You are on page 1of 8

PHẦN 5 – TỰ LUẬN

THÂM NHẬP
4Ps
SỐ LƯỢNG: 87

#(t) Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) hiện đã có cơ sở sản xuất và phân phối ở 43
quốc gia khác nhau trên thế giới, vậy công ty này có thể được coi là một công ty đa quốc gia.

#(t) Công ty xây dựng Việt Phương được 03 nhà đầu tư của Nhật, Mỹ và Hàn Quốc mua lại
cổ phần và chiếm số lượng cổ phiếu lớn. Công ty mới được đổi tên thành SUNSET và đội ngũ
lãnh đạo cấp cao lúc này trở nên đa dạng về quốc tịch. Vì vậy công ty SUNSET có thể coi là
một công ty đa quốc gia.

#(t) Marketing quốc tế chính là marketing quốc gia ở một phạm vi rộng lớn hơn.
#(t) Có 3 nguyên tắc lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế

#(t) Đặc điểm chung lớn nhất của xuất khẩu là phạm vi hoạt động được mở rộng

#(t) Những đặc trưng hình thức và kỹ thuật sản phẩm có ảnh hưởng tới quyết định thâm
nhập thị trường của hãng.

#(t) Các hãng kinh doanh quy mô lớn có nhiều hoạt động ở nước ngoài thường có khả năng
thích nghi với nhiều phương thức thâm nhập khác nhau ở nhiều thị trường khác nhau.

#(t) Việc áp dụng nguyên tắc chiến lược để lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường
quốc tế là kết quả của quá trình so sánh và đánh giá giữa các phương thức khác nhau.

#(t) Xuất khẩu thường mang lại mức lợi nhuận hấp dẫn không chỉ đối với các công ty lớn mà
cả những công ty vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển.

#(t) Xuất khẩu gián tiếp có ưu thế nổi bật hơn cả so với xuất khẩu trực tiếp xét về khía cạnh
lợi nhuận và sự tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

#(t) Franchising và Licensing giống nhau ở chỗ đều là hình thức “hợp đồng nhượng quyền sở
hữu trí tuệ”.

#(t) Bán phá giá là: Việc bán hàng ra nước ngoài với mức giá thấp hơn giá bán tại thị trường
nội địa?

#(t) Điều kiện thương mại thông thường khi xem xét về việc bán phá giá được WTO quy định
rõ là: điều kiện thương mại tại diễn ra theo cơ chế thị trường.

#(t) Sản phẩm tương tự để đối chiếu khi xem xét việc bán phá giá là những những sản phẩm
giống hệt với sản phẩm là đối tượng điều tra tại nước nhập khẩu.

#(t) Bán phá giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường nước nhập khẩu.

#(t) Bán phá giá cũng có tác động tích cực đến thị trường nước nhập khẩu.

#(t) Mọi hành vi bán phá giá đều bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

#(t) Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế.

#(t) Giá trị thông thường của hàng hoá là 21, giá xuất khẩu là 17. Biên độ phá sẽ là: 19.047%.

#(t) Giá trị thông thường của hàng hoá là 21, giá xuất khẩu là 17. Biên độ phá sẽ là: 23.529%.
#(t)Giả sử giá trị thông thường của hàng hoá là 21, giá xuất khẩu của hàng hoá nhỏ hơn 21là
đã có xảy ra hiện tượng bán phá giá.

#(t)Nếu GTTT của hàng hoá là 17, các biện pháp chống bán phá giá sẽ được chính phủ nước
nhập khẩu áp dụng ngay khi giá xuất khẩu dao động trong khoảng từ 16.65-16.69.

#(t) Chuyển giá là chiến lược chuyển đổi nội bộ giữa các công ty xuyên quốc gia.

#(t) Chiến lược chuyển giá được các TNCs sử dụng nhằm tối đa hoá sự hỗ trợ về giá trong
các giao dịch giữa công ty mẹ và các công ty con trên toàn cầu.

#(t) : Kênh hàng hoá và kênh thanh toán là hai kênh chuyển đổi duy nhất giữa các TNCs.

#(t) Chiến lược chuyển giá chủ yếu mang lại lợi ích tích cực cho các MNCs.

#(t) Các TNCs áp dụng chiến lược chuyển giá trên cơ sở định giá theo giá thị trường là chủ
yếu trong các kênh giao dịch hàng hoá – dịch vụ giữa các công ty con của TNCs với nhau và
với công ty mẹ.

#(t) Để hạn chế hành vi chuyển giá của các TNCs, các quốc gia nhận đầu tư nên hạn chế tối
đa các kênh chuyển đổi giữa các công ty con trong cùng hệ thống của TNCs.

#(t) Sản phẩm trong Marketing quốc tế phong phú và đa dạng hơn so với trong Marketing
nội địa.

# (t) Khi nghiên cứu vấn đề liên quan đến sản phẩm quốc tế, để thích ứng với các chính sách
của Chính phủ, các doanh nghiệp không có cách nào khác là phải thay đổi.

# (t) Trong kinh doanh quốc tế, các chức năng của bao bì trở nên phức tạp hơn nhiều.

# (t) Các chức năng của bao bì đối với sản phẩm nội địa và sản phẩm quốc tế là tương tự
nhau.

# (t) Khi tiến hành kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh sản phẩm
của mình.

# (t) Khi tiến hành kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp không bắt buộc phải điều chỉnh sản
phẩm của mình.

# (t) Tiết kiệm chi phí là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định về tiêu chuẩn hoá sản
phẩm quốc tế.

# (t) Đảm bảo tính thống nhất về hình ảnh sản phẩm/công ty trên thị trường toàn cầu là yếu
tố quan trọng nhất dẫn đến quyết định về tiêu chuẩn hoá sản phẩm quốc tế.
# (t) Sự tương đồng về văn hoá ở phạm vi toàn cầu là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến quyết
định về tiêu chuẩn hoá sản phẩm quốc tế.

# (t) Quy định của chính phủ là yếu tố duy nhất dẫn đến sự điều chỉnh bắt buộc về sản phẩm
trong chiến lược thích ứng sản phẩm quốc tế.

# (t) Sự khác nhau về điều kiện điện lưới là một trong các yếu tố dẫn đến sự điều chỉnh bắt
buộc về sản phẩm trong chiến lược thích ứng sản phẩm quốc tế.

# (t) Sự khác nhau về hệ thống đo lường cũng là một trong các yếu tố dẫn đến sự điều chỉnh
bắt buộc về sản phẩm trong chiến lược thích ứng sản phẩm quốc tế.

# (t) Khi thực hiện chiến lược thích ứng sản phẩm quốc tế, doanh nghiệp chỉ cần quan tâm
đến các điều chỉnh bắt buộc.

# (t) Khi thực hiện chiến lược thích ứng sản phẩm quốc tế, doanh nghiệp chỉ cần quan tâm
đến các điều chỉnh tự chọn.

# (t) Trong kinh doanh quốc tế, các chức năng của bao bì trở nên đơn giản hơn nhiều.

# (t) Yêu cầu của chính phủ nước sở tại đối với việc in song ngữ trên bao bì của sản phẩm
không mang lại khó khăn gì cho doanh nghiệp.

# (t) In song ngữ trên bao bì sản phẩm quốc tế là yêu cầu điều chỉnh duy nhất của chính phủ
nước sở tại.

# (t) Khi tiến hành điều chỉnh bao bì quốc tế chỉ cần quan tâm đến các yêu cầu của chính phủ
nước sở tại.
*Sai. Vì ngoài những điều chỉnh chính liên quan đến yêu cầu của chính phủ nước sở tại còn
phải quan tâm đến những điều chỉnh lựa chọn như: thói quen tiêu dùng, khác biệt văn hoá.

#(t) Có 4 yêu cầu điều chỉnh bắt buộc đối với chính sách thích ứng sản phẩm trên thị trường
quốc tế.

#(t) Chính phủ của nước sở tại gần như không có yêu cầu điều chỉnh gì đối với bao bì của sản
phẩm quốc tế kinh doanh trên thị trường.

#(t) Yêu cầu điều chỉnh của chính phủ nước sở tại về bao bì quốc tế không gây khó khăn gì
đối với doanh nghiệp.

#(t) Hệ thống phân phối phức quốc tế phức tạp là một trong những yếu tố quyết định tới
việc doanh nghiệp sẽ tiến hành thích ứng sản phẩm khi kinh doanh trên trị trường quốc tế.

#(t) Giá không được coi là một trong những yếu tố quyết định tới việc doanh nghiệp sẽ tiến
hành thích ứng sản phẩm khi kinh doanh trên thị trường quốc tế.
#(t) Khi kinh doanh trên phạm vi quốc tế, doanh nghiệp bắt buộc phải thiết lập thương hiệu
toàn cầu cho sản phẩm/dịch vụ.

#(t) Khi kinh doanh trên phạm vi quốc tế, doanh nghiệp nên hạn chế sử dụng thương hiệu
toàn cầu cho sản phẩm/dịch vụ vì giữa các thị trường luôn tồn tại sự khác biệt.

#(t) Việc sử dụng thương hiệu địa phương hay thương hiệu toàn cầu phụ thuộc có hay
không tồn tại sự khác biệt giữa các thị trường về mặt nhân khẩu học và tâm lý học.

#(t) Điều kiện sử dụng tại nước sở tại không được coi là một trong những yếu tố quyết định
tới việc doanh nghiệp sẽ tiến hành thích ứng sản phẩm khi kinh doanh trên thị trường quốc
tế.

# (t) Vai trò của thương hiệu là tạo được ấn tượng, hình ảnh đẹp trong tâm trí khách hàng
do chất lượng đáng tin cậy.

# (t) Bao bì của sản phẩm quốc tế có 2 chức năng chính là chức năng kĩ thuật và chức năng
Marketing.

# (t) Chức năng quan trọng nhất của bao bì của sản phẩm quốc tế là chức năng kĩ thuật.

# (t) Chức năng quan trọng nhất của bao bì sản phẩm quốc tế là chức năng marketing.

#(t) Giai đoạn định vị toàn cầu không thuộc quá trình phát triển sản phẩm mới

#(t) Lý do chính của việc thiết kế sản phẩm tiêu chuẩn hoá sản phẩm trên phạm vi quốc tế là
nhằm tiết kiệm chi phí và tận dụng tính đơn giản của phương pháp này.

#(t) Lý do chính của việc thiết kế sản phẩm tiêu chuẩn hoá sản phẩm trên phạm vi quốc tế là
nhằm đảm bảo được tính thống nhất về hình ảnh sản phẩm/tập đoàn trên thị trường
toàn .cầu

#(t) Lý do chính của việc tiêu chuẩn hoá sản phẩm trên phạm vi quốc tế là vì những yếu tố
không thể điều chỉnh thuộc về mỹ thuật, nghệ thuật.

#(t) Lý do chính của việc thiết kế sản phẩm tiêu chuẩn hoá sản phẩm trên phạm vi quốc tế là
nhằm tiết kiệm chi phí và tận dụng tính đơn giản của phương pháp này.
*Sai. Có 5 lý do để thiết kế sản phẩm tiêu chuẩn hoá.

#(t) Lý do chính của việc thiết kế sản phẩm tiêu chuẩn hoá sản phẩm trên phạm vi quốc tế là
do có sự tương đồng và giao thoa về văn hoá trên phạm vi toàn cầu.
*Sai. Có 5 lý do để thiết kế sản phẩm tiêu chuẩn hoá.

#(t) Khi thâm nhập vào các thị trường có sự khác biệt về pháp luật và văn hóa quá lớn các
công ty thường chọn hướng liên doanh hơn là mua lại các công ty có sẵn.

#(t) Kênh phân phối hàng hoá nước ngoài giống hoặc tương tự kênh phân phối trong nước.

#(t)Hệ thống phân phối quốc tế chỉ chịu sự tác động duy nhất của điều kiện địa lý.

#(t) Kênh phân phối nước ngoài khác kênh phân phối trong nước.

#(t) Độ dài của kênh phân phối thể hiện số lượng các trung gian cung cấp các chức năng
phân phối tương đồng ở các giai đoạn khác nhau của kênh phân phối..

#(t) Việc sa thải một trung gian phân phối ở nước ngoài là hết sức đơn giản.

#(t) Khi tham gia vào thị trường quốc tế, nhà sản xuất cần lựa chọn nhà trung gian nước
ngoài để có mối quan hệ trực tiếp với người nước ngoài và gần gũi với thị trường hơn?

#(t) Cấu trúc kênh phân phối ở các nước thường không giống nhau?

#(t) Cấu trúc kênh phân phối ở các nước thường giống nhau?

#(t) Khi tiến hành phân phối sản phẩm trên phạm vi quốc tế, doanh nghiệp chỉ cần quan tâm
đến chi phí đầu tư ban đầu để phát triển kênh.

#(t) Khi tiến hành phân phối sản phẩm trên phạm vi quốc tế, doanh nghiệp không cần quan
tâm đến chi phí đầu tư ban đầu để phát triển kênh.

#(t) Khi tiến hành phân phối sản phẩm trên phạm vi quốc tế, doanh nghiệp chỉ cần quan tâm
đến các chi phí duy trì kênh.
#(t) Khi tiến hành phân phối sản phẩm trên phạm vi quốc tế, doanh nghiệp không cần quan
tâm đến các chi phí duy trì kênh.

#(t) Các trung gian trong hệ thống phân phối quốc tế bao gồm đại lý, nhà buôn và người bán
lẻ?

#(t) Các trung gian trong hệ thống phân phối quốc tế bao gồm nhà buôn và người bán lẻ?

#(t) Các trung gian trong hệ thống phân phối quốc tế bao gồm đại lý và nhà buôn?

#(t) Trong hệ thống phân phối quốc tế, đại lý hoạt động trên cơ sở hoa hồng và nắm quyền
sở hữu hàng hóa ?

#(t) Chiến lược yểm trợ trong Marketing quốc tế phức tạp hơn nhiều so với chiến lược yểm
trợ trong Marketing quốc gia.

#(t) Chiến lược yểm trợ trong Marketing quốc tế hầu như không có sự khác biệt so với chiến
lược yểm trợ trong Marketing quốc gia.

#(t) Chiến lược yểm trợ trong Marketing quốc tế thường đơn giản hơn nhiều so với chiến
lược yểm trợ trong Marketing quốc gia.

#(t) Sự thành công của những chương trình quảng cáo tiêu chuẩn quốc tế hóa là phụ thuộc
vào sự tương đồng về mặt chức năng và đặc điểm của sản phẩm.

#(t) Nhân viên bán hàng cá nhân của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế là những đội ngũ
bán hàng được tuyển ở nước sở tại.
.

#(t) Nhân viên bán hàng cá nhân của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế là những đội ngũ
bán hàng trong nước được phái cử ra nước ngoài.

#(t) Nhân viên bán hàng cá nhân của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế là những đội ngũ
bán hàng được tuyển từ các nước thứ ba.

#(t) Triển lãm là hình thức mà chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền và giới thiệu về thành
tự của một số ngành, lĩnh vực trên phạm vi quốc gia, liên quốc gia.

You might also like