm và đúc rút kinh nghiệm. Thêm nữa, phải chăng các khoá học KN trong nhà
trường chưa hiệu quả dẫn đến SV không nhận ra ý nghĩa của chúng.

Tóm lại, qua sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (chủ đạo),
phỏng vấn và ý kiến chuyên gia, thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV
Trường ĐHSP TP. HCM đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và đa diện. Nhìn chung,
SV đã dành một quỹ thời gian nhất định cho việc tự học ngoài lớp học, ý thức
sâu sắc sự ảnh hưởng của việc này đến kết quả học tập của bản thân, cũng như
nhận định rõ vai trò của các KN tự học khác nhau. Khảo sát cụ thể 5 KN tự học
ngoài lớp học (lập kế hoạch, đọc sách, ghi chép, ôn tập, tự kiểm tra, đánh giá),
kết quả cho thấy SV đã tiến hành một số hành động đúng trong mỗi KN nhưng
còn thiếu hụt rất nhiều hành động để mang lại hiệu quả cao hơn cho tự học. Các
yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng KN tự học ngoài lớp học như trên bao gồm cả
các yếu tố chủ quan lẫn khác quan nhưng trong đó chủ yếu là các các yếu tố
thuộc về bản thân SV hơn là các yếu tố bên ngoài như GV, cơ sở vật chất,
chương trình học.

60  
 
CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC


NGOÀI LỚP HỌC CHO SINH VIÊN CHÍNH QUY SƯ PHẠM
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP. HCM

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

3.1.1. Cơ sở lý luận

3.1.1.1. Đặc điểm hoạt động học tập của SV

Bước vào môi trường đại học, để phát triển bản thân buộc SV phải trải qua
quá trình thích nghi cần thiết. Những thay đổi này gắn với nội dung học tập chuyên
ngành mới mẻ, phương pháp - KN học tập hướng vào tự học, tự nghiên cứu, môi
trường sinh hoạt mở rộng, giao tiếp bạn bè, thầy cô đa dạng…Và trở ngại lớn nhất
mà SV thường khó vượt qua vẫn là sự thích nghi về mặt phương pháp học tập, đòi
hỏi phải có nỗ lực bản thân cao của bản thân.

Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy động cơ học tập ảnh hưởng quan trọng
đến quá trình phấn đấu và rèn luyện các KN học tập ở SV. Theo tác giả
A.N.Ghenbơxơ, các yếu tố: ý thức về mục đích gần và mụcđích xa của hoạt động
học tập; nắm vững ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của các tri thức do SV lĩnh
hội; nội dung mới của tài liệu và thông tin khoa học được trình bày; tính hấp dẫn, sự
xúc cảm của thông tin; tính nghề nghiệp được thể hiện rõ trong tài liệu được trình
bày; lựa chọn những bài tập phù hợp, gây được hoàn cảnh có vấn đề, tạo được các
mâu thuẫn trong quá trình dạy học; thường xuyên duy trì được bầu không khí tâm lý
nhận thức trong hoạt động học tập quyết định việc hình thành động cơ học tập. Các
yếu tố này phụ thuộc vào chính bản thân SV, GV đứng lớp lẫn chương trình đào tạo
của nhà trường.

Một phần quan trọng hợp thành KN tự học là khả năng tự đánh giá kết quả tự
học mà nền tảng tâm lý chính từ sự tự ý thức, tự đánh giá. Ở độ tuổi SV, tự ý thức,

61  
 
tự đánh giá phát triển cao thể hiện qua khả năng ý thức, đánh giá về người khác
cũng như bản thân. Kết quả học tập có mối liên hệ chặt chẽ với tính tích cực nhận
thức, tự đánh giá của SV. Những SV có kết quả tự học cao thường tích cực tự nhận
thức, tự giáo dục. Ngược lại, những SV có kết quả tự học yếu thường tự đánh giá
cao, thiếu tích cực tự nhận thức.

3.1.1.2. Con đường hình thành KN học tập

KN học tập ở học sinh, SV được hình thành bằng hai con đường chủ đạo là
rèn luyện và giáo dục:

- Rèn luyện: mỗi cá nhân nếu ý thức được vai trò quan trọng của KN tự học,
có thể tự rèn luyện qua quá trình tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm và thể hiện trong thực
tiễn.

- Giáo dục: KN tự học được hình thành hiệu quả qua những tác độngcó mục
đích, có kế hoạch từ gia đình, nhà trường, đặc biệt là thầy cô giáo. Những tác động
đó thực chất là quá trình hình thành cho người học nắm vững hệ thống phức tạp các
thao tác nhằm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong
nhiệm vụ và đối chiếu chúng với hành động cụ thể [15]. Do đó, để SV có được KN
tự học, nhà trường và GV cần:

+ Xây dựng hệ thống tác động đồng bộ, liên tục.

+ Giúp họ tạo ra tâm thế tích cực và cách tìm tòi để nhận ra các yếu tố đã
cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng.

+ Giúp SV hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập,
nhiệm vụ cùng loại.

+ Làm cho họ xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và
các kiến thức tương ứng.

62  
 
3.1.1.3. Nguyên tắc dạy học: đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích
cực, độc lập của SV với vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học đại
học

Việc phát huy tính tự giác, tích cực và độc lập nhận thức của SV có ý nghĩa
quan trọng.Nó giúp họ phát triển vượt bậc trong quá trình nhận thức, rèn luyện
KNvà ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Do đó, dạy học đại học cần tuân
thủ nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của SV
với vai trò chủ đạo của GV.

Thực hiện nguyên tắc này, cả GV và SV cần [10]:

- SV ý thức mục tiêu đào tạo, để xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn.

- SV tiến hành các hoạt động độc lập, chủ động tìm kiếm tri thức mới một cách có
hệ thống, có kế hoạch dưới vai trò tổ chức, hướng dẫn của GV.

- GV phải tổ chức thống nhất các hoạt động trong và ngoài nhà trường của SV, nhất
là những hoạt động ở môi trường mà SV công tác sau khi ra trường.

- GV coi trọng đúng mức và nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra, đánh giá tri thức,
KN, kỹ xảo cũng như vận dụng hợp lý các hình thức động viên, khen thưởng đối
với những SV có thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- GV tích cực hỗ trợ SV các công cụ cần thiết để họ có thể tiến hành hoạt động tự
học, tự tìm tòi nghiên cứu tri thức…

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Để có cơ sở thực tiễn vững chắc đưa ra các biện pháp nâng cao KN tự học
cho SV sư phạm, trong quá trình sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu
hỏi,nhóm nghiên cứu đã lấy ý kiến của SV về một số biện pháp cụ thể. Ngoài ra,
trong khi phỏng vấn SV và GV để làm rõ kết quả nghiên cứu, một lần nữa, người
nghiên cứu cũng hỏi ý kiến đề xuất của SV và GV để nâng cao KN tự học ngoài lớp
học cho SV. Đặc biệt, phần này cũng là phần trọng tâm khi xin ý kiến các chuyên
gia.

63  
 
Bảng 3.1. Một số biện pháp nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV
theo đánh giá của SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP TP. HCM
Mức độ Thứ
STT Biện pháp ĐTB ĐLC
hạng
Thay đổi chương trình đào tạo 2.51 0.841 Không cần
1 13
theo hướng giảm giờ học trên lớp thiết
GV thay đổi phương pháp giảng 4.07 0.896 Cần thiết
2 dạy theo hướng tăng cường tự học 3
cho SV
GV từng môn học hướng dẫn 4.24 0.626 Cần thiết
3 2
cách thức tự học cho SV
GV từng môn học tăng cường 3.72 0.897 Cần thiết
4 kiểm tra, đánh giá các nhiệm vụ 8
tự học của SV
GV là cố vấn học tập tư vấn KN 4.37 0.538 Cần thiết
5 1
tự học cho SV
Trường tổ chức các lớp bồi dưỡng 3.50 0.923 Cần thiết
6 10
chuyên đề KN tự học cho SV
Nhà trường trang bị hệ thống tài 4.04 0.519 Cần thiết
7 liệu phong phú và đa dạng cho 5
thư viện để SV tự học
Nhà trường trang bị các khu, 3.77 0.806 Cần thiết
8 7
phòng tự học cho SV
Đoàn TN – Hội SV trường 2.55 0.786 Không cần
9 thường xuyên tổ chức các chuyên thiết 12
đề, cuộc thi về KN tự học cho SV
3.05 0.909 Có cũng
Phát triển các câu lạc bộ học
10 được, không 11
thuật, câu lạc bộ KN
cũng được
SV chủ động, tích cực tham gia 3.56 0.918 Cần thiết
11 các khoá học về KN tự học trong 9
và ngoài nhà trường
12 SV tự tổ chức các nhóm tự học 3.84 0.735 Cần thiết 6
SV lập kế hoạch rèn luyện KN tự 4.07 0.775 Cần thiết
13 3
học cho bản thân

64  
 
Đa số (10/13) các biện pháp đưa ra khảo sát được SV đánh giá cao về tính
cần thiết, chỉ có 3 biện pháp “Phát triển các câu lạc bộ học thuật” (hạng 11), “Nhà
trường thay đổi chương trình đào tạo theo hướng giảm giờ học trên lớp” (hạng 13)
và “Đoàn TN – Hội SV trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề, cuộc thi về
KN tự học cho SV” (hạng 12) được SV đánh giá ở mức “Có cũng được, không cũng
được” (ĐTB dao động từ 2.51 đến 3.05).

Biện pháp “GV là Cố vấn học tập tư vấn KN tự học cho SV”được cho là cần
thiếtnhất (ĐTB= 4.37, cận trên của mức "Cần thiết"), kế tiếp là “GV hướng dẫn
cách thức tự học cho SV” (ĐTB= 4.24, cũng là cận trên của mức “Cần thiết”). Hai
biện pháp “SV lập kế hoạch rèn luyện KN tự học cho bản thân” và “GV thay đổi
phương pháp dạy học theo hướng tăng cường tự học cho SV” đồng xếp hạng 3. Các
biện pháp như “Nhà trường trang bị hệ thống tài liệu phong phú và đa dạng cho thư
viện để SV tự học” và “SV tổ chức các nhóm tự học” cũng nhận được đánh giá cao
của SV.

Có thể thấy từ kết quả bảng 3.1 rằng SV chính quy sư phạm Trường ĐHSP
TP. HCM có khuynh hướng trông chờ vào GV để nâng cao KN tự học của mình,
sau đó mới chú ý đến trách nhiệm và sự nỗ lực của bản thân. Kết quả phỏng vấn
cũng thể hiện rõ quan điểm này của SV khi SV mong đợi GV nên giao nhiệm vụ,
hướng dẫn cách tự học, đồng thời tăng cường kiểm tra, đánh giá để kích thích SV cố
gắng hoàn thành các nhiệm vụ cũng như có cơ hội để xem xét mức độ chính xác
trong nhận thức của mình khi tự học. Tuy nhiên, các SV được phỏng vấn cũng nhận
ra vai trò quan trọng của bản thân trong việc rèn luyện KN tự học. SV Nguyễn Thị
Diễm H. (Khoa TLGD) khẳng định: “bản thân sinh viên phải có ý thức về việc học
tập của mình, nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học” hay SV Trịnh
Phước L. (khoa Địa) cũng khuyên: “SV nên tham gia các buổi hướng dẫn KN tự
học, các CLB học thuật, các cuộc thi học thuật cũng kích thích KN tự học cho SV”.

Trong khi đó, các GV được phỏng vấn đều thống nhất ý kiến về việc SV phải
nỗ lực nhiều hơn trong việc rèn luyện KN tự học cho mình bằng cách: từ bỏ thói
quen ỷ lại GV, tích cực tư duy, dành thời gian cho tự học, tham gia tích cực các lớp
học KN. Bên cạnh đó, GV cũng nhận trách nhiệm về mình trong việc hỗ trợ SV rèn

65  
 
luyện KN tự học qua việc đổi mới phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra, đánh
giá, hướng dẫn tự học cho SV. GV Mai Hồng Q. (khoa Anh) cho ý kiến: “GV cũng
không nên giảng tất cả nội dung mà nên chừa lại 1 số nội dung cho SV tự
học, tự làm việc và tìm hiểu, vừa tăng tính tự giác, tự nghiên cứu của người
học, vừa có thể dùng phần bài tập này để bắt đầu phần bài mới. Trong bối
cảnh cách dạy ở Việt Nam còn mang nặng tính đọc-chép, SV chưa có ý thức
tự giá học tập và phản biện cao, GV cố vấn/ chủ nhiệm cũng cần hướng dẫn
cho các em các kỹ năng, ít nhất là hướng dẫn các đầu sách về kỹ năng học
tập để các em có thể tự mình áp dụng ở bên ngoài lớp”.
Tương tự như kết quả khảo sát, SV được phỏng vấn cũng rất mong đợi
nhận được sự hỗ trợ của nhà trường về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu để SV tự
học tốt hơn.
Cả SV và GV được phỏng vấn đều nhắc đến Đoàn- Hội trong vai trò tổ
chức các hoạt động, sân chơi phù hợp với SV để tạo điều kiện cho SV thể
hiện KN tự học ngoài lớp học của mình.
Về phía hai chuyên gia được phỏng vấn thì cách nhìn nhận ở tầm vĩ mô
hơn. Họ nhấn mạnh đến vai trò chỉ đạo của Nhà trường trong việc thực hiện
chủ trương tăng cường tự học cho SV thông qua các chính sách cụ thể, thiết
thực như đưa môn KN tự học thành một môn học chính thức, bắt buộc (Tiến
sĩ Võ Văn Nam), giám sát các giờ hướng dẫn tự học của GV, thay đổi chính
sách thù lao giờ hướng dẫn thảo luận, tự học cho GV đứng lớp và chế độ thoả
đáng cho GV là cố vấn học tập (Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng).

66  
 
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KN TỰ HỌC CHO SV CHÍNH QUY
SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM

3.2.1. Nhóm biện pháp đối với SV sư phạm

3.2.1.1. Lập kế hoạch tự rèn luyện các KN tự học

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Trong thực tế không ít SV sư phạm ý thức rất cao về rèn luyện các KN tự
học. Họ cố gắng làm nhiều cách và dành phần lớn thời gian vào đọc sách, nghiên
cứu tài liệu,..những mong đạt kết quả cao từ việc học, song ít người tìm cách để vừa
tự học hiệu quả mà vừa tiết kiệm thời gian. Chìa khóa quan trọng cho sự tối ưu là
lập kế hoạch tự rèn luyện các KN tự học.

Lập kế hoạch trong học tập nói chung và rèn KN tự học nói riêng không chỉ
giúp SV tập trung chú ý mục tiêu, dễ dàng xác định thứ tự ưu tiên các công việc, tiết
kiệm thời gian mà còn tạo điều kiện tự kiểm tra đánh giá quá trình tự học, tạo động
lực để thực hiện việc rèn luyện thường xuyên, liện tục,…Do đó, tác giả đưa yếu tố
này lên vị trí hàng đầu trong các biện pháp đối với SV.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Các bước thực hiện lập kế hoạch tự rèn luyện KN tự học:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Một kế hoạch hiệu quả dựa trên điều kiện tiên quyết là những mục tiêu đúng
đắn.Mục tiêu định hướng và làm cơ sở đánh giá việc rèn luyện KN.Các mục tiêu rèn
luyện được xác định cho mỗi năm và mỗi tháng. SV cần căn cứ vào mức độ năng
lực tự học hiện có của bản thân (tốc độ đọc sách, khả năng tìm tài liệu, khả năng hệ
thống kiến thức,…) và điều kiện cá nhân (thời gian, không gian học tập, thói quen
sinh hoạt, tài liệu,…) để hoạch định mục tiêu. Mục tiêu phải rõ ràng và cụ thể, dễ
dàng định lượng kết quả thực hiện.

Bước 2: Lập danh sách ưu tiên

Không thể cùng lúc rèn luyện tất cả các KN tự học, do vậy phải xác định
mức độ ưu tiên cho từng công việc, qua đó tăng hiệu quả sử dụng thời giantự

67  
 
học.Sau khi xác định mục tiêu cần thiết, nhiệm vụ tiếp theo trong lập kế hoạch là
liệt kê tất cả các hoạt động rèn luyện KN tự học. Dựa vào bốn loại côngviệc sau mà
chia chúng vào các nhóm khác nhau: quan trọng và khẩn cấp, quan trọng nhưng
không khẩn cấp, không quan trọng nhưng khẩn cấp, không quan trọng và không
khẩn cấp.

Bước 3: Thiết kế bản kế hoạch

Có nhiều cách thiết kế bản kế hoạch rèn luyện dựa trên kinh nghiệm và sở
thích của SV, tuy nhiên cần phải thể hiện được các yếu tố sau: nội dung rèn luyện,
mục tiêu rèn luyện cụ thể, thời gian đạt được mục tiêu, địa điểm, người/ công cụ hỗ
trợ. Làm nổi bật những nội dung quan trọng (đã phân loại) và có thể trang trí bản kế
hoạch một cách đẹp mắt để in ra, làm cơ sở thực hiện.

Bảng 3.2: Bản kế hoạch rèn luyện KN tự học

Mục tiêu 1 Mục tiêu 2


KN Nội Thời Địa Nội Thời Địa Hỗ
Hỗ trợ
dung hạn điểm dung hạn điểm trợ
Lập kế
hoạch
Đọc sách
Nghiên
cứu tài
liệu
Ghi chép
tài liệu
Làm bài
tập
Tự kiểm
tra, đánh
giá

Bước 4: Kiểm tra, giám sát và điều chỉnh

Mọi cố gắng xác định mục tiêu, lên kế hoạch sẽ trở nên vô nghĩa nếu kế
hoạch không được SV thực hiện nghiêm túc, và kiểm tra, giám sát là một phần

68  
 
không thể thiếu, nhằm đảm bảo tính hiệu quả của quá trình rèn luyện. Sau mỗi tuần,
SV cần xem lại tiến độ thực hiện mục tiêu, làm rõ nguyên nhân và suy nghĩ cách
khắc phục nếutiến độ bị chậm, có thể linh hoạt điều chỉnh mục tiêu hay thời hạn
thực hiện. Để rèn tính kỷ luật, không lãng phí thời gian và trì hoãn công việc, đôi
khi bản thân SV cũng phải tự trừng phạt mình bằng những điều rất đơn giản như
không được xem tivi trong 3 ngày hay không hẹn hò cuối tuần. Ngược lại, nếu mục
tiêu đã hoàn thành tốt thì cần có hình thức tự thưởng nhằm kích thích động cơ, hứng
thú với việc rèn luyện ấy.

3.2.1.2. Tham gia các khóa học về KN tự học

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

SVgặp khó khăn khi tiến hành các hoạt động tự học thường do không có hiểu
biết đầy đủ về lĩnh vực này. Việc SV tham gia các khóa đào tạo KN tự học là biện
pháp cần thiếtđể được hỗ trợ hệ thống kiến thức, định hướng rèn luyện KN từ các
chuyên gia giáo dục.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Ở TP.HCM hiện nay, ít đơn vị nào tổ chức các khóa đào tạo chuyên về KN
tự học mà thường lồng ghép vào chương trình giáo dục KN sống, KN học tập nói
chung. SV có thể đăng ký học những khóa đào tạo miễn phí hoặc học phí thấp tại
Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Nhà văn hóa SV TP.HCM, Trung tâm hỗ trợ SV
TP.HCM và một số trung tâm, tổ chức giáo dục khác. Trong quá trình học, SV cần
nỗ lực tích cực tham gia mọi hoạt động trên lớp, cũng như làm bài tập về nhà để
lĩnh hội tri thức và rèn luyện các KN, chuyển hóa nội dung được học vào thực tế
bản thân.

3.2.1.3. Tham gia các diễn đàn chia sẻ cách thức tự học theo chuyên ngành

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Sự phát triển mạnh mẽ của internet giúp người học ngày nay dễ dàng tiếp cận
với tri thức và dễ dàng sử dụng các ứng dụng của nó để chia sẻ, trao đổi những hiểu
biết cá nhân bất kể khoảng cách địa lý. Việc tự học sẽ được hỗ trợ rất nhiều nếu SV

69  
 
khai thác được sự phong phú và chi tiết của các tài nguyên học tập, cách thức học
tập từ các diễn đàn mạng internet, đặc biệt là diễn đàn chuyên ngành học thuật.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Số lượng diễn đàn internet rất lớn và không phải địa chỉ nào cũng hữu dụng,
cũng đáng tin cậy. SV nên tìm hiểu kỹ lưỡng cơ quan/ cá nhân quản lý website, sự
kiểm duyệt và tính khoa học của các nội dung đăng tải…Với những diễn đàn
chuyên ngành đã được tìm hiểu, SV cần đăng ký trở thành thành viên và tích cực
tham gia trao đổi, chia sẻ về các nội dung học tập cụ thể, qua đó phát triển KN tự
học của bản thân.

3.2.1.4. Tự trang bị các kiến thức tự học qua sách báo, tivi, radio

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Kiến thức là nền tảng cho việc rèn luyện KN.Một trong những tài nguyên
quan trọng và đáng tin cậy để có kiến thức làm nền tảng cho quá trình tự học chính
là sách. Ngoài sách, các phương tiện khác nhưtạp chí, báo, tivi, radio cũng là những
địa chỉ có thể giúp người học tìm hiểu cách thức, kinh nghiệm tự học hiệu quả.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Những đầu sách uy tín hiện nay về KN tự học mà SV có thể tìm đọc tại thư
viên trường hay nhà sách như: KN tự học suốt đời (Lại Thế Luyện), Bí quyết thành
công SV (Huỳnh Ngọc Phiên), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế (Adam Khoo), Lập bản đồ
tư duy (Tony Buzan),…

Một số tờ báo và tạp chí chuyên ngành thường đăng tải các bài viết về tự học
và KN học tập mà SV sư phạm có thể tham khảo, chẳng hạn: tạp chí Giáo dục, tạp
chí Toán học và Tuổi trẻ, báo SV Việt Nam, báo Giáo dục và Thời đại, báo Tuổi trẻ
(chuyên mục KN sống).

Những chương trình radio và tivi có nội dung hướng dẫn KN tự học cho học
sinh, SV như “Cà phê SV” – Đài Tiếng nói nhân dân TP. HCM, “Tường thuật” –
Kênh VTV9, Đài truyền hình Việt Nam,…

70  
 
Khi xem hoặc đọc những nội dung hướng dẫn tự học, SV cần tốc ký các
phần, ý hữu ích vào sổ tay, nhằm làm cơ sở cho quá trình rèn luyện thường xuyên.

3.2.1.5. Tổ chức các nhóm tự học

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Tục ngữ có câu “Học thầy không tày học bạn”.Thực tiễn giáo dục cho
thấyngoài sự hướng dẫn không thể thiếu từ giáo viên, thì bạn bè cũng có vai trò
quan trọng trong việc rèn luyện KN tự học của SV. Thông qua bạn bè, đặc biệt là
bạn chung nhóm học tập mà SV học hỏi những kinh nghiệm tự học một cách tự
nhiên và thực tế nhất.Cũng chính trong môi trường tâm lý của nhóm, SV có xu
hướng tích cực hoạt động hơn.

* Nội dung, cách thức thực hiện

SV tự lập nhóm học tập cho quá trình học đại học (không kể nhóm do GV tổ
chức). Nhóm học tập này nên từ 3 – 5 bạn cùng lớp/ cùng chuyên ngành, với những
thành viên có kinh nghiệm học tập tốt cũng như chưa tốt và phù hợp về tính cách để
dễ dàngtrao đổi và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.

Một số hoạt động của nhóm học tập nhằm hỗ trợ KN tự học:

- Lập kế hoạch học tập chung và tuân thủ chặt chẽ kế hoạch đề ra.
- Thành viên nhiều kinh nghiệm học tập chủ động chia sẻ cách thức tự học
hiệu quả (lập kế hoạch, tìm tài liệu, đọc sách, ghi chép, tự kiểm tra – đánh
giá...) cho các thành viên còn lại thông qua những chủ đề học tập cụ thể.
- Trao đổi tài liệu học tập trong nhóm.
- Tự đề ra nhiệm vụ tự học cho nhau, đặc biệt vào những giai đoạn có nhiều
thời gian rỗi ở lớp.

71  
 
3.2.2. Nhóm biện pháp đối với GV

3.2.1.1. Trang bị kiến thức về KN tự học để hướng dẫn SV

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

GV giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động học tập, là người tổ chức, giao
nhiệm vụ, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình tự học của SV. Nếu bản thân họ
nhận thức đúng đắn vai trò KN tự học đối với SV thì chắc chắn họ sẽ tích cực hỗ trợ
SV rèn luyện KN ấy nhiều hơn.

* Nội dung, cách thức thực hiện

GV thường xuyên tự trao dồi kiến thức giáo dục học để có cái nhìn đầy đủ về
KN tự học đối với sự thành công trong học tập của SV. Bên cạnh đó, để có thể tích
cực giúp đỡ SV rèn luyện KN tự học bộ môn mình dạy, GV cũng phải dành thời
gian trang bị các KN cần thiết như: xác định mục tiêu tự học, lập kế hoạch tự học,
đọc sách, nghiên cứu tài liệu học tập, ghi chép tài liệu, làm bài tập ngoài lớp, tự
kiểm tra – đánh giá quá trình tự học.

3.2.2.2. Điều chỉnh phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường tự học cho
SV

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Trong sự tương tác giữa dạy và học, phương pháp dạy chỉ đạo phương pháp
học, do đó muốn SV tự học nhiều hơn thì chắc chắn GV phải thay đổi phương pháp
lên lớp theo hướng tăng cường tự học.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Để SV rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu đòi hỏi GV phải luôn ý thức
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi SV phải tự học cao, như xemina
và dạy học theo dự án.Việc chọn lựa phụ thuộc vào mục đích, nội dung giảng dạy,
đặc điểm người học, khả năng giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất.

Trong quá trình sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, GV cần chú ý
chuyển trọng tâm thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của

72  
 
trò, thường xuyên bồi dưỡng năng lực sử dụng phương pháp, trang bị cơ sở vật chất
phù hợp, đổi mới cách kiểm tra - đánh giá người học, hướng dẫn người học cách
thức tự làm việc, tự nghiên cứu, gợi ý các nguồn tài nguyên, kết hợp linh hoạt với
các phương pháp khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.2.3. Tư vấn, hướng dẫn cách thức tự học cho SV

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Tư vấn, hướng dẫn cách thức tự học là biện pháp trực tiếp và nhanh đạt hiệu
quả nhất. Thông qua những chia sẻ của GV, SV sẽ dễ dàng tiếp nhận và thực hiện
chúng, bởi đó là những tri thức đã được diễn đạt bằng lời và vì chính từ thầy cô
giảng dạy của các em.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Buổi đầu tiên của môn học, GV cần dành một khoảng thời gian để làm rõ
tầm quan trọng của KN tự học ở nhà trường đại học, tư vấn cho tập thể lớp về cách
thức học tập nói chung và tự học nói riêng. Ngoài thời gian trên lớp, GV tạo điều
kiện cho SV trao đổi những khó khăn gặp phải trong quá trình tự học thông qua
email, điện thoại hay gặp riêng tại phòng giáo viên, đặc biệt với những SV học kém.

Quá trình tư vấn cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân của những khó khăn, thiếu
hụt, cách thức rèn luyện KN tự học phải phù hợp với năng khiếu và sở thích học
tập, đồng thời phát huy kinh nghiệm học tập của họ. GV cần thể hiện sự kỳ vọng
cao vào quá trình rèn luyện KN tự học của SV thông qua việc tư vấn xác định mục
tiêu. GV nên có những khen ngợi kịp thời để gia tăng động lực rèn luyện ở họ.

Biện pháp này không chỉ được thực hiện bởi các GV bộ môn, trực tiếp phụ
trách môn học mà còn là lực lượng GV kiêm nhiệm công tác cố vấn học tập. Các cố
vấn học tập có thể thiết lập lịch làm việc riêng cố định trong tuần để gặp gỡ SV và
tư vấn các vấn đề học tập, đặc biệt là KN tự học cho SV. Cố vấn học tập không nhất
thiết phải hướng dẫn cách thức học cho từng môn cụ thể nhưng có thể chỉ dẫn về
các KN tự học nói chung.

73  
 
3.2.2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá các nhiệm vụ tự học của SV

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Trong quá trình tự học, không chỉ SV phải tự kiểm tra, đánh giákết quả hoạt
động của mình mà với vai trò chủ thể hoạt động dạy học, GV cũng phải tham gia
vào nội dung này. Việc thầy giáo kiểm tra, đánh giá buộc SV không được lơ là khi
thực hiện nhiệm vụ tự học và tích cực nỗ lực cao hơn.Đồng thời, thông qua cách
thức của thầy, người học có thể học tập biện pháp tự kiểm tra, đánh giá kết quả
ngoài lớp cho bản thân.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Để SV rèn luyện KN tự học ngoài lớp, GV đã phải thay đổi phương pháp
giảng dạytheo hướng tăng cường tự học. Bên cạnh đó, họ cũng cần thường xuyên
kiểm tra, đánh giá các nội dung yêu cầu tự học, có thể sau mỗi bài, mỗi chương, hay
một phần kiến thức lớn.

Các hình thức kiểm tra, đánh giá quá trình tự học của SV được sử dụng đa
dạngnhư: đàm thoại, trắc nghiệm, tự luận, game show (ôn tập), tiểu luận,…Nội
dung kiểm tra, đánh giá phải phản ánh được mức độ yêu cầu lĩnh hội tri thức từng
phần cụ thể. Kết quả cần phải ghi nhận một cách chính thức, tránh thái độ xem nhẹ
kết quả quá trình tự học ở SV.

3.2.3. Nhóm biện pháp đối với nhà trường

3.2.3.1. Xây dựng khu, phòng tự học cho SV với phương tiện cần thiết

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Nhà trường hiện nay muốn SV tự học nhiều hơn, nhưng lại không tạo điều
kiện cơ sở vật chất cho quá trình tự học diễn ra, đặc biệt là xây dựng các không gian
học tập. Việc xây dựng các khu, phòng tự học là điều cần thiết, đây là nơi SV có thể
đến để tìm tài liệu, đọc tài liệu, làm bài tập hay trao đổi các vấn đề học tập với bạn
bè, qua đó, thúc đẩy tính tích cực rèn luyện KN.

* Nội dung, cách thức thực hiện

74  
 
Số lượng khu, phòng tự học được xây dựng dựa trên tỉ lệ phù hợp với SV
toàn trường và một số điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở nhà trường, có thể trưng dụng
các phòng học mà nhu cầu sử dụng không cao để xây dựng khu, phòng tự học.

Việc thiết kế cần đảm bảo các nhu cầu cần thiết của SV, từ nơi học tập riêng
có không gian yên tĩnh, nơi trao đổi với nhóm học cũng như nơi giải lao giảmcăng
thẳng. Do vậy,đề tài đề xuất nhà trường cần xây dựng tối thiểu bốn khu vực: học tập
độc lập, làm việc nhóm, thư giãn, máy tính kết nốiinternet. Ứng với việc xây dựng
phòng ốc đầy đủ cũng phải trang bị các phương tiện phục vụ một cách đồng bộ: bàn
ghế đa chức năng, wifi tốc độ hợp lý, tài liệu cần thiết, nước uống.

Qúa trình tổ chức khu, phòng tự học cũng cần quan tâm thiết lập nội quy sử
dụng một cách nghiêm túc, đảm bảo người học phát huy cao nhất các tiện ích mang
lại và hiệu quả học tập được nâng cao. Nhà trường có thể tạo điều kiện cho tổ chức
Đoàn TN - Hội SV thực hiện mô hình tự quản lý và bảo quản cơ sở vật chất.

3.2.3.2. Trang bị tài liệu phong phú và đa dạng cho thư viện

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Tài liệu học tập là cơ sở quan trọng để SV tự tìm tòi kiến thức. Họ thường
xuyên truy cập các website điện tử để tham khảo nguồn tài liệu, song nhiều nội
dung chưa được kiểm chứng một cách khoa học. Do đó, nhằm tạo điều kiện tốt nhất
cho SV tự học, nhà trường buộc phải trang bị tài liệu phong phú và đa dạng cho thư
viện.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Hằng năm, thư viện trường đều gởi phiếu lấy ý kiến những đầu sách mà GV
các khoa cần, nhưng số lượng phản hồi không nhiều. Nhóm nghiên cứu nhận thấy
đây là việc làm cần thiết và điều quan trọng là cần điều chỉnh cách làm cho thực
chất nhất có thể. Cụ thể, cuối mỗi năm học, thư viện nên gởi đến từng GV thư đề
nghị cung cấp danh mục các đầu sách cần trang bị mới cho SV, dựa trên nguồn tài
liệu chuyên ngành của khoa ấy đã có tại thư viện. Ban chủ nhiệm các khoa cũng cần
hỗ trợ trong việc đốc thúc GV nghiêm túc phối hợp làm tốt công tác này.

75  
 
Nhà trường đầu tư nguồn kinh phí nhất định để mua nguồn tài liệu nước
ngoài.Trong khi đó, thư viện có trách nhiệm giới thiệu rộng rãi nguồn tài nguyên
quý giá này đến toàn bộ SV trong trường, tránh tình trạng lãng phí như hiện nay.
Đồng thời, để SV có thêm cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin rộng rãi hơn, thư viện
trường cần liên kết theo sâu hơn với các thư viện khác, kể cả hướng ra nước ngoài.

3.2.3.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung hướng dẫn SV tự học của
GV

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Tăng cường hướng dẫn SV tự học là một trong những yêu cầu của dạy học
đại học, nhưng làm cách nào để đảm bảo điều này diễn ra khi có quá nhiều lý do để
người dạy không thực hiện. Điều này cần nhà trường phải có biện pháp kiểm tra,
giám sát việc thực hiện nội dung này của GV.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Ai sẽ là người kiểm tra, giám sát thực hiện các nội dung hướng dẫn tự học
của GV? Ở các trường đại học việc quản lý chuyên môn vẫn do Tổ trưởng tổ bộ
môn phụ trách, song với các nội dung tổ chức tự học cho SV vẫn chưa được kiểm
tra, giám sát có hiệu quả. Xét điều kiện về đánh giá chuyên môn và tínhkhả thi,
nhóm nghiên cứu cho rằng giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát lĩnh vực này cho Tổ
trưởng tổ bộ môn ở các khoa là hợp lý và điều cần nhận ra là kiểm tra, giám sát cần
đi vào thực chất, tránh kiểu làm hình thức.

Một số cách thức đề nghị: phối hợp kiểm tra, giám sát chuyên môn nói chung
và kiểm tra, giám sát nội dung hướng dẫn tự học cho SV nói riêng thông qua kiểm
tra giáo án lên lớp theo năm học đã phù hợp với yêu cầu chương trình hay chưa, dự
giờ tiết dạy, lấy phiếu phản hồi từ SV…

3.2.3.4. Hỗ trợ, tạo điều kiện tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng KN tự học

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Việc tổ chức những chuyên đề bồi dưỡng các KN cần thiết cho tự học phụ
thuộc vào sự hỗ trợ và tạo điều kiện tổ chức của nhà trường. Nếu không có sự cho
phép và hỗ trợ cơ sở vật chất, kinh phí từ Nhà trường thì các lớp học chuyên đề này

76  
 
không thể thực hiện được, trong khi đó đây là những cơ hội để SV được trang bị
kiến thức về các KN tự học bài bản, đúng đắn nhất.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Nhà trường phát huy vai trò, tính chất của tổ chức Đoàn TN - Hội SV trong
rèn luyện KN cho SV bằng cách mạnh dạn đặt hàng tổ chức các chuyên đề phù hợp
nội dung này vào mỗi năm học. Ngoài việc đặt hàng, nhà trường hỗ trợ, tạo điều
kiện còn thể hiện ở việc cho phép tiến hành chuyên đề theo kế hoạch cụ thể, sử
dụng cơ sở vật chất cần thiết, duyệt kinh phí tổ chức và kinh phí mời báo cáo
viên…

3.2.3.5. Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu học tập theo hướng tăng cường
yêu cầu tự học

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Trong quá trình học tập ở đại học, SV thường căn cứ vào chỗ dựa vững chắc
là giáo trình môn học để lĩnh hội hệ thống tri thức, KN, kỹ xảo cần thiết.Nếu giáo
trình và tài liệu học tập thể hiện yêu cầu hướng dẫn tự học một cách rõ ràng thì SV
sẽ dễ dàng rất nhiều khi tiến hành hoạt động tự học cá nhân, qua đó làm căn cứ để
GV đánh giá.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Nhà trường thống nhất quan điểm xây dựng giáotrình, tài liệu học tập chính
cho các bộ môn trong trường bằng văn bản quy định rõ ràng, theo đó mỗi tài liệu
phải thể hiện rõ ràng các nội dung tự học bắt buộc, có hướng dẫn cách thức tự học,
nguồn tài liệu cần tham khảo thêm,...Trong quá trình xuất bản giáo trình, tài liệu
học tập, nhà xuất bản của trường cần làm việc chặt chẽ với các tác giả để đảm bảo
sản phẩm đến tay SV phải thực hiện đúng yêu cầu tự học.

3.2.3.6. Thực hiện chế độ thù lao thoả đáng cho GV đứng lớp khi hướng dẫn các
giờ thảo luận, tự học cho SV; GV kiêm nhiệm công việc cố vấn học tập

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này đưa ra ngoài ý nghĩa kích thích, còn thể hiện sự ghi nhận của
Nhà trường đối với nỗ lực của GV trong việc nâng cao chất lượng đào tạo SV.

77  
 
* Nội dung, cách thức thực hiện

Chương trình các học phần hiện nay đều có số giờ thảo luận, tự học của SV
rất nhiều, các hoạt động này đều cần có sự hướng dẫn, giám sát của GV nhưng chế
độ thù lao chưa thoả đáng (một giờ thảo luận chỉ được tính hệ số 0.5 so với giờ lý
thuyết, còn hướng dẫn tự học cho SV thì chưa được đưa vào tính thù lao). Từ đó
dẫn đến việc nhiều GV đã bỏ qua việc cho SV thảo luận hoặc không hướng dẫn,
kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của SV. Tương tự, các GV kiêm công việc cố
vấn học tập chỉ được giảm 15% định mức giảng dạy trong khi thời gian dành cho
công việc này rất nhiều, vì thế, nhiều GV cố vấn học tập chỉ gặp gỡ và cố vấn cho
SV trong quá trình chọn các học phần còn quá trình học thì không có cơ hội gặp gỡ,
tư vấn cho SV.

Nhà trường nên thay đổi cách tính thù lao các giờ hướng dẫn SV thảo luận
hiện có cũng như quy đổi số giờ tự học của SV thành một lượng giờ dạy được tính
thù lao cho GV. Bên cạnh đó, lực lượng giám sát (ví dụ tổ trưởng bộ môn, ban
thanh tra đào tạo) việc thực hiện các giờ thảo luận, hướng dẫn tự học cho SV của
GV cũng được xem xét để hỗ trợ thù lao thoả đáng.

Đối với lực lượng cố vấn học tập, Nhà trường đề nghị họ thông báo thời
khoá biểu cố định để tiếp SV hàng tuần hoặc hàng tháng. Qua đó, Nhà trường lấy
căn cứ để tính chế độ giờ làm việc hợp lý hơn cho các GV này.

3.2.4. Nhóm biện pháp đối với các tổ chức Đoàn TN- Hội SV

3.2.4.1. Tổ chức các chuyên đề về các KN tự học cho SV, đặc biệt là đối tượng
tân SV

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Qua tham dự các chuyên đề KN tự học, SV nâng cao nhận thức vai trò của
KN này, biết được những cách thức rèn luyện KN tự học hiệu quả.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Thời gian tổ chức tập huấn các KN tự học là đầu mỗi năm học với đối tượng
chủ yếu là Tân SV.Báo cáo viên được mời từ các GV tâm lý – giáo dục có kinh
nghiệm trong lĩnh vực này hoặc là các GV phụ trách bộ môn, các SV từng có thành
tích học tập xuất sắc cũng có thể đến chia sẻ các bí quyết tự học tốt.

78  
 
Với nội dung các KN tự học, chương trình tập huấn diễn ra trong 5 buổi:

- Buổi 1: KN lập kế hoạch tự học


- Buổi 2: KN tìm kiếm tài liệu
- Buổi 3: KN đọc và ghi chú tài liệu
- Buổi 4: KN làm bài tập và tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học.

Để đảm bảo chất lượng tập huấn, số lượng SV mỗi lớp được giới hạn dưới 50
người. Ngoài ra, lớp học phải được cung cấp các thiết bị cần thiết cho việc học và
thực hành: máy chiếu, ghế rời, loa, giấy khổ lớn, bút long…

3.2.4.2. Tổ chức các cuộc thi về KN tự học

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Thi đua trong giáo dục là phương pháp có nhiều ưu điểm và thường mang lại
hiệu quả cao.Trong rèn luyện KN tự học ngoài lớp, càng cần phát huy phương pháp
này. Khi SV bị lôi cuốn vào những cuộc thi, họ hang hái nỗ lực rèn luyện KN và
thúc giục các thành viên khác trong tập thể cùng làm như thế để giành chiến thắng.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Nội dung các cuộc thi gắn bó chặt chẽ với việc thực hành và phát triển các
KN tự học của SV.

Tạo sự đa dạng của cuộc thi bằng cách kết hợp nhiều hình thức thi, có thể tổ
chức thi trắc nghiệm ở vòng loại để chọn ra một số đội tham gia thi trắc nghiệm
kiến thức tự học, giải quyết tình huống tự học, thực hành các KN tự học,… ở những
vòng thi tiếp theo.

Một số lưu ý khi tổ chức thi:

- Quan tâm đến tất cả các khâu tổ chức, lôi kéo đông đảo SV tham gia, thi đua
nghiêm túc, đánh giá công bằng, đảm bảo tính mục đích.
- Giải thưởng đủ sức hấp dẫn, kích thích được động cơ thi đua, rèn luyện trong
SV.

79  
 
3.2.4.3. Tổ chức các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ KN

* Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ KN là môi trường để SV đào sâu, mở
rộng các kiến thức chuyên môn lẫn các kiến thức xã hội, đồng thời rèn luyện các
KN mềm khác như: tổ chức, lãnh đạo, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề...Tham gia
các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ KN cũng là một cách thức để SV học tập và rèn
luyện KN tự học ngoài lớp học.

* Nội dung, cách thức thực hiện

Hiện Đoàn- Hội của Trường đang quản lý mạng lưới các câu lạc bộ học
thuật, câu lạc bộ KN cấp khoa, cấp trường. Tuy nhiên, hoạt động của nhiều câu lạc
bộ còn chưa mạnh mẽ, chưa thu hút được sự tham gia tích cực của đông đảo SV.
Theo học chế tín chỉ, cơ chế quản lý theo lớp, chi đoàn trở nên khó khăn nên các
hoạt động tổ chức theo cơ chế này rất khó. Vì thế, trong thời gian tới, Đoàn- Hội
cấp Trường, Khoa nên đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ nói trên để SV ở bất
cứ lớp nào, khoa nào đều có thể chủ động tham gia theo sở thích và lịch học tập cá
nhân.

Chế độ sinh hoạt của các câu lạc bộ này có thể theo tháng, tuần, quý với các
nội dung phong phú đa dạng, cả về chuyên môn lẫn các KN tự học cho từng môn.

Kết quả nghiên cứu thể hiện rõ để phát triển KN tự học ngoài lớp học cho
SV đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều lực lượng trong nhà trường, từ bản thân
SV đến khoa, Trường, tổ chức Đoàn- Hội.

80  
 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN

1. KN tự học ngoài lớp học là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập ở
đại học của SV sư phạm. Ngoài ra, KN tự học ngoài lớp học còn giúp SV sư phạm-
các giáo viên tương lai tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong suốt
cuộc đời giảng dạy của mình và hình thành các KN tự học cho các thế hệ học sinh,
đáp ứng các yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Các KN tự học ngoài lớp học có thể
được hình thành bằng con đường đào tạo, huấn luyện và tự rèn luyện.

2. Hệ thống các KN tự học ngoài lớp học rất đa dạng với nhiều KN cụ thể, có ảnh
hưởng qua lại với nhau, đòi hỏi SV sư phạm phải rèn luyện đồng loạt các KN như:
KN lập kế hoạch tự học, KN đọc sách, KN ghi chép, KN giải quyết các bài tập, KN
ôn tập, KN làm việc nhóm, KN tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học...

3. Nghiên cứu thực trạng KN tự học ngoài lớp học của SV chính quy sư phạm
Trường ĐHSP TP. HCM cho thấy:

- Đa số SV dành dưới 3 giờ mỗi ngày để tự học ngoài lớp học. Theo các GV,
chuyên gia, lượng thời gian này chỉ ở mức vừa phải, để đáp ứng yêu cầu của học tập
ở đại học, SV nên dành thời gian từ 4 tiếng trở lên.

- GV, SV đều khẳng định các KN tự học ngoài lớp học ảnh hưởng "Nhiều" đến kết
quả học tập của SV. Xét từng KN cụ thể, SV cho rằng KN ôn tập ảnh hưởng nhiều
nhất, tiếp đến là KN hoạch định mục tiêu tự học và lập kế hoạch tự học; KN ít ảnh
hưởng nhất là KN ghi chép ngoài lớp học. Ý kiến của GV và chuyên gia thì có khác
biệt với SV ở khía cạnh này khi họ cho rằng KN ghi chép cũng đặc biệt quan trọng
và nên xếp ở thứ hạng cao hơn. So sánh giữa các khoa thì SV khoa Anh có khuynh
hướng đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của các KN cụ thể đến kết quả học tập của
mình hơn các khoa còn lại (Khoa Hoá, Địa, TLGD), đặc biệt ở KN ghi chép, KN
làm bài tập, KN làm việc nhóm ngoài lớp học.

- Việc thực hiện các thao tác, hành động đúng trong các KN lập kế hoạch tự học,
đọc sách ngoài lớp học, ghi chép ngoài lớp học, ôn tập, tự kiểm tra, đánh giá hoạt

81  
 
động tự học của SV còn nhiều hạn chế. KN ôn tập được SV thực hiện tốt nhất, trong
khi KN lập kế hoạch tự học và ghi chép ngoài lớp học thì kém nhất. Phần lớn các
thao tác, hành động đúng cho từng KN đều chỉ được SV thực hiện ở mức "Thỉnh
thoảng", tức không thường xuyên và chưa thành thục.

- Theo SV, các yếu tố ý thức rèn luyện và nhận thức về tầm quan trọng đối với các
KN tự học của SV ảnh hưởng nhiều nhất đến thực trạng KN tự học ngoài lớp học
của họ, tiếp theo đó là yếu tố phương pháp giảng dạy của GV. Yếu tố ít ảnh hưởng
nhất là các khoá đào tạo về KN tự học trong nhà trường. Các GV và chuyên gia
cũng thừa nhận bản thân SV là người quyết định sự hình thành và phát triển các KN
tự học ngoài lớp học của chính SV. Tuy nhiên, họ cũng lý giải nguyên nhân sâu xa
của việc KN tự học của SV hạn chế là do GD phổ thông chưa chú trọng rèn luyện
và khi lên đại học, GV cũng chưa dành thời gian, và có cách thức phù hợp để hỗ trợ
rèn luyện các KN tự học ngoài lớp học cho SV.

4. Để nâng cao KN tự học ngoài lớp học cho SV chính quy sư phạm, Nhà trường,
khoa, GV và SV cần tiến hành các biện pháp khác nhau như:

- Về phía SV: cần lập kế hoạch rèn luyện KN tự học, tham gia các khoá học, chuyên
đề, câu lạc bộ, diễn đàn, tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau để trang bị kiến
thức đúng đắn về các KN tự học, đồng thời lập các nhóm tự học để trao đổi kinh
nghiệm tự học.

- Về phía GV đứng lớp và GV cố vấn học tập: phải trang bị cho mình kiến thức về
các KN tự học, thay đổi phương pháp dạy học theo hướng kích thích tính tích cực
học tập của SV, hướng dẫn, tư vấn KN tự học đồng thời tăng cường kiểm tra, đánh
giá hoạt động tự học cho SV.

- Về phía Nhà trường: chỉ đạo việc thực hiện nghiêm túc hoạt động tự học ngoài lớp
học của SV, đầu tư cơ sở vật chất, thư viện, nguồn học liệu hỗ trợ hoạt động tự học
cho SV, thực hiện chính sách hỗ trợ cho GV khi hướng dẫn tự học cho SV.

- Về phía Đoàn- Hội: tổ chức các khoá học, chuyên đề ngắn hạn, các cuộc thi, câu
lạc bộ học thuật, câu lạc bộ KN tự học để đa dạng hoá môi trường rèn luyện KN tự
học cho SV.

82  
 
KIẾN NGHỊ

Đào tạo ở đại học cần chú trọng khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV. Chất
lượng đào tạo của một trường đại học cũng phần nào được phản ánh qua tiêu chí
này. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học của Trường ĐHSP TP. HCM, lãnh
đạo nhà trường cần tiếp tục thực hiện các cuộc khảo sát trên diện rộng để đánh giá
chính xác, sâu sắc khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV toàn trường, từ đó đưa ra
các biện pháp đúng đắn nhất để phát triển năng lực này cho SV không chỉ ở hệ
chính quy sư phạm.

Phát triển bất cứ năng lực nào của SV cũng đòi hỏi thời gian lâu dài. Vì vậy,
để thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng tự học của SV đã đề xuất trong đề tài,
Nhà trường cần đưa ra chiến lược cụ thể để thực hiện. GV đóng vai trò trọng yếu
trong quá trình đào tạo của nhà trường, do đó, các biện pháp liên quan đến GV nên
được ưu tiên thực hiện trước.

83  
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Nguyễn Thị Thu Ba (2013), “Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh phổ thông”,
Viện Nghiên cứu Giáo dục, ĐH Sư phạm TP. HCM.
Truy cập từ
http://www.ier.edu.vn/content/view/644/
ngày 20/08/2013
2. Hà Thị Đức (1993), "Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm", Tạp chí Giáo
dục, (số 5).
3. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2010), Nghiên cứu kĩ năng tự học ở trên lớp của sinh
viên sư phạm, Đề tài NCKH và CN cấp Bộ. Mã số B. 2007.19.21
4. Vũ Quang Hải (2004), Rèn luyện các kỹ năng tự học cơ bản cho học viên học
viện Kỹ thuật Quân sự: Thực trạng và một số biện pháp quản lý, Luận văn Thạc
sĩ Khoa học Giáo dục, ĐH Sư phạm TP. HCM
5. Trần Minh Hằng (2002), "Đổi mới phương pháp dạy học giáo dục học nhằm
tích cực hoá hoạt động học tập cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm", Tạp
chí Giáo dục, (số 35).
6. Trần Thị Minh Hằng (2011), Tự học và yếu tố tâm lý cơ bản trong tự học của
sinh viên Sư phạm, Nxb Giáo dục.
7. Bùi Hiện, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển
Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa.
8. Đậu Thị Hoà (2010), "Phương pháp rèn luyện kĩ năng tự học cho sinh viên địa
lý trong dạy học học phần địa lí tự nhiên Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Công
nghệ- Đại học Đà Nẵng, (số 4).
9. Đặng Vũ Hoạt (1994), "Một số nét về thực trạng, phương pháp dạy học đại
học", Tạp chí Giáo dục, (số 1).
10. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009), Lí luận dạy học đại học, Nxb ĐH Sư phạm,
Hà Nội.
11. Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua (2013),
Giáo dục học đại cương, Nxb ĐH Sư phạm, TP. HCM.
12. Trần Thị Hương (2009), Thực trạng và biện pháp rèn luyện kỹ năng hoạt động
giáo dục cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, Đề tài NCKH & CN
cấp Bộ, Mã số B. 2007.19.25.
13. Nguyễn Kỳ (2006), "Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học", Tạp chí
Giáo dục, (số 2).
14. Đinh Bá Lãm (1987), Một số hình thức tổ chức dạy học ở đại học (trích trong:
Một số vấn đề về giáo dục đại học), Nxb Viện nghiên cứu đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
15. Lê Ngọc Lan, Lê Văn Hồng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm,
NXB Giáo dục
16. Nguyễn Hiến Lê (2007), Tự học- một nhu cầu của thời đại, Nxb Văn hoá-
Thông tin, Hà Nội.
17. Vũ Thị Liên, Hoàng Thị Thuận. Biện pháp hình thành kỹ năng tự học môn sinh
thái học nông nghiệp cho sinh viên khối cao đẳng ngành sư phạm Công nghệ-
Kinh tế Gia đình theo học chế tín chỉ tại Trường Cao đẳng Sơn La, Kỷ yếu hội
thảo "Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ, tổ
chức 04/2012 tại Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị.
18. Luật Giáo dục (2010), Bộ Giáo dục và Đào tạo.
19. Makiguchi T. (1994), Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo, Nxb Trẻ, TP. HCM.
20. Hoàng Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Phương Thanh, "Rèn luyện kỹ năng tự học
cho sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ", Tạp chí Giáo dục, (số đặc biệt
tháng 3).
21. Nhiều tác giả (2004), Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế
giới, Nxb Trẻ và Alpha Books, TP. HCM.
22. Võ Quang Phúc (2000), Một số vấn đề về tự học, Trường Cán bộ QLGD-ĐT II,
TP. HCM.
23. Retxke R. (1994), Học tập hợp lí, Nxb Đại học Công nghệ, Hà Nội.
24. Roger C. (Cao Đình Quát dịch) (2001), Phương pháp dạy và học hiệu quả, Nxb
Trẻ, TP. HCM.
25. Rubankin N.A. (2002), Tự học như thế nào, Nxb Trẻ, TP. HCM.
26. Vũ Trọng Rỹ (1994), Một số vấn đề lý luận về rèn luyện kỹ năng học tập cho
học sinh, Viện KHGD, Hà Nội.
27. Savin N.V. (1983), Giáo dục học tập 1, Nxb Giáo dục.
28. Văn Tân (1977), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
29. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo
dục.
30. Nguyễn Thị Xuân Thuỷ (2012), "Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên đáp
ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ", Tạp chí Giáo dục, (số đặc biệt tháng
3).
31. Nguyễn Thị Tính (2003), Các biện pháp tổ chức hoạt động tự học môn Giáo
dục học cho sinh viên các trường Đại học Sư phạm, Luận án tiến sĩ Giáo dục
học, ĐH Sư phạm Hà Nội.
32. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Quá trình dạy- tự học, Nxb Giáo dục.
33. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Nxb Giáo dục.
34. Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Hải Yến (2011), Xã hội học tập, học tập suốt đời và các
kỹ năng tự học, Nxb Dân trí.
35. Trịnh Quang Từ (1995), Những phương hướng tổ chức hoạt động tự học của
sinh viên các trường quân sự, Luận án tiến sĩ giáo dục học, ĐH Sư phạm Hà
Nội.
36. Trịnh Quang Từ (1996), Phương pháp tự học, Nxb TP. HCM.
37. Thái Duy Tuyên (2003), "Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh", Tạp chí
Giáo dục, (số 74).
38. Thái Duy Tuyên (2003), Dạy tự học cho sinh viên trong các nhà trường Cao
đẳng Đại học chuyên nghiệp, Chuyên đề Phương pháp dạy học cho học viên
Cao học, ĐH Huế.
39. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành (1992), Vấn đề kỹ năng và kỹ năng học
tập, Trường ĐHSP Hà Nội I.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
40. Sappington A.A., Fritschi O., Sandefer D., and Tauxe M. (1980), "Self- directed
Learning Program for Students in Probation", Journal of Counseling Psychology
27 (6), pp. 616- 619.
41. Hattie J., Biggs J., Purdie N. (1996), "Effects of Learning Skills Intervention on
Students Learning: A Meta-Analysis", Review of Educational Research 66 (2),
pp. 99-136.

You might also like